Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Giải Pháp Chuẩn Bị Kỹ Thuật Cho Thị Xã Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa Có Tính Đến Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

BÙI ĐỨC HỢP
KHÓA: CH - 2009

GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
CHO THỊ XÃ SẦM SƠN - TỈNH THANH HÓA
CÓ TÍNH ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
NGÀNH: KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
MÃ SỐ: 60.58.22

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG


Hà Nội, năm 20011


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong số các đô thị ven biển nước ta, các đô thị miền trung là một trong
những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đó là tác động của biến đổi khí hậu trong đó ảnh hưởng rõ ràng nhất là mực
nước biển dâng và sự cực đoan của thời tiết. Chính vì vậy, việc tiến hành lập


các đồ án quy hoạch đối với các đô thị này cần được xem xét ở nhiều khía
cạnh, đặc biệt là các dự báo, các kịch bản của biến đổi khí hậu và nước biển
dâng.
Vùng tỉnh Thanh Hóa có chiều dài bờ biển khoảng 100Km với các đô
thị được định hướng là đô thị lớn của Tỉnh như Nghi Sơn, Sầm Sơn, Còng,
Bắc Ghép. Các đô thị này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ hải
văn của biển, chế độ thủy văn của các sông như sông Mã, sông Ghép. Ngoài
các sông trên, khu vực này còn chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của các hồ
chứa như hồ Yên Mĩ, hồ Hao Hao, hồ Cửa Đặt …
Trong những năm qua, các đô thị ven biển tỉnh Thanh Hóa đã phải gánh
chịu nhiều cơn bão và lũ lụt lớn, gây thiệt hại nhiều về người và của. Lũ lụt,
mưa bão đã phá hủy hàng loạt các công trình xây dựng, các công trình phòng
chống lụt, bão cũng như các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Để khắc phục,
sửa chữa các công trình này tỉnh Thanh Hóa đã phải tiêu tốn hàng trăm tỷ
đồng mỗi năm.
Để đối phó với xu thế biến đổi khí hậu như hiện nay, với những diễn
biến ngày càng phức tạp của thời tiết, các đô thị ven biển Thanh Hóa trong đó
có thị xã Sầm Sơn cần có các giải pháp đồng bộ và cụ thể mang tính khả thi
cao. Đó là các giải pháp quy hoạch, giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cũng như
nguồn vốn đầu tư lớn đề nâng cấp và xây mới hệ thống bảo vệ đô thị như đê
sông, đê biển, hồ chứa ... Các công trình được xây dựng trên cơ sở các dự báo
dài hạn về biến đổi khí hậu cũng như phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
xã hội của các đô thị này trong tương lai.
Chính vì vậy đề tài nghiên cứu: “Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho thị xã
Sầm Sơn tỉnh Thanh hóa có tính đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”
là cần thiết và mang tính thực tiễn hiện nay.

Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá các khu vực có khả năng ngập lụt, úng do ảnh hưởng của thủy văn
các sông Mã.

- Đánh giá các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường và nước
biển dâng cũng như khả năng thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
của các công trình chuẩn bị kỹ thuật, các công trình bảo vệ bờ biển.


- Đề xuất giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa có
tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật đô thị có tính
đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật,
tổng quan về việc phòng chống ngập lụt và nước biển dâng cho thị xã Sầm
Sơn tỉnh Thanh Hóa
- Nghiên cứu các yếu tố tác động, gây ngập lụt như mưa, triều, lũ, nước
biển dâng theo dự báo (kịch bản) của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã
được Nhà nước phê duyệt.
- Đề xuất các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng chống lũ lụt cho Khu
vực Sầm Sơn nói riêng và đưa ra một số giải pháp, cảnh báo chuyên gia cho
công tác xây dựng tại một số khu vực đô thị ven biển Thanh Hóa như khu vực
ven biển Thanh Hóa như vùng huyện Tĩnh Gia, khu vực Bắc Ghép (Quảng
Xương) nói chung.
Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát hiện trạng, thu thập số liệu, tài liệu.
- Đánh giá, phân tích, xủ lý tài liệu thu thập được.
- Phương pháp kế thừa kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học đã
được thực hiện, các dự án có liên quan đã và đang triển khai.
- Tổng hợp kết quả phân tích, đối chiếu kinh nghiệm trong và ngoài

nước, đề xuất giải pháp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các giải pháp đề xuất của luận văn là cơ sở cho việc lập quy hoạch Quy
hoạch Xây dựng nói chung và triển khai kế hoạch hành động phòng chống
thiên tai bão lũ có hiệu quả của các đô thị ven biển tỉnh Thanh Hóa ứng phó
với biến đổi khí.


Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Chương I: Tổng quan về công tác chuẩn bị kỹ thuật thị Sầm Sơn tỉnh
Thanh Hóa và tác động của Biến đổi Khí hậu
Chương II: Cơ sở khoa học nghiên cứu các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật
cho thị xã Sầm Sơn có tính đến ảnh hưởng của Biến đổi Khí hậu
Chương III: Nghiên cứu đều xuất giải pháp Chuẩn bị kỹ thuật cho thị xã
Sầm Sơn có tính đến ảnh hưởng của Biến đổi Khí hậu
Phần kết luận và kiến nghị.
Phần tài liệu tham khảo và các phụ lục.


