Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Trình bày tóm lược các nguyên tắc kế toán, cho ví dụ minh hoạ việc vận dụng các nguyên tắc kế toán trong hoạt động ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 28 trang )

1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Báo cáo
MÔN: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG I
Đề tài: Trình bày tóm lược các nguyên tắc kế

toán, cho ví dụ minh hoạ việc vận dụng các
nguyên tắc kế toán trong hoạt động ngân hàng.
Nhóm Thứ 5 ca 1 P.C10

GVHD: Ths. Nguyễn Bảo Huyền.
Hà Nội tháng 10/2014


2

LỜI NÓI ĐẦU
Các chuẩn mực kế toán nói chung và các nguyên tắc kế toán nói riêng đã thực
hiện hiệu quả vai trò kiểm tra, giám sát thông qua lập, trình bày, công bố báo cáo tài
chính; góp phần tích cực trong việc thực hiện công tác kiểm toán (cả Kiểm toán Nhà
nước cũng như Kiểm toán độc lập); giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân
sách nhà nước, tạo cơ chế công khai, minh bạch các báo cáo tài chính.
Về việc thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển hội nhập, Luật Kế toán 2003 và các
văn bản quy định pháp luật về kế toán đã tạo điều kiện hoàn thiện cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài có
được thông tin cần thiết để quyết định tham gia các hoạt động đầu tư, phát triển thị
trường tài chính cũng như dịch vụ về kế toán.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang dần phục hồi thì các
nguyên tắc kế toán được áp dụng trong các ngân hàng đang được chú trọng. Với


những yêu cầu ấy, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày về việc vận dụng các
nguyên tắc kế toán trong ngân hàng với những nội dung như dưới đây.


3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN.
STT Họ tên
1

Nguyễn Thị Quỳnh <Nhóm Trưởng>

Gmail _SĐT
GMAIL:
SĐT: 01688336701

2

Phạm Thị Mai

3

Hồ Đại Quỳnh Nga

4

Nguyễn Mai Chi

5


Trần Thị Tươi

6

Lê Thị Thanh Huyền

7

Lê Thị Huyền

8

Lê Mỹ Hòa


4

MỤC LỤC

I.

Tìm hiểu về các nguyên tắc kế toán. .................................................................... 5
1. Các nguyên tắc kế toán......................................................................................... 5
2. Các chuẩn mức kế toán liên quan đến các nguyên tắc kế toán và hoạt động ngân
hàng. ............................................................................................................................ 7

II. Thực trạng vận dụng các nguyên tắc kế toán. .................................................... 9
III.

Đánh giá việc vận dụng các nguyên tắc kế toán và đưa ra các khuyến nghị


trong việc vận dụng các nguyên tắc kế toán trong ngân hàng. .............................. 25
1. Đánh giá việc vận dụng các nguyên tắc kế toán. ............................................... 25
2. Ý kiến đánh giá của nhóm. ................................................................................. 27


5
I. Tìm hiểu

về các nguyên tắc kế toán.

Là một bộ phận trong hệ thống kế toán quốc gia. Kế toán ngân hàng phải thể hiện
một cách đầy đủ, trung thực về tình hình tài chính của ngân hàng, và để thực hiện điều
này, kế toán ngân hàng cũng tuân thủ các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận và
phù hợp với chuẩn mực quốc về kế toán
Tại Việt Nam nhà nước cũng ban hành các chuẩn mực kế toán trong đó có các
nguyên tắc kế toán để nhà nước thực hiện.
1.

Các nguyên tắc kế toán.

1.1.

Cơ sở dồn tích.

Cơ sở kế toán dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối
các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp (DN). Theo đó, mọi giao
dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, danh thu và chi
phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm
thực tế thu hoặc chi tiền

1.2.

Hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt
động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,
nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động
hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với
giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải
giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
1.3.

