Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tư pháp quốc tế kiểu hệ thuộc luật của nuớc nơi có tài sản đang hiện hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.19 KB, 11 trang )

MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ: KIỂU HỆ THUỘC LUẬT NƠI CÓ TÀI SẢN


Tư pháp quốc tế

Nhóm 2

Hệ thuộc luật nơi có tài sản

2


Tư pháp quốc tế

Nhóm 2

1. Khái niệm:
1. Hệ thuộc:
Hệ thuộc là bộ phận cấu thành của quy phạm xung đột, bộ phận này của quy phạm
xung đột đưa ra các quy tắc chọn luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
2. Kiểu hệ thuộc luật:
Kiểu hệ thuộc luật là những quy tắc chọn luật được thừa nhận rộng rãi tại các nước
trong việc chọn luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
3. Luật nơi có tài sản (Lex rei Sitae):
Luật nơi có tài sản là một kiểu hệ thuộc luật cơ bản, là nguyên tắc áp dụng pháp luật
liên quan đến tài sản trong tư pháp quốc tế. Tài sản nằm ở đâu thì áp dụng luật ở nơi
đó để giải quyết.

2. Phạm vi áp dụng của hệ thuộc luật nơi có tài sản:
1. Tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình


(Đối với tài sản vô hình – tài sản trí tuệ thì pháp luật nơi đối tượng sở hữu trí tuệ
được bảo hộ, đước áp dụng)
Pháp luật các nước đều quy định luật nơi có tài sản được áp dụng nhằm điều chỉnh
điều kiện phát sinh thay đổi chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu Việt Nam
quy định tại khoản 1 Điều 766 BLDS 2005: “việc xác lập, thực hiện, thay đổi chấm
dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo
pháp luật của nước nới có tài sản đó, trừ trường hợp quy định tài khoản 2 và khoản 4
Điều này”
Trường hợp tài sản được xác lập hợp pháp trên cơ sở pháp luật của một nước, sau
đó được dịch cuyển sang lãnh thổ của nước khác thì quyền sở hữu của chủ sở hữu của
chủ sở hữu đối với tài sản đó được pháp luật của nước sở tại thừa nhận và nội dung
của quyền sở hữu phải do pháp luật của nước sở tại quy định.
2. Quyền thừa kế đối với di sản là bất động sản
(Áp dụng đối với các nước theo quan điểm nhìn nhận thừa kế là quan hệ tài sản).
Tuy nhiên có số quốc gia đặt biệt áp dụng khác như Tây ban nha, Bồ đào nha, và
các nước Nam Mỹ (thuộc địa của hai nước này) như áp dụng nơi có vật đối với động
sản (đối vật), còn động sản thì xác định theo luật nhân thân (đối nhân) vì động sản
3


Tư pháp quốc tế

Nhóm 2

thương gắn với người. Trong đó luật nhân thân có thể là luật quốc tịch hoặc luật nơi cư
trú.
Khi giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu thì vấn đề cần đặt ra là phải xác
định được tài sản này là động sản hay bất động sản, từ đó mới có thể áp dụng các quy
phạm pháp luật để giải quyết vấn đề sở hữu một cách cụ thể.
Khoản 3 Điều 766 BLDS 2005: Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động

sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.
Hiệp định tương trợ tự pháp.
3. Thừa kế đối với di sản không người thừa kế và định danh tài sản
(Ngoại trừ nước Pháp định danh tài sản theo luật tòa án. Điều này có nghĩa, tòa án
nào thụ lý thì Tòa án đó áp dụng chính luật pháp của nước mình để định danh tài sản,
bất chấp tài sản đang ở đâu)
Di sản không có người thừa kế là không có người hưởng số di sản mà người đó để
lại.
Ở một số nước như Nga, Hunggari, Tây Ban Nha, Italia… nhà nước hưởng một số
di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế. Ở một số nước khác như Anh, Mỹ, Pháp
nhà nước hưởng số di sản như là tài sản vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu
các tài sản vô chủ đó.
Trong Tư pháp quốc tế, Việt Nam thì theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều
767 BLDS 2005
" 3. Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất
động sản đó.
4. Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di
sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết."
Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động
sản đó, di sản không có người thừa kế là động sản thì thuộc về nhà nước mà người để
lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Không có người thừa kế có thể rơi vào một trong ba trường hợp sau:
- Người được hưởng truất quyền thừa kế;
- Không có người hưởng;
- Từ chối hưởng.
Đối với người không quốc tịch áp dụng nơi mà người đó cư trú, nếu cư trú trên lãnh
thổ nước ta thì áp dụng pháp luật Việt Nam;
Đối với người hai quốc tịch: áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu.
Vấn đề di sản không có người thừa có còn được giải quyết thông qua các Hiệp định
tương trợ tư pháp. Trong Điều 7 Hiệp định đều ghi nhận: Nếu theo pháp luật về thừa

kế của nước ký kết mà không còn người nào thừa kế thì động sản sẽ được giao lại cho
4


Tư pháp quốc tế

Nhóm 2

nước kí kết mà người để lại di sản là công dân khi chết, còn các bất động sản thì thuộc
về nước nơi có bất động sản.
Mỗi hệ thống pháp luật khác nhau có cách định danh khác nhau về cùng một quan
hệ pháp luật. Việc định danh quan hệ pháp luật đó sẽ quyết định việc lựa chọn quy
phạm xung đột và luật nào cần được áp dụng giải quyết. Áp dụng luật nơi có vật để
định danh (đa số quốc gia áp dụng luật này).
Tài sản hay vật nằm ở quốc gia nào được định danh bởi quốc gia đó. Tuy nhiên một
số quốc gia áp dụng khác như Pháp thì định danh theo tòa án.
Ví dụ: Một di sản thừa kế A sẽ được áp dụng luật nào tùy thuộc vào việc định danh
di sản A là bất động sản (áp dụng luật nơi có vật để giải quyết) hay là động sản (áp
dụng luật nhân thân, luật quốc tịch hoặc nơi cư trú để giải quyết).
Ở Việt Nam, khoản 2 Điều 767 BLDS 2005 quy định: “quyền thừa kế đối với bất
động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”.

3. Ý nghĩa của nguyên tắc hệ thuộc luật nơi có tài sản (Lex rei Sitae):
1. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng với quốc gia nơi có tài sản đang thực tế tồn
tại
Thứ 1, quốc gia có quyền tài phán đối với mọi cá nhân sinh sống hoạt động trên
lãnh thổ quốc gia cũng như tài sản trên quốc gia đó. Vấn đề về xác lập quyền tài sản
đối với động sản hay bất động sản hiện hữu trên một quốc gia không chỉ ảnh huởng tới
lợi ích của quốc gia đó mà sâu hơn, xa hơn và quan trọng hơn là chủ quyền quốc gia
về kinh tế, chính trị, an ninh, giáo dục, quốc phòng… Do đó, việc xây dựng, ban hành

hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với tài sản trong quan hệ dân sự có yếu
tố nuớc ngoài trên lãnh thổ quyết định tới toàn bộ cấu trúc của hệ thống chính trị- kinh
tế của quốc gia. Bên cạnh đó, bất kỳ tài sản nào khi đưa vào 1 quốc gia thì đều phải có
sự đồng ý của quốc gia đó về đối tuợng tài sản đuợc phép mang vào? Chủng loại?
nguồn gốc, xuất xứ của tài sản đó? Mục đích để làm gì? Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ
nền kinh tế, lợi ích của quốc gia, pháp luật của hầu hết quốc gia trên thế giới như Ba
Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Đức,… đều quy định trực tiếp về hệ thống pháp luật đuợc áp
dụng chính là hệ thống pháp luật nơi có tài sản đó.
Thứ 2, trong truờng hợp tài sản là bất động sản, thì việc áp dụng hệ thống pháp luật
quốc gia nơi có bất động sản đó là việc làm cần thiết. Vì theo Công uớc của Liên Hợp
Quốc năm 1945 thì “lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của trái đất thuộc chủ quyền của
một quốc gia xác định, gồm có: vùng đất, vùng nuớc, vùng trời và vùng lòng đất”. Với
cách định nghĩa như trên thì quốc gia có quyền định đoạt đối với tài nguyên thiên
nhiên trong lãnh thổ của mình, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt. Chính vì
vậy, tài nguyên đất đai giữ vai trò cực kỳ quan trọng để xác định lãnh thổ quốc gia,
5


