Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁCH NHÌN của mỹ về THẤT bại KHI TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH ở VIỆT NAM từ QUAN điểm của NHỮNG NHÀ CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.14 KB, 20 trang )

PHẦN I. MỸ VÀ VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH
ROBERT D. SCHULZINGER
Giáo sư Sử học và Giám đốc chương trình các vấn đề quốc tế của
Trường Đại học Colorado

Mỹ và Việt Nam đã tiến hành một cuộc chiến tranh 20 năm để khẳng định
mình. Vấn đề của người Việt Nam là rõ ràng: Ông Hồ Chí Minh và những cộng sự
trong Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thống
nhất đất nước. Từ năm 1947 đến 1975, Võ Nguyễn Giáp đã vạch lý luận về chiến
tranh trường kỳ của mình. Những người cách mạng Việt Nam có quan điểm trường
kỳ, không nôn nóng như kẻ thù của họ. Lòng tin của họ cuối cùng tỏ ra đúng. Dự
án xây dựng một quốc gia riêng rẽ, có thể đứng vững được trên một nửa nước Việt
Nam - một đất nước có lịch sử lâu đời - là không thể thực hiện được.
Vậy mà công cuộc xây dựng quốc gia như thế lại được giao cho một loạt các
quan chức Mỹ trong gần hai thập kỷ. Đối với Mỹ, vấn đề tham gia vào các công
việc ở Việt Nam khá phức tạp, mơ hồ và đối lập nhau. Cuộc chiến tranh ở Việt
Nam nói đúng ra chưa bao giờ là vì Việt Nam. Mỹ dính líu vào hoạt động chính trị
và cuối cùng chiến đấu ở đó là vì Chiến tranh lạnh. Trong hơn 40 năm kể từ sau
năm 1947, đẩy mạnh ngăn chặn Liên Xô được coi là nguyên tắc trung tâm của
chính sách đối ngoại của Mỹ. Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ không nghĩ rằng tất cả các
sự kiện quốc tế gắn liền với Chiến tranh lạnh, chắc sẽ không có chiến tranh Việt
Nam của Mỹ. Những nhà lãnh đạo Mỹ một mực tin rằng khả năng đáng tin cậy của
họ bị lâm nguy ở đó.
Nhưng chỉ riêng Chiến tranh lạnh không giải thích được hoàn toàn quá trình
Mỹ dính líu vào Việt Nam. Tất cả các cuộc chiến tranh đều có yếu tố trong nước
và cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam có nhiều hơn cả. Các hoạt động chính trị
trong nước, thời gian biểu của chu kỳ bầu cử Tổng thống và các thể chế chung của
Mỹ cuối cùng đã chi phối phương thức tiến hành chiến tranh của Mỹ. Các yếu tố
này đưa Mỹ vào chiến tranh cũng như ra khỏi cuộc chiến.
Duy trì khả năng đáng tin cậy của Mỹ hình như luôn luôn hết sức quan trọng
đối với những nhà vạch chính sách khi họ suy tính bước đi sắp tới ở Việt Nam. Từ


đầu, Mỹ chiến đấu ở Việt Nam để cho những người khác hiểu rằng Mỹ có thể làm
bất cứ điều gì, ở bất cứ nơi nào khác. Để giữ vững lòng tin của Pháp đối với Mỹ
như là một đồng minh, Mỹ ủng hộ chiến dịch của Pháp ở Đông Dương. Để ngăn
ngừa các quốc gia dễ bị đổ vỡ như các con bài đô-mi-nô trước các cuộc nổi dậy
của Cộng sản và để chứng tỏ các cuộc nổi loạn như thế sẽ thất bại, Mỹ dấn vào
công cuộc xây dựng quốc gia ở miền Nam Việt Nam. Để chứng tỏ với chính quyền
Sài Gòn rằng Mỹ sẽ đứng đằng sau họ bất chấp mọi khó khăn, Mỹ ném bom miền
Bắc. Để chứng tỏ với thế giới rằng Mỹ đã học được những bài học của Mu-ních,


chính quyền Giôn-xơn gửi quân trên bộ đến và thực hiện Mỹ hoá chiến tranh. Để
chứng tỏ với Bắc Việt Nam rằng họ không thể thắng thế trong thương lượng khi
mà họ chưa thành công trên chiến trường, Mỹ duy trì sự ủng hộ đối với các chính
phủ khác nhau ở miền Nam Việt Nam.
Đối với Mỹ, cuộc chiến tranh hình như bất tận. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đin
Ra-xcơ (Dean Rusk) thường lưu ý rằng, sai lầm lớn nhất của ông ta là đánh giá quá
cao lòng kiên nhẫn của nhân dân Mỹ và đánh giá thấp lòng kiên nhẫn của người
Việt Nam. Lẽ ra Ra-xcơ không bị bất ngờ về cả hai điều đó. Ở mỗi bước tiến hay
lùi trong leo thang, Mỹ đã nghe tiếng chuông đồng hồ đánh to hơn trước.
Năm 1963, Ken-nơ-đi và hầu hết những cố vấn chính về Việt Nam tin tưởng rằng
cách duy nhất để cứu Cộng hoà Việt Nam khỏi thất bại trước Mặt trận Dân tộc Giải
phóng là biến cuộc chiến tranh thành một cuộc hành quân của Mỹ. Cuối cùng họ có
một bước đi định mệnh là lật đổ Diệm. Do đó những người lãnh đạo chính phủ Sài
Gòn kế tiếp sau này ngày càng phụ thuộc vào Mỹ. Từ năm 1963 đến 1967 mọi việc
Mỹ làm trong cuộc chiến tranh là nhằm củng cố tinh thần của chính phủ Sài Gòn.
Mục tiêu là củng cố Cộng hoà Việt Nam nhằm không cho Việt Cộng và Bắc Việt
Nam giành chiến thắng. Các nhà lãnh đạo Mỹ nghĩ rằng chiến thắng của đối phương
sẽ khuyến khích Liên Xô và các đồng minh trong các quốc gia và phong trào cộng sản
làm tổn hại đến Mỹ và những người bạn của Mỹ. Tin rằng, chiến trường Việt Nam đại
diện cho chiến trường chính của Chiến tranh lạnh là một sai lầm. Liên Xô cũng như

các nước Cộng sản khác không thể dùng chiến thắng của đồng minh của họ ở Việt
Nam làm nền tảng cho cuộc cách mạng thế giới. Nhưng các quan chức trong chính
quyền Giôn-xơn lại tin tưởng chắc chắn rằng hậu quả kinh khủng đó sẽ tiếp nối diễn
ra nếu những người cách mạng thống nhất được đất nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của ông Hồ Chí Minh.
Hãy quay lưng lại với những người lãnh đạo chóp bu và hãy xem xét kinh
nghiệm của những người Việt Nam và Mỹ trong cuộc chiến. Hoạt động chính trị
quốc tế, chính sách ngăn chặn và sự tín nhiệm ít quan trọng đối với họ. Nhưng thời
gian có tầm quan trọng hơn cả. Thời gian trôi qua cùng với những thay đổi đối với
những nhà vạch chính sách cấp cao khác nhau ở Oa-sinh-tơn, Hà Nội và Sài Gòn.
Thời gian trôi qua cũng không như nhau đối với những người lính. Đối với các
chiến sĩ miền Bắc Việt Nam, họ ở miền Nam lâu dài. Không người nào đi vào Nam
biết mình đi bao lâu. Nhiều người ở lại miền Nam nhiều năm hoặc không bao giờ
rời chiến trường. Nhiều người sống bí mật trong địa đạo hàng tháng hoặc hàng
năm. Binh sĩ chế độ Sài Gòn ít có sức chịu đựng bền bỉ như thế. Một số ít chiến
đấu tốt nhưng không đủ và chưa bao giờ chiến đấu trong một thời gian dài như
đối phương của họ. Quân Sài Gòn phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ mà Mỹ
cung cấp. Nền tảng xã hội của nhân dân Việt Nam ở miền Nam bị tan rã. Lối
sống truyền thống ở nông thôn của họ bị chiến tranh phá huỷ. Các thành phố ở
miền Nam quá đông người còn đồng ruộng thì bị ném bom. Sự phá hoại to lớn
này làm khó khăn rất nhiều cho việc huy động người dân bình thường tiếp tục
đóng góp cần thiết để chiến thắng trong cuộc chiến tranh kéo dài gần như bất
tận này.


Mỹ tỏ ra kiên nhẫn hơn. Họ hy vọng nhiệm kỳ phục vụ 12 tháng ở Việt Nam
và trực thăng, máy bay tiêm kích-bom và hoả lực hạng nặng sẽ làm cho binh sĩ lục
quân chịu đựng được cuộc chiến đấu. Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ lo sợ tổn thất
tăng lên và ý chí chiến đấu của binh lính Mỹ giảm sút. Chiến thuật tìm-diệt được
họ chấp nhận, cố ý giữ quân Mỹ tách rời quân Sài Gòn mà họ cho là phải được