Nguyên tắc giá gốc

Mọi tài sản phản ảnh trong các khoản mục của báo cáo tài chính phải theo
nguyên tắc giá gốc. Giá gốc của tài sản được ghi chép theo số tiền hoặc khoản tương
đương tiền đã trả, phải trả, hoặc ghi theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản
được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong
chế độ kế toán cụ thể.
1.4.

Nguyên tắc phù hợp


6

Nguyên tắc phù hợp qui định việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải trả phù hợp
với nhau.Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng
liên quan đến việc rạo ra doanh thu đó. Chi phí được ghi nhận trong đó có thể thực chi
trong kỳ, đã chi ở các kỳ trước (chi phí trả trước được phân bỏ vào kỳ này hoặc sẽ chi

ở kỳ sau (chi phí phải trả được trích trước vào chi phí trong kỳ).
1.5.

Nguyên tắc nhất quán

Theo nguyên tắc nhất quán, các chính sách, phương pháp kế toán doanh nghiệp
đã chọn phải được áp dụng nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác. Chỉ nên thay đổi chính
sách và phương pháp kế toán khi có lý do đặc biệt và ít nhất phải sang kỳ kế toán sau.
Trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn, phải giải
trình lý do và công bố đầy đủ ảnh hưởng của sự thay đổi đó về giá trị trong các báo
cáo tài chính.
1.6.

Nguyên tắc thân trọng

Phương pháp thận trọng đưa ra một ngoại lệ cho việc sử dụng các giá trị theo
nguyên giá. Nguyên tắc thận trọng yêu cầu trong khi lập các ước tính kế toán trong các
điều kiện không chắc chắn cần có sự xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết như:
 Trích lập các khoản dự phòng không quá lớn hoặc không quá thấp.
 Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
 Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí.
 Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn còn
chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
1.7.

Nguyên tắc trọng yếu

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu
chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh
hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ



7

thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn
cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định
lượng và định tính.
2.

Các chuẩn mức kế toán liên quan đến các nguyên tắc kế toán và hoạt

động ngân hàng.
Mỗi quốc gia tùy theo tình hình phát triển sẽ ban hành các nguyên tắc kế toán của
mình. Ở Việt Nam, các chuẩn mực kế toán gọi tắt tiếng anh là VAS (Vietnam
Accounting Standard). Trong 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam nhưng chỉ có một số
chuẩn mực có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.
2.1.

VAS 01 – Chuẩn mực chung.

Chuẩn mực này được ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐBTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu
cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh
nghiệp, nhằm:
 Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ
thể theo khuôn mẫu thống nhất;
 Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề
chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính
phản ánh trung thực và hợp lý;

 Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp
của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
 Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính
được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2.2.

VAS 21 – Trình bày báo cáo tài chính.


8

Chuẩn mực này yêu cầu báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một
doanh nghiệp về:
 Tài sản;
 Nợ phải trả;
 Vốn chủ sở hữu;
 Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ.
 Các luồng tiền.
Về yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính: BCTC phải trình bày một cách
trung thực hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kế quả kinh doanh và các luồng tiền
của doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu trung thực hợp lý, báo cáo tài chính phải được lập
và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định
có liên quan hiện hành.
2.3.

VAS 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và các

tổ chức tài chính tương tự.
Ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02
năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Là một tổ chức tín dụng, các ngân hàng cũng phải áp dụng các chuẩn mực và
trình bày các báo các tài chính vào cuối kỳ kế toán, ngoài ra, việc lập và trình bày báo
các tài chính của ngân hàng có một số điểm bổ sung như sau:
 Chuẩn mực này hướng dẫn việc trình bày những thông tin cần thiết trong báo
cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất của các Ngân hàng. Bên cạnh đó
cũng khuyến khích việc trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính những thông tin
về kiểm soát khả năng thanh toán và kiểm soát rủi ro của các Ngân hàng. Đối với
những tập đoàn có hoạt động ngân hàng thì chuẩn mực này được áp dụng cho các hoạt
động đó trên cơ sở hợp nhất.
 Chuẩn mực này bổ sung cho các chuẩn mực kế toán khác áp dụng cho các Ngân
hàng trừ khi chuẩn mực kế toán và các quy định khác có điều khoản ngoại trừ.


