Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Xác định giá trị năng lượng trao đổi của bột lá sắn có hiệu chỉnh theo lượng nitơ được tích lũy trong cơ thể gà và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột lá sắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.01 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
--------------

-------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Mã số : T2012 – 89

Tên đề tài:
“XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA BỘT LÁ SẮN
CÓ HIỆU CHỈNH THEO LƯỢNG NITƠ ĐƯỢC TÍCH LŨY TRONG
CƠ THỂ GÀ VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG BỘT LÁ SẮN”

Chủ nhiệm đề tài
Khoa
Người tham gia

: Từ Trung Kiên
: Chăn nuôi Thú y
: Trần Thị Hoan

Thái Nguyên, năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
--------------


-------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Mã số : T2012 – 89

Tên đề tài:
“XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA BỘT LÁ SẮN
CÓ HIỆU CHỈNH THEO LƯỢNG NITƠ ĐƯỢC TÍCH LŨY TRONG
CƠ THỂ GÀ VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG BỘT LÁ SẮN”

Chủ nhiệm đề tài : Từ Trung Kiên
Bộ môn
: Cơ sở
Khoa
: Chăn nuôi Thú y

Thái Nguyên, năm 2013


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: “Xác định giá trị năng lượng trao đổi của bột lá sắn
có hiệu chỉnh theo lượng nitơ được tích lũy trong cơ thể gà và tỷ lệ
tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột lá sắn”.
Mã số: T2012 - 89
Chủ nhiệm đề tài:
TS. Từ Trung Kiên


ĐT: 0902 119 828

Email:
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Cơ quan và cá nhân phối hợp:
- Trại giống gia cầm Thịnh Đán – Thái Nguyên.
- Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên.
Cá nhân:
TS. Trần Thị Hoan - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: 2012-2013
1. Mục tiêu:
Xác định được tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột lá sắn của
khẩu phần ăn đối với gà thịt.
Xác định giá trị ME của bột lá sắn có hiệu chỉnh nitơ của thức ăn được
tích lũy trong cơ thể gà.
2. Nội dung chính
Nghiên cứu thí nghiệm để xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng và toàn
phần của bột lá sắn.


Nghiên cứu xác định giá trị ME của bột lá sắn có hiệu chỉnh nitơ của
thức ăn được tích lũy trong cơ thể gà.
3. Kết quả chính đạt được
- Đã xác định được tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột lá
sắn của khẩu phần ăn đối với gà thịt.
Tỷ lệ tiêu hóa protein, litpit , khoáng, xơ, dẫn xuất không chứa nitơ
hồi tràng của bột lá sắn lần lượt đạt là 50,13 %; 66,67 %; 24, 00 %; 20,15
%; 64,40 %. Tỷ lệ tiêu hóa protein, litpit, khoáng, xơ và dẫn xuất không
chứa nitơ toàn phần cao hơn so với tiêu hóa hồi tràng trừ protein, lần lượt
đạt 43,40 %; 67,31 %; 28,59 %; 22,08 %; 69,18 %.

- Đã xác định được giá trị ME của bột lá sắn có hiệu chỉnh nitơ của
thức ăn được tích lũy trong cơ thể gà.
Năng lượng trao đổi của 1 kg VCK bột lá sắn có hiệu chỉnh theo
lượng nitơ của thức ăn được tích lũy trong cơ thể gà là 2168,16 kcal và
của 1 kg BLS nguyên trạng (89,91 % VCK) là 1949,39 kcal.
SUMMARY
Project title: “Determination of metabolisable energy value of
cassava leaf meal adjusted according to the amount of nitrogen
accumulated in the body of the chicken and digestibility of nutrients
in cassava leaf meal”
Code: B2012- 89
Project coordinator:
Tu Trung Kien - PhD

ĐT: 0902 119 828

Email:
Ordinating agency: Thai Nguyen University of Africulture and
Forestry
Cooperating agency and or individuals:
- Thinh Dan Poultry Breeding Centre – Thái Nguyên.
- Institute of Life Sciences - TNU.


Individuals:
Tran Thi Hoan - Thai Nguyen University of Africulture and Forestry
Duration: 2012-2013
1. Objectives:
Determining digestibility of nutrients in cassava leaf meal in broiler’s diets.
Determining the ME value of cassava leaf meal adjusted of feed nitrogen

accumulated in the body of the chicken.
2. Content of study
This study to determine the digestibility of the ileum and full of
cassava leaf meal.
The study identified the ME value of cassava leaf meal adjusted of feed
nitrogen accumulated in the body of the chicken.
3. Main results obtained
Have been identified digestibility of nutrients in cassava leaf meal
diets for broilers. Digestibility protein, litpit, minerals, fiber, derived
contain no nitrogen ileum of cassava leaf meal range as follow 50.13%;
66.67%; 24.00%; 20.15%; 64.40 percent. Digestibility of protein, litpit,
minerals, fiber and total non nitrogen higher than in the ileum except for
protein digestion, respectively 43.40%; 67.31%; 28.59%; 22, 08%; 69.18%.
- Have been identified ME value of cassava leaf meal adjustment of feed
nitrogen accumulated in the body of the chicken.
Metabolisable energy of 1 kg dry matter of cassava leaf meal adjusted the
amount of food nitrogen accumulated in the body of the chicken is 2168.16
kcal and 1 kg cassava leaf meal intact (89.91% DM) is 1949.39 kcal.


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

BLS

:

Bột lá sắn

DCP


:

Dicanxi photphat

KPCS

:

Khẩu phần cơ sở

KPTN

:

Khẩu phần thí nghiệm

KLDD

:

Khối lượng dinh dưỡng

GE

:

Năng lượng thô

ME


:

Năng lượng trao đổi

TPHH

:

Thành phần hóa học

TS

:

Tổng số



:

Thức ăn

VCK

:

Vật chất khô


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2.

