Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Hệ thống hóa các văn bản pháp quy còn hiệu lực điều chỉnh đến các nghiệp vụ kế toán ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 19 trang )

1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
Đề tài:
Hệ thống hóa các văn bản pháp quy còn hiệu lực điều
chỉnh đến các nghiệp vụ kế toán ngân hàng.
Nhóm thực hiện : Nhóm 18
Lớp : Thứ 5 Ca 1

Hà Nội - Năm 2014


2


3

Đề bài 7: Hệ thống hóa các văn bản pháp

quy còn hiệu lực điều chỉnh đến kế toán các

nghiệp vụ Ngân hàng.
Lời mở đầu
Kế toán ngân hàng là một loại hình kế toán trong ngân hàng thực hiện việc ghi
chép, phân loại, tổng hợp và giải thích các nghiệp vụ tác động đến tình hình tài chính của
các ngân hàng bằng thước đo tiền tệ nhằm cung cấp thông tin về tình hình và kết quả hoạt
động của ngân hàng, làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế liên quan đến mục tiêu quản


lý kinh doanh và đánh giá hoạt động của ngân hàng. Do các nghiệp vụ kế toán rất phức
tạp, nên để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt
chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực,
kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan
nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân , thì cần phải có các văn bản điều luật quy
phạm có liên quan nhằm quy định hướng dẫn các cá nhân tổ chức đối tượng có liên quan
thực hiện đúng và đầy đủ các nghiệp vụ kế toán
Vì thế trong khuôn khổ bài thảo luận này, nhóm trình bày xin đưa ra những khái quát hệ
thống các văn bản pháp quy còn hịêu lực điều chỉnh đến kế tóan nghiệp vụ huy động vốn
và nghiệp vụ tín dụng..

Bố cục bài thảo luận gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn và nghịêp vụ tín dụng.
Phần II.: Hệ thống các văn bản pháp quy còn hịêu lực điều chỉnh đến nghiệp vụ tín dụng
và nghiệp vụ huy động vốn.
Phần III.Thực trạng họat động kế tóan ở Việt Nam hịên nay và một số khuyến nghị


4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM

KHẢO

-Slide môn học Kế toán ngân hàng, Học viện Ngân hàng
-Các văn bản luật thông tư liên quan đến
- Bài viết : “Đổi mới hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập”
trên tại chí tài chính ngày 01/08/2014
- Tạp chí kinh tế online VnEconomy



5

MỤC LỤC
Phần I: Khái quát về nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng ............................. 7
1. Nghiệp vụ huy động vốn. ................................................................................................. 7
2. Nghịêp vụ tín dụng .......................................................................................................... 7
Phần II.: Hệ thống các văn bản pháp quy còn hịêu lực điều chỉnh đến nghiệp vụ tín
dụng và nghiệp vụ huy động vốn ........................................................................................ 8
1. Nghiệp vụ huy động vốn. ................................................................................................. 8
a)Thông tư số 16/2014/TT-NHNN hướng dẫn Sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản
đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép............ 8
b) Thông tư số 07/2014/TT-NHNN quy định Lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt
Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD .................................................................................. 9
c) Thông tư số 06/2014/TT-NHNN quy định Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la
Mỹ của tổ chức, cá nhân tại TCTD .................................................................................. 10
d) Thông tư 04/2011/TT-NHNN quy định Áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức,
cá nhân rút tiền trước hạn tại TCTD ............................................................................... 11
e) Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán
tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ......................................................................... 12
2. Nghiệp vụ tín dụng ........................................................................................................ 12
a) Thông tư 02/2013/TT-NHNN, thông tư 09/2013/TT-NHNN quy định về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của các TCTD ........................................................................................................... 12
b) Quyết định số 1627/2000/QĐ-NHNN, 127/2005/QĐ-NHNN và 785/2005/QĐ-NHNN
về quy chế cho vay của TCTD với KH .............................................................................. 13
c) Quyết định 59/2006 QD-NHNN quy định về quy chế mua bán nợ giữa các TCTD . 14


6


d) Công văn số: 8499/NHNN-TCKT hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu
của VAMC và TCTD .......................................................................................................... 16
Phần III: Thực trạng họat động kế tóan ở Việt Nam hịên nay và một số khuyến nghị 17
1. Thực trạng thục hiện các thông tư của các NHTM .................................................... 17
2) Khuyến nghị của nhóm ................................................................................................. 18


7

Phần I: Khái quát về nghiệp vụ
dụng

huy động vốn và nghiệp vụ tín

1. Nghiệp vụ huy động vốn.
Vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nó
là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và giữ vị trí
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù bị giới hạn về mức huy
động vốn, xong nếu các NHTM sử dụng tốt nguồn vốn này thì không những nguồn lợi
của ngân hàng được tăng lên mà còn tạo cho ngân hàng uy tín ngày càng cao. Nguồn vốn
huy động của ngân hàng bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm, phát hành giầy tờ có giá.

