Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

quản trị nhân lực: tuyển mộ, quy trình tuyển chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.01 KB, 13 trang )

A.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUYỂN MỘ.

I. Tuyển mộ là gì?
- Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng xã hội và lực
lượng bên trong tổ chức,tham gia ứng tuyển vào tổ chức,để đáp ứng mục đích tuyển dụng của tổ
chức.

- Phân biệt với tuyển chọn:
Tuyển chọn là quá trình đánh giá,sàng lọc các ứng viên theo các tiêu chuẩn và yêu cầu công việc
mà tổ chức đề ra để lựa chọn các ứng viên phù hợp vào làm việc trong tổ chức

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển mộ:
1. Các yếu tố bên ngoài tổ chức
 Chính sách pháp luật:
Luật lao động của nước ta được ban hành và áp dụng đồng thời nhà nước còn ban hành nhiều
nghị định,thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện luật, đặc biệt là vấn đề tuyển lao động. Trong
luật lao động mà nước ta ban hành,quy định rõ đối tượng nào không được tuyển và đối tượng
nào được ưu tiên tuyển. Do đó,việc tuyển mộ lao động của mọi công ty dều phải dựa trên các
chính sách pháp luật của nhà nước.
 Thị trường lao động :
Điều kiện về thị trường lao động có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển dụng của tổ chức.
Thị trường lao động được thể hiện qua cung và cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao
động thì việc tuyển dụng của tổ chức là thuận lợi . Khi đó, tổ chức không chỉ tuyển được đủ số
lượng lao động theo chỉ tiêu mà cơ hội tuyển được những ứng viên tiềm năng là rất lớn và ngược
lại.
Mặt khác, khi nói đến thị trường lao động không thể không nói đến chất lượng lao động cung
ứng, nếu chất lượng lao động trên thị trường là cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng tuyển dụng. Như vậy, xét về cả quy mô và chất lượng của cung cầu lao động trên thị
trường lao động đều đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tuyển dụng nhân lực của tổ


chức.
 Cạnh tranh trong ngành:
Thực tế thời đại thông tin và toàn cầu hoá, cạnh tranh của doanh nghiệp hiện đại đã chuyển
từ cạnh tranh sản phẩm thành cạnh tranh con người. Trong một chừng mực nào đó, cạnh tranh
của doanh nghiệp là cạnh tranh nhân tài, mấu chốt của cạnh tranh nhân tài chính là cạnh tranh
trong việc tuyển dụng và bồi dưỡng huấn luyện nhân viên. Như vậy, nếu doanh nghiệp hoạt động
trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì công tác tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ rất được chú
trọng và cân nhắc.Cụ thể,nếu tổ chức có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành thì việc thu hút
người ứng tuyển cũng như các ứng viên trình độ cao sẽ khó khăn hơn và ngược lại.Mặt khác nếu


đối thủ cạnh tranh là những tổ chức có uy tín cao và phát triển thì chắc chắn việc tuyển mộ nhân
lực sẽ khó khăn hơn.
-

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành của tập đoàn cà phê Trung Nguyên:
Nescoffee của Nestle:
Là nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu trên thế giới với bề dày lịch sử 70 năm. Tại Việt
Nam thương hiệu này đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người và là một trong những
thương hiệu có thị phần cao tại Việt Nam. Hiện tại, Nescoffee có một nhà máy sản xuất
café hòa tan với công suất 1000 tấn/năm cho phép công ty có khả năng đáp ứng một cách
tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
 Do đó Nescoffee có lợi thế trong việc tuyển mộ nhân lực.
Công ty cổ phần cà phê Biên Hòa:
Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979 và hiện tại là hãng café chiếm thị phần caotại Việt
Nam với bề dày kinh nghiệm của mình.Với nhà máy sản xuất café hòa tan với công suất
3000 tấn/ năm Vinacafe đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất về năng lực sản xuất và dẫn
đầu về công nghệsản xuất cà phê hòa tan. Như vậy, cùng với Nescafe thì Vinacafe được
coi là đối thủ đáng gờm nhất mà Trung Nguyên phải đối mặt từ trước đến nay.
Café Vinamilk của Công ty CP sữa Việt Nam:

Hiện tại, Vinamilk có một nhà máy cà phê với tổng vốn đầu tư gần 20 triệu đô laMỹ, trên
diện tích khuôn viên tới 60,000 m2 tại Bình Dương. Nhà máy có côngsuất 1,500 tấn/năm,
được trang bị một dây chuyền sản xuất cà phê cực kì hiện đại ở mọi công đoạn.. Tuy ra
đời sau Nescafe, Vinacafe và Trung Nguyên nhưng với những nỗ lực không ngừng của
mình thì trong thời gian không xa Vinamilk có thể tìm ra chỗ đứng của mình trên thị
trường này.
Maccoffee của Food Empire Holdings:
Là nhãn hiệu cà phê 3 trong 1 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Những năm đầu của thập
kỷ 90 chứng kiến những chuyển biến mang tính cách mạng ở ViệtNam. Để theo kịp bước
tiến của thời đại, Food Empire Holdings đã cho ra đời Maccoffee- là một sản phẩm đầy
tính sáng tạo,nó đã góp phần thay đổi thói quen uống cà phê của người tiêu dùng .Do đó,
Maccoffee được khá nhiều người yêu thích cà phê lựa chọn
Các đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT telecom):
VIETTEL: Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam,
đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng
thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ,
Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu.
VNPT: Theo công bố của VNR 500 - Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam công bố năm 2012, đây là doanh nghiệp lớn thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.VNPT là Tập đoàn kinh tế nhà nước
(Việt Nam) số 1 về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông tại Việt Nam




Do có 2 đối thủ cạnh tranh khá lớn nên việc tuyển mộ của FPT cần được chú trọng mới
thu hút được người tài.

2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:

 Uy tín doanh nghiệp:
Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trong việc thu hút người xin việc. Thực tế đã cho thấy rằng
các công ty có tên tuổi khi đăng quảng cáo tuyển dụng thì lượng đơn xin việc của các ứng viên
có chất lượng cao sẽ cao hơn nhiều lần so với việc quảng cáo tuyển dụng cùng một vị trí của một
công ty bình thường khác.
Tập đoàn cà phê Trung nguyên:
- Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang
có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới
- Theo các tiêu chí đánh giá của chương trình nghiên cứu 100 nơi làm việc tốt nhất của Việt Nam
năm 2014, mức độ nhận biết thương hiệu Trung Nguyên trong thị trường lao động chiếm tỷ lệ
cao trong thị trường, chiếm hơn 70%. Đồng thời, khoảng 50% thành viên tham gia chọn Trung
Nguyên là môi trường làm việc cần tham gia ứng tuyển. Hơn nữa, theo tiêu chí mới của chương
trình là bản đo lường Độ Yêu Thích Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng của từng công ty do chính
nhân viên nội bộ đánh giá thì 66.4% nhân viên nội bộ suy nghĩ tích cực về công ty Trung
Nguyên, cao hơn mức trung bình thị trường 61.6%.
-Tập đoàn cà phê trung nguyên được đánh giá là nơi có môi trường làm việc lí tưởng.
Công ty cổ phần FPT:
- Ngày 11/3/2016, Theo khảo sát thường niên vừa được Anphabe và Nielsen công bố, FPT đứng
thứ 2 trong bảng xếp hạng các công ty trong ngành CNTT và Phần mềm (IT –Software) có môi
trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam. Đồng thời, FPT được xướng tên trong Top 100 công ty có
môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam trong 24 ngành nghề.
- FPT luôn là một trong số ít các công ty Việt Nam được vinh danh trong các giải thưởng về
tuyển dụng và môi trường làm việc. Trước đó, Tập đoàn nhận giải Top 100 môi trường làm việc
tốt nhất tại Việt Nam năm 2015.
- Môi trường làm việc tốt và Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xuất sắc (Vietnam
HR Awards 2014).
-Top 5 nhà tuyển dụng được khao khát nhất Việt Nam (Jobstreet); Nhà tuyển dụng dụng được ưa
thích nhất trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam (CareerBuilder).
 Chính sách nhân sự:
Thông thường người xin việc khi nộp đơn ứng tuyển sẽ quan tâm hàng đầu đến chính sách

nhân sự của công ty như lương,thưởng,chính sách đãi ngộ. Do đó những công ty có chính sách
nhân sự tốt sẽ thu hút được nhiều người ứng tuyển và ngược lại.
Tập đoàn cà phê Trung Nguyên:


