Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Nghien cuu quang ba thanh tan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.41 KB, 75 trang )

Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 – Những công cụ quảng bá phổ biến............................................................................................... 12
Bảng 1.2 – Các mục tiêu quảng cáo..................................................................................................................... 14
Bảng 2.1 - Tình hình về nguồn nhân lực của Khu du lịch Thanh Tân...................................................30
giai đoạn 2010-2012................................................................................................................................................. 30
Bảng 2.2 - Tình hình khách đến khu du lịch Thanh Tân giai đoạn 2010 - 2012...............................31
Bảng 2.3 - Tình hình doanh thu của khu du lịch Thanh Tân.....................................................................33
giai đoạn 2010 – 2012............................................................................................................................................... 33
Bảng 2.4: Chi phí dành cho hoạt động quảng bá của khu du lịch (2010 - 2012).............................38
Bảng 2.5: Tổng hợp đặc điểm của mẫu điều tra của khu du lịch Thanh Tân....................................39
Bảng 2.6: Số lần sử dụng dịch vụ ở khu du lịch Thanh Tân của khách................................................41
Bảng 2.7: Đánh giá của khách............................................................................................................................... 44
về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn khu du lịch Thanh Tân......................................................44
Bảng 2.8: Đánh giá của khách hàng về các dịch vụ của khu du lịch Thanh Tân..............................45
Bảng 2.9: Kiểm định sự khác nhau trong cách đánh giá giữa các nhóm khách hàng theo độ
tuổi về sự hấp dẫn của các dịch vụ ở khu du lịch Thanh Tân...................................................................46
Bảng 2.10: Đánh giá của khách hàng theo độ tuổi....................................................................................... 46
về sự hấp dẫn của các dịch vụ ở khu du lịch Thanh Tân............................................................................46
Bảng 2.11: Đánh giá của khách hàng................................................................................................................. 47
về mức hiểu biết khu du lịch Thanh Tân qua các nguồn thông tin........................................................47
Bảng 2.12: Kiểm định sự khác nhau trong cách đánh giá giữa các nhóm khách hàng theo độ
tuổi và nghề nghiệp về sự hiểu biết qua các nguồn thông tin..................................................................48
về khu du lịch Thanh Tân........................................................................................................................................ 48
Bảng 2.13: Đánh giá của khách hàng theo độ tuổi về sự hiểu biết của khách hàng qua các
nguồn thông tin về khu du lịch Thanh Tân....................................................................................................... 49
Bảng 2.14: Đánh giá của khách hàng theo nghề nghiệp về sự hiểu biết của khách hàng về khu


du lịch Thanh Tân qua các nguồn thông tin.................................................................................................... 51
Bảng 2.15: Đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến.....................................................51
ở các phương thức quảng bá của khu du lịch Thanh Tân........................................................................52
Bảng 2.17: Đánh giá của khách hàng về nội dung thông tin....................................................................53
trong các phương thức quảng bá sản phẩm của khu du lịch Thanh Tân...........................................53
Bảng 2.18: Đánh giá của khách hàng về hình thức thể hiện.....................................................................54
trong các phương thức quảng bá sản phẩm của khu du lịch Thanh Tân...........................................54
Bảng 2.19: Đánh giá của khách hàng về về vị trí đặt chỗ, trưng bày...................................................55
của các phương thức quảng bá sản phẩm của khu du lịch Thanh Tân...............................................55
Bảng 2.20: Đánh giá của khách hàng................................................................................................................. 55
về hoạt động quảng bá sản phẩm của khu du lịch Thanh Tân................................................................55
Bảng 2.21: Những đóng góp ý kiến của khách hàng giúp đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản
phẩm của khu du lịch Thanh Tân......................................................................................................................... 57

Người thực hiện: Võ Thị Ngân


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ , BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình biểu diễn các phân tử của quá trình truyền thông................................................10
Sơ đồ 2.1 – Cơ cấu tổ chức của khu du lịch Thanh Tân...............................................................................28
Biểu đồ 2.1: Tổng lượt khách đến khu du lịch Thanh Tân.........................................................................33
giai đoạn 2010 – 2012............................................................................................................................................... 33
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách theo nơi ở.................................................................................................................. 39
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu khách theo giới tính........................................................................................................... 40
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu khách theo độ tuổi.............................................................................................................. 40
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu khách theo nghề nghiệp................................................................................................... 41
Biểu đồ 2.6: Số lần khách sử dụng các dịch vụ ở khu du lịch....................................................................42

Biểu đồ 2.7: Hình thức mua các dịch vụ ở khu du lịch của khách hàng...............................................43
Biểu đồ 2.8: Đánh giá của khách hàng về tính chân thật của các phương thức quảng bá của
khu du lịch Thanh Tân............................................................................................................................................... 56
Biểu đồ 2.9: Đánh giá chung của khách hàng hiệu quả hoạt động quảng bá sản phẩm của khu
du lịch Thanh Tân........................................................................................................................................................ 57
Biểu đồ 2.10: Khả năng quay lại khu du lịch Thanh Tân của khách hàng..........................................58

Người thực hiện: Võ Thị Ngân


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói đem lại nguồn thu rất
lớn cho ngân sách quốc gia, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động
và góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Ngành du lịch đã và đang trở thành
một ngành nghề phổ biến, vì vậy có rất nhiều sự cạnh tranh trong kinh doanh lĩnh vực
này. Trong khi đó khách hàng lại ngày càng khôn ngoan và khó tính trong việc lựa chọn
địa điểm, sản phẩm, dịch vụ du lịch, vì vậy muốn tồn tại và phát triển được thì các nhà
kinh doanh du lịch phải cạnh tranh với nhau dưới nhiều hình thức. Sản phẩm, dịch vụ du
lịch không thể tự đến với khách được mà cần phải có các chương trình quảng bá nhằm
giới thiệu và mang hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ và chính bản thân doanh nghiệp đến
với khách hàng. Sản phẩm, dịch vụ du lịch mang tính phi vật chất, vì vậy công tác quảng
bá càng cần được coi trọng, nó như là là một sợi dây vô hình kết nối giữa khách hàng và
sản phẩm dịch vụ du lịch, giúp khách hình dung về sản phẩm, dịch vụ du lịch một cách rõ
ràng và cụ thể hơn. Hiệu quả của hoạt động quảng bá ảnh hưởng lớn đến quyết định mua
của khách và có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Vì
vậy, để kinh doanh tốt thì mỗi một cơ sở kinh doanh du lịch đều cần phải có một chiến

lược quảng bá hợp lý và hiệu quả.
Khu du lịch Thanh Tân là một trong những khu du lịch có tiềm năng to lớn của
Thừa Thiên Huế. Với nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên ban tặng, và sự tu tạo cơ sở
vật chất nơi đây, tuy nhiên khu du lịch vẫn chưa thu hút được nhiều khách. Qua quá trình
tìm hiểu khu du lịch Thanh Tân, tôi nhận thấy khu du lịch vẫn chưa chú trọng nhiều vào
công tác quảng bá đến với khách du lịch. Nhận thấy được vấn đề trên nên tôi đã quyết
định chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động quảng bá sản phẩm của khu du lịch Thanh
Tân - Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài thông qua tập sự của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chung của đề tài là khái quát một số vấn đề lý luận sau đó tìm
hiểu, phân tích hoạt động quảng bá sản phẩm khu du lịch, để từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm cho khu du lịch Thanh Tân - Thừa Thiên
Huế.
Với mục đích nghiên cứu chung như trên, đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể, đó là:
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quảng bá sản phẩm
của khu du lịch.
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

