Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Tài liệu báo cáo thực tập nhà thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
---o0o---

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA DƯỢC – BỆNH VIỆN QUẬN 10
Sinh Viên Thực Hiện

: Nguyễn Thị Liên

MSSV

: 1311519920

Lớp

: 13CDS10

Khóa

: 2013-2015

Cán bộ hướng dẫn tại cơ sở : DS.CK2 Nguyễn Ngọc Hoàng
Giáo viên hướng dẫn

: Ths.DS Nguyễn Hữu Khánh Quan

Thời Gian Thực Tập

: Từ ngày 20 tháng 6 năm 2016


Đến ngày 10 tháng 7 năm 2016

1


TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2016

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
---o0o---

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA DƯỢC – BỆNH VIỆN QUẬN 10
Sinh Viên Thực Hiện

: Nguyễn Thị Liên

MSSV

: 1311519920

Lớp

: 13CDS10

Khóa


: 2013-2015

Cán bộ hướng dẫn tại cơ sở : DS.CK2 Nguyễn Ngọc Hoàng
Giáo viên hướng dẫn

: Ths.DS Nguyễn Hữu Khánh Quan

Thời Gian Thực Tập

: Từ ngày 20 tháng 6 năm 2016
Đến ngày 10 tháng 7 năm 2016

3


TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2016

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOA DƯỢC – BỆNH VIỆN QUẬN 10

4


NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH Cơ sở thực tế:
KHOA DƯỢC


5


PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẾ
Họ và tên sinh viên:

Nguyễn Thị Liên

MSSV: 1311519920

Lớp: 13CDS10

Thời gian thực tập:

03 Tuần

Nhóm: 02

Từ ngày: Từ ngày 20 tháng 6 năm 2016 đến ngày 10 tháng 7 năm 2016
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Nhận xét chung quá trình thực tập

Thái độ

Nội dung
báo cáo

Cán bộ hướng dẫn đánh giá quá trình thực tập của sinh viên tập cơ sở theo 5 mức độ, sau
đó ký tên và đóng mộc trực tiếp vào ô bên dưới:


(1)Xuất sắc

(2)Tốt

(3)Khá

(4)Trung bình
Khá

(5)Trung bình

Ghi chú:
 Sinh viên vắng 02 buổi thực tế (dù có xin phép), xem như chưa đạt yều cầu đi thực tế và
được xếp loại không đạt.
 Phiếu đánh giá phải bấm kèm vào góc phải trang lót của báo cáo thực tập.

..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
6


..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................

..........................................................................................................
..........................................................................................................
............., ngày.....tháng......năm 2015
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

7


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................

.................., ngày........ tháng........năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

8



MỤC LỤC

9


LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, là một sản phẩm thiết yếu
trong cuộc sống của người dân.Thuốc là phương tiện phòng bệnh và chữa bệnh
không thể thiếu trong công tác y tế.Thuốc tốt và sử dụng đúng cách sẽ giúp làm
bệnh mau khỏi, nhưng nếu thuốc không đảm bảo chất lượng, sử dụng sai sẽ làm cho
chúng ta không khỏi bệnh mà còn có thể gây tác hại cho người sử dụng, thậm chí
dẫn đến tử vong.
Do đó chuyên môn về dược và y đức luôn được đặt lên hàng đầu trong công tác
Dược.. Nên chúng ta cần nắm rõ về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của thuốc để
giúp người bệnh sử dụng thuốc hiệu quả an toàn hợp lý nhất. Vì vậy những kiến
thức mà ta được học trên sách vở và giảng đường vẫn chưa đủ mà còn cần bổ sung
thêm kiến thức ở ngoài thực tế tại các nhà thuốc, bệnh viện, công ty dược. Do vậy
quá trình đi thực tập thực tế tại các cơ sở là rất quan trọng nó không chỉ giúp ta
hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình đi thực tập mà còn giúp ta hiểu biết và rút ra
được một số kinh nghiệm trong công tác phòng và chữa bệnh, nâng cao phục hồi
sức khoẻ cho người bệnh.
Là một sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành Dược, được sự sắp xếp của
trường Đại Học Nguyễn Tất Thành tạo điều kiện cho em có cơ hội hòa nhập vào
môi trường thực tế tại Bệnh viện Quận 10. Trong quá trình 4 tuần thự tập tại bệnh
viện cho đến hôm nay, em đã hiểu được vai trò của một dược sĩ và cũng nắm rõ
được các quy định, nguyên tắc tiêu chuẩn trong ngành Dược. Đó là những kiến thức
rất bổ ích để em có thể trải nghiệm ở thời gian sắp tới khi ra trường.


