Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu ôn thi môn Phát triển cộng đồng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.61 KB, 15 trang )

GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

CÂU HỎI ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN TỔ CHỨC VÀ PTCĐ
Câu 1: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của phát triển cộng
đồng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay?
- Những thuận lợi
 Yếu tố văn hóa
 Chính sách của Đảng và Nhà nước
 Có mạng lưới tổ chức tại mỗi địa phương
 Có sự tài trợ cả về vật chất, kiến thức và kĩ năng của các tổ chức xã hội
quốc tế, các tổ chức NGOs
 Các tổ chức xã hội Việt Nam cũng có nhiều cơ hội tiếp cận với các
phương pháp mới
 Bối cảnh xã hội với những vấn đề mới phát sinh đòi hỏi cần ứng dụng các
phương pháp PTCĐ
 Việt Nam có nguồn tài nguyên dồi dào về vật chất con người. Việc đào
tạo đội ngũ nhân viên CTXH ở VN càng phát triển và chuyên nghiệp
- Khó khăn


Đội ngũ VN chuyên môn còn thiếu

 Về tư tưởng, thói quen, tập quán. PTCĐ là một cách làm đảo ngược lại
với cách suy nghĩ, cách làm đã bám rễ
 Tài nguyên vật chất còn hạn chế trong việc phát huy và tận dụng các
nguồn tài nguyên gây lảng phí, không hiệu quả
 Một số nơi ko muốn thay đổi, không muốn tiếp cận phương pháp mới

- 1 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 1




GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

 Chú trọng về phần cứng ( lí thuyết, kĩ thuật, tài chính,…) nhiều hơn là
phần mềm ( sự tham gia của cộng đồng,…)
 Mâu thuẫn với nhóm chính quyền
 Áp lực nhiều phía
 Một khoa học còn rất mới mẻ ở Việt nam.
 Đội ngũ cán sự xã hội chuyên nghiệp còn rất ít và chưa có nhiều cơ hội để
tham gia vào các chương trình phát triển cộng đồng ở các địa phương. Họ
rất thiếu kinh nghiệm thực tiễn và xa lạ với phương pháp cùng tham gia.
 Chính các tác viên cộng đồng còn áp đặt, làm thay, chưa tin tưởng thật sự
vào khả năng của người dân, của cộng đồng.
 Mức độ tiếp cận của sinh viên chủ yếu là lí thuyết, kể cả các cán bộ
Câu 2: Hãy nêu và phân tích mục đích, ý nghĩa của phát triển cộng đồng?
Trọng tâm của phát triển cộng đồng là phát triển con người, vì con người
trong cộng đồng. Đây là thước đo được hiểu theo nghĩa rộng chứ không chỉ là
tăng trưởng kinh tế hay những tiến bộ về vật chất. Mục tiêu chiến lược của phát
triển cộng đồng là góp phần mở rộng và phát triển các nhận thức và hành động
có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng,
phát triển khả năng của con người và định chế của xã hội. Nó được thể hiện là:
- Hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong cộng
đồng với sự cân bằng về vật chất và tinh thần.
- Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội, kể cả nhóm xã
hội bị thiệt thòi, qua đó đẩy mạnh sự công bằng xã hội.
- Củng cố các thiết chế xã hội, tổ chức xã hội để tạo điều kiện thuận lợi
cho chuyển biến xã hội và sự tăng trưởng.
- 2 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội


Trang 2


GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

-Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển cộng
đồng.
2. Ý nghĩa của phát triển cộng đồng
- Giúp người dân nhận thức được các vấn đề của cộng đồng cũng chính
là những vấn đề của họ.
- Người dân được tham gia vào các hoạt động phát triển một cách tích
cực, giúp họ nhận thức được các giá trị, niềm tin vào khả năng của họ.
- Huy động được tiềm năng của mọi cơ quan tổ chức, người dân, tài
nguyên trong cộng đồng để cải thiện đời sống mọi mặt của họ.
- Tăng cường mối liên kết, đoàn kết trong cộng đồng vì mục đích của
phát triển cộng đồng.
- Là cơ sở để thu hút nguồn hỗ trợ từ bên ngoài và góp phần cải thiện các
chính sách xã hội, an sinh xã hội cho phù hợp với điều kiện thực tế của cộng
đồng.
Câu 3: Cộng đồng kém phát triển có những đặc điểm gì? Liên hệ với địa
phương bạn hoặc nơi bạn đang sống học tập, so sánh và rút ra nhận định?
Câu 4: Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển cộng đồng và giải thích?
Tiến trình phát triển cộng đồng đi từ cộng đồng yếu kém đến cộng đồng
tự lực qua các bước sau:

