Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Đàm phán kinh doanh với Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.53 KB, 38 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Đàm phán kinh doanh là cả một nghệ thuật tinh vi và phức tạp, ở đó hầu như không
có chỗ cho sự sai sót bởi mỗi sai sót dù nhỏ có thể dẫn đến thiệt hại to lớn về danh tiếng
và tài chính. Khi tiếp cận thị trường nước ngoài, rủi ro trong đàm phán kinh doanh càng
tăng. Nguyên nhân nằm ở sự khác biệt về văn hóa. Đặc biệt từ khi gia nhập WTO cánh
cửa hội nhập cho các doanh nghiệp Việt Nam đã được mở rộng. Trong đó nước Pháp là
một thị trường lớn và đầy tiềm năng.
Trong những năm gần đây, buôn bán hai chiều tiếp tục tăng trưởng ổn định. Pháp
luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở Tây Âu. Quan hệ thương
mại Việt - Pháp trong thời gian qua liên tục phát triển. Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu
vào thị trường Pháp tăng mạnh hơn hàng hoá của Pháp xuất khẩu sang Việt Nam. Trong
những năm gần đây, Việt Nam luôn luôn xuất siêu vào thị trường Pháp.
Mục đích nghiên cứu
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa Pháp nói chung và phong
cách đàm phán nói riêng, chúng tôi mong có thể đưa ra một số lưu ý trong giao tiếp kinh
doanh với người Pháp. Có thể giúp các doanh nghiệp cũng như các bạn sinh viên có
thêm kiến thức và hiểu hơn về văn hóa trong giao tiếp và phong cách đàm phán của
người Pháp.
Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa, chính trị, tôn giáo của nước Pháp
Phong cách đàm phán trong kinh doanh của người Pháp
Phạm vi nghiên cứu
Các cuộc đàm phán trong kinh doanh, yêu cầu cần đạt được rất cao, đòi hỏi phải
có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thông tin, lực lượng cho đội ngũ cán bộ đàm phán, phải lập kế
1


hoạch, xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược đàm phán…..trong đề tài này chúng tôi
tập trung nghiên cứu phong cách đàm phán trong kinh doanh của người Pháp.
Phương pháp nghiên cứu


Đề tài đàm phán trong kinh doanh với ngưới người Pháp là một đề tài khoa học xã
hội và nhân văn. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp
sau.
Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lenin
Phương pháp tư duy trừu tượng.

2


A.TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC PHÁP
I.GIỚI THIỆU CHUNG:

Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: République française), gọi tắt là Pháp, là một quốc
gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác (ngày
xưa nước Pháp còn được gọi là Phú Lãng Sa hoặc Tây).
Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây
Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của họ, Pháp có chung biên giới trên bộ
với Brasil, Suriname và Antilles Hà Lan. Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường
hầm Eo biển, chạy dưới Eo biển Anh (La Manche trong tiếng Pháp).
Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương tập
quyền (unitary semi-presidential republic). Quốc gia này là một nước công nghiệp, có
nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể
hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 (Déclaration des Droits
de l'Homme et du Citoyen).
Pháp là một trong những nước sáng lập Liên minh châu Âu và đồng thời cũng là
quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu vực đồng
euro và khối Schengen. Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên Hiệp
Quốc, và là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới được công nhận là có vũ

khí hạt nhân.
Pháp lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12 tháng 4 năm 1973.
3


Khẩu hiệu
Liberté, Égalité, Fraternité
(Tiếng Pháp: "Tự do, Bình đẳng, Bác ái")
Thủ đô:
(và là thành phố lớn nhất)
Diện tích:
- Tổng số:
Ngôn ngữ chính thức:
Chính phủ:
- Tổng Thống:
- Thủ Tướng:
Đơn vị tiền tệ

Paris
674,843 km² (hạng 42)
Tiếng Pháp
Cộng Hòa
Nicolas Sarkozy
François Fillon
Euro, Franc CFP (EUR)

Địa hình
-

Đồng bằng : chiếm 2/3 tổng diện tích.

Những dãy núi chính: dãy Alpes (nới có đỉnh núi Mont-Blanc là đỉnh núi cao nhất
phía tây Âu - 4807 m),dãy Pyrénées, Jura, Ardennes, vùng Massif central et

-

Vosges.
Bờ biển : Pháp sở hữu 5500km bờ biển nhờ có 4 mặt giáp biển ( biển bắc, biển
Manche, Đại tây dương và Địa trung hải)

Khí hậu
-

3 dạng khí hậu :
đại dương (phía tây),
4


đại trung hải (phía nam),
lục địa (trung tâm và phía đông).
Môi trường:
-

Khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp với diện tích sử dụng lên đến 48

triệu héc ta, chiếm khoảng 82% lãnh thổ
Rừng rậm chiếm 26% lãnh thổ, xếp vị trí thứ 3 của Công đồng Châu Âu
sau Thuỵ Điển và Phần Lan. Diện tích rừng của Pháp đã tăng 35% so với năm
1945 và đã tăng lên gấp đôi so với 200 năm về trước.
Theo con số thống kê, có 136 loài cây tại Pháp và điều đặc biệt ở một
nước châu Âu là số lượng các loài thú lớn đang tăng lên: trong vòng 20 năm,

số hươu đà tăng lên gấp đôi còn số hoẵng thì tăng lên gấp ba.
Nhằm gìn giữ và khôi phục giá trị di sản thiên nhiên, Chính phủ Pháp đã xây dựng:
-

7 công viên quốc gia,
132 khu bảo tồn thiên nhiên,
463 khu bảo vệ sinh cảnh
Với 389 khu vực được bảo vệ bởi cơ quan bảo tồn sinh thái miền duyên

hải
-

Thêm vào đó còn có 35 công viên thiên nhiên ở các vùng, chiếm hơn

7% diện tích lãnh thổ.
Dân số
-

63.044.000 (hạng 20) (2005), Mật độ: 111 /km² (hạng 93)

