Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

HOT chuyên đề đọc hiểu ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn năm 2017 mới nhất (hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 127 trang )

MỤC LỤC
PHẦN A
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

PHẦN I. PHẠM VI VÀ YÊU CẦU CỦA PHẦN ĐỌC - HIỂU
A/ Những vấn đề chung
I/ Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG 2016………………6
1/ Phạm vi…………………………………………………………………………………6
2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu………………………………………….………7
3/ Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản………………………8
4/ Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản……………………………………………..8
5/ Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn………………..9
6/ Mẹo làm bài đọc hiểu đạt điểm tối đa 3/3…………………………………………...16

PHẦN II. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ ĐỂ LÀM TỐT
ĐỀ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN TRONG
KỲ THI THPT QUỐC GIA

A. Phong cách chức năng ngôn ngữ:
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt……………………………………...........................20
2. Phong cách ngôn ngữ khoa học……………………………………...………………20
3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật……………………………………………..……..21
1


4. Phong cách ngôn ngữ chính luận………………………..……………………..…….21
5. Phong cách ngôn ngữ hành chính………..……………………..……………………22
6. Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn) ………..……………………..…………..22
B. Phương thức biểu đạt ………..……………………..……………………………….23
1. Tự sự ………..………………………………………..……………………………….23
2.Miêu tả. ………..……………………………………...……………………………….23


3. Biểu cảm………..……………………..………………………………………...…….24
4. Nghị luận………..……………………..…………………………………..………….23
5. Thuyết minh………..……………………..………………………….……………….23
C. Phương thức trần thuật ..............................................................................................24
D. Phép liên kết................................................................................................................ 24
1. Phép lặp ........................................................................................................................24
2. Phép thế ........................................................................................................................26
3. Phép liên tưởng ............................................................................................................27
4. Phép nghịch đối ...........................................................................................................29
E. Biện pháp nghệ thuật .................................................................................................32
1. So sánh..........................................................................................................................32
2. Nhân hoá.......................................................................................................................32
3. Ẩn dụ.............................................................................................................................32
4. Hoán dụ.........................................................................................................................32
5. Điệp ngữ........................................................................................................................32
6. Chơi chữ........................................................................................................................32
7. Nói quá..........................................................................................................................32
8. Nói giảm, nói tránh......................................................................................................32
F. Các hình thức lập luận của đọan văn .......................................................................33
2


1. Phân tích.......................................................................................................................33
2. Tổng hợp.......................................................................................................................33
3. Quy nạp.........................................................................................................................33
4. Diễn dịch.......................................................................................................................33
5. So sánh..........................................................................................................................33
G. Các thể thơ ...................................................................................................................33
H. Cách viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một đoạn văn, đoạn thơ ……..34
I.Khái niệm đoạn văn ......................................................................................................34

II. Đoạn nghị luận ............................................................................................................34
III. Thế nào là đoạn văn? ............................................................................................... 36
IV. Các bước viết đoạn văn cảm thụ văn học ...............................................................38
V. BÀI LUYỆN TẬP .......................................................................................................39
Bài 1. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ cuối trong bài Quê hương của nhà
thơ Tế Hanh. ( 5-7 câu ) ...........................................................................................39
Bài 2. Viết một đoạn văn ( 5-7 câu ) theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp, trình bày
cảm nhận của em về ba dòng thơ cuối bài “Đồng chí” .........................................40
Bài 3. Viết đoạn văn (5-7 câu) cảm nhận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.....41
Bài 4. Viết đoạn về câu tục ngữ “Có chí thì nên”......................................................... 42
Bài 5. Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận về tình bạn. ..........................................42
Bài 6. Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ về an toàn giao thông. ..........................43
Bài 7. Viết đoạn văn (5-7 dòng) nêu suy nghĩ về lời cám ơn, xin lỗi. ..........................44

PHẦN B.
MỘT SỐ ĐỀ MẪU ĐỌC – HIỂU VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢI
Bài 1 ..................................................................................................................................46
Bài 2 ..................................................................................................................................48
Bài 3 ..................................................................................................................................49
3


