Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NHỮNG CẤU TRÚC CHUYÊN BIỆT Ở TỪNG ĐOẠN ỐNG TIÊU HOÁ CHÍNH THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.16 KB, 8 trang )

NHỮNG CẤU TRÚC CHUYÊN BIỆT Ở TỪNG ĐOẠN ỐNG
TIÊU HOÁ CHÍNH THỨC:
I- Thực quản:
Là đoạn đầu của ống tiêu hố chính thức, chức năng chủ yếu là đưa thức ăn
từ họng xuống dạ dày. Do đó ở thực quản có 1 số cấu trúc chuyên biệt như sau:
1.

2.

3.

Tầng niêm mạc:
- Biểu mô: Được lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng hố để chống lại
sự
của thức ăn cịn thơ.
- Lớp đệm : Là mơ liên kết trong đó có tuyến thực quản- vị. Đây là
tuyến tiết nhầy giống tuyến tâm vị. Chất nhầy được tiết ra có tác dụng
làm trơn thức ăn.
- Cơ niêm: Lớp cơ niêm ở thực quản rất dày và được cấu tạo chủ yếu là
cơ trơn.
Tầng dưới niêm:
Tầng dưới niêm ở thực quản có tuyến thực quản chính thức.
Tuyến này có cấu tạo kiểu chùm nho và là tuyến tiết nhầy. Các tế bào
nhầy tạo thành nang tuyến và được đổ chung vào 1 ống bài xuất chính
vượt qua tầng niêm mạc để đổ vào lịng ống tiêu hoá.
Tầng cơ:
Cơ ở thực quản cũng gồm 2 lớp, trong vịng ngồi dọc, ¼ trên
thực quản là cơ vân nối tiếp với cơ hầu. ¼ tiếp theo có cơ trơn xuất
hiện càng xuống dưới cơ trơn càng nhiều. Đến ¼ cuối của thực quản
chỉ cịn cơ trơn nối tiếp với cơ dạ dày.


II- DẠ DÀY:
Là đoạn phình to của ống tiêu hoá nối thực quản với ruột non. Chức năng
của dạ dày là chứa và nhào trộn thức ăn với dịch vị của dạ dày. Trong dạ dày thức
ăn được tiêu hoá 1 phần. Theo giải phẫu học người ta chia dạ dày thành 4 vùng:
tâm vị, đáy vị, than vị, môn vị, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ nhưng về cấu tạo mơ học
thì ở các vùng của dạ dày có cấu tạo cơ bản giống nhau.
1.

Tầng niêm mạc:


Khi dạ dày rỗng tầng niêm mạc có các nếp nhăn dọc nhưng khi dạ dày chứa
đầy thức ăn thì các nếp dọc biến mất. Trên bề mặt niêm mạc dạ dày có những rãnh
nhỏ chia dạ dày thành những tiểu thuỳ dạ dày. Trên mỗi tiểu thuỳ có nhiều lổ nhỏ
gọi là phễu dạ dày là nơi 1 số tuyến dạ dày đổ chung vào.
* Trong tầng niêm mạc dạ dày có 1 số đặc điểm cấu tạo như sau:
1.1- Biểu mô: Biểu mô lợp bề mặt dạ dày là biểu mô trụ đơn gồm 1 hàng tế
bào trụ tiết nhầy chiều cao 20 – 40 bề mặt của tế bào có ít vi nhung mao ngắn. Bào
tương ở cực ngọn của tế bào có nhiều hạt nhầy. Chất nhầy được tiết ra ngoài tế bào
từ từ theo kiểu xuất bào. Chúng tạo thành 1 lớp nhầy mỏng khá dày phủ trên bề
mặt biểu mơ có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại các chất có hại trong
thức ăn và dịch dạ dày. Lượng chất nhầy tăng lên rõ rệt khi có chất kích thích
( Rượu, acid, chất cay). Giữa các tế bào biểu mô dạ dày có những liên kết vịng bịt
làm cho các chất trong dịch ở trong dạ dày không lọt vào khoảng gian bào được.
Ngồi tế bào tiết nhầy trong biểu mơ dạ dày cịn có tế bào nội tiết đường
ruột giống ở các đoạn khác.
1.2- Lớp đệm: Lớp đệm dạ dày là mơ liên kết trong đó có chứa dày đặc các
tuyến, xen giữa các tuyến có dải mơ liên kết mỏng, ít sợi liên kết và tế bào liên kết.
Mơ bạch huyết ở dạ dày ít phát triển.
* Trong mỗi vùng của dạ dày có 1 loại tuyến khác nhau cả về cấu tạo và