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
PHẦN
MỞ ĐẦU.................................................................................................................3

Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................3
Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
Nội dung nghiên cứu...............................................................................................................4
Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................................4
Cấu trúc luận văn....................................................................................................................5

NỘI DUNG...........................................................................................................10
CHƯƠNG I.............................................................................................................................10
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT THỊ XÃ SẦM SƠN TỈNH THANH HÓA VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.....................................................................................................10
1.1. Khái quát về thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa.................................................................10
1.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................10
1.1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội....................................................................................16
1.1.3 Hiện trạng sử dụng đất và các công trình hạ tầng xã hội......................................18
1.1.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật..................................................................................21
1.2 Hiện trạng BĐKH tại khu vực Sầm Sơn - Thanh Hóa.................................................29
1.2.1 Về nhiệt độ...........................................................................................................29
1.2.2 Về lượng mưa:......................................................................................................29
1.2.3 Về tình hình bão...................................................................................................30
1.2.4 Về tình hình lũ......................................................................................................30
1.2.5 Về tình hình hạn hán, ngập mặn, xâm thực nước biển.........................................31


1.3 Tác động của BĐKH tới công tác Chuẩn bị kỹ thuật đối với Sầm Sơn.......................32
1.3.1 Đối với cao độ nền xây dựng:...............................................................................32
1.3.2 Đối với hệ thống thoát nước mưa:.......................................................................33
1.3.3 Đối với các công trình bảo vệ đô thị:....................................................................34
CHƯƠNG II............................................................................................................................36

CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO THỊ XÃ SẦM SƠN
CÓ TÍNH ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU....................................................................36
2.1 Đặc điểm, tính chất của mưa, lũ, triều và hiện tượng nước biển dâng.........................36
2.1.1 Mưa và các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ mưa:................................................36
2.1.2 Chế độ thủy văn và dòng chảy lũ thiết kế.............................................................38
2.1.3 Chế độ triều, thủy văn vùng ảnh hưởng triều và đặc trưng thủy văn thiết kế vùng
cửa sông:.............................................................................................................................39
2.1.4 Các đặc trưng vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn vùng cửa sông
và ảnh hưởng của thủy triều:...............................................................................................42
2.1.5 Tổ hợp bất lợi mưa, triều, lũ và nước biển dâng do bão:.....................................43
2.2 Các nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật khu dân cư phòng chống lũ
lụt............................................................................................................................................44
2.2.1 Nguyên tắc chung:................................................................................................44
2.2.2 Nguyên tắc trong quy hoạch chuẩn bị kỹ khu dân cư phòng chống lũ lụt và triều
cường:.................................................................................................................................45
2.3. Các văn bản quy phạm về hạ tầng kỹ thuật đô thị và phòng chống thiên tai ở nước ta
................................................................................................................................................47
2.4. Định hướng quy hoạch xây dựng thị xã Sầm Sơn......................................................48
2.4.1 Định hướng phát triển không gian đô thị:............................................................48
2.4.2 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:.....................................53
2.5. Phân loại các biện pháp ứng phó với BĐKH..............................................................58
2.5.1 Nhóm các biện pháp phòng ngừa.........................................................................58
2.5.2 Nhóm các biện pháp chống lại ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt, triều dâng:..........58
2.5.3 Nhóm các biện pháp biến đổi để thích ứng:.........................................................58
2.5.4 Nhóm các biện pháp di rời tới nơi an toàn:..........................................................59
2.6 Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam.....................................................59


2.6.1 Giới thiệu chung về bối cảnh và quá trình xây dựng kịch bản...............................59
2.6.2 Nội dung cơ bản của kịch bản...............................................................................61

2.6.3 Kịch bản BĐKH cho khu vực Thanh Hóa................................................................62
2.7 Kinh nghiệm trong và ngoài nước với công tác quy hoạch xây dựng ứng phó với
BĐKH và nước biển dâng.......................................................................................................65
2.7.1 Kinh nghiệm trong nước.......................................................................................65
2.7.2 Kinh nghiệm ngoài nước:......................................................................................67
CHƯƠNG III...........................................................................................................................70
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO THỊ XÃ SẦM SƠN CÓ TÍNH ĐẾN
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU..........................................................................................70
3.1 Một số đề xuất tính toán..............................................................................................70
3.1.1. Tính toán xác định cao độ nền xây dựng tối thiểu...............................................70
3.1.2. Tính toán xác định cao độ xây dựng đê ven biển trong trường hợp bất lợi:........78
3.1.3. Tính toán mạng lưới thoát nước mưa, xác định công xuất trạm bơm nước mưa
cục bộ trên tuyến thoát nước:.............................................................................................83
3.2. Xác định ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng theo kịch bản BĐKH tới tính toán
lựa chọn cao độ xây dựng nền tối thiểu...................................................................................86
3.2.1. Xác định ảnh hưởng của mức độ thay đổi lượng mưa theo kịch bản BĐKH đến
cao độ nền xây dựng tối thiểu:............................................................................................86
3.2.2. Xác định ảnh hưởng của nước biển dâng theo kịch bản BĐKH đến việc tính toán
lựa chọn cao độ xây dựng đê biển:......................................................................................89
3.3. Xác định mối quan hệ giữa cốt nền xây dựng với hồ điều hòa và đê chắn lũ và đê chắn
sóng trên biển áp dụng cho từng khu vực xây dựng.................................................................90
3.4. Đề xuất các giải pháp quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật cho thị xã Sầm Sơn có tính đến
ảnh hưởng của BĐKH.............................................................................................................92
3.4.1. Quy hoạch chiều cao và thoát nước mưa............................................................92
3.4.1. Quy hoạch hệ thống đê ngăn lũ và chắn sóng cho khu vực.................................94
3.5. Sử dụng hồ điều hòa có khả năng tích nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt................97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................99
1. Kết luận.............................................................................................................................99
2. Kiến nghị.........................................................................................................................101


TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤC LỤC



NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT THỊ XÃ SẦM
SƠN TỈNH THANH HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Khái quát về thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thị xã Sầm Sơn nằm ở 19°43’35” đến 19°46’45” vĩ độ Bắc; 105°52’30”
đến 105°56’15” kinh độ Đông, cách thành phố Thanh Hóa 15 km về phía Đông và

cách Hà Nội 170km. Diện tích tự nhiên khoảng 18 km².
Dân số năm 2002 khoảng 56.595 người;
- Phía Bắc giáp Sông Mã;
- Phía Nam giáp xã Quảng Hải huyện Quảng Xương;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp xã Quảng Tâm,
Quảng Giao - huyện Quảng Xương;
Đây là một trong những khu du
lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam
từ những năm đầu thế kỷ 20.[19]
Hình 1.1: Vị trí Thị xã Sầm Sơn
b. Về địa hình
- Khu vực thị xã Sầm Sơn là vùng đồng bằng ven biển, địa hình tương
đối bằng phẳng, khu vực có 5 loại địa hình chính là:



- Địa hình bãi cát ven biển;
- Địa hình vùng triều ngập
mặn;
- Vùng núi thấp;
- Vùng dân cư thị xã Sầm
Sơn;
- Vùng đồng bằng phía Tây
- Nam Sầm Sơn.
Hình 1.2- Các loại địa hình thị xã Sầm Sơn

* Địa hình ven biển:
- Khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dài đến Quảng Cư là
dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (dốc 2% 5%), diện tích khu này khoảng 150ha với chiều dài khoảng 7km rộng khoảng
200m.
- Khu vực phía Đông đường 4C thuộc các xã Quảng Vinh, Quảng Minh,
Quảng Hùng, Quảng Đại địa hình bằng phẳng dốc thoải có các rặng phi lao
xen lẫn các cồn cát nhỏ. Cốt địa hình biến thiên từ 0m đến +3,4m.
* Địa hình vùng triều ngập mặn:
- Vùng triều ngập mặn Sông Đơ: Vùng đất trũng hai bên sông Đơ trải dài
từ cống Trường Lệ đến sông Mã. Đây là vùng đất trước đây bị ngập mặn, từ
khi đắp đập Trường Lệ đã ngọt hoá dần và hiện nay trồng lúa có năng suất
thấp, đầm nuôi hải sản, đầm sen ... địa chất khu vực này chủ yếu là cát pha sét
bề với dày lớp mặt từ 1,2 m - 2,0m. Cốt tự nhiên khu vực từ 0,7 m - 1,5 m địa
hình trũng thấp.
- Vùng triều ngập mặn Quảng Cư: Phía Đông Bắc Sầm Sơn là khu vực
đầm nước ngập mặn cũng có địa hình tương tự như khu phía Tây, có diện tích
khoảng 200 ha. Hiện nay là hồ nuôi hải sản của nhân dân, cốt trung bình từ
0,5 - 2,0 m.
* Địa hình đồi núi thấp:



Bao gồm toàn bộ dải núi Trường Lệ, nằm ở phía Nam thị xã Sầm Sơn,
độ dốc thoải, về cơ bản có thể xây dựng được các công trình nhà nghỉ và công
trình phục vụ vui chơi giải trí trên núi. Núi có thể trồng cây xanh bao phủ
chống xói mòn, tổng diện tích đất đồi khoảng 300 ha.
*Vùng dân cư thị xã Sầm Sơn:
- Khu vực dân cư thị xã Sầm Sơn (phía Tây đường Thanh Niên) trải dài
từ chân núi Trường Lệ đến bờ Nam sông Mã địa hình tương đối bằng phẳng
dốc thoải từ Đông sang Tây khoảng 1,5 - 2 %, cốt trung bình từ 2,5 - 4,5 m,
khu vực này chủ yếu là cồn cát cao, thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn,
nhà nghỉ, khu trung tâm hành chính và khu dân cư của thị xã Sầm Sơn, diện
tích khoảng 700 ha.
* Vùng đồng bằng phía Tây - Nam Sầm Sơn:
- Khu vực đồng bằng canh tác nông nghiệp (các xã Quảng Châu, Quảng
Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại) thuận lợi cho việc
xây dựng, sản xuất nông nghiệp, diện tích khoảng 1.000ha.[19]
c. Về khí hậu
Khí hậu thị xã Sầm Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè có nhiệt độ
mát mẻ, mùa Đông ấm áp cụ thể như sau:
* Nhiệt độ:
Tổng nhiệt độ năm 8.6000C (tiêu chuẩn nhiệt đới phải đạt từ 750 9500C/ năm). Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3 nhiệt độ trung bình 200C;
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 nhiệt độ trung bình 250C;
Lạnh nhất có thể xuống tới 50C, nóng nhất trên 400C.
Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu gió mùa Đông Bắc dao
động nhiệt độ lớn (có thể hạ đột ngột trong 24 giờ khoảng 5 - 6 0C).
Mùa nóng chịu ảnh hưởng gió Phơn Tây Nam khô nóng (gió Lào) nhiệt
độ có thể lên tới 400C.
Đánh giá cả năm nhiệt độ như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm 23,60C;


- Nhiệt độ tối đa cao trung bình năm 28,90C;
- Nhiệt độ tối đa cao tuyệt đối 40,70C (tháng 5);
- Nhiệt độ tối thiểu trung bình năm 17,00C;
- Nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối 5,60C (tháng 12).[19]
Bảng 1.1:Nhiệt độ bình quân tháng, năm tại Sầm Sơn - Thanh Hóa[18]
Tháng
I
II
III
IV V
VI VII VIII IX X
XI
XII
17 17,5 19,8 23,6 27,3 28,9 29,3 28,4 27,0 24,7 21,6 18,5
Nhiệt độ bình quân năm: 23,6oC
* Mưa:
Tổng lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600 đến 1.900mm nhưng biến
động rất nhiều. Năm ít mưa chỉ đạt 1.000mm, năm nhiều mưa có thể đạt
3.000mm. Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa ít mưa từ tháng 12 đến
tháng 4 tổng lượng mưa chiếm 15% cả năm, mùa nhiều mưa (tháng 5 đến
tháng 11). Tháng 8 nhiều mưa nhất thường đạt tới 896mm, trong 24 giờ có thể
đạt tới 700mm, nửa cuối mùa lạnh thường có mưa phùn.
Nhìn chung tính biến động lớn là đặc điểm nổi bật của chế độ mưa Sầm
Sơn, điều này dẫn tới nhiều khó khăn trong khai thác nguồn nước, hay bị hạn
hán hoặc bão lụt.[19]
Tổng lượng mưa tháng tại khu vực Sầm Sơn xem bảng 1.2 Phụ lục 1
* Độ ẩm:

Độ ẩm của không khí 85%, bình quân cả năm cao nhất vào tháng 3 là
90%, thấp nhất vào tháng 7 là 81%.
Trong thời kỳ hanh khô độ ẩm thấp tuyệt đối có thể đạt tới 27%;
Lượng bốc hơi trung bình năm 800mm;
Lượng bốc hơi trung bình vào tháng 7 cao nhất 105mm;
Lượng bốc hơi trung bình vào tháng 3 nhỏ nhất 40mm.[19]
*Nắng:
Hàng năm có 1.700 giờ nắng trong đó tháng 7 có nắng nhiều nhất, tháng
2 nắng ít nhất.
* Gió bão:


Sầm Sơn là cửa ngõ đón gió từ Biển Đông thổi vào, tốc độ gió khá mạnh,
gió chủ đạo vẫn là gió Đông Nam, tốc độ trung bình 1,5 - 1,8 m/s.
- Gió Đông Nam xuất hiện vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 9.
- Gió mùa Đông Bắc vào tháng 10 đến tháng 12
- Bão gió Sầm Sơn khá mạnh đạt tới 38 - 40 m/s (tương đương cấp 13).
Bão trực tiếp đổ bộ vào Sầm Sơn chủ yếu là tháng 6 đến hết tháng 9. Trung
bình 3,47 lần/năm (tháng 9 là tháng có nhiều bão nhất).[19]
d. Về thuỷ văn
Sầm Sơn trực tiếp chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Mã và sông
Đơ (sông Đơ nằm phía Tây thị xã Sầm Sơn).
* Sông Mã có hai nguồn chính, nguồn thứ nhất từ phía Nam tỉnh Điện
Biên (núi Tuần Giáo) chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua huyện Sông
Mã của tỉnh Sơn La rồi qua lãnh thổ Lào, nguồn thứ hai bắt đầu từ sườn phía
Bambusao, hai nguồn này đều đổ vào Thanh Hóa qua địa phận tỉnh Sầm Nưa.
Tại Thanh Hóa, sông tiếp tục giữ hướng Tây Bắc - Đông Nam, hội lưu với
sông Chu rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Hới nằm giữa huyện Hoằng Hóa và thị
xã Sầm Sơn cùng hai cửa phụ là Lạch Trường và cửa Lèn.
Lưu vực của sông Mã rộng 28.400km², phần ở Việt Nam rộng

17.600km², cao trung bình 762m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối
toàn lưu vực 0,66km/km², lưu lượng nước trung bình năm 52,6m³/s.
Hệ thống sông Mã gồm dòng chính là sông Mã và 2 phụ lưu lớn là sông
Chu, sông Bưởi. Hệ thống sông này có tổng chiều dài là 881km, tổng diện
tích lưu vực là 39.756km², trong đó có 17.520km² nằm trong lãnh thổ Việt
Nam. Tổng lượng nước trung bình hàng năm của toàn bộ hệ thống sông là
19,52 tỉ m³.
Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày
đều hợp lưu với sông Mã trên địa phận Thanh Hóa. Ngoài ra còn có các phụ
lưu nhỏ như sông Lũng, sông Sơn Trà, sông Nậm Soi.
Vào mùa cạn (từ tháng 11 đến tháng 5) chiếm khoảng 22% tổng lượng
nước cả năm.


Vào mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 10) chiếm 78%, lũ lụt lớn xảy ra vào
tháng 8 tháng 9. Điều đáng chú ý là trong trường hợp lũ lớn gặp gió bão hoặc
gió mùa Đông Bắc mức nước ở cửa sông lên rất cao.
* Sông Đơ: Là sông trong khu vực thị xã được nối từ sông mã ra khu
vực Quảng Vinh. Sông Đơ chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Mã và
hải văn, dòng chảy sông thay đổi theo chế độ nước triều.[19]
e. Về hải văn
- Hải văn ở Sầm Sơn là chế độ triều không thuần nhất chu kỳ triều trên
dưới 24 giờ, ngoài ra cũng có bán nhật triều nhưng rất ít. Thời gian triều lên
ngắn (khoảng 9 - 10 giờ), thời gian triều xuống (từ 14 giờ - 15 giờ). Nhìn
chung triều Sầm Sơn là cực yếu, trung bình trong một ngày biên độ trung bình
chỉ khoảng 1,5m lớn nhất là 3,0m. Cách cửa Hới 40km xem như triều đã tắt.
Tại cửa Hới:
- Biên độ triều lớn nhất là 324cm;
- Biên độ triều nhỏ nhất là 158cm;
- Triều lên 9 giờ 05 phút;

- Triều xuống 14 giờ 55 phút;[19]
Trong một tháng có 2 lần triều cường, 2 lần triều kém đôi khi có cả 3 lần
và ngược lại.
Vào mùa mưa bão có sóng lớn nước dâng tràn lên bãi cát cao trình
+2,5m.
Từ số liệu thống kê mực nước triều tháng 9 năm 2010, theo bảng thủy
triều năm 2010 chuyển mực nước biển từ Hòn Dấu về cửa Hới vẽ được được
quá trình mực nước triều như hình 1.3 [15]


CAO DO MUC NUOC (M)

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
THOI GIAN (ngay)