Bài 4 ..................................................................................................................................50
Bài 5 ..................................................................................................................................51
Bài 6 ..................................................................................................................................52
Bài 7 ..................................................................................................................................53
Bài 8 ..................................................................................................................................54
Bài 9 ..................................................................................................................................55
Bài 10 ................................................................................................................................56
Bài 11 ................................................................................................................................59

Bài 12 ................................................................................................................................60
Bài 13 ................................................................................................................................62
Bài 14 ................................................................................................................................63

PHẦN C
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2016 CÓ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

ĐỀ 1. ……………………………………………………...…………………………......66
ĐỀ 2 …………………………………………………………………....……………......69
ĐỀ 3 …………………………………………………………………....……………......71
ĐỀ 4 …………………………………………………………………....……………......75
ĐỀ 5 …………………………………………………………………....……………......77
ĐỀ 6 ……………………………………………………………………....…………......78
ĐỀ 7 ……………………………………………………………………....…………......82
ĐỀ 8 ……………………………………………………………………....…………......84
ĐỀ 9 ……………………………………………………………………....…………......87
4


ĐỀ 10 ……………………………………………………………………..…………......91
ĐỀ 11 ……………………………………………………………………..…………......95
ĐỀ 12 ………………………………………………………………………..………......97
ĐỀ 13 ………………………………………………………………………..………......99
ĐỀ 14 ………………………………………………………………………..………....103
ĐỀ 15 ………………………………………………………………………………......107
ĐỀ 16 ………………………………………………………………………………......110
ĐỀ 17 ………………………………………………………………………………......113
ĐỀ 18 ………………………………………………………………………………......116
ĐỀ 19 ………………………………………………………………………………......120
ĐỀ 20 ………………………………………………………………………………......123

ĐỀ 21 ………………………………………………………………………………......126

5


PHẦN A
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

PHẦN I. PHẠM VI VÀ YÊU CẦU CỦA PHẦN ĐỌC - HIỂU
A/ Những vấn đề chung
I/ Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG 2016
1/ Phạm vi
- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương
trình).
- Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt
của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo,
thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể
dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về
loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả
+ Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- Dài vừa phải. Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối
giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.

6



2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu
- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các
biện pháp tu từ,…
- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình
ảnh, biện pháp tu từ.
- Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản.
- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
- Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
3/ Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản
a/ Kiến thức về từ:
- Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ.
- Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu
niệm, nghĩa biểu thái…
b/ Kiến thức về câu:
- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
c/ Kiến thức về các biện pháp tu từ:
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…
- Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh,
thậm xưng,…
- Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

7


d/ Kiến thức về văn bản:
- Các loại văn bản.
- Các phương thức biểu đạt.
4/ Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản

a/ Khái niệm:
- Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc
để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm
thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa
của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận
dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
- Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận
đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.
b/ Mục đích
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
+ Thể lọai của văn bản? Hình tượng nghệ thuật?
5/ Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn
8


Phần thi đọc hiểu là phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn 2016, chiếm
3/10 điểm toàn bài và có 2 phần đọc cùng 8 câu hỏi.
Năng lực đọc hiểu của học sinh đang được coi trọng, nhất là từ năm học 2013 - 2014, các đề thi
cấp quốc gia (tốt nghiệp, đại học) đều có một phần bài tập kiểm tra đánh giá năng lực này.
Xu hướng kiểm tra đánh giá mới là thay vì kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của
học sinh (kiến thức do giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ), thì các đề thi kể từ năm học 2013 2015 chuyển sang kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh, năng lực tự mình cảm thụ, tìm hiểu,
khám phá văn bản.
Phần kiểm tra đánh giá này chiếm điểm trong đề thi THPT quốc gia với 2 văn bản và 8 câu hỏi