II.TƯƠNG PHẢN VÀ ĐA DẠNG:
Pháp nổi tiếng trên thế giới là quốc gia có sự đa dạng dân tộc, kiến trúc và phong
cảnh. Khoảng 50% dân số Pháp có nguồn gốc nước ngoài, biến Pháp trở thành một trong
những nước đa dạng dân tộc nhất trên thế giới. Những người di cư tới Pháp trước kia và
gần đây đến từ khắp năm châu (Châu Phi, Châu Á, Châu Úc, Châu Âu và Châu
Mỹ).Trung Quốc và Anh Quốc là những nước có số di dân tới Pháp lớn nhất trong năm
2005. Pháp cũng là nơi có điểm cao nhất Châu Âu (Mont-Blanc 4.810 m; 15.780 ft) và
điểm thấp nhất Châu Âu, Đồng bằng Rhone, (-5 m; -15 ft). Pháp nhỏ hơn Brasil mười
bốn lần và chỉ bằng một nửa Ontario, có nghĩa chỉ cần một giờ chạy xe hơi là có thể đi
5



ngang qua từ đầu này tới đầu nọ của đất nước.Phong cảnh Pháp rất đa dạng thay đổi theo
từng vùng, từ Paris và những vùng ngoại ô của nó cho tới những vùng đất cao thuộc dãy
Alps cùng các thị trấn du lịch biển.
Mặt khác, Pháp có nhiều công trình kiến trúc cổ như thành phố Paris hay Trung
tâm Troyes. Luật Gia đình Pháp đã có 200 năm tuổi và được viết từ thời Napoléon. Pháp
cũng là nước phát triển cao với mạng lưới đường cao tốc rộng lớn và dày đặc (ví dụ:
Pháp hơi nhỏ hơn California nhưng mạng lưới đường cao tốc của nó có chiều dài gấp đôi
bang này), 32.000 kilômét (20.000 mi) đường sắt (SNCF), cùng với các khu trượt tuyết
hiện đại và các khu thương mại lớn. Pháp cũng là nước có mức tăng trưởng kết
nối Internet nhanh chóng (ADSL và cáp quang tại Paris), và vào năm 2004, lần thứ ba
liên tiếp, hệ thống chăm sóc y tế Pháp được Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng thứ nhất thế
giới.

III. CHÍNH PHỦ VÀ CHÍNH TRỊ:
Hiến pháp của nền Đệ Ngũ Cộng hòa được thông qua sau cuộc trưng cầu dân
ý ngày 28 tháng 9, 1958. Hiến pháp mở rộng to lớn quyền lực hành pháp so với Nghị
viện.
Theo hiến pháp, Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy tắc phổ thông
đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm). Sự phân xử của Tổng thống đảm bảo
hoạt động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công cộng và tính liên tục của quốc
gia. Tổng thống đề cử thủ tướng, là người cầm đầu nội các, các chỉ huy các lực lượng vũ
trang, và ký kết các hiệp ước.
Nghị viện Pháp theo chế độ lưỡng viện gồm Quốc hội (Assemblée Nationale)
và Thượng viện. Các đại biểu Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và
được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội có quyền bãi miễn chính phủ, và vì thế
phe chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn chính phủ. Các thượng nghị sĩ
được lựa chọn bởi theo bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm (trước kia là 9 năm), và một nửa số
ghế được bầu lại sau mỗi 3 năm bắt đầu từ tháng 9, 2008.[2]

6


Quyền lực lập pháp của Thượng viện bị giới hạn: trong trường hợp có sự bất đồng
giữa hai viện, Quốc hội sẽ là bên có tiếng nói cuối cùng, ngoại trừ đối với các luật hiến
pháp (những sửa đổi hiến pháp & "lois organiques"). Chính phủ có ảnh hưởng lớn trong
việc đưa ra chương trình nghị sự của nghị viện.
Trong ba mươi năm qua, chính trị Pháp có đặc trưng bởi sự đối đầu chính trị giữa
hai phe: cánh tả, tập trung quanh Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp(Parti socialiste), một
đảng trung tả, và cánh hữu, quanh Đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà (RPR) và hậu duệ của
nó là Union pour un Mouvement Populaire (UMP), một đảng trung hữu theo chủ nghĩa
bảo thủ. Đảng Pháp cánh hữu đã có bước phát triển lớn đầu thập kỷ 1980 khi lợi dụng sự
lo ngại của cử tri về sự thụt lùi của đất nước, sự 'tan rã quốc gia' kết quả của quá trình
nhập cư và toàn cầu hóa hô hào ủng hộ những bộ luật nhập cư khắt khe hơn. Sau này số
lượng cử tri ủng hộ họ dừng ở mức ổn định khoảng 16%.
Chính sách đối ngoại của Pháp được hình thành phần lớn với tư cách thành
viên Liên minh Châu Âu. Ngày 29 tháng 5, 2005 cử tri Pháp đã bỏ phiếu trong
cuộc trưng cầu dân ý với khoảng 55% số phiếu phản đối phê chuẩn Hiệp ước thành lập
Hiến pháp chung Châu Âu. Kết quả cuộc bầu cử được dư luận rộng rãi coi là mang tính
quan trọng lớn với tương lai phát triển của Liên minh Châu Âu, cũng như khả năng giữ
vai trò lãnh đạo của Pháp ở Châu Âu.
Pháp cũng là một thành viên của Văn phòng Cộng đồng Thái Bình
Dương (SPC), Hiệp hội Ấn Độ Dương (COI), và là một thành viên liên kết củaHiệp hội
Quốc gia Caribbea (ACS) và là thành viên đứng đầu Tổ chức các nước sử dụng tiếng
Pháp (OIF) với năm mốt nước sử dụng tiếng Pháp hoàn toàn hay một phần.
Pháp cũng là nơi đóng trụ sở của Tổ chức hợp tác và phát
triển (OECD), UNESCO, Interpol, và Văn phòng Trọng lượng và Đo lường Quốc tế chịu
trách nhiệm về tiêu chuẩn hệ mét.
IV CÁC KHU VỰC HÀNH CHÍNH:
Pháp được chia thành 26 vùng hành chính: 22 trong Mẫu quốc Pháp (21 trên phần

lục địa Mẫu quốc; 1 là "lãnh thổ tập thể"Corse, trên đảo Corsica, thường được gọi là một
7


vùng theo cách nói thông thường région), và 4 vùng hải ngoại. Các vùng được chia tiếp
thành 100 khu vực. Các khu vực được đánh số (chủ yếu theo bảng chữ cái) và số này
được dùng làm mã bưu chính cũng như mã trên bảng số xe.
Các khu vực lại được chia tiếp thành 342 quận, nhưng các quận không có hội đồng
lập pháp theo bầu cử và chỉ là đơn vị hành chính của đất nước. Các quận được chia thành
4.035 tổng, các tổng này cũng chỉ có ý nghĩa hành chính. Cuối cùng, các tổng được chia
thành 36.682 làng, đây là các chính quyền tự quản với hội đồng được bầu cử riêng biệt
(hội đồng tự quản).
Vùng, Khu vực, và Làng được gọi là "các lãnh thổ tập thể" (collectivités
territoriales), có nghĩa họ có một cơ quan hành pháp và lập pháp riêng biệt, trong khi
các quận và tổng chỉ đơn giản là các đơn vị hành chính. Tới tận năm 1940, các quận vẫn
là các lãnh thổ tập thể với một cơ quan lập pháp bầu cử riêng biệt (hội đồng quân), nhưng
dưới thời Vichy Pháp cơ quan này đã bị ngừng hoạt động và chính thức bị hủy bỏ bởi
nền Đệ Tứ Cộng hòa Pháp năm 1946. Theo lịch sử, các tổng cũng từng là các lãnh thổ
chung với cơ quan lập pháp riêng biệt.
Bốn khu vực là các khu vực hải ngoại (đồng nghĩa với bốn vùng hải ngoại) là một
phần trong tổng thể nước Pháp (và Liên minh Châu Âu) và vì thế có quy chế tương tự
như các khu vực thuộc Mẫu quốc
Ngoài 26 vùng và 100 khu vực, Cộng hòa Pháp còn gồm bốn Collectivité d'outremer, một sui generis (New Caledonia), và một Lãnh thổ hải ngoại.
Các lãnh thổ và Overseas collectivities là một phần hình thành nên Cộng hòa Pháp
nhưng không hình thành nên Liên minh Châu Âu hay vùng tài chính của nó. Các lãnh thổ
Thái Bình Dương tiếp tục sử dụng đồng franc Thái Bình Dương có giá trị ổn định với
đồng euro. Trái lại, bốn vùng/khu hải ngoại sử dụng đồng franc Pháp và hiện dùng đồng
euro.
Pháp cũng vẫn giữ quyền kiểm soát một số hòn đảo nhỏ không thường xuyên có
người ở tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương: Bassas da India, Đảo Clipperton, Đảo


