Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu văn thơ hồ chí minh phần 1 nguyễn đăng mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.58 MB, 200 trang )

IKUN(ỈTAM
THỒNÍ Ỉ T I N - T H ƯV I Ệ N

Quan điểm
và phương pháp
nghiên cưu văn thơ
HO CHÍ MINH
DX.023599
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI


NHA XUẤT BAN KHOA nọc XẢ HỘI
& nộl NCÌHIION CƯU - GIÁNG DẠY VÁN HỌC TP.IICM
CUNG CỔNG TY VĂN HÓA PHƯƠNG NAM
Pllốl liợp THựC IllỆN


NGUYỄN ĐĂNG MẠNH

QUAN ĐIỂM
VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
yĂ N THƠ
HỔ CHÍ MINH

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI



LỜI GIỚI THIỆU


Dược thành lập năm 1988, Hội Nghiên cứu và Giảng
dạy văn học TP. Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp những
hoạt động trên lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy văn
học ớ một thành phô là trung tâm Luôn năng dộng và
đổi mới trong đời sông xã hội văn hỏa. Mười bảy năm
qua, Hội dã góp phần nâng cao chát lượng giảng dạy
văn và học văn củng như chất lượng nghiền cứu văn học
nhầm phục vụ cho công tác đào tạo ở bậc trung học và
dại học. Ngoài Niên giám Bỉnh luận ưăn học xuất bản
hàng năm, Hội còn chủ trương và liên két xuất bản các
Tủ sácìi Vân học trong nhà trường; Văn học Việt Nam những tác phẩm tiêu hiểu, Tuyển tập văn học thế giới...
Trong bước phát triền của mình, Hội. cần mở rộng
hoạt động có tẩm vóc và quy mô lớn hơn, phục vụ bạn
đọc dông đăo, trong đó có nìiững Ìiìià giáo, nghiên cứu
sinh, học viên cao học và sinh viên cùng tất cả những
người yòu tìiích văn học. Tủ sách Văn hóa và văn học sẽ
là nơi công bố những công trình nghiên cứu chuyền sâu
ưề một số vấn đề lý luận văn hóa và nghệ thuật, một sô
tác giả, tác phẩm và sự kiện nổi bật của lịch sử văn hóa,


uăn học Việt Nam vò thế giới. Đế thực ìiiện tủ sách này,
Hội dã và đang dược sự cộng tác chặt chẽ củn ìihièu
giáo sư, học giả cỏ uy till từ các trung tâm dào tạo ưà
khoa học lớn trên cả nước.
Nhờ sự hợp tác của Công ty Văn hóa Phương Nam
cũng như của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, những ấn
phẩm dầu tiên trong Tủ sách này dược ra mắt hạn đọc.
Trong kế hoạch hợp tác của Hội Nghiên cứu ưà Giảng
dạy văn học uà Công ty văn hóa Phương Nam, dây là

công việc lâu dài sẽ được tiến hànìi trong nhiều năm. Vĩ
vậy, chúng tôi trân trọng mời gọi sự đóng góp của các
nhà nghiền cứu để' tủ sách xuất hản được những công
trình có giá trị, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu ngày càng cao
của công chúng.
Chúng tôi mong rằng, với sự cộng tác của các nhà
khoa học và sự ủng hộ của dông đảo hạn đọc, Tủ sách
văn hóa và văn học sẽ góp phần tạo ra những hiệu ứng
tích cực trong đời sống tinh thần của xã hội ta những
năm dầu thế kỷ XXL
HOÀNG NHƯ MAI
G iáo sư, Nhà giáo n h ân dân
Chủ tịch H ội N gh iên cứu
và giản g dạy văn học TP.HỒ Chí Minh


TÔI ĐÃ ĐẾN VỚI VĂN THƠ
HỒ CHÍ MINH NHƯTHẾ NÀO?
Thay lời m ở sách

Tôi vôn là một giáo viên, dạy học từ 1951, Lúc đầu
dạy cấp II, sau dạy đại học. Trong chương trình môn văn
ở các trường học của ta từ phô thông đến đại học, văn
thơ Hồ Chí Minh vẫn chiếm một vỊ trí quan trọng. Trong
việc dạy vãn ở nhà trường, khó nhất là môn giảng văn.
Giảng văn đòi hỏi ở người giáo viên đủ mọi năng lực, đủ'
mọi kiên thức phải được huy động và vận dụng một
cách tóng hợp để trước hết lĩnh hội được bài văn: phải
hiểu lịch sử, hiểu thời đại khi bài văn ra đời, phải hiểu
nhà văn, hiểu đặc trưng thể loại của tác phẩm, hiểu chữ

nghĩa, hiểu thi pháp, cảm thụ được cái hay của hình
tượng, của giọng điệu, nhịp điệu của bài văn, câu văn...
Lại phải có kinh nghiệm sông phong phú và nắm được
phương pháp khoa học đê phán tích tác phẩm... Cuối
cùng, phải nắm được phương pháp giảng dạy phù hợp
với đối tượng học sinh, sinh viên...


