Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu văn thơ hồ chí minh phần 2 nguyễn đăng mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.73 MB, 100 trang )

VỀ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC VẢN HỌC
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH QUA
"NHẬT KÝ TRONG TÙ''

Tôi sẽ không nói ở đây quan niệm của Bác Hồ về
văn nghệ nói chung, mà chỉ phát biểu về quan điểm của
Người về chính hành vi sáng tác văn thơ của mình.
Vì sao vậy? Vì không đủ căn cứ. Người chưa bao giờ có
điều kiện, vả lại Người cũng không quan tâm lắm đến sự
phát biểu về văn chương nghệ thuật nói chung như một
hoạt động tinh thần có những đặc trưng riêng biệt, độc
đáo của con người. Người từng nói: “Văn hóa nghệ thuật
cũng là một mặt trận. Anh chị em (văn nghệ sĩ -NĐM) là
chiến sĩ trên mặt trận ấy” . Trong Nhật ký trong tù, Người
cũng nói: “Nay ở trong thơ nên có thép”. Trong cuộc chiến
đấu giải phóng đất nước, mọi hoạt động của dân tộc đều
phải doc cá vào chiên trường, tất nhiên văn học nghệ
thuật không thể đứng ngoài cuộc. Đây là truyền thống văn
chương đuổi giặc (thoái lỗ thi) lâu đời của một dân tộc luôn
ì. T hư gửi các họa sĩ nhãn dịp triển lăm hội họa 1951.

201


N guyễn D ăng M ạnh

luôn phải đứng lên chống giặc ngoại xâm. Đó là quan điểm
văn học của Trần Hưng Đạo khi viết Hịch tướng sĩ uăn,
cùa Nguyễn Trãi khi soạn Bình ngô đại cáo, của Nguyễn
Đình Chiêu; “Chở hao nhiêu đạo thuyền không khằnĩ, Dăm
mấy thằng gian bút chẳng tà”, của Phan Bội Châu: “Ba tấc


lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyển trông gió cũìiiỊ
gai ghê; Một ngòi lông uừa trống vừa chiêng, cửa dẫn chủ
khêu đèn thêm sáng chỏi” U.U.

Nhung phát biếu trên của Bác Hồ về chức năng chiến
đấu 'của văn nghệ chính là phát huy truyền thông đó.
Chúng ta biết, Người từng hoạt động lâu năm ở Luân
Đôn, ở Paris, từng bầu bạn với nhiều nghệ sĩ lớn trôn
thê giới, từng đọc Shakespeare, A. France, E. Zola, L.
Tolstoi, LỖ Tấn... tất nhiên Người phải có quan niệm
hết sức toàn diện, tinh vi và hiện đại về văn chương
nghệ thuật. Trong bức thư trả lời tác giả một bản luận
văn chính trị mà Bác có ý phê bình, Người viết: “ô n g
nói, phải giúp dồng hào làm quen với những từ mà nay
họ chưa hiểu, lảu rồi họ cũng sẽ hiểu. Có thể làm ngơ
như vậy được, nếu ông chỉ nghĩ đến viết cho họ một tác
phẩm văn học... Cồn nếu tác phẩm của ông lại định
dùng để tuyên truỵền thì đó phải là một tác phẩm ai dọc
cũng hiểu dược” . Nội một câu nói này thôi cũng cho
thấy Bác không hề có quan niệm đơn giản về văn học.
Nhưng đây là một vấn đề rất rộng lớn và phức tạp,
từng làm tốn biết bao giấy mực. Người không bỏ sức vào
dây làm gì, klìi nhiệm vụ giải phóng dán tộc mới là
nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu.
1. Trích thoo Tống tập văn học Việt Nam, tập 36 - NXB Khoa học
xă hội, HN. 1980, tr.436.

202



Q u a n d ie m và phư
Vì thế, ở đây, tôi chí phát biểu về quan điểm của Hồ
Chí Minh về chính những sáng tác văn thơ của mình.
Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một khôi thống nhất vĩ đại. Thống nhất ở mục đích, ở lý
tưởng: “Không có gì quý hơn độc lập tư do”. Người goi là
“ham muốn tột bậc” của mình . Vậy sáng tác văn thơ
của Người cũng không thể ở ngoài mục đích ấy. Có nghĩa
là, sáng tác văn thơ đôi với Người trước hết là hành vi
chính trị, hành vi cách mạng. Không hiểu như t h ế thì
không thể giải thích được vì sao, hồi ở Pác Bó, Người lại
viêt những bài ca, bài vè, lời lẽ hết sức dễ hiểu như bài
H()n đá, Ca dân cày, Ca binh lính, Ca đội. tự vệ... Gọi
đây là sáng tác văn chương, là hành vi nghệ thuật được
sao? Có thể lấy tiêu chí văn chương nghệ thuật mà đánh
giá được sao? Làm như thế, tôi e rằng sẽ vô tình hạ
thấp, tầm thường hóa tài năng nghệ thuật của Bác Hồ người đã từng viết nên những thiên truyện đáng gọi là
kiệt tác như Varen vă Phan Bội Châu, Vỉ hành... và
những áng thơ tuyệt đẹp như Mộ, Tảo giải, Tân xuất
ngục học đăng sơn, Nguyên tiểu, Báo tiệp...
Những bài nhxiHòn đá, Ca dân cày... nói trên Người
viết nhằm vận động đồng bào Việt Bắc - hồi ấy trình độ
văn hóa rất thấp, hầu hết là mù chữ - tham gia vào Mặt
trận Việt Minh đê đoàn kết đánh Pháp, đuổi Nhật:
Hòn đá to
Hòn đá nặng,
Chỉ một người
Nhắc không đặng...
I. Trả lời các lìhci hào. Trích theo Văn Hổ Chủ lịch - Huỳnh Lý NXB Giáo dục 1974, tr.264.