- Nhân viên được phân công công việc rõ ràng và trả lương theo năng lực.
- Nhân viên luôn được công ty quan tâm và lắng nghe ý kiến.
- Tổ chức những cuộc thi đánh giá để thưởng và tạo điều kiện cho nhân viên thăng tiến.
- Ngoài ra công ty còn có nhiều chính sách đãi ngộ cho nhân viên như: Nhà trẻ miễn phí cho cán
bộ công nhân trong công ty. Bảo hiểm mức cao. Đào tạo nâng cao miễn phí ( Ngoại ngữ, nghiệp
vụ…). Mở thư viện sách cho nhân viên.
Công ty cổ phần FPT:
-Chính sách lương:
+ Một năm, ngoài lương cơ bản hàng tháng, nhân viên được hưởng thêm tháng lương thứ 13
+ Ngoài ra tuỳ theo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty, đơn vị, nhân viên FPT Telecom
còn được hưởng lương kinh doanh, lương mềm vào cuối năm.
-Chế độ phụ cấp
+ Ngoài chế độ lương, tuỳ thuộc vào vị trí công việc và chức danh theo quy định của từng thời
kỳ, nhân viên FPT Telecom còn được hưởng các chế độ phụ cấp nhằm góp phần bù đắp kịp thời,
tương xứng sức lao động, sự đóng góp của nhân viên như phụ cấp điện thoại, phụ cấp kiêm
nhiệm ….
-Chế độ phúc lợi khác


Tại FPT Telecom, tất cả nhân viên chính thức đều được tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo
hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của Luật Lao động và Luật Bảo hiểm
xã hội. Ngoài ra, nhân viên FPT Telecom còn được hưởng bảo hiểm FPT Care cho bản
thân và gia đình, bảo hiểm đi công tác nước ngoài theo quy định công ty.




Trợ cấp đồng phục: dành cho các đối tượng ở các vị trí như lễ tân, dịch vụ khách hàng,
công nhân kỹ thuật, …



Chế độ nghỉ mát



Chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ: theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động



Thẻ tín dụng: Hỗ trợ các cấp cán bộ quản lý cao cấp được cấp thẻ tín dụng



Bảo lãnh vay Ngân hàng: Công ty bảo lãnh các cán bộ cấp cao được vay tiền tại TPBank



Quyền mua cổ phiếu ưu đãi

 Các chi phí nguồn lực dành cho tuyển mộ:
Để tuyển mộ nhân lực,doanh nghiệp có thể tìm kiếm ứng viên thông qua nhiều phương thức
như: Đăng tin trên các trang web,quảng cáo,phát tờ rơi, đăng tin lên các tờ báo...Thực tế cho
thấy,Tổ chức nào càng chi ra nhiều chi phí và nguồn lực để tuyển mộ thì số người biết đến việc



tuyển dụng của tổ chức sẽ càng nhiều.Khi đó,tổ chức sẽ dễ thu hút được những người có trình độ
và năng lưc để đáp ứng cho mục đích tuyển dụng.
Đối với tập đoàn cà phê Trung Nguyên và công ty cổ phần FPT,đây là 2 tổ chức khá lớn, do
đó việc tuyển mộ cũng khá được chú trọng.Ví dụ,năm 2015, FPT từng chiêu mộ nhân tài bằng
cách thưởng tiền cho CBNV giới thiệu ứng viên với mức thưởng hấp dẫn lên tới 30 triệu
đồng/ứng viên.
B.

NGUỒN VÀ PHƯƠNG PHÁP TUYỂN MỘ
Quá trình tuyển mộ.

I.

1. Lập kế hoach tuyển mộ.
- Trong hoạt động tuyển mộ, tổ chức cần xác định xem cần tuyển mộ bao nhiêu người cho
từng vị trí cần tuyển.
- Trong kế hoạch tuyển mộ, doanh nghiệp phải xác định được các tỷ lệ sàng lọc chính xác
và hợp lý.
- Tỷ lệ sàng lọc có ảnh hưởng tới chi phí tài chính, tâm lý của người dự tuyển và kỳ vọng
của người xin việc.
2. Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ.
Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí việc làm còn thiếu
người, tổ chức cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí công việc nào nên lấy người từ bên trong tổ
chức và vị trí nào nên lấy người từ bên ngoài tổ chức và đi kèm với nó là phương pháp tuyển phù
hợp.
1) Nguồn nội bộ.
-

Nguồn tuyển mộ nội bộ : Bao gồm những người đang làm việc trong tổ chức.


