Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở NỮ NHÂN VIÊN CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ DỊCH VỤ GIẢI TRÍ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 128 trang )

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN
QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Ở NỮ NHÂN VIÊN CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ DỊCH VỤ GIẢI TRÍ
TẠI THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2008
Lý Văn Sơn1, Dương Quang Minh2, Trần Thị Ngọc1, Nguyễn Văn Quý4,
Lê Viết Khánh3, Nguyễn Đức Long3, Nguyễn Lê Tâm1 ,
Thân Thị Mỹ Dung1, Lê Hữu Sơn1, Đặng Văn Tín5 .
1
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế
2
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
3
Bệnh viện Trung Ương Huế
4
Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
5
Trung tâm Y tế thành phố Huế
Tóm tắt
Bằng phương pháp mô tả điều tra ngang với 646 nữ nhân viên tại một số cơ sở dịch vụ giải trí
thành phố Huế đến khám chữa bệnh tại phòng khám STI - Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh
Thừa Thiên Huế và khoa sản – Trung tâm Y tế thành phố Huế năm 2008. Kết quả cho thấy tỷ lệ 46,4%
nữ nhân viên mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó, 33,0% nhiễm nấm Candida sinh
dục; 30,0% do lậu cầu; 27,0% viêm âm đạo vi khuẩn; 9,0% trùng roi sinh dục; 8,3% do Chlamydia;
3,0% do Herpes sinh dục; 2,0% giang mai và 1,0% sùi mào gà.
Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có liên quan đến: trình độ học vấn, nghề nghiệp,
tình trạng hôn nhân, sử dụng bao cao su đúng cách, uống bia rượu ( p<0,05). Chưa thấy mối liên
quan theo độ tuổi.
Từ khóa: các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nấm Candida, viêm âm đạo, lậu.
Abstract
A cross- sectional study was conducted in 646 staffs of entertainment faccilities of Hue city that
were checked up at STIs clinic - Thua Thien Hue Center of social diseases control and obstctrics


Department of Hue city medical center in year 2008, results: 46,44% staffs infected with
gynecological diseases; In there, 33,0% vaginal Candida; 30,6% gonorrhea; 27,1% vaginitis; 8,8
Trichomonas vaginal; 8,2% Chlamydia vaginal; 3,5% vaginal Herpes; 2,8% syphilis and 0,9% genital
wart vaginal. Sexually transmitted infections rate related to women's factors following:education
level, jobs, dancing-girl, bar-girl; condom use correctly; drinking beer, wine; (the difference is
statistical significant, p<0,05). There is unrelate by ages.
Key words. sexually transmitted diseases, vaginal Candida, vaginitis, gonorrhea.
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ là vấn đề quan trọng của y tế công cộng, nếu
không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả như vô sinh, ảnh hưởng chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Thành phố Huế - thành phố Festival, thành phố du lịch, trong những năm
gần đây xuất hiện nhiều cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí có những hoạt động mại dâm trá hình, giải pháp
can thiệp theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BYT ngày 15/01/2007 của Bộ Y tế về chương trình hành động
phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục đến năm 2010, chúng tôi tiến hành đề tài
"Nghiên cứu tình hình các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nữ nhân viên của một số cơ sở dịch vụ
giải trí tại thành phố Huế năm 2008" với mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ hiện mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nữ nhân viên của một số cơ sở
dịch vụ giải trí (karaoke, massage, cắt tóc nam nữ, nhà hàng) đến phòng khám STI- Trung tâm phòng,
chống bệnh xã hội tỉnh và khoa sản- Trung tâm y tế thành phố huế năm 2008.
2. Một số yếu tố liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả nữ nhân viên của một số cơ sở dịch vụ giải trí thành phố Huế được đội ngũ đồng đẳng viên
Đội công tác mở rộng thành phố Huế đưa đến khám chữa bệnh tại phòng khám STI - Trung tâm

62


phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và khoa sản – Trung tâm Y tế thành phố Huế từ
01/03/2008 đến 30/11/2008.
Phương pháp nghiên cứu mô tả điều tra ngang.

Cở mẫu nghiên cứu:
Tất cả nữ nhân viên của một số cơ sở dịch vụ giải trí thành phố Huế (bao gồm: tiếp viên nhà hàng,
massage, cắt tóc nam nữ, karaoke); ước tính có 640 đối tượng.
Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phần mềm thống kê EPI INFO 6.04.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1.Tỷ lệ hiện mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bảng 1.Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Có bệnh
Không bệnh
Tổng cộng

SL
300
346
646

TL %
46,4
53,6
100

646 nữ nhân viên của một số cơ sở dịch vụ giải trí thành phố Huế, tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục là 46,4%, thấp hơn Nguyễn Văn Quý (2005) nghiên cứu 100 gái mại dâm tại thành phố
Huế có tỷ lệ 66,0% [7] và cao hơn Võ Doãn Tuấn (2005) nghiên cứu 201 nữ nhân viên cơ sở vật lý trị
liệu tại quận Hải Châu, Đà Nẵng có tỷ lệ 27,9% [9].

Biểu đồ 1. Tỷ lệ mắc các tác nhân
Về tác nhân, tỷ lệ cao nhiễm nấm Candida sinh dục 33,6%; lậu cầu 30,0%; viêm âm đạo do vi
khuẩn 27,0%; tỷ lệ thấp nhiễm Herpes sinh dục, giang mai, sùi mào gà, không có nhiễm HIV/AIDS.

Tỷ lệ nhiễm lậu 30,0% tương đương nghiên cứu Nguyễn Văn Khanh (2005) tỷ lệ nhiễm lậu 31,8%
ở 125 gái mại dâm tại Hà Nội [6]; cao hơn Võ Doãn Tuấn (2005) tỷ lệ nhiễm lậu 2,50% trong 201 nữ
nhân viên cơ sở vật lý trị liệu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng [9].
Tỷ lệ nhiễm giang mai 2,0% thấp hơn các tác giả khác, như Nguyễn Văn Khanh( 2005) (8,00%) [6].
Nguyễn Vũ Thượng (2004), tỷ lệ nhiễm ở gái mại dâm Lai Châu (14,1%), Quảng Trị (17,0%), Đồng
Tháp (9,7%), An Giang (14,1%), Kiên Giang (11,9%) [8].
3.2. Một số yếu tố liên quan
Bảng 2.Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo trình độ học vấn
Trình độ
học vấn
Mù chữ
Lớp 1-5
Lớp 6-9
Lớp 10-12
Tổng cộng

CBLTQĐTD
SL
TL%
17
63,0
80
53,7
154
48,6
49
32,0
300
46,4


SL
10
69
163
104
348

Không bệnh
TL%
37,0
46,3
51,4
68,0
53,6

63

Tổng cộng

p

27
149
317
153
646

χ2=19,48
p<0,01



Tỷ lệ mắc CBLTQĐTD ở nữ nhân viên học vấn lớp 10-12 (32,0% ), lớp 6-9 là 48,6%; lớp 1-5 là
53,7% và mù chữ là 63,0%; (p< 0,01). Võ Doãn Tuấn (2005) nữ nhân viên có học vấn dưới lớp 3 là
34,1%; lớp 4-10 là 16,7% [9].
Bảng 3.Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo nghề nghiệp
CBLTQĐTD
SL
TL%
91
51,4
26
32,5
76
37,8
107
56,9
300
46,4