N g u y ễ n Đ ă n g Mạnh

Cho nên bình văn, giảng văn là một ihii’ thách khắc
nghiệt và toàn diện đôi với các giáo viên văn học cũng
như các nhà phê bình văn học.
Từ ngày các tập thơ văn của Hồ Chí Minh được công
bố, số lượng những bài bình văn giảng văn các tác phấm
của Người thật là bề bộn. Giảng dạy thơ văn Hồ Chí
Minh, tất nhiên tôi phải tham khảo những bài ấy. Có
những bài thật hay, bình thật trúng. Nhưng cũng có không
ít bài dở, rất dở. Mà bài dở nhiều khi lại của những giáo
sư, những nhà phê bình có tiếng từng đi Tây, đi Tàu về,
từng viết hàng đông sách. Tất cả đều muốn ca ngợi văn
thơ Bác. Nhưng sao cứ như là cố tình biến văn thơ Người
thành những văn bản chính trị nội dung đưn gián, khô
khan, vé đẹp của văn chương bay đi đáu hết. Những bài
viết như thế đã gây tác hại rất lớn đối với việc dạy và
học văn trong nhà trường.
đấy
Tôi
đấy
của


Trước tình hình đó, tôi thấy cần phai có cách nào
đế giải quyết, trước hết là đối với bản thân mình.
đặt vấn đề phải xây dựng được một lý thuyết nào
về quan điểm và phương pháp tiếp cận các tác phâm
Hồ Chủ tịch để hiểu cho đúng, phân tích cho dúng.

Chúng ta đều biết các lý thuyết về văn học ở ta lâu
nay phần lớn là ngoại nhập. Nghĩa là vôn không xuất
phát từ thực tế văn học Việt Nam (nhiêu lý thuyết lại từ
các ngành khoa học khác chuyến sang). Chúng không
phải không có giá trị phổ biến. Nhưng phô biến đến
mức nào, đến chừng nào? Nếu không khéo vận dụng
phù hợp với đôi tượng là văn học Việt Nam, là thơ văn
Hồ Chí Minh, thì dễ dẫn đến sai lầm. Ngoài ra cũng
phải có quan niệm đúng đắn về vĩ nhân, về lảnh tụ. Tôi
cho rằng tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá con người
chính là con người. Bác Hồ là một cá nhân xuất chúng,


Quan d iê m v à p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

nhưng đâu phải là ông thánh. Vì coi Bác là ông thánh
nên nhiều người cứ nghĩ Bác phải nói và viết bằng một
thứ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của người thường và vì
là ông thánh cách mạng nên Người chỉ có thể có những
tình cảm lớn tức những tình cảm chính trị, tình cảm
cách mạng. Cho nên “Gà gáy một lần” phải là Cách
mạng tháng Mười, “Chòm sao đưa nguyệt” phải là quần
chúng cách mạng...

Vì xuất phát từ nhu cầu bình giảng tác phẩm cụ thể
của Hồ Chí Minh nên tôi quyết định chọn khai thác một
bài thơ tiêu biểu của Người rồi từ đấv, từng bước đề xuất
những vấn đề lý thuyết về phương pháp cần giải quyết.
Chẳng hạn;
- Lý thuyết về phân tích tác phẩm văn chương. Từ
kinh nghiệm bản thân, tôi tiếp cận lý thuyết ba bước
Tổng - phân - hợp của Chế Lan Viên, kết hợp với kinh
nghiệm của Xuân Diệu, Hoài Thanh và của Thánh Thán
nữíĩ (Thánh Thán bình Tây Sương K ý ).
- Lý thuyết về thể loại văn học. Văn thơ Hồ Chí
Minh thuộc rấ t nhiều thế loại khác nhau. Không phân
biệt được điều đó ở cấp độ lý thuyết thì không thể phân
tích và đánh giá tác phẩm chính xác được. Chẳng hạn
thơ của Người có hai loại, ai cũng thấy rõ. Nhưng phân
biệt thế nào ở cấp độ lý thuyết? Người ta thường nói, tư
duy nghệ Ihuật là tư duy hình ảnh. Nhưng cả hai loại thơ
này đều dùng hình ảnh cả:
Tiêng suõí trong như tiếng hát xa
(Cảnh khuya)
Hòn dá to
Hòn đá nặng


N guyễn D ă n g M ạnh

Chỉ một người
Nhấc không đặng
(Hòn đá)
Vậy thì phải phân biệt sự khác nhau giữa hai loại