-

Ưu điểm : Người lao động đã quen với môi trường bên trong tổ chức, vì thế tiết kiệm
được thời gian làm quen với công việc, quá trình thực hiện công việc được diễn ra liên
tục, không bị gián đoạn.

-

Nhược điểm: có thể hình thành nhóm ứng viên không thành công , dẫn đến các xung đột
về tâm lý như chia bè phái, mâu thuẫn nội bộ. Các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, sử
dụng nguồn nội bộ sẽ không thay đổi được chất lượng lao động.

-

Các phương pháp tuyển mộ nội bộ:

+ Thu hút thông qua bản thông báo tuyển mộ được gửi công khai đến các nhân viên trong tổ
chức.
+ Thu hút thông qua sự giới thiệu của các cán bộ, công nhân viên trong tổ chức.
+ Thu hút căn cứ vào các thông tin trong hệ thống thông tin nguồn nhân lực của tổ chức.
2) Nguồn bên ngoài.
-

Nguồn tuyển mộ từ bên ngoài: là những người mới đến xin việc như SV, người thất
nghiệp, bỏ việc, người đang làm việc tại tổ chức khác.


-

Ưu điểm: Chất lượng nguồn lao động đa dạng, phong phú, đem đến những cái nhìn mới

cho doanh nghiệp. Họ có khả năng làm thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ
những người trong tổ chức phản ứng.

-

Nhược điểm: Mất thời gian để hướng dẫn và để họ làm quen với công việc. Nếu thường
xuyên tuyển người từ bên ngoài tổ chức có thể dẫn đến tâm lý thất vọng của những người
bên trong tổ chức. Không thấy hết khả năng thực sự của các ứng viên trong quá trình
tuyển dụng do đó có thể gặp phải rủi ro.

-

Các phương pháp tuyển mộ bên ngoài:

+ Thu hút thông qua sự giới thiệu của các cán bộ, công nhân viên trong tổ chức.
+ Thu hút nguồn tuyển mộ qua quảng cáo trên các Phương tiện truyền thông.
+ Thu hút các ứng viên thông qua các công ty mô giới và giới thiệu việc làm.
+ Thu hút các ứng viên qua các hội chợ việc làm.
+ Thu hút các ứng viên thông qua việc cử cán bộ phòng nhân sự tới tuyển mộ trực tiếp các
trường ĐH, CĐ…
3. Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ.
- Các tổ chức cần phải lựa chọn các vùng để tuyển mộ, vì đây là những yếu tố quyết định
sự thành công của quá trình tuyển mộ.
- Tổ chức cần xác định rõ thị trường lao động quan trọng nhất của mình, mà ở đó có nhiều
đối tượng thích hợp nhất cho công việc trong tương lai.
- Phân tích lực lượng lao động hiện có để từ đó xác định nguồn gốc của những người lao
động tốt nhất.
4. Chuẩn bị tổ chức tuyển mộ.
- Các loại văn bản, qui định về tuyển dụng cần tuân theo.
- Số lượng nhân viên cần tuyển.

- Tiêu chuẩn nhân viên cần tuyển.
- Số lượng, thành phần hội đồng tuyển dụng.
- Quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng tuyển dụng.
5. Thông báo tuyển mộ.
Yêu cầu thông báo nên ngắn gọn, rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông tin cơ bản cho các
ứng viên về tuổi tác, sức khoẻ, trình độ. Càng có nhiều ứng viên cho một chỗ làm việc càng có
điều kiện để tuyển chọn nhân viên phù hợp.
6. Đánh giá quá trình tuyển mộ.
- Sau một quá trình tuyển mộ thì các tổ chức cần phải đánh giá các quá trình tuyển mộ của
mình để hoàn thiện công tác này ngày càng tốt hơn.
- Trong quá trình đánh giá thì cần chú ý tới các vấn đề : Tỷ lệ sàng lọc có hợp lý không?
Chi phí tài chính cho quá trình tuyển mộ.
C.

QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN


Bước 1: tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ.
-

Mục đích: xác lập mối quan hệ xin việc giữa người xin việc và người sử dụng lao động,
xác lập được các cá nhân có phù hợp với công việc hay không để lạo bỏ.
Lý do chính để lạo bỏ các ứng viên ở bước đầu tiên: họ chưa đáp ứng được yêu cầu về
giáo dục, đào tào, kinh nghiệm cần thiết để thực hiện công việc như trái nghề, không đủ
văn bằng chứng chỉ, quá yếu về nghiệp vụ..
Chú ý: không dùng các yếu tố tuổi, giới, chủng tộc, tôn giáo, khuyết tật bẩm sinh sinh để
loại bỏ đối tượng xin việc.

Bước 2: sàng lọc qua đơn xin việc.
Người sử dụng lao động thông qua những đơn xin việc mà các ứng viên đã tuyển chọn để

loại bỏ những ứng viên không thích hợp. Vì đơn xin việc cung cấp các thông tin đáng tin cậy về
các hành động trong quá khứ cũng như các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức hiện tại, tâm lý các
nhân, các kỳ vọng, ước muốn và khả năng khác biệt của các ứng viên. Nói cách khác nội dung
đơn xin việc là chứng cứ của nhà tuyển chọn để tuyển chọn tiếp các bước sau hay hay chấm dứt
quá trình tuyển chọn.
Bước 3: các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn.
Mục đích: mang lại cho nhà tuyển chọn những kết quả khách quan về các đặc trưng tâm
lý của con người như khả năng bẩm sinh, sở thích, cá tính cá nhân giữa các cá nhân. Giúp tìm
hiểu được các đặc trưng đặc biệt trong thực hiện công việc của từng các nhân, các công việc có
tính đặc thù.
Phân loại:
-

Trắc nghiệm:

+ Trắc nghiệm thành tích: đánh giá xem cá nhân nắm vững nghề nghiệp, thực hiện công
việc, thánh tích đạt cao hay thấp, thời gian hoàn thành công việc…
+ Trắc nghiệm năng khiếu, khả năng: chỉ ra xem cá nhân nào đã học tốt trong đào tạo, sẽ
thực hiện tốt công việc trong tương lai, tiếp thu tốt các kiến thức mới.
+ Trắc nghiệm về tính cách và sở thích: phát hiện đặc điểm tâm lý các nhân của người lao
động như khí chất (sôi nổi, linh hoạt, điềm tĩnh, ưu tư), ước mở, ước muốn, nguyện vọng…của
các ứng viên.
+ Trắc nghiệm về tính trung thực: giúp dự đoán được các hành vi không trung thực trong
tương lai của người dự tuyển. Sử dụng các trắc nghiệm tâm lý để đánh giá tính trung thực.
+ Trắc nghiệm y học: phát hiện các bệnh xã hội như HIV, lao, phổi…bằng phân tích mẫu
trong y học.
Chú ý: do tình trạng giả mạo thông tin nên phải sa thải ngay những trường hợp giả mạo
ngay cả khi đó là ứng viên xuất sắc. Tránh hiện tượng áp đặt cao trong thực hiện các mẫu trắc
nghiệm. Hạn chế tối đa vi phạm đến những điều riêng tư của các ứng viên. Tránh lỗi sai trong dự
đoán.



-

Bài kiểm tra viết tự luận hoặc kết hợp tự luận với trắc nghiệm.

Bước 4: phỏng vấn tuyển chọn.
-

Mục tiêu: thu thập thêm thông tin về người xin việc, đề cao công ty, cung cấp các thông
tin về tổ chức cho người xin việc. Khắc phục nhược điểm quá trình nghiên cứu đơn xin
việc không nắm được.