10


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
1.1 Tên và địa chỉ đơn vị thực tập
Tên đơn vị : Bệnh viện Quận 10
Địa chỉ : 571 Sư Vạn Hạnh – phường 13 – quận 10 – TP.HCM
• Điện thoại: 08.3862.6977 - 08.3862.6978
• Bệnh viện quận 10 được xây dựng vào năm 1996 và đi vào hoạt động vào tháng
02/1997 với tên gọi là trung tâm y tế quận 10.Đến tháng 02/2007 chính thức đổi
tên thành Bệnh viện quận 10.



MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 10
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

11


Hình số 1 : Sơ đồ bệnh viện quận 10

Hình Số 2: Bệnh Viện quận 10

12


1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện
1.2.1 Cơ cấu tổ chức


Tùy thuộc hạng bệnh viện: bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; số lượng cán bộ;
trang thiết bị; cơ sở vật chất mà bố trí nhân lực khoa Dược cho phù hợp. Khoa
Dược bao gồm các bộ phận chính sau:
1. Nghiệp vụ dược
2. Kho và cấp phát
3. Thống kê dược
4. Dược lâm sàng, thông tin thuốc
5. Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc
6. Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
1.2.2 Chức năng của khoa Dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về
toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý.
1.2.3 Nhiệm vụ của khoa Dược

1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất
thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham
gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng

không mong muốn của thuốc.
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa trong bệnh viện.
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học,
Cao đẳng và Trung học về dược.
13


9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và
theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến.
11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo
về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa
có phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao
nhiệm vụ.
1.3 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoa
1.3.1 Trưởng khoa Dược : Ds.CK2 Nguyễn Ngọc Hoàng

Yêu cầu về trình độ: tối thiểu phải là dược sĩ đại học. Đối với bệnh viện hạng 3
và không phân hạng chưa có dược sĩ đại học thì Giám đốc bệnh viện ủy quyền
bằng văn bản cho dược sĩ trung học phụ trách khoa.
2. Chức trách, nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện.
b) Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư này.
c) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và
công tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện.

d) Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám
đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng
trong bệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sát
việc kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng
cao chất lượng điều trị.
đ) Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn).
e) Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với
phòng Tài chính – kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng
thuốc đảm bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành.
g) Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóa chất (pha chế,
sát khuẩn) đảm bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
14


h) Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
i) Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trong khoa tham
gia hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.
k) Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
l) Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho
đồng nghiệp và cán bộ tuyến dưới.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.
1.3.2 Dược lâm sàng : Ds Đào Thị Hoàng Thu
1.

Yêu cầu về trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học.

2. Chức trách, nhiệm vụ:
a) Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới
theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác

cảnh giác dược.
b) Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán
bộ y tế và người bệnh.
c) Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú
nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
d) Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách nhiệm
tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền
xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn
cùng hoạt chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương
đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế
thuốc.
đ) Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu.
g) Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

1.3.3 Kho chẵn : Ds Phạm Quốc Việt
Nhiệm vụ : Lập dự trù đủ dùng trong 1 tháng nhằm cung ứng thuốc đầy đủ , kịp thời
và chất lượng cho bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu về thuốc cho điều trị nội trú và ngoại
trú tại việt nam .
15


Bảo quản : Thuốc trong thuốc điều kiện thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng thuốc
khi đến tay bệnh nhân
Quản lý : Thuốc nhập , xuất rõ ràng , chính xác , đúng trình tự , chủ yếu cấp phát
thuốc cho kho lẻ và bảo hiểm y tế ngoại trú.
1.3.4 Nội trú :Ds Vũ Thị Ngọc Hạnh Ds Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Xuất thuốc cho các khoa lâm sàng
Chịu trách nhiệm về các hồ sơ sổ sách, hợp đồng thuốc, kế toán Dược...

Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”,
đảm bảo an toàn của kho.
Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của
kho thuốc, khoa Dược.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa
Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và
cấp phát.
Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyênmôn
cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

1.3.5 Nhà thuốc bệnh viện : Ds Nguyễn Anh Quý
Bán thuốc theo đơn cho bệnh nhân và ghi lại thông tin thuốc được bán
Đảm bảo thuốc có chất lượng và hạn dùng tốt
Hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả và kinh tế
Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc
Thực hiện nguyên tắc 3 kiểm tra, 3 đối chiếu, 3 dễ, 5 chống
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
Bán lẻ thuốc thành phẩm được phép lưu hành.
Bán lẻ một số loại thuốc chuyên khoa phục vụ một số yêu cầu hàng ngày của bệnh
viện.
Bán lẻ dụng cụ và vật tư y tế tiêu hao thông thuờng.
Tổ chức và hoạt động Nhà thuốc theo thông tư số 15/2011/TT- BYT ngày
19/04/2011.
“Thực hành tốt nhà thuốc” ban hành kèm theo quyết định số 11/20027/QĐBYT
ngày 24/01/2007.
Thực hiện niêm yết giá thuốc theo quy định tại thông tư liên tịch số 11/2007/TTLTBYT-BTC ngày 31/08/2007.
Thực hiện nghiêm chỉnh quyết định số 04/2008/QĐ- BYT ngày 01/02/2008 về quy

chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và thông tư số 08/2009/TT-BYT ngày
01/07/2009 ban hành Danh mục thuốc không kê đơn.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
16


1.3.6 BHYT ngoại trú : Ds Nguyễn Thị Bích Phương

Nhận đơn thuốc từ kế toán Dược sau đó kiểm tra đơn thuốc
Cấp phát thuốc cho bệnh nhân có thẻ BHYT
Từ chối phát thuốc neeusphats hiện sai sót trong đơn thuốc, báo lại với bác sĩ kê
đơn, phối hợp với bác sĩ lâm sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc
Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc
Hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả và hợp lý
Đảm bảo thuốc trong kho có chất lượng và hạn dùng tốt
Thực hiện nguyên tắc 3 kiểm tra, 3 đối chiếu, 3 dễ, 5 chống
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được giao
1.3.7 Dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc kho Vật dụng y tế
- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản
thuốc” bảo quản an toàn của kho.
- Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội
quy của kho thuốc, khoa Dược.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập Vật dụng y tế theo quy định
của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho
Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát:
-Thuốc tồn ít/ không sử dụng, vật dụng y tế còn hạn dùng khoảng 6
tháng,thuốc còn chất lượng không tốt,…
-Khi phát hiện vật dụng y tế gần hết hạn sử dụng hoặc vật dụng y tế

cònhạn sử dụng nhƣng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục,…phải để
khu vực riêng biệt chờ xử lý.
- Nhập – xuất hàng hóa đúng quy trình.
- Theo dõi, cập nhật vào sổ sách nhiệt độ, độ ẩm trong kho và tủ lạnh 2
lần/ngày vào buổi sáng (9h) – chiều (15h)
- Theo dõi nhập – xuất – tồn hàng ngày trên sổ sách và thực tế thuốc gây
nghiện, thuốc hướng tâm thần.
- Luân chuyển cơ sở vật chất y tế tự vệ, chống bão lụt và các cơ số thuốc
khác
- Định kỳ hiệu chuẩn các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản.
- Theo dõi hạn dùng của trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân
công.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân
công.

17


18


PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1
2.1.1

Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược
bệnh viện


Sắp xếp thuốc






Thuốc trong kho được sắp xếp theo nguyên tắc :
FEFO(First Expired First Out) : Thuốc hết hạn trước xuất trước.
FIFO (First In First Out) : Thuốc nhập trước xuất trước.
3 dễ : dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
5 chống : chống ẩm nóng; chống mối mọt, côn trùng; chống cháy nổ; chống
quá hạn dùng; chống đôc vỡ hư hao mất mát.
• Theo nhóm dược lý:
• Theo TT 40/ BYT : nhóm tim mạch, chuyển hóa nội
tiết, kháng sinh, giảm đau- hạ sốt- kháng viêm,…
Thuốc của mỗi nhómđược phân theo thứ tự A, B, C,…
Nhóm thuốc theo nguyên tắc FIFO, FEFO.
Hàng nặng, cồng kềnh, dễ vỡ phải dể phía dưới.