giúp đỡ. Bị tách rời khỏi người Việt Nam, thường cô đơn và hoảng sợ, hầu hết
binh sĩ Mỹ không thể chờ đến ngày rời Việt Nam.
Tôi đã dạy và viết về cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong hơn 15 năm. Điều
đáng lưu ý là có bao nhiêu câu hỏi đã thay đổi và bao nhiêu câu hỏi được lặp đi lặp
lại trong thời gian đó. Trước khi kết thúc Chiến tranh lạnh, đặc biệt trong những
năm chính quyền Ri-gân, sinh viên thường hay hỏi liệu Mỹ có thể làm gì để giành
thắng lợi trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Câu trả lời "Không thể làm gì"
thường làm phật lòng người hỏi. Còn sinh viên giữa những năm 80 cho rằng, nếu
có một anh hùng dân tộc, chưa bị hư hỏng bởi một chế độ quan liêu và nạn tham
nhũng thì có thể chiến thắng. Những người này cho rằng, những kẻ xấu đã chi phối
các tổ chức rộng lớn và hành động phi pháp của họ dẫn đến thảm hoạ cho Mỹ ở
Việt Nam. Rất ít sinh viên Mỹ hiện nay hỏi liệu Mỹ có thể giành chiến thắng. Họ
hiểu rằng lòng kiên trì của Mặt trận Dân tộc Giải phóng làm cho họ ở vị thế cực kỳ
mạnh để giành chiến thắng. Ngoài ra, với việc chấm dứt chiến tranh lạnh, việc đặt
vấn đề về Mỹ chiến đấu ở Việt Nam hình như không có ý nghĩa gì.
Tuy nhiên, những câu hỏi ban đầu đã trở lại. Sự thú nhận của Mac Na-ma-ra
trong hồi ký: "Nhìn lại: thảm kịch và bài học ở Việt Nam" về sai lầm khủng khiếp
của leo thang chiến tranh, làm sống lại câu hỏi trong đầu thanh niên Mỹ hiện nay:
Liệu Mỹ có chiến bại ở Việt Nam nếu Ken-nơ-đi còn sống? Câu trả lời dễ dàng
nhất là: Không thể biết; lịch sử chỉ diễn ra một chiều. Câu trả lời phức tạp hơn là:
có thể không. Chúng ta không được quên tầm quan trọng của Chiến tranh lạnh và
chính sách ngăn chặn. Lập luận về sự dính líu của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam tỏ
ra sai lầm sâu sắc. Vị trí của Mỹ trên thế giới không bấp bênh và vị trí của Liên Xô
và các phong trào cộng sản cách mạng khác cũng không có ưu thế hơn đến mức
một thắng lợi sớm của Cộng sản ở Việt Nam có thể thay đổi kết quả của Chiến
tranh lạnh. Hiện nay người ta biết điều này và nhiều người Mỹ nghi ngờ tầm quan
trọng của sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam khi cuộc chiến tranh tiếp diễn. Thế
nhưng, xét đến chiều sâu cam kết của các nhà lãnh đạo đối với các nguyên tắc của
ngăn chặn, rất khó tin rằng Mỹ sẽ không tham gia vào con đường họ đã chọn ở
Việt Nam, ít nhất đến năm 1968.

Rõ ràng, sự nhiệt tình trông đợi của nhân dân vào một người anh hùng có thể
cứu họ khỏi thảm kịch Việt Nam cho thấy vết thương mà chiến tranh để lại đắng
cay như thế nào.
Vì vậy, liệu cuộc chiến tranh có đáng giá đối với Mỹ ? Tất nhiên, câu trả lời dễ
thấy nhất là không. Đã có 58.000 người chết và rất nhiều người bị thương. Nền
kinh tế Mỹ bị lạm phát nhiều năm do các chính sách của chính phủ theo đuổi trong
những năm chiến tranh Việt Nam. Cũng khó chứng tỏ rằng kết quả đầu tư cho
chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam có tác động đến sự sụp đổ của Liên Xô.


Những điều mỉa mai thì rất nhiều. Quân đội là tổ chức của nhà nước học được
nhiều bài học của chiến tranh Việt Nam nhất. Vào giữa những năm 70, danh tiếng
của quân đội ở điểm thấp nhất.
Cuối cùng, tình trạng thù địch và chủ nghĩa hoài nghi đối với những nhà lãnh
đạo và đối với các tổ chức của chính phủ trở nên thịnh hành mà phần nào là do hậu
quả của chiến tranh Việt Nam. Một khẩu hiệu chống chiến tranh Việt Nam trước
đây "Tôi yêu đất nước tôi và sợ chính phủ tôi" đã được lan truyền. Sự thô tục hoá
việc bàn luận chính trị trong thế hệ vừa qua phần nào bắt nguồn từ sự khốn khổ
của việc Mỹ dính líu vào Việt Nam.
Trích dịch trong cuốn "A Time For War: U.S. and Vietnam, 1941-1975" (Một
thời chiến tranh: Mỹ và Việt Nam 1941-1975). Oxford University Press, N.Y.,
1997, tr. 328-336.
PHẦN II. XEM XÉT LẠI CHIẾN TRANH VIỆT NAM TỪ KHÍA
CẠNH: CHIẾN TRANH VĂN HOÁ VÀ LỊCH SỬ
WRAY R. JOHNSON
Gần đây, suy nghĩ về chiến tranh Việt Nam, Jeffrey Record, một cựu quan
chức của Bộ Ngoại giao Mỹ từ 1968-69, trong một bài viết đăng trên tạp chí
"Parameters" số Đông 1996-97, đã kết luận rằng: nỗ lực chiến tranh của Mỹ bị thất
bại chẳng những do không đánh giá đúng sự phức tạp và tiến triển của cuộc chiến
mà còn dốt nát về đất nước, lịch sử và văn hoá của Việt Nam. Mặc dù có những lời

phê phán về kết luận này, quan điểm của Record vẫn tỏ ra sắc sảo; trước những rủi
ro quân sự của Mỹ ở Xô-ma-li, Bô-xni-a, Ru-an-đa và ở những nơi khác trong
những năm 90, bộ máy quan liêu về an ninh quốc gia của Mỹ hình như vẫn bàng
quan với những mối nguy hiểm dodốt nát về văn hoá trong chiến tranh và hoạt
động dưới mức chiến tranh đưa lại. Nhà bình luận có tiếng của Mỹ Georgie Aun
Geyer đã viết trong tờ "Washington Times 26.4.1997: Một yếu tố quan trọng nhất
vẫn bị bỏ sót trong việc hoạch định chính sách quân sự và đối ngoại của chúng ta.
Đó là sự hiểu biết về văn hoá của đối phương và khả năng tiên đoán, thấy trước và
hành động phù hợp với thực tế.
Trên nhiều mặt, chiến tranh Việt Nam tiêu biểu cho một cuộc xung đột "lai
ghép" trong đó chiến tranh không chính qui và chiến tranh qui ước kết hợp hài hoà
với nhau theo một kiểu cách không giống như bất kỳ những gì Mỹ đã đương đầu
trước đây. Nhìn chung, chiến tranh Việt Nam được coi là một cuộc chiến đấu vì ý
thức hệ trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh; chiến tranh cũng tượng trưng cho
một cuộc đấu tranh về văn hoá giữa Mỹ và Việt Nam. Ngay từ năm 1968, một số
công trình nghiên cứu từng khẳng định là Mỹ đã xử lý cuộc nổi dậy ở Việt Nam
bằng một kiểu cách sai lầm. Nhiều công trình phân tích cũng khẳng định là Mỹ tiến
hành một cuộc chiến tranh truyền thống, qui ước chống lại một đối thủ phi truyền
thống, không qui ước. Ngược lại cũng có những công trình phân tích phản bác rằng
trong thực tế lực lượng Mỹ đã thực sự giành thắng lợi ở bất kỳ cuộc giao chiến nào
với lực lượng cộng sản. Do đó có một phân tuyến giữa những người cho rằng quân


Mỹ thất bại do không thích nghi được với tính chất độc nhất vô nhị của cuộc chiến
tranh ở miền Nam Việt Nam và những người cho rằng có thể giành chiến thắng
nếu theo đuổi các nguyên tắc quân sự cơ bản đến cùng. Lý lẽ của những người đầu
dựa vào vai trò của văn hoá Mỹ, còn lý lẽ của những người sau không đả động đến
tác động của văn hoá.
Tất cả những điều này gợi ra một vài câu hỏi thú vị. Nguồn gốc của phương
thức tiến hành chiến tranh của Mỹ là gì? Tương tự, nguồn gốc của phương thức

tiến hành chiến tranh của Việt Nam là gì? Liệu các nhà phân tích Mỹ đã quen
với lịch sử và văn hoá của Việt Nam và quan trọng hơn, họ có ý thức được
truyền thống chiến tranh đặc biệt được các nhà lý luận cộng sản đương thời vận
dụng không? Nếu không thì sao? Và người ta mổ xẻ cuộc chiến tranh ra sao?
Phương thức tiến hành chiến tranh
Theo Russell Weigly thì, tác giả của chiến lược quân sự Mỹ là nhà lý luận
chính trị và quân sự Phổ Các Vôn Clao-dơ-vít. Bất chấp cơ sở hợp lý của một quan
điểm như thế, giới quân sự Mỹ nói chung, lý giải mô hình Clao-dơ-vít là tập trung
hạn hẹp vào việc sử dụng các biện pháp quân sự trong chiến tranh, coi như là cách
ngắn nhất để thực hiện các mục tiêu chính trị, bằng giành thắng lợi thông qua tập
trung tối đa lực lượng nhằm tiêu diệt lực lượng địch trong trận đánh quyết định, tức
là "lực lượng quân sự (của địch) phải bị tiêu diệt" nghĩa là giảm thiểu khả năng
theo đuổi chiến tranh của đối phương. Mặc dù tầm quan trọng của các biện pháp
khác được thừa nhận, song chúng đều phụ thuộc vào biện pháp quân sự. Người ta
có thể cho rằng đó là cách hiểu hạn hẹp, có thể hiểu sai các tác phẩm của Cla-dơvit. Tuy nhiên, xem xét lại học thuật và học thuyết quân sự của Mỹ ít nhất từ Chiến
tranh thế giới thứ hai đến nay, người ta phát hiện ra rằng đó là cách hiểu đang thịnh
hành của các nhà lý luận quân sự Mỹ.
Weigly chỉ ra rằng phương thức tiến hành chiến tranh của Mỹ là một nhánh của
phương thức tiến hành chiến tranh của châu Âu và tư tưởng chiến lược của Mỹ, do
đó cũng là một nhánh của tư tưởng chiến lược của châu Âu. Và suốt từ đó việc hủy
diệt khả năng quân sự là dấu ấn của truyền thống phương Tây.
Học thuyết quân sự của Mỹ, nhất quán tập trung vào "các nguyên tắc chiến
tranh". Do đó, vào lúc mới bắt đầu cam kết đưa lực lượng chiến đấu Mỹ đến Việt
Nam năm 1965, Điều lệnh tác chiến FM 100-5, học thuyết tác chiến cơ bản của
Lục quân Mỹ nói rõ là mục tiêu của tác chiến trên bộ là "tiêu diệt lực lượng vũ
trang và ý chí chiến đấu của địch". Tiêu diệt lực lượng địch được thực hiện bằng
các hoạt động chiến đấu tiến công năng nổ và phương châm trung tâm này cũng
được áp dụng cho các hoạt động chống du kích.
Quan điểm văn hoá của Mỹ nêu lên khái niệm chiến tranh hoang đường. Mỹ
đã vạch ra sự khác biệt rõ ràng giữa chiến tranh và hoà bình và xác định là chúng