-

Phương pháp phỏng vấn:

1) Phỏng vấn theo mẫu:
Ưu điểm:
+ Nhất quán – tất cả các ứng viên đều được đối xử bình đẳng.
+ Đáng tin hơn.
+ Thời gian hợp lý.
+ Bao quát tất cả các lĩnh vực.
+ Dễ so sánh.
Khuyết điểm:
+ Có thể thiếu linh hoạt.
+ Một số lĩnh vực bị bỏ qua vì thời gian ngắn.
+ Người phỏng vấn bị khống chế.
+ Người xin việc thấy bị hỏi dồn ập câu hỏi nếu không khéo.
2) Phỏng vấn không có hướng dẫn:

Ưu điểm:
+ Dễ dẫn dắt và tìm hiểu các lĩnh vực khác.
+ Ứng viên cảm thấy thoải mái hơn.
+ Có thể thay đổi theo tình hình của cá nhân.
Khuyết điểm:
+ Khó điều khiển phỏng vấn hơn.
+ Có thể bỏ qua các lĩnh vực quan trọng.
+ Khó so sánh ứng viên.
3) Phỏng vấn hội đồng: nhiều người phỏng vấn 1 ứng viên.
Ưu điểm:
+ Khách quan hơn do quyết định của nhóm.
+ Ứng viên được quan sát kỹ hơn.
+ Một thành viên của nhóm có thể để ý hoặc nghĩ ra điều mà người khác bỏ qua.
+ Thích hợp đối với các công việc cao cấp hơn.
Khuyết điểm:
+ Tốn kém.


4)

5)

6)

7)

+ Người xin việc có thể cảm thấy bị áp đảo hoặc rụt rè.
+ Nhóm phỏng vấn có thể nói chuyện/tranh luận với nhau mà quên có sự hiện diện của
ứng viên.
+ Ít cơ hội thiết lập mối quan hệ với ứng viên hơn.

Phỏng vấn căng thẳng:
Ưu điểm:
+ Cho thấy cách ứng xử của ứng viên trong điều kiện sức ép về tâm lý.
+ Thích hợp với các công việc có sức ép cao.
Khuyết điểm:
+ Người phỏng vấn phải chuyên nghiệp.
+ Có thể chọc túc và để mất người giỏi.
+ Có thể ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức.
+ Chỉ phù hợp với một số công việc.
Phỏng vấn theo nhóm: 1 người hỏi cùng lúc nhiều ứng viên.
Ưu điểm:
+ Dễ so sánh hơn.
+ Tạo tình huống làm việc mô phỏng.
+ Thích hợp với công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp.
Khuyết điểm:
+ Tốn kém.
+ Khó đánh giá.
+ Có thể không phải lúc nào cũng thích hợp.
+ Ít tiếp xúc cá nhân hơn.
Phỏng vấn theo tình huống:
Ưu điểm:
+ Chọn được ứng viên có cách thực hiện, xử lý tình huống tốt, nhanh, chuẩn xác…
+ Chọn được ứng viên có tính độc lập cao, khả năng giải quyết vấn đề tốt.
Khuyết điểm:
+ Ứng viên có kỹ năng công việc cao nhưng yếu kém trong xử lý tình huống bị loại.
+ Tình huống đôi khi đơn giản hoặc quá khó để xử lý.
Phỏng vấn theo mục tiêu:
Ưu điểm:
+ Độ tin cậy cao và đúng đắn nhất.
Nhược điểm:

+ Ứng viên khó trả lời được chính xác mục tiêu mong muốn của người tuyển dụng.
+ Đòi hỏi người tuyển dụng phải có trình độ cao.
+ Áp dụng được với một số vị trí nhất định.

Bước 5: khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên.


-

Đảm bảo ứng viên có thể làm việc lâu dài trong tổ chức.
Đánh giá khách quan, trung thực, nghiêm túc tránh hình thức. Do chuyên gia y tế thực
hiện.

Bước 6: phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp.
-

Đánh giá một cách cụ thể hơn các ứng viên, bước nhằm xác định vai trò quan trọng của
các cấp cơ sở.
Khắc phục sự không đồng nhất giữa bộ phận tuyển chọn và nơi sử dụng lao động.

Bước 7: thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyên chọn.
Căn cứ để các nhà tuyển dụng ra quyết định cuối cùng.
Bước 8: tham quan công việc.
Giúp người lao động biết được một cách khá chi tiết về công việc, các điều kiện làm việc
khác…
Bước 9: ra quyết định tuyển dụng.
Hội đồng tuyển chọn ra quyết định tuyển dụng đối với người xin việc. Sau khi đã có
quyết định tuyển dụng tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động (theo Bộ luật
lao động).


