Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy và ứng dụng trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.67 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống cũng như trong công việc và học tập thường xuyên nảy
sinh rất nhiều vấn đề. Dĩ nhiên, để giải quyết những vấn đề như vậy không phải lúc
nào cũng đơn giản mà ngược lại, chúng có thể khiến ta phải đau đầu. Nếu thiếu
một phương pháp thích hợp thì kết quả là rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức sẽ
1

1


bị tiêu tốn. Tệ hại hơn, việc giải quyết vấn đề có thể rơi vào ngõ cụt và khiến ta bế
tắc hoàn toàn.
Tuy nhiên, thực tế đã tồn tại một phương pháp giải quyết vấn đề vô cùng
hiệu quả mà có thể nhiều người chưa hết biết tới nhưng lại đang được các công ty
lớn trên thế giới ứng dụng và thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Đó chính là phương
pháp Six thinking hats – Sáu chiếc mũ tư duy. Phương pháp này được coi là phát
minh của Tiến sĩ Edward de Bono vào năm 1980 và được xuất bản lần đầu tiên vào
năm 1985.
Vì vậy, em xin chọn đề tài “Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy của Edward
de Bono (1980) và những ứng dụng trong cuộc sống” đề tìm hiểu.

NỘI DUNG
I, Khái quát về phương pháp
Đây là phát kiến của Tiến sĩ Edward de Bono vào năm 1980. Năm 1985 nó
đã được mô tả chi tiết trong cuốn sách “Six Thinking Hats” của ông.
2

2



Phương pháp này đã và đang được phát triển, giảng dạy ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như: IBM, Fedaral Express, British Airways, Pepsi,
Polaroid,... cũng dùng phương pháp này1.
Kỹ thuật “6 chiếc mũ tư duy” là một kỹ thuật mạnh mẽ và độc đáo. Kỹ thuật
này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó
sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau của mỗi cá
nhân. Bên cạnh đó, nó còn giúp các cá thể có được nhiều góc nhìn về một đối
tượng mà những góc nhìn này sẽ khác nhều so với một người thông thường có thể
nhìn thấy.
Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy
nghĩ định hướng. Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng
riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thông trị như thường thấy
ở lối suy nghĩ thông thường.
Cụ thể, phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” có những tác dụng sau:








Kích thích suy nghĩ song song
Kích thích suy nghĩ toàn diện
Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến...) và chất lượng
Đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp
Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm
Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án
Phát triển tư duy phân tích và ra quyết định.


II, Nội dung phương pháp
Phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” đề cập tới 6 chiếc mũ với các màu: trắng,
đỏ, đen, vàng, xanh lục và cuối cùng là xanh lam. Mỗi chiến mũ đại diện cho một
mặt và khía cạnh của vấn đề. Cụ thể:

Mũ màu trắng:
1
3

3


Mũ màu trắng biểu thị cho sự khách quan, trung lập, thái độ minh bạch, rạch
ròi, sự chính xác cao, tính thực tế. Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc mũ
trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề
đang cần giải quyết, tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu, dữ liệu và
những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng.
Vai trò của mũ màu trắng: Giúp chúng ta có những suy nghĩ khách quan về
vấn đề, tránh bi quan nhìn nhận và đánh giá vấn đề chuẩn xác hơn, không thiên về
mặt lợi hay mặt hại, không dựa trên sự diễn giải, suy đoán cũng như ý kiến mang
tính cá nhân.
Lợi ích: Chỉ tin vào sự thật, bằng chứng và giúp chúng ta đánh giá vấn đề 1
cách khách quan dựa trên những dữ kiện có sẵn.
Lưu ý: Đội mũ này có nghĩa là “hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cở
bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu”, nhưng đừng quá lạm dụng sẽ dễ
dấn đến gặp hạn chế trong giải quyết vấn đề do tính thực tế quá cao2.
Vì vậy, khi giải quyết một vấn đề mà cần tìm ra những thông tin, con số
khách quan, hãy yêu cầu bản thân hay nhóm “đội” chiếc mũ màu trắng. Một số câu
hỏi có thể sử dụng khi đội chiếc mũ trắng:





Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?
Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xem xét?
Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?