loại trừ lẫn nhau. Do đó, một khi đã gây ra chiến tranh, Mỹ theo đuổi quan điểm
"được ăn cả ngã về không", được đúc theo khuôn mẫu của cuộc thập tự chinh tinh


thần để giành thắng lợi hoàn toàn đối với quân địch và sau đó quay trở lại trạng
thái hoà bình.
Do vị trí địa lý, Việt Nam là nạn nhân của nhiều cuộc xâm lược, chiếm đóng
của nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc. Một số nhà văn hoá Mỹ nhấn mạnh
đến ảnh hưởng quân sự của phong kiến Trung Quốc, một số khác chú trọng đến ảnh
hưởng hiện nay của Trung Quốc (tức là Mao Trạch Đông). Có luận cứ tốt hơn cho
rằng lý luận quân sự của Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ truyền thống quân sự đích
thực của Việt Nam có chịu ảnh hưởng của các nhà quân sự Trung Quốc trước kia hay
hiện nay một cách có ý thức hoặc không có ý thức. Mặc dù thế, Việt Nam vẫn giữ
được tinh thần dân tộc độc lập một cách mãnh liệt dưới thời bị phong kiến Trung
Quốc đô hộ, để lại một di sản chống ngoại xâm cho thế hệ sau.
Truyền thống chiến tranh du kích xuất hiện vào thế kỷ thứ 10 khi Việt Nam
đánh thắng cuộc xâm lược của quân nhà Đường Trung Quốc. Năm 1284, trong
công cuộc bảo vệ đất nước chống lại cuộc xâm lược Nguyên-Mông, quân Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo đã hoàn thiện kỹ thuật chiến tranh du
kích. Trong chống quân Minh, quân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi lại áp
dụng chiến tranh du kích và đã thắng lợi đánh bại quân Minh vào năm 1818. Gần
đây, có hai cuộc chiến tranh mà người Việt Nam tiến hành chống lại sự chiếm
đóng của người nước ngoài. Cuộc chiến tranh thứ nhất chống Pháp từ 1946-1954,
cuộc chiến tranh thứ hai chống Mỹ từ 1961-1975.
Giai đoạn chống Pháp được nhiều nhà phân tích nghiên cứu và trình bày. Các
nhà phân tích Mỹ lúc ấy kết luận rằng Pháp đã làm hỏng nỗ lực của Mỹ và do đó
mọi bài học rút ra có tính chất cảnh báo. Giai đoạn chống Pháp rất quan trọng vì
một lý do đặc biệt: bối cảnh cách mạng và chiến lược cơ bản của chiến tranh từ
1946-54 phản ảnh khái niệm chiến tranh của Việt Nam. Điều này thể hiện khá rõ
trong các tác phẩm "Cuộc cách mạng tháng 8" và "Trường kỳ kháng chiến nhất

định thắng lợi" của ông Trường Chinh. Ông Trường Chinh có bị ảnh hưởng của lý
thuyết chiến tranh nhân dân của Mao Trạch Đông nhưng đã cải tiến lý thuyết này
cho phù hợp với truyền thống văn hoá và quân sự của Việt Nam. Đọc kỹ "Trường
kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi", người ta thấy ông Trường Chinh rút ra chiến
lược quân sự từ phương thức tiến hành chiến tranh truyền thống của Việt Nam (du
kích chiến và vận động chiến không loại trừ nhau và trong thực tế bổ sung cho nhau;
điều này khác với Mao Trạch Đông).
Ông Trường Chinh đã phát triển một chiến lược quân sự riêng biệt của Việt
Nam. Theo một báo cáo của MACV, ông Trường Chinh "rất linh hoạt về mặt chiến
thuật" và cho rằng sự linh hoạt này đặc biệt rõ ràng trong việc đề ra giai đoạn đấu
tranh vũ trang. Phòng 2 của MACV không chỉ ý thức được chiến lược quân sự Việt
Nam mà còn đặc biệt chỉ ra rằng "chiến tranh cài răng lược" là độc nhất vô nhị của
Việt Nam. Báo cáo còn cảnh báo rằng Cộng sản đang thực hiện chính chiến lược
này, nó đã đánh bại Pháp. Nhìn lại, người ta chỉ cần xem xét việc tiến hành các
hoạt động của Cộng sản từ 1946 đến 1975 để nhận thức rõ cái thần của chiến lược
của ông Trường Chinh trong các chiến dịch quân sự của ông Giáp cũng như gốc rễ
cuả nó trong lịch sử và văn hoá Việt Nam.


Sự tương phản về thế giới quan của Mỹ và Việt Nam
Trong cuộc "Chiến thắng bằng mọi giá: thiên tài của tướng Võ Nguyên Giáp
của Việt Nam", Cecil Currey khẳng định quân đội Mỹ không chuẩn bị tốt ở Việt
Nam về đánh giá đúng tác động của văn hoá đối với nỗ lực chiến tranh ở cấp chiến
lược, chiến dịch và chiến thuật". Họ không nắm vững địch và do đó không thể
chọn và sử dụng chiến thuật đặc thù đối với kẻ địch đặc biệt mà họ phải đương đầu
mà lại hành động như là họ đang truy kích các đơn vị của khối Vác-xa-va.
Sự bất lực của Mỹ trong thích nghi với sự phức tạp của cuộc xung đột của Mỹ
ở Việt Nam phần lớn xuất phát từ các giá trị thâm căn cố đế của Mỹ và khái niệm
chiến tranh của Mỹ. John Shy và Thomas Collier viết: "Các lực lượng châu Âu và
Mỹ đã nhanh chóng thích nghi với thay đổi công nghệ. Nhưng học tập để đối phó

với một kiểu chiến tranh khác trong đó lời nói che giấu hoặc làm méo mó thực tiễn
quân sự hơn là bộc lộ nó, tỏ ra khó hơn nhiều. Chiến tranh Việt Nam tiêu biểu cho
một kiểu chiến tranh rất khác, được coi là chiến tranh cách mạng.
Mỉa mai thay, yêu cầu xem xét lịch sử và văn hoá của một dân tộc khác tương
phản với Mỹ đã được đặt ra vào thời điểm Mỹ can thiệp vào Việt Nam nhưng các
dữ liệu thì hầu như bị phớt lờ. Theo công trình nghiên cứu "Người Mỹ và người
Việt Nam" thì có những khác biệt lớn giữa thế giới quan của Mỹ và của Việt Nam.
Trong số những khác biệt này, công trình nghiên cứu này chỉ ra sự tương phản
giữa chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) Việt Nam và xu hướng xem xét các vấn đề
theo cách lưỡng phân của Mỹ.
"Thực chất của các giá trị là chúng tiêu biểu cho những định hướng tích cực,
trung dung hay tiêu cực đối với những mục tiêu, quá trình hành động và từ đó phục
vụ cho việc lựa chọn hay thiết lập các ưu tiên giữa những con đường để chọn". Về
mặt này, định hướng giá trị của Mỹ và tuyến tính cả về quan điểm thời gian cũng
như quan hệ. Ví dụ, về khái niệm thời gian, quan điểm của Mỹ được tóm tắt bằng
khái niệm đường ngắn nhất nối hai điểm là đường thẳng. Vì người Mỹ hướng về
tương lai, điểm xuất phát của họ là hiện tại, ít chú ý đến quá khứ và quan điểm này
được biểu thị rõ hơn trong xu hướng của Mỹ coi thời gian là một mặt hàng có thể
quản lý, tiết kiệm hay phung phí. Bị ám ảnh bởi yêu cầu quản lý thời gian, Mỹ
thường hay định trước thời hạn kết thúc chiến tranh có thể thực hiện được thông
qua những nỗ lực dành cho nó. Hơn nữa, một khi thời hạn kết thúc được nhất trí,
Mỹ ấn định các mục tiêu nhỏ và các nhiệm vụ đặc trưng phải được hoàn thành
thông qua các chương trình. Ngược lại, Việt Nam không làm theo các tiêu chuẩn
văn hoá Mỹ về mặt này, mặc dù họ cũng nhất trí cần đề ra một thời hạn kết thúc.
Thực ra, người Việt Nam xem việc vạch kế hoạch trước theo tinh thần của Mỹ là
một trở ngại không cần thiết cho việc linh hoạt lựa chọn đường đi.
Sự phân cách siêu hình này của Mỹ luôn luôn làm cho các cố vấn quân sự Mỹ
kết luận là quân Sài Gòn không có khả năng hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào bao
gồm cả việc đánh bại quân cộng sản. Ở tầm chiến lược, điều này đã đưa đến quyết
định là Mỹ trực tiếp tiến hành chiến tranh nhằm biến nó thành cuộc chiến tranh của