8


Europa, Quần đảo Glorioso, Đảo Juan de Nova, Đảo Tromelin. Xem Các hòn đảo thuộc
quyền kiểm soát của Pháp tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
V KINH TẾ:
Kinh tế Pháp bao gồm số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân (gần 2.5 triệu công ty đã
đăng ký) với sự can thiệp đáng kể (dù đang giảm bớt) từ phía chính phủ (xem chính sách
kinh tế chỉ huy). Chính phủ giữ ảnh hưởng khá lớn trên những lĩnh vực cơ sở hạ tầng
quan trọng, sở hữu đa số vốn trong các ngành đường sắt, điện, hàng không và các công ty
viễn thông. Nước này đã dần nới lỏng kiểm soát từ đầu thập kỷ 1990. Chính phủ dần bán
ra các cổ phần đang nắm giữ trong France Télécom, Air France, cũng như trong các
ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng.
Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8, kinh tế
Pháp xếp hàng thứ sáu thế giới năm 2005, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa và Anh Quốc. Pháp là một trong 10 thành viên Liên minh Châu Âu đầu
tiên sử dụng đồng Euro ngày 1 tháng 1, 1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy
euro đã hoàn toàn thay thế đồng franc của Pháp đầu năm 2002.
Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong năm 2004 Pháp là nhà
xuất khẩu hàng hóa sản xuất đứng hàng thứ năm thế giới sau Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản,
và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và đứng trước Anh Quốc. Nước này cũng đứng thứ tư
thế giới về nhập khẩu hàng hóa sản xuất (sau Hoa Kỳ, Đức, và Trung Quốc, nhưng trước
Anh Quốc và Nhật Bản). Năm 2003 Pháp là nước thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài đứng hàng thứ hai trong số các nước OECD ở mức 47 tỷ dollar, xếp sau
Luxembourg (nơi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là sự chuyển tiền tới các
ngân hàng đóng trụ sở tại đó) nhưng trước Hoa Kỳ (39.9 tỷ dollar), Anh Quốc (14.6 tỷ
dollar), Đức (12.9 tỷ dollar), hay Nhật Bản (6.3 tỷ dollar). Cùng trong năm này, các công
ty Pháp đã đầu tư 57.3 tỷ dollar ra ngoài đất nước khiêé Pháp trở thành nhà đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài lớn thứ hai khối OECD, sau Hoa Kỳ (173.8 tỷ dollar), và trước Anh

Quốc (55.3 tỷ dollar), Nhật Bản (28.8 tỷ dollar) và Đức (2.6 tỷ dollar).

9


Trong báo cáo OECD in Figures xuất bản năm 2005, OECD cũng ghi chú rằng Pháp hiện
dẫn đầu các nước G7 về hiệu năng sản xuất (tính theo GDP trên giờ làm việc). Năm
2004, GDP trên giờ lao động tại Pháp là $47.7, xếp hạng trên Hoa Kỳ ($46.3), Đức
($42.1), Anh Quốc ($39.6), hay Nhật Bản ($32.5).
Dù có năng suất trên giờ làm việc cao hơn Hoa Kỳ, GDP trên đầu người của Pháp
lại thấp hơn khá nhiều so với GDP trên đầu người Hoa Kỳ, trên thực tế chỉ tương đương
mức GDP trên đầu người của các nước Châu Âu khác, trung bình thấp hơn 30% so với
mức của Hoa Kỳ. Lý do giải thích vấn đề này là phần trăm dân số tham gia lao động của
Pháp thấp hơn so với Mỹ, khiến GDP trên đầu người của Pháp ở mức thấp dù có năng
suất lao động cao hơn. Trên thực tế, Pháp là một trong những nước có tỷ lệ người lao
động trong độ tuổi 15-64 thấp nhất khối OECD. Năm 2004, 68.8% dân số Pháp trong độ
tuổi 15-64 có việc làm, so với 80.0% tại Nhật Bản, 78.9% tại Anh Quốc, 77.2% tại Hoa
Kỳ, và 71.0% tại Đức. Hiện tượng này là kết quả của tình trạng thất nghiệp hầu như trong
ba mươi năm liền tại Pháp, dẫn tới ba hậu quả làm giảm sút số lượng dân số lao động:
khoảng 9% dân số ở độ tuổi lao động không có việc làm; sinh viên phải trì hoãn càng lâu
càng tốt thời gian tham gia thị trường lao động của mình; và cuối cùng, chính phủ Pháp
đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích người lao động nghỉ hưu sớm ngay từ độ tuổi 50,
dù những biện pháp này đang được giảm bớt.
Như các nhà kinh tế đã từng nhắc đi nhắc lại trong những năm qua, vấn đề chính
của nền kinh tế Pháp không phải là năng suất lao động. Theo họ, vấn đề chính là cải cách
cơ cấu, nhằm tăng số lượng người lao động trên tổng dân số. Các nhà kinh tế theo lý
thuyết Tự do và Keynesian đưa ra những biện pháp khác nhau cho vấn đề này. Cánh hữu
coi số giờ lao động thấp và việc miễn cưỡng cải cách thị trường lao động là những điểm
yếu trong nền kinh tế Pháp, trong khi cánh tả coi việc thiếu những chính sách hỗ trợ công
bằng xã hội của chính phủ là điều cần giải quyết. Những nỗ lực gần đây của chính phủ

nhằm điều chỉnh thị trường lao động trẻ, chống thất nghiệp đã vấp phải sự phản đối mạnh
mẽ.
Với hơn 75 triệu du khách nước ngoài năm 2003, Pháp được xếp hạng là điểm đến
hàng đầu thế giới, trước Tây Ban Nha (52.5 triệu) và Hoa Kỳ (40.4 triệu). Khả năng thu
10