Hình:1.3 Đường quá trình mực nước triều tháng 9 năm 2010 tại cửa Hới
f. Độ mặn và xâm thực nước biển vào đất liền:
Theo giới hạn độ mặn 0,1% được quy định trong nước (ngưỡng mặn tối
đa trong nước được quy định có thể dùng cho các hoạt động sản xuất nông
nghiệp) tính từ cửa biển về phía thượng lưu, độ mặn xâm tại sông Mã như
sau:
Độ mặn ở cửa sông dao động khoảng từ 3% tới 3,2% (không vượt quá
3,5%)
Trên dòng chính sông Mã, mặn nhập sâu vào tới 28km năm 2010, trong
khi đó năm 2009 là 23km. [11]
g. Về địa chất công trình
Địa chất của thị xã Sầm Sơn và các xã lân cận rất tốt cho các công trình
xây dựng, riêng nước ngầm không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm cao tới 1 1,4m. Lưu lượng dòng chảy 4,55l/s. Cường độ đất đạt từ 1,0 - 2,0kg/cm2. Khu
vực gần núi Trường Lệ đạt trên 2kg/cm2.[19]
1.1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội
a.Diện tích:
Theo thống kê của UBND thị xã Sầm Sơn, hiện tại Sầm Sơn có tổng
diện tích đất tự nhiên là 1788,8 ha cụ thể diện tích đất theo từng khu vực được
thể hiện trong bảng 1.3 Phụ lục 2 [19]
b.Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê đến năm 2009 thị xã Sầm Sơn có 4 phường và 1
xã. Tổng dân số khu vực: 54.033 người với 14.400 hộ:
Dân số và lao động của thị xã Sầm Sơn xem bảng 1.4 phụ lục 3


- Thành phần dân số trong khu vực khá trẻ, lực lượng lao động dồi dào. Lao
động phi nông nghiệp chiếm trên 70%. Đây là yếu tố thuận lợi cho phát triển

dịch vụ du lịch. Tuy vậy lực lượng này có trình độ văn hoá không cao, nghiệp
vụ hoạt động du lịch dịch vụ còn hạn chế, hoạt động theo mùa vụ chưa đáp ứng
được với nhu cầu ngày càng cao của thị trường du lịch và cuộc sống đô thị. Bởi
vậy trong quá trình phát triển đô thị du lịch cần có các biện pháp đào tạo để nâng
cấp chất lượng lao động.
- Cơ cấu hộ dân cư khu vực là vừa phải (trung bình 4,3 người/hộ) phần
lớn các gia đình có 2 thế hệ, nhu cầu san tách hộ không lớn. Hiện có khoảng
9.790 hộ phi nông nghiệp và 4.610 hộ nông nghiệp, ngư nghiệp.[19]
c.Các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2008
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội năm 2008 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng đạt 14,85%, giảm 1,15% so với năm 2007.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,8 triệu/năm, tăng 27% so với năm
2007.
- Giá trị sản xuất đạt 1.037 tỷ đồng, tăng 28,7% so với năm 2007.
Trong đó:
+ Ngành dịch vụ đạt 726 tỷ đồng, vượt 5,5% so với kế hoạch, tăng
28,7% so với cùng kỳ (ngành du lịch đạt 410 tỷ đồng, tăng 32,2% so với cùng
kỳ).
+ Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Đạt 181 tỷ đồng, tăng 27,4% so với
năm 2007 (Ngư nghiệp đạt 160 tỷ đồng).
+ Ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 228.900 triệu đồng.
- Tỷ trọng các ngành: Dịch vụ - Công nghiệp, Xây dựng - Nông, Lâm,
Thuỷ sản tương ứng 70% - 12,5% - 17,5%.
- Vốn đầu tư phát triển xã hội: Đạt 264 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm
2007. (Trong đó vốn ngân sách nhà nước đầu tư 70 tỷ đồng, giảm 22,3% so với
năm 2007).
- Thu ngân sách nhà nước: Đạt 89.758 triệu đồng
- Các chỉ tiêu chủ yếu:



+ Sản lượng lương thực có hạt 1.865 tấn, bằng 88,6 % kế hoạch, giảm
3,5% so với cùng kỳ.
+ 70% gia đình văn hoá, 45% gia đình thể thao.
+ Tỷ lệ tăng dân số 1,0%.
+ Lao động tạo việc làm mới trong năm 2008 là 900 người, tỷ lệ lao
động thiếu việc làm thường xuyên là 5%.
+ Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia là 10%.
+ Tỷ lệ xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế đạt 80%.[19]
1.1.3 Hiện trạng sử dụng đất và các công trình hạ tầng xã hội
a. Nhà ở:
- Các công trình nhà ở chủ yếu do dân tự xây, tập trung với mật độ khá
cao ở 2 bên các trục đường phố chính, có diện tích khoảng 372ha.
Đất ở thị xã Sầm Sơn gồm 2 loại:
+ Đất ở nội thị chiếm tổng diện tích là 241,6ha. Các khu dân cư nội thị
tập trung chủ yếu ở phường Trường Sơn và Bắc Sơn, phường Trung Sơn và
Quảng Tiến. Công trình chủ yếu là nhà cấp 3A, tầng cao trung bình là 2,0
tầng do dân tự xây dựng, có một số xây dựng theo quy hoạch chung nhưng
việc quản lý xây dựng như cốt san nền, tầng cao, chỉ giới xây dựng chưa được
quản lý chặt chẽ. Đất ở nội thị chủ yếu chia lô dạng 4x20m hoặc 5x18m.
Thị xã Sầm Sơn chưa có nhà ở kiểu chung cư. Hiện tại có một lượng
đáng kể nhà nghỉ của dân tự xây dựng làm dịch vụ nghỉ trọ và là nhà ở của gia
đình, các công trình này có tầng cao ≥ 3 tầng, mật độ xây dựng 100% dẫn đến
tình trạng thiếu đất cây xanh, vệ sinh môi trường không tốt.
+ Khu ngoại thị thuộc xã Quảng Cư, dân ở theo kiểu làng xóm, nghề
chính là nông nghiệp, ngư nghiệp và tiểu công nghiệp, dân cư ở tản mạn. Các
công trình nhà ở thấp tầng, nhà tạm và bán kiên cố, phân bố mật độ thấp
khoảng 40%. Hình thức kiến trúc chắp vá, lai tạp cần được chỉnh trang cải tạo
lại. Hạ tầng kỹ thuật và VSMT còn kém.[19]
b. Các công trình hành chính chính trị Sầm Sơn:
Danh mục các cơ quan hành chính chính trị xem bảng 1.5 phụ lục 4



