Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

CUỐN SÁCH HÌNH VỀ BỆNH TRÊN HEO CỦA CÔNG TY CP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.23 MB, 64 trang )

Bệnh viêm ruột do Clostridium
(Clostridial Infection)
Là bệnh cấp tính, khi đã xảy ra trong trại có thể tồn tại trong một thời gian dài. Bệnh xảy ra do nái hậu bị hoặc nái không có
miễn dịch đưa vào khu nuôi có nhiễm bệnh hoặc heo con không có lượng miễn dịch đặc hiệu từ mẹ. Vi khuẩn được lây truyền cho
heo con từ heo con ở chuồng nuôi đã nhiễm trùng hoặc từ phân của heo mẹ tại chuồng nái nuôi con. Vi khuẩn có thể tồn tại trong
môi trường dưới dạng bào tử. Bào tử có sức đề kháng cao và có thể tồn tại lâu ngoài môi trường.

Là trực khuẩn gram dương, yếm khí, có bào tử ở
trung tâm hoặc ở một đầu. Vi khuẩn gây bệnh
sống trên ruột già heo mọi lứa tuổi. Bào tử tồn
tại trong môi trường sống, trong ruột, gan – nơi
chúng nằm bất hoạt trong một thời gian dài.
Clostridium có nhiều chủng nhưng quan trọng
nhất là C. perfringens thường gây bệnh trên heo
con và C. novyi, C. chauvoei, C. septicum thường
gây bệnh trên heo nái. Tất cả những chủng của vi
khuẩn này đều sản sinh độc tố gây chết nhanh
trong thời gian ngắn. Độc tố là nguyên nhân
chính gây các triệu chứng bệnh chứ không phải vi
khuẩn, do đó việc điều trị là phải phòng ngừa quá
trình nhân lên của vi khuẩn. Vi khuẩn này có thể
xâm nhập vào heo qua đường miệng, phân và
qua những tổn thương trên da, tổ chức mô dưới
da và cơ. Đặc biệt trong giai đoạn nuôi con, heo
nái là nguồn lây bệnh quan trọng cho heo con.
Heo con thường nhiễm bệnh dưới 7 ngày tuổi và
đặc trưng nhất là trong vòng 24 – 72 giờ đầu sau
khi sinh.

Hình 2: Phân heo tiêu chảy có bọt khí


Triệu chứng - Bệnh tích
Trên heo con, bệnh thường xảy ra đột ngột và
tiến triển tiêu chảy rất nhanh. Phân tiêu chảy
nước có mùi thối rất khó chịu và thường lẫn máu
và màng nhày ruột do niêm mạc ruột bị hoại tử
bong tróc ra. Heo con chết nhiều, sau khi chết
thấy chướng hơi nhanh do có gas trong đường

Hình 3: Ruột heo bị sung huyết, hạch màng treo ruột sưng

ruột và trong mô bào ruột. Biểu hiện trên heo nái
thường là tiêu chảy nhẹ.
Chẩn đoán
Heo có bệnh tích ở đoạn giữa ruột non có màu đỏ
của rượu vang và trên manh tràng có xuất huyết.
Một điểm đặc trưng là gan chứa đầy hơi và
chuyển sang màu sô cô la rất nhanh. Có thể nhìn
thấy viêm màng bụng, nhưng heo con thường
chết trước khi có bệnh tích này.
Lấy mẫu để chẩn đoán là phần ruột có bệnh tích
đem đi nuôi cấy phân lập tìm vi khuẩn gây bệnh
và kiểm tra mô học. Sử dụng bộ kiểm tra nhanh
kiểm tra mẫu phân heo tiêu chảy để phát hiện vi
khuẩn này có nhiễm trong đàn hay không.

Hình 1: Tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

1



Hình 4: Ruột non xuất huyết, sinh hơi
Bệnh viêm ruột
do Clostridium
(Clostridial
Infection)

Hình 5: Ruột non xuất huyết, sinh hơi

Hình 8: Xuất huyết manh tràng

Phòng và cách điều trị
Kháng sinh pha
uống

Liều lượng pha
uống (gam/lít)

Số
Số ngày
ngày
sử
sử dụng
dụng

Amoxycillin+colistin
10%

1


3-5

Liều lượng trộn
cám ( kg/tấn)

Số ngày
sử dụng

0.3-0.4

7

2.75

7

Kháng sinh trộn
cám
Hình 6: Phân có nhiều bọt khí

Roxolin 60%
BMD 10%

Kháng sinh chích

Hình 7: Phù màng treo ruột do độc tố
Clostridium

2


Một số bệnh trên heo và cách điều trị

ml /10kg thể
trọng

Số ngày
sử dụng

Vetrimoxin LA

1

3-5

Ampisur

1

3-5

Pendistrep LA

1

3-5


Bệnh tiêu chảy do E.coli
(Colibacillosis)

Bệnh do độc tố tan huyết β của E.coli. Ngoại độc tố được sản xuất ở ruột non và đi vào máu làm tổn thương thành mạch
máu của ruột. Một đặc tính nổi bật của bệnh là phù niêm mạc dạ dày và màng ruột già nên bệnh được gọi là “bệnh phù thũng” hay
“bệnh ruột phù nề”. Heo con có thể bị nhiễm khi theo mẹ và khi chuyển sang chuồng cai sữa. Vệ sinh và sát trùng thường xuyên
không đủ để cắt đứt chu kỳ lây nhiễm của mầm bệnh.