hình ả n h này; một đằng là hình ả n h minh họa khái
niệm thuộc loại thơ tuyên truyền chính trị trực tiếp
(Hòn đá, Ca dân cày, Ca công nhân, Ca sợi chí, Nhóm
lửa, Con cáo và tổ ong, ư.v.)] một đằng là hình ảnh
cảm xúc thẩm mỹ thuộc loại thơ nghệ thu ật hay thơ
cảm hứng trữ tình (Cảnh khuya, Tức cảnh Pác Bó,
Nguyên tiêu, Báo tiệp, v.v.) và các bài thơ trong Nhật
ký trong tù....
- Lý thuyết về phong cách nghệ thuật của nhà vàn.
Tác phẩm của nhà văn lớn bao giờ cũng mang đậm cá
tính, phong cách của tác giả. Qua .thực tế nghiên cứu, tôi
thấy nắm được lý thuyết phong cách đã khó, nhưng vận
dụng lý thuyết vào việc tìm hiểu phong cách cụ thề của
một nhà văn còn khó hơn nhiều, ơ đây, nhận ra được
những đặc điểm này khác của phong cách tuy không dễ
nhưng cũng không khó lắm. Nhưng tìm ra tính thông
nhất của phong cách như một chỉnh thể nghệ thuật thì
cực khó.
- Lý thuyết về năng lực cảm thụ tác phẩm văn học.
Vì sao con người ta lại có phản ứng về tình cảm, cảm
xúc trước một hình tượng đẹp, một áng văn hay? Mà
phản ứng nhiều khi rất khác nhau về cùng một tác phẩm.
Tôi gọi đây là khâu “phi phương pháp luận”trong nghiên
cứu văn học. Tuy nhiên tôi không thần bí hóa hiện tượng
này và nghĩ có thể và phải tìm ra “cơ chế” của nó ra sao.
Đây là chuyện năng khiếu thẩm mỹ, đúng là không thê
chỉ học thuộc mấy bài về phương pháp luận mà có được.
10



Q uan diểrn và p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

Nhưng hiểu được “cơ chế” cúa nó thì cung có thế có cách
tự bồi dưỡng đưực, tất nhiên là rất lâu dài.
Giíing văn ớ nhà trường, không phải chỉ phân tích
văn bản tác phẩm mà còn phải giải thích văn bản nữa.
Tức là còn phải làm sáng tỏ hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm. Trong thực tế văn học, hai quá trình: quá trình
cảm thụ, phân tích văn bản và quá trình giải thích văn
bản bằng hoàn cảnh thời đại và tồn tại xã hội của nhà
văn không bao giờ tách rời nhau mà thường diễn ra song
song và soi sáng lẫn cho nhau. Và theo kinh nghiệm của
tôi thì cần phải khảo sát cụ thế ba hoàn cảnh có tác
động tới tác phẩm: hoàn cảnh lớn, hoàn cảnh nhỏ và
hoàn cảnh cấu tứ...
Vậy là, từ yêu cầu tìm hiểu và phân tích một tác
phẩm cụ thể của Hồ Chủ tịch mà hàng loạt vân đề lý
thuyết cứ đẻ ra mãi, nỏ’ ra mãi, cuôì cùng, thấy cần
phải xây dựng hẳn một hệ thống lý thuyết có ý nghĩa
phương pháp luận về việc tìm hiểu và phân tích thơ
văn của Người.
Tòi vừa dạy học vừa xây dựng công trình nói trên.
Nghiên cứu đến đâu, thử nghiệm luôn đến đấy tại lớp học.
Đến khoáng 1975,1976 thì chuyên luận hoàn thành. Chuyên
luận nhằm giải quyết trước hết về bình giảng thơ Hồ Chí
Minh. Tôi đặt tên là Mấy vấn dề về quan điểm và phương
p h á p tìm hiểu, p h à n tích thơ Hồ Chí Minh. Lúc đầu
tác phẩm in đe dùng làm tài liệu ]ifij hành nội bộ trong
trường Dại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Xuân
Hòa (1978, 1980). Đến 1981 thì Nhà Xuất bản Giáo dục cho

ra mặt l)ạn đọc. Từ bấy đến nay tác phẩm luôn luôn được
các Nhà Xuất bản Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà
XuấL bánTre thành phố Hồ Chí Minh in đi in lại.
n


N g u y ễn D ă n g M ạnh

Sau tác phẩm này tôi còn viết nhiều công trình khác
nữa về văn thơ Hồ Chí Minh. Nhưng tôi coi Mấy vấn đề
về quan điểm và phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ
Hồ Chí Minh là công trình gốc, công trình mẹ.
Đấy, con đường tôi đi đến với văn thơ Hồ Chí Minh
đai khái là như thế.
Quan Hoa, H à N ội 20-3-2005
N guyễn D ăn g M ạnh

12


MỘT Sự NGHIỆP
VẰN HỌC LỚN,
PHONG PHỎ, ĐA DẠNG
N hân đọc Tuyển tậ p văn học
H ồ C h í M inh ^

Đôl với Hồ Chí Minh, văn học trước hết phải là một
vũ khí, một hoạt động cách mạng. Có nghĩa là mỗi bài
văn, bài thơ viết ra phải hướng vào một đối tượng cụ
thể nào đó, phải nhằm đạt tới một mục đích thiết thực

nào đó. Người thường nhắc đi nhắc lại như một kinh
nghiệm thiết thân của mình: trước khi cầm bút, phải trả
lời hai câu hỏi Vi ai mà mình viết? Mục đích viết làm gì?
Từ đó mới quyết định Viết cái gi? (nội dung) và Cách
viết thế nào? (hình thức) Đó là quan điểm sáng tác
nh ât quán của Hồ Chí Minh thể hiện ở mọi bài viết của
1. N hà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1995
2. “Cách viết”. Tuyển tập Hồ Chi Minh, Nxb Văn học, Hà Nội,
1995, tr.2, tr.346 - 352.