nên chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và kĩ năng để có thể đạt điểm cao.
Cấu trúc của một đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu như sau:
Phần 1: Đưa ra một văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có
thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích...)
Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: từ nhận biết -> thông
hiểu -> vận dụng thấp -> vận dụng cao.
Câu hỏi nhận biết thường đưa ra yêu cầu thí sinh chỉ ra các phương thức biểu đạt, phong cách
chức năng ngôn ngữ, các hình thức ngôn ngữ, biện pháp tu từ, thao tác lập luận, kiểu liên kết
hay các lỗi diễn đạt ... trong văn bản.
Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu thí sinh xác định nội dung chính của văn bản hay một câu,
một đoạn trong văn bản.
Câu hỏi vận dụng thấp thường yêu cầu nêu tác dụng của các phép tu từ hay việc sử dụng kết hợp
các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ ... trong văn bản.
Câu hỏi vận dụng cao thường là dạng câu hỏi bày tỏ quan điểm thái độ hoặc liên hệ thực tế đời
sống (liên hệ hiện tượng nào và đưa ra giải pháp).
Ví dụ 1: Đề thi THPT Quốc gia 2015 môn Ngữ văn
9


Văn bản 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chúng tôi đúng đây trần trụi giữa trời
Cho biển cả không còn hoang lạnh
Đứa ở đồng chua
Đứa ở đất mặn
Chia nhau nỗi nhớ nhà
Hoàng hôn tím ngắt ra khơi
Chia nhau tin vui
Về một cô gái làng khểnh răng hay hát
Vầng trăng lặng dưới chân lều bạt
Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng

Chúng tôi coi thường gian nan
Dù đồng đội tôi, ngã trước miệng cá mập
Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn
Ngày mai đảo sẽ nhô lên
Tổ quốc Việt Nam một lần nữa nối liền
Hoàng Sa, Trường Sa
Những quần đảo long lanh như ngọc dát
Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát
Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi
Đảo ơi, đảo ơi!

10


(Đảo thuyền chài, 4 – 1982, Trích "Hát về một hòn đảo – Trần Đăng Khoa,
Trường Sa, NXB Văn học 2014, tr.51)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ
ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Những hòn đảo
long lanh như ngọc dát"
Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh chị tình cảm gì đối với người lính đảo? (Trình bày khoảng 5 - 7
dòng)
Văn bản 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
"Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau
của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con - Người của mỗi
sinh thể người "con" và tính "người" luôn luôn hình thành, phát triển ở môi con người từ khi lọt
lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi,
qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh
chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài gian khổ

của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một
đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, một vật sở hữu con người nhận biết ngay. Nhưng
có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho
một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng
cho người hành khất... Có mất có được nhưng không phải ai cũng nhận ra cái gì mà mình đã
thu được có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn,
người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần.
Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm
họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm
trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta nhất là giới trẻ.
11


Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn ngốc sâu xa của sự
xuống cấp nghiêm trọng về nhân vân về bệnh vô cảm."
(Trích "Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa", Bài tập ngữ văn 12, Tập 1, NXB giáo dục Việt Nam,
2014, tr 36-37)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?
Câu 8. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người "Chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại
không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn khô héo dần"? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Trong đề bài trên: các câu hỏi 1, 5 là câu hỏi nhận biết; các câu 2, 6,7 là câu hỏi thông hiểu; câu
3 có yêu cầu ở mức độ nhận biết và thông hiểu; câu 4 và 8 là các câu hỏi vận dụng cao.
Đáp án:
Câu 1. Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ
ngữ, hình ảnh "trần trụi giữa trời", "lều bạt", "gian nan", "có người ngã trước miệng cá mập",
"có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn".
Câu 3. Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của những hòn

đảo và thể hiện niềm tự hào về biển đảo quê hương.
Câu 4. Bày tỏ tình cảm chân thành, sâu sắc với những người lính đảo.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là do bệnh vô cảm và
sự xuống cấp nghiêm trọng về ý thức nhân văn.
Câu 7. Tác giả bộc lộ thái độ lo lắng, băn khoăn, trăn trở trước hiểm họa bệnh vô cảm.