hút du khách này nhờ có các thành phố với nhiều di sản văn hoá (đứng đầu là Paris), các
bãi biển và các khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu trượt tuyết, các vùng nông thôn đẹp và
yên bình thích hợp với du lịch xanh.
Pháp sở hữu một ngành công nghiệp hàng không quan trọng đứng đầu là tổ hợp
hàng không Châu Âu Airbus và là cường quốc Châu Âu duy nhất (ngoại trừ Nga) có sân
bay vũ trụ(Centre Spatial Guyanais) riêng của mình. Pháp cũng là nước độc lập nhất về
năng lượng ở phương Tây nhờ đã đầu tư lớn vào năng lượng nguyên tử, khiến nước này
trở thành quốc gia gây phát sinh carbon dioxide thấp nhất trong số các nước công nghiệp
phát triển trên thế giới. Nhờ những khoản đầu tư lớn vào kỹ thuật nguyên tử, khoảng 77%
nhu cầu năng lượng của Pháp được cung cấp từ các nhà máy điện nguyên tử.
Với những vùng đất rộng rãi và màu mỡ, việc áp dụng kỹ thuật hiện đại cũng như các
biện pháp hỗ trợ của EU khiến Pháp trở thành nước sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp
hàng đầu Châu Âu. Lúa mì, gia cầm, sữa, thịt bò, thịt lợn cũng như các sản phẩm thức ăn
và rượu vang Pháp nổi tiếng trên thế giới là các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng
đầu của nước này. Tổng các khoản trợ cấp nông nghiệp của EU dành cho Pháp lên tới 14
tỷ dollar.
Từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai chính phủ Pháp đã đưa ra những nỗ lực to lớn
nhằm hợp tác ngày càng sâu với Đức, cả về mặt kinh tế và chính trị. Hiện nay, hai nước
này thường được coi là những quốc gia "trung tâm" trong việc thúc đẩy quá trình hội
nhập sâu hơn nữa trong Liên minh Châu Âu.

VI. NHỮNG HIỆP ĐỊNH, CAM KẾT SONG PHƯƠNG ĐÃ KÝ GIỮA HAI NƯỚC
Việt Nam và Pháp đã ký kết nhiều Hiệp định ; trong đó, có :

+ Hiệp định thương mại và Hiệp định thanh toán (10/1955). Hai Hiệp định này có
giá trị 1 năm, nhưng được gia hạn hàng năm cho đến năm 1965 thì chấm dứt.
+ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế (4/1977). Hiệp định này có giá trị 10 năm và
là mốc đánh dấu việc hai nước chính thức thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế.
+ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật (1989),
11


+ Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư (1992),
+ Hiệp định hợp tác y tế (2/1992),
+ Hiệp định tránh đánh thuế trùng (1993),
+ Hiệp định hợp tác về dược (3/1994),
+ Hiệp định hợp tác về du lịch (1996),
+ Thỏa thuận giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng về quan hệ giữa hai Bộ Quốc phòng
(8/1997),
+ Hiệp định hợp tác hàng không (4/1977),
+ Hiệp định con nuôi (2000),
+ Hiệp định hàng hải (5/2000),
+ Hiệp định hợp tác khoa học công nghệ (2007).
Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11/2009, hai nước đã ký kết thêm 13 Hiệp
định và thỏa thuận, gồm :
+ Thỏa thuận về xây dựng và phát triển trường Đại học khoa học công nghệ Hà
Nội.
+ Hiệp định liên chính phủ về hợp tác hạt nhân dân sự.
+ Hiệp định thành lập và quy chế các Trung tâm văn hóa Việt - Pháp.
+ Hiệp định an toàn xã hội.
+ Thỏa thuận hợp tác quốc phòng.
+ Nghị định thư tài chính cho dự án vệ tỉnh nhỏ Việt Nam quan sát tài nguyên
thiên nhiên, môi trường và thiên tai.
+ Nghị định thư tài chính cho dự án Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và

nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh.
+ Nghị định thư tài chính nhằm bổ sung vốn cho dự án tuyến đường sắt đô thị thí
điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà nội.
+ Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Cơ quan hợp tác phát triển Pháp
(AFD) liên quan đến dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội , đoạn
Nhổn - ga Hà Nội.
+ Thỏa thuận vay vốn cho dự án Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.
12


+ Bản ghi nhớ cho vay trực tiếp giữa EVN và AFD dự án nhà máy thủy điện Huội
Quảng.
+ Bản ghi nhớ giữa Vietnam Airlines và EADS về phát triển công nghiệp hàng
không.
+ Biên bản thỏa thuận giữa Vietnam Airlines và và tập đoàn Airbus về thỏa thuận
mua máy bay.

VII.QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ GIỮA HAI NƯỚC:
1. Quan hệ hợp tác, hỗ trợ phát triển :
Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính của Pháp
là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố, cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp
(AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP).
Việt Nam hiện đứng thứ 7 trong số các nước hưởng ODA của Pháp. Đến nay,
Pháp đã cấp cho Việt Nam tổng số vốn trên 1,2 tỷ euros cho trên 210 dự án. Trong những
năm gần đây, Pháp đã liên tục cam kết tăng ODA cho Việt Nam (2002: 103 triệu euros,
2003: 106 triệu euros; 2004: 334,4 triệu euros; 2005: 339,8 triệu euros; 2006: 281 triệu
euros; trong đó có 34 triệu euros không hoàn lại).
Đặc biệt, trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Bộ trưởng Đặc trách Hợp
tác và Pháp ngữ Pháp tháng 9/2006, phía Pháp tuyên bố cam kết dành cho Việt Nam
khoản ODA 1,4 tỷ euros cho giai đoạn 2006 - 2010 để tài trợ các dự án trong các lĩnh vực

ưu tiên nêu trong Tài liệu khung về đối tác Việt Nam - Pháp 2006 - 2010 như hạ tầng cơ
sở, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông nghiệp và an toàn thực phẩm, dịch vụ, ngân
hàng, tài chính.
Pháp đã định hướng hợp tác trung hạn với Việt Nam, tập trung thế mạnh của Pháp
vào 4 lĩnh vực ưu tiên :
- Hỗ trợ Việt Nam cải cách pháp luật ;
- Hỗ trợ chương trình hiện đại hóa hệ thống giáo dục và nghiên cứu ;
- Hỗ trợ chuyển đổi nền kinh tế ;