2.1.2 Phân loại
- Theo dạng dùng: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền...
- Theo dạng bào chế: thuốc viên, thuốc nước...
- Theo chế độ quản lí: thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc A-B và
thuốc thường.
- Theo yêu cầu bảo quản: điều kiện ghi trên nhãn thuốc ( nhiệt độ, độ ẩm )
 Nhiệt độ thường 15-25º C
 Nhiệt độ mát 8-15º C
 Kho lạnh nhỏ hơn 8º C

 Tủ lạnh 2-8ºC
Theo yêu cầu bảo quản đặc biệt: cháy, nổ, độc, ăn mòn, dễ bay hơi.
Thuốc trong kho chủ yếu được sắp xếp theo nhóm dược lí.

Hình Số 3 :Tủ thuôc sắp xếp theo nhóm dược lí.

19


Bảo quản
Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại kho
- Nhiệt độ: ≤ 30ºC
- Độ ẩm: ≤ 70%
2.1.2

Theo dõi chất lượng
- Mỗi lô sản phẩm sau khi nhập vào kho thi 01 tháng phải tiến hành theo
dõi chất
lượng định
kì cho đến
khi xuất hết toàn bộ
lô đó.

Hình Số 5:Phiếu theo dõi nhiệt độ, độ ẩm

20


Thủ kho kiểm tra lại hình thức cảm quan thành phẩm trên mộ đơn vị
đóng gói nhỏ nhất.

- Trong quá trình tồn trữ, cấp phát nếu có bất kì sự cố hoặc nghi ngờ nào
về tình trạng chất lượng của mỗi lô thành phẩm tiến hành kiểm tra và
báo cáo cho bộ phận cung tiêu, Trưởng khoa Dược.
Kiểm tra tồn kho
Định kì hàng tháng.
Kiểm tra đối chiếu với tồn kho trên thực tế so với tồn kho trên sổ sách.
Kiểm tra cập nhật đầy đủ tất cả các số liệu, chứng từ nhập/ xuất, trong
tháng gồm phiếu nhập/ xuất kho.
Kiểm tra số lượng tồn thực tế của mỗi lô.
Đối chiếu với số lượng tồn ghi trên mội thẻ kho, mọi chênh lệch phải
tìm ra thật kĩ để tìm ra nguyên nhân và báo cho bộ phận giám sát tại
kho va Trưởng khoa Dược. thủ kho không được che dấu hay tự ý giải
quyết các nhầm lẫn do giao nhận hay cấp phát.
Theo dõi hạn dùng
Định kì hàng tháng, thủ kho phải rà soát lại hạn dùng của từng lô sản
phẩm đang tồn kho.
Định kì hàng ngày, thủ kho phải xem và cập nhật trên phần mềm về hạn
dùng của hàng hóa.
-

21


2.2 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP
- Ngoại trú: thứ tư lấy chính, thứ hai bổ sung Kho thuốc trong bệnh viện
không đạt GSP vì BỆNH VIỆN QUẬN 10 có quy mô nhỏ nên diện tích kho
không đạt yêu cầu.
- Tuy nhiên nhà thuốc bệnh viện lại đạt tiêu chuẩn GSP.
2.2.1 Kho lẻ - nội trú
-Dưạ theo dự trù hàng tuần.

-Kho lẻ nhập thuốc từ kho chẵn.
-Kho lẻ muốn lấy thuốc trong kho chẵn phải có phiếu xuất, nhập kho

Hình Số 6 :Phiếu dự trù thuốc hàng tháng

22


2.2.2 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP:
Ý nghĩa: Để đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử dụng đòi hỏi
phải thực hiện tốt tất cả các giai đoạn liên quan đến sản xuất, bảo quản, tồn trữ, lưu
thông phân phối thuốc. “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
– Good Storage Practices, viết tắt: GSP là biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo
quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo
quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thuốc có chất lượng
đã định khi đến tay người tiêu dùng. Các nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản
thuốc” được áp dụng cho tất cả nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn
trữ thuốc, khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu và trung tâm y tế.
Yêu cầu về Nhân sự:
- Theo quy mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với
công việc được giao làm việc tại khu vực kho. Mọi nhân viên phải thường xuyên
được đào tạo về “ Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải
được quy định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản.
- Cán bộ chủ chốt của kho cóc chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung thực,
có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề nghiệp và kỹ
thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các qui định của nhà nước.
- Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo
quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi xuất nhập, chất
lượng thuốc,…
-Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học đôí với các cơ sở sản xuất,

bán buôn thuốc tân dược. Đối với các cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc y học cổ
truyền, dược liệu, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là lương dược hoặc dược sĩ
trung học.
- Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được
đúng các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những quy định mới của nhà
nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật được
áp dụng trong bảo quản thuốc.
Nhà kho và trang thiết bị:
Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sữa chữa sao cho có thể bảo vệ
thuốc, nguyên liệu tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như sự thay đổi nhiệt
đọ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng, đảm bảo thuốc có
chất lượng đã định.
23