203


N guyễn Đ ă n g M ạnh

(...) Đánh Pháp Nhật,
Giành tự do,
Là việc khó,
Là việc to...
Nhưng làm thơ để dộng viên những nhân sĩ trí thức
như cụ Đinh Chương Dương, cụ Võ Liêm Sơn^ cụ Bùi Bằng
Đoàn... thì lại không thể làm như thế được, ớ đây Bác Hồ
lại phải làm nghệ thuật thật sự. Cũng vì mục đích chính trị
thôi, nhưng trong trường hợp này thơ không có nghệ thuật
thì không đưa chính trị vào đối tượng này được:
Khán thư sơn điểu thê song hãn
Phê trát xuân hoa chiếu nghiền trì.
Tiệp báo tần lai lao dịch mã,
Tư công tức cảnh tặng tân thi
(Tặng Bùi Công)
Đôì với một trí thức như cụ Bùi thì chĩ nói nửa câu
là đã hiểu, cần gì phải giải thích “Hòn đá to, hòn đá
nặng...”. Mà phải làm thơ hay, phải viết bằng chữ Hán,
theo phong cách Đường thi mới th ậ t phù hợp với đối
tượng thuộc thế hệ lão thành này.
Tóm lại, đối tượng vận động chính trị và mục đích
chính trị khác nhau (Viết cho aiĩ Viết để làm gi?) quyết
định nội dung và hình thức khác nhau (Viết cái gl? Viết
như thế nào?) của văn thơ Hồ Chí Minh. Bác đã nhiều lần

phát biểu quan (liếm viết văn làm tliơ này của mình . Và
quan điểm sáng tác rất nhất quán này dã tạo nên cho Bác

1.
Xem Chống thỏi ha hoa và cách viết. Văn Hồ Chú tịch Sđ
tr.239-240.

204


Q u a n đ iể m và p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

một sự nghiệp văn thơ hết sức phong phú đa dạng từ nội
dung đến hình thức, từ tư tưởng đến thể loại, phong cách...
ngoài ý định của Người.
Trong sự nghiệp văn học của Bác Hồ, Nhật ký trong
tù là một tác phẩm nghệ thuật lớn, chứa đựng nhiều bài
thơ bất hủ.
N hật ký trong tù viết cho ai? Viết để làm gì?
Mở đầu tập Nhật 'ký, Bác đã nói rõ:
Ngâm thơ ta uốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Vậy là đã rõ, Người viết cho chính mình đọc và để
giải khuây trong thời gian bị tù. Năm 1973, giáo sư
Huỳnh Lý có tổ chức cho chúng tôi gặp gỡ họa sĩ Diệp
Minh Châu ở nhà riêng của ông. Họa sĩ đã được Bác
cho ở cùng tại chiến khu Việt Bắc trong 6 tháng, thời
kỳ kháng chiến chống Pháp, ô n g nói: “Nơi Bác ở trong

một khu rừng cây to, có con đường dốc đi xuống, qua
hai con suối. Con suối thứ hai rất đẹp, như là chảy
nghiêng, nước trong vắt. Đêm đêm, nghe tiếng nước
chảy, tiếng cọp gầm. Vào những đêm trăng sáng, Bác
cháu thường ngồi câu cá bên bờ suối, k ể chuyện ngày
xưa. Bác ít nói về mình. Chỉ trong quan hệ rất thân mật
mới nói dôi chút.
Bác nói, hồi ở tù tại Quảng Tây, buồn quá, nhàn rỗi
quá - Bác không muốn trí óc nhàn rỗi, phải bắt nó làm
ưiệc. Nhưng làm gi được? Bác nói, một là săn rệp. Trong
tù, gì chứ rệp, muỗi thì ưô số. Săn rệp chán, lại nằm
ngửa đêm ngói trên mái nhà, rồi phân loại ngói lành
205


N guyễn D ă n g M ạnh

ngái vỡ... Và làm thơ. Làm thơ dối với Người chí đế giải
trí và giêt thì giờ như đếm ngói và săn rệp ưậy thôi”.
Vì là thơ viết cho mình đê thưởng thức nên Nhật ký
trong tù thuộc loại thơ nghệ thuật. Và đã là nghệ thuật
thì dù là đế' giải trí vẫn có khả năng thế hiện sâu sắc
tâm hồn nhà thơ. (Ngày xưa Tản Đà chia văn thơ của
mình ra làm mấy loại: văn thuyết lý, văn vị đời, văn
chơi (Hầu trời). Nhưng chính “văn chơi” của ông lại rất
có giá trị về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Kết hợp những
bài thơ phần lớn thuộc loại cảm hứng trữ tình này lại, ta
sẽ hình dung đưực bức chân dung tinh thần tự họa hết
sức cụ thể, sinh động của Bác Hồ. Thơ này gọi là thơ
nghệ thuật để phân biệt với những bài ca, bài vè đã nói

ở trên. Sự khác biệt giữa hai sáng tác này t h ậ t ra rất dễ
nhận thấy, cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “Bác Iciììi thơ
dăng báo là đ ể nói vè một vấn dề gì đó cho người ta dễ
nhớ, dễ làm, nghĩa là để tuyên truyền, cổ dộng phong
trào cách mạng. Bác không muốn làm thơ d ể trở thành
nhà thơ” . Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nói: “Theo
tôi, có lúc Bác làm thơ rất thanh cao, rất nên thơ. Nhưng
củng có khi thơ Bác như diễn ca ấy, Bác dọc thơ của
mình cho tôi nghe, có bài tôi thích, nhưng củng có bài
còn ép vần, tôi không thích lắm, song Bác bảo nó dễ đi
vào quần chúng” .
Nói chung thơ nghệ thuật Bác làm rất ít. Người chí
làm để giải trí, hoặc cho mình (Nhật ký trong tù), hoặc
rộng hơn cho một số đồng chí cán hộ trung ương Rống và
làm việc gần gũi với Người (những bài thơ như Nguyên