12


Câu 8. Bày tỏ thái độ không đồng tình với những người "Chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không
biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn khô héo dần", phê phán lối sống chạy theo vật chất mà không
bồi dưỡng cho tâm hồn.
Ví dụ 2: Đề thi minh họa kỳ thi THPTQG 2015
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
… (1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch
bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong
không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm
sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?
(2) Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời
Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường
Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu
đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ - thì đã có J.H.Pha-brow
và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc
thi vị. (3) Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba
Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì
ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.”
(Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội,
2003)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán những con số” thì “bỏ nó đi mà
coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của mình. Trả
lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)

13


Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
... Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.
(0,5 điểm)
Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở
đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)
Đáp án


14


Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ
ấy.
Câu 2. Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh.
Câu 3. Tác giả cho rằng khi“thấy chán những con số” thì “bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc
Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”, bởi vì “coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn
hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai” sẽ giúp ta thư giãn đầu óc, tâm hồn cởi mở,
phóng khoáng hơn, làm cho đời sống đỡ nhàm chán, trở nên thú vị hơn. Có thể diễn đạt theo
cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc
lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
Câu 6. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong câu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên
mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của
mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy. Có thể diễn đạt theo
cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
Câu 8. Nêu quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Lời ru của mẹ chứa đựng những
điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi
dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công
lao to lớn của mẹ. Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không
phù hợp…). Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
6/ Mẹo làm bài đọc hiểu đạt điểm tối đa 3/3
Có người nói: “Nếu như không có phương pháp thì những người tài năng cũng trở thành tối.
Nếu như có phương pháp thì những người bình thường cũng trở thành phi thường” Thực tế cho


15


thấy có kiến thức vững chắc về ngữ văn tiếng Việt chưa đủ, mà để đạt được điểm tối đa cho câu
hỏi này, cần có bí quyết làm bài hiệu quả.
a. Đọc yêu cầu trước để định hướng đọc văn bản
Nghĩa là không bao giờ quan tâm đến văn bản ngay mà quan tâm đến hệ thống câu hỏi sau đó
mới quay ngược trở lại đọc văn bản.
b. Trả lời trực tiếp vào câu hỏi
Đề bài hỏi gì thì ta trả lời cái đó. Tránh lan man, dài dòng, không cần mở bài, thân bài, kết bài.
➢ Câu trả lời cần đảm bảo ba yêu cầu: Ngắn gọn + Chính xác + Đầy đủ. Hỏi gì - đáp nấy chính
là chìa khóa để làm câu hỏi này. Ví dụ trình bày câu chủ đề thì trả lời một câu, đề tài của đoạn
văn cũng một câu. Trình bày nội dung của đoạn văn thì được phép viết nhiều câu.
Ví dụ
Cho đoạn thơ:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(Quang Dũng - Tây Tiến).
Văn bản hỏi xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên thì chỉ cần trả lời theo ý chính như:
➢ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (văn chương). Bởi vì ở đó, những tâm tư,
tình cảm của tác giả được thể hiện trong những vần thơ giàu cảm xúc...
c. Nên sử dụng những ký hiệu như trong đề thi, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
Ví dụ

16


• Đề thi yêu cầu 4 ý: 1, 2, 3, 4. Khi làm bài, các em chỉ cần trả lời ngắn gọn (Ví dụ: 1. Nội dung

chính của đoạn thơ là.... 2. Đoạn thơ được viết theo phong cách ngôn ngữ...) mà không cần phải
diễn giải dài dòng.
d. Chú ý các từ ngữ khóa
Ví dụ
• Như “tìm câu chủ đề”, “biện pháp chính”, “biện pháp tu từ từ vựng”, “biện pháp tu từ cú
pháp”… (chúng ta phải có chìa khóa thì mới vào được cửa).
Ví dụ
• Đoạn thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nghĩa là đoạn thơ này sử dụng rất
nhiều phương thức biểu đạt nhưng chủ yếu nghĩa là chính thì chỉ ra một phương thức biểu đạt
chính.
e. Phân bố thời gian hợp lí để làm câu đọc - hiểu
• Thời gian hợp lí để làm câu đọc - hiểu khoảng 45 phút. Tuy nhiên, các em nên rèn luyện để rút
ngắn thời gian xuống còn khoảng 35 phút. Đây là lựa chọn khôn ngoan vì đa số học sinh thường
thiếu thời gian để hoàn thành câu nghị luận văn học chiếm 4 điểm trong đề thi.
Lưu ý
• Phần đọc hiểu trong môn Ngữ văn là một phần quan trọng và có khả năng rất cao sẽ quyết định
tới điểm thi toàn bài, từ đó ảnh hưởng tới kết quả thi THPT Quốc gia năm 2016. Muốn đạt điểm
tối đa, để làm tốt được phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ văn cần nắm vững các trọng tâm sau:
➢ Trong đề thi, câu đọc hiểu ở mức nhận biết, đề thường yêu cầu chỉ ra văn bản thuộc phong
cách ngôn ngữ nào, phương thức biểu đạt gì, thao tác lập luận nào, phép tu từ gì, lỗi gì về tạo lập
văn bản...