2. Nghịêp vụ tín dụng
Kế toán nghiệp vụ tín dụng là công việc ghi chép phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ,
chính xác, kịp thời các khỏan tín dụng trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu nợ, thu lãi và
theo dõi dư nợ toàn bộ quá trình cấp tín dụng của NHTM, trên cơ sở đó để giám sát chặt
chẽ toàn bộ số tiền đã cấp tín dụng cho khách hàng. Đồng thời làm tham mưu cho nghiệp
vụ tín dụng Các phương thức cấp tín dụng : Cho vay thông thường, cho vay chiết khấu,

tín dụng thuê mua ( cho thuê tài chính, bảo lãnh


8

Phần II.: Hệ thống các văn bản pháp quy còn hịêu lực điều chỉnh
đến nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ huy động vốn
1)

Nghiệp vụ huy động vốn.

a)

Thông tư số 16/2014/TT-NHNN hướng dẫn Sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài
khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép
* Nôi dung thông tư có ảnh hưởng đến nghịêp vụ kế tóan
Thông tư quy định, người cư trú và người không cư trú là tổ chức, cá nhân được sử
dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi như:
Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào; chi bán ngoại tệ cho các TCTD
được phép; chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy
định của pháp luật về quản lý ngoại hối; chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Người không cư trú là tổ chức, cá nhân và người cư trú là cá nhân nước ngoài được
điều chuyển đồng Việt Nam chuyển khoản giữa các tài khoản đồng Việt Nam của chính tổ
chức, cá nhân đó mở tại ngân hàng được phép khác nhau hoặc mở trong cùng hệ thống
của một ngân hàng được phép.
* Nhận xét
Như vậy, thông tư 16 yêu cầu các kế tóan NHTM phải hạch toán chi tiết hơn đối với
giao dịch bằng ngoại tệ của người cư trứ và không cư trú, giao dịch tiền đồng của người
không cư trú và sự điều chuyển giữa các tài khoản của một chủ tài khoản. Việc quy định

cụ thể từng nội dung nghiệp vụ này, giúp các NHTM tính toán được trạng thái ngoại tệ
một cách dễ dàng, đồng thời hạn chế các giao dịch ngoại tệ không qua hệ thống ngân
hàng. Qua đó, NHNN có thể kiểm soát tốt hơn cung cầu ngoại tệ của thị trường, giảm bớt
những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá đến nền kinh tế.


9

b) Thông tư số 07/2014/TT-NHNN quy
Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD

định Lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng

* Nội dung thông tư
Tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ban hành ngày 17/03/2014 quy định lãi suất đối
với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (NHNN) yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng lãi suất
tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không quá mức lãi suất tối đa đối với
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến
dưới 6 tháng do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình
TCTD.
Đối với TCTD áp dụng lãi suất bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6
tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Riêng với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại
TCTD phát sinh trước ngày 18/03/2014 (ngày Thông tư này có hiệu lực) thì được thực
hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không
lĩnh tiền gửi thì TCTD áp dụng lãi suất đối với tiền gửi theo quy định nêu trên.

* Nhận xét
Như vậy , so với thông tư 15/2013/TT- NHNN thì trần LSHĐ tiếp tục giảm.