1. Tim hiếu tha ca chiến khu ciia Chủ tịch Hổ Chí Minh, Sđd. tr.231.
2. T ìm hiểu tha ca chiến khu... tr.240.

206


Q u a n d iê m và p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

tiêu, Thu dạ, Báo tiệp, ('anh khuya, Cảnh rừng Việt
Bắc... làm ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp).
Tập Nhật ký trong tù gồm hơn một trăm bài thơ sở dĩ ra
đời chẳng qua là do hoàn cảnh đặc biệt cúa N^ười mà
giáo sư Đặng Thai Mai gọi là “Vạn bất đắc dĩ” .
Nếu đọc N hật ký trong tù theo đúng tr ậ t tự nhật ký

của các bài thơ, ta sẽ càng thấy rõ hoàn cảnh bất đắc dĩ
này của nhà thơ.
Tổng sô' bài trong Nhật ký trong tù là 134 bài làm
trong 14 tháng (bao gồm cả bài ghi ở bìa sách, có người
gọi là bài đề từ “Thân thế tại ngục trung, Tinh thần tại
ngục ngoại; Dục thành đại sự nghiệp, tinh thần cánh
yếu đạ i”).
Nhưng bốn tháng đầu, Người đã làm đến 103 bài
(Bài Tứ cá nguyệt liễu (Bốn tháng rồi) là bài thứ 103).
Và mấy tháng sau, Người chỉ làm tiếp có 31 bài. Vì sao
vậy? Vì bốn tháng đầu Người hoàn toàn không có điều
kiện hoạt động chính trị, đành phải làm thơ cho khuây
khỏa, đúng như Bác nói trong bài Khai quyển. Nhưng từ
đầu tháng 2 năm 1943, biết Bác không phải là Hán gian
hay gián điệp của Nhật (Túc Vinh mà dể ra mang nhục,
Cố ý dằng dai, chậm hước mình, Bịa chuyện tình nghi là
gián điệp, Cho người vô cớ mất thanh danh - BỊ hắt giữ ở
Túc Vinh) mà là lãnh tụ cách mạng Việt Nam. Chính
quyền Quô'c dân Đảng Trung Quốc bèn chuyển Bác sang
một chế độ nhà Lù khác gọi là chế độ “quản lý chính trị”
(tại nhà giam của Cục Chính trị độ tứ chiến khu Quôc
d f u Đảng Trung Quốc đặt ơ Liễu Châu): có đủ cơm ăn,
1. N h ậ t ký írong tù vả những lời binh. NXB Văn hóa Thông tin
1997 tr.]26.

207


N g u y ễ n Đ ă n g M ạnh


không bị gông, bị xích. Buổi sáng và buổi chiều đều có
15 phút đi vệ sinh có lính gác và thỉnh thoảng được đọc
sách báo. ơ đây Người còn tìm được cách thông tin về
nước bằng cách gửi những tờ báo có ghi kèm vài tin tức.
Người còn có điều kiện dịch một số tài liệu của Trung
Quô'c ra tiếng Việt như cuốn Tam dân chủ nghĩa của
Tôn Dật Tiên, hay cuốn Trung Quốc đích mệnh vận của
Tưởng Giới Thạch...
Từ đây, Nhật ký trong tù không chỉ có thơ mà xen
vào những bài thơ còn có những trang ghi chép về những
sách báo Người đọc được trong tù - cụ thể là, sau bài thứ
132 (Cảm tưởng đọc thiên gia thi), từ trang 47 đến trang
52 của nguyên bản N hật ký trong tù, Người dành để ghi
những điều đọc được ở sách, gọi là “Độc thư lan”, và sau
bài cuối cùng, số 134 (kết luận) lại dành 10 trang ghi
những tin tức lượm lặt trên báo chí, gọi là “Khán báo
lan”. Những ghi chép này hết sức tỉ mỉ, nội dung bằng
chữ Hán, số liệu thì ghi theo chữ số Ả rập, các địa danh
ở châu Âu thì phiên âm theo tiếng Pháp, như Stalingrad,
Karkov, Jtalie, Sicile... Có một số danh từ lại ghi hẳn
bằng tiếng Pháp, như Batteries, avions, croiseurs... Nội
dung ghi chép rất phong phú, quân sự có, chính trị có,
văn hóa có, đặc biệt là tin chiến sự quốc tế. Thí dụ:
“Qua ba năm kháng chiến, mất Bắc Bình, Thiên Tân 48-1937, Trương Gia Khẩu 25-8-1937, Thạch Gia Trang 2010-1937, đại doanh Thái Nguyên 9-11-1937...”, “2-10
G ă n g d i t u y ệ t thực, 1-1-1943 L iê n Xô t ấ n công
Virikyroky... 3-1 tấn công Motole... Đầu tháng 2-43 quét
sạch quân Đức ở Stalingrad. Quân địch bị bắt gồm 2
nguyên soái, 24 tướng lĩnh, 2500 sĩ quan cao cấp, 9 vạn
binh lính, 760 máy bay, 15000 xe tăng”... “Ngày 26-7-1941
Nhật đố' bộ lên Sài Gòn, ngày 25-7-1943 Ý đảo chính. 3208



Q uan đ i ế m và p h ư ư n g p h á p n g h iê n cứu...

9 Đồng minh vào Ý...”; “Ngày 1-10 Mỹ ném bom Hải
Phòng, bắn rơi 29 máy bay N h ậ t”... Có chỗ lại ghi cả
tình hình đời sống xã hội rât chi tiết, như “cắt tóc ở Quế
Lâm 30 đồng, thịt lợn 45 đồng. Lương một gái bán vui
của nhà chứa mỗi tháng 30 vạn đồng”... .
Qua những trang ghi chép trên đây, ta thấy rõ vì sao
Bác Hồ trong mười tháng, từ khi được chuyển sang chế
độ “quản lý chính trị” tại trại giam của Cục Chính trị đệ
tứ chiến khu tại Liễu Châu cho đến lúc được trả tự do,
lại chỉ làm có 30 bài thơ, trong khi có thể sáng tác hơn
100 bài trong bốn tháng trước đó. Đúng là chiến đấu
giải phóng dân tộc là “ham muốn tột bậc” của Người.
Nếu có điều kiện được làm việc cho cách mạng, cho cuộc
chiến đấu ấy, lập tức Người không còn để tâm đến văn
chương thơ phú nữa. Người rất yêu thơ và thật sự có tâm
hồn nghệ sĩ, nhưng không hề có ý định làm nghệ sĩ,
không hề có ý muốn xây dựng cho mình một sự nghiệp
văn chương. Bởi vì như Người từng nói: “Hơn sáu mươi
năm nay, đê quốc chủ nghĩa Pháp đạp trên đầu hơn 20
triệu đồng bào hấp hối trong vòng tử địa. Phải kêu to
làm chóng để cứu lấy giông nòi” (Đường Kách mệnh).
Ta hiểu vì sao một tài thơ lớn như thế mà phải đợi
đến hơn 50 tuổi mới viết tập thơ đầu. Mà chắc chắn
Người sẽ không cho ra đời tập thơ ấy, nếu không bị bắt,
bị tù. Ta cũng hiểu vì sao, kể từ khi ra tù cho đến lúc
mất, suốt 25 năm trời (từ 1944 đến 1969), Người chỉ làm

vẻn vẹn có khoảng hơn 20 bài thơ thuộc loại thơ nghệ
1. Những tư liệu trên rút từ Hồ Chi M inh hiên niên tiểu sứ, tập II GS Đặng Xuân Ký và PGS Song T h ành chủ biên -^NXB Chính trị quôc
gia HN.1993, và tài liệu chung quanh nguyên bản Ngục trung N h ậ t kỷ
do thạc sĩ Vũ Thị Kim Xuyến sưu tầm.