chức năng.
+ Vùng tâm vị: Có tuyến tâm vị là những tuyến tiết nhầy kiểu ống chia
nhánh. Tế bào nhầy của tuyến giống tế bào ở biểu mơ dạ dày hoặc giống tuyến
thực quản vị. Ngồi tế bào nhầy cịn có tế bào nội tiết.
+ Vùng mơn vị: Có tuyến mơn vị cũng là loại tuyến ống chia nhánh cong
queo. Thành tuyến có các tế bào tiết nhầy, ngồi ra ở tuyến mơn vijconf có tế bào
nội tiết được gọi là tế bào G chế tiết Gastrin và Somatostatin.
-

Gastrin : Kích thích tế bào viền chế tiết dịch acid HCL kích thích sự

chế tiết pepsin của tế bào chính.
-

Somatostatin: Ức chế giải phóng gastrin.


* Ở vùng thân và đáy vị có tuyến đáy vị chế tiết ra dịch vị:
- Cấu tạo của tuyến: Là tuyến chia nhánh thẳng, thành tuyến gồm có 3
loại tế bào.
+ Tế bào cổ tuyến: Là tế bào tiết nhầy nằm ở vùng cổ tuyến cực ngọn
tế bào có hạt sinh nhầy. Bào tương có bộ golgi, lưới nội bào, ty thể phát triển. Tế
bào cổ tuyến có khả năng sinh sản để thay thế tế bào biểu mô và tế bào tuyến.
+ Tế bào chính ( Tế bào sinh enzym): Nằm ở vùng thân tuyến là tế
bào hình vng hoặc hình trụ, chúng tạo thành 1 lớp ở thành tuyến. Bào tương của
tế bào chứa nhiều hạt sinh men, LNB có hạt và Ribosom phát triển, do đó bào
tương ưa màu bazơ.
Chức năng của tế bào chính: Tổng hợp và chế tiết pepsinogen ( là men
chưa hoạt hoá) khi được giải phóng ra ngồi tế bào gặp mơi trường acid HCL của
dịch vị sẽ trở thành pepsin có tác dụng phân huỷ protein. Ngồi ra tế bào chính còn

tiết ra enzyme lipase.
+ Tế bào viền( tế bào thành): Phân bố ở vùng thân tuyến chúng nằm
lệch phía ngồi tế bào chính nhưng vẫn chung màng đáy
Đặc điểm cấu tạo của tế bào: Là những tế bào hình cầu hoặc hình tháp kích
thước lớn bào tương chứa nhiều ty thể khi nhuộm màu thì ưa màu acid. Đặc biệt là
tế bào có nhiều tiểu quản nội bào, các tiểu quản nội bào tăng lên rõ rệt khi có chế
tiết. Những tiểu quản nội bào có chức năng đưa chất tiết vào lòng tuyến.
Chức năng tế bào viền là chế tiết HCL dưới dạng các ion H và CL.
+ Ngoài 3 loại tế bào kể trên tuyến đáy môn vị cịn có tế bào ưa bạc( tế bào
nội tiết dạ dày – ruột). Đây là những tế bào nội tiết nằm ở đáy tuyến chúng tiết
Serotonin, kích thích chế tiết chế tiết men tiêu hố của tế bào chính.
1.3- Cơ niêm: Ở dạ dày, cơ niêm tương đối dày chúng ngăn cách tầng niêm
mạc và tầng dưới niêm mạc.
2. Các tầng khác của dạ dày:
- Tầng dưới niêm mạc là mơ liên kết thưa khơng có tuyến đặc biệt vùng này
có nhiều Masto bào.


- Tầng cơ dày ngồi 2 lớp cơ vịng và cơ dọc cịn có lớp cơ chép làm dạ dày
chắc bền.
- Tầng vỏ ngoài được phủ bởi lá tạng phúc mạc.
III- RUỘT NON:
Là đoạn dài nhất khoảng 4-6 m, tại đây thức ăn gần như được tiêu hố hồn
tồn và được hấp thu vào máu và mạch bạch huyết. Do đó cấu tạo iwr ruột non có
những cấu trúc đặc biệt để phù hợp với chức năng này. Ruột non được chia làm
3đoạn : Tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng, về cấu tạo mô học ở 3 đoạn ruột non
tương đối giống nhau.
1.