Tư pháp quốc tế

Nhóm 2

việc định đoạt, sử dụng, chiếm hữu đất đai ảnh huởng sống còn tới số phận của quốc
gia, nên không thể có chuyện đem pháp luật của một nuớc khác để áp dụng với một
phần lãnh thổ quốc gia mình. Điều này sẽ vi phạm đến chủ quyền của quốc gia.
2. Nguyên tắc này góp phần giúp đỡ các cơ quan trên quốc gia sở tại có điều kiện
giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản trên quốc gia mình một cách dễ dàng
hơn khi có tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra.
Ví dụ: công dân campuchia và công dân Lào tranh chấp tài sản thừa kế tại Việt
Nam, trong truờng hợp này họ có thể thoả thuận dẫn chiếu tới hệ thống pháp luật nuớc

khác như Singapore để giải quyết tranh chấp, tuy nhiên sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu hệ
thống pháp luật Việt Nam được áp dụng giải quyết.
3. Thuận lợi cho chủ sở hữu thực hiện các giao dịch, các quyền của mình đối với tài
sản, đồng thời bảo vệ quyền lợi ích của họ đối với tài sản.
Do pháp luật dân sự của các nuớc trên thế giới rất khác nhau, nên việc áp dụng hệ
thống pháp luật nào thuận tiện, dễ dàng nhất cho chủ sở hữu tài sản cũng là vấn đề rất
đáng quan tâm. Trên thực tế thì chúng ta khó có thể áp dụng pháp luật dân sự của nuớc
Anh để trực tiếp điều chỉnh cho quan hệ dân sự về tài sản phát sinh tại Việt Nam như
quy định về thời điểm, địa điểm chuyển giao vật bởi vì sự khác biệt nhau về văn hoá,
trình độ phát triển của các nuớc là khác nhau. Chính vì vậy, nguyên tắc này đã tạo ra
hành lang pháp lý rộng rãi, hiệu quả cho các cá nhân, pháp nhân có tài sản ở Việt Nam
thuận tiện trong việc giải quyết tranh chấp lien quan đến tài sản của mình. Đây cũng là
một trong những căn cứ cho thấy việc áp dụng luật quốc tịch của chủ sở hữu tài sản
trong truờng hợp này là bất cập và không phù hợp.
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, đặc biệt là các chính sách pháp luật của nuớc ta
có tác động rất lớn đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư, Vịêt kiều, nguời nuớc ngoài đến
Việt Nam làm ăn và sinh sống lâu dài. Việc khẳng định hệ thống pháp luật quốc gia
nhằm điều chỉnh quan hệ về tài sản có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện cho sự hội
nhập mạnh mẽ cuả Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.

4. Vai trò của kiểu hệ thuộc luật nơi có tài sản trong việc giải quyết xung đột pháp
luật liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài trong Tư pháp quốc tế hiện
nay:
Pháp luật các nơi đều quy định luật nơi có tài sản được áp dụng nhằm điều chỉnh
điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu Việt
Nam quy định tại Khoản 1 Điều 766 BLDS 2005.
Trường hợp tài sản được xác lập hợp pháp trên cơ sở pháp luật của một nước, sau
đó được dịch chuyển sang lãnh thổ của nước khác thì quyền sở hữu của chủ sở hữu đối
6



Tư pháp quốc tế

Nhóm 2

với tài sản đó được pháp luật của nước sở tại thừa nhận và nội dung của quyền sở hữu
phải do pháp luật của nước sở tại quy định.
Luật nơi có tài sản được đa số các nước áp dụng nhằm giải quyết xung đột pháp luật
về định danh tài sản.
Trong một số hệ thống pháp luật, luật áp dụng đối với động sản khác với luật áp
dụng đối với bất động sản. Do vậy cần phải xác định hệ thống pháp luật được sử dụng
để định danh.
Hầu hết pháp luật các nước đều dựa vào tính chất có thể di dời của tài sản để định
danh là động sản hay bất động sản. Tuy nhiên vẫn có những khác biệt nhất định.

5. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu:
Áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản trong việc giải quyết xung đột pháp luật liên
quan đến vấn đề xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu.
Áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản trong việc giải quyết xung đột pháp luật liên
quan đến việc xác định nội dung quyền sở hữu.
Áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về định danh
tài sản.
Áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản trong việc giải quyết xung đột pháp luật liên
quan đến việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu và chuyển dịch rủi ro đối với
tài sản.
Áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến
việc bảo hộ quyền lợi của người ngay tình.

6.


Thực tiễn áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản trong tư pháp quốc tế Việt
Nam
1. Thực tiễn áp dụng luật nơi có tài sản trên thế giới
Vấn đề giải quyết tranh chấp bằng Luật nơi có tài sản cũng được ghi nhận trong các
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Cụ thể:

1.

Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên
Bang Nga
Điều 39. Biện pháp bảo quản tài sản thừa kế
1. Cơ quan của một nước ký kết, căn cứ vào pháp luật của nước mình, tiến hành các
biện pháp cần thiết để giữ gìn hoặc quản lý tài sản thừa kế của công dân nước ký kết
kia để ở lãnh thổ nước mình.
2. Những biện pháp được áp dụng theo khoản 1 cần được thông báo ngay cho cơ
quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước ký kết kia để các cơ quan
này có thể tham gia vào việc thực hiện những biện pháp ấy. Theo yêu cầu của cơ quan
7


Tư pháp quốc tế

Nhóm 2

đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự, những biện pháp áp dụng theo khoản 1 có
thể được thay đổi, hủy bỏ hoặc hoãn thi hành.
3. Theo yêu cầu của cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết về thừa kế, những
biện pháp áp dụng theo khoản 1 có thể được thay đổi, hủy bỏ hoặc hoãn thi hành.
2.


Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Bungary
Điều 33. Quyền thừa kế
1. Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người
để lại di sản thừa kế là công dân khi chết.
2. Quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi có
bất động sản.
3. Việc phân biệt một tài sản thừa kế là động sản hay bất động sản được giải quyết
theo pháp luật của nước ký kết nơi có tài sản đó.

3.

Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Cuba
Điều 34. Quyền thừa kế
1. Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người
để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.
2. Quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết, nơi có
bất động sản.
3. Việc xác định tài sản thừa kế là động sản hay bất động sản được căn cứ theo
pháp luật của nước ký kết, nơi có tài sản đó.

4. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan
Điều 41. Pháp luật áp dụng
1. Về thừa kế động sản, áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người để lại động
sản là công dân vào thời điểm chết.
2. Về thừa kế bất động sản, áp dụng pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản.
5.

Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào

Điều 36. Áp dụng pháp luật về thừa kế
1. Việc thừa kế động sản được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết mà người
để lại di sản là công dân khi qua đời.
2. Việc thừa kế bất động sản được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết nơi có
di sản là bất động sản.
3. Việc phân biệt di sản là động sản hoặc bất động sản tuân theo pháp luật của
Nước ký kết nơi có di sản.
8


Tư pháp quốc tế
6.

Nhóm 2
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và

Mông Cổ
Điều 34. Quyền thừa kế
1. Quyền thừa kế động sản được điều chỉnh theo pháp luật của Bên ký kết mà người
để lại di sản thừa kế là công dân vào thời điểm chết.
2. Quyền thừa kế bất động sản được điều chỉnh theo pháp luật của Bên ký kết nơi
có bất động sản.
3. Việc phân biệt di sản thừa kế là động sản hay bất động sản được giải quyết theo
pháp luật của Bên ký kết nơi có di sản đó.
2.

Ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản trong tư pháp
quốc tế Việt Nam.
Trong thực tiễn, không phải lúc nào nguyên tắc “Luật nơi có tài sản” luôn được áp
dụng trong mọi trường hợp có xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Nói cách khác,

trong nhiều trường hợp, không thể áp dụng được nguyên tắc này do không xác định
được tài sản thực tế đang ở lãnh thổ quốc gia nào. Hiện nay, trong tư pháp quốc tế
cũng như trong tư pháp quốc tế Việt Nam không áp dụng nguyên tắc này trong các
trường hợp sau:

a. Xuất phát từ tính chất di chuyển của các loại tàu bay, tàu biển trong quyền sở hữu tàu
bay, tàu biển, luật hàng không dân dụng Ba Lan 1962 có quy định: “Các quyền sở hữu
đối với tàu bay cũng như tài sản trên tàu bay được điều chỉnh bởi pháp luật của nước
nơi tàu bay đăng ký (Điều 10)”. Hay trong sở hữu tàu biển, khoản 4, Điều 766 BLDS
có quy định: “ Việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển tại
Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải
của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ; Khoản 1, Điều 3 Bộ luật Hàng hải Việt
Nam năm 2005 có quy định: “Trong trường hợp quan hệ pháp luật có liên quan đến
quyền sở hữu trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên,
hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu
cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc
xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu
biển mang quốc tịch” (hệ thuộc luật quốc tịch- Lex Banderae).
Ví dụ: Trong trường hợp tàu của một công ty Việt Nam có tranh chấp với một công
ty nước ngoài trên biển liên quan tới tai nạn đâm va, vậy pháp luật của nước nào sẽ
được áp dụng để giải quyết?
Tàu cá Việt Nam đâm va với tàu cá Hàn Quốc
Trường hợp 1: Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn va đâm, tiền
công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của một quốc
gia.
9


Tư pháp quốc tế


Nhóm 2

Theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật Hàng hải 2005: “Trường hợp quan hệ pháp luật liên
quan đến tai nạn va đâm, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội
thủy hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó”.
- Giả sử tàu Việt Nam va đâm với tàu Hàn Quốc trên biển thuộc chủ quyền của Việt
Nam thì áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp;
- Giả sử tàu Việt Nam va đâm với tàu Hàn Quốc trên biển thuộc chủ quyền của Hàn
Quốc thì áp dụng pháp luật của Hàn Quốc để giải quyết tranh chấp;
- Giả sử tàu Việt Nam va đâm với tàu Hàn Quốc trên biển thuộc chủ quyền của Trung
Quốc thì áp dụng pháp luật của Trung Quốc để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp 2: Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung của 2 tàu
Theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hàng hải 2005: “Trường hợp quan hệ pháp luật liên
quan đến tổn thất chung thì áp dụng pháp luật của nơi tàu biển ghé vào ngay sau khi
xảy ra tổn thất chung đó”.
Giả sử tàu Việt Nam đâm va với tàu Hàn Quốc trên biển cả, 2 tàu ghé vào Braxin để
sửa chữa thì áp dụng pháp luật của nước Braxin để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp 3: Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan tới tai nạn đâm va hoặc cứu
hộ xảy ra ở biển cả.
Theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật Hàng hải 2005: “Trường hợp quan hệ pháp luật liên
quan tới tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc
gia mà Trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên đã thụ lí giải quyết tranh chấp”.
Giả sử tàu Việt Nam đâm va với tàu Hàn Quốc trên biển cả, khi đưa ra Trọng tài
thương mại quốc tế giải quyết, trọng tài nước Nga thụ lí giải quyết đầu tiên thì áp dụng
pháp luật của nước Nga để giải quyết tranh chấp.
b. Tại Việt Nam khoản 2 Điều 766 BLDS 2005 đã đưa ra “Quyền sở hữu đối với động
sản trên đường vận chuyển đến được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản
được chuyển đến, nếu không có thỏa thuận khác”. Các hệ thống pháp luật được áp
dụng trong trường hợp này:Gửi tài sản đi, Nhận tài sản, Phương tiện vận tải, có trụ sở
của Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc cho phép các bên tự do thỏa