209


N guyễn Đ ă n g M ạnh

thuật, cũng hầu hết viết bằng chữ Hán, thế tuyệt cú cổ
điển, là thể thơ phù hợp với sở trường và sở thích của
Bác Hồ - nghệ sĩ.
Tóm lại, đối với sáng tác văn thơ của mình, quan
điểm nhất quán của Người: Coi đó trước hết là hành vi
chính trị, hành vi cách mạng. Không hiểu điều đó sẽ
không thể hiểu được thấu đáo bất cứ tác phẩm nào của
Người từ nội dung đến hình thức.
Quan Hoa, 2000

210


TRUYỆN NGẮN NGUYỄN á i QUỘC
- NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
PHONG PHÚ, ĐỘC ĐAO

Bác Hồ có một sự nghiệp văn học hết sức đa dạng đa dạng về thể loại, đa dạng về bút pháp, phơng cách.
Có thể tìm thấy trong khối tác phẩm đồ sộ của Người
hầu như đủ mọi thể văn, thể thơ: truyện ngắn, truyện

dài, phóng sự, bút ký, văn chính luận, kịch bản sân
khấu, ca, vè, thơ nghệ thuật..., cả phê bình văn học, phê
bình điện ảnh nữa...
Người viết văn làm thơ để vận động cách mạng. Vì
thế Người đặt lên hàng đầu vấn đề đối tượng tiếp
nhận (viết cho ai'?) và mục tiêu thiết thực của mỗi bài
viết (viết d ể làm gì'?). Đối với Người, đấy là hai điều
kiện quyết định viết cái gỉ? (nội dung) và Viết thê nào?
(hình thức).
Quan điểm sáng tác ấy đã tạo nên tinh thần nhất
quán của sự nghiệp văn thơ của Người, đồng thời đem
đến cho sự nghiệp ấy tính phong phú, đa dạng ít thấy ở
những cây bút khác.
211


N g u y ễ n Đ ă n g M ạnh

Trải qua hơn nửa thê ký hoạt động từ Ảu sang Á,
yêu cầu cách mạn g từng nơi, từng lúc đã đặt ra cho
Người biết bao nhiệm vụ cụ thể phải giải quyết biết
bao hạng người khác nhau phải đấu tranh hay thuyết
phục. Mỗi bài viết của Người, vì thế, không thể rập
theo một khuôn, một kiểu nào, mà phải luôn luôn
thay đổi cho phù hợp với từng đôì tượng, từng mục
tiêu cụ thể. Và ngay đôi với một đôi tượng, Người
cũng không muô'^n cung câp cho người ta trở đi trở lại
chỉ có một món. “Cần làm cho món ăn tinh thẩn được
phong phú, không nên bắt mọi người chi dược ăn có
một món thôi. C ủng như vào ưườn hoa, cần cho mọi

người dược thấy nhiều loại hoa đ ẹp ” - Người từng nhắc
nhở những người cầm bút như vậy và tự mình đã thực
hiện đúng như thế. Thời Mặt t r ậ n Việt Minh, nhiều
bài ca, bài vè Người làm để tuyên truyền cách mạng,
chỉ nói chuyện đoàn k ết đánh Pháp, đuôi Nhật, nhưng
khi thì Người ví với những sợi chỉ mỏng manh dệt nên
tấm vải bền chắc, khi thì mượn chuyện “Con cáo và tổ
ong”, khi lại so sá n h với việc khiêng đá: “Hòn đá to Hòn đá nặng, Chỉ m ột người - Nhắc không dăng v.u.”
Văn chính luận cũng thế. Bản Tuyển ngôn độc lập
đọc trước th ế giới, đôi thoại với bọn đế quô'c đang
lăm le chiếm lại nước ta, Người phái dùng những lời
lẽ thật đanh thép, những luận cứ thật hùng hồn, không
ai có thể bác bế được. Nhưng Lời kêu gọt toàn quốc
kháng chiến, nói với đồng bào, Người lại có cách diễn
đạt hết sức nôm na, giản dị: “Ai có súng dùng súng,
ai có gươm dùng gươm, không có gươm thi dùng cuốc
thuổng, gậy gộc...” v.v.
Hồi đầu những nă m 20, khi hoạt động ở Pháp,
Người có viết một sô' truyện ngắn đăng trên các tờ
212


Quan d i e m và p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

N hăn đạo và Người cùng khổ. v ẻ n vẹn chỉ có sáu, bảy
truyện mà không truyện nào giông truyện nào. Đôì
tượng chung của những tác phẩm này là n hân dân
Pháp và những người biết tiếng Pháp, nên t ấ t nhiên
phải viết bằng tiếng Pháp và theo phong cách Pháp.
Ông P h ạ m Huy Thông, người dịch những truyện này