Mục đích của đề tài............................................................................. 2

3. Điểm mới của đề tài................................................................................ 2
Phần 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Chuyển hóa năng lượng ...................................................................... 3
1.2. Một số phương pháp xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) trong
thức ăn gia cầm................................................................................... 6
1.2.1. Xác định giá trị ME của thức ăn gia cầm bằng phương pháp trực
tiếp (Phương pháp sinh học) ....................................................... 7
1.2.2. Xác định giá trị ME của thức ăn gia cầm bằng phương pháp gián
tiếp (Phương pháp ước tính) ..................................................... 10
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới giá trị năng lượng trao đổi của thức
ăn gia cầm ....................................................................................... 14
1.3.1. Ảnh hưởng của tuổi .................................................................... 14
1.3.2. Ảnh hưởng của lượng thức ăn thu nhận ...................................... 15
1.3.3. Ảnh hưởng của sự trao đổi protein .............................................. 15
1.3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng xơ trong khẩu phần .......................... 16
1.3.5. Một số yếu tố khác ảnh hưởng trong khẩu phần .......................... 16
1.4. Xác định tỷ lệ tiêu hóa ở động vật dạ dày đơn ................................... 17
1.4.1. Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (toàn phần) ............................................ 17
1.4.2. Tỷ lệ tiêu hóa thực ...................................................................... 19
1.4.3. Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng ............................................................... 20
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 22
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................ 22
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................... 23
Phần 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 25

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ......................................... 25


2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 25
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 29
Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 30
3.1. Kết quả phân tích các khẩu phần thí nghiệm ...................................... 30
3.2. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm .... 31
3.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột lá sắn .............................. 32
3.4. Kết quả xác định năng lượng trao đổi của bột lá sắn ............................. 33
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 35
4.1. Kết luận ............................................................................................. 35
4.2. Đề nghị .............................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 36


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần nguyên liệu của khẩu phần cơ sở .............................. 25
Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn cho gà thí nghiệm ....... 26
Bảng 2.2: Cách tính tỷ lệ tiêu hóa toàn phần .................................................... 28
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ............................. 30
Bảng 3.2: Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở và khẩu
phần thí nghiệm ........................................................................... 31
Bảng 3.3: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng của bột lá sắn ......... 33
Bảng 3.4: Năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của bột lá sắn ...... 34

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cân bằng năng lượng ở gia cầm ............................................ 6



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của động vật nói chung và
gia cầm nói riêng, nó được lấy từ chất dinh dưỡng của thức ăn như protein,
lipit, cacbonhydrat. Chính vì vậy trong chăn nuôi cần phải biết được nhu cầu
năng lượng của mỗi loại vật nuôi và giá trị năng lượng của thức ăn để có thể
lập khẩu phần ăn đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho chúng. Theo
Nesheim (1979) (trích Nguyễn Thị Mai (2001) [5]), năng lượng của các loại
thức ăn là chìa khóa chính phải sử dụng khi lập khẩu phần ăn cho gia cầm. Vì
vậy việc xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) của các loại thức ăn cho
gia cầm là vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở để xác định nhu cầu các chất
dinh dưỡng hàng ngày cho gia cầm. Có thể xác định giá trị năng lượng của
thức ăn bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp (ước tính). Có rất nhiều
phương pháp ước tính giá trị ME của thức ăn gia cầm khác nhau. Tuy nhiên,
các phương pháp ước tính không chính xác tuyệt đối bởi vì các loại thức ăn
phối hợp vào khẩu phần ăn được trồng ở các vùng khác nhau, các mùa khác
nhau thì giá trị năng lượng sẽ khác nhau. Vì vậy, ở mỗi vùng với nguồn thức
ăn và điều kiện khí hậu khác nhau, rất cần thiết phải xác định giá trị ME của
thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp. Đó là cơ sở đáng tin cậy
hơn cả để tính toán nhu cầu năng lượng cho gia cầm.
Như chúng ta đã biết, bột lá sắn là một loại thức ăn rất tốt để bổ sung
vào khẩu phần ăn của gia cầm bởi vì nó làm khả năng sinh trưởng, tăng độ
đậm màu lòng đỏ trứng, làm cho da gà, da chân có màu vàng hơn so với
khẩu phần ăn không có bột lá cây thức ăn xanh, phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng. Tuy nhiên, bột lá sắn chưa được sử dụng nhiều trong quá
trình phối hợp vào khẩu phần ăn của gia cầm. Từ đó chưa có nhiều nghiên
cứu về xác định giá trị năng lượng của bột lá sắn và tỷ lệ tiêu hóa các chất
dinh dưỡng trong bột lá sắn.

1


Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định giá
trị năng lượng trao đổi của bột lá sắn có hiệu chỉnh theo lượng nitơ
được tích lũy trong cơ thể gà và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng
trong bột lá sắn”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định được tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột lá sắn của khẩu
phần ăn đối với gà thịt.
Xác định giá trị ME có hiệu chỉnh nitơ của thức ăn được tích lũy trong
cơ thể gà.
3. Điểm mới của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra được tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng
trong bột lá sắn của khẩu phần ăn đối với gà thịt.
Đề tài đã xác định được giá trị ME có hiệu chỉnh nitơ của thức ăn được
tích lũy trong cơ thể gà