1


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

 Phân tích đánh giá của khách du lịch về hoạt động quảng bá sản phẩm của khu du
lịch Thanh Tân - Thừa Thiên Huế.
 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác
quảng bá sản phẩm của khu du lịch Thanh Tân.
 Đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm của khu du lịch
Thanh Tân – Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Các phương thức quảng bá sản phẩm của khu du lịch Thanh Tân - Thừa Thiên Huế.
b. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Khu du lịch Thanh Tân - Thừa Thiên Huế.
 Phạm vi thời gian:
- Dữ liệu thứ cấp: Từ 2010 - 2012
- Dữ liệu sơ cấp: Tháng 8/2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
 Số liệu thứ cấp:
 Nguồn thông tin chung về khu du lịch Thanh Tân – Thừa Thiên Huế tổng hợp từ
website của khu du lịch Thanh Tân và lấy từ các phòng ban
của khu du lịch.
 Thông tin về công tác quảng bá sản phẩm của khu du lịch do khu du lịch cung cấp.
 Giáo trình có liên quan đến marketing.
 Số liệu sơ cấp:
 Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn bằng bảng hỏi
 Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Xác định quy mô mẫu:
Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:
n=

N
1 + N (e)^ 2

Trong đó: n là quy mô mẫu
N là kích thước của tổng thể, N = 125.087 (tổng số lượt khách đến khu du
lịch Thanh Tân năm 2012 là 125.087)

Chọn khoảng tin cậy là 90% nên mức độ sai lệch e = 0,1
Ta có : n = 125.087 / (1 + 125.087 * 0,12) = 99,92 => quy mô mẫu: trên 100 mẫu.
b. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0
• Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê tần suất (Frequency), mô tả
(Descriptive), phần trăm (Percent)
• Kiểm định phương sai ANOVA :
Kiểm định phương sai ANOVA là kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình (điểm
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

2


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

bình quân gia quyền về tỷ lệ ý kiến đánh giá của khách hàng theo thang điểm Likert).
Phân tích này nhằm cho thấy được sự khác biệt hay không giữa các ý kiến đánh giá của
các nhóm khách hàng được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau như độ tuổi, nghề
nghiệp, giới tính,…
Giả thiết:
Nếu:

Sig ≥ 0.05: Không có sự khác biệt
Sig < 0.05: Có sự khác biệt.

c. Các phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh
 Phương pháp tổng hợp:
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để lựa chọn lý thuyết thích hợp với vấn đề cần
nghiên cứu. Các cơ sở lý thuyết được tập hợp, lựa chọn từ các tài liệu, giáo trình, và các
kết quả nghiên cứu của các khoá luận liên quan đến hoạt động quảng bá sản phẩm. Lý

thuyết tổng hợp được rút ra là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
quảng bá sản phẩm của khu du lịch và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
quảng bá sản phẩm của khu du lịch trong thời gian hiện nay.
 Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu
các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng một nội dung, có tính chất
tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Nó cho ta tổng hợp được
những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh.
5. Bố cục của đề tài
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần này trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm
vi, phương pháp nghiên cứu và tóm tắt bố cục của đề tài.
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách
du lịch tại khu du lịch Thanh Tân – Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá
sản phẩm của khu du lịch Thanh Tân – Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Người thực hiện: Võ Thị Ngân

3


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

Người thực hiện: Võ Thị Ngân


4


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những lý luận cơ bản về du lịch
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều
góc độ khác nhau.
 Theo định nghĩa của hai vị giáo sư, tiến sỹ Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập
hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú
của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên
và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.
 Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa về Du lịch (Viện hàn lâm): “Du lịch là tập
hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một hành trình, là một công
nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch,… Du lịch là cuộc hành
trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là
những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”.
 Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc): “Du lịch là tập hợp các
hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và
việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục
đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”.
 Ngược lại với những định nghĩa trên, ông Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra một
định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân

tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch,
cư dân sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch”.
 Tổ chức Du lịch Thế giới WTO (World Travel Organization) định nghĩa: “Du
lịch bao gồm tất cả các hoạt động của một cá nhân đi đến và lưu trú tại những điểm
ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong thời gian không dài hơn một năm với mục đích
nghỉ ngơi, công vụ và mục đích khác”.
 Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau: “Du lịch là
hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá
nhân, một nhóm người hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng
các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu không
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

5


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối
quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến.
1.1.1.2. Các loại hình du lịch
 Du lịch tham quan: Để thoả mãn nhu cầu đi xem phong cảnh đẹp của đất nước
mình hoặc nước ngoài, tạo niềm vui được hiểu biết thêm về cảnh quan, phong tục, con
người, sản vật tài nguyên của nơi tham quan. Thường tham quan đi đôi với giải trí làm
cho đầu óc sảng khoái, yêu đời hơn. Tham quan thường được thực hiện theo tuyến.
 Du lịch nghỉ ngơi: Để thoả mãn nhu cầu dứt khỏi những công việc bân rộn cốt để
đầu óc và thân thể được nghỉ ngơi, lấy lại sức làm việc. Trong loại hình nghỉ ngơi cũng
có các hoạt động tham quan, nhưng không phải là chính. Nghỉ ngơi cũng thường đi đôi

với giải trí thoải mái đầu óc. Nghỉ ngơi thường ở một vài địa điểm không di động nhiều.
 Du lịch chữa bệnh: Ở trường hợp sức khoẻ suy giảm cần điều dưỡng, có thể
dùng loại hình du lịch chữa bệnh như: suối nước nóng có hoá chất cần thiết cho việc chữa
bệnh phổi, vùng ẩm khô cho bệnh hen phế quản,...
 Du lịch thám hiểm: Bao gồn những chương trình du lịch nhằm khám phá vẻ đẹp
của phong cảnh cũng như nền văn hoá của những vùng đất còn hoang sơ. Hình thức du
lịch thám hiểm thường là dã ngoại với các điểm du lịch là những khu rừng nguyên sinh,
núi non, thác nước hiểm trở,...
 Du lịch nghiên cứu chuyên đề: Loại hình này đang được chú ý vì có nhu cầu
ngày càng tăng. Người ta kết hợp du lịch với việc nghiên cứu sinh học (rừng quốc gia,
biển,...), sử học (các di chỉ khảo cổ học), dân tộc học (vùng dân tộc thiểu số), kinh tế và
quản lý (các trung tâm kinh tế lớn), y học và các hoạt động khoa học khác (hội nghị
chuyên đề).
 Du lịch công vụ: Kết hợp với đi có việc (đàm phán, giao dịch,...). Với mục đích
này, khác đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp
gỡ, các cuộc triễn lãm hàng hoá, hội chợ,...
 Du lịch thể thao: Để thoả mãn vừa đi vừa hoạt động những môn thể thao ưa thích
như: săn bắn (trên rừng, dưới biển), trèo núi, bơi lội, lướt ván, bơi thuyền,...
 Du lịch thăm hỏi: Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những
người xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè, đi dự lễ cưới,...
 Sinh lịch sinh thái: Là sự kết hợp giữa du lịch với môi trường. Một phần của du
lịch sinh thái phải được tái đầu tư trực tiếp vào việc bảo vệ và cải thiện đối tượng du lịch
cũng như nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia có tổ
chức của họ vào hoạt động du lịch và bảo vệ đối tượng du lịch.
Như vậy du lịch sinh thái dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với việc giáo
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