17


➢ Ở mức thông hiểu, câu hỏi thường yêu cầu xác định nội dung, chủ đề; bố cục, nội dung từng
phần của văn bản; đặt nhan đề cho văn bản; nêu tác dụng của phép tu từ nào đó; hoặc trích một
phần của văn bản và yêu cầu thí sinh nêu sự thông hiểu về nó...
➢ Ở mức vận dụng thấp, đề thường yêu cầu trình bày trong một giới hạn về số dòng nhất định.
Có nhiều cách hỏi về vận dụng: từ chủ đề của văn bản, trình bày ý kiến bản thân liên quan đến

chủ đề đó, trích một phần văn bản và yêu cầu hoàn thiện nó, hoặc yêu cầu đưa thêm những ý
kiến riêng của bản thân ngoài quan điểm, chính kiến của tác giả văn bản…
➢ Trước hết, phải đọc thật kỹ văn bản. Xác định số câu hỏi, số vế trong từng câu hỏi, mức điểm
từng câu, từng vế. Chú ý các từ “những”, “các” trong câu hỏi bao giờ cũng phải trả lời từ 2 ý trở
lên. Lưu ý nhan đề văn bản (nếu có), các ghi chú liên quan đến văn bản (như tác giả, nguồn, năm
ra đời thường ở cuối văn bản). Xác định xem văn bản gồm bao nhiêu đoạn, bao nhiêu câu.
Phân tích sự liên quan của các câu hỏi vì nhiều khi các câu hỏi sau là gợi ý phần nào để trả lời
những câu hỏi trước...
➢ Để làm tốt phần nhận biết, các em phải có cách để phân biệt sự khác nhau giữa các đơn vị
kiến thức. Vì thực tế các em thường lẫn lộn giữa các khái niệm (về phong cách ngôn ngữ,
phương thức biểu đạt, thao tác lập luận...).
Ví dụ
• Về phương thức biểu đạt: Nếu gặp một văn bản mà có đầu có đuôi câu chuyện, có nhân vật, có
thể tóm tắt được thì đó là phương thức tự sự (kể chuyện). Tương tự, văn bản bày tỏ quan điểm,
chính kiến cá nhân về các vấn đề xã hội, chính trị, tư tưởng thì đó là thao tác nghị luận. Các
phương thức còn lại cần xác định như: giàu cảm xúc của người viết, gây xúc cảm mạnh cho
người đọc là biểu cảm, làm cho đẹp đối tượng là miêu tả, làm cho rõ đối tượng là thuyết minh...
• Câu hỏi nêu nội dung, chủ đề, xác định bố cục, đặt nhan đề cho văn bản... ở phần thông hiểu
yêu cầu cao hơn. Đặt nhan đề phải đảm bảo các tiêu chí: đúng trọng tâm, ngắn gọn, hay. Cơ sở
để đặt nhan đề là dựa vào chủ đề, hình tượng trung tâm, ý nghĩa hoặc phần ghi chú cuối văn bản
nhưng không được đặt trùng tên với phần ghi chú... Xác định nội dung, chủ đề bằng nhiều cách:
18