- 3 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 3



GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỘNG
Cộng đồng
yếu kém

Tìm hiểu,
nhận diện
và phân tích
cộng đồng

Cộng đồng
thức tỉnh

Phát huy
tiềm năng

CĐ tăng
năng lực

Huấn
luyện

Hình thành
các nhóm
liên kết

Cộng đồng
tự lực


Tăng
cường năng
lực tự quản

Hành động chung có sự lượng giá
(từ thấp đến cao)

Giải thích: 1. Cộng đồng yếu kém:
“Cộng đồng yếu kém” ở đây muốn chỉ cộng đồng đang có vấn đề hay
cộng đồng đang có những nhu cầu nào đó cần thỏa mãn nhưng vấn đề đó chưa
được nhận thức đầy đủ hoặc chỉ một vài người nào đó nhận thức được mà chưa
phải cả cộng đồng nhận ra.
Một cộng đồng cần phát triển phải đưa ra được các tiêu chí của sự kém
phát triển: Tỷ lệ nghèo đói, tình trạng ô nhiễm môi trường, tỷ lệ trẻ em thất học,
tình trạng hạ tầng cơ sở xuống cấp, phương thức sản xuất lạc hậu…
Muốn tìm hiểu và phân tích cộng đồng phải áp dụng một số phương pháp
điều tra nghiên cứu theo nhiều cách thức tiếp cận khác nhau như: Điều tra xã hội
học, tổ chức các cuộc họp trong dân, phỏng vấn sâu các cấp lãnh đạo và người
dân, tổ chức các cuộc hội thảo trong cộng đồng…để tìm ra các vấn đề bức xúc

- 4 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 4


GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

của cộng đồng. Muốn giải quyết vấn đề hiệu quả cần phải có quá trình thức tỉnh
cộng đồng.
2. Cộng đồng thức tỉnh

“Cộng đồng thức tỉnh”, đó là việc cộng đồng nhận ra vấn đề của mình,
hay người dân đã được “mở mắt”, nhận ra vấn đề, biến nó thành nhu cầu thực sự
cho sự thay đổi. Có thể ví giai đoạn này giống như một người thường xuyên đau
ốm, sau khi được bác sỹ thăm khám đã phát hiện ra căn bệnh của mình và kiếm
tìm các phương thức chữa trị.
Muốn thức tỉnh cộng đồng để giúp họ nhận thức được các vấn đề của họ
đòi hỏi có sự hợp tác tích cực giữa người làm công tác phát triển và người dân.
Các hoạt động thức tỉnh cộng đồng gồm:
- Tuyên truyền , vận động để người dân nhận thức được phương thức phát
triển cộng đồng;
- Tổ chức tham quan, học tập các mô hình phát triển cộng đồng có hiệu
quả trong thực tiễn;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về các hoạt động trong
phát triển cộng đồng giữa các cá nhân và tổ chức có cùng mục đích, nhu cầu bức
xúc giống nhau, điều kiện, hoàn cảnh xã hội gần giống nhau;
- Tập huấn theo phương pháp cùng tham gia là một hình thức giúp người
dân ý thức được các vấn đề của họ và cùng nhau đưa ra các giải pháp hợp lý
nhất giúp cộng đồng thức tỉnh nhanh hơn.
Khi đã xác định được các vấn đề của cộng đồng cần giúp họ phân tích
nguyên nhân, tìm ra các điểm mạnh và các khó khăn, tồn tại của cộng đồng. Vấn
đề của cộng đồng đã được xác định phải do chính cộng đồng đề xuất các giải
- 5 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 5


GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

pháp khắc phục với sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của các nhà chuyên môn, vai trò
của các tác viên phát triển cộng đồng chỉ là người xúc tác nhằm thu hút sự tham

gia tối đa các lực lượng dân chúng vào việc giải quyết các vấn đề của họ.
Hoạt động này kéo dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào khả năng, ý thức của
mỗi cộng đồng, kết hợp với sự nỗ lực của chính quyền và các đoàn thể xã hội
trong cộng đồng.
3. Cộng đồng tăng năng lực.
“Cộng đồng tăng lực” là việc thành viên cộng đồng đang trong tiến trình
được tổ chức lại, được trao quyền, tăng cường khả năng, năng lực, được tham
gia vào các hoạt động cũng như tham gia quyết định nên làm gì, làm thế nào để
giải quyết vấn đề cộng đồng.
Thông qua quá trình huấn luyện để các lực lượng nòng cốt trong cộng
đồng được tăng cường kiến thức, kỹ năng, cách làm. Thu hút lực lượng này vào
tham gia trực tiếp trong các dự án phát triển cộng đồng.
Tăng cường khả năng tổ chức, lãnh đạo, quản lý của các cán bộ nòng cốt
trong cộng đồng. Khuyến khích sự tham gia của họ vào quá trình phát triển cộng
đồng.
Tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú, dễ làm, dễ tiếp thu để mọi
tầng lớp dân cư đều được tăng năng lực.
4. Cộng đồng tự lực.
Ở các giai đoạn trên, các hoạt động của cộng đồng có sự “xúc tác” của tác
viên cộng đồng. Khi người dân của cộng động đủ khả năng giải quyết vấn đề
của mình thì sự có mặt cuả tác viên cộng đồng là không cần thiết nữa và tác
viên cộng đồng có thể rút lui để cộng đồng tự vận hành.

- 6 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 6


GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG


Mục đích của phát triển cộng đồng là thông qua thay đổi và tăng trưởng,
cộng đồng sẽ trở nên tự lực. Mục tiêu cuối cùng của phát triển cộng đồng không
phải là giải quyết toàn bộ được các khó khăn mà thực chất khi gặp khó khăn
cộng đồng có thể tự huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài để giải quyết
các khó khăn đó. Điều này đòi hỏi cộng đồng phải có đủ các năng lực quản lý,
điều hành, hiểu biết lẫn nhau một cách sâu sắc, hỗ trợ lẫn nhau vì những giá trị
chung của cộng đồng.
Những tình huống trắc trở trong cộng đồng cần được bàn bạc, xử lý công
khai dân chủ, tôn trọng và bình đẳng.
Các lực lượng xã hội nòng cốt phải được huy động vào quá trình phát
triển cộng đồng và thường xuyên có những thảo luận kỹ càng trong dân.
Các dự án phát triển cộng đồng sẽ là cơ hội để phát triển các động lực tự
lực trong cộng đồng ngày một vững mạnh hơn.
Tạo dựng được mạng lưới các nhóm, các tổ chức xã hội, các cá nhân tình
nguyện tham gia vào chương trình phát triển cộng đồng và thường xuyên củng
cố, duy trì các hoạt động hỗ trợ tăng năng lực cho cộng đồng; thường xuyên trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giải quyết các vấn đề trong cộng đồng nhằm thúc
đẩy cộng đồng phát triển bền vững hơn.
Tóm lại tiến trình phát triển cộng đồng là một quá trình tác động và phối hợp
các hoạt động trong cộng đồng một cách đồng bộ, toàn diện, theo một trình tự
lôgich và có sự vận dụng linh hoạt các bước tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể của
cộng đồng.
Câu 6. Các tiêu chuẩn để chọn người nòng cốt trong cộng đồng là gì?
- Có uy tín và ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng
- Có cách suy nghĩ tích cực, có ý thức với môi trường xung quanh
- 7 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 7



GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

- Linh hoạt
- Có khả năng truyền thông và giao tiếp tốt
- Có khả năng thuyết phục người khác, nói nên tiếng nói của người dân.
Mạnh dạn nói thay cho người dân trong cộng đồng.
- Có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
- Thuộc gia đình nghèo hoặc trung bình trong cộng đồng.
Việc lựa chọn người nòng cốt, người lãnh đạo cộng đồng cũng không nên quá
cầu toàn, họ chỉ cần mang tính tiên phong trong một số hoạt động nhằm đạt lợi
ích cộng đồng. Thí dụ người thường gợi ý và vận động mọi người giữ vệ sinh
hoặc an ninh trong khu xóm, hoặc cung cấp thông tin về việc làm cho một số
người thất nghiệp, hoặc hay đứng ra giảng hoà những mâu thuẫn trong cộng
đồng, v. v…
Câu 7: Giáo dục cộng đồng là gì? Hãy nêu các hình thức giáo dục cộng
đồng áp dụng trong phát triển cộng đồng?
a. Giáo dục cộng đồng là một hoạt động giúp cho một cộng đồng được trang bị
đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ để hành động chung nhằm giải quyết vấn đề
của công đồng.
Đây chính là quá trình xây dựng năng lực và tạo sức mạnh cho người dân.
Người dân sẽ không làm được gì nếu không có sự hiểu biết về vấn đề cần giải
quyết. Họ sẽ có khả năng tác động vào hoàn cảnh sống của họ để có sự thay đổi
tích cực. Giáo dục cộng đồng giúp các cá nhân, cộng đồng liên kết với nhau, tạo
nên sức mạnh cộng đồng để biến đổi cộng đồng, biến đổi xã hội theo hướng tốt
đẹp hơn.
b. Các hình thức giáo dục cộng đồng
- 8 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 8



GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

- Tập huấn phi chính quy: không thành trường lớp mà tổ chức ngay tại
cộng đồng, địa điểm rất linh hoạt như văn phòng Ủy ban nhân dân, Nhà văn hoá
khu dân cư, nhà tổ trưởng tổ dân phố, trạm xá, nhà người dân, sân đình... Các
thiết bị cho giáo dục phi chính quy cũng rất đơn giản, có thể dùng ngay gạch đá,
nền nhà thay cho phấn bảng.
Thành phần học là đại diện của người dân, không phân biệt trình độ, tuổi
tác, giới tính, thành phần xuất thân.
Tuân theo nguyên tắc học tập của người lớn: là tôn trọng ý kiến và những
nhu cầu mong đợi của họ, để họ trao đổi thảo luận và lập kế hoạch cho các giải
pháp ưu tiên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
- Ngoài hình thức phi chính quy còn kết hợp với các hình thức hội thảo,
trao đổi kinh nghiệm, tham quan các mô hình phát triển cộng đồng có hiệu quả
để người dân học hỏi lẫn nhau; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, sinh
hoạt câu lạc bộ có lồng ghép chủ đề giáo dục để người dân dễ tiếp cận, dễ nhớ
và dễ làm.
Có thể lồng ghép các hình thức giáo dục vào trong các cuộc họp với người dân
để tránh gây phiền hà, e ngại của họ.
Câu 8: Để tiến hành một cuộc họp dân tốt nhất, người tác viên cộng đồng
cần chuẩn bị và lưu ý những nội dung gì?
Trước khi tiến hành cuộc họp nên tiến hành những việc sau:
- Xác định xem mục đích của cuộc họp là về vấn đề gi? Để làm gì?
- Xác nhận xem những ai sẽ tham gia/dự họp và ai sẽ là người chủ trì cuộc
họp.

- 9 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 9



GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

- Xác nhận ngày tháng, thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp cùng với
những đại biểu tham dự.
- Chuẩn bị một bản dự thảo chương trình và gửi tới mọi đại biểu tham dự
để bổ sung góp ý.
- Thu thập những dữ liệu/thông tin Tính phù hợp (bao gồm cả các báo cáo
quản lý/giám sát) và gửi trước cho những người dự họp
- Bố trí hậu cần cho cuộc họp (thí dụ như: ai làm thư ký ghi chép, phương tiện
đi lại, nơi tổ chức cuộc họp, những tài liệu/trang thiết bị cần thiết để thuyết
trình, đồ ăn, uống nhẹ trong lúc nghỉ giải lao, vân vân)
2. Điểm lưu ý khi tổ chức các cuộc họp đa thành phần:
Tính đa dạng trong các thành viên cuả cộng đồng đòi hỏi người tổ chức
cuộc họp cộng đồng cần có những kỹ năng nhất định để khai thác tối đa ý kiến
của mọi người mặt khác, tránh khai thác sự khác biệt mà cố gắng tìm điểm
tương đồng để tạo nên một tiếng nói chung cho sự tham gia. Để làm được việc
đó, trong tiến trình thực hiện cuộc họp, cần thiết phải lưu ý những điểm sau đây:
- Cuộc họp phải thực sự cởi mở, cầu thị và coi trọng sự tham gia;
- Tôn trọng sự khác biệt và giá trị của tất cả mọi ý kiến;
- Đưa ra câu hỏi thay vì thúc ép câu trả lời;
- Tìm kiếm giải pháp và tìm kiếm sự đồng tình/thống nhất về những giải
pháp đó;
- Phá vỡ những rào cản trong giao tiếp như sử dụng từ ngữ chuyên môn,
rập khuôn, sáo rỗng trong giao tiếp... và tạo nhiều cơ hội cho sự tham gia.
Câu 9: Tác viên cộng đồng là ai? Cần có những yêu cầu gì để trở thành một
tác viên cộng đồng chuyên nghiệp?
-


