Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.43 KB, 10 trang )

Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành
án năm 2008
Tạ Quang Minh
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật dân sự; Mã số 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Công Bình
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về thủ tục thi hành án dân sự (THADS), như
khái niệm THADS, khái niệm thủ tục, vai trò của thủ tục THADS. Quá trình hình
thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay về thủ
tục THADS. Nghiên cứu các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS, từ đó
phát hiện những khiếm khuyết, bất cập trong các quy định của Luật THADS về thủ tục
THADS. Khảo sát thực tiễn THADS để phát hiện những hạn chế trong việc thực hiện
các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS. Tìm ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện và thực hiện các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS.
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Thi hành án.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công công cuộc đổi mới mà
Đảng ta đã đề ra là từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó
là một Nhà nước, trong đó vai trò pháp chế được đề cao, pháp luật được tôn trọng và bảo đảm
thực hiện. Ở đây, yêu cầu bức xúc hàng đầu là phải tạo ra và duy trì ý thức coi trọng pháp luật
trong quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Đặc biệt yêu cầu pháp chế phải được coi là một nội
dung hết sức quan trọng của nhà nước pháp quyền. Pháp chế đòi hỏi phải chấp hành nghiêm


chỉnh các phán quyết nhân danh Nhà nước của Tòa án nhân dân (TAND). Điều 36 Hiến pháp


1992 đã khẳng định: "Các bản án quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật
phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang và mọi
công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải chấp hành nghiêm chỉnh" [24, tr.
10]. Phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước sẽ chỉ là những quyết định trên giấy nếu
không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế. Hoạt động thi hành án
kém hiệu quả sẽ gây dư luận xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với tính
nghiêm minh của pháp luật.
Xác định đúng vai trò và ý nghĩa của hoạt động thi hành án, trước tình hình hoạt
động thi hành án kém hiệu quả, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX đã quyết định bàn giao
công tác thi hành án dân sự (THADS) từ TAND các cấp sang các cơ quan của Chính phủ từ
tháng 6 năm 1993. Thực tiễn đã chứng minh sự đúng đắn, kịp thời của chủ trương đó, bước đầu
tạo sự chuyển biến đáng khích lệ, làm thay đổi cục diện thi hành án sau nhiều năm trì trệ, góp phần
quan trọng vào việc thiết lập kỷ cương, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Song bên cạnh
những kết quả đạt được, thực tiễn hoạt động thi hành án cũng đặt ra những vấn đề mới có tính
cấp bách cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết.
Các văn bản pháp luật về thi hành án, đặc biệt là Pháp lệnh THADS năm 2004 là văn
bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực THADS, được ban hành trong bối cảnh nước
ta đang trong thời kỳ đổi mới, hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới một cách
toàn diện. Về cơ bản, pháp lệnh vẫn giữ nguyên các quy định về trình tự, thủ tục THADS của
Pháp lệnh THADS năm 1993, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số nội dung quan trọng về
trình tự, thủ tục thi hành án. Những kết quả đạt được sau hơn bốn năm thực hiện Pháp lệnh
THADS năm 2004 là cơ bản. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đặt
ra trong tình hình mới thì Pháp lệnh THADS năm 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, làm
giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật; quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết định của Toà án chưa được bảo
đảm, nhiều việc gây bức xúc trong xã hội. Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn
thiện về thể chế thi hành án; đổi mới quy trình, thủ tục THADS; nâng cao vị thế, vai trò, trách
nhiệm của hệ thống tổ chức THADS trong bộ máy nhà nước để đáp ứng đòi hỏi của công
cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó các quyền tự do
dân chủ và lợi ích chính đáng của con người phải được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn;



mọi vi phạm pháp luật xâm phạm quyền tự do, lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm
trị và bảo đảm thực thi các lợi ích đó trên thực tế thông qua hoạt động thi hành án là giai đoạn
cuối cùng của quá trình tố tụng.
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của công tác THADS đối với công cuộc xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã quy định: "Xây
dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ
quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành"
[12]. Ngoài ra, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện
nay đòi hỏi hệ thống pháp luật phải ngày càng được hoàn thiện, có tính pháp điển cao, trong
đó thi hành án là một vấn đề hết sức hệ trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của
công tác quản lý nhà nước, đến trật tự kỷ cương pháp luật và ảnh hưởng sâu sắc đến quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, do đó, việc phải có một văn bản có hiệu lực pháp lý cao của
Quốc hội về THADS là hết sức cần thiết. Xuất phát từ các yêu cầu đó tại kỳ họp thứ 4, ngày
14 tháng 11 năm 2008 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII đã
thông qua Luật THADS. Có thể nói, trong trong lĩnh vực THADS, Luật THADS là văn bản
chuyên ngành đầu tiên về THADS có hiệu lực pháp lý cao nhất. Luật THADS được ban hành
đã giải quyết được nhiều vấn đề bất cập của các văn bản pháp luật trước đó, tạo cơ sở nâng
cao hiệu quả THADS. Tuy vậy, sau một số năm thực hiện Luật này cũng cho thấy vẫn còn
những hạn chế, vướng mắc chưa được giải quyết triệt để làm ảnh hưởng đến kết quả THADS.
Để tìm ra các biện pháp khắc phục các hạn chế, vướng mắc góp phần giải quyết tình trạng án
tồn đọng thì việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của Luật THADS là cần thiết. Vì vậy, học
viên đã chọn đề tài "Thủ tục thi hành án dân sự theo Luật thi hành án 2008" nghiên cứu
làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về THADS nhìn chung là bước đầu đã được
đẩy mạnh. Trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách tư pháp, cũng như xây dựng Luật
THADS và sau khi Luật THADS được ban hành các vấn đề về thủ tục THADS đã được đặt ra