Nghề nghiệp
Cắt tóc nam nữ
Nhân viên massage
Nhân viên nhà hàng
Chạy xô karaoke
Tổng cộng

Không bệnh
SL
TL%
86

48,6
54
67,5
125
62,2
81
43,1
348
53,6

Tổng cộng

p

177
80
201
188
646

χ2=22,32
p<0,01

Nữ nhân viên massage (32,5%); nữ nhân viên nhà hàng (37,8%); làm cắt tóc nam nữ (51,4%); chạy
xô karaoke (56,9%); (p<0,01).
Bảng 4.Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo tình trạng hôn nhân
Tình trạng
hôn nhân
Chưa có
chồng

Đang có
chồng
Goá chồng,
ly dị, ly
thân
Tổng cộng

SL

CBLTQĐTD
TL%

SL

Không bệnh
TL%

Tổng cộng

p
χ2=10,09
p<0,01

145

42,8

194

57,2


339

15

33,3

30

66,7

45

140

53,4

122

46,6

262

300

46,4

348

53,6


646

Mắc bệnh ở nữ nhân viên đang có chồng (33,3%); nữ nhân viên chưa có chồng (42,8%); nữ nhân
viên goá chồng, ly dị, ly thân (53,4%); (p< 0,01). Tương đương nghiên cứu Võ Doãn Tuấn (2005) tỷ lệ
mắc bệnh ở nữ nhân viên có chồng là 15,2% thấp hơn chưa có chồng là 31,6% [9].
Bảng 5.Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo uống bia, rượu
Uống bia,
rượu
Uống bia,
rượu
Không uống
Tổng cộng

CBLTQĐTD
SL
TL%

Không bệnh
SL
TL%

231

69,8

100

69
300


21,9
46,4

246
348

Tổng cộng

p

30,2

331

χ2 =148,8
p<0,01

78,1
53,6

315
646

Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhân viên có uống bia rượu là 70,9% cao hơn nữ nhân viên không uống bia
rượu là 21,9%; (p < 0,01). Tập quán người Việt Nam là dùng bia, rượu để ăn mừng các buổi tiệc cưới
hỏi, giao tiếp xã hội, dùng để giải sầu… Chúng tôi cần nghiên cứu thêm, phân tích sâu hơn hành vi
uống bia, rượu ở phụ nữ liên quan đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bảng 6.Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo sử dụng bao cao su
Sử dụng bao cao su

Không đúng cách
Đúng cách
Tổng cộng

CBLTQĐTD
SL
TL%
78
65,6
205
42,4
283
46,9

Không bệnh
SL
TL%
41
34,4
279
57,6
320
53,1

Tổng cộng

p

119
484

603

χ2 =20,42

Tỷ lệ mắc CBLTQĐTD ở nữ nhân viên có sử dụng bao cao su không đúng cách 65,6% và sử dụng
bao cao su đúng cách 42,4%; (p<0,01); theo Bùi Thị Chi (2006), tỷ lệ phụ nữ sử dụng bao su khi quan
hệ phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục 70,36% [5]. Theo Điều tra Quốc gia về vị thành niên
và thanh niên Việt Nam (2003), 98,5% thanh thiếu niên biết rằng dùng bao cao su có thể phòng chống
HIV và các bệnh lây qua đường tình dục [4].

64


Nữ nhân viên sử dụng bao cao su trong tất cả các lần quan hệ tình dục là biện pháp can thiệp hữu
hiệu dự phòng nhiễm HIV, các tác nhân gây mắc CBLTQĐTD ở nữ nhân viên và kế hoạch hoá gia
đình. Hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích sử dụng bao cao su vẫn chưa đủ. Việc phòng, chống
HIV/AIDS và phòng mắc CBLTQĐTD là vấn đề quan trọng trong công tác truyền thông cộng đồng,
có một số tác nhân như Herpes sử dụng bao cao su không có tác dụng bảo vệ nếu không che phủ hết
các vết loét, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Do đó cần có sự phối hợp, nâng cao chất lượng trong
công tác khám chữa bệnh, quản lý, chăm sóc, điều trị và tư vấn nữ nhân viên phòng chống các bệnh
lây nhiễm qua đường tình dục.
IV.KẾT LUẬN
1. Tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Tỷ lệ 46,4% nữ nhân viên ở một số cơ sở dịch vụ giải trí tại thành phố Huế mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục. Trong đó, 33,0% nhiễm nấm Candida sinh dục; 30,0% do lậu cầu; 27,0% do viêm
âm đạo vi khuẩn; trùng roi sinh dục chiếm 9,0%; 8,3% do Chlamydia; 3,0% do Herpes sinh dục; 2,0%
giang mai và 1,0% sùi mào gà.
2. Một số yếu tố liên quan đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có liên quan đến:
-Nữ nhân viên có trình độ học vấn từ lớp 10-12 (32,0%); thấp hơn nữ nhân viên lớp 6-9 (48,6%);

lớp 1-5 (53,7%) và mù chữ (63,0%) ; (p <0,01)
- Nữ nhân viên massage (32,5%) thấp hơn nữ nhân viên nhà hàng (37,8%); cắt tóc nam nữ (51,4%);
nữ nhân viên chạy xô karaoke (56,9%); (p<0,01).
- Nữ nhân viên đang có chồng (33,3%) thấp hơn nữ nhân viên chưa có chồng (42,8%); đã từng có
chồng, góa chồng, ly dị ly thân (53,4%); (p<0,01).
- Nữ nhân viên sử dụng bao cao su không đúng cách (65,6%) cao hơn nữ nhân viên sử dụng bao cao
su đúng cách (42,4%); (p<0,01)
- Nữ nhân viên có uống bia rượu (69,8%) cao hơn nữ nhân viên không uống bia rượu (21,9%);
(p<0,01).
KIẾN NGHỊ
- Tuyên truyền, chăm sóc và điều trị sớm nữ nhân viên mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
là một nhiệm vụ quan trọng của các ngành, các cấp, các địa phương.
- Tăng cường công tác tư vấn, giáo dục - truyền thông cả nữ và nam giới, các đối tượng có hành vi
nguy cơ cao và khuyến khích sử dụng bao cao su ở nữ nhân viên tại các cơ sở dịch vụ giải trí trong
quan hệ tình dục không an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2007), Chương trình hành động phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường
tình dục đến năm 2010, Hà Nội, tr. 3-6.
2. Bộ Y tế, Ban phòng chống AIDS, Vụ Y tế Dự phòng (2002), "Các vấn đề chung, quản lý các
nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục", Hướng dẫn quản lý, xử trí các nhiễm khuẩn lây truyền
qua đường tình dục, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 7-13.
3. Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng và Phòng, chống HIV/AIDS (2003), "Bệnh giang mai, bệnh lậu,
nhiễm Chlamydia đường sinh dục tiết niệu, bệnh trùng roi đường sinh dục, bệnh nấm Candida đường
sinh dục, viêm âm đạo do vi khuẩn, bệnh hạ cam, bệnh Herpes sinh dục, bệnh sùi mào gà sinh dục,
nhiễm HIV và AIDS", Xử lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 9-42.
4. Bộ y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (2005),
"Nhận thức, kiến thức và nguồn thông tin về sức khoẻ sinh sản", Điều tra Quốc gia về vị thành niên và
thanh niên Việt Nam, Hà Nội, tr. 54-57.
5. Bùi Thị Chi, Lê Thị Giỏ, Hoàng Thị Tâm (2008), "Tìm hiểu kiến thức thái độ thực hành và
hành vi về sức khoẻ sinh sản tình dục của phụ nữ Thừa Thiên Huế đến tại Trung tâm chăm sóc sức