sang tiếng Việt, đánh giá tác giả là “một ngòi bút
phương Tây sắc sảo, điêu luyện, rất P háp ” . Bút pháp
chung, phong cách chung thì đúng là như thế. Nhưng
hãy đọc mà xem, mỗi truyện một cách viết riêng, dù
cũng n h ằ m vào một đích. Như truyện Lời than vãn
của bà Trưng Trắc và truyện Vi hành chẳng hạn.
Cùng lèn án tên vua bù nhìn Khải Định khi h ắn sang
Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mácxây (1922) nhằm
quảng cáo cho chế độ thực dân Pháp, nhưng mỗi tác
phẩm có lôi dựng truyện khác ha n nhau. Lời than vãn
của bà Trưng Trắc vẽ ra một cảnh tượng rùng rợn
diễn tả cơn ác mộng của Khải Định đêm trước cuộc
khởi h à n h của hắn thực hiện chuyên “Tây du” nhục
nhã. Người Pháp ai mà không biết cái cảnh tượng
tương tự như thế trong vỏ kịch nổi tiếng của sếchxpia.
Một đằng là hồn ma vị hoàng đế Đan Mạch bị hãm
hại hiện lẽn đòi người con - hoàng tử Hămlét - phải
trả thù, một đằng là hồn thiêng của vị nữ vương aph
hùng dán t-ộc hiện về để m ắn g nhiếc tên vua hèn mạt
bị “tổ tiền từ bỏ, nhân dân ruồng rẫ y ”, ớ đây, yếu tố^
huyền thoại được sử dụng một cách khéo léo, vừa gợi
được không khí trang nghiêm lịch sử rất cần thiết khi
Bà Trưng xuất hiện và lên tiếng, vừa đôi lúc có thể

/ Mấy lời nói đầu giới tliiệu Truyện vả kỹ Nguyễn Á i Quốc. NXB
Văn học, Hà Nội 1974 - tr.7.

213



N guyễn D ă n g M ạnh

phóng ra được những đòn r ấ t hiểm đánh vào tên vua
bù nhìn bằng tiếng cười mỉa mai giễu cợt: ‘'Nỉia vua
kinh hoàng run lèn lập cập, vỉ không phái vua chúa
nào củng đểu can đâm nìiư Hăinlét, và thông minìi
như thể lại càng k hông”...u.v.
Cũng đả kích Khải Định, nhưng Vi hành lại sáng tạo
ra một tình huống rất vui, có thê’ gọi lả tình huống
nhầm lẫn: trong một chuyến tàu điện ngầm ở Paris,
nhân vật “tôi” - người kể chuyện - bị một đôi trai gái
Pháp tưởng nhầm là Khải Định. Đối với người Tây, người
Việt Nam nào chả mũi tẹt da vàng, cũng như đối với
người Việt Nam, người Tây nào chả mắt xanh, mũi lõ.
Rất có thể nhầm lẫn lắm chứ! Với tình huống này, thiên
truyện đã đạt được những hiệu quả nghệ thuật rất thú
vị: Khải Định hoàn toàn vắng mặt trong tác phẩm, vậy
mà y lại hiện lên rất đậm nét như một nhân vật chính.
Giả sử tác giả trực tiếp châm biếm tên vua bù nhìn thì
chắc sức thuyết phục đối với độc giả Pháp sẽ giảm đi
nhiều; một đảng viôn Cộng sản tất nhiên là râ't căm
ghét bọn vua chúa rồi, làm sao có thái độ khách quan
được. Không, tôi chỉ là người tình cờ nghe lỏm được cuộc
chuyện trò thầm lén của đôi trai gái Pháp đấy chứ! Té
ra, vị quốc vương An nam, trong con mắt người dân Pháp,
lại thảm hại như thế đấy:
Dổi xe ở đây chứ, anh yêu (ỉi?
- Không, ga sau. Đúng lúc dó thì có một anh vua đến
I>ớị c h ú n g ta.


- Eni thì an thích Sác lô hơìi. Với lại, vua thì tốn
lắni.

- Đâu có! Thê em còn nhớ buổi dạ hội thuộc dịa ở
Nhà hát Ca Vũ đấy chứ! Phải trả những nghìn rưới
214


Q uan d iế m và p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

phrãng dể xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi
làm trò leo treo nhào lộn của sư thảnh xứ Công Gô; hôm
nay thì chúng ììiình có ììiât tí tiềìi nào đãu mà được xem
vua dang nqay cạn/i? Nghe nói ông bầu Nhà hát Múa
Rối. có định ký giao kèo thuê đấy...”.
Cũng phải nói thêm điều này: Có qua con mắt của
người Pháp thì Kliải Định mới trở nên kỳ quái và lố
bịch đến thế. Đối với người Việt Nam, cái nón (trên đầu
Khải Định) chỉ là cái nón, có gì lạ mắt đâu. Nhưng đôì
với người Pháp, cái nón lại trở thành cái chụp đèn. Và
có gì ngô hơn là đội một cái chụp đèn lên đầu!
Truyện Vi hành được th u ật kê dưới hình thức
viết thư (cho một cô em họ ở quê nhà). Đây cũng là
một dụng ý nghệ th u ật đặc sắc của tác giả. Thư là
một lôi văn h ế t sức tự do, phóng túng. Nó tạo điều
kiện cho người viết tha hồ liên hệ t ạ t ngang từ chuyện
nà y sang chuyện khác, dùng lô'i so sá nh, đôi chiếu
đê mỉa mai giễu cợt từ tên vua b ù nhìn đến bọn thực
dán và cả chính phủ Pháp. Ngoài ra dùng lôì viết
thư, tác giả có thề luôn luôn thay đổi giọng t r ầ n

th uật, từ giọng khách quan khi tường t h u ậ t cuộc trò
chuyện của đôi t h an h niên Pháp, đến giọng trữ tình
t h â n m ậ t khi hồi tưởng lại những kỷ niệm thời thơ
âu với cỗ em họ: “Tôi như còn trông thấy cái ngày
mà cỏ với tôi, dôi chúng ta, như đôi chim ấy thôi,
đậu vắt vẻo trên đ ắ iig ô i õng hác thân yêu, nghe bác
ké' cỉiuyện cô lích...”.
Trong sô mấy truyện ngẩn của Nguyễn Ai Quô"c
viết đầu những năm 20, theo tôi Pari và Những trò lố
hay là Varen và P h a n Bội Châu là những thiên truyện
xuất sắc nhất.
215