Khu trung tâm hành chính chính trị đến nay đã bộc lộ một số nhược điểm
chủ yếu như sau:
- Vị trí các công trình nằm rải rác, phân tán;
- Diện tích đất chật hẹp, không đủ điều kiện phát triển mở rộng;
- Nằm trong trục dịch vụ - thương mại - du lịch gây bất cập trong quá
trình sử dụng giữa chức năng cơ quan quản lý nhà nước và dịch vụ tắm biển
(nhất là vào mùa du lịch);
- Các công trình xuống cấp cần phải được cải tạo, đầu tư xây dựng mới
để đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như trong tương lai.
Ngoài ra còn có các cơ quan doàn thể khác như: Bảo hiểm xã hội, Trung
tâm bồi dưỡng chính trị, Mặt trận tổ quốc, Trung tâm dịch vụ việc làm, Kiểm
lâm, Phát hành sách. Các cơ quan này tuy diện tích đất không lớn nhưng có vị
trí nằm trong khu dịch vụ du lịch.[19]
c. Các công trình khách sạn phục vụ du lịch
* Các khách sạn, nhà nghỉ do các bộ ngành trung ương quản lý:
Có 32 cơ sở phân bố chủ yếu phía Đông đường Nguyễn Du. Trên cơ sở
thực địa, địa bàn nghiên cứu cho thấy các cơ sở này chiếm gần 60% đất du
lịch (20ha), nhưng tổng quy mô chỉ đạt tới 1.512 phòng (chỉ chiếm 23% tổng
số phòng khu vực). Tuy nhiên các khách sạn này chỉ đáp ứng được điều kiện
hiện nay. Số phòng nghỉ, giường nghỉ đạt chất lượng cao đủ tiêu chuẩn sao
chỉ chiếm từ 14%, còn lại là đạt tiêu chuẩn trung bình, diện tích phòng nhỏ.
Để đáp ứng được các chỉ tiêu khách sạn Quốc Tế thì các khách sạn này phải
có kế hoạch đầu tư nâng cấp, cải tạo kể cả về quy mô cấp phòng, chất lượng
tiện nghi, sân vườn, bể bơi ngoài trời, hệ thống dịch vụ picnic, sân bãi đỗ
xe…
* Các nhà nghỉ, khách sạn tư nhân.
Các khách sạn, nhà nghỉ tư nhân có số lượng gần 300 cơ sở, tổng số
phòng nghỉ, giường nghỉ chiếm hơn 77% số giường, phòng của khu vực

nhưng chủ yếu các phòng nghỉ chất lượng không đủ tiêu chuẩn. Lý do chủ
yếu là diện tích đất xây dựng nhỏ, kiểu nhà ống, hành lang hẹp, phòng hẹp và


không có khoảng thông thoáng, không có sân vườn, không có bãi đỗ xe nhìn
chung chủ yếu là các nhà trọ du lịch bình dân.[19]
d. Đất công nghiệp và kho tàng
+ Đất công nghiệp: Hiện nay thị xã đất sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp không đáng kể.
+ Đất kho tàng bến bãi: Hiện tại đang xây dựng cảng cá và kho bãi với
diện tích khoảng 60ha, trước mắt phục vụ tàu đánh bắt xa bờ của nhân dân địa
phương và các tàu đánh cá xa bờ ở các vùng lân cận.[19]
e. Khu vực các công trình dịch vụ thương mại:
Chưa được đầu tư xây dựng nhưng cũng đã hình thành rõ nét trên trục
đường Nguyễn Du theo đường quy hoạch chung, chủ yếu các cửa hàng nhỏ
do dân đầu tư, làm mới cảnh quan đô thị.
Nhìn chung công trình dịch vụ thương mại của thị xã Sầm Sơn hầu như
không có gì đáng kể.[19]

f. Các công trình y tế, giáo dục:
Cơ bản đã được đầu tư xây dựng, hệ thống xây dựng các trường trung
học và tiểu học tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo và
các trường chưa được đầu tư theo tiêu chuẩn.
Hệ thống Bệnh viện, Trạm xá đã được đầu tư đáng kể, đặc biệt là Bệnh
viện thị xã Sầm Sơn, Viện điều dưỡng B… thường xuyên được nâng cấp cải
tạo, từng bước đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong toàn thị
xã.

Hệ thống trạm xá tại các phường xã còn yếu và không được chú ý đầu tư
kể cả về xây dựng cơ bản và thiết bị y tế.[19]

g. Các công trình văn hoá - giải trí:
- Toàn thị xã Sầm Sơn chưa có nhà văn hoá, có một khuôn viên đã đầu
tư xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh, khoảng 0,4ha.
Thị xã Sầm Sơn hiện tại chưa có Sân vận động. Tuy nhiên đã xây dựng
một khu luyện tập thể thao phía Đông đường Nguyễn Du gồm: Sân chơi tenit,
sân bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền, đã đáp ứng một phần cho nhu cầu thi
đấu, vui chơi giải trí cho dân thị xã và các nhà nghỉ trong khu vực.[19]