13


N guyễn D ă n g M ạnh

Người. Ngay trường hợp làm thơ chi đê “khuây khoa”
trong tù (Nhật kỷ t "ong tù), Người cũng xác định rõ mục
đích và đối tượng:
Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng ưl trong ngục biết làm chì dây:
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngẫm vửa đợi đến ngày tự do.
Quan điểm sáng tác ấy đã tạo nên tinh thần nhất
quán của sự nghiệp vãn học của Người. Nhưng cũng quan
điểm sáng tác ấy đã đem đến cho văn tho' Người tính
chất phong phú, đa dạng ít thấy ở những cây bút khác.
Bởi lẽ, trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng,
khi ở Tây âu, khi ở Trung Quốc, Thái Lan, khi trên đất
nước mình, yêu cầu cách mạng từng nơi, từng lúc đã đặt
ra cho Người biết bao nhiệm vụ cụ thế' phải giải quyết,

đã khiến Người phải đôl phó với biết bao kẻ thù trong
những tình huống khác nhau, phải liên kết với biết hao
bè bạn, phải thuyết phục nhiều người thuộc sắc tộc khác
nhau, tôn giáo, giai cấp, đảng phái khác nhau, giới tính,
lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, chính trị, đặc
điểm tâm lý khác nhau... Mỗi bài viết, vì thế, tuy cùng
chiến đấu cho một lý tưởng cách mạng duy nhất, nhưng
phải tùy theo từng đối tượng, từng mục đích cụ thể mà
lựa chọn nội dung viết và hình thức viết cho phù hợp. ớ
thủ đô Paris, viết cho người Pháp và những đồng bào
biết tiếng Pháp thì hành vãn phải rất hiện đại và “râ't
Pháp” (Phạm Huy Thóngi như; Paris, Lời than vãn của
bà Trưng Trắc, Vi hành, Varen ưà Phan Bội Châu, “Sở
thích đặc biệt”, Động vật học, Nói về loài cầm thú v.v.
Nhưng viết cho người du kích nông dán Việl Nam thì lời
văn lại phải hết sức giản dị, phải theo lối truyện chương
14


Q uan d ie m và p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

hồi truyền thông cho phù hợp với thị hiếu bình dân:
Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Pháp ư.ư. về
tho’ ca cũng vậy. Viết cho công nông - trước Cách mạng
th á n g Tám hầu hết còn mù chữ - thì phải hết sức nôm
na mộc mạc, mượn lối ca, vè quen thuộc với dân gian: Ca
dâ n cày, Ca công nhân, Ca du kích, Ca sợi chỉ, Hòn đá
ư.ư. Nhưng thơ tặng cụ Đinh Chương Dương, cụ Võ Liêm
Sơn, cụ Bùi Bằng Đoàn thì lời lẽ lại phải trang nhã, cố
kính, và tôt nhất là dùng thơ chữ Hán luật Đường.

Nhìn chung, đối với Hồ Chí Minh, vấn đề Viết cho ai
luôn được đặt lên hàng đầu. Người không ngại nhắc đi
nhắc lại điều đó: “Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ
động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu
được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích.
Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được,
thì phải viết cho đúng trình độ của người xem”'. Từ khi
trở về nước, Người chủ yếu viết cho đôi tượng công nông
binh. Người đặc biệt chú ý khai thác kho tàng thành
ngữ, tục ngữ dân gian là cách diễn đạt vừa ngắn gọn,
đích đáng, vừa giàu hình ảnh của quần chúng công nông.
Nhưng dù đã viết rất dễ hiểu, khi viết xong, Người vẫn
cẩn thận “nhờ một sô' đồng chí công nông binh đọc lại.
Chỗ nào ngúc ngắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra thì phải
chữa lại”'^.
Đó là quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.
Nắm được quan điềm này, có nghĩa là có được chiếc chìa
khóa thứ nhất đê’ mở vào lâu đài văn học của Người.
1. Tuyến tcĨỊi uăn học Hổ Chí M inh, Nxb Vãn học, Hà Nội, 1995,
t ‘2, tr.349.
2. Tuyến tập vãn lìọc Hổ Chí Minh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1995,
t2, tr.350.

15


N gu yễn D ă n g M ạnh

Đôl với mỗi bài văn, bài thơ của Người, phải căn cứ vào
thời điểm ra dời của nó, phân tích tình hình chính trị

của đất nước ở thời điểm ấy để xác định Người viết cho
ai, nhằm mục đích gì. Có như vậy mới hiểu được đúng và
đánh giá đúng tác phẩm của Người từ nội dung đến hình
thức. Đó là nguyên tắc phương pháp luận cơ bản nhất
của việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh.