Cụ thể, kể từ ngày 18/3/2014, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Đồng Việt Nam
tiếp tục được điều chỉnh giảm như sau:
- Tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng: từ 1,2% xuống còn 1%/năm
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng: từ 7% xuống còn 6%/năm và từ 7,5% xuống
còn 6,5% đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô
- Riêng tiền gởi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, các NHTM được phép tự thỏa thuận với
người gửi tiền.
-> Việc LSHĐ giảm sẽ tác động trực tiếp đến nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ tín
dụng của NHTM. Khi lãi suất giảm , số tiền lãi hàng tháng mà kế toán hạch toán vào tài
khoản “ Lãi phải trả cho tiền gửi” -491 giảm. Vào cuối kỳ khi kế toán kết chuyển sang tài
khoản Lãi phải trả cho tiền gửi theo bút toán :


10

Nợ TK 801
Có TK Lãi phải trả cho tiền gửi -491
Làm cho số dư nợ của tài khoàn 801 giảm so với trước khi hạ LSHĐ.

c) Thông tư số 06/2014/TT-NHNN quy định Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la
Mỹ của tổ chức, cá nhân tại TCTD
* Nội dung thông tư
- Thông tư số 06/2014/TT-NHN có hiệu lực từ ngày 18/3/2014 thay thế cho thông tư
số 14/2013/TT-NHNN. Điểm khác biệt của TT06 so với TT14 nằm ở Điều 1, theo TT 14,
lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ được ấn định là 0,25%/ năm đối với tiền gửi
của tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài), và là 1,25%/năm đối với tiền gửi của cá nhân là người cư trú, cá nhân
là người không cư trú. Tuy nhiên theo Điều 1 TT 06 qui định lãi suất tiền gửi bằng đô la
Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc NHNN qui định trong từng thời kỳ.
Và theo quyết định 497/ QĐ –NHNN có hiệu lực từ ngày 18/03/2014 thì mức lãi suất tối

đa áp dụng áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài) là 0,25%/năm, đối với tiền gửi của cá nhân là 1%/năm.
- Đồng thời, theo điều 4 TT 06, Đối với lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ có kỳ hạn của
tổ chức, cá nhân tại TCTD phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, được
thực hiện cho đến hết thời hạn; trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân
không đến lĩnh tiền gửi, thì TCTD áp dụng lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại
Thông tư này
- Vì vậy, khi tính và dự thu lãi, kế toán phải xem xét đến mức lãi tối đa mà NHNN cho
phép tại thời điểm khách hàng gửi tiền đô la Mỹ và qui định mức lãi suất của NHTM để
hạch toán chính xác.
- Ví dụ ngày 01/08/2013, bà A đến gửi tiền tại NHTM B với khoản tiền gửi là 10 000
USD, kì hạn 1 năm, lãi suất cho khoản tiền gửi áp dụng tại thời điểm đó là 1,1 % / năm
phù hợp với qui định của NHNN( tối đa bằng 1,25%). 18/03/2014 Thông tư 06 và quyết
định 497 có hiệu lực qui định mức lãi suất tiền gửi đô la Mỹ tối đa đối với cá nhân là 1%
nhưng khoản tiền gửi của bà A phát sinh trước ngày có hiệu lực của thông tư mới và đến


11

01/8/2014 mới đến hạn rút nên theo điều 4,

TT 06, kế toán vẫn dự thu lãi với mức lãi

suất là 1,1% . Nếu đến 01/08/2014 bà A chưa đến rút tiền gửi thì NHTM B áp dụng mức
lãi suất mới do ngân hàng qui định ( tối đa bằng 1%)
* Nhận xét
- Như vậy, việc giảm LSHĐ đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ đối với cá nhân ( giả sử
tổng USD huy động được không đổi ) sẽ làm giảm chi phí huy động USD của TCTD, tuy
nhiên, cũng làm giảm sức hấp dấn với khách hàng có nhu cầu gửi tiền và có thể dẫn đến
doanh số USD huy động được giảm.

d) Thông tư 04/2011/TT-NHNN quy định Áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức,
cá nhân rút tiền trước hạn tại TCTD
- Thông tư 04/2011/ TT-NHNN được ban hành ngày 10/03/2011, theo đó, điểm chính
trong thông tư này là TCTD áp dụng lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ
hạn thấp nhất của TCTD theo từng đồng tiền trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền
gửi trước hạn; mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn này là thấp nhất tại thời điểm tổ chức,
cá nhân rút tiền gửi trước hạn. Và theo khoản 4 Điều 1 QĐ số 47/2006/QĐ-NHNN của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tiền
gửi tiết kiệm kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN, trường hợp người gửi tiền
có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16
(Người gửi tiền được rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nếu có thoả thuận với tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm khi gửi tiền và phải thông báo trước yêu cầu rút tiền trước hạn theo quy
định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.), thì người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định
của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm, Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết
kiệm trước hạn nhưng không đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, thì tổ chức nhận
tiền gửi tiết kiệm có thể cho phép người gửi tiền rút tiền trước thời hạn. Trong trường hợp
này, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định tại Khoản 2 Điều 16; tổ chức nhận tiền
gửi tiết kiệm được quyền quy định mức phí đối với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước thời
hạn.
Theo thông tư này, giả sử khách hàng A có khoản tiền gửi tại NHTM B từ ngày
31/08/2013, kì hạn 1 năm đến 31/08/2014. 31/07, KH A muốn rút tiền trước hạn.