h. Các công trình thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
Diện tích đất dành cho các công trình thuỷ lợi trong thị xã Sầm Sơn hiện
nay đang dần thu hẹp bởi sự phát triển đô thị, diện tích khoảng 26,5ha
Diện tích có khả năng khai thác nuôi trồng thuỷ sản là 158,7ha; Trong đó
Quảng Tiến là 20,0ha, Quảng Cư là 138,7ha. Toàn bộ diện tích này nằm trong
đê sông Mã, đã hình thành cơ bản các vùng ao hồ có thể nuôi trồng thuỷ sản,
nguồn thức ăn tự nhiên là phù du trong nước, một số khu vực đã được đấu
thầu đầu tư tiêu chuẩn nuôi, mật độ tuỳ theo thời vụ. Thuỷ sản nuôi hiện tại là
cua, ghẹ, tôm, tảo ... [19]
i. Các công trình văn hoá lịch sử và di tích
Tổng diện tích là 3,5ha gồm các đền thờ, miếu mạo như Đền Độc Cước,
Cô Tiên, Chùa Đệ Nhị trên núi thuộc phường Trường Sơn, Đền Bà Triều xã
Quảng Cư, ... và các Đài tưởng niệm liệt sĩ ở các phường xã. [19]
k. Các công trình an ninh quốc phòng
Diện tích đất an ninh quốc phòng là 10,11ha chủ yếu thuộc phường
Trường Sơn và Quảng Tiến. Đây là hệ thống bảo vệ đặc biệt quan trọng của
quân đội đang quản lý. [19]
l. Nghĩa địa:
Tổng diện tích đất nghĩa địa hiện nay nằm rãi rác ở các phường xã là
16,19ha, thị xã Sầm Sơn hiện nay chưa thống nhất việc lựa chọn địa điểm xây
dựng. [19]

1.1.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
a. Hiện trạng giao thông:
* Giao thông đối ngoại:
- Tuyến Quốc lộ 47 nối thành phố Thanh Hoá với Sầm Sơn. Đoạn qua
trung tâm thị xã có CGĐĐ là 31m (rộng lòng đường 14m).
- Đường Trần Hưng Đạo nối Sầm Sơn với Nam Sầm Sơn (huyện Quảng
Xương), đoạn phía Nam Quốc lộ 47 có CGĐĐ 27m (rộng lòng đường 15m).
Đoạn phía Bắc Quốc lộ 47 rộng 7,5m cũng là đường đá.


- Đại lộ Nam sông Mã nối Thanh Hóa - Sầm Sơn đó có chủ trương lập
dự án đầu tư, CGĐĐ rộng 67m (rộng lòng đường =11,5mx2 + 7mx2)
* Giao thông đối nội:
Là mạng lưới đường phố dạng ô bàn cờ, phân bố chủ yếu theo hướng
Bắc Nam và Đông Tây gồm các trục chính như đường Lý Tự Trọng, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, Thanh Niên, Hồ Xuân Hương. Trong đó các đường Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hương đó được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ.
Các trục đường theo hướng Bắc Nam có đường Bà Triệu, Hai Bà Trưng,
Lê Thánh Tông, Lê Lợi, Tây Sơn … trong đó có các đường Bà Triệu và Lê
Lợi đã được đầu tư hoàn chỉnh.
Còn lại là hệ thống các đường nhỏ, hầu hết là đường cấp phối láng nhựa,
chiều rộng lũng đường từ 3,5 - 7,0m.
Hiện tại hệ thống giao thông Sầm Sơn có mật độ đường khoảng 4
-5km/km2, nhưng phần lớn là đường nhỏ chưa được nâng cấp ngoài 5 tuyến
chính, chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông đi lại của một đô thị du lịch,
trong tương lại càng chưa thể đáp ứng.
Ngoài ra còn có hệ thống các đường đối ngoại quan trọng đã được định
hướng và vạch tuyến: Đại lộ Nam sông Mã, Quốc lộ 10, đường Duyên Hải,
đường vành đai liên đô thị Thanh Hoá - Sầm Sơn. [19]
b. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

* Hiện trạng nền xây dựng
- Khu vực Thị xã Sầm Sơn là vùng đồng bằng ven biển, địa hình tương
đối bằng phẳng, khu vực phía Nam phường Trường Sơn có núi Trường lệ.
- Vùng đồng lúa, đồng màu cao độ khoảng 0,4m - 1,2m, vùng có dân cư
đang sinh sống và trong nội thị cao khoảng 3,0m - 4,5m, khu vực núi Trường
Lệ có nơi cốt cao đến 64,0m.
- Hướng dốc chính của nền địa hình khu vực thị xã phân ra như sau:
+ Phần trung tâm thị xã gồm phường Trường Sơn, Bắc Sơn, Trung Sơn
phân làm hai hướng thoát, lấy đường Ngô Quyền và đường Nguyễn Du làm
đường phân lưu. Nửa phía Đông thoát ra biển, nửa phía Tây thoát ra sông Đơ.


+ Phía Bắc thị xã gồm phường Quảng Tiến và xã Quảng Cư, cốt nền do
dân tự xây dựng, chưa được quy hoạch chiều cao. Hệ thống thoát nước chưa
được đầu tư xây dựng, nước tự chảy tràn trong đường ngõ và đổ ra khu vực
đồng ruộng gần đó và chảy theo các kênh mương tưới tiêu nông nghiêp. Phía
Tây thoát ra sông Đơ, phía Đông thoát ra hệ thống hồ nước lợ phía Bắc xã
Quảng Cư. Nước hồ bị khống chế do mục đích nuôi tôm do đó nhiều khi
không xả trực tiếp ra sông Mã gây hiện tượng ngập úng nông nghiệp.
+ Phía Nam Sầm Sơn lấy đường 4C làm đường phân lưu, nửa phía
Đông thoát ra biển, nửa phía Tây thoát ra sông Rào.