Tính đa dạng của sự nghiệp văn học Hồ Chí Minh
thể hiện nổi bật ở bình diện thể loại sáng tác và phong
cách nghệ thuật. Đây là một cây bút lớn, tài năng nhiều
mặt, có khả năng thể hiện trong nhiều phong cách khác
nhau - có thể gọi là cây bút nhiều phong cách.
Trước hết tài năng ấy bộc lộ ở văn chính luận. Vàn
chính luận không thuyết phục người đọc bằng hình tượng
nghệ thuật mà bằng lập luận lô gích. về thể văn này,
Hồ Chí Minh đã sáng tạo nên những tác phẩm có thể
coi là mẫu mực và bất hủ. Tuyên ngôn độc lập là một
ví dụ. Người ta thường đánh giá tác phẩm này như một
áng “thiên cổ hùng văn”, một “Bình Ngô đại cáo của
thời đại mới”. Nhưng Bình Ngô đại cáo của Nguyễn
Trãi ra đời trong thời đại gọi là “Văn sử bất p h â n ” nên
chính luận chỉ là một yếu tô'. Khí t h ế “hùng vă n” của
tác phẩm được truyền đến người đọc chủ yếu nhờ một
hệ thông hình tượng từng từng lớp lớp và một giọng
văn sôi nơi, dồn dập, đầy hứng khởi. Tuyên ngôn dộc
lập thì khác. Sức mạn h của nó là ở lý lẽ sắc bén, ở
cách lập luận chặt chẽ, ở những luận cứ đích đáng
(hình ảnh nếu có chẳng qua cũng chỉ là để phụ giúp
cho lý lẽ thêm sắc sảo và hấp dẫn mà thôi). Nếu tìm
16



Q uan d i e m

VCI

p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

hiểu cụ thể tình hình chính trị của đất nước ta khi Bác
Hồ đọc bản Tuyên ngôn đê xác định cụ thế đôi tượng
Người hướng tới và nắm được cụ thể những luận điệu
của bọn đế quô'c mà Người cần bác bỏ, ta sẽ thây cách
lập luận của Người, cách đưa các luận cứ của Người
t h ậ t là chặt chẽ, đanh thép. Không phải ngẫu nhiên
mà bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã mở đầu
bằng mấy lời văn trích từ bản Tuyên ngôn độc lập của
Mỹ và bản Tuyên ngôn n h ân quyền và dân quyền của
Pháp. Từ quyền con người được khẳng định trong bản
Tuyêíi ngôn độc lập của Mỹ, Người khéo léo “suy rộng
ra” để khẳng định quyền độc lập tự do của các dân tộc.
Luận điểm ấy có thể xem như phát súng lệnh dõng dạc
mở đầu cho phong trào giải phóng các dân tộc thuộc
địa nửa sau t h ế kỷ XX v.v.
Bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê nin cũng là
một áng văn chính luận xuât sắc. Nhưng tác phẩm lai
được viết theo một phong cách khác, ơ đây, độc giả là
những người cộng sản trên toàn thê giới. Luận điểm cần
thuyết phục là: “Chủ nghĩa Lê nin chẳng những là cái
cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà
còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng
lợi cuối cùng”. Với đối tượng này, Người không dùng

nhiều lý lẽ, không tranh luận, không hùng biện. Người
thuyết phục bằng kinh nghiệm thực tê của bản thân
mình được diễn tả bằng những dòng hồi kv sinh động,
tươi tắn, và một giọng văn rất mực khiêm tôn. về mặt
thể loại, có thể coi đây là một tác phẩm hồi ký - chính
luân rât độc đáo.

17


N g u y ễ n D ă n g M ạnh

HỒ Chí Minh là tác giả của nhiều Truyện Ký.
Về truyện, rất tiếc chưa tìm được văn bản Nhật kỷ
chìm tàu là tác phẩm có ảnh hưởng lớn trong phong trào
cách mạng Việt Nam. ớ thể văn này, bút pháp, phong cách
của tác giả cũng rất đa dạng. Sự khác biệt về phương diện
này thấy rô nhất là giữa những truyện ngắn viết bằng
tiếng Pháp và những truyện Người viết từ khi về nước.
Những truyện viết bằng tiếng Pháp như đã nói, hành
văn rất hiện đại và “rất Pháp”. Những truyện này nói
chung đều nhằm tố cáo tội ác của bọn thực dân, tư bán,
bọn phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các
dân tộc thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương
yêu nước và cách mạng. Tuy vậy không truyện nào giống
truyện nào, dù là những tác phẩm cùng nhằm vào một
đích (chẳng hạn truyện Vi hành và truyện Lời than vãn
của bà Trưng Trắc cùng lên án tên vua bù nhìn Khải
Định). Vỉ hành tạo ra một tình huống nhầm lẫn rất thú
vị, trong đó nhân vật chính (Khải Định) không có mặt

mà lại được khắc họa rất rõ nét. Tác giả dùng hình thức
viết thư để có thể dễ dàng chuyển cảnh, chuyển giọng
một cách linh hoạt và tự nhiên. Lời than vãn của bà
Trưng Trắc lại phát huy trí tưởng tượng để tạo ra một
thế giới rùng rợn diễn tả cơn ác mộng của Khải Định bị
tổ tiên xỉ nhục và ruồng bỏ. Varen uà Phan Bội Châu thì
vận dụng tài quan sát và ký họa, tạo ra những đoạn văn
tường thuật sắc sảo hệt như quay một cuốn phim tư liệu
về hành trình của Varen, đồng thời khai thác triệt để
thủ pháp đối lập để làm nổi bật hai nhân cách: Varen
thì bắng nhắng, ba hoa và ti tiện, Phan Bội Châu thì uy
nghi, lẫm liệt. Pari sử dụng ngòi bút phóng sự r ấ t linh
hoạt, giọng văn thì đi từ mỉa mai chua chát đến căm
giận xót xa. Con người biết mùi hun khói, có thể gọi là
18