6



Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

dục ý thức bảo vệ mội trường đối với khách và sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương. Trong đó, hoạt động giáo dục và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên
nhiên là yếu tố cơ bản.
 Du lịch văn hoá: Loại hình du lịch này đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hoá, đời
sống, tập quán của người dân tại vùng đất mà du khách đến.
Du lịch văn hoá có thể chia thành hai loại:
 Du lịch văn hoá với mục đích cụ thể: Khách du lịch đi với mục đích định sẵn,
thường họ là cán bộ khoa học, học sinh, sinh viên và các chuyên gia,...
 Du lịch văn hoá với mục đích tổng hợp: Gồm đông đảo những người ham hiểu
biết mở mang kiến thức, thoả mãn những tò mò của mình.
 Du lịch thương gia: Đây là loại hình du lịch mới đối với du khách trên thế giới.
Mục đích chính là tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng,...
 Du lịch tôn giáo: Đây là loại hình du lịch hướng vào tâm linh của con người,
thường là những chuyến du lịch hành hương trong các dịp lễ hội.
 Du lịch quá cảnh: Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó
trong thời gian ngắn để đến nước khác.
Tuy nhiên việc phân loại trên chỉ có tính chất nghiên cứu loại hình. Trong thực tế,
các loại hình này đan xen nhau, vì tâm lý người đi du lịch thường muốn kết hợp nhiều
loại hình du lịch với nhau.
1.1.2. Sản phẩm du lịch, phân loại, đặc điểm sản phẩm du lịch và các bộ phận hợp
thành sản phẩm du lịch
1.1.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
 Khoản 10 điều 1 chương I Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “Sản phẩm du lịch
là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của các khách du lịch trong chuyến
đi du lịch”.
 Theo Micheal M.Coltman: “Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như
thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi

nghỉ mát”.
1.1.2.2. Phân loại sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch có 2 loại là sản phẩm du lịch đơn lẻ và sản phẩm du lịch tổng hợp.
 Sản phẩm du lịch đơn lẻ: Có thể hiểu là sản phẩm riêng biệt của mỗi đơn vị kinh
doanh trong nganh du lịch. Tuy nhiên, khách du lịch không chỉ để thoã mãn một sản
phẩm mà trong chuyến đi du lịch của họ phải được thoã mãn nhiều nhu cầu do sản phẩm
đó tạo nên, tức là sản phẩm tổng hợp.
 Sản phẩm du lịch tổng hợp: Là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tổng hợp của du
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

7


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

khách, là sự kết hợp của nhiều sản phẩm đơn lẻ khác nhau, một phần của chương trình du
lịch hoặc chương trình du lịch trọn gói.
1.1.2.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm với việc
sản xuất ra chúng.
- Sản phẩm du lịch không thể lưu kho cất giữ.
- Sản phẩm du lịch mang đặc tính không đồng nhất.
- Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách (nhu
cầu hiểu biết kho tàng văn hóa lịch sử, nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên,...).
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ.
1.1.2.4. Các bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch
Trên quan điểm hệ thống sản phẩm du lịch có thể được cấu thành từ các bộ phận
sau:

 Các tài nguyên thiên nhiên.
 Các tài nguyên nhân văn.
 Các tài nguyên mang tính chất xã hội: Đó có thể là thái độ của người dân tại quốc
gia du lịch hoặc vùng du lịch nào đó, hay là thái độ của nhân viên khi tiếp xúc với khách
du lịch.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch: Đó là hệ thống các khách sạn, nhà
hàng, các điểm vui chơi giải trí, các khu mua sắm...
 Các dịch vụ công cộng: Đó là các dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thông
tin liên lạc.
 Các yếu tố hành chính: Đó là các yếu tố như thủ tục xuất nhập cảnh, xuất khẩu
hàng hoá, các chính sách về du lịch.
 Tình hình kinh tế chính trị xã hội của một quốc gia: Sự ổn định về kinh tế chính trị
kích thích sự đầu tư về du lịch và sự viếng thăm của du khách.
1.1.3. Khái niệm về khu du lịch và khách du lịch
1.1.3.1. Khái niệm khu du lịch
 Theo khoản 7 điều 4 Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “Khu du lịch là nơi có
nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy
hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu
quả về kinh tế, xã hội và môi trường”.
1.1.3.2. Khái niệm khách du lịch
 Khoảng 2 điều 4 chương I Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề
để nhận thu nhập tại nơi đến”.
 Theo tổ chức du lịch thế giới WTO (World Travel Organization): “Khách du lịch
là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi nào đó, quay
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

8



Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

trở lại với mục đích khác nhau, trừ làm công và nhận thù lao ở nơi đến, có thời gian lưu
lại nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá
thời gian quy định của từng quốc gia”.
1.2. Lý luận tổng quan về hoạt động quảng bá sản phẩm
1.2.1. Khái niệm quảng bá (promotion)
Marketing hiện đại không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, phát triển sản phẩm tốt với
chính sách giá cả linh hoạt hấp dẫn và đảm bảo cho sản phẩm luôn có sẵn cho lựa chọn
của khách hàng, mà còn phải quan tâm đến các chiến lược xúc tiến hỗn hợp hay còn gọi
là hoạt động quảng bá. Đây là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếu của marketing – mix
mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu kinh doanh của
doanh nghiệp. Quảng bá sản phẩm là hoạt động chức năng thông tin của doanh nghiệp.
Chiến lược quảng bá sản phẩm là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu sản phẩm,
thương hiệu, về tổ chức và các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu của doanh
nghiệp.
1.2.2. Mục đích của quảng bá
 Quảng bá nhằm giới thiệu và cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ,
thương hiệu công ty đến các trung gian Marketing, các thị trường khách hàng khác nhau.
Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những thông tin của thị trường, ý muốn của
khách hàng. Đồng thời, tư vấn và thuyết phục khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm,
dịch vụ đó.
 Mục đích chính của quảng bá sản phẩm dịch vụ là cải thiện việc bán hàng. Để
doanh nghiệp có thể tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra nhanh chóng hơn và với số lượng nhiều
hơn. Để thực hiện được điều đó thì các doanh nghiệp cần phải có chiến lược quảng bá
hợp lý, tạo dựng hình ảnh của công ty và sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, quan tâm
đến nhu cầu của khách, truyền đạt những thông tin liên quan đến sản phẩm tạo sự hứng
thú làm cho khách hàng muốn mua sản phẩm đó.
1.2.3. Các yếu tố cơ bản của hoạt động truyền thông quảng bá

Để tổ chức hoạt động truyền thông quảng bá có hiệu quả, cần phải hiểu sự truyền
thông hoạt động như thế nào, nắm được những yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông
và mối quan hệ của chúng. Hai yếu tố quan trọng của truyền thông là người nhận tin và
người gửi tin. Hai yếu tố khác đại diện cho các công cụ truyền thông là thông điệp và
phương tiện truyền thông. Bốn yếu tố khác tiêu biểu cho chức năng truyền thông là mã
hóa, giải mã, phản ứng và đáp lại, phản hồi. Mối quan hệ trong quá trình truyền thông
được diễn tả theo sơ đồ.
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

9


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang
Thông điệp
Chủ thể
(người
gửi tin)

Mã hóa

Giải mã

Người
nhận tin

Phương tiện
truyền thông

Nhiễu


Phản hồi

Phản ứng đáp

Sơ đồ 1.1: Mô hình biểu diễn các phân tử của quá trình truyền thông
(Nguồn: Lê Thế Giới, NXB Giáo dục, Quản trị Marketing, trang 264)
- Chủ thể truyền thông (người gửi): Đó là doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan, hoặc tổ
chức nào đó có nhu cầu gửi thông tin cho khách hàng mục tiêu của mình.
- Mã hóa: Là quá trình chuyển ý tưởng thành những hình thức có tính biểu tượng
(quá trình thể hiện ý tưởng bằng một ngôn ngữ truyền thông nào đó).
- Phương tiện truyền thông: Các kênh truyền thông mà qua đó thông điệp được
truyền từ người gửi tới người nhận.
- Giải mã: Tiến trình mà theo đó người nhận xử lý thông điệp để nhận tin và tìm
hiểu ý tưởng của chủ thể (người gửi).
- Người nhận: Là đối tượng nhận tin, nhận thông điệp do chủ thể gửi tới và là khách
hàng mục tiêu của công ty.
- Phản ứng đáp lại: tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp
nhận và xử lý thông điệp.
- Phản hồi: Một phần sự phản ứng của người nhận được truyền thông trở lại cho chủ
thể (người gửi).
- Nhiễu: Tình trạng biến lệch ngoài dự kiến do môi trường trong quá trình truyền
thông làm cho thông tin đến với người nhận không trung thực với thông điệp gửi đi.
Sơ đồ trên nhấn mạnh những yếu tố chủ yếu trong sự truyền thông có hiệu quả.
Người gửi cũng cần biết mình đang nhằm vào những người nhận tin nào. Cần phải lựa
chọn ngôn ngữ và mã hóa nội dung tin cho chủ thể một cách khéo léo. Chủ thể truyền
thông cũng phải sáng tạo các thông điệp, lựa chọn phương tiện truyền tin hữu hiệu, đồng
thời tạo cơ chế để thu nhận thông tin phản hồi.
1.2.4. Các công cụ quảng bá sản phẩm
Để quảng bá đến khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ

Người thực hiện: Võ Thị Ngân

10


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

khác nhau như quảng cáo, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng, kích thích tiêu thụ,
marketing trực tiếp. Mỗi công cụ này có những ưu và nhược điểm nhất định. Để nâng cao
hiệu quả của hoạt động quảng bá, doanh nghiệp cần sử dụng hỗn hợp các công cụ đó.
 Quảng cáo (Advertisement): Bao gồm các hình thức giới thiệu gián tiếp và
khuyếch trương các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ do người bảo trợ thực hiện và phải trả
tiền. Quảng cáo được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp/tổ chức và họ phải trả các
khoản phí tổn quảng cáo cho các tổ chức thực hiện các khâu khác nhau trong quá trình
thực hiện quảng cáo như: tư vấn, thiết kế, tổ chức thực hiện các chương trình quảng
cáo,... Doanh nghiệp có thể quảng cáo thông qua các phương tiện như: phát thanh, truyền
hình, báo chí, quảng cáo ngoài trời,…
 Quan hệ với công chúng (Public Relations): Các chương trình khác nhau được
thiết kế nhằm đề cao và/hay bảo vệ hình ảnh của một công ty hay những sản phẩm cụ thể
nào đó.
 Kích thích tiêu thụ (Sales promotion): Là những hình thức thưởng trong thời gian
ngắn để khuyến khích dùng thử hay mua một sản phẩm hay dịch vụ.
 Bán hàng cá nhân (Personal selling): Giao tiếp trực tiếp với khách hàng triển
vọng với mục đích bán hàng.
 Marketing trực tiếp (Direct marketing): Là hình thức truyền thông sử dụng thư,
điện thoại và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho khách hàng hiện có
và khách hàng tiềm năng hay yêu cầu họ có thông tin phản hồi đáp lại.
Trong mỗi công cụ nêu trên, người ta lại sử dụng nhiều công cụ khác nhau để quảng
bá, tác động đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Mỗi công cụ đều có những ưu và

nhược điểm nhất định.

Người thực hiện: Võ Thị Ngân

11


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

Bảng 1.1 – Những công cụ quảng bá phổ biến
QUAN HỆ
QUẢNG CÁO
 Truyền thanh
 Truyền hình
 Bao bì
 Phim ảnh
 Sách mỏng
 Tấp gấp
 Tờ rơi
 Panô
 Áp phích
 Niên giám điện
thoại
 Bảng hiệu
 Internet
 Video clip
Trưng bày tại
cửa hàng
 Biểu tượng và


CÔNG
CHÚNG
 Họp báo
 Nói chuyện
 Hội thảo
 Báo cáo năm
 Đóng góp từ
thiện
 Bảo trợ
 Tuyên truyền
 Quan hệ với
cộng đồng
 Vận động hành
lang
 Tạp chí của
công ty
 Các sự kiện

KÍCH THÍCH

BÁN HÀNG

MARKETING

TIÊU THỤ

CÁ NHÂN

TRỰC TIẾP


 Thi, trò chơi có

 Trình diễn bán

thưởng, xổ số
 Thưởng và quà

hàng
 Hội nghị bán

tặng
 Phiếu thưởng
 Bớt tiền
 Tài trợ lãi suất

hàng
 Chương trình

thấp
 Bớt tiền đổi
hàng cũ
 Phiếu mua

khen thưởng
 Mẫu chào hàng
 Hội chợ và

 Thư
 Điện thoại

 Mua bán qua
tivi, qua điện
thoại, và qua
websites

triển lãm
thương mại

hàng
 Bán kèm có
bớt giá

logo

1.2.4.1. Quảng cáo (Advertisement)
Quảng cáo là một trong năm công cụ chủ yếu mà công ty sử dụng để hướng thông
tin thuyết phục vào người mua và công chúng mục tiêu. Quảng cáo bao gồm mọi hình
thức giới thiệu gián tiếp và khuyếch trương các ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ được
người bảo trợ trả tiền. Quảng cáo được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp/tổ chức
và họ phải trả các khoản phí tổn quảng cáo cho các tổ chức thực hiện các khâu khác nhau
trong quá trình thực hiện quảng cáo như: tư vấn, thiết kế, tổ chức thực hiện các chương
trình quảng cáo,... Doanh nghiệp có thể quảng cáo thông qua các phương tiện như: phát
thanh, truyền hình, báo chí, quảng cáo ngoài trời,…
Các tổ chức tiến hành quảng cáo theo những cách khác nhau. Ở những công ty nhỏ,
quảng cáo được giao cho một người ở phòng kinh doanh hay phòng marketing, người này
liên hệ với công ty quảng cáo. Ở các công ty lớn, thì họ thành lập bộ phận quảng cáo
riêng cho mình.
 Đặc điểm của quảng cáo:
 Tính đại chúng: Nhiều người nhận được cùng một thông điệp như nhau, cho nên
người mua tin rằng mọi người xung quanh cũng hiểu động cơ mua của họ.

 Tính sâu rộng: Cho phép người truyền tin lặp lại một thông điệp nhiều lần. Cho
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

12


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

phép người mua so sánh với thông điệp của các đối thủ cạnh tranh, và nhận biết về quy
mô của thị trường.
 Tính biểu cảm: Quảng cáo sử dụng hài hòa nhiều yếu tố tác động đến giác quan của
người nhận tin như âm thanh, hình ảnh, màu sắc. Do vậy, nó tạo cảm xúc mạnh ở người
xem. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thì sẽ gây sự mất tập trung vào nội dung thông điệp.
 Tính chung: Quảng cáo không thể có tính chất ép buộc như trường hợp đại
diện bán hàng của công ty. Công chúng không cảm thấy mình có bổn phận phải chú
ý hay hưởng ứng. Quảng cáo chỉ có thể thực hiện độc thoại, chứ không phải đối
thoại hai chiều với công chúng. Người truyền tin không nhận được thông điệp phản
hồi ngay.
Như vậy, quảng cáo có thể sử dụng để tạo ra một hình ảnh lâu bền cho sản phẩm,
doanh nghiệp nhưng cũng có thể sử dụng để kích thích tiêu thụ nhanh một sản phẩm.
Quảng cáo có thể sử dụng để vươn tới nhiều người mua ở những vùng phân tán về địa lý
với chi phí thấp cho một lần tiếp xúc. Chi phí cho quảng cáo cũng thay đổi lớn tuỳ vào
phương tiện quảng cáo được sử dụng. Quảng cáo giúp kích thích lòng hãnh diện của
người sử dụng, giúp lây lan mốt tiêu dùng nhanh.
 Mục tiêu của hoạt động quảng cáo:
Có thể sắp xếp mục tiêu quảng cáo thành các nhóm mục tiêu là thông tin, thuyết
phục hay nhắc nhở.