Tầng niêm mạc:

Là tầng quan trọng nhất vì ở đây có những cấu trúc đặc biệt thích nghi

với chức năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn của ruột non.
1.11.1.1-

Những cấu trúc làm tăng diện tích bề mặt ruột non:
Van ngang: Là những nếp gấp ngang do tầng dưới niêm mạc đội tầng

niêm mạc lồi vào lòng ruột, nó khơng bị mất đi khi lịng ruột căng. Ở tá tràng chưa
có van ngang, đoạn đầu của hỗng tràng van ngang xuất hiện sau đó phát triển cao
lên rồi lại thấp và thưa dần cho đến hồi tràng thì van ngang khơng cịn.
1.1.2-

Nhung mao: Là những cấu trúc lồi vào lịng ruột hình ngón tay.
Nhung mao được tạo thành do lớp đệm của tầng niêm mạc đội biểu

mô lên thành những nếp lồi cao đều. Nhìn dưới kính hiển vi quang học bề mặt
niêm mạc giống như nhung.
Cấu tạo nhung mao gồm 1 trục liên kết( lớp đệm của niêm mạc) bề mặt
nhung mao được phủ bởi biểu mơ ruột non. Nhung mao có ở tất cả các đoạn của
ruột non.
1.1.3-

Vi nhung mao: Là cấu trúc có ở cực ngọn tế bào hấp thu ở ruột non( tế

bào mâm khía).
Bằng 3 hình thức cấu tạo trên làm cho diện tích bề mặt ruột non tăng lên rất
nhiều.



1.2

– Những cấu tạo chi tiết ở tầng niêm mạc của ruột non:

1.2.1- Biểu mơ: Lợp tồn bộ ruột non( phủ trên mặt nhung mao) là biểu mô
trụ đơn gồm 3 loại tế bào: tế bào hấp thu, tế bào đài, tế bào nội tiết.
- Tế bào hấp thu( tế bào mâm khía): Là những tế bào hình trụ có chiều
cao20 – 26 µ. Nhân hình bầu dục nằm gần cực đáy tế bào, mặt ngọn tế bào
có nhiều vi nhung mao cao đều. Trên bề mặt các vị nhung mao có gắn các
men phân huỷ Disaccharid và Dipeptid thành monosaccharide và acid amin.
Ở ruột non tế bào mâm khía có số lượng nhiều nhất.
- Tế bào đài: Là những tế bào hình trụ tiết nhầy, số lượng tế bào này
ở ruột non ít. Chúng nằm xen giữa các tế bào có mâm khía. Cực ngọn tế bào
có chất nhầy tích luỹ tạo thành khối, khi chế tiết cả khối chất nhầy bong ra
làm cực ngọn tế bào lõm xuống giống hình cái ly( cịn gọi là tế bào hình ly).
Chất nhầy được tiết ra có tác dụng bảo vệ và bôi trơn niêm mạc ruột non.
- Tế bào ưa bạc( tế bào nội tiết ở ruột): Nằm rải rác và ở sát màng đáy
của biểu mô. Những tế bào này thường chế tiết Serotonine vào lớp đệm của
niêm mạc. Từ đó chúng kích thích gây co rút các tế bào cơ trơn. Ngồi ra ở
ruột non cịn có những tế bào chế tiết enterglucagon làm tăng đường huyết
hoặc tiết chất gastrin giống tế bào tuyến của môn vị.
1.2.2- Lớp đệm: Là mô liên kết thưa tạo nên trục liên kết nhung mao.
Trong lớp đệm có chứa 2 loại tuyến lieberkuhi và tuyến brunner. Ngồi ra cịn có 1
số đặc điểm cấu tạo như sau.
-

Lưới mao mạch và bạch huyết phong phú, những mao mạch ở đây là

những mao mạch có lỗ thủng. Ở giữa nhung mao có 1 mạch bạch huyết ( lớp mạch
dưỡng chất trung tâm). Thức ăn sau khi được tiêu hố sẽ nhanh chóng được hấp

thu vào tuần hoàn máu và mạch bạch huyết.
-

Trong trục liên kết nhung mao có những nhánh cơ trơn được phân

Nhánh từ cơ niêm đến bám vào màng đáy biểu mô và đáy các tuyến có tác dụng
làm tăng nhu động của nhung mao và bài xuất chất tiết vào lòng ống.
-