Quan đ iể m và phư ư nịỉ p h á p n g h iê n cứu...

một truyện viễn tưởng chính trị, còn Dồng tâm nhất trí
lại có dáng dấp một truyện ngụ ngôn v.v.
Những truyện tác giả viết từ khi về nước thì khác
hẳn: dùng lối truyện kể, không chú ý dựng cảnh, dựng
người. Sức hâp dẫn của truyện là ở tình tiết thú vị, gói
gọn trong những đoạn văn ngắn tương đối độc lập được
xâu chuỗi vào nhau, tựa như lối kết cấu chương hồi. Mỗi
đoạn thường mở đầu và kết thúc bằng hai câu lục bát
lẩy Kiều hóm hỉnh. Những truyện này chủ yếu nhằm
vào đối tượng công, nông, binh, nên cách viết như thế là
thích hợp.

Các thể ký chiếm vị trí rất quan trọng trong sự
nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, có lẽ vì Người “có
nhiều duyên nợ với báo chí”^ chăng?
Vào những năm 20, khi hoạt động ở Pháp, Nguyễn
Ái Quốc viết hàng loạt bài ký rất có giá trị: Tri thức
uyên bác, hành văn biến hóa, dựng cảnh, dựng người
gây ấn tượng đậm nét, nghệ thuật châm biếm sắc sảo,
tính chiến đấu mãnh liệt (Động vật học, Nói về loài cầm
thú, Viện hàn lăm thuộc địa, Hành trình kiểu Linsơ Ư.Ư.).
Tác phẩm quy mô nhất là tập phóng sự điều tra
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Đây là cuốn sách
đầy công phu và tâm huyết. Tác giả muôn cuô’n sách
phải là một bản án đanh thép đầy luận cứ đích đáng
khiến ké bị lên án không thế chôi cãi được. Muôn vậy
phải có tư liệu phong phú và xác thực, tô't nhất là dùng
tư liệu do chính người Pháp cung câ'p qua những thư từ
và nhật ký của họ. Nguyễn Ái Quốc rất có ý thức về
!. Tuyến tập Văn liọc Hồ Chi Minh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1995,
tr.2. tr.279.

19


N guyễn D ă n g M ạnh

điều này: “Tôi không muốn tự mình viết lấv, vì như thế
không có giá Irị thực sự. Tôi sẽ dùng những đoạn văn
trong các sách họ viết về thực dân Pháp. Tôi sẽ cố
gắng làm cho đậm nét những đoạn âV” đ(3 là lời tâm
sự của Nguyễn với một người bạn trong thời gian chuẩn

bị cho cuô'n sách từ 1920.
Sau này, nói về công tác tuyên truyền địch vận,
Người cũng nhắc lại kinh nghiệm “lấy gậy ông dập
lưng ông” đó.
Bản án chế độ thực dân Pháp gồm 12 chương tố cáo
mọi mặt tội ác của chủ nghĩa thực dân -Pháp đối với
người bản xứ. Tác phẩm kết thúc bằng chương Nô lệ
thức tính, thế hiện quy luật tất yếu: tức nước vỡ bờ.
Giá trị của tác phẩm không phải chỉ do tư liệu phong
phú mà còn do cách diễn ý và hành văn đầy nghệ thuật
với những mệnh đề có sức khái quát lớn, với những bức
ký họa sinh động về một loại “nhà khai hóa”, kèm theo
nhừng chi tiết đặc tả hành vi độc ác khủng khiếp của
chúng. Tất cả được viết với một giọng châm biếm sâu
cay và mãnh liệt như dùi đâm, như roi quất: “Trước năm
1914, họ chỉ là những tên da đen “hèn h ạ ”, những tên
Aunamít “hèn h ạ ”, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe và
ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ây thế mà cuộc
“chiến tranh vui tươi” vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến
thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của
các quan cai trị “nhận hậu” (...). Khi đại bác đã ngấy thịt
đen thit vàng rồi, thì những lời tuyên bố “tình tứ” của
các nhà cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có
1. Dẫn thoo Tổng tập văn học Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội,
1980, tr.36, tr.427.

20


Quan điềrn và phư ơ nịi p h á p n g h iê n cứu...