9

2.4.

VAS 16 – Chi phí đi vay

Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12
năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và
phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí
sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan
trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế
toán và lập báo cáo tài chính.
II.

Thực trạng vận dụng các nguyên tắc kế toán.


1.

Nguyên tắc cơ sở dồn tích.

Trong các ngân hàng hiện nay đêu áp dụng cơ sở dồn tích làm nguyên tắc trong
việc hạch toán các nghiệp vụ ngay khi phát sinh. Ví dụ: ngân hàng Agribank cho
khách hàng A vay 100 triệu VND thời hạn vay 12 tháng, lãi suất 0.9% từ ngày
1/1/2013 đến ngày 1/1/2014. Tại ngày 31/12/2013:Nếu hạch toán theo phương pháp
thực thu, thực chi: chưa có khoản doanh thu nào được hạch toán trong khi lại có chi
phí quản lý phát sinh. Nếu cân đối sẽ không thấy được khoản thu, lợi nhuận. Nếu hạch
toán theo phương pháp dự thu, dự chi, dự thu theo từng tháng, do đó tại ngày
31/12/2013 ngân hàng vẫn có được khoản dự thu, khi đó lợi nhuận của ngân hàng
không bị sai lệch.
Do hoạt động ngân hàng với những đặc thù riêng biệt như cho vay thu lãi sau,
tiết kiệm của khách hàng,... nên việc áp dụng kế toán cơ sở dồn tích vào các TCTD là
hoàn toàn cần thiết và phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2.

Nguyên tắc hoạt động liên tục.

Tình hình hoạt động liên tục của các ngân hàng thể hiện rõ nhất qua báo cáo tài
chính của doanh nghiệp, qua các kỳ kinh doanh. Ví dụ:
 Xét hoạt động tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)
 Trụ sở: 198, Trần Quang Khải, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội


10

 Điện thoại: (84-4) 39 346 137

 Báo cáo tài chính từ năm 2010 – 2013, thể hiện hoạt động kinh doanh liên tục
của doanh nghiệp.
 Báo cáo tài chính năm 2010


11

 Báo cáo tài chính năm 2011


12


13

 Báo cáo tài chính năm 2011.


14


15

 Báo cáo tài chính hợp nhất 2013.


16


17


Có thể thấy, từ năm 2011 – 2013 ngân hàng Vietcom bank đã duy trì hoạt động
liên tục của mình, thông qua bảng cân đối kế toán được lập vào cuối kỳ niên độ kế
toán, các báo cáo tài chính luôn có chữ ký của ban lãnh đạo trong ngân hàng, cũng như


18

của các kiếm toán viên độc lập khác, ngoài ra, trong bảng cân đối kế toán đều đưa ra
các số liệu đầu kỳ cũng như là cuối kỳ để so sánh tình hình hoạt động của ngân hàng.

3.

Nguyên tắc giá gốc.

Đối với ngân hàng, giá gốc của tài sản phản ảnh với nghiệp vụ phát hành cổ
phiếu trong trường hợp giá bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá thì số tiền thu được do bán
cổ phiếu sẽ được tách thành hai phần: số tiền thu theo mệnh giá của cổ phiếu được ghi
vào tài khoản vốn điều lệ, phần vượt mệnh giá cổ phiếu (thặng dư) sẽ được ghi vào tài
khoản Thặng dư vốn điều lệ. Cụ thể như sau:
Các hoạt động kinh doanh chứng khoán của ngân hàng được hoạch toán vào hai
loại sổ đó là sổ kinh doanh và sổ ngân hàng
 Sổ ngân hàng bao gồm các tài sản chính được nắm giữ trong vì mục tiêu tạo lợi
nhuận ổn định cho ngân hàng, nó thường được nắm giữ đến khi đáo hạn và được hạch
toán theo giá gốc của các tài sản chính đó ví dụ như các trái phiếu kho bạc, tín phiếu
kho bạc…
 Sổ kinh doanh bao gồm các tài sản tàichính thường được nắm giữ trongngắn
hạn vì mục tiêu kinh doanh kiếmlời như chênh lệch giá, lợi dụngsự biến động của thị
trường để kiếm lời,các tài sản này được hạch toán theo giá thị trường ví dụ như các
hoạt động kinh doanh chênh lệch giá được phản ảnh theo giá thị trường củacác danh