13


- Góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện phúc lợi xã hội qua việc tham gia vào
các hoạt động y tế cộng đồng.
2. Quan hệ đầu tư, hợp tác công nghiệp :
Hiện nay, Pháp có 216 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn thực hiện hơn 3
tỷ USD. Pháp đang đứng đầu các nước châu Âu và đứng thứ 13 trong tổng số 88 nước và
vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Có 240 doanh nghiệp Pháp hoạt động tại 24 tỉnh, thành phố của Việt Nam
và đang thu hút khoảng trên 24.000 lao động của Việt Nam.
Hình thức đầu tư chủ yếu của Pháp là hợp đồng hợp tác kinh doanh (chiếm 31%) ;
xây dựng, khai thác, chuyển giao công nghệ - BOT (chiếm 29,6%). Quy mô trung bình của
các dự án đầu tư khoảng 16,24 triệu USD/dự án.
Các dự án đầu tư lớn của Pháp cần kể đến, gồm: France Télécom đầu tư để thực
hiện hợp đồng hợp tác xây dựng 540.000 đường dây điện thoại, trị giá 467 triệu USD tại
phía Tây TP. Hồ Chí Minh; Công ty Điện lực Pháp (EDF) đứng đầu một tổ hợp (cùng
một công ty của Nhật và Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) đầu tư vào Nhà máy điện Phú
Mỹ 2.2 với tổng số vốn 400 triệu USD; Tập đoàn Bourbon đầu tư 270 triệu USD vào một
số lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, y tế cũng là một trong những lĩnh vực đầu tư có vị trí
quan trọng của Pháp ở Việt Nam.

Việt Nam có khả năng thu hút đầu tư của Pháp trong các lĩnh vực: viễn thông, điện
nguyên tử, hàng không, nông nghiệp và chế biến thực phẩm, may mặc và giầy da cao cấp,
công nghệ bảo vệ môi trường và xử lý rác thải, giáo dục, dịch vụ khách sạn và ăn uống.
Đây cũng là những lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh và đang tăng cường tìm cơ hội đầu tư
ra nước ngoài.
3. Quan hệ hợp tác văn hoá, khoa học và kỹ thuật :
Hàng năm, Pháp duy trì ngân sách hợp tác văn hoá, khoa học và kỹ thuật dành cho
Việt Nam trị giá khoảng 10 triệu euros, tập trung vào các lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ,
cải cách hành chính, xây dựng luật pháp, tài chính, ngân hàng, đào tạo cao học về quản lý
kinh tế, luật, hàng không. Mỗi năm, Pháp cung cấp cho Việt Nam khoảng 100 suất học

14


bổng cao học, tập trung vào một số lĩnh vực như y tế, quy họach đô thị. Tại Pháp, có
khoảng 4.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường đại học.
Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu khoa học.
Ngày 01/01/2006, Việt Nam đã ban hành quy chế hoạt động và cho phép Trung tâm Hợp
tác Quốc tế về Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Pháp (CIRAD) và Viện Nghiên
cứu và Phát triển Pháp (IRD) lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Festival Huế được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 4/2000 với sự tài trợ và tham gia
tích cực của Pháp. Festival Huế đã được tổ chức 4 lần và trở thành một họat động văn
hóa quốc tế.
Bên cạnh các kênh hợp tác truyền thống nêu trên, hợp tác giữa các địa phương hai
nước (hợp tác phi tập trung) ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. Hiện có 52 địa
phương (vùng, tỉnh) của Pháp là đối tác hợp tác của 54/64 tỉnh, thành phố Việt Nam, với
657 dự án (trong đó : 257 dự án đã kết thúc, 400 dự án đang thực hiện) và với 567 đối tác
Pháp, 441 đối tác Việt Nam tham gia. Hội nghị hợp tác Phi tập trung lần thứ 6 được tổ
chức lần đầu tại Việt Nam năm 2005. Hội nghị lần thứ 7 đã được tổ chức tại Pháp
10/2007.

4. Các hoạt động hợp tác khác :
Pháp ngữ : Là thành viên của tổ chức Pháp ngữ, Việt Nam và Pháp có nhiều hoạt
động hợp tác trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy tiếng
Pháp, giảng dạy đại học, các hoạt động nghị viện…
Hợp tác ba bên : Hợp tác giữa Việt Nam, Pháp và một số nước Châu Phi như Mali,
Sénégal trong cách lĩnh vực nông nghiệp, y tế… đã thu được những kết quả tốt và được các
nước thụ hưởng hoan nghênh, đề nghị nhân rộng.
5. Quan hệ thương mại :
Quan hệ thương mại Việt - Pháp trong thời gian qua liên tục phát triển.
Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Pháp tăng mạnh hơn hàng hoá của Pháp
xuất khẩu sang Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn luôn xuất siêu vào
thị trường Pháp.

15


5.1. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp từ năm 2000 đến nay :
Đơn vị tính : triệu euros
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
9 tháng đầu 2009


Xuất
khẩu
784
827
886
843
881
953
1.163
1.249
1.242
944

Nhập
khẩu
284
316
352
384
320
305
324
456
391
368

Cán cân
thương mại
+ 500
+ 511

+ 534
+ 459
+ 561
+ 648
+ 839
+ 793
+ 851
+ 576

Tổng kim
ngạch XNK
1.068
1.143
1.238
1.227
1.201
1.258
1.487
1.705
1.633
1.337

Nguồn : Hải quan Pháp
Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp tương đối phong phú, đa dạng, bao
gồm :
- Giầy dép
- Dệt may
- Đồ gia dụng
- Hàng nông, lâm, thuỷ sản
- Đá quý, đồ trang sức

- Đồ điện, điện tử
- Dụng cụ cơ khí
- Gốm sứ các loại
- Cao su
- Than đá
- Đồ chơi, sản phẩm thể thao, giải trí
- Sản phẩm nhựa
- Hàng mây tre đan
Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Pháp về Việt Nam bao gồm :
- Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ
16


- Dược phẩm
- Hóa chất
- Hàng dệt may cao cấp
- Đá quý, đồ trang sức
- Rượu, đồ uống
- Sản phẩm cao su
- Dụng cụ quang học, đo lường, y tế
- Hàng mỹ phẩm
- Bột mì
- Xe các loại và phụ tùng.
5.2. Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Pháp năm 2009 và dự kiến
năm 2010 :
a. Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Pháp năm 2009 :
Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều trong năm 2009 ước tính sẽ đạt khoảng 1,73
tỷ euros tăng khoảng 5,92% so với năm 2008. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng chủ
yếu nhờ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Pháp về Việt Nam, ước đạt trên 500 triệu
euros, tăng 27,8% so với 2008. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp ước đạt trên

1,23 tỷ euros, giảm nhẹ hoặc bằng năm 2008. Cán cân thanh toán vẫn duy trì mức thặng
dư, nhưng thấp hơn năm 2008 do nhập khẩu tăng cao.
Đơn vị : Nghìn euros
Tăng
giảm
10 tháng
2009
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân
thanh toán
Tổng kim