Mỹ và để chấm dứt nó. Ở tầm chiến thuật, điều này có nghĩa là binh sĩ lục quân và
hải quân đánh bộ Mỹ gánh chịu trách nhiệm chiến đấu chống quân Cộng sản trên


chiến trường và về nghĩa đen cũng như nghĩa bóng, đặt phi công Mỹ ở ghế trước
và phi công Sài Gòn ở ghế sau trong máy bay chiến đấu.
Quan điểm lưỡng phân của Mỹ bắt nguồn từ cội rễ của đạo Do Thái-Cơ Đốc
Tin Lành (Protestant Judeo-Christan) của văn hoá Mỹ. Nói ngắn gọn là chỉ có
người phạm tội hoặc không phạm tội chứ không có nửa tội. Người Mỹ có xu
hướng coi các sự vật là trắng hoặc đen, A hay B, tốt hoặc xấu, đúng hoặc sai, ít khi
được coi là xám. Ví dụ, học thuyết xung đột cường độ thấp trong những năm 80
và đầu những năm 90 được diễn đạt chung là một phần của phổ xung đột, phổ
này được sắp xếp từ khủng bố và chiến tranh du kích - đầu thấp của phổ đến
chiến tranh qui ước và chiến tranh hạt nhân - đầu cao. Do xu hướng của Mỹ
đánh giá sự việc theo quan điểm lưỡng phân, cả hai đầu của phổ được coi là loại
trừ lẫn nhau. Nói một cách khác, người Mỹ coi xung đột hoặc là cường độ thấp
hoặc là cường độ cao.
Ở Việt Nam, Mỹ bất lực trong việc nhử Việt Cộng và quân chính qui Bắc Việt
Nam vào trận đánh quyết định. Ở tầm chiến lược, Mỹ không hiểu bản chất của nổi
dậy ở Việt Nam, phân tích nó như chiến tranh qui ước ở qui mô hạn chế (giống
như chiến tranh Triều Tiên) phù hợp với nhận thức về chiến tranh du kích của Mỹ,
được coi như là bộ phận phụ hay phần mở đầu của một cuộc xâm lược qui
ước. Ở tầm chiến thuật, Mỹ tập trung vào nâng cao khả năng quân sự của quân Sài
Gòn để chống lại một cuộc xâm lược của Bắc Việt Nam hơn là tập trung vào cải
cách toàn bộ bộ máy.
Ngược với Mỹ, thế giới quan của Việt Nam bắt nguồn từ quan niệm về thời
gian và lịch sử là có tính chu kỳ. Ví dụ, khái niệm về cách mạng, đối với Mỹ (vào
năm 1776) là sự cắt đứt với quá khứ, mở ra một điểm xuất phát mới. Đối với người
Việt Nam, tính chất chu kỳ của lịch sử coi các chế độ có thịnh có suy.
Về chiến lược của Việt Nam đối lại với chiến lược của Mỹ, ta chỉ cần xem xét

sự tương phản giữa lôgic lưỡng phân của văn hoá Mỹ và thuyết nhị nguyên của
văn hoá Việt Nam. Trong khi người Mỹ coi thế giới theo quan điểm lưỡng phân,
hoặc A hoặc B, quan điểm của Việt Nam được tiêu biểu bằng thuyết Lão Tử hay
sự phối hợp âm và dương, sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập. Ở tầm chiến lược, tác
động của văn hoá được Douglas Pike miêu tả khi bàn luận đến khái niệm "chiến
tranh toàn diện" của Việt Nam. Pike cho rằng "Khi ấy và Hiện nay, Mỹ không hiểu
thực chất của chiến tranh Việt Nam...". Chiến lược cách mạng của Việt Nam, theo
Douglas Pike là sự phối hợp hoàn hảo giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính
trị. Tương tự như thế, thế giới quan theo thuyết Lão Tử của Việt Nam là cội rễ của
khái niệm "chiến tranh cài răng lược", sự phối hợp giữa chiến tranh không chính
qui với chiến tranh qui ước. Trong khi Mỹ coi chiến tranh du kích và chiến tranh
thông thường tách rời nhau và coi chiến tranh không chính qui về cơ bản là phi dân
chủ, thì Việt Nam coi hai loại chiến tranh này bổ sung cho nhau, là các bộ phận
của một tổng thể.
Thế giới quan và sự định hướng giá trị có tác động mạnh đến mô hình nhận
thức và ứng xử của con người. Do đó, "người từ các nền văn hoá khác nhau thường
lên án nhau một cách sai lầm về sự phi lý đơn giản vì họ không chia xẻ một cơ sở


hợp lý chung". Về văn hoá chiến lược, ý kiến cho rằng các mô hình bắt nguồn sâu
xa từ văn hoá của một xã hội, tác động đến tư duy chiến lược thì sự khác biệt giữa
thế giới quan của Mỹ và Việt Nam được phản ánh trong cách tiến hành chiến tranh
của Mỹ và phản ứng của Cộng sản Việt Nam. Nói như một nhà phân tích Mỹ sau
chiến tranh Việt Nam: "Các nhà vạch chính sách lấy sắc tộc làm trung tâm
(ethnocentric) của chúng ta sử dụng lôgic Mỹ chứ không phải lôgic Việt Nam... Do
tập trung vào các hoạt động vũ trang của kẻ thù, chúng ta đã từ bỏ quyền kiểm soát
chiến lược đối với chiến tranh cho kẻ thù".
Nhìn lại lịch sử chiến tranh Việt Nam từ khía cạnh văn hoá
Điều hầu như trở thành đương nhiên là người chiến thắng viết lịch sử, nhưng
Chiến tranh Việt Nam là một trường hợp khác thường. Mặc dù có một số công

trình nổi bật của các tác giả Việt Nam, song các cuộc tranh luận về bài học của
chiến tranh Việt Nam diễn ra trong hai thập kỷ qua chủ yếu là của các nhà bình
luận Mỹ và theo quan điểm của Mỹ. Kinh nghiệm của Mỹ ở Việt Nam tác động
sâu sắc đến tư tưởng quân sự của Mỹ và định hướng cho cuộc thảo luận trong
những năm 80 về học thuyết xung đột cường độ thấp. Một bên là những người cho
rằng học thuyết quân sự và việc thực hiện thất bại các hoạt động chiến đấu bắt
nguồn từ sự hiểu sai bản chất và đặc điểm của chiến tranh cách mạng và chiến
tranh không qui ước. Chống lại quan điểm này là những người quả quyết rằng thất
bại xuất phát từ thiếu ý chí chính trị để kiên trì nỗ lực và không tuân thủ các
nguyên tắc chiến tranh.
Tuy nhiên các nhà phân tích Mỹ thường không nắm được điểm chiến lược cốt
lõi: những người cộng sản Việt Nam theo đuổi một chiến lược đích thực là Việt
Nam và nó không giống với cả hai quan điểm của Mỹ. Về sau này, Giáo sư sử học
John Gates chỉ ra rất đúng là sai lầm mà các nhà sử học và các nhà phân tích phạm
phải trong phản ảnh tính chất của chiến tranh cách mạng là không xem xét hiện
tượng bằng con mắt của những nhà thực hành. Các nhà phân tích Mỹ lý giải một
cách máy móc lời của Mao là chiến tranh cách mạng phải được thực hiện như một
đường thẳng từ du kích đến vận động chiến thông qua 3 giai đoạn.
Trong khi đó, Việt Nam hình thành chiến lược của bản thân họ theo truyền
thống văn hoá và quân sự của riêng họ. Mặc dù ông Trường Chinh viết: Nguyên
tắc bao trùm là "chiến tranh trường kỳ" như Mao nói, song về mặt tác chiến ông
Trường Chinh áp dụng sự phối hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh vận
động. Việc Cộng sản chuyển tiếp từ tiến công chiến thuật sang phòng ngự chiến
thuật và trở lại tiến công là hoàn toàn phù hợp với chiến lược và truyền thống quân sự
của Việt Nam. Hary Summers than phiền là "mỉa mai thay, thắng lợi chiến thuật của
chúng ta không ngăn được thất bại chiến lược của chúng ta". Điều này, càng rõ hơn
khi ta thấy ông Trường Chinh đã từng viết "để thành công, trước hết chiến lược
phải đúng. Nếu chiến lược đúng mà chiến thuật có sai thì chiến tranh chưa hẳn thất
bại hoàn toàn".
Cuối cùng, sai lầm của Mỹ là tiến hành một cuộc chiến tranh kiểu Mỹ chống

lại một đối thủ chiến đấu không theo kiểu Mỹ. Như báo cáo của một công trình
nghiên cứu vào năm 1971 kết luận: Chúng ta có xu hướng quá ít chú trọng đến bối