Người thực hiện: Võ Thị Ngân


13


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

Bảng 1.2 – Các mục tiêu quảng cáo
Thông tin
Thuyết phục
Nhắc nhở
- Thông báo cho thị trường - Hình thành sự ưa thích - Nhắc nhở người mua là
biết về sản phẩm mới
nhãn hiệu
sắp tới họ sẽ cần sản phẩm
- Nêu ra những công dụng - Khuyến khích chuyển
đó
mới của sản phẩm
sang nhãn hiệu của mình
- Nhắc nhở người mua về
- Thông báo cho thị trường - Thay đổi nhận thức của
địa điểm có thể mua sản
biết việc thay đổi giá
người tiêu dùng về các tính
phẩm đó
- Giải thích nguyên tắc
chất của sản phẩm
- Nhắc nhở người mua về
hoạt động của sản phẩm
- Thuyết phục người mua

sự có mặt của sản phẩm
- Mô tả những dịch vụ hiện
mua ngay
trong thời kỳ trái mùa vụ

- Thuyết phục người mua
- Duy trì sự biết đến sản
- Điều chỉnh lại những ấn
tiếp người chào hàng
phẩm ở mức độ cao
tượng không đúng
- Giảm bớt nỗi lo ngại của
người mua
- Tạo dựng hình ảnh của
doanh nghiệp
Quảng cáo thông tin chủ yếu thịnh hành trong giai đoạn tung sản phẩm ra thị
trường, khi mục tiêu là tạo ra nhu cầu ban đầu.
Quảng cáo thuyết phục trở nên quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh, khi mà mục
tiêu của công ty là tạo ra nhu cầu có chọn lọc đối với một nhãn hiệu cụ thể. Đa phần các
quảng cáo đều thuộc loại này.
Một số quảng cáo thuyết phục chuyển sang loại quảng cáo so sánh, nhằm so sánh
với các sản phẩm cùng lớp để nêu bật tính ưu việt của một nhãn hiệu. Để giành được lòng
tin của khách hàng trong quảng cáo so sánh, công ty phải có căn cứ thuyết phục để chứng
minh tính ưu việt của sản phẩm của mình.
Quảng cáo nhắc nhở vô cùng quan trọng đối với những sản phẩm phẩm đã chuyển
sang giai đoạn bão hòa.
Một loại quảng cáo gần với quảng cáo nhắc nhở là quảng cáo củng cố nhằm cam
đoan với khách hàng hiện hành là họ đã lựa chọn đúng sản phẩm.
1.2.4.2. Quan hệ công chúng (Public Relations)
Quan hệ với công chúng là một công cụ marketing quan trọng để tổ chức/doanh

nghiệp giao tiếp với công chúng. Để tồn tại và phát triển, các tổ chức/doanh nghiệp
không những phải có quan hệ tốt với khách hàng, người cung ứng và người phân phối
của mình, mà còn phải có quan hệ với đông đảo công chúng có quan tâm. Các giới công
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

14


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

chúng sẽ ủng hộ hoặc chống lại các quyết định marketing của tổ chức/doanh nghiệp, do
đó có thể gây thuận lợi hay khó khăn cho tổ chức/doanh nghiệp. Để thành công, tổ
chức/doanh nghiệp phải phân loại và thiết lập mối quan hệ đúng mức với từng nhóm
công chúng trực tiếp.
Vậy ai là công chúng? Công chúng là mọi nhóm người có quan tâm hay có ảnh
hưởng thực tế hay tiềm ẩn đến khả năng của doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của
mình. Nói tóm lại, công chúng của một doanh nghiệp là tất cả những tổ chức và cá nhân
có liên quan đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa công chúng với một doanh nghiệp là mối quan hệ qua lại giữa
doanh nghiệp và công chúng của nó. Vậy quan hệ công chúng là gì? Có nhiều định nghĩa
khác nhau về quan hệ công chúng.
Nhưng có thể nói, quan hệ công chúng là việc một doanh nghiệp chủ động quản lý
các quan hệ giao tiếp với công chúng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của
mình. Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc như: quảng bá thành công
của công ty, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi của doanh
nghiệp, thuyết phục công chúng nhận thức đúng đắn về sản phẩm và doanh nghiệp, và
nhiều hoạt động khác.
 Đặc điểm của quan hệ công chúng:
Tính hấp dẫn của quan hệ công chúng bắt nguồn từ ba đặc trưng khác biệt sau:

 Mức độ tín nhiệm cao: Không gây cảm giác tính thương mại như quảng cáo. Nội
dung và tính chất của thông tin xác thực và đáng tin cậy hơn đối với người tiếp nhận
thông tin so với quảng cáo.
 Không cần cảnh giác: Quan hệ công chúng có thể tiếp cận đông đảo khách hàng
triển vọng mà họ thường né tránh tiếp xúc nhân viên bán hàng và quảng cáo. Thông điệp
đến với người mua dưới dạng tin sốt dẻo, chứ không như truyền thông thương mại.
 Giới thiệu cụ thể: Khả năng truyền đạt thông tin chi tiết, cụ thể về sản phẩm và
doanh nghiệp.
Đây là những đặc trưng tạo ra lợi thế của quan hệ công chúng so với quảng cáo. Tuy
nhiên, ở Việt Nam quan hệ công chúng chưa được coi trọng.
 Mục tiêu của quan hệ công chúng:
Mục tiêu cơ bản của quan hệ công chúng là xây dựng và nâng cao hình ảnh tích cực
về doanh nghiệp trong con mắt công chúng. Quan hệ công chúng tìm cách thuyết phục
công chúng rằng doanh nghiệp là một tổ chức rất hấp dẫn và họ nên quan hệ và giao dịch
kinh doanh với doanh nghiệp. Như vậy quan hệ công chúng là một hình thức xúc tiến
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

15


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

gián tiếp cho doanh nghiệp. Do có mối liên hệ chặt chẽ và tương hỗ giữa hình ảnh của
doanh nghiệp và hình ảnh của sản phẩm, người quản trị cần phối hợp hài hòa cả hai hình ảnh
này. Do đó, nếu công chúng hiểu biết, tin tưởng và có thiện cảm với doanh nghiệp thì họ
cũng dễ dàng tin tưởng, có thiện cảm với sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhờ quan hệ công chúng, công chúng của doanh nghiệp biết đến những điểu tốt đẹp
doanh nghiệp mang lại cho xã hội, những gì doanh nghiệp nói về sản phẩm, về bản thân họ.
Có thể tóm gọn, quan hệ công chúng nhằm mục đích là: ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi

của công chúng; nhận được sự thấu hiểu và ủng hộ của công chúng đối với doanh nghiệp.
 Các hoạt động của quan hệ công chúng:
Có năm hoạt động cơ bản mà bộ phận quan hệ với công chúng phải thực hiện:
1. Quan hệ với báo chí: Với mục đích là đăng tải các thông tin có giá trị trên các
phương tiện truyền thông đại chúng để thu hút sự chú ý đến con người, sản phẩm, dịch vụ
hay tổ chức.
2. Tuyên truyền sản phẩm: Bao gồm những nỗ lực khác nhau nhằm công bố về
những sản phẩm cụ thể.
3. Truyền thông của công ty: Bao gồm truyền thông đối nội và đối ngoại nhằm làm
cho mọi người hiểu biết sâu hơn về tổ chức đó.
4. Vận động hành lang: Vận động hành lang là làm việc với các nhà lập pháp và các
quan chức chính phủ để truyền thông việc ủng hộ hay hủy bỏ một đạo luật hay một quy
định nào đó.
5. Tham mưu: Tham mưu là đề xuất với ban lãnh đạo những kiến nghị về các vấn
đề có liên quan đến công chúng và về vị trí và hình ảnh của doanh nghiệp.
Trên thực tế thì những người làm marketing thường quan tâm đến kết quả cuối
cùng, trong khi những người làm công tác quan hệ công chúng lại xem nhiệm vụ của
mình là chuẩn bị và phát tán thông tin. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang hình thành bộ
phận marketing quan hệ công chúng (PR) để hỗ trợ trực tiếp cho việc truyền thông cho
công ty/ sản phẩm và tạo hình ảnh, gây thiện cảm với công chúng.
Tên cũ của PR là tuyên truyền, có nhiệm vụ đảm bảo chỗ đăng tải (chứ không phải chỗ
phải trả tiền) trên các phương tiện in ấn, truyền thanh và truyền hình để truyền thông hay giới
thiệu một sản phẩm, một địa điểm hay một con người. Còn hiện nay, PR có nhiệm vụ rộng
hơn là tuyên truyền đơn thuần. PR có thể đóng góp vào các nhiệm vụ:
• Hỗ trợ việc giới thiệu sản phẩm mới
• Hỗ trợ việc xác định lại vị trí của một sản phẩm đã chuyển sang giai đoạn bão hòa
• Tạo nên sự quan tâm đến một chủng loại sản phẩm
• Ảnh hưởng đến những nhóm mục tiêu nhất định
• Bảo vệ những sản phẩm có vấn đề rắc rối với công chúng
Người thực hiện: Võ Thị Ngân