E. coli là vi khuẩn thường trực trong đường ruột
heo. Chúng hiện diện trong phân và trong nước
bị nhiễm. E. coli thường gây tiêu chảy trên heo
con theo mẹ, heo con sau cai sữa và viêm vú
trên heo nái (do độc tố của E. coli). Heo con mắc
bệnh do bú vào bầu vú heo mẹ có dính phân,
uống nước có chứa mầm bệnh, hoặc heo bị stress
do trộn chung heo cai sữa trong quá trình vận
chuyển, thay đổi thức ăn,…
Triệu chứng - Bệnh tích
Trên heo con theo mẹ bị bệnh, heo thường nằm
tụm lại, run rẩy hoặc nằm một góc, da xung
quanh đuôi và hậu môn có dính phân, phân lỏng
đến sệt có màu kem và có thể thấy heo ói. Heo
mất nước do tiêu chảy, mắt lõm vào, da trở nên
khô. Trước khi chết có thể thấy heo bơi chèo và
sùi bọt mép. Trên heo sau cai sữa, triệu chứng
đầu tiên thấy sụt ký, đi phân nước và mất nước.
Một vài trường hợp phân có máu hoặc đen như
hắc ín hoặc sệt với nhiều màu sắc như xám,
trắng, vàng và xanh lá cây. Do đó màu sắc phân
không có ý nghĩa nhiều trong chẩn đoán lâm
sàng. Có thể thấy heo chết với mắt lõm vào và
tím xanh ở mõm và móng chân. Thỉnh thoảng
thấy heo ói và cũng có thể thấy heo chết mà

không có triệu chứng.

Hình 2: Tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Hình 3: Tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Chẩn đoán

Hình 1: Tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Dựa trên triệu chứng lâm sàng và tiền sử của
bệnh trong trại. Trong trường hợp nhiễm độc tố
đường ruột của vi khuẩn, xác heo chết bị mất
nước. Mổ khám thấy ruột sung huyết, xuất huyết.
Tiến hành phân lập vi khuẩn để xác định nguyên
nhân gây bệnh. Lấy mẫu phân nuôi cấy phân lập
vi khuẩn. Ngoài ra có thể lấy mẫu ruột có bệnh
tích kiểm tra mô bệnh học.

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

3


Hình 4: Sung huyết trên ruột non
Bệnh tiêu chảy
do E.coli
(Colibacillosis)

Ruột bình thường


Ruột heo bệnh

Hình 7: Xuất huyết trên ruột do E.coli dung huyết

Phòng và cách điều trị

Hình 5: Sung huyết trên ruột non

Kháng sinh pha
uống

Liều lượng pha
uống

Số ngày
sử dụng

Amoxycillin+Colistin
10%

1gam/lít

3-5

25mg/1kg thể
trọng

7


Apralan

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)

Số ngày
sử dụng

0.3-0.4

5-7

ml /10kg thể
trọng

Số ngày
sử dụng

Florject

0.33

3-5

Ampisur

1

3-5


Gentamycin

1

3-5

Kháng sinh trộn
cám
Roxolin 60%

Kháng sinh chích

Hình 6: Sung huyết màng treo ruột

Ở một số trại đã bị đề kháng với thuốc kháng
sinh thì nên chích vắc xin cho heo để phòng
bệnh. Sử dụng vắc xin Porcilis Porcoli hoặc
Porcine Pili Shield chích cho heo con ở tuần
tuổi thứ 3 và tuần tuổi thứ 5.

Hình 7: Ruột heo sưng, sinh hơi

4

Một số bệnh trên heo và cách điều trị


Viêm hồi tràng
(Ileitis)
Bệnh cấp tính và mãn tính có triệu chứng lâm sàng khác nhau nhưng có bệnh tích giống nhau khi mổ khám: niêm mạc ruột

non trở nên dày và làm thay đổi chuyển hóa thức ăn. Sự mất protein của cơ thể vào trong phân và sự ngăn hấp thu dưỡng chất do
niêm mạc ruột dày lên là nguyên nhân chính gây giảm tăng trọng.

Nguyên nhân của bệnh là do một loại vi khuẩn ký
sinh nội bào mới được xác định gần đây là
Lawsonia intracellularis. Vi khuẩn này sống trong
tế bào nhung mao ruột non (đoạn hồi tràng) và
ruột già của heo.
Triệu chứng - Bệnh tích
Vi khuẩn gây bệnh trên heo thịt và heo nái,
nhưng heo nái bệnh nặng hơn và có thể chết do
xuất huyết ruột non. Heo con sau cai sữa và heo
thịt mắc bệnh tiêu chảy nhẹ, đi phân sống màu
đen và mức độ đồng đều trong đàn thấp.
Hình 3: Heo bị tiêu chảy phân đen do xuất huyết ở hồi tràng
và hình dạng vi khuẩn dưới kính hiển vi huỳnh quang (hình
do Dr. Athipoo cung cấp)

Hình 1: Heo hậu bị tiêu chảy phân màu đen

Hình 4: Ruột heo sưng phồng lên và xuất huyết

Chẩn đoán

Hình 2: Heo đực tiêu chảy phân màu đen

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, mổ
khám thấy đoạn hồi tràng viêm sưng dày lên, có
chứa phân lẫn máu và có thể có màng giả trong
trường hợp bệnh nặng. Lấy mô ruột nhuộm màu

đặc biệt (Starry silver stain), sau đó quan sát
dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn Lawsonia trong tế
bào của ruột. Ngoài ra, có thể sử dụng phương
pháp PCR trong chẩn đoán.

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

5


cấp độ 1

Hình 7: Vi khuẩn Lawsonia ký sinh trong tế bào của ruột
(100 x Warthin-Starry Stain)

Viêm hồi tràng
(Ileitis)

(2)

cấp độ 2

cấp độ 3
Hình 8: Phân trong ruột có lẫn máu

Phòng và cách điều trị
Kháng sinh chích

ml /10kg thể
trọng


Số ngày sử
dụng

0.5

3

2

3

0.5

3

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)
2-3

Số ngày
sử dụng
14

Dynamutilin 10%

1

14


Tylan 40 – sulfa G

1.25

21

0.5

21

Dynamutilin 20%

(4)

cấp độ 4

Hình 5: Viêm hồi tràng phân theo các cấp độ 1,
2, 3, 4

Tylan 50
Tylan 200

Kháng sinh trộn
cám
CTC 15%

Tylan 100

Hình 6: Hồi tràng bị viêm dày lên


6

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Kết hợp với việc bổ sung thêm sắt, vitamin K
và vitamin B12 cho heo bị tiêu chảy phân lẫn
máu.


Bệnh hồng lỵ
(Swine Dysentery)
Nguyên nhân bệnh do vi khuẩn có tên Brachyspira hyodysenteriae gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong ruột già (manh tràng)
của heo. Bệnh thường xuất hiện trên heo choai, hậu bị và heo nái.