cảnh môi trường và phong cách của đối phương, để từ đó tìm cách thích nghi.
Ngược lại, Việt Cộng và Quân đội nhân dân Việt Nam chứng tỏ trình độ thích nghi
đặc biệt cao trong suốt cuộc chiến tranh.
Có thể nói chính xác rằng, khía cạnh then chốt của chiến lược Cộng sản là
quyết định đưa cuộc chiến tranh ra trước công chúng Mỹ. Thật vậy, vào năm 1967,
Giôn-xơn bị cuốn hút vào tình hình sắp mất sự ủng hộ ở trong nước hơn là vào
cuộc chiến ở chiến trường. Sự kiện làm mất thăng bằng công chúng Mỹ là cuộc
Tiến công Tết Mậu Thân. Mặc dù là một thất bại chiến thuật trên chiến trường đối
với Cộng sản, song nó lại là một thắng lợi chiến lược, minh chứng cho sự khẳng
định của ông Trường Chinh là thua về mặt chiến thuật không có nghĩa là thất bại
hoàn toàn miễn là chiến lược vẫn đúng. Tất nhiên khuynh hướng của Mỹ tránh mọi
sự trộn lẫn chính trị với nghệ thuật quân sự - một hậu quả của sự phát triển chính
trị và văn hoá của Mỹ, đã đặt Mỹ vào thế bất lợi rõ rệt so với văn hoá chiến lược
coi hai bộ phận này nằm trong tổng thể như khái niệm chiến tranh tổng hợp của
Việt Nam.
Lập luận cho rằng Cộng sản giành thắng lợi năm 1975 phải bằng tiến hành
chiến tranh qui ước chỉ đúng một nửa. Sau năm 1972, chiến tranh Việt Nam là một
cuộc chiến tranh qui ước cả về mặt hình thức cũng như khái niệm, một cuộc chiến
mà quân Sài Gòn thua. Do đó, các phân tích đối lập nhau theo kiểu cách riêng của
mình đều đúng. Nhưng ông Trường Chinh đúng nhất khi ông mô tả đặc trưng của
cuộc chiến tranh là "cài răng lược". Đối với Mỹ cuộc chiến tranh ở Việt Nam là chiến
tranh chống nổi dậy và chiến tranh qui ước, cái sau chỉ phát triển sau khi cái trước
không giành chiến thắng. Vấn đề là chiến lược và chiến thuật. Về mặt chiến thuật
quân Mỹ không thể bị đánh bại. Nhưng như ông Trường Chinh chỉ ra: tài giỏi chiến
thuật trở nên vô dụng trong bối cảnh thiếu hoà hợp về mặt chiến lược. Khi giới quân
sự Mỹ khẳng định "bất kỳ người lính Mỹ tốt nào cũng có thể đối phó với du kích",

thì họ đã hiểu sai tính chất của chiến tranh cách mạng và không đánh giá đúng cuộc
chiến tranh trong bối cảnh của văn hoá, lịch sử và truyền thống quân sự. Do đó,
quân Mỹ cố gắng tiến hành một cuộc chiến tranh qui ước kiểu phương Tây chống
lại một đối thủ không qui ước, hoàn toàn phi phương Tây bằng các nguyên tắc của
Clao-dơ-vít về chiến tranh trận địa được rút ra từ truyền thống quân sự phương Tây
có cội rễ từ Hy Lạp cổ điển. Cộng sản Việt Nam theo đuổi chiến lược trên cơ sở
lịch sử, văn hoá và truyền thống quân sự của mình.
Kết luận
Từ khi xảy ra sự kiện bi thảm tháng 10 năm 1993 ở Mô-ga-đi-su (Xô-ma-li)
khi 18 lính Mỹ bị giết chết trong chiến đấu, các nhà vạch chính sách và lãnh đạo
quân sự Mỹ bị ám ảnh bởi bóng ma không kém gì bóng ma của chiến tranh Việt
Nam. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân cơ bản đã đẩy nhanh thất bại của Mỹ ở
Xô-ma-li là học thuyết quân sự của Mỹ tiếp tục dựa vào truyền thống Clau-dơ-vít.
Người ta có thể cho rằng có nhiều lý do về sự gắn bó chặt chẽ của quân đội Mỹ
với các nguyên tắc chiến tranh qui ước nhưng lý do căn bản là văn hoá: văn hoá
quân sự và học thuyết quân sự của Mỹ phản ảnh văn hoá của Mỹ và phương Tây.


Di sản của phương thức tác chiến kiểu Hy Lạp kéo dài là một chất ma túy mà Mỹ
không từ bỏ được. Mỹ cần phải nhớ bài học về đặc điểm duy nhất của từng cuộc
chiến tranh. Việc thực hiện gần như hoàn hảo chiến tranh vùng Vịnh sẽ không dễ
dàng tái diễn ở bất kỳ nơi nào khác. Một năm sau tướng Mô-ha-mét Ai-đít đã
chứng minh điều này.
Cuối cùng, chiến lược can thiệp quân sự mà không chú ý một cách có ý
thức hay không ý thức đến văn hoá của dân tộc mình sẽ chuốc lấy thất bại. Đồng
thời, một chiến lược bất chấp văn hoá và lịch sử của khu vực diễn ra cuộc can thiệp
cũng đem lại tai hoạ như Mỹ đã thất bại ở Xô-ma-li. Lary Cable phác hoạ các yêu
cầu về tình báo đặc biệt như đánh giá cơ bản về văn hoá, chính trị, xã hội, lịch sử
và tri thức. Hơn bao giờ hết quân nhân cần có trình độ hiểu biết văn hoá về các đối
thủ trên thế giới. Mỹ đã bỏ qua khía cạnh này trong chiến tranh Việt Nam.

Lược dịch bài "War, Culture and the Interpretation of History: The Vietnam
War Reconsidered" trong tạp chí "Small Wars and Insurgemncies". Vol 9,
No2, Fall 1998, tr. 83-113.
PHẦN III. PHÒNG CHỐNG TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG CỦA
VIỆT NAM
BARTON MEYERS

Ở Đông Nam Á, Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh đường không lớn nhất, dài
nhất trong lịch sử (từ năm 1961 đến 1972) và sử dụng tới một nửa tổng số đạn
dược Mỹ dùng trong chiến tranh (Kolko, 1985). Ước lượng số bom ném xuống
toàn Đông Nam Á bao gồm Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam là từ 7,8 triệu tấn
(Turky, 1986) đến 15 triệu tấn (Gibson, 1986). Bất kể con số chính xác đến đâu thì
việc so sánh với các cuộc chiến tranh trước đó đã làm nổi bật tầm quan trọng lớn
của cuộc chiến tranh trên không ở Việt Nam.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi cuộc chiến tranh trên không này đã được ghi
chép và nghiên cứu chu đáo. Một số công trình nghiên cứu nhằm cải tiến chiến
thuật và kỹ thuật cho các hoạt động đang tiếp diễn trong cuộc chiến tranh Việt
Nam; những công trình nghiên cứu khác nhằm rút ra những bài học cho các hoạt
động trong các cuộc chiến tranh tương lai (Fullbook, 1986a, 1986b, 1986c;
Ghehri, 1985; Grinter và Dunn, 1987).
Bài viết này mô tả việc phòng thủ chống cuộc chiến tranh trên không của
Việt Nam, nhằm đóng góp vào việc uốn nắn sự mất cân đối về học thuật và rút ra
những bài học về chống chiến tranh trên không công nghệ cao của các phong trào
cách mạng của thế giới thứ ba.
NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ


Chính trị và tinh thần cách mạng của Việt Nam
Những người cách mạng Việt Nam tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
(VNDCCH) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng (MTDTGP) nhấn mạnh là mặt quân sự

của chiến tranh phải đi liền với mặt chính trị và phục tùng mặt chính trị (Duiker,
1995, Văn Tiến Dũng, 1968, 1969, Võ Nguyên Giáp 1970). Họ gọi nỗ lực của họ
là "Chiến tranh nhân dân". Mặc dù lối nói hoa mỹ này thường có vẻ khó nghe và
nặng về tuyên truyền đối với phương Tây song nó là một thực tế đóng góp một
cách cơ bản vào nỗ lực chiến tranh của họ.
Những người cách mạng Việt Nam khẳng định rằng cuộc chiến tranh chống
Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn của họ là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, giống như
các cuộc chiến tranh chống Pháp và Nhật Bản của họ trước đây, không kể đến các
cuộc đấu tranh chống sự đô hộ của Trung Quốc trong lịch sử gần 2.000 năm. Được
thôi thúc bởi nhận thức về một cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhân dân miền Bắc
cũng như miền Nam Việt Nam được động viên với số lượng rất lớn và quyết tâm
rất cao để kháng chiến.
Nói một cách cụ thể là những viên chức dân sự đóng góp rất nhiều giờ công
đào hầm cá nhân và tập thể. Đóng quân dọc theo Đường Hồ Chí Minh, các Đội
thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, phần lớn là nữ thanh niên, nhanh
chóng sửa chữa những hư hại do bị Mỹ ném bom. Dân quân tự vệ gồm nông dân,
công nhân, sinh viên được tập hợp trong các cuộc đánh trả bằng vũ khí nhẹ vào
máy bay ở tầng thấp. Nhân dân Việt Nam ủng hộ cách mạng ngay cả khi phải đối
mặt với hoả lực ưu thế của quân đội Mỹ và đồng minh của Mỹ và không sợ những
tổn thất lớn mà Mỹ gây ra.
Các đồng minh nước ngoài
Trong cuộc chiến tranh VNDCCH nhận được viện trợ đáng kể từ các nước
khác, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc. Có 3 yếu tố trong cung cấp viện trợ của
2 nước này cho VNDCCH:
1. Quan điểm chính trị chung của họ tức là chủ nghĩa cộng sản và sự chống đối
khối tư bản chủ nghĩa do Mỹ lãnh đạo.
2. Nhận thức sự đúng đắn của sự nghiệp của những người cách mạng Việt Nam
3. Sự ganh đua giữa Liên Xô và Trung Quốc làm người lãnh đạo cách mạng
thế giới.
Thêm vào đó giới cầm quyền Mỹ lo ngại rằng các biện pháp quân sự thái quá

như ném bom toàn lực Hà Nội và Hải Phòng sẽ kích động Liên Xô và Trung Quốc
tham chiến, nên Mỹ áp đặt những hạn chế khác nhau về chủ định mục tiêu, điều này
có lợi cho VNDCCH. Thật vậy, nhằm bảo đảm chắc chắn rằng sẽ không gây kích
động nào, Tổng thống L. Giôn-xơn thường xuyên có một bữa ăn trưa vào ngày thứ
ba, ở đó ông duyệt tất cả các mục tiêu ném bom trong tuần sau. Ông nhiều lần bác
bỏ yêu cầu ném bom các mục tiêu chiến lược như các nhà máy ở Hà Nội, các cơ
sở của cảng Hải Phòng, tuyến đường sắt gần biên giới Trung Quốc, các căn cứ
không quân của máy bay MiG.