12

+ Trường hợp KH A có thỏa thuận với NHTM B khi gửi tiền và thông báo
trước yêu cầu rút tiền theo qui định của ngân hàng B thì sẽ được hưởng lãi theo qui định
của NHB. Kế toán sẽ tiến hành hạch toán lãi phải trả theo mức lãi tối đa bằng mức lãi
suất không kỳ hạn thấp nhất.
+ Trường hợp KH A không có thỏa thuận trước với NH B, NHTM B có thể cho

KH này rút trước hạn nhưng phải chịu phí theo qui định của NHTM B, kế toán vẫn hạch
toán lãi suất phải trả vẫn như trường hợp trên đồng thời hạch toán thêm một khoản phí
đối với khoản tiền gửi này vào tài khoản thu nhập khác.
e)

Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn Việc mở và sử dụng tài khoản thanh

toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Thông tư 23/2014/TT-NHNN được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định tại
Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN, thay đổi về bố cục và chỉnh sửa, bổ sung một số
quy định để phù hợp với các căn cứ pháp lý hiện hành cũng như thực tiễn hoạt động mở,
sử dụng tài khoản thanh toán. Cụ thể, thông tư cho phép cá nhân người từ đủ 15 tuổi đến
18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để phù hợp
với quy định tại Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của
Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt. Thông tư bổ sung các quy định cho phép
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc mở, sử dụng tài khoản thanh
toán thông qua phương tiện điện tử.
Ngòai ra, nhằm góp phần thực hiện chủ trương giảm thủ tục hành chính của Chính
phủ và tạo thuận tiện cho khách hàng trong việc mở tài khoản thanh toán, thông tư cho
phép sử dụng giấy tờ là bản sao không có chứng thực (kèm bản chính để đối chiếu) trong
hồ sơ mở tài khoản thanh toán.

2)

Nghiệp vụ tín dụng
a. Thông tư 02/2013/TT-NHNN, thông tư 09/2013/TT-NHNN quy định về phân

loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng của các TCTD



13

* Tác động của thông tư đến hoạt động kế tóan
-Đối tượng “tài sản có” được yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro rộng hơn; tỷ lệ khấu trừ
tối đa với tài sản bảo đảm quá thận trọng (khoản 6, điều 12) khi tỷ lệ khấu trừ của tài sản
bảo đảm là bất động sản lên tới 50%, làm cho giá trị thế chấp cùng với dự phòng khoản
vay tăng thêm. Kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng do TCTD phân loại phải được
điều chỉnh theo kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn
tại các TCTD khác.
- Thông tư này là một cuộc cách mạng trong ngành ngân hàng.
+ Trước Thông tư 02, nợ xấu nhiều ngân hàng có thể tăng lên 10%, 20%, thậm
chí cao hơn. Ngân hàng phải dồn một nguồn dự phòng lớn, có thể thua lỗ và thiếu
lực để xử lý nợ xấu, tăng chi phí và gây sức ép đối với lãi suất…
Nghiệp vụ trích lập thêm dự phòng: Nợ TK chi phí dự phòng
Có TK dự phòng cụ thể
Có TK dự phòng chung
+Số tiền dự phòng không đủ để xử lí rủi ro thì phần thiếu hạch toán vào chi phí
hoạt động
- Nợ xấu tăng, dự phòng tăng làm chi phí quản lí , theo dõi, thu hồi nợ…tăng. Dẫn đến
chi phí ngân hàng tăng mạnh, ngân hàng chặt chẽ cẩn trọng hơn trong cho vay,tín dụng
tăng