16


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

• Tạo dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp bằng cách tạo nên những ý nghĩ
tốt đẹp về các sản phẩm của nó, về vai trò của doanh nghiệp đối với công chúng.
PR đặc biệt có hiệu quả trong việc tạo sự biết đến và hiểu biết nhãn hiệu đối với
những sản phẩm mới lẫn những sản phẩm hiện có.
1.2.4.3. Kích thích tiêu thụ
Kích thích tiêu thụ (sales promotion) bao gồm rất nhiều công cụ truyền thông khác
nhau, thường là ngắn hạn, nhằm kích thích thị trường đáp ứng mạnh hơn và nhanh chóng
hơn. Trong khi quảng cáo nêu ra lý lẽ nhằm thuyết phục mua hàng, còn kích thích tiêu
thụ lại đưa ra các hình thức khuyến khích khách hàng cuối cùng mua hàng, và khuyến
khích các trung gian bán hàng.
Thuật ngữ "khuyến mại" được dùng quen thuộc trong các văn bản cũng như nhiều
hoạt động quảng bá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nghĩa chính xác của từ Hán Việt,
mại là bán, mãi là mua. Do vậy, "khuyến mại" là khuyến khích bán, còn ‘‘khuyễn mãi’’
là khuyến khích mua. Như vậy, thuật ngữ tiếng Anh “sales promotion” tương đương với
2 từ của tiếng Việt là khuyến mại và khuyến mãi. Nếu ta chỉ dùng một thuật ngữ là
khuyến mại, hay khuyến mãi thì sẽ không đầy đủ, vì khuyến mại hay khuyến mãi chỉ là
một mặt của khái niệm kích thích tiêu thụ. Cho nên, sử dụng thuật ngữ “kích thích tiêu
thụ” vừa ngắn gọn, vừa đầy đủ ý.
Kích thích tiêu thụ nhằm vào hai đối tượng là người tiêu dùng cuối cùng nhằm
khuyến khích họ mua nhiều hàng hóa (còn gọi là khuyến mãi) tương ứng với chiến lược
đẩy, và nhằm vào người trung gian phân phối, người bán hàng nhằm khuyến khích họ
bán được nhiều hàng hóa cho công ty (còn gọi là khuyến mại). Mục đích chính của
khuyến mãi là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các

hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. Mục đích chính của
khuyến mại là đẩy nhanh hàng hóa qua kênh phân phối.
 Đặc điểm của kích thích tiêu thụ:
Kích thích tiêu thụ rất đa dạng, nhưng chúng đều có ba đặc tính sau đây:
 Truyền thông: Chúng thu hút mạnh sự chú ý của người nhận thông điệp và đưa
họ đến với sản phẩm.
 Khuyến khích: Chúng kết hợp việc nhân nhượng, khích lệ hay hỗ trợ nào đó có
giá trị với người tiêu dùng.
 Mời chào: Chúng chứa đựng lời mời chào thực hiện ngay thương vụ.
Doanh nghiệp sử dụng kích thích tiêu thụ thường nhận được kết quả phản hồi nhanh
và mạnh. Do vậy, sử dụng hiệu quả khi mới triển khai sản phẩm, khi sản phẩm bước vào
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

17


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

giai đoạn tiêu thụ sa sút. Tuy nhiên, nó mang tính ngắn hạn, vì không có tác dụng tạo ra
sự ưa thích lâu dài từ phía khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm đó.
 Các hình thức kích thích tiêu thụ:
- Kích thích người tiêu dùng cuối cùng: tặng hàng mẫu, phiếu thưởng, bớt lại tiền, bán
đại hạ giá, phần thưởng, tổ chức cuộc thi, phiếu tặng hàng, dùng thử miễn phí, bảo hành,...
- Kích thích các trung gian trong kênh phân phối: tiền thưởng, thi đua, trợ giá cho
hàng hóa, trợ cấp cho việc hợp tác quảng cáo và trưng bày, bớt giá mua hàng, hội thi bán
hàng giữa các đại lý,...
- Kích thích các nhân viên bán hàng bán nhiều hàng: tiền thưởng, các chuyến du
lịch nước ngoài, danh hiệu người bán hàng giỏi,...
1.2.4.4. Marketing trực tiếp

Trải qua nhiều năm, thuật ngữ marketing trực tiếp được hiểu theo những nghĩa mới.
Ban đầu, nó chỉ là một hình thức marketing trong đó sản phẩm hay dịch vụ được chuyển
từ người sản xuất đến người tiêu dùng, không phải qua người trung gian nào. Theo nghĩa
này, các công ty sử dụng lực lượng bán hàng để bán hàng cá nhân cho người sử dụng
cuối cùng, hay tổ chức ra các cửa hàng bán lẻ của công ty đều là marketing trực tiếp. Sau
này, thuật ngữ marketing trực tiếp được dùng để chỉ hoạt động marketing thực hiện qua
bưu điện, tức là marketing bằng catalog hay bằng thư trực tiếp.
Khi điện thoại cũng như các phương tiện truyền thông khác được sử dụng nhiều
trong việc chào hàng trực tiếp cho khách hàng, thì Hiệp hội marketing trực tiếp (DMA)
của Mỹ định nghĩa lại như sau:
Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác marketing có sử dụng một hay nhiều
phương tiện truyền thông để tác động đến công chúng mục tiêu nhằm nhận được một
phản ứng đáp lại đo lường được và/hay việc giao dịch tại bất kỳ địa điểm nào.
Những người làm marketing trực tiếp sử dụng các phương tiện truyền thông trả lời
trực tiếp để bán hàng và tìm hiểu về các khách hàng có tên và các đặc điểm chủ yếu đã
được nhập vào cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ thường xuyên. Các
hãng hàng không, các khách sạn và các doanh nghiệp khác đang thiết lập những quan hệ
chặt chẽ với khách hàng thông qua những hình thức thưởng vì có tần suất sử dụng cao và
sử dụng cơ sở dữ liệu về khách hàng để chào hàng đến từng khách hàng, gồm các khách
hàng hiện có và cả những khách hàng tiềm năng.
 Đặc điểm của marketing trực tiếp:
Mặc dù có hình thức nhiều hình thức phong phú như gửi thư trực tiếp, marketing qua
điện thoại, marketing điện tử,… nhưng marketing trực tiếp có các đặc trưng cơ bản sau đây:
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