Có lần, Tổng thống Giôn-xơn đã tuyên bố rằng nếu ông ta buộc phải cho phép
các cuộc tiến công như thế, ông ta sẽ phải đương đầu với 500.000 người Mỹ chống
chiến tranh, những người có thể trèo qua các bức tường quanh Nhà Trắng và treo
cổ ông ta (Halbertam, 1972).
PHÒNG THỦ CHỐNG TIẾN CÔNG ĐƯỜNG KHÔNG
Sơ tán
Ở miền Bắc Việt nam, trong những thời kỳ bị đe doạ ném bom nặng nề, các
quan chức đã chuyển các trường học, cơ quan và các cơ sở sản xuất từ các khu đô
thị phân tán về nông thôn. Những người không cần thiết cho sản xuất (tức trẻ em
và người già) ở các cơ sở và không cần thiết cho chiến đấu cũng được sơ tán.
Những cuộc sơ tán này làm giảm đáng kể số tổn thất.
Khi sơ tán ra khỏi các trung tâm đô thị, người, đồ tiếp tế, các cơ quan được
phân tán ra nhiều khu vực ở nông thôn chứ không tập trung.
Che giấu
Việt Nam đã nâng việc ngụy trang và che giấu lên thành một nghệ thuật. Trên
đường Hồ Chí Minh nổi tiếng và trong rừng rậm có 3 câu châm ngôn: "Đi không
dấu, nấu không khói, nói không tiếng".
Nhằm che giấu vị trí của mình và tránh bị tiến công, lực lượng vũ trang giải
phóng và QĐNDVN thường nấu ăn bằng bếp Hoàng Cầm, một loại bếp có ống
dẫn khói dài được đào dưới đất nhằm hấp thụ gần như hoàn toàn khói, không để

thải ra không khí.
Ban ngày hầu như không có sự đi lại của xe cộ trên các đường mòn và đường
giao thông kể cả đường Hồ Chí Minh, nhưng khi màn đêm buông xuống và việc
phát hiện bằng máy bay gặp khó khăn hơn, việc đi lại của xe cộ trở nên sôi động.
Xe tải dùng đèn gầm. Những chỗ nóng trên xe tải được phủ lá chuối hoặc tre để
tránh bị phát hiện bằng tia hồng ngoại và lá nhôm được bao quanh các bộ đánh lửa
ngăn cản việc phát hiện bằng sóng điện từ. Tán lá rừng ngăn cản việc trinh sát từ
trên không. Ở nơi nào tán lá thưa thớt sẽ được tăng cường bằng các giàn mắt cáo
hay các lưới mắt cáo phủ đầy cây cỏ được buộc lại với nhau bằng dây leo để che
giấu tốt hơn đường xá. Việt Nam ngụy trang mặt đường bằng tro, cát, lá cây hay
ngay cả bằng cây trồng trong chậu.
Không quân Mỹ chú trọng đánh phá cầu cống của Việt Nam và người Việt Nam
đã nghĩ ra một số phương pháp để che giấu. Họ làm cầu tre hay cầu cáp, dễ dàng tháo
dỡ một đầu cho biến mất dưới nước và ban đêm cầu lại được nâng lên bằng tời quay
tay. Các cầu khác được làm bằng cáp và ván gỗ hay đoạn tre đặt trên các phao dễ
dàng tháo rời một đầu có thể thả trôi sông và nằm dọc theo bờ sông dưới tán cây cối
và do đó không thể nhìn thấy từ trên không. Việt Nam cũng bắc cầu chìm có thể đi
qua được nhưng gần như không phát hiện được từ trên không.
Vải và hầm hào bảo vệ


Trẻ em ở miền Bắc đội mũ rơm và mặc áo tơi để tự bảo vệ, chống bom bi và
mảnh bom sát thương.
Trong toàn bộ biên niên sử chiến tranh, Việt Nam phải được xếp vào hàng đầu
hoặc gần hàng đầu về kỹ thuật công trình quân sự. Họ đào hàng dặm hàng dặm
đường hào, địa đạo, hầm hố cá nhân lẫn tập thể để bảo vệ chống tiến công đường
không. Các quan chức chỉ đạo đào những kiểu hầm tốt nhất. Kiểu thường thấy là
hầm chữ A. Các ống bê tông hình trụ với các nắp đậy bằng sậy bện hay bê tông
được đặt ngầm dọc theo các vỉa hè đường phố Hà Nội làm hầm cá nhân. Nhiều
triền núi được đào hầm để đặt nhà máy.

Tu sửa và tình trạng dư thừa đường giao thông
Miền Bắc Việt Nam chống lại cuộc đánh phá giao thông của Mỹ bằng việc xây
dựng khả năng tu sửa những hư hại trong tình hình rất không thuận lợi. Hàng trăm
ngàn nông dân, thanh niên được động viên vào dân quân tự vệ và các Đội thanh
niên xung phong chống Mỹ cứu nước, nhanh chóng sửa chữa các tuyến đường sắt,
đường ôtô và cầu cống bị các cuộc tiến công của Mỹ phá hoại. Những người này
sống hay đóng quân gần đoạn đường mà họ chịu trách nhiệm và họ dự trữ, phân
tán, cất giấu ở gần đấy những thanh ray sắt, tà vẹt, sỏi, phao và các vật tư cần thiết
khác để sẵn sàng sử dụng.
Khi máy bay Mỹ ném bom và tạm thời phong toả một đoạn trên đường Hồ Chí
Minh, công nhân thường xây dựng một đường vòng trước khi tu sửa xong đoạn
đường đó. Qua thời gian, đường Hồ Chí Minh trở thành một mạng lưới dư thừa
đường ôtô và đường mòn chứ không phải một tuyến đường độc đạo, làm dễ dàng
hơn sự đi lại trên đường.
Việc sử dụng nhiều đường vận chuyển đồ tiếp tế và người vào miền Nam cũng
tạo ra sự dư thừa mạng lưới tiếp tế. Ngoài đường Hồ Chí Minh xuất phát từ tây
nam miền Bắc đi qua Lào và dọc dãy Trường Sơn vào miền Nam còn có các
đường tiếp tế khác bằng đường biển vượt qua khu phi quân sự, và các bãi biển,
ngược lên các dòng sông ở miền Nam; và vượt qua cảng Sihanoukville sau đó theo
đường bộ đến biên giới Việt Nam.
CHIẾN THUẬT CỦA BỘ BINH
Quân Giải phóng và QĐNDVN thường tiến hành cận chiến với quân Mỹ và
quân Việt nam Cộng hoà nhằm tránh hoả lực yểm trợ đường không gần của Mỹ.
Quân Giải phóng và QĐNDVN nhằm vào mục tiêu là các nhân viên VTĐ nhằm
ngăn chặn họ gọi không kích. Thông thường các trận tiến công bắt đầu vào ban
đêm để giảm khả năng bị máy bay phát hiện và đánh phá. Hơn nữa, các lực lượng
cách mạng phân tán nhỏ thành các đơn vị cơ động để không trở thành các mục tiêu
dễ đánh phá của máy bay.
Thường thường, Quân giải phóng và QĐNDVN nhử máy bay vào bẫy để tiêu
diệt. Phương pháp của họ là bắn phát một vào máy bay, cho nổ lựu đạn khói màu

mà quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hoà sử dụng để đánh dấu bãi đỗ cho trực
thăng, mặc quân phục của phi công bị bắn rơi và bắn pháo hiệu của anh ta hoặc


không bắt ngay phi công bị bắn rơi do đó phi công có cơ hội gọi cấp cứu. Lực
lượng cách mạng tiến công trực thăng và kíp lái bằng cách đóng cọc, gài mìn trên
bãi đỗ và bắn súng phóng lựu tự tạo vào bãi đỗ.
Quân Giải phóng và QĐNDVN cũng in sách giáo khoa, sản xuất phim và huấn
luyện bằng các mô hình để cải thiện kỹ thuật bắn máy bay của họ. Sách giáo khoa
và phim này chỉ ra rằng trực thăng dễ bị bắn rơi nhất khi bay ở độ cao thấp, hạ độ
cao, bay tại chỗ, hạ cánh hay cất cánh.
PHÒNG THỦ CHỐNG MÁY BAY
Phối hợp các hệ thống phòng thủ
Ở miền Bắc, QĐNDVN đã xây dựng hệ thống phòng thủ chống máy bay "tinh
vi và hiệu quả nhất" trong lịch sử. (Pike, 1986). Đó là hệ thống phòng thủ nhiều
cấp được phối hợp năng động bao gồm các hệ thống báo động bằng ra-đa, máy bay
tiêm kích phản lực MiG, tên lửa đất đối không, pháo phòng không các cỡ và hoả
lực vũ khí nhỏ. Hệ thống này tạo ra một môi trường uy hiếp mà máy bay đối
phương khó có thể áp dụng chiến thuật nào để phòng tránh. Để tránh bị ra-đa phát
hiện, tránh bị hoả lực của pháo phòng không, tên lửa phòng không SA-2 Guideline
và MiG tiến công, khi có thể, phi công Mỹ trước tiên bay thấp, sát địa hình, khi
bay vào không phận của miền Bắc Việt Nam. Gần đến mục tiêu, họ sẽ "bất ngờ vọt
lên" để nhận biết mục tiêu bằng mắt thường và bổ nhào cắt bom. Tuy nhiên, cách
bay thấp này có nhiều bất lợi vì nó đẩy máy bay vào tầm của hoả lực vũ khí nhỏ
dày đặc (súng trường, trung liên) của công nhân, nông dân và sinh viên, đó là mối
đe doạ thực sự cho máy bay ở độ cao đến 450m.
Để tránh hoả lực vũ khí nhỏ, phi công Mỹ bay ở độ cao lớn hơn nhưng điều này
biến họ thành mục tiêu của các loại vũ khí phòng không khác. Ra-đa của QĐNDVN
phát hiện máy bay ở độ cao này, tước đi yếu tố bất ngờ và dẫn đường cho máy bay
MiG đánh chặn. Ở độ cao lớn hơn, máy bay cũng bị rơi vào vòng hoả lực có hiệu quả