khoẻ sinh sản năm 2006", Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị khoa học kỹ thuật ngành y tế Thừa Thiên
Huế lần thứ II năm 2008, ISSN 1859-1663, (596), tr. 182-192.
6. Nguyễn Văn Khanh và cộng sự (2005), “Tình hình nhiễm HIV, HCV, HBV, giang mai, lậu cầu
và sử dụng ma tuý ở gái mại dâm tại Hà Nội”, Tạp chí y học thực hành, Các công trình nghiên cứu
khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2000-2005, (528+529), tr. 359-360.

65


7. Nguyễn Văn Quý, Trần Thị Ngọc, Trần Thị Nết (2005), "Nghiên cứu các nhiễm khuẩn lây
qua đường tình dục ở phụ nữ mại dâm tại thành phố Huế năm 2005", Tạp chí Y học thực hành, Hội
nghị khoa học kỹ thuật ngành y tế Thừa Thiên Huế lần thứ II năm 2008 , ISSN 1859-1663, (596),
tr. 119-125.
8. Nguyễn Vũ Thượng và cộng sự (2004), “STI/HIV ở phụ nữ mại dâm trước và sau khi triển khai
dự án can thiệp cộng đồng hành động phòng chống HIV/AIDS, 5 tỉnh biên giới Việt Nam, 20022004”, Tạp chí y học thực hành, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 20002005, (528+529), Bộ Y tế, tr. 68-70.
9. Võ Doãn Tuấn (2006), “Nghiên cứu tình hình bệnh lây truyền qua đường tình dục của nữ nhân
viên các cơ sở vật lý trị liệu quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại
học Y khoa Huế, tr. 5-6, 39-51.

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI
VỀ PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
TRÊN NGƯỜI DÂN 15 – 49 TUỔI TẠI KHÁNH HÒA
Trương Tấn Minh *
Trần Văn Tin, Nguyễn Vũ Quốc Bình **
* Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa.
** Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa
Tóm tắt:
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm
HIV/AIDS trên người dân 15 – 49 tuổi tại Khánh Hòa”. được thực hiện tại tỉnh Khánh Hoà. Với
mục đích mô tả kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống HIV/AIDS trên người dân 15 – 49 tuổi tại

huyện Diên Khánh và Ninh Hòa từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao ý thức phòng chống
nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. Tiến hành điều tra trong vòng 07 tháng (từ tháng 6/2008 đến tháng
12-2008) Đối tượng nghiên cứu gồm 1040 người. Tiến hành phỏng vấn ghi bảng vấn lục. Số liệu được
phân tích và xử lý trên phần mềm EPI-INF0 2002. Kết quả thu được: 97,3% có xem tivi hàng ngày,
đọc báo hàng ngày chiếm 48,6% và 50,1% nghe đài hàng ngày. 97,1% người dân đã được nghe, biết
về HIV/AIDS. 88,2% biết đúng cả 3 đường lây truyền HIV. 83,6% biết đúng 3 cách phòng lây nhiễm
HIV. Đa số có thái độ đúng khi vợ/chồng (73,3% dùng BCS khi quan hệ tình dục), bạn bè bị nhiễm
HIV (87,3% động viên, an ủi) . 8,8% độc thân, chưa có gia đình nhưng đã có quan hệ tình dục trước
hôn nhân, 28,6% chưa bao giờ sử dụng BCS khi quan hệ tình dục. 0,3% có sử dụng ma tuý. 3,0% có
xăm mình. 38,3% biết tại địa phương mình đã triển khai phòng VCT.
SUMMARY
The research: “Describe knowledges, attitudes, behaviors about preventing HIV / AIDS on
people 15-49 years old in Dien Khanh and Ninh Hoa District, Khanh Hoa Province” was conducted
in Khanh Hoa. In order to describe the knowledges, attitudes, behaviors on HIV/AIDS on people 1549 years old in Dien Khanh and Ninh Hoa districts, since then provide them knowledge about
HIV/AIDS and to guide how to prevention HIV transmission themselve. Cross-section survey has
been implemented with 1040 people 15-49 years old from June to December 2008. They were
interviewed. The analysis of data was displayed by EPI-INFO 2002 software program. This study
showed that 97,1% have heard about HIV/AIDS, 88,2% knew three ways to transmit HIV and 83,6%
three ways to prevent HIV infection. Almost of them were discrimination and stigmatization with the
HIV infected persons. 8,8% unmarried have had sexual intercourse, 28,6% of them have never used
condom when sexual intercourse. 0,3% using drugs. 3,0% tattooing, 38,3% know exactly there are
VCT rooms in district now ./.

66


I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây các nỗ lực toàn cầu trong việc ứng phó với đại dịch AIDS đã có nhiều tiến triển
khả quan, trong đó bao gồm việc gia tăng tiếp cận với các phương pháp điều trị và các chương trình dự
phòng có hiệu quả. Tuy nhiên cả số người sống với HIV và số người tử vong do AIDS vẫn đang tiếp tục