Triệu chứng - Bệnh tích
Vi khuẩn gây bệnh thường có thời gian ủ bệnh từ
2 – 14 ngày hoặc dài hơn. Heo bị nhiễm vi khuẩn
đang trong thời gian ủ bệnh, khi bị stress hoặc
thay đổi thức ăn sẽ biểu hiện triệu chứng lâm
sàng. Triệu chứng ban đầu thường là tiêu chảy
phân loãng, sau đó phân chuyển sang màu nâu
có lẫn máu tươi, khi ruột bị xuất huyết nhiều thì
phân có màu đỏ. Thỉnh thoảng có trường hợp heo
chết đột ngột, kiểm tra mổ khám thấy có bệnh
tích trong ruột già.

Hình 3: Heo tiêu chảy có máu trong phân

Hình 1: Phân có lẫn máu đỏ tươi do xuất huyết đoạn ruột già


Hình 4: Phân tiêu chảy có máu

Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên tiền sử của bệnh trong trại
và triệu chứng lâm sàng. Mổ khám thấy heo có
bệnh tích ruột xuất huyết và có màng giả. Có thể
sử dụng phương pháp FAT và nuôi cấy phân lập
vi khuẩn. Lấy mẫu ruột có bệnh tích kiểm tra mô
bệnh học. Sử dụng phương pháp ELISA để kiểm
tra kháng thể trong huyết thanh trong trường
hợp này không có hiệu quả.
Hình 2: Heo tiêu chảy phân có lẫn máu

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

7


Bệnh hồng lỵ
(Swine
Dysentery)

Hình 8: Phân heo tiêu chảy có lẫn màng nhày ruột

Hình 5: Heo tiêu chảy phân có lẫn máu

Hình 9: Manh tràng có phân lẫn máu

Phòng và cách điều trị


Kháng sinh trộn
Hình 6: Manh tràng có màng giả

Liều lượng trộn

Số ngày
sử dụng

Dynamutilin 10%

1.5

5

Tylan 40 sulfa G

1.25

7-10

0.5

7-10

Kháng sinh chích

ml /10kg thể trọng

Số ngày
ngày

Số
sử dụng
dụng
sử

Dynamutilin 20%

0.5

3-5

Tylan 50

1.7

3-5

0.45

3-5

Tylan 100

Tylan 200

Hình 7: Manh tràng xuất huyết

8

Một số bệnh trên heo và cách điều trị


Kết hợp bổ sung vitamin K trong trường hợp
heo bị tiêu chảy có lẫn máu.


Bệnh phó thương hàn
(Salmonellosis)
Ổ dịch do Salmonella có thể lây từ ô chuồng này sang ô chuồng khác. Sự lây từ ô chuồng này sang ô chuồng khác xa hơn
do những vật trung gian hoặc do người chăm sóc, dụng cụ. Khi tất cả thú đều có triệu chứng bệnh, nên nghi ngờ các nguồn chung
như thức ăn, nước uống hoặc môi trường bị ô nhiễm. Bệnh do Salmonella có xu hướng thường xảy ra trong hệ thống nuôi heo liên
tục hơn hệ thống cùng vào – cùng ra. Tỷ lệ nhiễm ở chuồng có bể tắm cao hơn ở chuồng nền đan.

Salmonella có nhiều chủng nhưng 2 chủng gây
bệnh nặng cho heo là S. cholerasuis và S. typhimurium. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi heo nhưng
phổ biến nhất là heo choai từ 12 - 14 tuần tuổi.
Chúng chủ yếu nhân lên trong ruột heo sau cai
sữa nhưng cũng có một số trường hợp xảy ra trên
heo nái. Salmonella tồn tại trong hạch màng treo
ruột do đó heo trở thành vật mang trùng trong
thời gian dài. Nhiều heo mang trùng nhưng
không bài thải mầm bệnh theo phân ra ngoài trừ
khi bị stress (thay đổi thời tiết, thức ăn,…) hay kế
phát sau một số bệnh khác (PRRS, dịch tả,…)
Triệu chứng - Bệnh tích

Hình 2: Heo tiêu chảy phân vàng

Heo bị nhiễm Salmonella sẽ có triệu chứng hô
hấp, ho và sau 2 – 3 ngày heo bị tiêu chảy. Phân
heo tiêu chảy thường màu vàng, lỏng, heo bị

nặng có thể thấy phân lẫn màng nhày của niêm
mạc ruột bong tróc ra hoặc lẫn máu. Khi heo bị
bệnh cấp tính gây nhiễm trùng huyết và hô hấp
dẫn đến sốt, bỏ ăn, khó thở và ủ rũ. Trên những
vùng da mỏng như tai, bẹn, móng và mũi có
những nốt hay mảng màu tím xanh. Nếu không
điều trị kịp thời thì tỷ lệ chết cao.

Hình 3: Heo bị tụ huyết vùng thân dưới

Hình 1: Heo tiêu chảy phân màu vàng có lẫn màng nhày của
ruột bong tróc ra

Chẩn đoán
Heo nhiễm bệnh do Salmonella thường có biểu
hiện sốt cao, da đổi sang màu đỏ. Heo bị viêm

ruột nặng với biểu hiện loét và nhồi máu, hạch
màng treo ruột sưng to. Trường hợp viêm ruột
mãn tính, ruột bị hoại tử, có màng giả và niêm
mạc ruột bong tróc. Heo có bệnh tích xuất huyết
điểm trên thận trong trường hợp nhiễm trùng
máu.
Cần tiến hành nuôi cấy phân lập vi khuẩn từ
phân hoặc niêm mạc ruột để chẩn đoán nguyên
nhân gây bệnh, nên tiến hành nuôi cấy lặp lại do
vi khuẩn không liên tục có mặt trong phân. Sử
dụng phương pháp ELISA để xác định kháng thể
trong huyết thanh của đàn. Trong trường hợp
nhiễm trùng máu có thể nuôi cấy phân lập vi

khuẩn từ gan, thận.