18


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

• Không công khai: Thông điệp được chuyển đến một người nhận tin cụ thể và

không đến những người khác.
• Cá nhân hóa nội dung thông điệp: Căn cứ vào đặc thù của khách hàng để soạn
thảo thông điệp sao cho phù hợp với mỗi khách hàng.
• Cập nhật: Có thể soạn thảo, cập nhật thông điệp nhanh rồi gửi cho khách hàng.
 Các hình thức phổ biến của marketing trực tiếp:
Các hình thức phổ biến của marketing trực tiếp là:
1. Marketing bằng thư trực tiếp
Marketing bằng thư trực tiếp là là hình thức bán hàng bằng cách gửi tài liệu chào
hàng dưới dạng các ấn phẩm, catalog, băng đĩa ghi hình hay mẫu hàng để chào hàng, giới
thiệu về hàng hóa, dịch vụ của công ty, được trình bày rõ ràng, sinh động, đẹp mắt và hấp
dẫn nhằm giúp cho người nhận có đủ thông tin để quyết định và mua sản phẩm, dịch vụ.
Tài liệu chào hàng được đựng trong phong bì có địa chỉ, hoặc không có địa chỉ. Trong
phong bì có thể có phong bì khứ hồi có địa chỉ của công ty, có dán tem trả trước, có số điện
thoại, địa chỉ trang web của công ty bán hàng. Do vậy, khách hàng có thể dễ dàng tra cứu
thêm thông tin, có thể đặt hàng qua thư phản hồi, hay qua điện thoại.
2. Marketing từ xa (Telemarketing)
Telemarketing (Marketing từ xa) là phương thức marketing sử dụng các phương
tiện viễn thông và tin học hiện đại để tiếp cận khách hàng và bán hàng.
Telemarketing có thể được thực hiện tại Văn phòng của công ty, tại các Call Center
(Đài điện thoại - là một Văn phòng làm việc tập trung được sử dụng để chuyên giao dịch
với khách hàng qua điện thoại), hoặc tại địa điểm của nhân viên được công ty thuê mướn
(tương tự kiểu Home Offfice - Văn phòng làm việc tại nhà).
3. Marketing đáp ứng trực tiếp trên truyền hình, truyền thanh, báo và tạp chí
Truyền hình ngày càng được sử dụng rộng rãi trong marketing nói chung và
marketing trực tiếp nói riêng. Truyền hình được sử dụng theo hai cách để bán sản phẩm
trực tiếp cho khách hàng. Đó là:
 Cách thứ nhất, thông qua quảng cáo đáp ứng trực tiếp. Người làm marketing trực
tiếp cho phát các chương trình truyền hình thường từ 50 đến 120 giây để giới thiệu về

một sản phẩm, và cho khách hàng tiềm năng số điện thoại miễn phí để đặt hàng. Hình
thức quảng cáo bán hàng này phù hợp với nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ mỹ phẩm, dược
phẩm, đồ gia dụng nhỏ đến các thiết bị luyện tập thể dục, tạp chí, băng đĩa nhạc,...
 Một phương thức marketing trên truyền hình nữa là các kênh mua hàng tại nhà,
trong đó toàn bộ kênh được giành riêng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ.
Ở Việt Nam có kênh truyền hình TV Shopping cũng bán rất nhiều loại sản phẩm
khác nhau.
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

19


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

Các tạp chí, truyền thanh và báo chí cũng được sử dụng để chào hàng đáp ứng trực
tiếp cho khách hàng. Khách hàng tiềm năng nếu quan tâm mua hàng có thể đặt hàng qua
một số điện thoại miễn phí.
4. Mua hàng bằng điện tử
Mua hàng bằng điện tử có hai hình thức, đó là:
 Thứ nhất, đó là videotext, tức là một hệ thống hai chiều nối máy thu hình của
khách hàng với ngân hàng dữ liệu của công ty bán hàng qua cáp hay đường dây thuê bao
điện thoại. Dịch vụ videotext gồm một catalog sản phẩm dạng softcopy của nhà sản xuất,
người bán lẻ, ngân hàng, các tổ chức du lịch lữ hành,... Khách hàng tiềm năng sử dụng
máy truyền hình có trang bị một bàn phím đặc biệt để tương tác với đơn vị bán hàng.
 Thứ hai, khách hàng tiềm năng sử dụng máy tính cá nhân có modem để quay số
gọi dịch vụ đặt hàng của những người bán lẻ địa phương hay trong cả nước, thực hiện các
giao dịch ngân hàng với các ngân hàng, mua vé máy bay, tàu hỏa, đặt chỗ khách sạn, thuê
xe ô tô. Khi số lượng người sử dụng máy tính cá nhân tăng lên sẽ là tiền đề tăng trưởng
cho dịch vụ bán hàng này.

5. Mua hàng bằng máy đặt hàng tại các cửa hàng, sân bay
Một số công ty đã thiết kế các máy bán hàng và đặt chúng tại các cửa hàng, sân bay,
nhà ga,... Khách hàng đưa ra thông tin kiểu sản phẩm muốn mua, rồi máy sẽ hiển thị loại
hàng hóa đó, khách hàng có thể trả tiền qua máy và nhận sản phẩm ngay. Nếu loại hàng
đó không còn thì khách hàng có thể quay số điện thoại có gắn ở máy để cho biết địa chỉ
giao hàng, thông tin về thẻ tín dụng của mình.
Một loại máy bán hàng nữa thường đặt tại các sân bay. Khách hàng nhìn vào màn
hình xem các sản phẩm được giới thiệu trên đó. Khách hàng quan tâm đến sản phẩm nào
thì khách hàng chạm vào hình của sản phẩm đó để biết thêm thông tin chi tiết. Khách
hàng muốn đặt mua thì chạm vào hình sản phẩm lần nữa để cho thêm thông tin về giao
hàng. Sau đó khách hàng đưa thẻ tín dụng vào khe máy để trả tiền. Sản phẩm sẽ được gửi
đến địa chỉ cho khách hàng.
1.2.4.5. Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân (Personal selling): Là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng triển
vọng và nhân viên bán hàng nhằm tư vấn, giới thiệu, thuyết phục họ lựa chọn và mua sản
phẩm. Bán hàng cá nhân phải tuân theo một quy trình nhất định. Nó vừa là một nghệ thuật,
vừa là một khoa học, vì nó đòi hỏi người bán hàng phải sáng tạo, linh hoạt ứng xử với vô vàn
tình huống bán hàng khác nhau, đối tượng khách hàng triển vọng khác nhau.
Bán hàng cá nhân bao gồm các phương tiện chủ yếu sau:
- Thuyết minh bán hàng
- Hội nghị bán hàng
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

20


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

- Hàng mẫu có bán hàng

- Hội chợ và trưng bày thương mại
 Ưu và nhược điểm của bán hàng cá nhân:
 Ưu điểm:
Đôi khi bán hàng trực tiếp là công cụ khuyếch trương sản phẩm hữu hiệu nhất. Đặc
biệt là khi khách hàng đã sẵn sàng mua nhưng còn chưa lựa chọn chắc chắn nhãn hiệu
hay sản phẩm. Điều này là do các đặc tính sau của bán hàng cá nhân:
 Trực diện: Đây là mối quan hệ giao tiếp trực tiếp sinh động giữa người bán và

người mua. Các bên có cơ hội hiểu biết trực tiếp về nhau, và thể hiện với nhau qua các
ngôn ngữ không lời, có lời.
 Vun đắp quan hệ: Qua giao tiếp trực tiếp, người bán hàng có cơ hội xây dựng
mối quan hệ thân thiện với khách hàng.
 Phản ứng đáp lại: Do giao tiếp trực tiếp với khách hàng, người mua hàng thấy có
bổn phận lắng nghe và đáp lại sau khi người bán trình bày. Người bán hàng nhận được
thông tin phản hồi ngay.
Bán hàng cá nhân phù hợp với các sản phẩm đòi hỏi phải tư vấn, chăm sóc khách.
 Hạn chế:
Hạn chế lớn nhất của bán hàng trực tiếp là chi phí cao, có thể lớn gấp ba lần so với
quảng cáo.
 Nhiệm vụ chủ yếu của bán hàng cá nhân:
Bán hàng cá nhân có các nhiệm vụ chính sau:
- Thăm dò tìm kiếm những khách hàng mới
- Truyền đạt khéo léo những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty
- Thực hiện việc bán
- Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, cố vấn về các vấn đề của họ, trợ giúp kỹ
thuật, giao hàng
- Nghiên cứu và thu thập thông tin về thị trường
- Đánh giá tính chất khách hàng và điều phối hàng hoá.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.3. Hoạt động quảng bá du lịch ở Việt Nam