Mũ màu đỏ:
Mũ màu đỏ tượng trưng cho cảm xúc, dự cảm, linh cảm, trực giác của cá
nhân, mang tính chủ quan. Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng
ta chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng

2 />4

4


minh hay giải thích, lí lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra những
điều bộc phát đó mà không cần giải thích.
Vai trò: Giúp chúng ta tiếp nhận những ý kiến xuất phát từ cảm xúc, linh
cảm, trực giác, cảm nghĩ của cá nhân về vấn đề đang thảo luận. Ngoài ra nó còn
giúp chúng ta hiểu dược cảm nhận của người khác.
Lợi ích: Khi đội chiếc mũ đỏ, chúng ta có cơ hội thể hiện tất cả những suy
nghĩ, cảm xúc cá nhân về vấn đề đang giải quyết, nói cách khác, với chiếc mũ màu
đỏ, các ý kiến cá nhân mang tình cảm được chấp nhận và có chỗ đứng trong quá
trình tư duy của cuộc thảo luận.
Một số câu hỏi có thể đặt ra khi “đội” chiếc mũ đỏ:





Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
Tôi thích hay không thích vấn đề này?

Mũ màu đen:
Mũ màu đen tượng trưng cho điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự
phản đối, thái độ bi quan. Người đội mũ đen sẽ liên tưởng đến những điều trên.
Vai trò của chiếc mũ đen: Giúp chúng ta nhìn ra những điểm yếu trong quá
trình suy nghĩ, chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn
đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc mũ đen hết sức quan trọng vì nó đảm bảo cho
dự án tránh được các rủi ro, có những điều xảy ra không giống như chúng ta biết,
có những điều chúng ta mong đợi lại không xảy ra. Nó ngăn chúng ta làm những
điều sai, bất hợp phát hay nguy hiểm.
Lợi ích: Thảo luận về những rủi ro có thể gặp phải, cùng nhau suy xét một
cách ẩn trọng, giúp chúng ta tránh được những vấn đề như phạm pháp, nguy hiểm,
thua lỗ hay những vấn đề bất lợi khác.

5

5


Lưu ý: Tránh việc lạm dụng chiếc mũ đen vì nếu nhìn nhận vấn đề dưới góc
nhìn mũ đen sẽ không phát triển được ý tưởng tốt, từ đó không thực hiện được kế
hoạch, giới hạn khả năng bản thân cũng như của cả nhóm.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:





Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?

Mũ màu vàng:
Mũ vàng tượng trưng cho sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích. Người đội mũ
vàng sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ
khả thi của dự án.
Vai trò của mũ vàng: Trong kinh doanh mũ vàng sẽ cung cấp cho khách hàng
những lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo niềm tin và cảm hứng đối với
khách hàng qua các ý kiến lạc quan, tích cực. Mũ vàng rất quan trọng vì sẽ cho
thấy những mặt tích cực từ đó khai thác những giá trị có lợi, giúp công việc trở nên
tốt đẹp hơn, hướng đến những gì tươi sáng, lạc quan, tạo cảm giác được an toàn và
vui tưoi hơn.
Lợi ích của mũ vàng: Giúp chúng ta có thêm nghị lực, tinh thần lạc quan để
tiếp tục công việc khi gặp khó khăn, thử thách. Giúp chúng ta có những mơ ước,
tầm nhìn mới tươi sáng hơn. Tư duy tích cực thì nắm bắt những cơ hội tích cực, lạc
quan hơn với cuộc sống. Sự lạc quan giúp chúng ta thấy hết những lợi ích và cơ
hội đem đến thành công.
Lưu ý: Không nên lạm dụng mũ vàng vì trong công việc nếu chỉ nhìn về
những mặt tích cực, những ưu điểm mà quên phân tích những điểm yếu. những
khuyết điểm sẽ gặp những khó khăn trong giải quyết vấn đề.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
6

6







Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được hay không?