N guyễn D ă n g M ạnh

Pari rất giàu chất phóng sư - không phải ngẫu nhiên
mà tác giả gọi đó là một bài phóng sự . Thực ra Pari
là một truyện ngắn có sức khái quát rất lớn: một Pari,
hơn nữa một nước Pháp thu nhỏ, dồn nén trong lòng
nó những mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt, bức xúc
và tàn nhẫn. Tác giả đi từ cái nhìn bao quát cả một
vùng phô^ xá Pari với ba hạng người sống cách biệt và
đối lập với nhau về thân phận sang hèn, sướng khổ,
đến cái nhìn cận cảnh, nhập sâu vào sô' phận bi thảm
đến tuyệt vọng của một nhân vật thuộc tầng lứp dưới
đáy cùng của xã hội Pháp. Ngòi bút trần thuật hết sức
linh hoạt, giọng văn thì đi từ mỉa mai, chua chát đến
căm giận xót xa...
Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu lại

trình diễn trước mắt người đọc như một cuốn phim tài
liệu nóng hổi tính thời sự, tường thuật cuộc hành trình
của viên toàn quyền Varen từ Macxây đến Sài Gòn, và
từ Sài Gòn qua Huế, đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu
trong nhà lao Hỏa Lò - thực ra, đây chỉ là sản phẩm của
trí tưởng tượng phong phú đến kỳ lạ của tác giả. ô n g
kính điện ảnh trong tay Nguyễn Ái Quốc, khi thì lùi xa,
quay toàn cảnh thành phố Sài Gòn “Thật là lộn xộn,
thật là nhốn nháo”, đầy màu sắc “bản xứ”, khi thì dí sát
đối tượng, đặc tả từ tấm Bắc đẩu bội tinh trên ngực một
viên quan, cái tướng mạo “r ậ m râu, sậu m ắ t ” của “quan”

1. T ron g bài báo viết cho tờ Văn học íL iên Xô) s ố ra n g ày 19-11-

1960, nhán kỷ niệm 50 nãm ngày m ấ t cúa nhà văn Nga L. Tònxtôi, Hồ
Chú tịch viết; “Trong bài phóng sự cua tôi (tức truyện Pari), tôi kế những
diều m ắt thấy tai nghe ở phố tôi ở là khu phố nghèo khổ cùa những công
nh ân và những người th ấ t nghiệp trong th à n h phố Pari lộng lầy, giàu
có”. {Tổng tập văn học Việt Nam, tập 36-NXB Klioa học xã hội, Hà Nội
1980; tr.90) .

216


Quan d iê m vcì phu'(fng p h á p n g h iê n cứu...

lánh châu ngọc
dỏ x a n h ” của Đức vua Khải Định, hay cái cử chí của
Varen ‘7ay phải giơ ra bắt tay Phan Bội. Châu, còn tay
trái thi năng cái gông to kếch xù đang xiết chặt Bội

Châu trong nhà tù ảm. đ ạ m ”, đến “đôi ngọn râu mép
người tù nhêch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay” một nụ cười kín đáo “như cánh ruồi lướt qua” tỏ thái độ
khinh bí trước những lời lẽ bẩn thỉu của Varen... ớ tác
phẩm này, thủ pháp đôi lập đã được khai thác triệt đế’
và đầy Lài nghệ, làm nổi bật hai nhân cách: Varen thì
bắng nhắng, ba hoa và ti tiện, Phan Bội Châu thì uy
nghi, lẫm liệt sừng sững như trái núi.
L o à n q u y ề n , từ n h ữ n g n g ó n t a y d à i “l ấ p

Một nhà triết học Pháp có viết một cuốn sách luận
về tiếng cười. Ông cho rằng chỉ có con người mới biết
cười, và cũng chỉ có con người mới đáng cười. Ây là khi
anh ta đánh mất vẻ tự nhiên, sinh động của một sinh vật
có ý thức, có trí tuệ, có linh hồn, nghĩa là bị đồ vật hóa,
hoạt động, nói năng một cách máy móc, vô nghĩa lý, như
con rối bị giật dây, như con vẹt biết nói vậy. Hây đề' ý mà
xcm, có phải Nguyễn Ái Quốc đã dùng đúng thủ pháp ấy
đê’ mô tả Varen, biến hắn thành một thằng hề, một con
rối trên sân khấu hài kịch: “Đức kim Thượng Khải Định
sẽ thính ông Varen thăm hoàng cung, và ông Varen sẽ
uào. Hoàng thượng Khải Định sẽ thính ông Varen dự yến,
và ông Varen sẽ ăn (...) Ngài cài lên ngực ông Varen loại
tưởng lệ phong tặng cao quý nhất của Hoàng Triều: Nam
Long bội tinh, và thế là ông Varen được gắn mề đay...”.
Tính chất máy móc, vô nghĩa lý đạt tới chỗ hài hước nhất
khi Varen tự hắn phát ra những lời lẽ chẳng đem lại
danh giá gì cho hắn cả: “Nhưng sao thế, ông hãy nhìn tôi
này, ông Phan Bội Châu! Trước tôi là đảng viên xã hội
đấy, và giờ đây thi tòi làm Toàn quyển...!”.
217



N g u yễn D ă n g M ạnh

Truyện Con người biết mùi hun khói cũng là sản
phẩm đặc biệt của trí tưởng tượng. Một tác phẩm có thể
gọi là thuộc loại “viễn tưởng chính trị”. Truyện viết năm
1922, nhưng nhìn thấy trước những sự kiện chính trị sẽ
xảy ra năm 1998: “Thành phố Hauxa cờ xí tưng bừng, kỷ
niệm lần thứ năm mươi ngày thành lập Cộng hòa liên
hiệp Phi (...) Từng đoàn học smh, giương cờ đi đầu, vừa
diễu qua các phố vừa hát Quốc tế ca (...) Trên quảng
trường Xô Viết, một cụ già hô hào dám dông (...) Cụ
Kimengô tuổi đã chín mươi, là rnột cựu chiên sĩ của
quăn đội cách mạng, một trong những người sáng lập
Cộng hòa da đen (...) Cụ Kimengô không những đã ra
sức thức tinh anh em cùng màu da ra khỏi giấc ngủ mê
say của con người nô lệ, mà còn cố gắng phá tan inọi
thành kiến dân tộc uà chủng tộc, tập hợp những người bị
bóc lột thuộc các màu da írong cuộc đấu tranh chung”.
Năm 1998 kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Cộng hòa
liên hiệp Phi, vậy ngày ây là ngày nào, năm nào? Khó
gì mà không tính được: ấy là một ngày của năm 1948.
Nhưng Nguyễn Ái Quôc đã tính ra được ngay từ 26 năm
về trước (1922) thì tài quá, giỏi quá! Lịch sử phong trào
giải phóng dân tộc ỏ' châu Phi quả đã diễn ra gần đúng
như thế, nghĩa là ngày càng phát triển mạnh từ sau đại
chiến thê giới lần thứ hai, tức là từ 1945 trở đi. Và từ
1955 đến 1966 thì hầu hết các thuộc địa của Pháp và của
Anh đều đã giành được độc lập... Như vậy thì gọi là