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

9


Bệnh phó
thương hàn
(Salmonellosis)

Hình 4: Bệnh tích thận sung huyết
Hình 8: Xuất huyết điểm trên phổi

Hình 5: Ruột già xuất huyết, ruột non nhạt màu

Hình 9: Ruột già xuất huyết, có màng giả

Phòng và cách điều trị
Kháng sinh pha
uống
Hình 6: Manh tràng bị loét hình cúc áo

Liều lượng pha uống
(mg/kg thể trọng)

Số ngày
sử dụng

Norflox 50%


50

3-5

Apralan

25

5-7

20-40

5-7

Liều lượng trộn cám
(kg/tấn)

Số ngày
sử dụng

Roxolin 60%

0.3-0.4

5-7

Kháng sinh
chích


ml /10kg thể trọng

Neo—mix

Kháng sinh trộn
cám

Hình 7: Ruột già có vết loét hình cúc áo ( bệnh
nặng)

10

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Số ngày

Enrofloxacin

1

3-5

Gentamycin

1

3-5


Bệnh đóng dấu son

(Swine Erysipelas)
Vi khuẩn có mặt ở khắp nơi trên thế giới và bệnh xảy ra ở những khu vực nuôi heo. Vi khuẩn gây bệnh đã được phân lập
từ các bộ phận cơ thể của nhiều loài chim, bò sát, cá và động vật có vú, nhưng heo là loài nhạy cảm với bệnh này. Trong
trường hợp cấp tính thường có các triệu chứng nhiễm trùng huyết và sốt cao, trường hợp mãn tính thường thấy triệu chứng
tổn thương da cục bộ và viêm khớp. Bệnh xảy ra trên heo lớn và heo đẻ nhưng ít thấy trên heo con.

Nguyên nhân do một loại vi khuẩn có tên là Erysipelothrix rhusiopathiae, heo thường mắc bệnh
từ 12 tuần tuổi trở lên, chủ yếu xảy ra trên heo
nái. Vi khuẩn này có mặt khắp nơi trên thế giới
và tồn tại ngoài môi trường, trong phân và đất
trên 6 tháng. Vi khuẩn được thải ra ngoài qua
phân hoặc qua nước bọt. Bệnh thường xảy ra khi
có thay đổi môi trường bất lợi, dinh dưỡng kém,
nhiệt độ thay đổi, vận chuyển và dồn heo.
Triệu chứng - Bệnh tích
Cấp tính: Một số nái có biểu hiện đi lại khó khăn
do vi khuẩn tác động tới khớp, sốt cao từ 41 –
420C và có thể gây sảy thai. Trên nái đẻ có tỷ lệ
heo con chết trong khi sinh cao và số thai khô
tăng. Trên da xuất hiện vùng da có màu đỏ sau
đó chuyển thành màu tím đen và có dạng hình
thoi. Bệnh thường biểu hiện trên 2 – 3 con trong
1 lần nổ bệnh nhưng số con bị tác động có thể từ
5 – 10%.
Mãn tính: Đây thường là hậu quả sau khi bị
nhiễm bệnh cấp tính hoặc bán cấp tính hoặc

Hình 2: Da nổi nhiều dấu vuông màu đỏ

Hình 3: Da nổi nhiều dấu vuông màu đỏ


không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào. Khi
bị bệnh mãn tính vi khuẩn cư trú trong khớp gây
viêm khớp mãn tính. Ngoài ra, vi khuẩn còn tác
động đến tim gây sùi van tim dẫn đến suy tim và
heo kém phát triển.
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên tiền sử của bệnh ở trong trại
và các triệu chứng lâm sàng. Trong trường hợp
mãn tính sẽ thấy bệnh tích ở khớp và tim.
Có thể tìm thấy vi khuẩn trong lách bằng cách
cắt lách, phết lên phiến kính sau đó nhuộm bằng
methylene blue sau đó quan sát vi khuẩn dưới
Hình 1: Heo bị xuất huyết hình vuông trên da mặt

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

11


kính hiển vi. Ngoài ra có thể sử dụng
phương pháp nuôi cấy vi khuẩn từ máu
trong tim và các phản ứng huyết thanh
học để chẩn đoán.

Bệnh đóng dấu
son (Swine Erysipelas)

Hình 7: Heo nái bị sảy thai


Hình 4: Heo nổi dấu xuất huyết hình vuông trên
da

Hình 8: Heo bị bong tróc da do phụ nhiễm

Phòng và cách điều trị
Hình 5: Da nổi dấu son hình vuông

Kháng sinh trộn
cám
Aquacil 50%
CTC 15%

Kháng sinh chích

Hình 6: Heo đang trong giai đoạn hồi phục

12

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)

Số ngày
sử dụng

0.6

7


4

7-14

ml /10kg thể
trọng

Số ngày
sử dụng

Vetrimoxin LA

1

3-5

Penicillin

1

3-5

Tenalin LA

1

3-5

Điều trị hỗ trợ hạ sốt bằng Finadyne

1ml/10kg thể trọng.
Vắc xin: chích vắc xin Porcilis Ery hoặc
Porcilis Ery+Parvo hoặc Parvoshield L5E
tiêm cho heo hậu bị 2 liều cách nhau 4 tuần,
tổng đàn tiêm cách 6 tháng 1 lần.


Bệnh viêm da tiết dịch
(Greasy Pig Disease)
Bệnh xảy ra lẻ tẻ với tỷ lệ nhiễm bệnh thấp trên một vài đàn heo, nhưng ở đàn khác có thể trở thành dịch. Điều này cho
thấy miễn dịch đóng vai trò quan trọng. Bệnh thường xảy ra khi nhập heo mang trùng vào đàn không có miễn dịch và gây bệnh ở
các lứa tuổi heo liên tiếp, đặc biệt là heo con không có miễn dịch mẹ truyền.