trưởng

chậm

,


dẫn

đến

lợi

nhuận

giảm

sút



điều

tất

yếu

Các doanh nghiệp vay vốn theo đó cũng bị ảnh hưởng. Lớn nhất, hạng mức tín nhiệm
nhiều doanh nghiệp sẽ bị hạ, đồng nghĩa chi phí vay đắt hơn, thậm chí không thể vay
được vốn, sản xuất kinh doanh sẽ càng đình đốn, khó khăn…

b) Quyết định số 1627/2000/QĐ-NHNN, 127/2005/QĐ-NHNN và 785/2005/QĐ-NHNN
về quy chế cho vay của TCTD với KH
Quyết định 785/2005 có 1 số sửa đổi so với quyết định 1627 và 127 ở việc cơ cấu lại thời
hạn trả nợ
- Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong
phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và TCTD đánh giá là có



14

khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì TCTD xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
gốc và/hoặc lãi vốn vay.
VD: Thay vì kì hạn 1 năm trả gốc và lãi 2 lần theo kì hạn 6 tháng 1 lần, thì ngan hàng có
thể điều chỉnh lại là 1 năm trả gốc và lãi 1 lần, giúp KH có thời gian và chuẩn bị được đủ
gốc lãi hoàn trả. Kế toán hạch toán theo kì hạn đã điều chỉnh
- Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho
vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và được TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ
trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì TCTD xem xét cho gia hạn
nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
- Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được
phân loại vào các nhóm nợ thích hợp theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
VD: 1/1/X NHX kí hợp đồng cho công ty Y vay 300tr, kì hạn 9 tháng, 3 tháng trả gốc lãi
1 lần, số gốc mỗi lần bằng nhau.1/2/X công ty xin giải ngân và sử dụng. ngày 1/5/X công
ty trích tài khoản trả nợ gốc và lãi đầy đủ. 1/8/X công ty không trả được nợ gốc và lãi ,
xin nợ lại. ngân hàng đồng ý và cho thời gian ân hạn 20 ngày.
Ngân hàng hạch toán số lãi đã dự thu: Nợ 702, Có 3941
Sau thời gian ân hạn công ty không trả được nợ, ngân hàng chuyển số nợ gốc sang
nhóm „‟ nợ cần chú ý‟‟: Nợ 2112, Có 2111

c) Quyết định 59/2006 QD-NHNN quy định về quy chế mua bán nợ giữa các
TCTD
* Theo Quyết định 59 thì các TCTD
- Không được mua, bán khoản nợ khi đang có tranh chấp, khiếu kiện nhằm đảm bảo trách
nhiệm của bên bán đối với khoản nợ.
- Bên mua nợ sẽ trở thành người cho vay đối với bên bán nợ để đảm bảo tuân thủ các quy

định pháp luật về cấp tín dụng
- TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính số nợ đã mua vào tổng dư nợ và tuân
thủ giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng.


15

- Đối với trường hợp bán nợ có truy đòi, cả

bên mua và bên bán đều phải trích lập dự

phòng. Bên bán trích lập dự phòng cho rủi ro bên nợ mất khả năng thanh toán. Bên mua
trích lập dự phòng cho rủi ro mất khả năng thanh toán của bên bán.
- Với các khoản nợ thuộc nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), giá mua và bán nợ không được thấp
hơn giá trị khoản nợ được mua, bán.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua khoản nợ mà TCTD cấp trên thị
trường quốc tế cho người không cư trú.
*Xử lý tài chính, hạch toán kế toán trong nghiệp vụ mua, bán nợ
- Xử lý đối với phần chênh lệch giữa giá mua, bán nợ và giá trị khoản nợ của bên bán nợ.
+Đối với các khoản nợ đang hạch toán nội bảng:
Trường hợp giá mua, bán nợ cao hơn giá trị khoản nợ thì phần chênh lệch cao
hơn được hạch toán vào thu nhập trong năm tài chính của TCTD.
VD: giá trị món nợ: 120, giá bán 125
=> lãi = 125-120=5 cho vào tài khoản 742
Trường hợp giá mua, bán nợ thấp hơn giá trị khoản nợ thì phần chênh lệch thấp
hơn được bù đắp từ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể (trong trường hợp tổn thất
đã xác định do cá nhân, tập thể gây ra và phải bồi thường theo quy định), tiền bảo
hiểm của tổ chức bảo hiểm và quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập trong chi phí,
phần còn thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh của TCTD trong kỳ.
+ Đối với các khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng: Toàn bộ số tiền thu được do bán nợ