truyện “viễn tưởng khoa học” cũng được chứ sao! Khoa
học chính trị, khoa học Mác Lênin.
Ra đời cùng loạt truyện nói trên, có hai tác phẩm
viết theo một lối rất khác: truyện Con rùa và truyện
Đồng tâm ìihẩí trí. Có một cái gì rất đậm màu sắc dân
tộc học của người Việt. Có vẻ như người viết lại muốn
218


Quan d ìế m và p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

dọn cho độc giả Pháp nếm thử một vài món ăn đặc sản
của Việt Nam chăng? Đồng tăm nhất trí có dáng dấp
m ộ t t r u y ệ n n g ụ n g ô n , d ư ờ n g n h ư đ ể c h â m b iế m lố i tư

duy giáo điều máy móc, còn Con rùa lại tựa như một thứ
truvện cười dân gian của người Việt nhằm đả kích bọn
quan lại thực dân tham lam, độc ác bằng lối chơi chữ
hóm hinh một cách rất đỗi bình dân: Lạy quan lớn (...)
dám xin quan lớn Ìiìĩận cho, của mọn thôi ợ! Cái inỏn
Ca... ca...” (tiếng Pháp Cadeau nghĩa là quà biếu, ông xã
Lrưởng sợ hãi run rây, nói ỉắp bắp thành “ca... ca”. Tiếng
Pháp, ca ca nghĩa là cứt).

Bác Hồ quả là một nghệ sĩ tài năng nhiều mặt. Nhưng
đúng như Pham Huy Thông nói, “Ngư(JÌ không hề hao
giờ niuỏìì cỏ một sự Ìiíịìiiệp văn chương” . Chắng qua vì
nhận thấy văn chương có thể là một vũ khí lợi hại, nên
Người liền nắm lấy, mài cho sắc đề chiến đấu. Coi văn
chương như một hành vi cách mạng, tất nhiên Người đặc

biệt quan tâm đến người đọc. Cho nên những truyện
ngắn đầy nghệ thuật, viết bằng tiếng Pháp theo phong
cách Âu châu hiện đại như đã nói trên kia, Người không
viết nữa khi trơ về nước. Thời kỳ kháng chiến chống
Pháp, ớ Việt Bắc, Người cũng viết truyện, thường là
truyện dài, như Các/ỉ đánh du kích, Kinh nghiệm du kích
P h Ớ Ị ) . . . v . v . n h ư n g cách viết khác hẳn. Lời văn hết sứ c
nỏm na gián dị, chú Lrọiig tình tiôL ly kỳ Lhú vị liơn là
dựng cánh dựng người. Tất cả gói gọn trong những đoạn

1. Tai liệu (lã (lầii: Ir.H.

219


NịỊuyễn D ă n g Mạnh

văn rất ngắn và tương đối độc lập, xâu chuỗi với nhau,
tựa như lối kết cấu chương hồi của tiểu thuyết cổ. Mỗi
đoạn thường mở đầu và kết thúc bằng hai câu lục bát
lẩy Kiều hóm hỉnh... Người chẳng làm văn vì văn đâu.
Chẳng qua người đọc giờ đây là đại chúng công nông
binh nên phải viết như thế. Quan điểm sáng tác văn thơ
của Bác Hồ trước sau là vậy.
Quan H oa 10-8-2000

220


MỌNG MANH Áo VẢI

HỒN MUÔN TRƯỢNG
(Dọc thơ cả m hứ ng tr ữ tình
c ủ a Hồ C hí Minh)

Hồ Chí Minh không phải không làm thơ về phong,
hoa, tuyết, nguyệt. Nhũng hồn thơ Người bao giờ cũng
gắn bó với đất, với người, với những sự việc, sự vật thiết
thực của đời sống n hân dân.
Đoc Nhât ký trong tù ta thấy đúng như Chế Lan Viên
nhận xét, thơ Bác có đủ cả “mắm, muối, tương, cà” . Đó
là nghĩa bóng mà cũng là nghĩa đen nữa:
Nhà Lao mà giống gia đình
Muối, dầu, gạo, củi tự mình phải lo
Phòng riêng mỗi cửa một lò
Cưrn can ìi ỉ/iọí I hứ n ã u kìio SUÔI n g à y .

(Nhà lao Quả Đức)
1. Hồi ký Bác Hồ, Nxb Văn học 1960, tr.81. N h ữ n g hùi học lớn
trong thơ Bác, Báo Văn học số 95, 1960.

221


N guyễn D ă n g M ạnh

Ngày nay, các nhà thơ không ai còn khinh “mắm,
muối, tương, cà". Nhưng đưa được nó vào thơ như một
đề tài chính h ết sức thoải mái như thế, có lẽ chỉ có Hồ
Chí Minh.
Có những sự thật, hình như chỉ có Bác mới dám đưa

vào thơ.
Dau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn di ỉa củng không cho
Cửa tù khi mở, không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù.
(Bị hạn chế)
Ông Nguyễn Lương Bằng nói: “Tôi không ngờ Bác
lại giản dị quá đến như vậy” . Bác độc đáo chính ở chỗ
giản dị rất mực của mình. Xét ra, giản dị là cả một vấn
đề bản lĩnh.
Và cứ thế, bài tiếp bài, có gì nói vậy, chất phác, thật
thà như chính cuộc sống: một hàng cháo bên đường, một
cảnh nông thôn được mùa hay đại hạn, một tốp phu
đường cặm cụi làm việc, một hiện tượng lạ lùng bên
chiếc cùm nhà lao “cùm chân sau trước củng tranh nhau”,
chuyện “chia nước”, chuyện muỗi rệp, chuyện ghẻ lở,
chuyện bắt rận. Cảnh đánh bạc trong tù, cảnh sinh hoạt
tự túc của tù nhân, một tiếng khóc trẻ thơ trong ngục,
một người đàn bà đi tù thay chồng, một người tù chết,
lai một người nữa, những luật lệ vô lý của bon quản
ngục: Cấm hút thuốc lá, Tiền công, Tiền đèn, Tiền vào
nhà giam... Toàn những bài thơ chẳng có gì cả.