Đây là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn
Staphylococcus hyicus ở trên da. Vi khuẩn
Staphylococcus hyicus sản xuất độc tố, độc tố này
xâm nhập vào trong cơ thể đến gan và thận gây
tổn thương cho những cơ quan này. Bệnh gây các
tổn thương trên da nên được gọi là bệnh viêm da
tiết dịch.
Bệnh biểu hiện rõ ràng ngay sau ngày đẻ, vi
khuẩn nhân lên nhanh trong âm đạo heo nái
đang đẻ, heo con thường bị nhiễm trong khi sinh
hoặc ngay sau đó. Bệnh có thể nặng hơn do heo
bị viêm nướu khi bấm răng, viêm rốn, đầu gối bị
trầy xước và đặc biệt khi heo con không được
bấm răng sẽ gây tổn thương trên da của những
con heo khác trong đàn. Từ những vết thương đó
vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể
heo. Trong trường hợp bệnh nặng, gan bị tổn

thương có thể làm heo con chết.

Hình 2: Viêm da tiết dịch ở vùng da mỏng

Triệu chứng - Bệnh tích
Bệnh thường biểu hiện nhiễm trùng cục bộ trên
một vùng nhỏ trên mặt hoặc trên 4 chân, ở
những nơi da bị tổn thương thường có màu đen.
Trên heo cai sữa, bệnh có thể xuất hiện 2 – 3

Hình 3: Heo bị viêm da tiết dịch toàn thân

ngày sau khi cai sữa với vùng da có màu xám
nhạt sau đó chuyển thành xám đen và vón cục.
Trong trường hợp nặng da chuyển thành màu
đen.
Chẩn đoán

Hình 1: Viêm da tiết dịch ở vùng đầu và cổ

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và nuôi
cấy phân lập vi khuẩn từ mô da. Trong thận của
heo con chết có thể thấy chất cặn vôi màu trắng.

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

13


Bệnh viêm da

tiết dịch
(Greasy Pig
Disease)

Hình 4: Heo bị viêm da

Hình 7: Heo bị viêm vùng da mỏng

Phòng và cách điều trị

Hình 5: Heo bị viêm da

Tắm cho heo sạch sẽ bằng xà bông và nước
sát trùng trước khi dùng kháng sinh. Nên sử
dụng kháng sinh bôi ngoài da như Aquacil,
OTC, Cephalexin, Gentamycin, Penicillin
hoặc Ceftiofur. Khi sử dụng kháng sinh để
điều trị nên pha lẫn kháng sinh với dầu rồi bôi
lên thân con heo để kháng sinh dính lâu trên
Kháng sinh chích

ml /10kg thể
trọng

Số ngày
sử dụng

Vetrimoxin L.A

1


3-5

Doxycyclin

1

3-5

da.
Kết hợp thuốc kháng viêm Dexamethazone
Hình 6: Heo bị viêm da

14

Một số bệnh trên heo và cách điều trị


Bệnh do xoắn khuẩn
(Leptospirosis)
Đàn heo cảm nhiễm cục bộ ít có triệu chứng lâm sàng. Nhưng khi mầm bệnh lần đầu tiên xâm nhập vào đàn heo mẫn
cảm sẽ gây hiện tượng sẩy thai, heo con chết lúc đẻ hoặc heo con sinh ra yếu. Vi khuẩn Lepto vẫn tồn tại trong thận và
đường sinh dục của heo, sau đó được bài thải qua nước tiểu và tiết dịch đường sinh dục. Sự lây truyền là do tiếp xúc trực tiếp
hoặc gián tiếp với vật mang trùng như chó, mèo và chuột.

Bệnh gây ra bởi một loại xoắn khuẩn có tên là
Leptospira spp.. Đây là một bệnh rất khó để chẩn
đoán vì heo bị nhiễm nhưng không có triệu chứng
lâm sàng nào. Xoắn khuẩn này có thể phát triển
trong tử cung khi heo nái đang mang thai, gây

sẩy thai hoặc tăng số con chết trong khi sinh.
Leptospira spp. có thể tồn tại trong ống dẫn
trứng và tử cung của heo nái không mang thai và
trong cơ quan sinh dục của heo nọc. Đây có thể
là môi trường trung gian quan trọng cho sự tồn
lưu và lây nhiễm mầm bệnh trong trại.
Triệu chứng - Bệnh tích
Trong trường hợp bệnh cấp tính có thể thấy heo
bỏ ăn, ốm yếu. Trong trường hợp bệnh mãn tính
thường thấy triệu chứng sẩy thai, chết thai và
tăng số lượng heo con yếu, dễ chết sau khi sinh.
Nếu trong đàn có hiện tượng sẩy thai thì nguyên

Hình 3: Heo con sẩy thai vàng da, mỡ và thịt.

nhân do bệnh Lepto gây ra khoảng trên 1%.
Trong đàn có hiện tượng giảm tỷ lệ đẻ và giảm số
heo con sơ sinh còn sống trên một lứa cũng có
thể liên quan đến sự lây nhiễm của Leptospira
spp.. Khi heo nái sẩy thai do Leptospira spp. gây
ra, mổ khám xác heo con sẩy thai thấy có bệnh
tích là vàng da, vàng mỡ và thịt.
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên sự hiện diện của xoắn khuẩn
hoặc nuôi cấy phân lập xoắn khuẩn từ hạch và
nước tiểu. Chẩn đoán bằng phương pháp ELISA,
phản ứng ngưng kết nhanh và FAT để phát hiện
vi khuẩn.
Phòng và cách điều trị


Hình 1: Hình dạng xoắn khuẩn dưới kính hiển vi huỳnh
quang (Hình do Dr. Athipoo cung cấp)

Vắc xin: Parvoshield L5E (Parvo+Lepto+Ery)
tiêm cho heo hậu bị 2 liều cách nhau 4 tuần, tổng
đàn tiêm cách 6 tháng 1 lần.
Kháng sinh trộn cám

Liều lượng trộn

Số ngày sử

Chlotetracyclin

400 – 800 ppm

1lần/1 tháng

Oxytetracyclin

400 – 800 ppm

1lần/1 tháng

mg /kg thể
trọng

Số ngày sử
dụng


25

3-5

Kháng sinh chích
Streptomycin
Hình 2: Heo nái bị sẩy thai do Lepto (Hình do Dr. Athipoo
cung cấp)

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

15


Bệnh do Streptococcus
(Streptococcosis)
Triệu chứng lâm sàng viêm khớp đặc trưng trên heo con theo mẹ và heo cai sữa khi quản lý vệ sinh kém và nuôi trong
chuồng cũ làm tổn thương da vùng khớp chân. Bệnh hệ thống do Streptococcus xảy ra trên heo theo mẹ đến heo choai khi vệ sinh
chuồng trại kém và trại bị nhiễm hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp (PRRS).