Quy trình tuyển chọn tại FPT
Bước 1: Ứng tuyển
- Ứng viên quan tâm tìm hiểu về các vị trí tuyển dụng làm việc tại công ty, cách thức dự tuyển tại
đường link: />- Gửi Mẫu thông tin ứng viên hoặc Sơ yếu lý lịch tự thuật (CV) bao gồm các thông tin cá nhân,
quá trình học tập, kinh nghiệm, mục tiêu, sở thích cá nhân... gửi về cho Bộ phận Tuyển dụng
theo các phương pháp được hướng dẫn trong các tin đăng tuyển.
Bước 2: Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ.
Sau khi ứng viên nộp hồ sơ, thông tin ứng tuyển. Chúng tôi sẽ tập hợp và chọn những
ứng viên có những thông tin gần với yêu cầu của vị trí cần tuyển để mời tham dự vòng thi trắc
nghiệm và viết luận. Những hồ sơ chưa phù hợp, chúng tôi sẽ lưu cho những vị trí và các giai
đoạn về sau.
Bước 3: Kiểm tra trắc nghiệm và viết luận.
Các ứng viên sẽ tham gia các môn thi bao gồm:
- IQ - Kiểm tra tư duy logic
- GMAT- Kiểm tra khả năng tính toán trong thời gian ngắn
- Tiếng Anh


- Các bài thi chuyên môn (Tương ứng với vị trí dự tuyển).
Bước 4: Phỏng vấn.
Một số yếu tố chính: Khả năng giao tiếp, khả năng làm việc (độc lập hay theo nhóm), khả
năng tổ chức công việc và lập kế hoạch, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề, kiểm tra lại một
số thông tin trong hồ sơ: Quá trình học tập, kinh nghiệm, kỹ năng...Trong buổi phỏng vấn này,
các ứng viên cũng có thể hỏi Công ty các vấn đề liên quan. Tùy từng ứng viên và vị trí có thể có
nhiều hơn một buổi phỏng vấn. Ứng viên được lựa chọn sẽ nhận được thông báo trong vòng 10
ngày kể từ ngày phỏng vấn.
Bước 5: Thỏa thuận hợp đồng.
Các ứng viên được lựa chọn qua vòng phỏng vấn sẽ được hẹn tiếp một buổi đến thoả
thuận về hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan, bao gồm: loại hợp đồng, công việc, mức
lương, thời gian làm việc. Mọi việc tiếp theo được thực hiện theo hợp đồng lao động và hướng

dẫn của cán bộ phụ trách trực tiếp và cán bộ Nhân sự.
Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ sau khi trúng tuyển.
Sau khi nhận thông báo trúng tuyển, ứng viên cần chuẩn bị các giấy tờ sau và gửi tới cán
bộ nhân sự để hoàn thiện thủ tục tiếp nhận nhân viên mới: Sơ yếu lý lịch bản gốc, Giấy khai sinh
bản sao hoặc công chứng, Giấy khám sức khỏe có dấu tròn, Chứng minh thư photo có xác nhận
của địa phương, Bằng tốt nghiệp bản sao, Giấy chứng nhận sinh viên (nếu có), Bảng điểm,
chứng chỉ bản sao, 02 ảnh 03 x 04, 2 ảnh 04x06.

Quy trình tuyển chọn nhân viên phục vụ caffe Trung Nguyên.
Bước 1: sàng lọc qua đơn xin việc.
-

Các thông tin thiết yếu: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, hộ khẩu, bản sao chứng
minh nhân dân.
Thông tin về đào tạo: bằng cao nhất, ưu tiên ứng viên có chứng chỉ tiếng anh giao tiếp
được với khách nước ngoài. Đã tốt nghiệp THPT.
Kinh nghiệm: ít nhất 2 năm trong lĩnh vực bưng bê, pha chế, bán hàng, thu ngân.
Độ tuổi: 18-28

Bước 2: phỏng vấn tuyển chọn.
-

Phỏng vấn trực tiếp vào sáng thứ 2 và sáng thứ 6 hàng tuần.
Phỏng vấn theo mẫu có sẵn kết hợp với phỏng vấn không có hướng dẫn.
Đánh giá ngoại hình.

Bước 3: khám sức khỏe đánh giá thể lực.
-

Đảm bảo các ứng viên có đủ sức khỏe làm việc lâu dài trong Trung Nguyên.

1 bản giấy khám sức khỏe nộp cùng đơn xin việc, và kiểm tra trực tiếp khi phỏng vấn
nhằm đảm bảo ứng viên đủ sức bưng bê.