1. Hồi ký Bác Hồ, Nxb. Văn học, 1960, tr.81.

222


Q uan diểrn VCI ph ư ttn g p h á p n g h iê n cứu...


Nhưng đọc hết một lượt, ta bỗng n hận ra: đó chính
là giá trị độc đáo của Nhật ký trong tù. Thơ tù xưa nay
không ít. Văn học ta có cả một truyền thống thơ tù.
Nhưng thử hỏi đã có tác phẩm nào phản ánh được đầy
đủ như thế, tỉ mỉ như thế, bộ mặt của những cái địa ngục
trần gian, do bọn đế quốc, phong kiến dựng lên? Mà đâu
phải chỉ là một cái nhà ngục, Đó là cả “một phần bộ mặt
xã hội Trung Quốc củ khoảng 1942, 1943” (Quách Mạt
Nhược) . Còn về m ặt bút pháp, đó chẳng phải là “tinh
chát lọc lõi hiện thực của thơ ca hiện đại” hay sao?
Xưa nay thơ tù thường vẫn hướng vào nội tâm hơn là
ngoại cảnh, nhất là ngoại cảnh “tầm thường nhạt nhẽo”
trong nhà tù. Không chịu bó buộc tâm trí mình trong
giới hạn của một không gian chật hẹp, nhà thơ thường
mượn cánh trữ tình để bay theo một ước vọng, ấp ủ một
triết lý, hoặc tìm về một kỷ niệm nào đó của quãng đời
qua. Cuộc vượt ngục về tinh thần ấy cũng là nội dung
đặc sắc của Nhật ký trong tù. Sự gắn bó của tác giả với
lý tưởng cao cả, với phong trào cách mạng, với Tổ quốc
mình, đồng bào mình, với đất trời, hoa cỏ, ngục tù nào
có thể ngăn cấm được.
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Nhưng lý tưởng chân chính bao giờ cũng là một lý
tương vừa cao cả vừa thiết thực, lòng nh ân đạo chân
thành phải là lòng n h ân đạo vừa rộng rãi, mông mênh
vừa có nội dung và đối tượng cụ thể. Cho nên Bác Hồ
1. Nay ở trong thơ nên cỏ thép. Tạp chi Văn học, số 12, 1960.
2. Báo Vãn học Pháp. Chuyên d ẫ n theo T ạ p chí văn học, số 12,
1960.


223


N guyễn D ă n g M ạnh

không vì những mục đích xa mà quên những mục tiêu
gần, không vì chú *^rọng lợi ích lâu dài mà bỏ qua lợi
ích trước m ắt của quần chúng, không vì quan tâm đến
cái nhân loại lớn mà thờ ơ với cái nhân loại nhỏ hẹp
quanh mình mà những vui buồn, sướng khổ hàng ngày
đã dệt nên những cuộc đời cụ thế'. Y nghĩa của những
bài thơ tự sự đơn giản, tả thực th ậ t thà, những bài thơ
gọi là “mắm muối tương cà” của Bác trên kia phải
chăng còn có thể giải thích như vậy? Sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh chẳng đã từng nói như thế sao; “Đảng
vừa lo tinh công việc lớn như đổi nền kinh tê và văn
hóa lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn
hóa tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến
việc nhỏ như tương cà m ắm muối cần thiêt cho đời
sống hàng ngày của nhân dân. Cho nên Đảng ta vĩ đại
uì nó bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi trong
Lòng của mỗi đồng bào ta” .
Hồ Chí Minh không thích tượng đồng bia đá. Đối với
Người danh là danh Tổ quốc, lợi là lợi nhân dân. Bác
chẳng nhận riêng làm gì. Song đó cũng là đức khiêm tốn
đặc biệt của Người, suốt đời quên mình vì nước, vì dân,
mà vẫn băn khoăn chưa làm tròn trách nhiệm: “Hễ còn
môt người Viêt Nam bi bóc lôt, bi nghèo nàn thì Đảng vẫn
đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ” .

Cho nên hình ản h Hồ Chí Minh trong N h ậ t kỷ
trong tù một mặt là một hình ảnh sảng khoái, tự hào
củ a người c h i ế n sĩ k i ê n c ư ờ n g coi t h ư ờ n g m ọ i g i a n

nan thử thách:

1,2. Trích iheo N hản dân ta rát anh hùng, Nxb. Văn học, H à Nội,
1960, tr.8.

224


Q uan d ie m vct p h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứu...

ỉỉóm nay xiếiìg xích thay cỉcĩy trói,
Mồi bi/ớc lcnq kvnq tiêììg ngọc rung;
Tuy hi tình nghi 1(1 gián điệp
Má như khanh tướng vẻ ung dung.
(Đi Nam Ninh)
Cỏ khi đứng trên đinh cao của lịch sử, ôm trùm cả
thế gi(ýi hao la:
ì^i dường mới bíêt gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
N úi cao lên dẽiì t(in cùng
TÌIU ưào tầm ìììắt, muôn trùng nước non.
(Đi đường)
Nhưng đồng thời cũng là hình ảnh một con người
không bao giờ thỏa mãn với mình.
Hơn ba mưưi năm trời đi hầu khắp thê giới, vượt qua
muòn trùng sóng gió, vẫn khiêm tốn trước cuộc đời:

Vốn biết ở đời không phải dễ.
(Đường đời khó khăn)

vẫn thây cần tiếp tục rèn luyện nữa, rèn luyện mãi;
Gạo dem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông.
S n n g ở t r p ì i d ờ i ìigìíỉyị n l n g v ậ y ,

Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nghe tiếng giã gạo)
Tư thế thật hào hùng, nhưng không ưa ngắm nghía
chính cái hiên ngang, khí phách của mình;
225


×