Nguyên nhân do một loại vi khuẩn có tên là
Streptococcus suis gây ra. Trên heo nái vi khuẩn
này không phải là vi khuẩn gây bệnh quan trọng.
Tuy nhiên, heo nái mang mầm bệnh rất lâu trong
hạch amidan và cơ quan hô hấp, ngoài ra còn có
trên da, âm đạo. Đây là nguồn lây bệnh quan
trọng cho heo con khi đang theo mẹ. Trên heo
con, khi cắt rốn, cắt đuôi, bấm răng không tốt và
khi bị trầy xước đầu gối thì heo con có thể bị
nhiễm vi khuẩn này. Vi khuẩn tồn tại ở những cơ

quan lây nhiễm và khi heo con bị stress và giảm
sức đề kháng thì vi khuẩn này xâm nhập vào
trong đường máu gây nhiễm trùng huyết, viêm
khớp, viêm màng não.

Hình 2: Heo co giật sau đó chết

Triệu chứng - Bệnh tích
Sự tấn công của vi khuẩn rất nhanh, heo con
thường có biểu hiện nằm úp bụng, run rẩy, rụng
lông. Khi heo bị nhiễm trùng huyết gây viêm
màng não sẽ có những triệu chứng làm mắt
sưng, run rẩy, bơi chèo và co giật. Ngoài ra,
trong một số trường hợp có thể thấy triệu chứng
hô hấp. Trong trường hợp này có thể thấy heo
chết đột ngột. Khi heo có biểu hiện bị viêm màng
não thì không có kháng sinh điều trị, nên loại
thải.

Hình 3: Heo bị viêm khớp chân

Chẩn đoán

Hình 1: Heo bị nhiễm trùng huyết có triệu chứng mắt sưng,
co giật

16

Một số bệnh trên heo và cách điều trị


Chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử của bệnh trong
trại, các triệu chứng lâm sàng và nuôi cấy phân
lập vi khuẩn từ phổi, dịch trong khớp. Lấy mẫu
lách, phổi và hạch có bệnh tích kiểm tra mô bệnh
học.


Hình 4: Viêm rốn do vệ sinh kém khi cắt rốn
Bệnh do Streptococcus
(Streptococcosis)

Hình 8: Heo bị viêm rốn, dây rốn không tự tiêu

Hình 5: Khớp viêm có mủ

Hình 9: Mạch máu não sung huyết

Phòng và cách điều trị
Kháng sinh trộn cám

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)

Số ngày
ngày
Số
sử dụng
dụng
sử


0.6

3-5

ml /10kg thể
trọng

Số ngày
ngày
Số
sử dụng
dụng
sử

Vetrimoxin LA

1

3-5

Doxycyclin

1

3-5

Pendistrep LA

1


3-5

0.6

3-5

0.33

3-5

Aquacil 50%
Hình 6: Phổi bị xuất huyết điểm
Kháng sinh chích

Ceftiofur
Florject 400 LA

Hình 7: Xuất huyết cơ tim

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

17


Bệnh do Haemophilus parasuis
(Glasser’s Disease)
Bệnh là đề tài nóng trong trại bị nhiễm hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp (PRRS) khi nhập đàn heo cai sữa và quản lý
thông thoáng không khí trong chuồng nuôi kém là nguyên nhân gây bệnh sớm. Các dấu hiệu lâm sàng trên nhiều hệ thống như
vấn đề trên đường hô hấp, viêm khớp, sốt cao có thể được thấy trong cùng một thời điểm.


Bệnh này có liên quan tới những yếu tố stress
như một điều kiện dẫn đường. Vi khuẩn gây bệnh
ở heo mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất trên heo
con từ 4 – 12 tuần tuổi. Vi khuẩn Haemophilus
parasuis có mặt thường xuyên trong đường hô
hấp của heo khỏe mạnh. Dưới ảnh hưởng của
stress, sự xâm nhiễm của vi khuẩn hoặc vi rút
khác, Haemophilus parasuis có khả năng gây
nhiễm trùng toàn bộ cơ thể.
Triệu chứng - Bệnh tích
Cấp tính: Heo bị mắc bệnh Glasser trở nên ốm
yếu rất nhanh, thân nhiệt tăng 40 – 410C, bỏ ăn,
thở nhanh, và một biểu hiện đặc trưng là ho ngắn
2 – 3 cái, tím bốn chân, viêm khớp và đi lại khó
khăn. H. parasuis tấn công vào màng bao khớp,
màng thanh dịch của ruột, phổi, tim và não gây
viêm mủ sợi thường kết hợp với hô hấp, viêm
màng bao tim, viêm phúc mạc và viêm màng
phổi có thể gây chết đột ngột.
Mạn tính: Heo bệnh thường nhợt nhạt và phát
triển chậm. Tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 10 – 15%.
Khi viêm màng bao tim kéo dài có thể gây chết.
Cần phải loại những heo bị bệnh mạn tính vì điều
trị sẽ không có hiệu quả.

Hình 2: Viêm khớp 4 chân, xù lông

Hình 3: Viêm khớp có dịch vàng

Chẩn đoán


Hình 1: Lông xù, viêm khớp 4 chân trên heo con

18 Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử bệnh trong trại,
triệu chứng lâm sàng. Heo có bệnh tích viêm có
sợi huyết (fibrin) ở khớp, phổi, màng bao tim,
màng bụng... Sử dụng phương pháp PCR, ELISA,
phản ứng ngưng kết huyết thanh, và nuôi cấy
phân lập vi khuẩn từ các mô bệnh (ví dụ màng
ngoài tim, màng phổi). Sự nuôi cấy thì khó khăn
và đòi hỏi phải có một quy trình đặc biệt.