10 tháng

Tăng

Dự kiến

2008

giảm

2009

1 032 172

1 032 053

438 681


327 414

593 491

704 640

1 470 854

1 359 467

0,01%

2009 so
2008
với 2008
1 242

1 230 000
074
33,98%
500 418 391 555
-15,77%

729 582 850 519
8,19% 1 730 418
1 633

-0,97%
27,80%

-14,22%
5,92%
17


ngạch

630
Nguồn : Số liệu Hải quan Pháp

Xuất khẩu :
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Pháp vẫn là các mặt hàng
truyền thống. Trong đó, 6 mặt hàng có kim ngạch cao nhất, chiếm khoảng 74% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Mặt hàng giầy dép tuy bị áp thuế chống bán phá giá nhưng kim ngạch
vẫn có thể tăng nhẹ. Mặt hàng đồ gia dụng và thủy sản bị giảm sút mạnh. Đặc biệt, thủy
sản có thể bị giảm 22% về kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân của tình trạng giảm sút đối
với mặt hàng này vì :
- Hiện nay, cùng với việc áp dụng Luật an toàn thực phẩm chung do Ủy ban Châu
Âu quy định thì Pháp vẫn áp dụng Luật quốc gia của mình. Do đó, thủy sản xuất khẩu
cho dù có phù hợp với điều kiện của EU, nhưng vẫn có thể không được cơ quan chức
năng của Pháp chấp nhận.
- Thủy sản nhập khẩu vào Pháp vẫn phải chịu thuế VAT 5,3%.
- Ngoài ra, Pháp còn cấm nhập khẩu các loại cá như : Cá độc thuộc các họ như
Tetraodontidae, Molidae, Diodontidae, Canthigasteridae; Các sản phẩm cá chứa biotoxin
như độc tố ciguatera hay muscleparalysing.

Mã số

64


Mặt hàng

Giầy dép

50-63 Dệt may
94
42

10

10

tháng

tháng

2009
334

2008
333

442
190

214
176

973


853
109

Đồ gia dụng (giường,

Tăng
giảm

Tăng
2009

2008

giảm
khoảng

401

397

0,37%

000
230

526
212

0,96%


7,98%
-

000
113

288
127

7,95%
-

431 13,55%

000

218 10,77%

tủ, bàn ghế…)
Đồ da, mặt hàng du

94 601

lịch

51 937 50 298

3,26% 62 000 61 626

1,13%

18


03

Thủy sản

0901

Cà phê

-

-

49 531 60 883 18,65% 59 000 76 423 22,23%
46 744 43 940 6,38% 56 000 48 340 16,04%

Nhập khẩu :
Nhập khẩu hàng hóa từ Pháp về Việt Nam năm 2009 tăng đột biến so với các năm
trước đó : kim ngạch nhập khẩu dự kiến đạt trên 500 triệu euros, tăng khoảng 27,8% so
với 2008. Kim ngạch tăng cao chủ yếu là do mặt hàng thiết bị bay tăng đột biến : kim
ngạch đạt trên 103 triệu euros, tăng hơn 13 lần so với 2008. Các mặt hàng khác đều có
mức tăng rất cao. Trừ sản phẩm điện tử, kim ngạch nhập khẩu giảm gần 26% so với năm
2008.
5 mặt hàng nhập khẩu chủ lực trong bảng dưới đây chiếm khoảng 65% tổng kim
ngạch nhập khẩu :


Mặt hàng


số

10

10

tháng

tháng

2009

2008

Tăng
giảm

Tăng
2009

2008

giảm
khoảng

103
88

Thiết bị bay


86 429

30

Dược phẩm

83 052

67 487

23,06%

670
55

758
51

19,00%

46 402

44 401

4,51%

600
52


337
70

8,30%

43 825

54 959

-20,26%

600
30

816

-25,72%

25 155

5 848

330,16%

200

6 228

384,94%


84

Sản phẩm cơ khí

6 927 1147,77%

Sản phẩm điện, điện
85
72

tử
Sắt thép

700
99

7 796 1230,13%
83

b. Dự báo xuất khập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Pháp năm 2010 :
Nhu cầu thị trường Pháp :
Bước sang năm 2010, nền kinh tế Pháp có nhiều dấu hiệu phát triển khả quan. Dự
đoán nhu cầu thị trường sẽ tăng. Nhu cầu của thị trường Pháp dự kiến có xu hướng ổn
định hoặc tăng nhẹ đối với các mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh về xuất khẩu. Vì
19


vậy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vào Pháp năm 2010 có thể chỉ tăng nhẹ so
với 2009. Để tăng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Pháp, Việt Nam cần cải thiện sức
cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu để dành lấy thị phần từ các nước đối thủ cạnh tranh

truyền thống như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ và các nước Châu Á khác.
Ngoài các mặt hàng truyến thống, Việt Nam cũng có thể phát triển các mặt hàng
xuất khẩu, như đồ sắt mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, thiết bị điện (bóng đèn tiết kiệm điện),
dược liệu … để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Dự tính xuất khẩu hàng Việt Nam sang Pháp năm 2010 chỉ tăng khoảng 3% so với
năm 2009.
Nhập khẩu của Việt Nam:
Kim ngạch nhập khẩu hàng từ Pháp về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao vì :
- Việt Nam tăng nhập khẩu máy bay Airbus từ Pháp: tại cuộc triển lãm hàng không
Le Bourget Pháp năm 2009, Vietnam Airlines đã ký hợp đồng mua 16 máy bay A321 và
nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp từ 12 - 13/11/2009, Vietnam Airlines đã
ký mua thêm 4 máy bay Airbus A380 (giá trung bình của loại máy bay này khoảng từ 200
đến 300 triệu USD/chiếc).
- Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu, dược phẩm, rượu, đồ uống, mỹ phẩm của Pháp.
Do vậy, dự tính tổng kim ngạch nhập khẩu hàng từ Pháp về Việt Nam năm 2010 sẽ
tăng trên 10% so với năm 2009.