mục chứng khoán đầu tư.Tuy nhiên theo nguyên tắc của Việt Nam các tài sản tài chính
ở cả hai sổ này ở Việt Nam đều được ghi nhận theo giá gốc.- Quý II/2011 VietCom
Bank phát hành thêm cổ phiếu trả cổ tức với 211 triệu cổ phiếu. Cuối năm 2011 đầu
2012 VCB phát hành 492 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10000 đồng/1 cổ phiếu cho cổ
đông chiến lược nước ngoài là ngân hàng MIZUHO của Nhật Bản mới mức giá
34000đồng/1 cổ phiếu. Ngân hàng hạch toán theo mệnh giá (Giá gốc của cổ phiếu)
phần chênh lệch giữa giá gốc và mệnh giá thì được hạch toán vào thặng dư vốn cổ
phần.
4.

Nguyên tức phù hợp


19

Nguyên tắc phù hợp được vận dụng vào các nghiệp vụ tín dụng. Ví dụ: Vào ngày
1/12/N, ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là 100 triệu đồng, kỳ hạn 3
tháng, lãi suất 8%/năm, nhận lãi khi đáo hạn. Số tiền gốc và lãi ngân hàng thực chi trả
cho khách hàng sẽ được chi vào ngày đáo hạn 1/3/N+1. Do đó, chi phí thực trả lãi
tháng 12 là chưa chi. Tuy nhiện, ngân hàng vẫn phải hạch toán chi phí này vào năm N
vì đó là khoản chi phí huy động số vốn 100 triệu đồng và tương xứng với phần thu
nhập tạo ra từ việc sử dụng vốn đã huy động của ngân hàng trong tháng 12/N.
Ngân hàng mua trang thiết bị phục vụ cho việc hoạt động giá 50 triệu đồng, sử
dụng trong vòng 5 năm. Giá trị của trang thiết bị này được phân bổ dần vào chi phí
kinh doanh trong kỳ. Vì đó là khoản chi phí tương xứng với phần thu nhập được tạo ra
từ việc sử dụng các trang thiết bị đó.
5.

Nguyên tắc nhất quán


Hiện nay các ngân hàng cũng áp dụng nguyên tắc nhất quán trong phương thức
tính lãi cho vay các kỳ, là phương thức thống nhất được áp dụng trong nhiều kỳ các
khau. Điều khoản thanh toán lãi cho vay thông qua hai phương pháp tính lãi CVTD
tại các NHTM, đó là phương pháp tính lãi đơn (Simple Interest Method) và phương
pháp tính lãi gộp (Add – on Method).
Thứ nhất, phương pháp tính lãi đơn. Theo phương pháp này, vốn gốc của người
đi vay phải trả từng định kỳ, được tính đều nhau bằng cách lấy vốn ban đầu chia cho
số kỳ hạn thanh toán. Còn lãi phải trả mỗi kỳ được tính trên số tiền khách hàng thực sự
thiếu ngân hàng.
Chẳng hạn, hiện nay, mức lãi suất CVTD tại NHTM X đưa ra là 14%/năm và
NHTM Y là 10%/năm. Thoạt nhìn, khách hàng sẽ chọn vay vốn tại NHTM Y, do mức
lãi suất cho vay của ngân hàng này thấp hơn NHTM X, tức là số tiền khách hàng phải
trả hàng tháng thấp hơn ngân hàng X. Tuy nhiên, khi đến kỳ hạn trả nợ, nhiều khách
hàng không khỏi ngỡ ngàng với số tiền lãi thực tế phải trả lớn hơn lãi suất niêm yết.