Hình 4: Khớp có dịch màu vàng

Bệnh do
Haemophilus
parasuis
(Glasser’s Disease)

Hình 8: Viêm màng phổi có sợi huyết

Hình 5: Viêm màng bao tim có mủ và sợi huyết

Hình 9: Viêm dính màng ruột có mủ và sợi huyết

Phòng và cách điều trị
Kháng sinh trộn cám

Hình 6: Viêm phổi dính sườn

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)

Số ngày
sử dụng

CTC 15%

2-3

7-14

Nuflor 2%

1-2

5-7

Pulmotil G-200

1-2

21

ml /10kg thể
trọng

Số ngày

sử dụng

Vetrimoxin LA

1

3-5

Florject 400 LA

0.33

3-5

1

3-5

0.5

3-5

1

3-5

Kháng sinh chích

Pendistrep LA
Dynamutilin 20%

Doxycyclin
Hình 7: Viêm màng phổi có sợi huyết

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

19


Bệnh viêm phổi và màng phổi do
Actinobacillus pleuropneumoniae
Hầu hết các ổ dịch xảy ra khi một vài heo thịt chết đột ngột trong chuồng nuôi mỗi ngày. Heo choai bị nhiễm trùng máu và
chết trong chuồng nuôi hiếm khi được báo cáo ở một số tỉnh. Bệnh xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa mưa sang mùa khô.
Bệnh thường xảy ra với triệu chứng viêm phổi màng phổi trên heo lớn.

Nguyên nhân do một loại vi khuẩn có tên Actinobacillus pleuropneumoniae. Mầm bệnh thường lưu
trú trong hạch amidan và cơ quan hô hấp. Giai
đoạn ủ bệnh khi lây nhiễm là rất ngắn từ 12 giờ 3 ngày. Mầm bệnh truyền lây giữa heo bệnh với
heo khỏe và có thể truyền qua không khí trong
khoảng cách từ 5 – 10 mét. Vi khuẩn ở ngoài môi
trường chỉ sống được vài ngày. Khi vi khuẩn tấn
công vào phổi, độc tố được sản xuất ra gây tổn
thương nặng cho tổ chức mô phổi và tạo ra
những vùng hoại tử màu xanh thẫm hoặc đen
cùng với viêm màng phổi. Xoang ngực chứa đầy
dịch.

Hình 2: Heo ho ngắn và thở bụng

Triệu chứng - Bệnh tích
Cấp tính:

Vi khuẩn có thể tác động trên heo từ khi cai sữa
đến khi xuất chuồng nhưng chủ yếu là ở độ tuổi
từ 15 – 22 tuần tuổi. Thường gặp heo chết đột
ngột và chỉ có biểu hiện dịch mũi có lẫn máu
chảy ra từ lỗ mũi. Trên heo sống thấy triệu chứng
ho ngắn, thở khó và nặng, tím tai. Heo bệnh
nặng thường yếu và sốt cao.
Bán cấp tính:
Bệnh xuất hiện cùng độ tuổi với trường hợp bệnh
cấp tính nhưng có biểu hiện thở bụng do viêm
màng phổi. Triệu chứng thở bụng và ho ngắn
phân biệt với bệnh Mycoplasma hyopneumoniae.

Hình 1: Mật độ nuôi quá dày

20 Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Hình 3: Heo thở khó

Chẩn đoán
Là bệnh cấp tính, gây viêm có sợi huyết (sợi fibrin), gây viêm phổi màng phổi xuất huyết.
Trong trường hợp rất cấp tính, phổi có màu đỏ
đậm và cứng, mặt cắt chảy nhiều máu. Trên
phổi, đặc biệt là phần lưng của cả hai phổi có các
vùng áp xe màu đỏ bầm. Nhiều trường hợp có cả
viêm màng phổi. Trường hợp viêm mãn tính, tỷ lệ
viêm màng phổi cao và có thể thấy bệnh tích trên
phổi ở các lò mổ.
Sử dụng phương pháp ELISA và nuôi cấy phân
lập vi khuẩn từ dịch mũi hay mô phổi có bệnh

tích. Các triệu chứng lâm sàng không đủ để chẩn
đoán nên việc nuôi cấy phân lập vi khuẩn khi
chẩn đoán là cần thiết.


Hình 4: Phổi viêm, áp xe
Bệnh viêm phổi
và màng phổi do
Actinobacillus
pleuropneumoniae

Hình 8: Phổi viêm, áp xe

Hình 5: Phổi viêm và tụ huyết

Hình 9: Phổi viêm hoại tử

Phòng và cách điều trị
Hình 6: Phổi viêm và tụ huyết

Kháng sinh trộn cám

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)

Số ngày
sử dụng

Aquacil 50 %


0.6

5-7

Nuflor 2%

1-2

5-7

Pulmotil G-200

1-2

5-7

2

5-7

ml /10kg thể
trọng

Số ngày
sử dụng

Vetrimoxin LA

1


3-5

Florject 400 LA

0.33

3-5

1

3-5

Dynamutilin 20%

0.5

3-5

Ceftiofur

0.6

3-5

Dynamutilin 10%

Kháng sinh chích

Pendistrep LA
Hình 7: Phổi viêm dính sướn có mủ


Một số bệnh trên heo và cách điều trị

21


Bệnh viêm phổi địa phương do
Mycoplasma hyopneumoniae
Là bệnh quan trọng trên đường hô hấp trên heo ở các trại chăn nuôi tập trung, gây giảm tăng trọng trên heo thịt và bệnh tích trên
thùy trước của phổi. Ho là dấu hiệu lâm sàng chính khi không có nhiễm khuẩn thứ phát. Nhưng biểu hiện lâm sàng và bệnh tích sẽ
nghiêm trọng khi trại bị nhiễm PRRS hoặc việc quản lý sự thông thoáng không khí trong trại heo theo mẹ kém.

