Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giấm nhật su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.46 KB, 3 trang )

Su - Giấm
Sơ lược
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng nhiều trong các nền ẩm thực châu
Á, châu Âu. Giấm là một loại gia vị có vị chua, được hình thành từ việc lên men rượu etylic,
thành phần chính của giấm là axit axetic (nồng độ khoảng 5%).

Nguồn gốc
Loài người đã biết chế tạo và sử dụng giấm từ nhiều ngàn năm trước. Khoảng 5000 năm trước
công nguyên, người Babylon đã biết dùng trái chà là để làm rượu và giấm. Vết tích của giấm đã
được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại từ 3000 năm trước công nguyên. Theo sự tích Thần Nông, giấm
cũng được tìm thấy ở Trung Quốc từ đời nhà Hạ, 2000 năm trước công nguyên. 500 năm trước
công nguyên, ở Hy lạp, Hippocrates, vị cha đẻ của ngành y học hiện đại, đã dùng giấm làm từ
nước táo hòa với mật ong để trị những bệnh ho và cảm lạnh.
Trong Thánh kinh Công giáo, giấm được miêu tả như là thứ gì đó không "vui", nhưng Boaz cũng
cho phép Ruth được chấm mẩu bánh mì của cô ấy vào giấm. Chúa Giê Su khi bị đóng đinh trên
thập tự giá 2000 năm trước cũng được dâng giấm (Matthew 27:48; Mark 15:36). Trong truyền
thống Hồi giáo cũng được kể giấm là 1 trong 4 gia vị thích nhất của tiên tri Muhammad, ông gọi
đó là gia vị được ban phước ("blessed seasoning"). Năm 1864, Louis Pasteur đã chứng minh
giấm là kết quả từ một quá trình lên men tự nhiên.


Các loại giấm:
+Giấm gạo:
Giấm gạo được làm từ rượu gạo hay rượu nếp. Loại giấm nầy được dùng rộng rãi ở các nước
châu Á như Hàn quốc, Nhật bản, Trung quốc và Việt nam. Giấm gạo có thể có màu trong suốt,
vàng nhạt, đỏ hay đen.
-Giấm trắng có màu trong suốt đến vàng nhạt thường được làm từ rượu gạo. Đây là loại thông
dụng nhất, được dùng ở hầu hết các nước châu Á. Nó có nồng độ acid acetic cao nhất trong các
loại giấm gạo.
-Giấm đỏ được làm từ gạo Hồng do có mùi vị đặc trưng nhưng ít chua hơn giấm trắng. Loại
giấm nầy được sản xuất ở Trung quốc nên được đồng bào ta gọi là giấm Tiều hay giấm Tàu. Ở


Việt nam, giấm đỏ là một loại gia vị không thể thiếu trong những tiệm mì do người Việt gốc Hoa
làm chủ.
-Giấm đen được làm từ gạo nếp than ít chua hơn cả giấm đỏ, nhưng có mùi vị nồng hơn. Loại
giấm được dùng phổ biến ở miền nam Trung quốc để ướp thức ăn và làm nước chấm.
+Giấm táo:
Giấm táo được làm từ nước táo cho lên men thành rượu, sau đó thành giấm. Giấm thường có
màu vàng nhạt. Kinh nghiệm dân gian ở Mỹ cho rằng giấm táo có khả năng trị được bá bệnh, tuy
nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào xác định được điều này.
+Giấm nho:
Giấm nho được làm từ rượu vang (rượu nho). Loại giấm nầy có màu vàng nhạt hay đỏ, tùy thuộc
vào màu sắc của rượu vang. Loại giấm này được phổ biến ở vùng Địa Trung Hải, nơi sản xuất
nhiều rượu vang.

Công dụng của giấm
Giấm được dùng nhiều trong ẩm thực. Giấm được gia vào thức ăn, nước chấm để tạo vị chua.
Giấm còn được dùng để muối chua rau quả nhằm để tồn trữ được lâu hơn. Ngoài ra, tính sát
trùng nhẹ của giấm được sử dụng trong việc tẩy rửa.


Ngoài ra, giấm cũng được dùng nhiều trong y học: Giấm được dùng để làm giảm đau những vết
bỏng hay vết rộp do tiếp xúc với nắng. Một số người uống giấm để giảm cân.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×