Mũ xanh lục:
Mũ xanh lục tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Trong giai đoạn đội mũ
này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận.
Vai trò của mũ xanh lục: Giúp ta đưa ra những ý tưởng, vạch ra nhiều giải
pháp để từ đó có nhiều cách để lựa chọn và sự lựa chọn ấy nhất định sẽ phong phú
và tối ưu nhất. Mũ màu xanh lục cũng giúp ta gắng sức để sửa đổi và hoàn thiện
những ý tưởng đã nêu ra từ lúc đầu.
Lợi ích: Tìm giải pháp để giải quyết khó khăn, rắc rối, tìm kiếm và đưa ra
những ý tưởng mới, những phương án và sự lựa chọn, giúp những ý tưởng sáng tạo
có cơ hội được thể hiện và “thăng hoa”.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:




Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?

Mũ xanh lam:
Mũ xanh lam tượng trưng cho quyền lực lãnh đạo, sự tổng quát. Mũ xanh
lam sẽ kiểm soát tiến trình tư duy. Đây là chiếc mũ của người lãnh đạo hay trưởng

nhóm thảo luận. Vai trò của người đội mũ xanh lam là:
- Quản lý, chỉ đạo giám sát, định hướng quá trình tư duy, xác định chủ đề,
mục tiêu của vấn đề, cuộc thảo luận mà chúng ta đang hướng tới.
- Sắp xếp thứ tự của từng chiếc mũ tư duy trong quá trình tư duy.
- Tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, đưa ra một cái nhìn tổng thể và ra kế hoạch

7

7


- Đảm bảo nguyên tắc “vàng”: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải
đội mũ cùng màu”3.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:







Chúng ta ngồi đây để làm gì?
Chúng ta cần tư duy về điều gì?
Mục tiêu cuối cùng là gì?
Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận?
Chúng ta có thể bắt đầu hành động được chưa?
Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?

III, Ứng dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” trong cuộc sống
Phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” có thể áp dụng để giải quyết hầu hết mọi

vấn đề xảy ra trong cuộc sống, trong học tập hay công việc. Đặc biệt là trong học
tập, sinh viên ngày càng năng động và chú trọng làm việc nhóm hơn. Vì vậy, việc
áp dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” vào làm việc nhóm sẽ giúp giải quyết
vấn đề nhanh chóng và toàn diện hơn bao giờ hết. Cách áp dụng phương pháp này
vào cuộc thảo luận nhóm của sinh viên diễn ra như sau (Lưu ý: 6 chiếc mũ này chỉ
là một cách tượng trưng, không cần thiết phải có 6 cái mũ thật khi tiến hành kỹ
thuật này):
Bước 1: Người trưởng nhóm điều khiển cuộc thảo luận “đội” chiếc mũ xanh lam
khái quát vấn đề cần phải giải quyết, sau đó đề nghị mọi người hãy đội chiếc mũ
trắng.
Bước 2: Sau khi đội chiếc mũ trắng, mọi người chỉ tập trung duy nhất vào các
thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang được bàn luận. Ở bước này đòi hỏi
người điều hành phải có kỹ năng xử lý thông tin.
Bước 3: Người trưởng nhóm đề nghị mọi người đội chiếc mũ xanh lá cây. Đây là
chiếc mũ của năng lượng và sáng tạo. Mọi người đưa ra các phương án để giải
3 Edward de Bono - Sáu chiếc nón tư duy, Nxb. Trẻ, 2008
8

8


quyết vấn đề dựa trên dữ liệu thông tin thu được từng bước một. Lưu ý: Ở bước
này trưởng nhóm phải biết cách khuấy động có cân nhắc để khuyến khích mọi
người sáng tạo. Người trưởng nhóm phải biết cách đặt kỳ vọng vào từng thành viên
trong cuộc họp. “Kỳ vọng” rất quan trọng đối với chiếu mũ xanh này. Bởi vì mọi
người thường thể hiện tốt khi mà người khác kỳ vọng vào họ.
Bước 4: Ở bước này mọi người đội chiếc mũ màu vàng, đánh giá những ưu điểm
của các phương án đã được nêu ra ở bước ba. Ưu điểm của chiếc mũ vàng nằm ở
chỗ nó buộc mọi người phải dành thời gian để nhận biết các giá trị. Có những
phương án, thoạt đầu thì không có gì thú vị, sau khi xem xét trên quan điểm chiếc