2


Phần 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chuyển hóa năng lượng
Vật chất và năng lượng trong vũ trụ liên quan với nhau theo phương
trình E = mc2, trong đó E là năng lượng, m là khối lượng và c là tốc độ ánh
sáng. Có thể định nghĩa năng lượng như khả năng tạo ra công. Không có năng
lượngthì mọi hoạt động đều ngừng lại và sự sống cũng sẽ không tồn tại. Bởi
vì một tế bào sống cũng cần năng lượng để tạo glucoza, để nhân đôi AND
hoặc để vận động. Điều đơn giản nhất là để duy trì cấu trúc của mỗi tế bào

cũng cần phải cung cấp rất nhiều năng lượng. Tế bào là một tổ chức rất phúc
tạp ở cấp cao, cấu trúc của nó luôn ổn định là nhờ có bộ xương nội bào. Bộ
xương nội bào được cấu tạo từ các phân tử protein khác nhau như: Actin,
myozin…. Chúng được gắn kết với nhau bởi các phân tử Adenzin triphotphat
và Guanidin triphotphat. Vì vậy, không có năng lượng thì bộ xương nội bào
cũng không thể hình thành và cấu trúc tế bào sẽ bị thay đổi nên quá trình trao
đổi chất bình thường sẽ không thực hiện được. Đối với những tế bào bình
thường, năng lượng cần thiết để duy trì hệ thống tổ chức của chúng chiếm tới
50% tổng năng lượng ngày của cơ thể. Một số tế bào đặc biệt như gan, thận
thì nhu cầu này chiếm tới 70% (Harvey Lodish và cs, 1995 [19]). Như vậy,
trạng thái cấu trúc có trật tự, có mức độ tổ chức rất cao của một hệ thống
sống đòi hỏi rất nhiều năng lượng vào việc duy trì trạng thái ấy và cho nó hoạt
động, vì mọi vật sống đều là những hệ thống vật lý, hóa học chịu sự chi phối
của các nguyên lý nhiệt động học.
Sự trao đổi chất và trao đổi năng lượng tạo nên bản chất của hoạt động
sống. Trao đổi chất có liên quan rất mật thiết với sự trao đổi năng lượng. Sự
trao đổi chất sẽ không thể có được nếu không có sự trao đổi năng lượng đi
kèm theo nó. Năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của gia cầm cũng như
mọi loại động vật được lấy từ các chất dinh dưỡng của thức ăn như
cacbonhydrat, lipit, protein. Đây chính là năng lượng của ánh sáng mặt trời,
3


trong qúa trình quang hợp được chuyển hóa thành năng lượng hóa học của các
liên kết trong các hợp chất hữu cơ. Nhờ có sự đồng hóa các chất dinh dưỡng,
năng hóa học của các hợp chất hữu cơ trong quá trình hô hấp tế bào, chuyển
thành dạng năng lượng sử dụng được về mặt sinh học (Lewis, 1995 [26]). Sự
chuyển hóa năng lượng xảy ra khi tế bào sử dụng hóa năng của các liên kết
phốt phát cao năng để sinh công như: Công cơ học, công dưới dạng điện khi
chuyển xung thần kinh, công hóa học khi tổng hợp các phân tử trong quá trình

sinh trưởng và tạo thành sản phẩm. Ngoài ra cơ thể luôn để một phần năng
lượng cho môi trường bên ngoài qua bề mặt cơ thể, khi hô hấp, qua phân.
Như vậy, mọi dạng năng lượng sinh vật đều được lấy từ dây cao năng của
ATP. Đây là một đặc điểm đáng kể của giới sinh vật. Vì vậy, nghiên cứu
chuyển hóa năng lượng ở sinh vật chính là xem xét các quá trình tạo ra và sử
dụng ATP (Hoàng Tiến và cs, 1997 [7]).
Phần lớn nhu cầu năng lượng của tế bào sinh vật cho các hoạt động sống
đều dùng ATP làm đơn vị năng lượng. Theo Trịnh Bỉnh Dy và cs (1998) [2]
thì chỉ có thông qua ATP, tế bào mới sử dụng được thế năng hóa học cất dấu
trong cấu trúc phân tử hữu cơ. Phân tử ATP phân giải và giải phóng năng
lượng theo phản ứng:
ATP + H20 → ADP + 7,3 Kcal/mol
Phân tử ATP giải phóng được 7,3 Kcal/mol năng lượng tự do trong cơ
thể sinh vật là với điều kiện tiêu chuẩn (Khi pH = 7, áp suất 1 atm và nồng độ
1M). Một số nghiên cứu cho thấy ATP có thể giải phóng năng lượng nhiều
hay ít tùy theo điều kiện pH môi trường và nồng độ ATP (Nguyễn Thị Mai,
2001 [5]).
Sự tổng hợp ATP là một phản ứng thu năng lượng và nguồn cung cấp
năng lượng lấy từ quá trình vận chuyển điện tử từ chuỗi hô hấp. Tổ hợp ATP –
Sintaza nằm riêng biệt với chuỗi hô hấp, vậy thì bằng cách nào mà chuyển được
năng lượng oxy hóa khử sang liên kết cao năng của ATP. Vấn đề này đã được