của các loại pháo phòng không từ pháo 12,7mm đến pháo 100mm điều khiển bằng rađa.
Vì pháo phòng không là vũ khí có hiệu quả nhất trong bắn hạ máy bay Mỹ, sự
hiện diện của chúng buộc máy bay Mỹ bay cao hơn tầm bắn của pháo phòng không
nhưng điều này đưa máy bay Mỹ vào tầm của tên lửa đất đối không. Nhằm chống
lại tên lửa đất đối không, máy bay Mỹ, với các thiết bị đối phó điện tử chống ra-đa
gắn ở cánh, bay trong đội hình với các máy bay khác, tăng cường khả năng đối phó
điện tử nhưng làm giảm khả năng cơ động của máy bay và làm chúng dễ bị MiG
tiến công. Khi một tên lửa đất đối không tiến công một máy bay, phi công cho máy
bay bổ nhào để tránh tên lửa, nhưng chiến thuật này lại đưa máy bay xuống tầm
của pháo phòng không.
Đập tan cuộc tiến công từ trên không
Bắn hạ máy bay Mỹ là thắng lợi rõ ràng nhất của các pháo thủ QĐNDVN nhưng
hệ thống phòng không còn làm giảm khả năng ném bom của không lực Mỹ bằng
những cách khôn khéo hơn. Bị máy bay MiG và tên lửa đất đối không tiến công


hay đe doạ tiến công, các phi công Mỹ buộc phải đối phó bằng cách vứt bớt bom
đạn để tăng khả năng cơ động và tốc độ, nhưng lại bỏ dở nhiệm vụ của họ.
Thường thường máy bay đối phó lại sự có mặt của SAM bằng cách đơn giản:
không tiến công một vài khu vực. Thay vì thực hiện nhiệm vụ ném bom, nhiều
máy bay Mỹ đổi hướng sang nhiệm vụ đối phó điện tử, chế áp pháo phòng không
và tên lửa đất đối không hay chống máy bay MiG. Ngay cả các máy bay không
làm nhiệm vụ ném bom việc lắp thêm giá treo các thiết bị đối phó điện tử vào các
cánh buộc chúng phải giảm bớt vũ khí mang theo. Hoả lực của vũ khí nhỏ, súng
máy và pháo phòng không buộc máy bay bay ở độ cao lớn hơn, điều này làm giảm
hiệu quả của các cuộc tiến công ném bom.
Chiến thuật của pháo phòng không
QĐNDVN bố trí pháo theo các đội hình tam giác, hình thoi hay ngũ giác để tập
trung hoả lực và nâng hiệu quả. Dọc theo đường Hồ Chí Minh nơi mà rừng rậm và
núi non có ít chỗ đổ quân tiềm tàng, các tiểu đoàn phòng không của QĐNDVN đặt

pháo của họ ở gò cao và theo hình tam giác trên các con đường vào các khu vực
này.
Chiến thuật của tên lửa đất đối không (SAM)
Giống như các vị trí pháo phòng không, các tên lửa đất đối không cũng được
cơ động khắp nơi và một số vị trí được bố trí tên lửa giả để nghi binh đánh lừa. Khi
máy bay Mỹ được trang bị tên lửa chống ra-đa để đánh phá các trận địa tên lửa của
Bắc Việt Nam, để đối phó với vũ khí này, các kíp trắc thủ ra-đa của QĐNDVN
thực hiện mở-tắt ra-đa hay chỉ cho ra-đa dẫn đường đoạn cuối của tên lửa SAM.
Để chống lại các biện pháp đối phó điện tử, bộ đội Việt Nam phóng tên lửa đất
đối không thành hàng rào khi máy bay đến gần khu vực mục tiêu và gần như phá
vỡ đội hình tốp (pod formation) của máy bay. Năm 1967, bộ đội Việt Nam bổ sung
các thiết bị theo dõi quang học nhằm phá các biện pháp đối phó điện tử. Trong các
cuộc ném bom của B-52 trong chiến dịch Linebacker II, các kíp phóng tên lửa đất
đối không của QĐNDVN có ý định khắc phục sự rối loạn của các hệ thống dẫn
đường ra-đa bởi các biện pháp đối phó điện tử của Mỹ, bằng cách cho máy bay
MiG bay bên cạnh B-52 và chuyển tiếp thông tin về độ cao và hướng bay của
chúng cho các đại đội tên lửa. Vì sau đó, các đội hình B-52 bay trên cùng một
đường, độ cao và hướng và các điểm ngoặt như những đội hình lúc đầu, bộ đội
Việt Nam đã theo dõi các đội hình ban đầu và sử dụng các thông số bay đó để
phóng các hàng rào tên lửa vào các đội hình sau này mà không cần cho ra-đa của
họ hoạt động.
CHIẾN THUẬT CỦA MÁY BAY MIG
Mặc dù tốc độ chậm hơn nhiều so với các máy bay F-4 của Mỹ bay bảo vệ máy
bay tiêm kích-bom, song máy bay MiG-17 có ưu thế về khả năng cơ động và là
mối đe doạ thật sự. Máy bay MiG-17 bay ở độ cao thấp, nên khi máy bay Mỹ sử
dụng tên lửa không đối không tiến công chúng, các hiện tượng nhiễu trên mặt đất
sẽ làm rối loạn sự dẫn đường của các tên lửa không đối không của Mỹ. MiG-21


thường hoạt động ở độ cao lớn, do vậy ra-đa thám sát điều khiển trên mặt đất

(ground control intercept rada) có thể hướng dẫn chúng tiến công với tốc độ
cao.
Thường thường một số ít MiG hoạt động ở độ cao trung bình trong khi các máy bay
khác bay ở độ cao cực thấp, nơi mà chúng rất khó bị phát hiện, nếu máy bay Mỹ tiến
công các máy bay MiG ở độ cao trung bình, các máy bay ở độ cao thấp bay lên để tiến
công có hiệu quả từ phía sau.
KẾT LUẬN
Đứng trước cuộc tiến công trên không vô cùng khốc liệt của không quân Mỹ,
các lực lượng cách mạng Việt Nam, cả quân sự lẫn dân sự quyết tâm đánh trả.
Cuộc đánh trả này diễn ra dưới hình thức chính trị và quân sự. Trên mặt trận chính
trị, VNDCCH và Mặt trận Dân tộc Giải phóng có được sự ủng hộ rộng rãi của
nhân dân Việt Nam. Tình đoàn kết và sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đã
hạn chế các biện pháp quân sự của Mỹ và cung cấp phương tiện chiến tranh rất
quan trọng cho đồng minh của họ. Tương tự như thế, phong trào chống chiến tranh
của Mỹ ủng hộ một cách khách quan cho VNDCCH và Mặt trận Dân tộc Giải
phóng. Nhân dân Việt Nam và các đơn vị quân sự sử dụng vô số các biện pháp
phòng thủ chống lại cuộc tiến công trên không như các chiến thuật sơ tán, phân
tán, ngụy trang, đào hầm cận chiến và các chiến thuật khác như nhử trực thăng ở
miền Nam đi vào các bẫy phòng không và xây dựng ở miền Bắc một hệ thống
phòng không phối hợp gồm ra-đa, vũ khí nhỏ, pháo phòng không, tên lửa đất đối
không, do đó đã bắn rơi máy bay Mỹ và làm rối loạn cuộc tiến công của chúng.
Lược dịch (tài liệu trình bày trong cuộc Hội thảo về Việt Nam năm 1996)
- Trung tâm Nghiên cứu cuộc xung đột Việt Nam 19.4.1996.
PHẦN IV. VỀ HỘI CHỨNG VIỆT NAM

Sau thắng lợi của Mỹ và liên quân trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, ở
Mỹ một số người cho rằng Mỹ đã khắc phục được hội chứng Việt Nam. Tuy nhiên,
theo nhiều ý kiến khác, hội chứng Việt Nam vẫn còn ám ảnh dai dẳng các giới cầm
quyền Mỹ hiện nay và trong tương lai. Sau đây là ý kiến của một vị tướng Pháp và
một nhà ngoại giao Mỹ.

Trong bài viết trên tạp chí "Quốc phòng" (Pháp) tháng 4 năm 1999, tướng Becna Đơ Brêt-xy (Bernard de Bressy) cho rằng:
"Mỹ còn chưa thực sự quên thất bại của họ ở Việt Nam. Chẳng phải vì tổn
thất của họ đặc biệt nặng nề (theo tỷ lệ dân số, tổn thất không bằng 1/2 tổn thất của


Pháp ở Đông Dương từ năm 1946 đến 1954) mà vì nó là một sự nghiệp thất bại,
điều chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ.
Các phương tiện thông tin đại chúng như điện ảnh đã khai thác hết mức những
điều thực sự diễn ra: Hội chứng Việt Nam đã phá hoại dư luận Mỹ. Vì vậy chỉ cần
một xe tải chất nổ làm 243 người chết ở Bây-rut năm 1983 đã làm cho Mỹ rời khỏi
Li-băng. Và chỉ 29 người chết mà trong đó 18 người trong chỉ 1 ngày vào đầu
tháng 10 năm 1993 đã làm cho Mỹ bỏ rơi Xô-ma-li”.
Thiệt hại của Mỹ trong các cuộc xung đột khác nhau gần đây:
Tên nước
Việt Nam

Năm
1961-75

Số chết

Số bị thương

58.148
(47.364 trong chiến đấu)

304.000

260
Li-băng

Vùng Vịnh
Xô-ma-li

1982-84

147

159

1991

29

458

1992-94

153

Như ta thấy ở bảng trên "ngưỡng từ bỏ" (seuil de renoncement) của Mỹ không
ngừng hạ thấp. Một số nhà xã hội học cho rằng, từ nay trở đi "vượt trên các
ngưỡng từ 30 đến 250 người chết, áp lực của dư luận buộc các nhà cầm quyền
chính trị Mỹ phải rút quân".
Ri-sớt Hônbrúc (Richard Holbrooke) là một nhà ngoại giao, nguyên Trợ lý Bộ
trưởng Ngoại giao về các vấn đề châu Âu và Ca-na-đa (1994-96). Hônbrúc có mặt
ở Việt nam trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Trong cuốn "To End a War" (Để
kết thúc một cuộc chiến tranh) xuất bản năm 1998, ông ta đã viết:
"Việt Nam là một sự kiện có ảnh hưởng sâu xa đến thế hệ chúng ta. Vào năm
1995, bóng ma của nó kéo dài, ghi dấu ấn lên hầu hết mọi quan chức và chính
khách đương thời ở Oa-sinh-tơn khi Mỹ tiến hành các cuộc không kích ở Bô-xni-a.