tăng lên. Hình thái dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, các trường hợp nhiễm
HIV/AIDS chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, mại dâm.
Tại Khánh Hoà trường hợp nhiễm HIV đầu tiên dược phát hiện vào tháng 04/1993 tại Trung tâm
phòng chống lạm dụng ma tuý Tỉnh. Đến nay dịch HIV/AIDS ở Khánh Hoà đã chuyển sang giai đoạn
II, giai đoạn phát hiện nhiều bệnh nhân AIDS và có người tử vong do AIDS. Theo thống kê của Trung
tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa đến 31/12/2008 toàn tỉnh đã phát hiện 2210 người nhiễm
HIV, 1089 đã tiến triển đến giai đoạn AIDS và đã có 818 người tử vong. Nhiễm HIV không còn chỉ ở
những người nghiện chích ma tuý mà dịch đã lây sang nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ thấp như
Tân binh, vợ/chồng, con của người nhiễm . . .
Trước thực trạng tình hình nhiễm HIV/AIDS của Tỉnh Khánh Hoà như vậy, Nhằm mô tả kiến thức,
thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS, trong người dân nhóm tuổi 15 - 49 tại huyện Diên
Khánh và Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “
Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS trên người dân 15 – 49 tuổi
tại huyện Diên Khánh và Ninh Hòa tỉnh Khánh Hoà “.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
1. Mô tả kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS người dân trong nhóm
tuổi 15 - 49 tại huyện Diên Khánh và Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa.
2. Mô tả các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV của người dân trong nhóm tuổi 15 - 49 tại huyện Diên
Khánh và Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa.
3. Đánh giá hiệu quả các nội dung và hình thức truyền thông đang triển khai thực hiện đối với
người dân trong nhóm tuổi 15 - 49 tại huyện Diên Khánh và Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa.
4. So sánh nhận thức về HIV/AIDS của người dân trong nhóm tuổi 15 - 49 tại huyện Diên Khánh
và huyện Ninh Hòa.
Từ đó đưa ra những kiến thức kiến nghị nhằm nâng cao ý thức phòng chống nhiễm HIV/AIDS trong
cộng đồng tỉnh Khánh Hoà
II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Người dân trong độ tuổi 15 - 49 tại huyện Diên Khánh và Ninh Hòa tỉnh Khánh Hoà. Thời gian
thực hiện 07 tháng (từ tháng 6-2008 đến tháng 12-2008)
Thiết kế nghiên cứu : Đề tài được thực hiện theo thiết kế nghiên cứu mô tả có phân tích với cuộc
điều tra cắt ngang.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Cỡ mẫu cho 02 huyện Diên Khánh và Ninh Hòa là 1040
người dân trong độ tuổi 15 – 49. Chọn mẫu theo phương pháp mẫu chùm nhiều giai đoạn (multistage cluster sampling)
Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu: Điều tra viên gặp từng đối tượng để phỏng vấn
bằng bảng hỏi. Các phiếu điều tra đều được xử lý thô, loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, sau đó
nhập và xử lý phiếu theo chương trình phần mềm EPI-INFO 2002.
III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN:
Bảng 1: Người dân hiểu biết về HIV/AIDS
Nghe, biết về HIV/AIDS
Nghe về HIV/AIDS
Kênh nhận thông tin
Tivi
Đài
Báo, tạp chí
Cán bộ y tế
Tranh áp phích
Bạn bè
Tờ rơi, cuốn sách nhỏ
IEC tại Xã phường

Diên Khánh
n
%
508
97,7

Ninh Hòa
n
%
502
96,5


Tổng cộng
n
%
1010
97,1

479
286
190
181
130
162
118
113

496
292
222
208
149
100
141
115

975
578
412
389
279

262
259
228

94,3
56,3
37,4
35,6
25,6
31,9
23,2
22,2

98,8
58,2
44,2
41,4
29,7
19,9
28,1
22,9

96,5
57,2
40,8
38,5
27,6
25,9
25,6
22,6


Kết quả bảng 1 cho thấy 97,7% đối tượng nghiên cứu tại Diên Khánh, 96,5% ở Ninh Hòa đã được
nghe, biết về HIV/AIDS.

67


Nguồn nhận thông tin nhiều nhất của các đối tượng nghiên cứu về HIV/AIDS là qua tivi, tại Diên
Khánh là 94,3% và Ninh Hòa là 98,8%.
Bảng 2: Người dân biết các đường lây truyền HIV
Đường lây truyền HIV
Biết HIV có lây truyền
Nhận thức về đường lây truyền HIV
Biết đúng 3 đường
Biết đúng 2 đường
Biết đúng 1 đường
Biết sai
Nhận thức về đường không lây truyền
Muỗi đốt
Dùng chung các vật dùng sinh hoạt
Giao tiếp thông thường

Diên Khánh
n
%
485
93,3

Ninh Hòa
n

%
508
97,7

Tổng cộng
n
%
993
95,5

422
469
482
3

87,0
96,7
99,4
0,6

454
498
508
0

89,4
98,0
100,0
0,0


876
967
990
3

88,2
97,4
99,7
0,3

396
434
424

81,6
89,5
87,4

307
471
472

60,4
92,7
92,9

703
905
896


70,8
91,1
90,2

93,3% đối tượng nghiên cứu huyện Diên Khánh và 97,7% huyện Ninh Hòa biết đúng có thể phòng
lây truyền HIV từ người này sang người khác.
Tại Diên Khánh 87,0% đối tượng nghiên cứu đã biết đúng cả 3 đường lây tuyền HIV, tại Ninh Hòa
tỷ lệ này là 89,4% biết đúng cả 3 đường lây tuyền HIV
HIV có thể lây truyền khi dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích là đường lây truyền các đối
tượng nghiên cứu biết nhiều nhất, tại huyện Ninh Hòa và Diên Khánh 98,4% đối tượng nghiên cứu đã
biết đúng về con đường này có thể lây truyền HIV.
Có đến 39,6% đối tượng nghiên cứu tại Ninh Hòa cho rằng muỗi đốt có thể lây truyền HIV, 12,6%
đối tượng nghiên cứu tại Diên Khánh lại cho rằng HIV có thể lây truyền qua các giao tiếp thông thường.
Bảng 3: Người dân biết cách phòng lây truyền HIV
Cách phòng nhiễm HIV
Biết cách phòng nhiễm HIV
Biết đúng cách
Đúng 03 cách
Đúng 02 cách
Đúng 01 cách

Diên Khánh
n
%
491
94,4

Ninh Hòa
n
%

502
96,5

Tổng cộng
n
%
993
95,5

418
475
491

412
489
502

830
964
993

85,1
96,7
100

82,1
97,4
100

83,6

97,1
100

94,4% đối tượng nghiên cứu huyện Diên Khánh và 96,5% huyện Ninh Hòa biết đúng có thể phòng
lây truyền HIV từ người này sang người khác.
85,1% đối tượng nghiên cứu huyện Diên Khánh và 82,1% đối tượng nghiên cứu huyện Ninh Hòa
biết đúng cả 03 cách phòng lây truyền HIV.
Bảng 4: Thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với người nhiễm HIV.
Thái độ đối với người nhiễm
HIV/AIDS
Vợ/chồng bị nhiễm HIV
Ly hôn
Ly thân
Dùng BCS khi QHTD
Không biết
Khác
Tổng cộng
Bạn thân bị nhiễm HIV
Xa lánh, tránh tiếp xúc
Đưa đi ở riêng
Động viên, an ủi
Chăm sóc
Báo cho người khác biết
Không biết
Khác

Diên Khánh
n
%


Ninh Hòa
n

%

n

Tổng cộng
%

40
29
337
112
2
520

7,7
5,6
64,8
21,5
0,4
100

10
14
425
69
2
520


1,9
2,7
81,7
13,3
0,4
100

50
43
762
181
4
1040

4,8
4,1
73,3
17,4
0,4
100

29
34
427
143
19
29
0


5,6
6,5
82,1
27,5
3,7
5,6
0,0

15
6
481
253
65
15
4

2,9
1,2
92,5
48,7
12,5
2,9
0,8

44
40
908
396
84
44

4

4,2
3,8
87,3
38,1
8,1
4,2
0,4

73,3% đối tượng nghiên cứu dùng bao cao su khi quan hệ tình dục khi vợ/chồng mình bị nhiễm
HIV/AIDS. Vẫn còn 8,9% ly hôn, ly thân khi biết vợ/chồng mình bị nhiễm HIV/AIDS.