Mô bạch huyết ở đâu phát triển hơn ở dạ dày, các lympho bào có thể


Đứng rải rác hoặc tập trung thành nang bạch huyết. Càng xuống đoạn dưới của
ruột non, nang bạch huyết xuất hiện càng nhiều. Ở đoạn hồi tràng nang bạch huyết
tập trung nhiều tạo nên mảng Payer.
* Các tuyến ở ruột non:
Trong lớp đệm và tầng dưới niêm ở ruột non có 2 loại tuyến:
- Tuyến Lieberkuhn: Là loại tuyến kiểu ống đơn thẳng chúng được hình
thành do lớp biểu mơ ruột non lõm sâu xuống( giống như đáy giếng). Do đó biểu
mơ của tuyến có cấu tạo gồm 3 loại tế bào giống như biểu mô ở ruột non.
Ở vùng đáy của tuyến có những tế bào Paneth là những tế bào hình tháp
trong bào tương có nhiều hạt chế tiết. Trong hạt chế tiết có những lysosom hoặc
các enzyme có khả năng phân huỷ vỏ tế bào vi khuẩn. Do đó chất tiết của tuyến có
tính kháng khuẩn và bảo vệ được niêm mạch của ruột non khi có vi khuẩn xâm
nhập.
Tuyến Lieberkuhn có ở tất cả các đoạ của ruột non và chỉ có trong lớp
đệm tầng niêm mạc và không bao giờ vượt quá xuống tầng dưới niêm.
-

Tuyến Brunner: Là loại tuyến tiết nhầy có cấu tạo kiểu túi phân


nhánh, có cơ ở tầng niêm mạc và tầng dưới niêm. Caatsvtieets được đổ vào đáy
tuyến Lieberkuhn và đổ vào lịng ruột. Chất nhầy của tuyến có tính kiềm nên có tác
dụng bảo vệ niêm mạc ruột non khỏi bị phá huỷ bởi acid dịch vị. Ngoài ra nó cịn
tạo mơi trường kiềm để hoạt hố các men của tuỵ ngoại. Do đó tuyến Brunner chỉ
có ở tá tràng của ruột non.
2- Các tầng khác của ruột non:
-

Tầng dưới niêm: Cấu tạo bởi mơ liên kết có nhiều sợi, trong lớp này

có tuyến Brunner.
-

Tầng cơ: Cấu tạo từ 2 lớp cơ dày, giữa 2 lớp cơ có hạt thần kinh

Auerback.
-

Tầng vỏ ngồi: Khơng có gì đặc biệt.


IV- RUỘT GIÀ:
Gồm đoạn ruột từ manh trang đến trực tràng. Chức năng của ruột già
là hấp thu nược vào tạo phân, tiết chất nhầy để bôi trơn và bảo vệ niêm mạc.
* Cấu tạo mơ học cũng có 4 tầng mơ nhưng có 1 số đặc điểm sau:
- Tầng niêm mạc nhẵn không tạo van ngang và nhung mao.
- Biểu mô của ruột già: Cũng là biểu mô trụ đơn gồm 3 loại tế bào giống
ở ruột non. Nhưng tế bào hình đài ở đây chiếm đa số và tế bào mâm khía thì có số
lượng ít, các vi nhung mao của tế bào mâm khía cũng thấp và thưa.

- Tuyến Lieberkuhn ở ruột già: cũng có 3 loại tế bào và tỉ lệ của chúng
cũng giống như ở biểu mơ ruột già, khơng có tế bào Paneth
- Trong lớp đệm của ruột già mô bạch huyết rất phát triển. Có nhiều
nang bạch huyết và xâm lấn cả xuống tầng dưới niêm.
- Lớp cơ ở ruột già cũng giimf có 2 lớp trong vịng ngồi dọc, nhưng lớp
cơ dọc không phân đêu mà chúng hợp thành 3 dải cơ chạy dọc ruột già. Do đó
những vùng khơng có lớp cơ dọc lịng ruột già sẽ giãn và phình to ra.
V- RUỘT THỪA:
Là 1 đoạn ống nhỏ và ngắn có 2 đầu bịt kín nằng ở gần val hồi manh
tràng.
Cấu tạo thành ruột thừa cũng gồm 4 tầng mô nhưng có những đặc điểm
như sau:
+ Biểu mơ ruột và biểu mô tuyến liebekuhn: Giống biểu mô của ruột già.
+ Lớp đệm: Mô bạch huyết rất phát triển, các lympho bào phân tán hoặc
tạc thành nang bạch huyết điển hình nằm ở lớp đệm hoặc cả lớp dưới niêm. Tuyến
lieberkuhn ngắn và ít hơn ở ruột già.
+ Cơ niêm mảnh và bị gián đoạn bởi các nang bạch huyết.
+ Tầng cơ mỏng gồm 3 lớp trong vịng và ngồi dọc phân biệt rõ ràng.




×