- Địa điểm: Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống
rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu tránh được ảnh hưởng của nước
ngầm, mưa lớn và lũ lụt,.. Kho phải có một địa chỉ xác định, nằm ở nơi thuận tiện
cho việc xuất nhập, vận chuyển và bảo vệ.
-Thiết kế, xây dựng: - Kho phải đủ rộng và khi cần thiết cần có sự phân cách giữa
các khu vực sao cho có thể bảo đảm việc quản lý cách ly từng loại thuốc, từng lô
hàng theo yêu cầu.
- Tùy theo mục đích, quy mô của kho (kho của nhà sản xuất, kho của nhà phân
phối, kho của khoa dược bệnh viên,..) cần phải có những khu vực xác định, được
xây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp:
+ Khu vực tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản thuốc, nguyên liệu chờ nhập kho.
+ Khu vực bảo quản thuốc.
+ Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt.
+ Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuản chất lượng, chờ xử lý.

+ Khu vực bảo nguyên liệu, thành phẩm đã xuất kho chờ đưa vào sản xuất hoặc cấp
phát. + Khu vực đóng gói, ra lẻ và dán nhãn.
+ Khu vực bảo quản bao bì đóng gói.
+ Khu vực bảo quản biệt trữ trước khi xuất nguyên vật liệu.
- Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại,
đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy.
- Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng,
luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như
nắng, mưa, bão, lụt.
- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để
chống ẩm, chống thấm đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho và hoạt
động của các phương tiện cơ giới. Nền kho không được có các khe, vết nứt gãy.. là
nơi tích lũy bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng.
-Trang thiết bị: Nhà kho phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có các phương tiện, thiết bị phù hợp: quạt thông giố, hệ thống điều hòa không
khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt ẩm kế,.. để đảm bảo các điều kiện bảo quản.
- Có đủ ánh sáng bảo đảm để các hoạt động trong khu vực kho dược chính xác và
an toàn.

24


- Có đủ các trang thiết bị, các bàn hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống
cháy nổ, như: hệ thống báo cháy tự động, thùng cát, hệ thống nước và vòi chữa
cháy, các bình khí chữa cháy, hệ thống phòng chữa cháy tự động,..
- Có nội quy quy định việc ra vào khu vực kho và phải có các biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép.
- Có các quy định và biện pháp để chống sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu
bọ, loại gặm nhắm,….
Các điều kiện bảo quản trong kho:

- Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo
quy định của tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản
trong điều kiện khô, thoáng và nhiệt độ từ 15- 25ºC hoặc tùy theo vào điều kiện khí
hậu nhiệt đô có thể lên đến 30ºC. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên
ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.
- Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình
thường. Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh,.. thì vận dụng các quy
định sau:
Nhiệt độ: - Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15 - 25ºC, trong từng
khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 30ºC.
- Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8 - 15ºC.
- Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 8ºC.
- Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2 - 8ºC.
- Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá -10ºC.
Độ ẩm: Điều kiện bảo quản “ khô” được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%.
Kho bảo quản thuốc, nguyên liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt:
- Các biện pháp đặc biệt cần được thực hiện đối với việc bảo quản các chất độc,
chất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất có hoạt tính cao và chất nguy
hiểm như: các chất lỏng, chất rắn cháy nổ, các khí nén, các thuốc gây nghiện và các
chất tương tự, các thuốc và hóa chất có độc tính cao, các vật liệu phóng xạ, dược
liệu.
- Các thuốc, nguyên liệu đòi hỏi các điều kiện bảo quản đặc biệt, cần phải được bảo
quản ở các khu vực riêng biệt được xây dựng và trang bị thích hợp để đảm bảo các
điều kiện bảo quản theo yêu cầu và các quy định của pháp luật.
- Đối với các chất lỏng, rắn dễ cháy nổ, các khí nén… phải được bảo quản trong
kho được thiết kế, xây dựng thích hợp cho việc bảo quản các sản phẩm cháy nổ theo
25



×