4


Perter Mitchell làm sáng tỏ như sau: Năng lượng tự do của sự vận chuyển điện
tử được bảo tồn do sự bơm H+ từ chất nền ty lạp thể qua khoảng không gian
giữa hai màng và tạo thành gradien điện hóa của proton qua màng trong ty lạp
thể. Thế năng điện hóa này sẽ được dùng vào việc tổng hợp ATP. Nhờ vậy, tế
bào có một phương thức chuyển dịch có hiệu lực cao để khai thác năng lượng từ

các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Năng lượng thức ăn thừa sau khi sử dụng cho sinh trưởng bình thường
và các hoạt động sống của con vật không được loại khỏi cơ thể mà sẽ được
tích lũy trong mỡ. Theo Kellems và Church (1998) [23] thì năng lượng trong
thức ăn có thể được biểu thị bằng đơn vị Jun (J), Kilojun (KJ), Megajun (MJ),
Calo (Cal), Kilocalo (Kcal), Megacalo (Mcal) của năng lượng thô (GE), năng
lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME), năng lượng thuần (NE) (1
Mcal = 4,184 MJ, MJ = 239 Kcal). Năng lượng tổng số có trong thức ăn gọi
là năng lượng thô, nó được xác định trong “bom” nhiệt kế (Bomb
Calorimeter). Theo tài liệu của Nguyễn Thị Mai (2001) [5], khi đốt cháy trong
“bom” nhiệt lượng kế thì 1 g lipit giải phóng 9,3 Kcal, 1 g protit giải phóng
5,7 Kcal, 1 g gluxit giải phóng 4,1 Kcal. Khi oxy hóa 1 gam lipit hay 1 gam
gluxit trong cơ thể cũng cho kết quả tương tự như khi đốt cháy. Riêng 1 gam
protit khi oxy hóa trong cơ thể chỉ giải phóng 4,1 Kcal. Điều này có thể giải
thích là trong “bom” nhiệt kế, các chất dinh dưỡng được đốt cháy hoàn toàn
và tất cả năng lượng được chứa trong nó đã được giải phóng. Trong cơ thể gia
cầm, gluxit và lipit cũng được oxy hóa hoàn toàn thành CO2 và H2O, còn
protit chỉ phân hủy đến axit uric và các sản phẩm khác của trao đổi nitơ mà
những sản phẩm này vẫn còn chứa năng lượng dự trữ.
Theo Smith (1993) [30], các dạng năng lượng và tỷ lệ giữa các dạng
năng lượng của thức ăn trong cơ thể gia cầm như sau:

5


Năng lượng thô
(GE, 100,00 %)
Năng lượng phân
(FE, 22,22 %)
Năng lượng tiêu hóa

(DE, 77,78 %)
Năng lượng nước tiểu
(UE, 5,56 %)
Năng lượng trao đổi
(ME, 72,22 %)
Năng lượng cho tăng nhiệt
(HI, 11,11 – 33,33 %)
Năng lượng thuần
(NE, 38,99 – 61,11 %)

Năng lượng thuần cho
duy trì
(NE for Mantenance)

Năng lượng thuần cho
sản xuất
(NE for production)

Hình 1.1: Sơ đồ cân bằng năng lượng ở gia cầm
1.2. Một số phương pháp xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) trong
thức ăn gia cầm
Theo Askbrant (1990) [15], năng lượng trao đổi (ME) là hiệu số giữa
năng lượng thô thu nhận từ thức ăn (GE) trừ đi năng lượng thải ra ở phân (FE)
cùng năng lượng thải ra ở nước tiểu (UE) (đối với gia cầm phân và nước tiểu
thải ra chung 1 đường) và cộng với khí đường tiêu hóa do vi sinh vật lên men
ở ruột già. Đây chỉ là xác định giá trị ME, tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất
dinh dưỡng của thức ăn cho gia cầm được xác định bằng cách phân tích chất
thải. Tuy nhiên, đối với protein và amino acid, việc xác định giá trị năng
lượng trao đổi, tỷ lệ tiêu hóa toàn phần sẽ không chính xác do hoạt động lên
6



men của vi sinh vật ở ruột già. Vì vậy phân tích hồi tràng là một phương pháp
đáng tin cậy nhằm đánh giá amino acid và protein ở gia cầm (trích Hồ Lê
Quỳnh Châu và cs (2010) [1]).
1.2.1. Xác định giá trị ME của thức ăn gia cầm bằng phương pháp trực tiếp
(Phương pháp sinh học)
Phương pháp sinh học để xác định giá trị ME của các loại thức ăn cho
gia cầm do Hill và Anderson (1958) [20]. Trong phương pháp này, gà thí
nghiệm là gà giống thịt một ngày tuổi. Cho ăn thức ăn khởi động 9 - 10 ngày.
Sau đó chia gà thành các nhóm đồng đều với số gà mỗi nhóm là 10 con nuôi
trong lồng. Cho các nhóm gà ăn hai khẩu phần khác nhau. Một khẩu phần đối
chứng có hàm lượng đường glucoza cao và một khẩu phần thí nghiệm thay
thế một phần glucoza.
Thức ăn được trộn thêm 0,2 % Cr2O3 làm chất chỉ thị để tránh phải thu
toàn bộ lượng phân. Cho các nhóm gà ăn thức ăn này trong thời gian 14 ngày.
Thu lượng phân và nước tiểu thải ra trong 4 ngày cuối cùng, đồng thời lấy
mẫu thức ăn của hai khẩu phần để phân tích. Dựa vào hàm lượng của Cr2O3
trong thức ăn và trong phân để tính lượng phân thải ra của một đơn vị thức ăn
thu nhận. Phân thu được hằng ngày làm đông lạnh, trộn đều và sấy khô. Các
mẫu phân và thức ăn đều được phân tích các chỉ tiêu như: Hàm lượng vật chất
khô (%); Năng lượng thô của một gam khẩu phần và một gam phân (Kcal);
Lượng nitơ của một gam khẩu phần và một gam phân (g/g); Lượng Cr2O3 của
một gam khẩu phần và một gam phân (mg/g).
Khi tính giá trị ME cần phải hiệu chỉnh lượng nitơ tích lũy vì thí
nghiệm tiến hành trên gà con. Công thức hiệu chỉnh như sau:
ME (Kcal) = GEKP – ( GEP + 8,22 NTL)
Trong đó: ME (Kcal): năng lượng trao đổi của một gam khẩu phần; GEKP:
năng lượng thô của một gam khẩu phần; GEP: năng lượng thô của phân trên một
gam khẩu phần; NTL: số gam nitơ lũy của một gam khẩu phần.