được hạch toán vào thu nhập khác của TCTD, trừ trường hợp khoản nợ được mua, bán có
cơ chế xử lý riêng.
- Các chi phí phát sinh trong quá trình mua, bán nợ được hạch toán vào chi phí hoạt động
trong kỳ của TCTD.
- Việc hạch toán, kế toán trong mua, bán nợ được thực hiện theo các quy định hiện hành
về chế độ kế toán của các TCTD


16

d) Công văn số: 8499/NHNN-TCKT
nợ xấu của VAMC và TCTD

hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán

Cuối mỗi quý, VAMC và TCTD bán nợ phải thực hiện đối chiếu nợ mua bằng trái
phiếu đặc biệt và đảm bảo khớp đúng số liệu, bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: Số tiền
thu hồi nợ mua; số nợ vay đã chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay là
doanh nghiệp, số dư nợ gốc, nợ lãi còn phải thu hồi; tài sản bảo đảm; số nợ thu hồi đã
trả nợ vay tái cấp vốn của TCTD bán nợ, phí VAMC được hưởng, phải thu, phải trả giữa
VAMC và TCTD bán nợ (nếu có).
Khi thanh toán trái phiếu đặc biệt, VAMC và TCTD bán nợ phải thực hiện đối chiếu,
xác nhận toàn bộ số liệu công nợ có liên quan đến khoản nợ xấu đã mua bán (bao gồm cả
phí VAMC được hưởng) đảm bảo chính xác, khớp đúng và quyết toán các khoản phải thu,
phải trả giữa VAMC và TCTD bán nợ.
Đối với TCTD bán nợ, kế toán phải thực hiện:
- Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt theo đúng quy định
Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Thông tư số 19/2013/TT-NHNN.
- Mở tài khoản cấp IV, cấp V hoặc tài khoản chi tiết thuộc tài khoản 16-Chứng khoán
giữ đến ngày đáo hạn để theo dõi trái phiếu đặc biệt nhận được từ VAMC.

- Mở sổ chi tiết hoặc áp dụng hệ thống thông tin quản lý thích hợp để quản lý theo
dõi các khoản nợ được bán bằng trái phiếu đặc biệt, đảm bảo tính chính xác, tin cậy
được quản lý theo các tiêu chí chủ yếu sau: Giá trị khoản nợ bán loại tiền tệ, ngày
cho vay, sốtiền cho vay, nợ gốc, nợ lãi đến thời điểm bán nợ, số nợ gốc, nợ lãi đã thu
hồi giá trị ghi sổ của tài sản bảo đảm… số nợ đã thu hồi VAMC đã trả vay tái cấp
vốn (gốc, lãi) cho TCTD bán nợ ... theo yêu cầu quản lý; theo thỏa thuận về trao đổi,
cung cấp thông tin giữa VAMC với TCTD và theo quy định của Nhà nước, NHNN.


17

Phần III: Thực trạng họat động kế tóan ở Việt Nam hịên nay và một
số khuyến nghị
1) Thực trạng thục hiện các thông tư của các NHTM
Trong thời gian qua. Hệ thống các thông tư, quy định có điều chỉnh đến các nghịêp vụ kế
tóan liên tục đựơc ban hành thay thế các văn bản cũ, sự thay đổi trong các văn bản nhằm
phù hợp với tình hình kinh tế trong nứơc cũng như bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng.Vậy phản ứng của các ngân hàng ra sao?
Về hoạt động tín dụng
 Thông tư 02 ra đời như một cú đánh mạnh đối với các NHTM và doanh nghịêp, vì
TT02 siết chăt việc phân lọai nợ dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm khá mạnh do
phải tăng trích lập dự phòng rủi ro , bên cạnh đó thì khả năng tiếp cận vốn của các DN
sẽ giảm Ví như với Agribank, đơn cử là chương trình cho vay trữ gạo, hoạt động xuất
khẩu bên ngoài biến động, nếu không gia hạn để các doanh nghiệp tiếp tục mua gạo
của nông dân thì nông dân gặp khó trước, vì doanh nghiệp có thể dừng mua gạo cho
nông dân. Thực hiện TT02, nợ xấu NH tăng vọt lên 10-15-30% thậm chí 40%. Với
những ngân hàng như thế rất là khốn khó, nếu nợ xấu chỉ 20%, thì đã ăn vào vốn chủ
sở hữu ít nhất một nửa , chưa kể nếu làm không có lời, lỗ rồi, sẽ ăn luôn vào vốn tự có,
vì lời không đủ tram vào dự phòng rủi ro. Vì vậy đa số các NH không cảm thấy thích
thú với TT này