và triển khai nghiên cứu ở mức độ nhất định như đề tài luận án tiến sĩ luật học "Hoàn thiện
pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Thanh Thuỷ bảo vệ tại Học


viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008; đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường "Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008" do Trường Đại học Luật Hà Nội
năm 2010 v.v… Ngoài ra, còn có các bài nghiên cứu, trao đổi về thi hành án công bố trên các
báo, tạp chí chuyên ngành luật như bài "Những khó khăn trong xác minh thi hành án" của
Đinh Duy Bằng đăng trên Tạp chí dân..chủ và pháp luật, số chuyên đề về THADS, 3/2011;
bài "Bàn về tính dân chủ trong pháp luật về thi hành án dân sự " của Bùi Thái Bình, đăng trên
Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 03/2012; bài "Thông báo thi hành án dân sự những vấn đề từ
thực tiễn" của Duy Đinh, đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về THADS
5/2010; bài "Những vướng mắc trong trường hợp người phải thi hành án làm đơn đề nghị thi
hành án" của Nguyễn Thành Nam, đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 04/2008; bài
"Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành luật thi hành án dân sự" của Nguyễn Thị Khanh,
đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 05/2010; bài "Bàn về xác minh thi hành án theo
quy định của pháp luật về thi hành án dân sự" của Phan Tấn Pháp, đăng trên Tạp chí dân chủ
và pháp luật, số 07/2010 v.v... Những công trình nghiên cứu này bước đầu đã nghiên cứu về
một số vấn đề về thủ tục THADS. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu các công trình nghiên
cứu nêu trên mới dừng lại ở một số khía cạnh riêng lẻ của các vấn đề thủ tục THADS mà
chưa tập trung nghiên cứu tổng thể, toàn diện các vấn đề về thủ tục THADS theo Luật
THADS.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ những vấn đề lý luận về thủ tục THADS,
đánh giá thực trạng pháp luật thi hành án hiện hành và thực tiễn THADS. Qua việc nghiên
cứu tìm ra các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về THADS,
góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng án, nâng cao hiệu quả hoạt động THADS.
Để thực hiện được mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau
đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về thủ tục THADS, như khái niệm THADS, khái

niệm thủ tục, vai trò của thủ tục THADS; quá trình hình thành và phát triển các quy định của
pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay về thủ tục THADS;


- Nghiên cứu các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS, từ đó phát hiện
những khiếm khuyết, bất cập trong các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS;
- Khảo sát thực tiễn THADS để phát hiện những hạn chế trong việc thực hiện các
quy định của Luật THADS về thủ tục THADS;
- Tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện các quy định của Luật THADS
về thủ tục THADS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về THADS, các quy định của
Luật THADS về thủ tục THADS và thực tiễn tổ chức thi hành án của các cơ quan THADS.
Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với một số các quy định của các văn bản
pháp luật khác có quy định về thủ tục THADS để so sánh, đối chiếu và tham khảo.
THADS không phải chỉ là hoạt động có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ đơn thuần,
mà còn mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Việc nghiên cứu toàn diện những vấn đề lý luận
pháp luật THADS và thực tiễn THADS và các vấn đề khác có liên quan là một vấn đề rộng lớn,
phức tạp không chỉ riêng đối với khoa học pháp lý, mà còn là nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa học
khác như xã hội học, lịch sử, quản lý nhà nước… Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ
tập trung làm rõ những vấn đề về thủ tục THADS, các quy định pháp luật hiện hành về THADS
và thực tiễn thực hiện chúng trong những năm gần đây.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quá trình nghiên cứu đã sử dụng và
kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp so sánh, thống kê, phương
pháp phân tích, tổng hợp…
6. Những điểm mới của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống về thủ tục THADS theo

Luật THADS, luận văn có những điểm mới cơ bản sau đây:


- Làm rõ được một các vấn đề lý luận về thủ tục THADS, như khái niệm THADS,
khái niệm thủ tục, vai trò của thủ tục THADS; quá trình hình thành và phát triển các quy định
của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay về thủ tục THADS;
- Phân tích làm rõ được nội dung các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS,
nhận diện được những khiếm khuyết, bất cập trong các quy định của Luật THADS về thủ tục
THADS;
- Làm rõ thực tiễn thực hiện các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS và
phát hiện được một số hạn chế trong việc thực hiện các quy định của Luật THADS về thủ tục
THADS;
- Đã tìm được một số các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Luật THADS
về thủ tục THADS và nâng cao hiệu quả thực hiện chúng trên thực tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thủ tục thi hành án dân sự.
Chương 2: Nội dung các quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về thủ tục
thi hành án dân sự.
Chương 3: Thực tiễn thi hành các quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008
về thủ tục thi hành án dân sự và kiến nghị.


Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Đinh Duy Bằng (2011), "Những khó khăn trong xác minh thi hành án", Dân chủ và pháp

luật, (3), tr. 12-13.

2.

Nguyễn Công Bình (Chủ biên) (2007), Luật thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lí
luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3.

Bùi Thái Bình (2012), "Bàn về tính dân chủ trong pháp luật về thi hành án dân sự", Dân
chủ và pháp luật, (3), tr. 5-15.

4.

Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2009, Hà Nội.

5.

Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2010, Hà Nội.

6.

Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2011, Hà Nội.

7.

Chính phủ (2009), Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/07 quy định. chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi. hành án, Hà Nội.

8.


Chính phủ (2009), Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 9/9 quy định chi. tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lí thi hành án dân sự,
cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự, Hà Nội.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 25/4 của Bộ Chính trị
về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống Pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
12. Duy Đinh (2010), "Thông báo thi hành án dân sự những vấn đề từ thực tiễn", Dân chủ và
pháp luật, (5), tr. 9-11.
13. Sơn Hải (2010), "Ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người phải thi hành
án", Dân chủ và pháp luật, (5), tr. 5-8.


14. Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
15. Học viện Tư pháp (2005), Giáo trình kĩ năng thi hành án dân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội.
16. Băng Huyền (2010), "Việc ra quyết định thi hành án và thông báo thi hành án cần quy
định chi tiết hơn", Dân chủ và pháp luật, (5), tr. 5-7.
17. Lê Xuân Hồng (2008), "Một vài suy nghĩ về xã hội hoá thi hành án", Dân chủ và pháp
luật, (6), tr. 18-21.
18. Hoàng Thọ Khiêm (2006), Đổi mới tổ chức cơ quan thi hành án, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
19. Phạm Xuân Linh (2010), "Một số vấn đề về nhận đơn yêu cầu thi hành án", Dân chủ và

pháp luật, (5), tr. 2-5.
20. Nguyễn Thành Nam (2008), "Những vướng mắc trong trường hợp người phải thi hành án làm
đơn đề nghị thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (4), tr. 7-8.
21. Thuỳ Nga (2012), "Xác minh điều kiện thi hành án theo đơn yêu cầu", Dân chủ và pháp
luật, (1), tr. 51-52.
22. Phan Tấn Pháp (2010), "Bàn về xác minh thi hành án theo quy định của pháp luật về thi
hành án dân sự", Dân chủ và pháp luật, (7), tr. 53-56.
23. Hoàng Phê (Chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển, Hà
Nội - Đà Nẵng 1998.
24. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
25. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội
26. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
27. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
29. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội.
30. Bùi Văn Sơn (2010), "Trao đổi về ra quyết định thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (9),
tr. 5-6.
31. Trần Đại Sỹ (2009), "Quy định về xác minh điều kiện thi hành án còn bất cập", Dân chủ
và pháp luật, (3), tr. 2-6.


32. Nguyễn Quang Thái (2008), Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thi hành án dân
sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
33. Lại Văn Thắng (2012), "Cần hướng dẫn và quy định khả thi hơn về xác minh điều kiện
thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (4), tr. 2-7.
34. Lại Văn Thắng - Nguyễn Quốc Toàn, "Những bất cập từ thực tiễn thi hành Luật thi hành
án dân sự", Dân chủ và pháp luật, (10), tr. 44-47.
35. Nguyễn Thanh Thủy (2008), "Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác thi hành án dân sự", Kiểm sát, (10), tr. 11-17.

36. Nguyễn Thanh Thuỷ (2008), Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
37. Nguyễn Thanh Thủy- Lê Tuấn Anh (2011), "Những nội dung cơ bản của pháp luật thi
hành án dân sự" Đặc san tuyên truyền những nội dung cơ bản của pháp luật thi
hành án dân sự, tr. 9- 17.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự
2008, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Hà Nội.
39. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội.
40. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội.
41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội
42. Hoàng Quốc Vận (2010), "Xác minh thi hành án những vấn đề đặt ra", Dân chủ và pháp
luật, (3), tr. 43-45.
43. Viện Khoa học pháp lí - Bộ Tư pháp (2001), Bình luận Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm
2004, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội
44. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), Một số vấn đề tổ chức và hoạt động thi
hành án hiện nay, Hà Nội.
45. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003), Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi
mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam trong giai đoạn mới, Hà Nội.


46. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.



×