7


Có thể nói phương pháp sinh học để xác định năng lương trao đổi của
các loại thức ăn cho gia cầm của Hill và Anderson (1958) [20] là một đóng
góp to lớn trong ngành gia cầm. Tuy nhiên phương pháp này cũng còn những
hạn chế cần được khắc phục. Đầu tiên, là thí nghiệm tiến hành trên gà con nên
phải hiệu chỉnh lượng nitơ tích lũy. Thứ hai là thời gian thí nghiệm kéo dài
(28 ngày), sau mỗi thí nghiệm lại phải thay đàn gà khác nên rất tốn kém. Thứ
ba thời gian thu phân liên tiếp trong 4 ngày nên số lượng phân khá lớn, việc
bảo quản các mẫu phân thí nghiệm cũng rất khó khăn. Thứ tư, sử dụng chất
chỉ thị có ưu điểm là không phải thu toàn bộ lượng phân trong 14 ngày thí
nghiệm, nhưng lại gây ra sai số khi phân tích. Bởi vì, với nồng độ 0,3 %
Cr2O3 thì chỉ thị cần sai sót khi trộn chất chỉ thị này vào thức ăn thí nghiệm
cũng ảnh hưởng đến giá trị ME và tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn khi xác định. Mặt
khác, tập tính của gia cầm, đặc biệt là gà rất hay bới khi ăn và vừa ăn vừa
uống nước. Trong khi đó gà vẫn được ăn tự do trong thời gian thu phân nên
rất khó khống chế thức ăn bị rơi vãi lẫn vào phân. Đây là một nguồn sai số khi
xác định lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm và giá trị năng lượng thải
ra ở phân. Trong những năm qua, đã có thêm nhiều phương pháp để xác định
giá trị ME và tỷ lệ tiêu hóa trong thức ăn gia cầm. Phương pháp xác định giá
trị ME và tỷ lệ tiêu hóa trên con gà con của Hill và Anderson (1958) [20] hay
phương pháp cổ điển xác định trên gà mái thương phẩm phần lớn đã được
thay thế bằng phương pháp xác định nhanh trên gà trống trưởng thành của
Nguyễn Thị Mai (2001) [5], Sibbald (1976) [28]. Trong phương pháp của
Sibbald, tác giả đã hiệu chỉnh nguồn năng lượng nội sinh thải ra trong nước
tiểu và nguồn năng lượng trao đổi thải ra ở phân (EEL). Giá trị năng lượng
trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa được xác định bằng phương pháp của Sibbaid (1976)
[29] gọi là giá trị TME. Phương pháp này sử dụng hai nhóm gà trống trưởng

thành có khối lượng tương đương nhau. Nhóm đối chứng nhịn đói hoàn toàn
để xác định nguồn năng lượng nội sinh trong nước tiểu và nguồn năng lượng
trao đổi ở phân. Nhóm gà trống thí nghiệm được nhồi cho ăn một lượng thức
8


ăn nhất định. Mỗi gà đối chứng hay thí nghiệm được nuôi trong một lồng
riêng, dưới đáy mỗi lồng có khay để thu phân và nước tiểu. Sau 24 – 48h
thu hết lượng phân và nước tiểu, tách nitơ nước tiểu, làm khô, cân và
nghiền nhỏ. Mẫu thức ăn và phân được xác định năng lượng bằng “bom”
nhiệt kế. Từ các kết qủa thu được, sau đó xác định giá trị năng lượng trao
đổi của thức ăn thí nghiệm.
Phương pháp sinh học để xác định giá trị năng lượng trao đổi trong thức
ăn gia cầm của Nguyễn Thị Mai (2001) [5] cũng là giá trị ME biểu kiến như
của Hill và Anderson (1958) [20]. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm là
xác định nhanh hơn, đơn giản hơn và đã loại trừ được nhiều yếu tố ảnh hưởng
hơn. Trong phương pháp này, người ta sử dụng gà trống trưởng thành khoảng
6 tháng tuổi. Gà được làm quen thức ăn trong 2 tuần, thời gian cho ăn được
rút ngắn dần để đến ngày thứ 14 chúng có thể ăn được 80 – 110 g thức ăn
trong một giờ. Mỗi gà thí nghiệm được nuôi trong một lồng riêng. Dưới mỗi
đáy lồng đều có khay để thu phân và nước tiểu. Thức ăn thí nghiệm được trộn
theo tỷ lệ 50% vào khẩu phần cơ sở. Sau 32 giờ thu hết lượng phân, làm khô,
cân và nghiền nhỏ. Từ các kết quả thu được, tính giá trị năng lượng trao đổi
của thức ăn thí nghiệm.
Hai phương pháp của Nguyễn Thị Mai (2001) [5] và Sibbald (1976) [28]
đều có ưu điểm chung là thời gian xác định nhanh. Mục đích của việc sử dụng
gà trống trưởng thành là dễ dàng có cân bằng nitơ nên không phải hiệu chỉnh
lượng nitơ tích lũy. Hơn nữa, sử dụng gà trống trưởng thành nhịn đói là muốn
đường tiêu hóa không còn thức ăn, để loại trừ sai số từ nguồn chất thải của
thức ăn trước đó. Như vậy không phải dùng chất chỉ thị, từ đó tránh được sai

số khi phân tích. Giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn xác định bằng
phương pháp của Sibbald (1976) [28] được gọi là giá trị năng lượng trao đổi
thật, nó ít biến động hơn so với giá trị năng lượng biểu kiến vì nó không phụ
thuộc vào lượng thức ăn thu nhận và giá trị năng lượng trao đổi thải ra ở phân.