phép màu {...): “Các anh đâ báo vộ Tô quốc, thế là tốt.
Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!’".
Từ khi về nước, Hồ Chí Minh tiếp tục viết nhiều
bài ký đặc sắc với nhiều bút danh khác nhau: Tân Sinh,
L.T., T. Lan, Chiến sĩ... Cố nhiên bút pháp phong cách
có đối khác: bớt đi tính uyên bác, thường trình bày tư
liệu dưới hình thức truyện kế, thỉnh thoảng điểm xuyết
máy vần thơ lục bát lẩy Kiều. Những bài ký viết ở
Pháp trước kia, nhằm lên án chu nghĩa thực dân, nên
giọng châm biếm quyết liệt là âm hưởng chủ đạo. Giờ
đây Người chủ yếu viết đê ca ngợi nhân dân mình
đánh giặc và xây dựng đất nước, nên giọng văn rất
mực đôn hậu và vui. Tuy nhiên đế hấp dẫn người đọc,
tác giả cũng dùng nhiều thủ pháp linh hoạt và biến
hóa: có khi là ỉói viết thư, văn thông tin báo chí xen
với giọng trữ tình, đôi chỗ dùng đến cả thủ pháp đồng
hiện (Tình nghĩa anh eni Việt - Â n - Miến); có khi mô
phổng lôi truyện chương hồi, mỗi đoạn một chuyện,
mở đầu bằng hai câu có vần, kết thúc bằng mấy lời
khêu gợi đọc tiêp “chương" sau.
ơ nhũ'ng bài ký dài (như Vừa đi đường vừa kế chuyện),
tác giả rất chú ý đổi giọng, chuyển cảnh luôn luôn để
tránh đơn điệu. (í những bài ký ngắn có nội dung đả
kích, Người thường hư cấu ra những màn hài kịch đế
nhAn vật bị lẻn án tự mình thông báo những tội trạng
và những thất bại của mình bằng đối thoại, độc thoại
(Đê quòc Mỹ hi và hi, Tổng Giôn U('i vụ giết chêt, nqhị sĩ.
R. Kennơdi...).
Đọc nhũ’ng bài ký của Hồ c;hí Minh, nhất là hồi ký,

nhật ký có một thú vị đặc biệt !à được thấy hiển hiện rõ
nét cái tòi Hồ Chí Minh: một cái tôi rât đỗi ti'ẻ trung và
hồn nhiêii gian dị, say mê hoạt động, ham học hỏi, Lhích
21


N g u y ễ n D ă n g M ạnh

du lịch khi có điều kiện, có năng khiếu quan sát sắc sảo
mau lẹ của một ký giả có tài, ở đâu, làm gì cũng sông
hết mình với công việc, với người, với cảnh, tinh thần
dân chủ thấm sâu trong tác phong sinh hoạt hàng ngày,
trong thái độ chân tinh và yêu quý những con người
bình thường vô danh, nhưng là nền tảng của dân tộc, là
động lực vĩ đại của lịch sử.

Thơ Hồ Chí Minh, nhìn về mặt thế loại và phong
cách cũng r ấ t đa dạng.
Đặt những bài ca, bài vè Người viết ớ Việt Bắc thời
Mặt trận Việt minh bên cạnh những bài thơ chữ Hán
của Người trong Nhật ký trong tù hay ra đời trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp, thoạt xem, tưởng chừng
như của những cây bút khác nhau.
Một đằng là những sáng tác dân gian hết sức mộc
mạc chất phác:
Trẽn đồi cỏ mọc xanh xanh
Một đàn cờ đậu ngoài ghểnh xa xa...
... Việt Nam độc lập đồng minh
Có băn chương trình đánh Nhật, đánh Tây...
Tiê"p thu và phát huy nghệ thuật dân gian, nhà thc

dân gian Hồ Chí Minh sử dụng rộng rãi những thú phá];
quen thuộc của ca dao, dân ca. Gắn thơ với ca (Ca dár,
cày, Ca phụ nữ, Ca sợi chỉ, Ca du kích Ư . U . ) , nhà thơ dâr
gian Hồ Chí Minh muòn chính trị nhập sâu vào sinl'
hoạt vui chơi thoải mái của dân gian, và có thế đi the(
22


Q uan đ iế m v à p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

họ véo von trên nương rẫy, réo rắt giữa cánh đồng,
ngân nga nơi sườn non, bờ suối...
v\}íj những bài thơ chữ Hán, Hồ Chí Minh lại trở
t h àn h một nhà thơ cồ điển. Một con người từng sống lâu
năm ở phương Tây hiện đại, từng viết những truyện ký
“như một ngòi bút phương Tăy sắc sảo” (Phạm Huy
Thông), khi làm thơ cảm hứng trữ tình cho mình hay
những đồng chí gần gũi với mình thưởng thức, lại thường
làm thơ chữ Hán đậm màu sắc Đường thi. Có quy luật gì
ở đây chăng? Có lẽ mọi hồn thơ xưa này đều hình thành
từ tuối thiếu niên, trong môi trường tình cảm, trong
không khí văn hóa nghệ thuật được nhà thơ hít thở từ
tuối chín, mười, thậm chí từ khi còn nằm trong nôi. Hồ
Chí Minh sinh ra trong một gia đình trí thức Hán học,
hồn thơ ấy, phải chăng đã hình thành một cách hồn
nhiên lự nhiên từ nhỏ trong không khí sinh hoạt văn
chương của những ông nghè, ông cử, nghĩa là trong âm
hưởng cua thơ Đường, thơ Tống?
Người để lại cho đời tập Nhật ký trong tù, một thi
phẩm lớn. Từ ngày bản dịch Nhật ký trong tù ra đời, đã

có hàng trăm công trình lớn nhỏ, trong nước, ngoài nước
viết về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm này.
ơ đây chỉ xin nói thêm về một khía cạnh của tập thơ:
tính chất phong phú, đa dạng từ nội dung đến bút pháp,
phong cách. Có thể nói, tập thơ đã tạo nên một sự
thông n h â t hài hòa rất độc đáo của nhiều yếu tô tư
tưởng và nghệ thuật tưởng như đối lập với nhau.
Chỉ điôni (|ua hệ Lhốiig đề Lài cũng đã thấy như thế;
bên cạnh những đề tài rất thi vị vốn quen thuộc với thơ
ca cô' điển như phong, hoa, tuyết, nguyệt, triêu cảnh,
vãn cảnh, đăng sơn, ức hữu... (người xưa gọi là: giai thì,
inỹ cảnh, thắng sự, lương bằng), là những đề tài rất nôm
23