* Hiện trạng thoát nước mưa:
Nhìn chung hệ thống thoát nước của thị xã chưa đáp ứng được yêu cầu
hiện tại, còn gây ứ đọng, ô nhiễm môi trường, chủ yếu là thoát theo tự nhiên,
gây ô nhiễm và ách tắc giao thông khi có mưa lớn. [19]
Thống kê mạng lưới thoát nước mưa xem bảng 1.6 phụ lục 5

c/ Hiện trạng hệ thống cấp nước:
Trong khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung. Chia làm 2 khu vực

chính như sau:
- Trong khu vực thị xã Sầm Sơn cũ đang có hệ thống cấp nước tập trung.
- Trong khu vực thị xã Sầm Sơn mở rộng chưa có hệ thống cấp nước tập
trung.
* Nguồn nước:
Trong toàn khu vực sử dụng các nguồn nước sau để cấp nước cho thị xã
- Nguồn nước ngầm:
+ Nguồn nước ngầm mạch nông:
Nhiều hộ dân cư trong khu vực phường Trung Sơn chủ yếu đang dùng
nước ngầm mạch nông từ các giếng thu nước, bơm máy có độ sâu từ 6 - 10m.
Nói chung chất lượng nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh hiện hành. Qua
kiểm tra chất lượng nguồn nước ngầm cấp cho sinh hoạt tại thị xã Sầm Sơn của
Sở khoa học công nghệ - môi trường thấy rằng nguồn nước cấp bị ô nhiễm nặng,
có nơi rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của của sự ô nhiễm là do nước thải
sinh hoạt ngấm qua đất, cát làm ô nhiễm sang nguồn nước ngầm.
Nhiều hộ dân cư trong xã Quảng Cư, phường Quảng Tiến, Trường Sơn
và các hộ dân cư thuộc các xã trong khu vực huyện Quảng Xương được dự


kiến nằm trong phần địa giới hành chính mở rộng của thị xã Sầm Sơn, chủ
yếu đang dùng nước ngầm mạch nông từ các giếng đào, giếng khoan Unicef
nhỏ bơm tay hoặc bơm máy có độ sâu từ 3 - 8m.
+ Nguồn nước ngầm mạch sâu:
Nguồn nước ngầm mạch sâu ở đây bị nhiễm mặn rất nặng nên không thể
sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Có một số hộ dân cư trong khu vực huyện
Quảng xương cũ đang sử dụng nước ngầm mạch sâu từ các giếng khoan nhỏ,
với chiều sâu hố khoan từ 25 - 40m. Nói chung chất lượng nước chưa đảm
bảo tiêu chuẩn vệ sinh hiện hành.
- Nguồn nước mặt: Sử dụng nguồn nước sông Chu. Được xử lý tại 2 nhà
máy nước Mật Sơn có công suất Q=30.000m3/ng.đ, nhà máy nước Hàm Rồng

có công suất Q=10.000m3/ng.đ.
* Nhà máy nước:
Đang sử dụng các nhà máy nước sau để cấp nước cho thị xã
- Nhà máy nước Lương Trung Sầm Sơn có công suất thiết kế là: Q =
1200 m3/ngày đêm, thực tế có công suất Qtt = 400 m3/ngày đêm.
- Các nhà máy nước thành phố Thanh Hoá có công suất: Q = 40.000
m2/ngày đêm. Dự án cấp nước và vệ sinh Thanh Hoá - Sầm Sơn đã xây dựng
xong đang bước vào giai đoạn khai thác, vận hành.
Trong đó: Nhà máy nước Mật Sơn 30.000m3/ng.đ;
Nhà máy nước Hàm Rồng 10.000m3/ng.đ.
* Mạng lưới đường ống cấp nước:
Mạng lưới đường ống cấp nước có các tuyến ống chính sau
- Đường Lê Lợi
+ Phía Bắc: ống Φ 200; ống Φ150
+ Phía Nam: ống Φ 400; Tuyến ống vận chuyển từ thành phố Thanh Hoá
xuống Sầm Sơn.
- Đường Nguyễn Du


+ Phía Tây: Ống Φ 400, ống vận chuyển từ thành phố Thanh Hoá xuống
Sầm Sơn. Ống Φ150 - Tuyến Φ 150 từ đài nước đến nhà máy nước.
+ Phía Đông: Tuyến chính ống Φ 400, Φ ống 300, ống Φ 200
- Đường Tây Sơn: ống Φ 150, phía Bắc.
- Đường Bà Triệu: ống Φ 150, phía Bắc.
- Đường Nguyễn Hồng Lễ: ống Φ 150, phía Bắc.
- Đường Ngô Quyền: ống Φ 150 phía Đông (từ đường Nguyễn Hồng Lễ
đến nhà máy nước).
* Đài nước:
Có 2 đài nước, đặt tại phía Đông Bắc núi Trường Lệ.
Đài nước 1 có dung tích W = 500 m3

Đài nước 2 có dung tích W = 850 m3
* Trạm bơm tăng áp:
Trạm bơm tăng áp đặt tại xã Quảng Hưng bơm nước từ thành phố Thanh
Hoá xuống thị xã Sầm Sơn bằng đường ống Φ 400.
Khối lượng đường ống cấp nước xem bảng 1.7 phụ lục 6
+ Các tuyến ống cấp 1 đã đến được các phường, xã và vùng dân cư nội,
ngoại thị cũ như sau: Trường Sơn, Bắc Sơn, Trung Sơn, Quảng Tiến.
+ Các tuyến ống cấp 2 đã đến được khắp các vùng dân cư nội, ngoại thị
như sau: Trường Sơn, Bắc Sơn, Trung Sơn, Quảng Tiến. Thay thế các tuyến
ống nhỏ, cũ, đảm bảo cung cấp nước thường xuyên.
+ Các tuyến ống cấp 3 đã được xây dựng mới hoàn toàn, tăng số lượng
hộ sử dụng nước sạch trong các vùng dân cư nội thị.
- Còn nhiều hộ gia đình, khách sạn, nhà nghỉ chưa được sử dụng nước
máy, đang còn dùng nước giếng đào, giếng khoan. Các giếng thường bị cạn
trong mùa khô hạn, bị nhiễm bẩn do nước thải thấm ngấm vào tầng chứa nước
ngầm nên chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.


×