9


Ngoài các phương pháp xác định giá trị ME của thức ăn gia cầm đã nêu
ở trên, hiện nay có thêm một số phương pháp khác như: Phương pháp của
Baidoo và cs (1991), Scott và Boldaji (1997). Điểm chung của các phương
pháp này là dù thí nghiệm trên gà loại nào thì cũng đều có thời gian cho gà
nhịn đói. Sự khác nhau của tất cả các phương pháp trên có thể chia làm 2
nhóm: Một nhóm thí nghiệm trên gà trưởng thành, một nhóm trên gà sinh
trưởng. Nhóm các phương pháp thu toàn bộ phân và nhóm các phương pháp
dùng chất chỉ thị. Cả hai nhóm phương pháp thu toàn bộ phân và dùng chất
chỉ thị đều có thể cho kết qua tốt khi xác định giá trị ME của gia cầm. Kết quả
nghiên cứu của Hồ Lê Quỳnh Châu và cs (2010) [1] khi xác định giá trị năng
lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của 4 loại thức ăn dùng
cho gia cầm bằng phương pháp phân tích hồi tràng. Phương pháp này có ưu
điểm độ chính xác cao hơn so với các phương pháp của các tác giả trên, bởi vì
đối với protein và amino acid do diễn ra hoạt động lên men của vi sinh vật ở
ruột già nên khi đánh giá ME và tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng sẽ không chính xác.
Chính vì vậy phương pháp phân tích hồi tràng là một phương pháp đáng tin
cậy nhằm đánh giá tiêu hóa amino acid và protein ở gia cầm.
1.2.2. Xác định giá trị ME của thức ăn gia cầm bằng phương pháp gián
tiếp (Phương pháp ước tính)
Từ những kết quả thu được về giá trị ME của một số loại thức ăn cho gia
cầm bằng phương pháp trực tiếp, người ta đã xây dựng được các công thức
ước tính giá trị ME của các loại thức ăn cho gia cầm từ thành phần hóa học

hay qua các thông số thu được trên gà thí nghiệm.
Giá trị ME ước tính của các loại thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả
theo dõi trực tiếp thu được trong các thí nghiệm. Mỗi tác giả đưa ra các
phương pháp ước tính ME khác nhau. Một số tác giả dựa vào giá trị ME của 1
gam chất dinh dưỡng tiêu hóa được như Titus (1956), (1971); Nehring, 1973
(Dẫn theo Viện chăn nuôi, 2001 [14]). Một số tác giả khác dựa ngay vào
thành phần hóa học của các loại thức ăn như Moir và cs (1980) [27].
10


Trong số các phương pháp đã nêu ở trên, có phương pháp ước tính giá trị
ME chung cho các loại thưc ăn của gia cầm như phương pháp của Nehring 1973
(Dẫn theo Viện chăn nuôi, 2001 [14]), tác giả đã đưa ra được hệ số chung cho
giá trị ME của 1 gam protein tiêu hóa, lipit tiêu hóa, xơ tiêu hóa và 1 gam dẫn
xuất không chứa nitơ (DXKN) tiêu hóa cho các loại thức ăn của gia cầm. Titus
(1971) [31] lại đưa ra hệ số riêng đối với các nhóm thức ăn khác nhau: VD ME
của 1 gam protein tiêu hóa của trứng là 4,35 còn của cao lương là 4,4 kcal.
Nhiều tác giả đã tiến hành thí nghiệm để xây dựng phương trình ước tính
giá trị ME của các loại thức ăn dựa vào lượng VCK trao đổi. Và các tác giả
đều có kết luận có mối quan hệ tuyến tính giữa lượng VCK trao đổi với giá trị
ME của các nhóm thức ăn. Hầu hết các tác giả khác thì chỉ đưa ra công thức
ước tính cho một loại thức ăn nhất định cho gia cầm như Lê và Kim 1974;
Barley và cs (1968). Dưới đây là một số các phương pháp ước tính giá trị ME
của thức ăn cho gia cầm.
Các phương pháp ước tính giá trị ME dựa vào thành phần hóa học của
thức ăn:
Phương pháp của Carpenter và Clegg (1956)
Carpenter và Clegg (1956) ở Viện nghiên cứu Rowett- AberdeenEscocia năm 1956 đã đưa ra phương pháp hóa học để ước tính giá trị ME của
một số loại thức ăn cho gia cầm
ME (kcal/kg thức ăn) = 53 + 38 (% protein thô + 2,25% lipit thô + 1,1 %

tinh bột + % đường).
Phương pháp của Fisher và McNab (1987)
Từ kết quả xác định trực tiếp giá trị ME trên gà trưởng thành của 189
mẫu thức ăn, kết hợp với phân tích thành phần mỡ, protein, tinh bột và đường,
các tác giả xây dựng phương trình như sau:
ME (kj/g VCK) = 0,3431 % mỡ + 0,1551 % protein + 0,1669 % tinh bột
+ 0,1301 % đường tổng số

11


Phương pháp của Moir, Yule và Connor (1980)
Moir, Yule và Connor (1980) đã đưa ra phương trình ước tính giá trị năng
lượng trao đổi của thức ăn gia cầm bằng thành phần hóa học của thức ăn.
AME = (35,6 X1 + 21,2 X2 + 15,8 (X3 + X4) – 2,13 – 279) (X3/(X3 + X4)
Trong đó: AME - Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến của thức ăn tính
bằng kj cho 1 gam VCK.
X1, X2, X3 và X4 lần lượt là lượng lipit thô, protein thô, xơ thô và
DXKN tình bằng gam.
Phương pháp của Janssen( 1989)
Năm 1989, Janssen, 1989 đã đưa ra các phương trình ước tính giá trị ME
(kcal/kg VCK) của một số loại thức ăn:
Ngô: MEn = 36,21 x Protein thô (%) + 85,44 x Lipit thô (%) + 37,26 x
DXKN (%)
Đậu tương nguyên dầu
Men = 2769 – 59,1 x Xơ thô (%) + 62,1 x Lipit thô (%)
Khô dầu đậu tương
Men = 2702 – 57,4 x Xơ thô (%) + 62,1 x Lipit thô (%)
Bột cá
Men = 35,87 x VCK (%) – 34,08 x Tro thô (%) + 42,09 x Lipit thô (%)