thuận lựa chọn hệ thống pháp luật điều chỉnh vì do tài sản đang trên đường vận chuyển
khó có thể xác định được nói nó đang tồn tại.
Ví dụ:
- Pháp luật của nước nơi tài sản được chuyển đến như khoản 2 Điều 766 BLDS Việt
Nam 2005;
- Pháp luật của nước mà phương tiện vận tải mang quốc tịch như Điều 4 Luật hàng
không dân dụng Việt Nam 2006;
- Pháp luật của nước nơi gửi tài sản đi như Luật nước Nga
c. Ngoài ra, hệ thuộc pháp luật của nước nơi có tài sản cũng không được áp dụng để điều
chỉnh các quan hệ sở hữu phát sinh trong một số lĩnh vực khác như:
- Các quan hệ sở hữu đối với đối tượng của sở hữu trí tuệ: Xuất phát từ đặc điểm cơ
bản của quyền sở hữu trí tuệ - mang tính chất lãnh thổ. Thực chất đối tượng của quyền
10


Tư pháp quốc tế

-

-

-

Nhóm 2

sở hữu trí tuệ là những tài sản phi vật chất, ở chúng không có sự thống nhất giữa nội
dung và hình thức tài sản (như các tài sản thông thường khác), một nội dung có thể
được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, và tại nhiều nơi trên thế giới vào cùng
một thời điểm. Bởi vậy, rất khó để chọn ra luật nước nào áo dụng. Thêm vào đó, đối
tượng của sở hữu trí tuệ luôn được bảo hộ duy nhất tại một quốc gia nhất định bởi

những qui định về sở hữu trí tuệ. Do đó, sở hữu trí tuệ là lĩnh vực không có xung đột
pháp luật. Quan hệ sở hữu đối với đối tượng của sở hữu trí tuệ chỉ chịu sự điều chỉnh
của pháp luật nước nơi bảo hộ cho nó.
Các quan hệ về tài sản đối với pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó giải thể: Pháp
nhân nước ngoài là pháp nhân thành lập theo pháp luật nước ngoài (Nghị định
138/2006/NĐ-CP), có tư cách pháp lý theo qui định của pháp luật nước đó. Cho nên,
khi pháp nhân giải thể, tức là chấm dứt tư cách pháp lý phải tuân thủ các qui định của
pháp luật của nước đã cho phép pháp nhân đăng ký thành lập. Nói cách khác, trong
trường hợp này, áp dụng hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân để giải quyết các quan
hệ về tài sản với pháp nhân giải thể.
Các quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài: Bắt
nguồn từ chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mình, nên quốc gia có
quyền xác lập quan hệ sở hữu với tài sản thuộc quốc gia mình dù tài sản đang ở bất kỳ
đâu. Điều này thể hiện sự bình đẳng về địa vị pháp lý quốc tế giữa các quốc gia trên
thế giới. Trong quan hệ sở hệ hữu này tài sản sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước
nơi có tài sản thuộc sở hữu không phải pháp luật nước nơi có tài sản đang tồn tại.
Các quan hệ tài sản liên quan đên đối tượng của đạo luật quốc hữu hóa: Thông qua
việc ban hành đạo luật quốc hữu hóa, Nhà nước xác lập quyền sở hữu đối với các loại
tài sản của các chủ thể khác thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, mà không cần phải có
bất kỳ sự thỏa thuận nào. Đạo luật quốc hữu hóa thể hiện chủ quyền quốc gia. Được
thừa nhận mang tính “trị ngoại lãnh thổ” đạo luật quốc hữu hóa có hiệu lực cả ngoài
phạm vi lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy, khi điều chỉnh loại quan hệ này phải dựa trên
những qui định pháp luật của quốc gia ban hành nên đạo luật quốc hữu hóa.

11



×