68


87,3% đối tượng nghiên cứu sẽ động viên, an ủi khi bạn mình bị nhiễm HIV/AIDS, vẫn còn 8,0%
xa lánh, tránh tiếp xúc hoặc đưa bạn mình đi ở riêng một nơi khác khi biết bạn mình bị nhiễm
HIV/AIDS.
60,9% đối tượng nghiên cứu không đồng ý quan điểm người nhiễm HIV/AIDS vẫn lập gia đình, khi
người nữ bị nhiễm HIV/AIDS, 67,8% khuyên người nữ nhiễm không nên sinh con và 37,6% khuyên
người nữ nhiễm đến phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện để được tư vấn về HIV/AIDS
Bảng 4: Hành vi QHTD của đối tượng nghiên cứu
Lịch sử quan hệ tình dục
Đã có QHTD
Đã SD BCS khi QHTD
Thường xuyên SD BCS
Lần nào cũng dùng
Hầu hết là dùng
Thỉnh thoảng dùng

Tổng cộng
QHTD trước hôn nhân
SD BCS khi QHTD trước hôn
nhân

Diên Khánh
n
%
331
63,7
230
69,5

Ninh Hòa
n
%
333
64,0
161
48,3

Tổng cộng
n
%
664
63,8
391
58,9

15

59
156
230
19

6.5
25.7
67.8
100
9,4

41
25
95
161
16

25.5
15.5
59.0
100
8,1

56
84
251
391
35

14.3

21.5
64.2
100
8,8

15

78,9

10

62,5

25

71,4

63,8% đối tượng nghiên cứu đã có quan hệ tình dục, trong số họ có đến 41,1% chưa bao giờ sử
dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Với những người có sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có đến 64,2% thỉnh thoảng mới dùng
bao cao su. Lý do không dùng bao cao su, 6,1% cho rằng vì không có sẵn bao cao su.
Trong nhóm nghiên cứu, 8,8% mặc dù là độc thân nhưng đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Điều
đáng quan tâm là có đến 28,6% quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng không sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục
Kết quả nghiên cứu theo các khu vực:
Tại thành thị. 96,0% đối tượng nghiên cứu đã nghe, biết về HIV/AIDS, trong khi đó vùng nông
thôn có đến 97,2%, khu vực miền núi 99,4% đối tượng nghiên cứu đã nghe, biết về HIV/AIDS.
99,4% đối tượng nghiên cứu tại khu vực miền núi, 98,1% tại khu vực nông thôn biết HIV có lây
truyền từ người này qua người khác. Trong khi đó tại thành thị chỉ có 90,7% biết HIV có lây truyền từ
người này qua người khác.

Biết đúng về cả 03 đường lây truyền, cũng như trên, tại khu vực thành thị (chiếm 84,8%) thấp hơn
vùng nông thôn (Chiếm 88,9%) và khu vực miền núi (Chiếm 93,6%)
98,1% đối tượng nghiên cứu tại thành thị cho rằng có khả năng lây truyền HIV khi sử dụng chung
bơm kim tiêm khi tiêm chích, vùng nông thôn 98,3% đồng ý, tại khu vực miền núi thì có đến 99,4%
đối tượng nghiên cứu cho rằng HIV có thể lây truyền qua đường này
87,8% đối tượng nghiên cứu tại thành thị cho rằng có khả năng HIV lây truyền khi quan hệ tình dục
không dùng bao cao su, vùng nông thôn 93,5% đồng ý, tại khu vực miền núi thì có đến 97,1% đối
tượng nghiên cứu cho rằng HIV có thể lây truyền qua đường này.
98,1% đối tượng nghiên cứu tại thành thị cho rằng có khả năng HIV lây truyền từ mẹ bị nhiễm sang
con, vùng nông thôn 91,9% đồng ý, tại khu vực miền núi thì 96,0% đối tượng nghiên cứu cho rằng
HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mẹ đã bị nhiễm HIV.
Vẫn còn 34,4% đối tượng nghiên cứu ở vùng nông thôn cho rằng muỗi đốt có thể lây truyền HIV,
26,3% ở thành thị và 21,4% đối tượng nghiên cứu ở khu vực miền núi cho rằng muỗi đốt có thể lây
truyền HIV.
5,3% đối tượng nghiên cứu ở thành thị cho rằng HIV có thể lây qua các giao tiếp thông thường.
8,7% đối tượng nghiên cứu tại khu vực miền núi và 13,7% vùng nông thôn cho rằng HIV có thể lây
qua các giao tiếp thông thường.
96,7% đối tượng nghiên cứu tại thành thị biết có thể phòng lây truyền HIV từ người này sang người
khác. Tại khu vực miền núi có đến 99,4% biết đúng có thể phòng lây truyền HIV, tuy nhiên tại vùng
nông thôn chỉ có 92,9% đối tượng nghiên cứu tại thành thị biết có thể phòng lây truyền HIV từ người
này sang người khác.
87,3% đối tượng nghiên cứu tại khu vực miền núi biết đúng cả 03 cách phòng lây truyền HIV từ
người này sang người khác, Thành thị có 86,2% và vùng nông thôn chỉ có 79,8% đối tượng nghiên cứu
biết đúng cả 03 cách phòng lây truyền HIV từ người này sang người khác.