Nguyên nhân do Mycoplasma hyopneumoniae
gây ra. Độ tuổi nhiễm bệnh là heo con ở giai
đoạn sau cai sữa và heo choai (đặc biệt là heo lúc
7 tuần tuổi trở lên).
Triệu chứng - Bệnh tích
Cấp tính:
Bệnh cấp tính thường gặp trong đàn lần đầu bị
nhiễm M. hyopneumoniae. Ở giai đoạn 7 – 8 tuần

Hình 3: Heo bị chảy dịch mũi

Hình 1: Heo ho, ngồi kiểu chó

tuổi sau khi bị nhiễm mầm bệnh có thể thấy
những triệu chứng cấp tính nghiêm trọng như
viêm phổi nặng, ho âm ran, thở khó, sốt và tỷ lệ
chết cao. Tuy nhiên những triệu chứng này biến
động và biến mất khi bệnh nhẹ đi.

Mãn tính:
Bệnh thường gặp ở trong đàn có mầm bệnh xuất
hiện nhiều lần. Triệu chứng lâm sàng thường gặp
ở độ tuổi từ 7 – 18 tuần như ho kéo dài và nhiều
lần (heo ho theo kiểu ngồi chó). Một số con bị hô
hấp nặng và biểu hiện triệu chứng viêm phổi. Sẽ
có khoảng 30 – 70% số heo có bệnh tích tổn
thương phổi khi mổ khám.
Chẩn đoán dựa trên tiền sử của bệnh trong trại,
Chẩn đoán
dấu hiệu lâm sàng và phương pháp phòng thí
nghiệm...Mổ khám thấy heo có bệnh tích phổi
hóa gan trên thùy phổi trước.
Có thể sử dụng phương pháp ELISA, PCR và nuôi
cấy để chẩn đoán M. hyopneumonia. Tuy nhiên
việc nuôi cấy rất khó khăn.

Hình 2: Heo bị chảy dịch mũi

22

Một số bệnh trên heo và cách điều trị


Bệnh viêm phổi
địa phương do
Mycoplasma
hyopneumoniae

(4)


(5)

(6)

(7)

Phòng và cách điều trị
Vắc xin: chích vắc xin M+Pac hoặc
MycoPAC hoặc Ingelvac MycoFLEX
cho heo con 2 liều khi heo con được 1
tuần tuổi và 3 tuần tuổi.
Kháng sinh
chích

ml /10kg thể
trọng

Số ngày
sử dụng

Hình 4, 5, 6, 7: Bệnh tích viêm đối xứng trên
thùy phổi ở mặt trước và sau của phổi
Kháng sinh
trộn cám
CTC 15%

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)


Số ngày
sử dụng

2-3

7-14

2

10-14

3-5

Dynamutilin
10%
Tylan 40 sulfa G

1.25

10-14

3-5

Pulmotil G-200

1-2

21

Tylan 50


1.7

3-5

Tylan 200

0.5

Dynamutilin
20%

0.5

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

23


Bệnh tụ huyết trùng
(Pasteurellosis)
Vi khuẩn thường xuyên có mặt ở đường hô hấp trên và trở nên có khả năng gây bệnh khi mật độ nuôi quá dày hoặc do sự
thông thoáng trong chuồng nuôi kém hoặc khi heo bị nhiễm Mycoplasma hay vi rút PRRS. Heo chậm lớn, thở thể bụng là biểu hiện
chung của những con bị nhiễm bệnh. Phổi có bệnh tích giống như bệnh do Mycoplasma nhưng chúng tác động trên toàn bộ phổi
làm bệnh chậm phục hồi và sau cùng là heo chậm lớn dù đã được điều trị.

Vi khuẩn Pasteurella multocida thường được tìm
thấy trong những bệnh đường hô hấp trên heo và
chúng bao gồm những chủng có khả năng sản
xuất độc tố và không sản xuất độc tố. Tất cả

những chủng này đều có thể gây bệnh hô hấp
trên heo khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Nhưng
những chủng không sản xuất độc tố thường là
mầm bệnh cơ hội kế phát sau những bệnh như
viêm phổi địa phương hoặc PRRS.
Triệu chứng - Bệnh tích
Bệnh cấp tính
Trường hợp này được biểu hiện bằng triệu chứng
viêm phổi đột ngột và nghiêm trọng, vi khuẩn tác
động lên toàn bộ mô của tổ chức phổi, thân nhiệt
cao và tỷ lệ chết cao. Heo biểu hiện triệu chứng
thở nhanh, tím tái da đặc biệt ở vùng đỉnh tai.
Bệnh bán cấp tính
Ở dạng bệnh này, triệu chứng viêm phổi ít
nghiêm trọng hơn nhưng thường gây bệnh tích
viêm màng bao tim và viêm màng phổi. Heo ho
và gầy yếu là triệu chứng đặc trưng phổ biến.
Cơn bệnh thường tác động trên heo từ 10 – 18
tuần tuổi.

Hình 2: Heo kém vận động, thở thể bụng

Hình 3: Bệnh cấp tính, heo thở thể bụng

Chẩn đoán

Hình 1: Heo kém vận động, thở thể bụng

24


Một số bệnh trên heo và cách điều trị

Heo có bệnh tích hoại tử cấp tính, màng phổi
viêm dày lên và có tụ máu trong phổi. Chẩn đoán
dựa trên các triệu chứng lâm sàng và phân lập vi
khuẩn từ mô phổi có bệnh tích.


Hình 4: Bệnh cấp tính, heo thở thể bụng
Bệnh tụ huyết
trùng
(Pasteurellosis)

Hình 8: Viêm màng phổi

Hình 5: Viêm phổi dính sườn

Hình 9: Phổi tụ huyết và viêm màng phổi

Phòng và cách điều trị
Bình thường

Bị bệnh

Hình 6: Phổi sưng và tụ huyết

Kháng sinh trộn cám

Liều lượng trộn
cám (kg/tấn)


Số ngày
sử dụng

Aquacil 50 %

0.6

5-7

Nuflor 2%

1-2

5-7

Pulmotil G-200

1-2

21

ml /10kg thể
trọng

Số ngày
sử dụng

Vetrimoxin LA


1

3-5

Florject 400 LA

0.33

3-5

Pendistrep LA

1

3-5

Doxycyclin

1

3-5

0.6

3-5

Kháng sinh chích

Hình 7: Phổi bị xuất huyết—trường hợp cấp tính


Ceftiofur

Một số bệnh trên heo và cách điều trị

25


×