B. VĂN HÓA, CON NGƯỜI PHÁP
I. GIỚI THIỆU VĂN HÓA PHÁP:
Văn hóa Pháp
Là một trong những cái nôi văn hóa của châu Âu, nền văn hóa Pháp được xây
dựng và phát triển qua hàng ngàn năm cùng với dòng phát triển lịch sử đất nước từ hàng
trăm năm trước Công Nguyên. Văn hóa Pháp đã tồn tại song song với các thời kì phát
triển rực rỡ nhất, mang tính “cột mốc” của nền văn hóa nhân loại: thời kì La Mã cổ đại,
thời kì phong kiến trung đại và thời kì Phục Hưng, cho đến cuộc cách mạng tư sản vào
20


thời kì hiện đại. Nền văn hóa đồ sộ, độc đáo này vẫn tiếp tục được người Pháp bảo tồn và

gìn giữ cẩn thận. Đến Pháp để thưởng thức nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật, văn
học cổ đại tồn tại ngay trong lòng đất nước hiện đại bậc nhất của châu Âu.
Trung tâm văn học – nghệ thuật của châu Âu
Thừa hưởng nhiều tinh hoa từ nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại, nền văn học
– nghệ thuật Pháp thật sự phát triển và mang dấu ấn riêng từ khoảng thế kỉ XIX và phát
triển rực rỡ nhất vào đầu thế kỉ XIX. Những tác phẩm văn học Pháp phản ánh tâm tư,
hiện thực xã hội Pháp trong từng giai đoạn, từ đó vẽ nên bức tranh toàn cảnh của xã hội
châu Âu, như: Thằng gù nhà thờ Đức Bà, Ba chàng lính ngự lâm, Đỏ và đen, Tấn trò
đời. Ngoài ra, nghệ thuật Pháp còn phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc,
âm nhạc; chỉ trong thời kì Khai sáng, ở Pháp đã có hơn 200 tên tuổi được UNESCO công
nhận là danh nhân văn hóa thế giới, tiêu biểu như Victor Hugo, Balzac, Claude Debussy,
Bartholdi,…
Kiến trúc Pháp
Từ nửa sau thế kỉ XII, một kiẻu kiến trúc mới gọi là kiến trúc Gothic xuất hiện ở
miền Bắc nước Pháp và sau đó được áp dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu. Đặc điểm của
lối kiến trúc này là vòm cửa nhọn, mái nhọn, cửa sổ lớn và nhiều màu để có nhiều ánh
sáng bên trong, bên ngoài có tháp cao vút, trước cửa lại được trang trí bằng nhiều bức
phù điêu sinh động. Hàng trăm lâu đài, thành trì, những dãy nhà cổ tại Pháp đều mang
dáng vẻ đặc biệt và tồn tại song song cùng những công trình đồ sộ, tiêu biểu cho cả nền
kiến trúc hiện đại của nhân loại như tháp Eiffel, đại lộ Champs Elyseés, Cung Lễ hội và
Đại hội - nơi diễn ra các sự kiện văn hóa thế giới.
Marianne – Biểu tượng của nước Pháp
Biểu tượng Marianne hiện diện khắp nơi trên nước Pháp và còn được đặt nơi trang
trọng trong các đại sảnh lớn hay ở tòa án. Đây được xem là biểu tượng nổi bật nhất của
Cộng hòa Pháp. Marianne là hình ảnh bán thân của một người phụ nữ, cô còn thường
được đội chiếc mũ Phrygian – biểu tượng tự do của những người cách mạng ở miền Nam.
Ngày nay, những diễn viên nữ nổi tiếng ở Pháp cũng được trao danh hiệu Marianne.

21



Ngoài ra, ta còn có thể bắt gặp biểu tượng người phụ nữ này trên các đồ vật hàng ngày và
được khắc trên cả tem và tiền xu.
Pháp – đất nước hào hoa
Nổi tiếng với nhiều nhãn hiệu thời trang, mỹ phẩm, nước hoa và đồ trang sức,
người dân Pháp xem ra rất chú trọng diện mạo bên ngoài của mình. Có vẻ hơi “phong
kiến” một chút nhưng người Pháp vẫn thích mặc quần vải hoặc jean với áo màu nhã hơn
là các kiểu áo model “rách”, hở hang. Thêm vào đó, ta có thể cảm thấy hơi khách sáo
nhưng lịch sự, nhã nhặn, lễ độ trong giao tiếp là đặc điểm của đa số người dân nơi đây.
Từ cảnh sắc thiên nhiên, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ cho đến con người nơi đây đều
toát ra một vẻ thật lãng mạn, quý phái, làm bất kì ai từng đặt chân đến đất nước này cũng
cảm thấy say mê.
Giao tiếp tại Pháp
Ban đầu có thể ta sẽ cảm thấy người Pháp hơi lạnh lùng và khách sáo, nhưng thật
ra nếu bạn cởi mở với họ, họ cũng sẽ lập tức vui vẻ đáp chuyện cùng bạn. Họ thích tìm
hiểu về các dân tộc khác mình và ngược lại, nếu bạn gặp khó khăn gì hay muốn tìm hiểu
thêm về nước Pháp, cứ mạnh dạn hỏi thăm những người xung quanh, họ sẽ không ngần
ngại giải đáp.

Văn hóa tiệc tùng
Không có quốc gia nào như quốc gia Pháp và không có người dân nào như người
dân Pháp rất thích tiệc tùng và những ngày lễ hội. Ở Pháp, hầu như người ta tranh thủ
mỗi dịp, mỗi cơ hội để tìm kiếm một lý do hợp lý để có thể mở tiệc ăn mừng. Một số tiệc
tùng cơ bản có thể kể đến như là tiệc tân gia, tiệc mừng lên chức, tiệc mừng bố, tiệc
mừng mẹ và những lý do đáng yêu ngộ nghĩnh khác.
Người Pháp cho rằng trong cuộc sống cần lắm những bữa tiệc như vậy để giảm
căn thẳng và mệt mỏi trong công việc thường ngày. Văn hóa tiệc tùng được thể hiện rõ ở
cách họ đãi tiệc, thân ái với những món ăn ngon. Tất nhiên không thể thiếu rượu vang và

22



chocolate, những món đặc sản lừng danh của nước Pháp. Từ xưa đến nay, nước Pháp chỉ
có số lượng lễ hội tăng lên chứ không hề thuyên giảm hay lược bỏ bất cứ một lễ hội nào.
Ẩm thực Pháp
Ẩm thực Pháp nổi tiếng khắp nơi với các món ăn được chế biến lạ mắt, lạ miệng,
kết hợp độc đáo rượu vào chế biến và thưởng thức các món ăn, góp phần làm đậm đà
thêm hương vị của các món ăn Pháp. Người Pháp rất sành ăn và đặc biệt cẩn trọng trong
việc ăn uống, trong cách chế biến và chi tiết đến cả tư thế ngồi sao cho thoải mái và có
nghệ thuật. Trước khi ăn, bao giờ người Pháp cũng phải rửa tay như một thông lệ bắt
buộc. Người Pháp trong lúc ăn rất kỵ nhai có tiếng kêu và đặc biệt điều cấm kỵ là sau khi
ăn xong xỉa răng và ợ trước mặt người khác. Có thể nói phong cách ăn uống của người
Pháp là cả một nghệ thuật đặc sắc.
Rượu Pháp
Nước Pháp là một trong những quốc gia Châu Âu có lịch sử lâu đời nhất về sản
xuất rượu nho. Rượu vang Pháp nổi tiếng khắp thế giới với tên tuổi của các loại rượu
tuyệt hảo, xuất xứ từ các vùng sản xuất rượu lâu đời như Bordeaux, Burgundy, Alsace,
Provence hay Thung lũng sông Rhône. Mỗi loại rượu được sản xuất tùy theo đặc điểm
khí hậu của từng vùng, theo từng chủng loại nho, từng công thức chế biến, lưu trữ rượu
riêng biệt và trong đó có cả sự nâng niu, chăm chút của những người sản xuất rượu.
Chính những yếu tố đó tạo nên sự khác biệt nổi bật của rượu nho nước Pháp.
II. TÍNH CÁCH NGƯỜI PHÁP:
-