N guyên D ă n g M ạnh

na, đầy chât “văn xuôi” như các bài Điền dông, Sơ đáo
Thiên hảo ngục, Lại sang, Bào hương cẩu nhục, Hạn
chế, Nhân đỗ ngã v.v.
Đi vào thế giới hình tượng thì thấy bên cạnli một cái
tôi trữ tình có phong thái ung dung, nhàn tản, bầu bạn
với thiên nhiên, tựa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn
Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Am, là một cái tôi khác khao
khát tự do, khao khát chiến đấu, lòng như lửa đốt hướng
về Tổ quốc, về đồng chí, đồng bào đang ngóng đợi mình.
Nghĩa là bên cạnh một bậc hiền triẽt của thuở xưa sống
thanh thản ở ngoài dòng chảy của thời gian, là một
chiến sĩ cách mạng luôn tính đếm từng chút quang âm
qua đi một cách oan uổng bên ngoài song sắt nhà lao:

“Bốn tháng rồi”, “Tám. tháng hao mòn với xích gông”,
“Mồng chín ta vừa đèn Liễu Châu, Ngoảnh lại hơn trăm
ngày ác niộng”, “Ngày di bạn tiễn đến bén sông, Hựn
bạn về khi lúa đỏ đồng”, rồi “Giam lâu ngày chưa dược
chuyền” hay “Tiếc ngày giờ” v.v. Nghĩa là sông cao độ
từng giờ từng phút của mình.
Mà cả hai đều là Hồ Chí Minh, đều rất Hồ Chí Minh.
Ảy là sự thông n h ấ t hài hòa giữa cái cố điển và
cái hiện đại trong một n h â n cách thơ phong phú và
độc đáo.
Ông Lê Hữu Mục trong một tâm trạng hằn học đã
viết cả một cuôn sách đế chứng minh “Hồ Chí Minh
không phải là tác giả Ngục trung nhật ký” Trong bài
Cờìt chuyện tác giả Ngục trung nhật ký in trong CLiô'n
/. Lcìng Văn, từ số 67 đến 70 ở Canada. Sau in th à n h sách, do
Trung tâm văn bút Việt Nam hái ngoại xuất bản, Lảng Văn p hát h à n h
th á n g 11-1990.

24


Q uan d iê m vù pìiiiiỉiiỊỉ p h á p tiỊỉhiên cứu...

Suy nghĩ mỏi vể Nìựti kỷ ironq tù, Phan Ngọc đã nêu lên
tám lỗi về lập luận của Lê Hữu Mục Tôi cho rằng ông
Mục còn mắc một lỗi khác nửa, ấy là cô' tình không hiếu
một đặc điếm của Lập thư tù: tác phẩm được viết với
một phong cách phong phú, đa dạng. Ong Mục lập luận;
“Sự tương phản giữa hai phong cách thơ” mà ông gọi là
“phong cách khái quát của thơ Đường” (như Tảo giải,

Mộ, Dạ lãnh U . V . ) và “phong cách đới tục” (như Dào
hương cấu nhục, Lạc liễu nhất chích nha, Ngục trung
sinh ìioạt U.V.) đê’ nói rằng tập thơ không thế’ là tác
phẩm cua một người.
Nói ông Mục “cố tình không hiểu”, vì trong khi cho
rằng những bài thơ có phong cách Đườnẹ thi không phải
của Hồ Chí Minh, ông lại thừa nhận bài Tổn xuất ngục
học đâng sơn (Mới ra tù, tập leo núi) là của Người. Như
vậy là tự ông đã bác bỏ lập luận của mình một cách đích
đáng hơn ai hết. Vì Mới ra tù, tập leo núi là một trong
những bài hay nhất của Hồ Chí Minh viết theo phong
cách Đường thi.
Cũng cần nói thêm điều này; ông Mục cho rằng trong
Nhật ký trong tù có một loạt bài thư mang phong cách
Đường thi. Nhận xét ấy cũng chĩ đúng một nửa. Phải
thấy rằng những bài thơ ấy, một mặt rất Đường, mặt
khác lại không hản là Đường. “Dường”ở chỗ khi viết về
thiên nhiên, thường chi dùng vài nét chấm phá, đố lại
nhiều khoáng trông, côt ghi lấy linh hồn của cánh hơn
là hình xác của tạo vật. “Đường” ớ thê giới hình tượng
tĩnh, có tính phi thời gian, và ò' h'inh ảnh nhân vật trữ
Lình ung dung Lự tại, tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên.
/. Xcm S u \ m>ììĩ mái ):(■' Nlìậl ký íroiiíỊ lìí. Nxb Giáo dục, Ilà Nội,
1993, tr.615 - 627.

25


×