Tác viên cộng đồng là những người làm công tác phát triển cộng đồng,
đem lại sự thay đổi tích cực cho cộng đồng. Họ là những người được
đào tạo chuyên nghiệp, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong công
tác phát triển cộng đồng và đặc biệt là có “cái tâm” nghề nghiệp để
- 10 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 10


GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

làm việc với người dân hướng tới sự thay đổi tích cực cho cộng đồng,
giúp cho cộng đồng đi đến tự lực trong thời gian ngắn nhất.
Trong mỗi tác viên cộng đồng phải hội tụ đủ cả kiến thức, kỹ năng và

-

thái độ cần thiết cho công việc cuả mình.
2.1. Về thái độ:
Hoà đồng: muốn được cộng đồng tiếp nhận và có thể xâm nhập sâu vào
cộng đồng, tác viên cộng đồng phải có tác phong hoà đồng, cùng ăn, cùng ở,
cùng làm với dân; lắng nghe, đồng cảm, chấp nhận, sẵn sàng trợ giúp mọi
người. Nhưng trong hoà đồng cũng cần lưu ý tránh quá dễ dãi xuề xoà, tránh
quan hệ riêng tư làm ảnh hưởng đến các quan hệ chung trong cộng đồng. Đây là
điều có thể xảy ra ở một số cán bộ làm dự án khuyến nông, xoá đói giảm
nghèo…
Trung thực: tác viên cộng đồng phải trung thực với dân và trong sáng với
chính mình. Tác viên cộng đồng phải luôn luôn tự ý thức bản thân, tự khám phá
mình và không e ngại người khác phê bình mình để tự hoàn thiện cá nhân trong
mọi hoàn cảnh.

Câu nói của nhà giáo dục Pháp Jean Jaurès cho các nhà giáo dục cũng áp
dụng cho tác viên cộng đồng “người ta chỉ có thể truyền đạt chính phẩm chất
của mình”. Giúp người dân nhận thức được những giá trị của phát triển cộng
đồng, cổ vũ tính dân chủ, hợp tác, công bằng xã hội, tôn trọng nhân phẩm của
người khác…thông qua con người và phong cách sống của tác viên cộng đồng.
Kiên trì, nhẫn nại: các tác viên cộng đồng mới vào nghề thường hay nóng
vội muốn thấy thành tích ngay nên hay áp đặt ý kiến, sáng kiến của mình. Họ dễ
chán nản khi người dân không thực hiện được điều mà họ mong muốn.

- 11 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 11


GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Giáo dục đòi hỏi thời gian. Sự thay đổi trong thái độ và hành vi không
phải diễn ra một sớm một chiều. Biết kiên trì chờ đợi là một phẩm chất quý
hiếm của người tác viên cộng đồng. Điều quan trọng không chỉ ta làm được gì
mà còn là việc người dân đã thay đổi và họ đã làm được gì.
Khiêm tốn, biết học hỏi nơi người dân: trong phát triển cộng đồng sự học
hỏi không chỉ có một chiều từ tác viên cộng đồng đến người dân mà tác viên
cộng đồng còn học rất nhiều từ sự hiểu biết, kinh nghiệm và cuộc sống của dân.
Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp cho tác viên cộng đồng lắng nghe, đón nhận trân
trọng ý kiến từ dân. Chấp nhận sự góp ý của người khác, tác viên cộng đồng
mới luôn nâng cao được năng lực bản thân trong hoạt động chuyên môn.
Khách quan, vô tư: Tác viên cộng đồng cần có đức tính này và không nên
có thái độ phê phán. Tinh thần khách quan, vô tư giúp tác viên cộng đồng giải
quyết những khó khăn trong cộng đồng và làm tốt vai trò xúc tác liên kết các
nhóm.