Là một viên chức từ ngành Ngoại giao làm việc về Việt Nam, tôi không đồng ý với
chiến dịch đường không chống Bắc Việt Nam. Nhưng tôi lại ủng hộ các cuộc
không kích ở Bô-xni-a. Những người phản đối sử dụng không lực ở Bô-xni-a cho
rằng không lực sẽ không có hiệu quả như từng đã diễn ra ở Việt Nam. Mỹ cần phải
học bài học từ chiến tranh Việt Nam. Nhưng theo tôi, Bô-xni-a không phải là Việt
Nam. Người Xéc-bi ở Bô-xni-a không phải là VC. Ben-grát không phải là Hà
Nội...
Chiến tranh Việt Nam đã tác động hầu như đến từng người Mỹ sống trong thập
kỷ 60 và 70, trong đó có cả tôi. Và các bài học Việt Nam cũng đã chia rẽ mọi
người như bản thân cuộc chiến đã làm”.
MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ VIỆT NAM


Ở Việt Nam, Mỹ không phân biệt được giữa công nghệ và khả năng, và cho rằng
họ có quyền đánh bại các đội quân nông dân của miền Bắc Việt Nam. Khi họ tự nhận
ra họ ở trong một môi trường mà công nghệ của họ chẳng có mấy tác dụng và trong
đó chiến thắng và nhiều điều khác phụ thuộc vào kỹ năng và lòng quyết tâm của cá
nhân người lính, Mỹ đã bị đánh bại.
MARK LLOYD
Trong cuốn "The Art of Military Deception". London, Lev Cooper, 1997, tr. 19.
Không biết ngoại ngữ và văn hoá nước ngoài và không ngừng nhấn mạnh đến
các phương tiện kỹ thuật thu thập thông tin hơn là điệp báo và phân tích nghiêm
ngặt các yếu tố phi định lượng, các nhà vạch chính sách của Mỹ sẽ lặp lại những
tính toán sai lầm của chiến tranh Việt Nam, cuộc cách mạng I-ran, chiến tranh
vùng Vịnh, Xô-ma-li, Ru-an-đa và cuộc tiến công mới đây vào xưởng sản xuất
thuốc ở Xu-đăng.
Trong một thế giới mà các cơ quan tình báo Mỹ không yêu cầu các chuyên gia
của họ biết các ngoại ngữ của các khu vực mà họ phải báo cáo - điều này còn dễ
hơn nhiều so với việc hiểu biết lịch sử và văn hoá của các khu vực đó - thì Mỹ sẽ
luôn luôn bị bất ngờ.

Giáo sư WILLIAMSON MURRAY
(Đại tá không quân về hưu)
trong bài "The Emerging Strategic Environment: An Historian's Thoughts",
“Strategic Review", 1999, No1 (Đông).
Chúng ta có thể sử dụng "ý chí" và "tình báo" để phân tích kết quả trong chiến
tranh Việt Nam. Đầu tiên, Việt cộng và Bắc Việt Nam có thuận lợi về ý chí vì họ
đã chiến đấu dưới hình thức này hay hình thức khác trong hơn 20 năm trước khi
người Mỹ can dự cuộc chiến và họ không sẵn sàng chấp nhận bất kỳ điều gì ngoài
thắng lợi hoàn toàn. Mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam có thể coi là mơ hồ. Thứ hai là Việt
cộng và Bắc Việt Nam cũng có thuận lợi về tình báo. Những nhà lãnh đạo của họ hiểu
rõ đất nước, văn hoá, ngôn ngữ và họ có học thuyết quân sự về chiến tranh cách
mạng. Mỹ hiểu quá ít.
Cuối cùng là sức mạnh. Trong toàn bộ cuộc chiến, chúng ta coi Mỹ "mạnh
hơn" trong cuộc xung đột với Cộng sản Việt Nam. Nhưng nếu chúng ta xem xét
sức mạnh của cả hai phía thì sẽ thấy một bức tranh khác nổi lên. Trước tiên, sức
mạnh quân sự của Mỹ không có ý nghĩa gì nhiều; điều quan trọng là sức mạnh đó
được sử dụng bao nhiêu ở Đông Nam Á. Mỹ có 3 triệu người mặc quân phục trong
chiến tranh nhưng chỉ khoảng 626.000 người ở Đông Nam Á vào lúc cao điểm của
cuộc chiến. Mỹ có hoả lực hạt nhân khổng lồ nhưng về mặt chính trị không thể sử
dụng được ở Việt Nam. Mỹ có ưu thế trên không và hoả lực khủng khiếp nhưng
hai yếu tố này bị hạn chế về hiệu quả. Thứ hai, các binh sĩ trang bị nhẹ, cơ động
nhanh của đối phương không phải là mục tiêu tốt cho ném bom qui ước. Về phía
mình, Mỹ có một đội quân rất lớn của Việt Nam Cộng hoà, nhưng tổ chức này
cũng được Mỹ trang bị, huấn luyện theo kiểu Mỹ. Một khi các yếu tố này được
xem xét, sức mạnh của đối phương thực sự ngang tài ngang sức hơn người ta
tưởng.


HUBERT P. VAN TUYLL
trong cuốn America's Strategic Future, Connecticut, Green Wood Press, 1998.

tr. 23-24.
Bóng ma của chiến tranh Việt Nam lởn vởn quanh toàn bộ chính sách đối
ngoại của Clin-tơn.
HARVEY SICHERMAN
ORBIS No4, Thu 1999. Tr. 647.
Cuộc chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh đau đớn nhất
và tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. Mặc dù đã từng phục vụ tại chiến trường
Việt Nam, nhưng tôi thấy cuộc chiến tranh đó như một bài học gây nghi ngờ và bi
quan về tương lai nước Mỹ. Kết cục, cuộc chiến tranh đó cho thấy không thể nào
ngăn chặn được sự sụp đổ của Nam Việt Nam và đòn tiến công cuối cùng của Bắc
Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.
"Quan điểm của AL GORE, ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2000", theo tin
của hãng AP (Mỹ) ngày 26.1.2000.
· Cuộc chiến tranh Việt Nam được bắt đầu bằng ý tưởng cao cả phục vụ cho
các lợi ích của Mỹ, nhưng đã biến thành một thảm kịch cho Mỹ lẫn Nam Việt
Nam. Kết cục của cuộc chiến tranh khẳng định rằng nó không phục vụ được gì cho
các lợi ích của Mỹ.
"Quan điểm của BILL BRADLEY, ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm
2000", theo tin hãng AP của Mỹ ngày 26.1.2000.
· Điều quan trọng là phải nghiên cứu cuộc chiến tranh Việt Nam để hiểu chính
sách đối ngoại hiện nay của Mỹ, bởi vì rất nhiều quyết định lớn mà các nhà lãnh
đạo dân sự và quân sự của Mỹ đưa ra ngày nay dựa vào những gì họ nhận được từ
các "bài học" Việt Nam. Tuy nhiên, những người có chính kiến chính trị khác nhau
rút ra các bài học khác nhau, nhưng điều đó chỉ làm cho việc nghiên cứu Việt Nam
quan trọng hơn.
Đối với quân sự, "những bài học" Việt Nam thường có nghĩa ở hai điểm: 1- Mỹ
không nên tham gia vào cuộc chiến tranh trừ phi Mỹ đảm bảo giành thắng lợi. 2Mỹ cần dùng lực lượng áp đảo để giành thắng lợi ngay lập tức, chứ không phải
bằng cách leo thang chậm chạp như đã xảy ra ở Việt Nam. Dùng lực lượng áp đảo
là chiến lược mà Mỹ đã áp dụng trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh chống I-rắc một
cách thành công, mặc dù "kẻ địch" mà Mỹ đánh nhau khác xa so với hồi chiến

tranh Việt Nam. Đối với nhiều dân thường, cả người Mỹ nói chung và các chính trị
gia ở Oa-sinh-tơn nói riêng, "bài học" đầu tiên của Việt Nam là phải thận trọng khi
dính líu vào bất kỳ một cuộc chiến tranh hay cuộc xung đột nào ở nước ngoài. Đối
với tôi, có một bài học nữa, đó là Mỹ cần phải nghiên cứu thật kỹ các nước khác,
đặc biệt là lịch sử và nền văn hoá của họ trước khi tham chiến để Mỹ biết được
những gì mà Mỹ phải thực sự đương đầu và những gì Mỹ có thể đạt được. Nếu Mỹ
hiểu rằng Việt Nam là một dân tộc tự hào với 50 triệu dân và một lịch sử lâu dài
đấu tranh giành độc lập từ các nước lớn hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp
thì Mỹ có thể cân nhắc kỹ hơn khi dính líu vào Việt Nam.


Trích "Trả lời phỏng vấn" của phóng viên FOX BUTTERFIELD, đã từng
thường trú tại Việt Nam trong những năm 1971-1975 về cuộc chiến tranh Việt
Nam đăng trên mạng điện tử báo
"The New York Times".



×