Các phương pháp ước tính giá trị ME dựa vào thành phần hóa học của thức
ăn có ưu điểm là rất dễ áp dụng vì không phải xác định hệ số tiêu hóa. Tuy
nhiên, độ chính xác của phương pháp này kém, bởi vì rất nhiều loại thức ăn có
thành phần hóa học tượng tự nhau nhưng khả năng tiêu hóa lại rất khác nhau.
Phương pháp ước tính giá trị ME của thức ăn dựa vào giá trị ME
của 1 gam chất dinh dưỡng tiêu hóa được
Phương pháp của Titus (1971)
ME (kcal/kg) = X1K1 + X2K2 + X3K3 + X4K4
K1, K2, K3, K4 lần lượt là giá trị năng lượng trao đổi của 1 g protein tiêu
hóa, lipit tiêu hóa, dẫn xuất không chứa nitơ (DXKN) tiêu hóa và xơ tiêu hóa.
12


X1, X2, X3, X4: lần lượt là số gam protein tiêu hóa, lipit tiêu hóa,
DXKN tiêu hóa và xơ tiêu hóa.
Hệ số do Titus đề nghị như sau:
K1: Giá trị năng lượng trao đổi của 1 g protein tiêu hóa:
Cazein và trứng: 4,35 kcal; Cá và thịt: 4,25 kcal; ngô và cao lương: 4,4
kcal; cám mì: 4,2 kcal; đậu tương 3,9 kcal
K2: Giá trị ME của 1 g lipit tiêu hóa:
Thịt và cá: 9,93 kcal; sữa: 9,25; các loại hạt 9,11 kcal
K3: Giá trị ME của 1 g DXKN tiêu hóa
Sản phẩm của thịt và cá: 3,9 kcal; sản phẩm của sữa: 3,7 kcal; đậu 4,0
K4: giá trị ME của 1 g xơ tiêu hóa là 4,2
Phương pháp này phải hiệu chỉnh lượng xơ không tiêu hóa
ME (kcal) = 0,34 x lượng xơ không tiêu hóa (g)
Trong đó ME là giá trị ME (kcal) của hàm lượng xơ không tiêu hóa cần
trừ đi.
Phương pháp của Nerhing, 1973 (Dẫn theo Viện chăn nuôi, 2001 [14])
ME (kcal/kg) = 4,26X1 + 9,5 X2 + 4,23 X3 + 4,23X4

Trong đó: X1, X2, X3, X4 lần lượt là số gam protein tiêu hóa, lipit tiêu
hóa, DXKN tiêu hóa và xơ tiêu hóa có trong 1 kg thức ăn.
Các phương pháp ước tính giá trị ME của thức ăn dựa vào giá trị ME của
1 gam chất dinh dưỡng tiêu hóa được có ưu điểm là độ chính xác cao hơn.
Tuy nhiên, muốn áp dụng được những phương pháp này, cần phải xác định
được Hệ số tiêu hóa của riêng từng lợi thức ăn.
Phương pháp ước tính giá trị ME của thức ăn dựa vào hàm lượng VCK
trao đổi được
Phương pháp của Han và cs (1976)
Trên cơ sở xác định giá trị ME bằng phương pháp trực tiếp, các tác giả đã
thiết lập phương trình ước tính giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cho gia
cầm dựa vào lượng VCK trao đổi quan sát được theo phương trình như sau:
13


Các loại thức ăn giàu hydratcacbon:
Y = 0,0949X – 3,498 (r2 = 0,99)
Các loại thức ăn giàu protein:
Y = 0,1294X – 4,898 (r2 = 0,99)
Các loại thức ăn giàu chất béo:
Y = 0,0844X + 0,774 (r2 = 0,99)
Trong đó

X: lượng VCK trao đổi của thức ăn tính bằng %
Y: Giá trị ME của thức ăn (Kcal/g)

Ngoài phương pháp xác định giá trị ME của thức ăn gia cầm như trên, còn có
rất nhiều các tác giả khác cũng đưa ra các phương pháp ước tính giá trị ME của
các loại thức ăn đã góp phần quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm.
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn

gia cầm
1.3.1. Ảnh hưởng của tuổi
Theo các tác giả Askbrant (1990) [15], Zelenka (1997) [32], thì tuổi là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xác định giá trị năng lượng
trao đổi của các loại thức ăn cho gia cầm, vì tuổi của gia cầm ảnh hưởng tới
lượng thức ăn thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa thức ăn đó. Thường thì đối với gà con
lượng thức ăn thu nhận sẽ tăng dần theo tuổi (Askbrant, 1990 [15]). Mặt khác
do chiều dài của gà con ngắn hơn gà trưởng thành nên thời gian thức ăn qua
đường tiêu hóa nhanh hơn. Khi gà lớn thì tỷ lệ tiêu hóa của các loại thức ăn
cũng tăng lên vì cơ quan tiêu hóa phát triển hoàn thiện, dịch tiêu hóa tăng lên
cả về số lượng và chất lượng. Các loại gà khác nhau cũng có quá trình trao
đổi năng lượng khác nhau, thường thì gà sinh trưởng trao đổi năng lượng của
thức ăn ngắn hơn so với gà trưởng thành. Do sự tiết axit mật ở gà con là
không đủ cho quá trình tiêu hóa lipit, còn gà trưởng thành thì tiết đủ axit mật
nên làm tăng khả năng tiêu hóa lipit cũng như giá trị AME (Inaerra và cs,
1989 [22]).