2.2. Về kiến thức:
Phát triển cộng đồng là một khoa học và nghệ thuật. Một tác viên về với
cộng đồng phải có đầy đủ năng lực chuyên môn để tự tin và tạo niềm tin nơi
người dân Không ít người làm phát triển cộng đồng mà không được trang bị
những kiến thức cần thiết về phát triển cộng đồng, điều này đã đem lại không ít
những khó khăn, trở ngại trong quá trình làm việc. Ở thời điểm hiện nay, khi
công tác xã hội nói chung và phát triển cộng đồng nói riêng ở nước ta đang dần
trở thành một nghề chuyên nghiệp thì không thể hành mà không học.
Những kiến thức tối thiểu cần thiết đòi hỏi mỗi tác viên cộng đồng phải
có, đó là:

- 12 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 12


GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

 Hiểu biết về cộng đồng: yếu tố tác động đến sự hội nhập cộng đồng,
vấn đề cộng đồng...;
 Kiến thức về phát triển tổ chức trên cơ sở lý luận về nhóm, năng
động nhóm, lãnh đạo nhóm...;
 Kiến thức phối hợp liên nghành: tìm kiếm đối tác, thương lượng.
hợp tác, phối hợp...;
 Kiến thức cách giải quyết vấn đề và tiến trình ra quyết định;
 Kiến thức chung về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường và
 Kiến thức về tập huấn và xây dựng các chương trình tập huấn;
Trong thực tế cuộc sống, có thể không phải ngay khi ra trường hay ngay
sau thời gian mới công tác, mọi tác viên cộng đồng đều có đủ mọi kiến thức nêu
trên, tuy nhiên, nếu có thái độ tốt, yêu nghề mình làm, ham học hỏi ở thực tế và

ở sách vở thì kiến thức tác viên cộng đồng chắc chắn đạt được trình độ chuyên
môn cao trong thời gian ngắn nhất. Và điều quan trọng khác mà tác viên cộng
đồng cần biết rằng, bản thân kiến thức và thái độ vẫn chưa đủ để biến mong
muốn thành hiện thực, quá trình này chỉ có thể xảy ra khi họ có kỹ năng làm
việc.
2.3. Về kỹ năng:
Kỹ năng làm việc giúp cho tác viên cộng đồng biến thái độ, kiến
thức thành hành động thực tế, thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó một cách
trọn vẹn. Để có kỹ năng, tác viên cộng đồng phải thực hiện công việc và thực
hiện nhiều lần. Dưới đây là một số nhóm kỹ năng rất cơ bản:
 Kỹ năng giao tiếp, tham mưu, trợ giúp và xây dựng tổ chức;
 Kỹ năng nghiên cứu, lập kế hoạch và đánh giá;
- 13 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 13


GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

 Kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột;
 Kỹ năng quản lý và
 Kỹ năng thiết kế và xây dựng tổ chức
Câu 10: Phương pháp PRA là gì? Cho biết mục đích ý nghĩa của phương
pháp PRA trong tổ chức và phát triển cộng đồng?
PRA là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân,
là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân cùng tham gia chia sẻ, thảo
luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập
kế hoạch và thực hiện kế hoạch, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cộng
đồng.
PRA là một quá trình học hỏi lẫn nhau một cách linh hoạt giữa người dân

địa phương và những người từ nơi khác đến
3.1. Mục đích của PRA
- Tăng cường năng lực cho người dân thông qua quá trình cùng tham gia
và được hướng dẫn cùng thực hiện các công cụ PRA.
- Nhằm đánh giá nhu cầu của cộng đồng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch
của các dự án phát triển cộng đồng có hiệu quả.
- Giúp cho quá trình quản lý, lượng giá các hoạt động của các dự án phát
triển cộng đồng có hiệu quả.
- Thúc đẩy hành động cùng tham gia của người dân vào quá trình phát
triển cộng đồng.
3.2. Ý nghĩa của PRA
- PRA là phương pháp kỹ thuật phát hiện nhu cầu của cộng đồng dựa trên
nguyên lý tham dự mà ở đó người dân được tự mình đề xuất các nguyện vọng
- 14 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 14


GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

mong muốn và cùng được tham gia để tự tháo gỡ các vấn đề khó khăn của cộng
đồng.
- PRA là phương pháp dựa vào người dân để qua đó tổ chức, quản lý cộng
đồng xã hội có hiệu quả hơn.
- PRA là cơ sở chắc chắn cho việc triển khai và hoạch định các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước với cộng đồng

- 15 -Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội

Trang 15




×