20

Dẫn chứng cụ thể, ông A đến NHTM X làm thủ tục vay tiêu dùng 400 triệu đồng
trong 4 năm để mua sắm nội thất cho gia đình. Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng của
ngân hàng X đồng ý cho ông A vay với lãi suất 14%/năm. Kỳ hạn trả nợ là 1 năm, số
tiền phải trả lãi được tính theo phương pháp lãi đơn (bảng 1).

Bảng 1 cho thấy, lãi được tính trên dư nợ còn lại của khách hàng, tiền lãi sẽ giảm
dần theo thời gian. Phương pháp tính lãi đơn tuân theo nguyên tắc, khách hàng nợ bao
nhiêu lãi trả bấy nhiêu. Điều này liên quan đến lãi suất hiệu dụng: Với mức lãi suất
danh nghĩa 14%/năm của ngân hàng X niêm yết thì lãi suất hiệu dụng cũng đúng bằng
14%/năm. Tuy nhiên, phương pháp lãi đơn này có một nhược điểm là nguồn trả nợ của
khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu là từ lương và thu nhập định kỳ, đây là nguồn thu
nhập đều qua các kỳ hạn. Với phương pháp tính lãi này, áp lực trả lãi cho khách hàng

ở những kỳ đầu tiên là rất lớn, gây căng thẳng về tài chính cho khách hàng và gây khó
khăn cho khách hàng trong việc trả nợ cho ngân hàng.
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp tính lãi đơn trên, các NHTM đã đưa
ra phương pháp tính lãi thứ hai (phương pháp gộp). Theo phương pháp gộp, lãi được


21

tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay, sau đó gộp vào vốn gốc
rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để tìm số tiền phải thanh toán ở mỗi định kỳ. Cụ
thể, tính theo công thức sau:
T = (V+L)/N
Với L= V x R x N
Trong đó:
T: Số tiền phải thanh toán cho ngân hàng ở mỗi kỳ hạn
L: Chi phí tài trợ, bao gồm lãi vay phải thanh toán và các chi phí khác có liên
quan
V: vốn gốc
N: Số kỳ hạn
R: Lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn
Với trường hợp trên, giả định ông A không vay vốn tại NHTM X mà vay vốn tại
NHTM Y với mức lãi suất thấp hơn là 10%/năm. NHTM Y tính lãi phải trả cho ông A
theo phương pháp gộp. Áp dụng theo công thức trên ta có: L = 400 x 10% x 4 = 160
triệu đồng. Như vậy, tổng số lãi ông A phải trả cho NHTM Y là 160 triệu đồng, cao
hơn 20 triệu đồng so với NHTM X (mỗi kỳ phải trả số lãi là 40 triệu đồng). Theo
phương pháp gộp, NHTM Y đã thực hiện cào bằng tổng lãi cho tất cả các kỳ hạn mà
ông A phải trả số tiền lãi bằng 40 triệu. Tuy nhiên, tổng tiền lãi ông A phải thanh toán
cho NHTM Y là 160 triệu đồng (Bảng 2).



22

Từ ví dụ trên cho thấy, để NHTM X và NHTM Y cạnh tranh công bằng với nhau,
khi tính lãi theo phương pháp gộp thì NHTM Y sẽ phải điều chỉnh giảm lãi suất cho
vay từ 10%/năm, xuống còn 8,75%/ năm. Như vậy, nhìn vào mức lãi suất cho vay mà
hai ngân hàng trên đưa ra, khách hàng thấy có sự chênh lệch đáng kể, lãi suất theo dư
nợ ban đầu (dư nợ gốc) hấp dẫn hơn so với lãi suất tính theo dư nợ giảm dần (dư nợ
thực tế). Tuy nhiên, thực tế số tiền khách hàng phải trả khi ngân hàng tính lãi theo dự
nợ ban đầu cao hơn rất nhiều so với việc tính lãi theo dư nợ thực tế.
6.

Nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng được thể hiện rõ nét trong nghiệp vụ trích lập dự phòng
của ngân hàng. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều thực hiện nguyên tắc này. Cụ thể:
Trong số 12 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II và 6 tháng
đầu năm 2014, có 7 tổ chức giảm lợi nhuận so với cùng kỳ, chủ yếu do phải tăng trích
lập dự phòng rủi ro.
Khối ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước đang có mức trích dự phòng rủi
ro lớn nhất. Riêng số trích lập của BIDV, Vietcombank, Vietinbank trong quý II/2014
lên tới trên 4.085 tỷ đồng, bằng gần hai phần ba tổng mức trích lập của 12 ngân hàng
cộng lại.


23

Đơn vị: tỷ đồng
BIDV giữ vị trí quán quân với 2.183 tỷ đồng trích lập trong quý II và 2.880 tỷ
đồng 6 tháng đầu năm, lần lượt tăng 20% và 10% so với cùng kỳ một năm trước.
Một đơn vị khác cũng có mức trích lập dự phòng nghìn tỷ trong quý II/2014 là

Vietcombank, đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ và mức trích trong 6
tháng là gần 2.400 tỷ đồng. Vietinbank tuy có mức trích thấp nhất trong top đầu, song
lại có tốc độ tăng trích lập cao nhất (quý II/2014 tăng 35% so với cùng kỳ).
Với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, do quy mô tín dụng thấp hơn các ngân
hàng thương mại Nhà nước nên mức trích lập chỉ chiếm ở góc 1/3 còn lại. Trong đó,
MB có mức trích lập lớn nhất với trên 570 tỷ đồng trong quý II và 940 tỷ đồng trong 6
tháng, lần lượt tăng 40% và 18% so với cùng kỳ một năm trước. Dự phòng cao là
nguyên nhân khiến lợi nhuận trong kỳ của MB giảm bởi trước khi có vật cản này, lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn tăng gần 100 tỷ đồng so với
cùng kỳ.
Có mức tăng trưởng trích lập dự phòng cao nhất trong quý là ACB với gần 355 tỷ
đồng, tăng trên 500% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Oceanbank quý II/2014
trích lập hơn 165 tỷ đồng dự phòng, so với việc hoàn nhập gần 13 tỷ đồng một năm
trước đây.


24

Một số điểm cần lưu ý là nhìn bề ngoài thì hầu như ngân hàng nào cũng trích lập
dự phòng rủi ro tín dụng, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng có cách thức thực
hiện như nhau. Trước kia, trong một thời gian dài một số ngân hàng để đạt mục tiêu
đẵn sàng điều chỉnh việc phân loại nợ dễn đến mức trích lập dự phòng đã không được
trung thực. Đó là chưa kể đến việc, các ngân hàng Việt Nam chủ yếu chỉ thực hiện
trích lập dự phòng theo phương pháp định lượng và đang thử nghiệm thêm phương
pháp định tính.
7.

Nguyên tắc trọng yếu

Nguyên tắc trọng yếu được hầu hết các ngân hàng tuân thủ. Báo cáo tài chính

cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của ngân hàng, thông
tin trên báo cáo tài chính đảm bảo tính trọng yếu. Việc nhận xét của kiểm toán viên
độc lập về tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính đảm bảo tính trọng yếu trong
hoạt động kế toán của ngân hàng.
Dưới đây là báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc lập tại ngân hàng Vietcom
Bank năm 2013:


25

III.

Đánh giá việc vận dụng các nguyên tắc kế toán và đưa ra các khuyến
nghị trong việc vận dụng các nguyên tắc kế toán trong ngân hàng.
1. Đánh giá việc vận dụng các nguyên tắc kế toán.


×