69


Cách phòng lây truyền các đối tượng biết nhiều nhất là không dùng bơm kim tiêm chung khi tiêm
chích, thành thị có 99,7%, nông thôn 99,1% và tại khu vực miền núi có 98,3% biết đúng không dùng

bơm kim tiêm chung khi tiêm chích có thể phòng lây truyền HIV từ người này sang người khác.
31,2% đối tượng nghiên cứu tại khu vực miền núi cho rằng nằm màn tránh muỗi đốt có thể lây
truyền HIV, vùng nông thôn tỷ lệ này là 26,7% và thành thị cũng vẫn có đến 20,5% đối tượng nghiên
cứu cho rằng nằm màn tránh muỗi đốt có thể lây truyền HIV.
40,9% đối tượng nghiên cứu vùng nông thôn cho rằng không sống chung với người nhiễm
HIV/AIDS thì có thể phòng lây truyền HIV từ người này sang người khác.
7,7% đối tượng nghiên cứu ở vùng nông thôn cho rằng chỉ cần nhìn bên ngoài có thể biết được
người đó có bị nhiễm HIV hay không. Có đến 41,5% đối tượng nghiên cứu ở thành thị không biết là
nhìn bên ngoài có thể biết được người đó có bị nhiễm HIV hay không, tỷ lệ này lên đến 48,3% ở các
đối tượng nghiên cứu tại khu vực miền núi.
Kết quả nghiên cứu theo nhóm dân tộc:
97,1% đối tượng nghiên cứu người dân tộcKinhđã từng nghe, biết về HIV/AIDS, các dân tộc khác
chỉ có 96,8% đã được nghe, biết về HIV/AIDS
Người Kinh nhận được thông tin về HIV/AIDS qua tivi rất cao (Chiếm 96,8%). 93,3% người dân
tộc khác đã nhận thông tin qua đài phát thanh, radio.
Qua cán bộ y tế người dân tộc khác có đến 76,7% nhận được thông tin về HIV/AIDS, tỷ lệ này chỉ
có 37,3% ở người dân tộc Kinh.
95,4% người dân tộc Kinh biết HIV có lây truyền từ người này qua người khác. Người dân tộc khác
tỷ lệ này là 96,8%.
88,0% người dân tộc Kinh trong nhóm nghiên cứu biết đúng về cả 03 đường lây truyền HIV/AIDS,
trong khi đó người dân tộc khác có đến 96,7% biết đúng về cả 03 đường lây truyền HIV/AIDS.
Khi hỏi về HIV lây truyền qua dùng chung bơm kim tiêm, tất cả 100,0% người dân tộc khác trong
nhóm nghiên cứu biết đúng HIV có thể lây truyền qua dùng chung bơm kim tiêm và nhóm người Kinh
chỉ có 98,3% biết đúng đường lây này.
100,0% người dân tộc khác cho rằng có khả năng HIV lây truyền khi quan hệ tình dục không dùng
bao cao su, nhóm dân tộc Kinh tỷ lệ này chỉ chiếm 91,8%.
96,7% đối tượng nghiên cứu người dân tộc khác cho rằng có khả năng HIV lây truyền từ mẹ bị
nhiễm sang con, còn dân tộc Kinh tỷ lệ này chỉ có 94,8%.
Vẫn còn 53,3% đối tượng nghiên cứu người dân tộc khác cho rằng muỗi đốt có thể lây truyền HIV.
Tỷ lệ rất cao đối tượng nghiên cứu cho rằng HIV có thể lây qua các giao tiếp thông thường, 96,7%

người dân tộc Kinh và 90,0% người dân tộc khác đã cho rằng HIV có thể lây qua các giao tiếp thông
thường.
95,47% người dân tộc Kinh, 96,8% người dân tộc khác biết có thể phòng lây truyền HIV từ người
này sang người khác.
Người dân tộc khác, có đến 86,7% biết đúng cả 03 cách phòng lây truyền HIV từ người này sang
người khác, người dân tộc Kinh tỷ lệ này chỉ có 83,5%.
Cách phòng lây truyền các đối tượng biết nhiều nhất là không dùng bơm kim tiêm chung khi tiêm
chích, có
99,2% người dân tộc Kinh, 100,0% người dân tộc khác biết đúng có thể phòng lây truyền HIV khi
không dùng chung bơm kim tiêm chung.
Đáng lưu ý, 24,3% người dân tộc Kinh, 50,0% người dân tộc khác cho rằng nằm màn tránh muỗi
đốt có thể lây truyền HIV.
23,9% người dân tộc Kinh và 10,0% người dân tộc khác cho rằng không sống chung với người
nhiễm HIV/AIDS thì có thể phòng lây truyền HIV từ người này sang người khác.
5,8% người dân tộc Kinh và 51,6% người dân tộc khác cho rằng chỉ cần nhìn bên ngoài có thể biết
được người đó có bị nhiễm HIV hay không.

KẾT LUẬN
97,7% đối tượng nghiên cứu tại Diên Khánh, 96,5% ở Ninh Hòa đã được nghe, biết về HIV/AIDS.
Tivi là kênh nhận được thông tin nhiều nhất .
93,3% đối tượng nghiên cứu huyện Diên Khánh và 97,7% huyện Ninh Hòa biết đúng có thể phòng
lây truyền HIV từ người này sang người khác.

70


94,4% đối tượng nghiên cứu huyện Diên Khánh và 96,5% huyện Ninh Hòa biết đúng có thể phòng
lây truyền HIV từ người này sang người khác.
87,3% đối tượng nghiên cứu sẽ động viên, an ủi khi bạn mình bị nhiễm HIV/AIDS, vẫn còn 8,0%
xa lánh, tránh tiếp xúc hoặc đưa bạn mình đi ở riêng một nơi khác khi biết bạn mình bị nhiễm

HIV/AIDS.
63,8% đối tượng nghiên cứu đã có quan hệ tình dục, trong số họ có đến 41,1% chưa bao giờ sử
dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
8,8% đối tượng nghiên cứu mặc dù là độc thân nhưng đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Điều
đáng quan tâm là có đến 28,6% quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng không sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục
Tại thành thị. 96,0% đối tượng nghiên cứu đã nghe, biết về HIV/AIDS, trong khi đó vùng nông
thôn có đến 97,2%, khu vực miền núi 99,4% đối tượng nghiên cứu đã nghe, biết về HIV/AIDS.
99,4% đối tượng nghiên cứu tại khu vực miền núi, 98,1% tại khu vực nông thôn biết HIV có lây
truyền từ người này qua người khác. Trong khi đó tại thành thị chỉ có 90,7% biết HIV có lây truyền từ
người này qua người khác.
96,7% đối tượng nghiên cứu tại thành thị biết có thể phòng lây truyền HIV từ người này sang người
khác. Tại khu vực miền núi có đến 99,4% biết đúng có thể phòng lây truyền HIV, tuy nhiên tại vùng
nông thôn chỉ có 92,9% đối tượng nghiên cứu tại thành thị biết có thể phòng lây truyền HIV từ người
này sang người khác.
97,1% đối tượng nghiên cứu người dân tộc Kinh đã từng nghe, biết về HIV/AIDS, các dân tộc khác
chỉ có 96,8% đã được nghe, biết về HIV/AIDS
Người Kinh nhận được thông tin về HIV/AIDS qua tivi rất cao (Chiếm 96,8%). 93,3% người dân
tộc khác đã nhận thông tin qua đài phát thanh, radio.
95,4% người dân tộc Kinh biết HIV có lây truyền từ người này qua người khác. người dân tộc khác
tỷ lệ này là 96,8%.
95,47% người dân tộc kinh, 96,8% người dân tộc khác biết có thể phòng lây truyền HIV từ người
này sang người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Huy Giang, Nguyễn Đình Đáng và CS (2000), “ Một số nhận xét về kiến thức, hành vi của
thanh niên Thái Bình về phòng chống HIV/AIDS ”, Y học thực hành-Kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học về HIV/AIDS từ năm 1997-1999.
2. Nguyễn Thị Kim Tiến, (2003)“ Hiểu biết của học sinh, sinh viên về ma túy, HIV/STI và các hành
vi có liên quan tại một tỉnh đồng bằng sông cửu long ”
3. Nguyễn Trần Hiển, (2005) “Hành vi tình dục của nhóm nam thanh niên tuổi từ 16 - 29 có sử