Bước 4: phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp.


Ứng viên liên hệ và phỏng vấn trực tiếp với phòng nhân sự từng không gian caffe để
được bố trí địa điểm làm việc phù hợp.
Bước 5: ra quyết định tuyển chọn.
D.
I.

Theo luật lao động và theo chế độ của công ty.
Mức lương: cạnh tranh.
Được tham gia bảo hiểm tai nạn 24/24
Được đào tạo đầy đủ kỹ năng
Cơ hội thăng tiến rõ ràng và mở rộng.

SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
TRONG TUYỂN DỤNG.
Bản mô tả công việc.

Bản mô tả công việc kinh doanh của FPT

Bản mô tả công việc Chuyên viên kiểm soát
chất lượng sản phẩm Trung Nguyên

1. Xác định nhu cầu thị trường. Tìm hiểu
thông tin, nhu cầu của khách hàng để xây
dựng nguồn khách hàng tiềm năng.

2. Gặp gỡ, giới thiệu và tư vấn dịch vụ cho
khách hàng, phối hợp lên giải pháp cho khách
hàng và thuyết trình. Đàm phán, ký kết hợp
đồng với khách hàng.
3. Hỗ trợ các đơn vị liên quan trong việc:
triển khai hợp đồng/dự án; thự hiện thanh
toán; quản lý công nợ; giải quyết khiếu nại.
4.Tham gia vào các dự án kinh doanh hoặc
phát triển khách hàng chung của phòng hoặc
Công ty.
5. Các dịch vụ cần tuyển: Đường truyền
internet cáp quang FTTH.

1. Nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các hồ
sơ pháp lý của công ty
2. Phối hợp với các chi nhánh, phòng ban, Hệ
thống quán để thực hiện các thủ tục pháp lý
liên quan: GPĐKKD, ATVSTP, giấy phép
môi trường, nhượng quyền…
3. Soạn thảo và kiểm tra công văn, Hợp đồng
Kinh tế phục vụ hoạt động của Công ty
4. Tư vấn pháp luật cho Công ty; cập nhật các
văn bản pháp lý
5. Xử lý chủ động và tham mưu cho Lãnh đạo
được các tình huống pháp lý phát sinh trong
giao dịch kinh tế, dân sự, lao động, thuế, …
6. Tư vấn chuẩn bị hồ sơ pháp lý, tham gia
giải quyết/ tranh tụng xử lý các phát sinh về
tranh chấp (nếu có).


II.

Bản yêu cầu công việc.

Yêu cầu CV với người thực hiện của
nhân viên kinh doanh FPT
1. Tốt nghiệp Cao Đẳng trở lên, chuyên
ngành CNTT, Kinh tế và các chuyên
ngành liên quan
2. Ngoại hình ưa nhìn. Giọng nói chuẩn.
3. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn
hoặc marketting các sản phẩm/dịch vụ
cao cấp cho các Cơ quan/Tổ chức lớn,
hoặc kinh doanh dự án.

Yêu cầu CV với người thực hiện Chuyên viên
kiểm soát chất lượng sản phẩm Trung Nguyên
1. Kiến thức & kinh nghiệm làm việc:
- Tốt nghiệp Đại học Luật ưu tiên chuyên ngành
Luật kinh tế.
- Tiếng Anh giao tiếp.
- Ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí
tương đương.
- Có kiến thức sâu về Luật dân sự, thương mại,
doanh nghiệp, tố tụng, lao động…


4. Có kỹ năng giao tiếp tốt; có khả năng
làm việc độc lập và theo nhóm. Nhanh
nhẹn. Chủ động. Kiên trì. Có trách nhiệm

với công việc. Đam mê kinh doanh.
5. Ngoại ngữ: tiếng Anh giao tiếp khá.

- Có mối quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước.
- Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm tư vấn
pháp luật trong các công ty về F&B, FMCG.
2. Kỹ năng :
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
- Cẩn thận, chi tiết trong xử lý công việc.
- Kỹ năng trình bày rõ ràng, chính xác.
- Kỹ năng soạn thảo văn bản và hợp đồng tốt.
- Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc
theo nhóm.
- Có khả năng thích ứng và chịu áp lực cao trong
công việc



×