Quảng bá du lịch là điều mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải quan tâm xúc tiến
nếu muốn phát triển mạnh nền “công nghiệp không khói”. Từ nhiều năm nay Việt Nam
cũng đã tăng cường quảng bá du lịch với hy vọng đem được hình ảnh một Việt Nam
thanh bình, đậm bản sắc văn hoá và giàu tiềm năng du lịch đi xa hơn.
Hàng năm, Chính phủ đã duyệt chi một khoản kinh phí không nhỏ cho công tác
quảng bá và xúc tiến du lịch. Nhờ đó, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã mở rộng quảng bá hình ảnh đất nước trên các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới.
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

21


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

Thoạt đầu là những video clip trên các kênh CNN và BBC với những hình ảnh quen
thuộc: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, vịnh Hạ
Long, nhà rông Tây Nguyên, sông nước miệt vườn Nam bộ, biểu diễn Cồng chiêng, múa
rối nước, văn hoá ẩm thực,… Tiếp đó là những đoạn phim quảng cáo, phim tài liệu về du
lịch Việt Nam với điểm nhấn là những vùng biển đẹp như vịnh Hạ Long, Lăng Cô, Nha
Trang, Mũi Né trên kênh truyền hình chuyên về thời trang FTV (Pháp) và kênh
Discovery khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh các hoạt động trên, vài năm trở
lại đây, những lễ hội và sự kiện như “Đất phương Nam”, Festival Huế hàng năm, 1000
năm Thăng Long Hà Nội,… cho đến triển lãm du lịch và ẩm thực Việt Nam ở một số
nước như Pháp, Nhật, Malaysia,… cũng đã góp phần tạo dựng hình ảnh du lịch Việt Nam
đối với du khách quốc tế.
Tuy nhiên hiệu quả chỉ ở tầm mức quy mô trong nước, còn số lượng khách du lịch
quốc tế vào Việt Nam vẫn chưa tăng đột biến như kỳ vọng của ngành du lịch. Cái thiếu
của ngành du lịch trong việc xúc tiến quảng bá trên các kênh truyền hình nổi tiếng thế
giới là một kế hoạch trung hạn và lâu dài, trong khi các quốc gia quảng cáo du lịch mạnh

trên kênh CNN (như Thái Lan, Malaysia, Singapore...) mỗi năm chi hàng chục triệu
USD, liên tục quảng bá cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng chưa khai
thác hết tiềm năng của loại hình quảng cáo trên internet. Tại Hội thảo “Google - Trải
nghiệm mới cùng du lịch Việt” tổ chức vào cuối tháng 3 năm ngoái tại khách sạn
New World, TP. Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia du lịch đã tiếc rẻ: “Mảng
quảng cáo trực tuyến là đất vàng còn đang bị bỏ ngỏ trong du lịch Việt Nam”. Ngay
như

trang

web

của

ngành

du

lịch

Việt

Nam

tại

địa

chỉ


mặc dù với 5 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Nhật, Hoa
nhưng cũng không thu hút được nhiều người truy cập vì cách thiết kế trang web không
ấn tượng, không chi tiết và cụ thể. Riêng sự đóng góp của Vietnam Airlines trong việc
quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra cộng đồng thế giới trong năm 2011 là khá ấn
tượng khi họ chi đến 5 triệu USD cho quảng cáo trên rất nhiều đài truyền hình và báo
quốc tế mà phần lớn là quảng bá cho điểm đến Việt Nam.
Quảng bá du lịch trên các kênh truyền hình nổi tiếng, mạng internet tuy hiệu quả
cao nhưng dù sao cũng chỉ là một kênh quảng bá. Thực tế của những nước phát triển
mạnh du lịch cho thấy, họ được nhiều du khách tìm đến là còn nhờ vào nhiều kênh quảng
bá khác như tham gia các hội chợ, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế; các hoạt động tài trợ
văn hoá, ẩm thực, điện ảnh, thời trang, thể thao; các website, sách, quầy thông tin du lịch
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

22


Đề tài thông qua tập sự
GVHD: ThS. Đinh Thị Hương Giang

tại các sân bay, nhà ga tàu điện ngầm, đường sắt; các hoạt động cung cấp thông tin du
lịch phi quảng cáo thông qua văn phòng thông tin du lịch tại các nước,… Với Việt Nam
chúng ta, ngành du lịch còn có thể khai thác các “kênh” là thông qua các đoàn khách
nước ngoài vào Việt Nam dự hội thảo, hội chợ, triển lãm; du học sinh ra nước ngoài học
tập để quảng bá du lịch, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách, vừa hiệu quả.
Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên đẹp, di tích thắng cảnh được thế giới đánh giá
cao, đặc biệt là nền văn hoá giàu bản sắc,… đủ sức hấp dẫn những du khách khó tính
nhất. Thế nhưng, điều này chỉ có ý nghĩa khi các hoạt động quảng bá du lịch được triển
khai có hiệu quả.
Năm 2012, Năm du lịch quốc gia và Festival Huế - Đây là sự kiện có tầm quốc gia
và quốc tế nhằm giới thiệu và quảng bá tiềm năng, thế mạnh của du lịch Việt Nam với

bạn bè quốc tế. Với chủ đề “Du lịch di sản”, Năm du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung
bộ - Huế 2012 gồm chuỗi các hoạt động xuyên suốt cả năm gắn với Festival Huế, với sự
tham gia của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,…
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Trưởng Ban chỉ
đạo Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ -Huế 2012 cho biết: “Festival Huế
lần này và các hoạt động của năm 2012 để tổ chức Năm du lịch quốc gia Duyên hải Bắc
Trung bộ- Huế có ý nghĩa góp phần quảng bá du lịch của Huế. Đó là cũng là quảng bá du
lịch của Việt Nam ra thế giới để thu hút nhiều khách du lịch quốc tế, tạo nên vị thế của
Huế, Việt Nam trong lòng du khách quốc tế”. (Nguồn: archives.gov.vn)
Chủ động xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới, giúp du khách
có cái nhìn toàn diện hơn về đất nước, con người Việt Nam là việc làm cấp thiết để kéo
dòng chảy du khách vào Việt Nam giúp cho nền kinh tế quốc dân có thêm một ngành
xuất khẩu thu ngoại tệ tại chỗ. Nếu làm tốt điều này, nỗ lực đạt 7 - 7,5 triệu lượt khách du
lịch quốc tế cho những năm tới có thể trở thành hiện thực.
1.4. Hoạt động quảng bá du lịch ở Thừa Thiên Huế
Thành phố Huế được nhận định là thành phố có tiềm năng du lịch cao, chính quyền
địa phương cùng với sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thừa Thiên Huế đã không ngừng
nổ lực trong công tác tổ chức quảng bá hình ảnh của điểm đến với du khách trong và
ngoài nước.
 Trong tháng 8 năm 2009 tại thành phố Huế, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế và tổng Công ty Cảng Hàng Không miền trung đã tổ chức hội nghị “Xúc tiến, quảng
Người thực hiện: Võ Thị Ngân

23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×