QĐ 1627/2001, 127/2005 : Là quy chế cho vay đang được các ngân hàng áp dụng
Các nhà quản trị Ngân hàng cũng đưa ra rất nhiều quan điểm, nhiều tranh cãi về
trường hợp Quy chế cho vay của NHNN Việt Nam không quy định hoặc chưa quy
định cụ thể, chi tiết về một hoạt động, một hành vi hay thủ tục nào đó về hoạt động
cho vay nhưng các ngân hàng thương mại lại quy định cụ thể, chi tiết trong quy trình,
quy định, quy chế, hướng dẫn cho vay của nội bộ ngân hàng mình thì khi CBNV vi
phạm những quy định này và gây thiệt hại đến tài sản của ngân hàng thì có cho phép
lấy những quy định nội bộ ngân hàng đó làm cơ sở kiểm tra hay không.


18

 Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN:

Trước khi Ngân hàng Nhà nước ban

hành văn bản này, việc xử lý nợ trong nền kinh tế hiện nay được coi là vấn đề nóng
bỏng nhất. Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank phân tích, khi triển
khai chủ trương này, ngân hàng bán nợ thu được tiền và thoát khỏi vùng ách tắc vốn;
còn với ngân hàng mua nợ, dĩ nhiên họ bỏ ra một khoản tiền chịu thiệt trước mắt
nhưng nhờ tiềm lực mạnh hơn, họ sẽ hưởng lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai.
Về hoạt động huy động vốn
 Phần lớn các thông tư mới ban hành đều nhằm làm giảm trần lãi suất huy động,
việc này được các NHTM ủng hộ do trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, nếu
không giảm trần lãi suất huy động, NHTM khó có thể cho vay từ đó cũng làm
giảm nguồn thu nhập của ngân hàng. Hơn nữa, mặc dù trần lãi suất huy động giảm
nhưng các số lịêu từ đầu năm đến nay cho thấy, số lượng ngừơi gửi tiền không hề
giảm như vậy NH vẫn có nguồn vốn huy động để cho vay.


Hạn chế
Hệ thống kế toán ngân hàng sẽ còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn từ nhiều

i.

phía. Đó là hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán còn thiếu, chưa đồng bộ,
chưa thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế; Chưa trở thành chuẩn mực kiểm tra, kiểm soát
hoạt động của kinh tế thị trường.
2) Khuyến nghị của nhóm
Thời gian tới, Việt Nam cần phải đánh giá, phân tích tình hình hệ thống kế toán ngân
hàng để từ đó có những lộ trình đổi mới thích hợp Quán trình nàyđòi hỏi nỗ lực từ nhiều
phía Nhà nước, các NHTM... Nhóm trình bày có đưa ra một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, cần xây dựng bổ sung một số thông tư phù hợp với tình hình họat động
của NHTM. Hiện nay, họat động NHTM đang có nhiều chuyển biến và phát sinh
nhiều nghiệp vụ phức tạp nhưng các chuẩn mực hỗ trợ việc ghi nhận các nghiệp vụ
vẫn thiếu vắng Để thực hiện được điều này, các chuyên gia có kinh nghiệm đến từ Bộ
Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… cần có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên về
mặt chuyên môn nhằm xây dựng nên một hệ thống kế toán có chất lượng.


19

Thứ hai, hệ thống NHTM cần ủng hộ cũng như thể hiện sự thiện chí trong thực
hiện các thông tư do NHNN hay Bộ TC ban hành. Ngoài ra, trên cơ sở hành lang pháp
lý sẵn có, các NHTM phải thường xuyên đưa ra các đề xuất cho NHNN về việc sửa
đổi thông tư, nghị định. Đặc biệt, các NHTM cần có kế hoạch đào tạo, huấn luyện các
nhân viên kế toán hiểu biết các chuẩn mực kế toán cập nhật các thông tư mới có liên
quan đến kế tóan. Giải pháp này không chỉ giúp ngân hàng tuân thủ các quy định hiện
hành mà còn giúp việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, khách quan hơn.




×