dụng ma tuý tại Hà Nội năm 2005 ”.
4. Võ Minh Phúc (2000), “ Khảo sát kiến thức, thái độ, lòng tin và thực hành (KABP) về AIDS của
học sinh cấp III tỉnh Bạc Liêu ”, Y học thực hành-Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS
từ năm 1997-1999.
5. Trường Đại Học Y Hà Nội (1998), “ Nghiên cứu ngang “, Phương pháp nghiên cứu khoa học.
6. AEGILE FER NANDEZ, ALI REMMELTS, IVAN WOLFFERS ET AL (1997), “ HIV/AIDS
knowledge of Philippines housemaids in Malaysia“, 4th international congress on AIDS inAsia and the
Pacific, October 25-29.
7. Christina P.Linda, Peter Lurie, Jeffrey S.Mandel et al (1997), Rising HIV infection rates in Ho
Chi Minh City herald emerging AIDS epidemic in Vietnam, Viet Nam.
8. ZHOU BAIPING, WU QIKAI, XU LIUMEL (1997), “ Survey on knowledge and attitude
among high school students in Shenzhen, P. R. China ”, 4th international congress on AIDS inAsia
and the Pacific, October 25-29.

71


ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI
VỀ PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
VÀ ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ NHIỄM HIV/AIDS
TRÊN NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI KHÁNH HÒA
Trương Tấn Minh *
Trần Văn Tin, Nguyễn Vũ Quốc Bình, Trần Thị Kim Dung **
* Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa.
** Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu khoa học:"Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm
HIV/AIDS và đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên nhóm nghiện chích ma túy tại Khánh Hòa"
được thực hiện tại tỉnh Khánh Hoà. Với mục đích mô tả kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống
HIV/AIDS và đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm người tiêm chích ma túy tại tỉnh từ đó đưa

ra những kiến nghị nhằm nâng cao ý thức phòng chống nhiễm HIV/AIDS trong nhóm có hành vi nguy
cơ cao tại địa phương. Tiến hành điều tra trong vòng 6 tháng (từ tháng 7/2008 đến tháng 12-2008).
Đối tượng nghiên cứu gồm 450 người. Tiến hành phỏng vấn ghi bảng vấn lục và lấy máu xét nghiệm
HIV. Số liệu được phân tích và xử lý trên phần mềm EPI-INF0 2002. Kết quả thu được: 100,0% đối
tượng nghiên cứu đã được nghe, biết về HIV/AIDS. 97,6% biết đúng cả 3 đường lây truyền HIV;
96,4% biết đúng 3 cách phòng lây nhiễm HIV. Đa số có thái độ đúng khi vợ/chồng (87,8% dùng BCS
khi quan hệ tình dục), bạn bè bị nhiễm HIV (92,4% động viên, ủi). 74,7% độc thân, chưa có gia đình
nhưng đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân. 53,8% sử dụng ma túy khi chưa đến 20 tuổi. Có 10,0%
đối tượng nghiên cứu đã từng sử dụng BKT người khác đã dùng trong 6 tháng vừa qua. Tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm nghiên cứu là 12,8%.
SUMMARY
The research: “Investigate the Knowledge, Attitudes, Behaviors about HIV/AIDS and evaluation
of HIV/AIDS in the IDU group in Khanh Hoa province” was conducted in Khanh Hoa. In order to
describe the knowledge, attitudes, behaviors about HIV/AIDS and assessment rate of HIV / AIDS in the
IDU groups in the province , after there to provide them knowledge about HIV/AIDS and to guide how
to prevention HIV transmission themselve. Cross-section survey has been implemented with 450 IDUs
from July to December 2008. They were interviewed. The analysis of data was displayed by EPI-INFO
2002 software program. This study showed that 100,0% have heard about HIV/AIDS, 97,6% knew three
ways to transmit HIV and 96,4% three ways to prevent HIV infection. Almost all of them had correct
attitude when their wives/husbands (87.8% used condom when having sex) and friends infected with HIV
(92.4% encouraged and consoled). 74,7% unmarried have had sexual intercourse, 53.8% had never
used condom when having sex. 13.3% had ever used needles and syringes that the other used in the last
six months, 3.3% of them cleaned needles and syringes correctly when sharing.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi năm trên toàn quốc phát hiện được trên 10.000 trường hợp nhiễm HIV. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS những đến nay dịch HIV vẫn chưa có dấu hiệu dừng
lại. Hình thái dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, các trường hợp nhiễm
HIV/AIDS chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, mại dâm.
Tại Khánh Hoà trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 04/1993 tại Trung tâm
phòng chống lạm dụng ma tuý Tỉnh. Đến nay dịch HIV/AIDS ở Khánh Hoà đã chuyển sang giai đoạn

II, giai đoạn phát hiện nhiều bệnh nhân AIDS và có người tử vong do AIDS. Theo thống kê của Trung
tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa đến 31/12/2008 toàn tỉnh đã phát hiện 2210 người nhiễm
HIV, 1089 đã tiến triển đến giai đoạn AIDS và đã có 818 người tử vong. Nhiễm HIV không còn chỉ ở
những người nghiện chích ma tuý mà dịch đã lây sang nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ thấp như
tân binh, vợ/chồng, con của người nhiễm . . .
Trước thực trạng tình hình nhiễm HIV/AIDS của Tỉnh Khánh Hoà như vậy, nhằm đánh giá kiến thức,
thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS nhóm đối tượng nghiện chích ma túy tại cộng đồng
tỉnh Khánh Hòa, Sở y tế tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Điều tra kiến thức,
thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS và đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm nghiện
chích ma túy tại tỉnh Khánh Hòa” .