14


Tuy nhiên, theo theo Daghir và cs (1976) [17] thì tuổi gà không ảnh
hưởng tới giá trị ME của thức ăn thí nghiệm khi xác định vào mùa hè nhưng
lại khác nhau khi xác định vào mùa đông.
1.3.2. Ảnh hưởng của lượng thức ăn thu nhận
Theo Askbrant (1990) [15] và Zelenka (1997) [32] thì lượng thức ăn thu
nhận có ảnh hưởng tới giá trị EEL (nguồn năng lượng nội sinh trong nước tiểu
+ nguồn năng lượng trao đổi trong phân), và làm biến động giá trị AME (giá
trị năng lượng trao đổi biểu kiến), nhưng không làm biến động giá trị TME
(giá trị năng lượng trao đổi biểu thực). Askbrant (1990) cho rằng: Giá trị EEL
có mối quan hệ tuyến tính với lượng thức ăn thu nhận và luôn có giá trị

dương. Mối quan hệ lý thuyết giữa hệ thống AME, TME, EEL với lượng thức
ăn thu nhận (FI) có thể biểu diễn như sau :
AME = TME – (EEL/FI)
Trong quá trình thí nghiệm các tác giả cho biết: Trên lý thuyết có thể
EEL đạt cực đại trên gà nhịn đói và cực tiểu khi gà được ăn thức ăn tự do,
thỏa mãn nhu cầu và cân bằng về các chất dinh dưỡng. Sự biến động EEL
trong khoảng này tỷ lệ nghịch với lượng thức ăn thu nhận, phụ thuộc vào tính
chất khẩu phần và khả năng huy động protein cũng như năng lượng trong tế
bào của gà.
Một số tác giả khác đã tiến hành xác định lượng thức ăn thu nhận thích
hợp. Các tác giả đều thống nhất rằng giá trị AME tương đối ổn định khi lượng
thức ăn thu nhận lớn hơn 60 g/con/ngày. Lượng thức ăn này tương ứng với 60
% lượng thức ăn khi gà ăn tự do.
1.3.3. Ảnh hưởng của sự trao đổi protein
Khi xác định giá trị ME của thức ăn cho gia cầm, cần phải hiệu chỉnh
lượng nitơ tích lũy. Vì không phải tất cả năng lượng thô của protein được sử
dụng hết mà một phần bị mất đi thông qua chất thải ở nước tiểu. Lượng
protein tích lũy từ 1 gam protein khẩu phần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
khác nhau. Điều này đã làm biến động và sai lệch giá trị ME của các loại thức
15


ăn khi xác định. Theo Askbant (1990) [15] nếu gà được ăn khẩu phần cơ sở
mà không đạt được tích lũy protein tối đa và khẩu phần có mức protein quá
cao đều làm giảm giá trị AME. Kết quả nghiên cứu về lượng nitơ của thức ăn
tích lũy trong cơ thể gà cũng rất khác nhau, theo Askbant (1990) là 47% còn
theo Blum (1990) là 33%. Sở dĩ khác nhau là do chất lượng protein mà các
tác giả sử dụng là không giống nhau. Sự tích lũy đó chỉ đạt tối đa khi khẩu
phần cân bằng về axit amin. Nếu khẩu phần mất cân bằng thì axit amin dư
thừa sẽ bị oxy hóa và thải nitơ ra ngoài. Quá trình này sẽ làm gia cầm tốn

năng lượng nhiều hơn. Chính vì vậy, protein khẩu phần mất cân đối và sự
khác nhau trong hiệu quả tích lũy protein giữa các loại gà và giữa các cá thể
đã làm biến động giá trị AME (Askbrant, 1990 [15]).
1.3.4. Ảnh hưởng của hàm lượng xơ trong khẩu phần
Để cho năng lượng thu nhận được tối đa thì cần phải có thời gian thích
hợp cho thưc ăn lưu lại trong đường tiêu hóa. Tốc độ dịch chuyển các loại
thức ăn qua đường tiêu hóa phụ thuộc vào dạng thức ăn. Thức ăn lỏng dịch
chuyển nhanh hơn thức ăn cứng. Thức ăn nén chặt quá hay lượng thức ăn thu
nhận quá nhiều thì thời gian thoát qua chậm lại. Nếu gà thu nhận ít thức ăn thì
thời gian thoát qua nhanh hơn.
Hàm lượng xơ trong thức ăn cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa các chất
dinh dưỡng của thức ăn và giá trị ME. Khi tăng lượng xơ trong khẩu phần thì
sẽ làm tăng EEL từ đó sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng và
ảnh hưởng tới giá trị ME (Latshaw và cs, 1999 [25]).
1.3.5. Một số yếu tố khác ảnh hưởng trong khẩu phần
Ngoài các yếu tố đã nói ở trên thì còn một số yếu tố khác cũng cũng cần
được xét đến như: mùa vụ trong năm, phương thức chế biến, khoảng thời gian
thí nghiệm…. đều ảnh hưởng tới giá trị ME của thức ăn.
Daghir và cs (1976) [17] đã cho biết mùa vụ trong năm có ảnh hưởng
đến giá trị ME của một số loại thức ăn. Sự ảnh hưởng này là không giống
nhau giữa các loại thức ăn. Thường thì giá trị ME của ngô hạt xác định trên gà
16


×