mũ vàng lại bộc lộ nhiều ưu điểm.
Bước 5: Trưởng nhóm đề nghị mọi người “đội” chiếc mũ đen. Đây là chiếc mũ
quan trọng, đội chiếc mũ này giúp cho mọi người chỉ ra những gì là sai, là không
phù hợp trong các phương án đã được nêu ra ở bước thứ ba. Chiếc mũ đen là chiếc
mụ của sự cẩn trọng, tránh cho chúng ta không lạng phí tiền bạc và công sức. Lưu
ý: Lối tư duy chiếc mũ đen là tư duy logic. Tất cả những lý lẽ đưa ra để phê phán
đều phải dựa trên nền tảng logic chứ không phải cảm xúc, lối suy nghĩ của chiếc
mũ đỏ. Người điều khiển phải chú ý để những ý kiến đưa ra phải là lập luận có
nghĩa chứ không phải là những lý lẽ được chấp nhận bởi người nói giỏi thuyết
phục.
Bước 6: Mọi người đội chiếc mũ đỏ và phát biểu những cảm nhận của mình về các
phương án được đưa ra. Các thành viên không cần đưa ra các lập luận hoặc chứng
minh các cảm xúc của mình. Đó là những linh cảm, trực giác và ấn tượng của cá
nhân mỗi người về một phương án nào đó. Chiếc mũ đỏ là công cụ độc nhất và đặc
biệt để mọi người có thể bộc lộ cảm xúc. Và chiếc mũ đỏ còn quan trọng ở chỗ,
khả năng trực giác phần lớn là nhờ những kinh nghiệm tích luỹ được, nên có
những điều khi được nói ra tất cả mọi người đều thấy có lý nhưng trên thực tế
9

9


không thể chứng minh được, và đôi khi dùng tư duy logic có thể còn đưa ra kết quả
ngược lại.
Bước 7 (và cũng là bước kết thúc): Người đội mũ xanh lam tổng kết và kết thúc
buổi làm việc nhóm. Chiếc mũ xanh làm chỉ cho chúng ta thấy kết quả đạt được
trong buổi làm việc nhóm này là gì. Nếu tất cả các bước trên được thực hiện
nghiêm túc và hiệu quả thì phương án giải quyết cho vấn đề đặt ra đầu cuộc họp
gần như tự động mở ra trước mắt chúng ta.
Tuy nhiên, các bước trên cũng có thể thay đổi đề phù hợp với từng hoàn

cảnh cụ thể.
Tương tự như vậy, trong các hoàn cảnh khác của cuộc sống ta cũng có thể
ứng dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” như cách ở trên. Chắc chắc mọi vấn
đề dù có nản giải cũng sẽ được giải quyết thông qua phương pháp hữu ích này.

KẾT LUẬN
Tóm lại, phương pháp tư duy “Sáu chiếc mũ” cho phép chúng ta đơn giản
hoá lối tư duy, mọi người chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm, nhờ đó đưa
tư duy của mọi người cùng hướng về một phía, tránh sự tranh cãi hao phí sức lưucj
của nhau. Đây là một phương pháp tư duy đơn giản mà đem lại hiệu quả to lớn. Nó
không những tìm được cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất trong một thời gian
ngắn mà còn không làm ảnh hưởng đến cái tôi của mỗi người. Cuộc thảo luận về
một nghĩa nào đó biến thành một trò chơi chuyển đổi cách tư duy và những chiếc
mũ trở thành hướng dẫn cho người chơi trong suốt cuộc chơi này.

10

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

11


www.edwdebono.com;
Edward de Bono - Six thinking hats, 1985;
Edward de Bono – Sáu chiếc mũ tư duy, Nxb. Trẻ, 2008;
Phương pháp tư duy năng động và hiệu quả - Nxb. Cà Mau
www.saga.vn;
www.hieuhoc.com/phuongphaphoctap.

11



×