Dựa vào nhan đề (nếu có), hình tượng trung tâm của văn bản. Cách tìm hiệu quả nhất là chia văn
bản ra nhiều phần, ghi chú các nội dung, sau đó gộp các nội dung ghi chú ấy thành đoạn văn chủ
đề. Xác định bố cục, ý cũng có nhiều cách: Dựa vào các đoạn (các phần) của văn bản; xác định
số câu, tìm câu chủ đề của nhóm câu để chia ý thành nhiều đoạn.
• Ở phần vận dụng thấp, có thể viết theo các ý gạch đầu dòng cho rõ ràng, càng nhiều ý càng tốt.
Đối với yêu cầu viết thành đoạn văn, nên trình bày dài hơn yêu cầu một chút. Nếu đề trích một

phần văn bản yêu cầu bày tỏ suy nghĩ thì lấy phần trích ấy làm phần chủ đề rồi triển khai thành
đoạn cũng có 3 phần: mở đoạn - triển khai - kết đoạn.
Vậy để làm tốt được những mẹo này thì chúng ta phải có những kiến thức cơ bản, người ta nói
“có bột mới gột nên hồ” không có bột thì không thể gột nên hồ được. Bây giờ chúng ta sẽ đi từ
bột để gột nên hồ.

19


PHẦN II. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ ĐỂ LÀM TỐT
ĐỀ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN TRONG
KỲ THI THPT QUỐC GIA

A. Phong cách chức năng ngôn ngữ:
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm:
+ Là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp
không mang tính nghi thức, dùng để thông tin , trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu
cầu trong cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2. Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Khái niệm :
+ Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa
học.
+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.

- Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.
20


+ Có 3 đặc trưng cơ bản (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu, đọan văn, văn
bản):
a/ Tính khái quát, trừu tượng.
b/ Tính lí trí, lôgíc.
c/ Tính khách quan, phi cá thể.
3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Khái niệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn
xuôi nghệ thuật, thơ, kich).
- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tính đa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm:
+ Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường,
thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã
hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận
thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ

ràng, rành mạch.
21


+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết,
thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
5. Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm:
+ Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.
+ Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan
với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.
Ví dụ: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên
gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
6. Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm:
+ Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản
ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự:
(thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểmSự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng
hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng
hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
B. Phương thức biểu đạt:
22



1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
- Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự
việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
- Đặc trưng:
+ Có cốt truyện.
+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngôi kể thích hợp.
2. Miêu tả.
- Khái niệm: Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện
tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu
tả.
3. Biểu cảm:
Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
4. Nghị luận:
Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái
độ của người nói, người viết.
5. Thuyết minh:
- Khái niệm: Là phương thức được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri
thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.
- Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận.
b. Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm.
c. Các phương pháp thuyết minh:
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
23



+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu Ví dụ, dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích.
C. Phương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo
giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp).
D. Phép liên kết
1. Phép lặp:
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở
đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem
lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng...
1.1 Lặp ngữ âm:
Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp
ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp,
không có liên kết ở mặt ý nghĩa. (vần được in thẳng)
Ví dụ:
Ðòn gánh / có mấu
Củ ấu / có sừng
Bánh chưng / có lá
Con cá / có vây
Ông thầy / có sách
24


Ðào ngạch / có dao
Thợ rào / có búa...

(Ngoài lặp vần nhịp, ở đây cũng còn có hiện tượng lặp cú pháp "a có b". Sự liên kết giữa những
câu cụ thể với nhau thường được thực hiện cùng một lúc bằng nhiều phương tiện liên kết, và
những phương tiện liên kết này có thể thuộc về những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta
xem xét một phương tiện liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là chúng ta tạm thời bỏ
qua những phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt).
1.2 Lặp từ ngữ
Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản
nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
Ví dụ:
Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng
lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn
ấm. Bé ngồi học bài.
1.3 Lặp cú pháp:
Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến
đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú
pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X.
Ví dụ về bài đồng dao trên kia)
Ví dụ 1:
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là:
"Ðề ngữ - dạng câu đặc biệt " (tạo sắc thái cảm thán)
Ví dụ 2:
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]
25


×