Người Pháp có tinh thần dân tộc cao, họ luôn tự hào về nước Pháp, họ cho rằng:

-

đất nước của họ là tốt nhất, văn minh nhất thế gian này.
Người Pháp cho rằng dân tộc họ là giỏi giang nhất. Họ thích trật tự nhưng lại ghét

phải tuân theo kỷ luật. Họ ngưỡng mộ tính logic, trí thông minh và sự thông thái.
Họ nghĩ rằng: họ khác với các dân tộc khác và thường trưng ra những gì mà họ

-

nghĩ rằng người ngọai quốc không thể hiểu nổi.
Họ là những người yêu nước, mang tư tưởng cách tân.
Họ ưa giao tiếp, ồn ào, vui vẻ, nhưng rất văn minh, lịch sự.
Người Pháp rất chú trọng gìn giữ truyền thống dân tộc, gia đình.
23


-

Người Pháp là mẫu người điển hình theo chủ nghĩa cá nhân.
Họ yêu cuộc sống và biết hưởng thụ cuộc sống, yêu thích những thứ tinh tế trong

-

cuộc sống, như: thức ăn ngon, rượu vang, nghệ thuật và triết học.
Người Pháp rất lãng mạn, yêu thể thao, nghệ thuật, thích vui chơi giải trí.
Người Pháp rất thân thiện, vui tính nhưng hay mỉa mai.

C. NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý KHI KINH DOANH VỚI
NGƯỜI PHÁP
I. NHỮNG LƯU Ý KHI GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI PHÁP:
Danh thiếp
-

Danh thiếp thường được trao sau khi được giới thiệu, không cầu kỳ hình thức đặc


-

biệt.
Danh thiếp của bạn khi trao cho đối tác người Pháp nên có một mặt được dịch

-

sang tiếng Pháp.
Mặc dù đây không phải là một nghi thức bắt buộc nhưng nếu bạn đọc kỹ và tỏ ra

-

chú tâm vào các thông tin trên danh thiếp thì sẽ được đánh giá rất cao.
Nên thêm các học hàm cao cấp mà bạn đạt được vào danh thiếp.
Danh thiếp của người Pháp thường lớn hơn một chút so với các nước khác.

Khi gặp gỡ, chào hỏi:
Hôn tay khi gặp nhau đã lỗi thời từ lâu, trừ khi các nhà chính trị muốn thu hút sự chú
ý của dư luận. Khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. Trong buổi gặp đầu
tiên bắt tay là phù hợp nhất. Bạn bè thân thiết thường chào nhau bằng 1 nụ hôn trên mỗi
má. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của người
phụ nữ. Nếu gặp nhau lần đầu tiên thì tuyệt nhiên không được phép làm việc đó.
Tự đẩy cửa bước vào nhà bị coi là không lịch sự. Chỉ bước vào nhà khi được chủ nhà
ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa. Trong chào hỏi, làm quen và giao tiếp, việc tự
công nhận đã mắc sai phạm được đánh giá cao, coi đó là phẩm hạnh tốt. Điều rất quan
trọng là giữ thể hiện cho người khác, tránh xung khắc công khai.
Khi làm quen, nên trao đổi với người Pháp về các chủ đề văn hóa – xã hội, tránh các
chủ đề chính trị nhạy cảm. Người Pháp rất thích nói và nói nhiều nên bạn sẽ tạo được ấn
24



tượng tốt nếu tỏ ra chăm chú lắng nghe. Tuyệt đối không được sử dụng ngôn từ hay tỏ
điều gì để người Pháp có thể hiểu nhầm là lên mặt dạy họ.
Mặc dù bạn đủ trình độ tiếng Pháp để giao tiếp, người Pháp sẽ lập tức đáp bằng tiếng
Anh nếu họ thấy bạn phát âm tiếng Pháp không sõi. Nhưng nếu bạn quyết tâm tiếp tục
chuyện trò bằng tiếng địa phương thì họ sẽ tôn trọng sự can đảm của bạn và nói với bạn
bằng tiếng Pháp. Người Pháp rất chú trọng tới nghi lễ và sự lịch sự, nhất là trong công
nghiệp phục vụ. Khi bước vào các quán ăn, khách sạn hoặc đến cuộc gặp business bạn
nên chào mọi người bằng câu: Bonjour Madame/Monsieur - Chào bà/ông và tạm biệt
bằng: Au revoir. Khi trả lời điện thoại, hãy dùng câu: Alo, khi bạn muốn xin lỗi: Pardon.
Nếu bạn đang bỡ ngỡ không biết phải xưng hô và chào như thế nào, hãy để người ta làm
bước đầu tiên. Bạn không nên xưng ngôi thứ hai với người mới quen, trừ khi người ta
cho phép hoặc họ ít tuổi hơn bạn.
Những người phụ nữ khi gặp nhau thường trao những nụ hôn nhẹ vào má, được
gọi là "bises," là hình thức phổ biến nhất khi chào hỏi nhau. Thường thì đó chỉ là một
cái chạm nhẹ vào má chứ không phải là những nụ hôn thực sự. Tuy nhiên, khá là thô
lỗ khi thực hiện "faire des bises" nếu bạn đang bị bệnh. Trong trường hợp này bạn chỉ
có thể nói lời chào hay bắt tay. Tại một cuộc gặp mặt đầu tiên, phụ nữ thường bắt tay
nhau.
Gặp gỡ giữa đàn ông và phụ nữ - những nụ hôn nhẹ vào má, được gọi là "bises,"
là hình thức phổ biến nhất khi chào hỏi gia đình và bạn bè. Thường thì đó chỉ là một
cái chạm nhẹ vào má chứ không phải là những nụ hôn thực sự. Tại một cuộc gặp mặt
đầu tiên thường họ sẽ bắt tay nhau. Và có một phong tục đó là để cho người phụ nữ
chủ động bắt tay trước.
Lưu ý: Số lượng những nụ hôn cũng thay đổi tùy theo từng khu vực ở Pháp. Ở Nantes
thuộc miền tây nước Pháp, người ta chào đón nhau với bốn nụ hôn, xen kẽ hai má. Ở
phía nam, chỉ có hai nụ hôn. Người nước ngoài thường khó khăn khi quyết định sẽ
hôn bên phía nào trước. Trong trường hợp này sẽ làm theo người Pháp, họ sao ta vậy.
Giao tiếp bằng mắt:

25


×