72


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS/STI trên nhóm có hành vi
nguy cơ cao tại tỉnh Khánh Hòa.
2. Đánh giá hiệu quả các nội dung và hình thức truyền thông phòng lây nhiễm HIV/AIDS/STI đang
triển khai thực hiện đối với nhóm có hành vi nguy cơ cao tại tỉnh Khánh Hòa.
3. Mô tả các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và bệnh LTQĐTD trên nhóm có hành vi nguy cơ cao
tại tỉnh Khánh Hòa.
4. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm có hành vi nguy cơ cao tại tỉnh Khánh Hòa.
II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Người nghiện chích ma túy tại các huyện, thị, thành phố tỉnh Khánh Hòa. Thời gian thực hiện 06
tháng (từ tháng 7-2008 đến tháng 12-2008)
Thiết kế nghiên cứu : Đề tài được thực hiện theo thiết kế nghiên cứu mô tả có phân tích với cuộc
điều tra cắt ngang.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Cỡ mẫu là 450 người. Chọn mẫu theo phương pháp mẫu chùm
nhiều giai đoạn (multi-stage cluster sampling).
Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu: Điều tra viên gặp từng đối tượng để phỏng vấn

bằng bảng hỏi và tiến hành lấy máu xét nghiệm HIV. Các phiếu điều tra đều được xử lý thô, loại bỏ
các phiếu không đạt yêu cầu, sau đó nhập và xử lý phiếu theo chương trình phần mềm EPI-INFO
2002.
III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN:
Bảng 1: Nghe, biết về HIV/AIDS
Nghe, biết về HIV/AIDS
Nghe, biết về HIV/AIDS
Nguồn nhận thông tin về HIV/AIDS
Tivi
Đài phát thanh
Báo, tạp chí
Tờ rơi, sách nhỏ
Tranh, áp phích
Pano
Cán bộ y tế
Người trong gia đình
Bạn bè
Truyền thông trực tiếp nhóm nhỏ
Khác

Số người
450

Tỷ lệ %
100,0

356
173
164
252

169
206
268
33
220
356
169

79,1
38,4
36,4
56,0
37,6
45,8
59,6
7,3
48,9
79,1
37,6

100,0% đối tượng trong nhóm nghiên cứu đã nghe, biết về HIV/AIDS, kiến thức về HIV/AIDS họ
có được chủ yếu nhận qua các kênh truyền thông là Tivi, Đài, báo, tạp chí. Thông tin họ nhận nhiều
nhất qua tivi và qua nghe truyền thông trực tiếp nhóm nhỏ (Chiếm tỷ lệ 79,1%). Các kênh truyền thông
HIV/AIDS ngày càng phong phú, đa dạng, qua cán bộ y tế, tiếp cận tờ rơi, áp phích, pano đối tượng
nghiên cứu đã nhận được nhiều thông tin về HIV/AIDS.
Bảng 2: Biết các đường lây truyền HIV.
Đường lây truyền HIV
Biết HIV có lây truyền
Nhận thức về đường lây truyền
Biết đúng 03 đường

Biết đúng 02 đường
Biết đúng 01 đường
Nhận thức cụ thể về đường lây truyền
Sử dụng chung BKT
QHTD không dùng BCS
Mẹ nhiễm HIV truyền cho con
Nhận thức về đường không lây truyền
Không lây qua muỗi đốt

73

Số người
450

Tỷ lệ %
100,0

439
446
450

97.6
99.1
100.0

448
446
441

99.6

99.1
98.0

397

88,2


Không lây qua ăn uống chung
Ko lây qua giao tiếp thông thường

437
433

97,1
96,2

100,0% số đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu biết HIV có thể lây truyền từ người này qua
người khác. Trong số họ 97,6% biết đúng cả 3 đường lây truyền HIV qua đó là qua đường máu, quan hệ
tình dục và mẹ nhiễm HIV truyền cho con. Tất cả 100,0% biết đúng ít nhất một đường lây truyền HIV,
lây truyền qua đường máu được nhiều đối tượng nghiên cứu biết nhất (99,6%), 99,1% biết HIV có thể
lây truyền qua đường quan hệ tình dục và 98,0% biết HIV có thể do mẹ bị nhiễm truyền cho con. Điều
rất mừng, khẳng định hiệu quả của công tác thông tin giáo dục truyền thông phòng lây nhiễm HIV/AIDS
đang triển khai tại Khánh Hòa là không có người nghiện chích ma túy nào trong nhóm nghiên cứu không
biết hoặc biết sai về các đường lây truyền HIV.
Hơn 80,0% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu đã biết đúng các đường không lây truyền
HIV, tuy nhiên vẫn còn đến 11,8% không biết hoặc biết sai rằng muỗi đốt vẫn có thể lây truyền HIV,
đặc biệt một kiến thức rất cơ bản về HIV/AIDS nhưng có đến 3,8% đối tượng nghiên cứu lại không
nắm rõ, họ hoàn toàn không biết hoặc cho rằng HIV có thể lây qua các giao tiếp thông thường hàng
ngày như bắt tay, ôm hôn.

Bảng 3: Biết các cách phòng lây nhiễm HIV
Cách phòng nhiễm HIV/AIDS
Biết cách phòng nhiễm HIV
Nhận thức về cách phòng nhiễm
Biết đúng 03 cách
Biết đúng 02 cách
Biết đúng 01 cách
Biết sai
Nhận thức cụ thể về cách phòng lây nhiễm
Không dùng chung BKT
Luôn luôn SD BCS khi QHTD với người khác
Người nữ nhiễm HIV/AIDS không nên mang thai, sinh con
Nhận thức sai về cách phòng lây nhiễm HIV
Nằm màn tránh muỗi đốt
Không sống chung với người nhiễm HIV/AIDS

Số người
450

Tỷ lệ %
100,0

434
445
449
1

96.4
98.9
99.8

0.2

449
447
434

99,8
99,3
96,4

41
42

9,1
9,3

100,0% người nghiện chích ma túy trong nhóm nghiên cứu biết HIV có thể phòng tránh lây nhiễm
từ người này sang người khác. Trong số họ 96,4% biết đúng cả 3 cách phòng lây nhiễm HIV, 99,8%
biết đúng ít nhất một cách phòng nhiễm HIV, 99,3% biết đúng dùng bao cao su khi quan hệ tình dục
có thể phòng nhiễm HIV, liên quan đến hành vi nguy cơ mà đối tượng nghiên cứu có thể thực hiện,
99,8% biết đúng không dùng chung bơm kim tiêm để phòng nhiễm HIV và 96,4% biết đúng nguời mẹ
nhiễm HIV không nên mang thai, sinh con để phòng lây nhiễm cho con. Chỉ có 0,2% hoàn toàn không
biết hoặc biết sai về các cách phòng tránh lây nhiễm HIV từ người này sang người khác.
Tuy nhiên vẫn còn 9,1% đối tượng nghiên cứu cho rằng nằm màn tránh muỗi đốt có thể phòng lây
truyền HIV từ người này qua người khác và 9,3% phòng lây nhiễm HIV bằng cách không sống chung
với người nhiễm HIV/AIDS.
30,4% đối tượng nghiên cứu có hiểu biết về điều trị thay thế bằng methadone, Trong số họ 81,0%
biết được lợi ích của phương pháp này là uống, không tiêm, chính điều này đã làm giảm sự lây truyền
HIV qua đường máu do tiêm chích ma túy, 67,2% cho rằng dùng methadone sẽ giảm tái nghiện và
51,8% biết răng Methadone rẽ tiền hơn so với tiêm chích Heroin hiện nay của đối tượng.


74


Bảng 4: Thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ đối với người nhiễm
Khi vơ/chồng bị nhiễm HIV
Ly hôn
Ly thân
Dùng BCS khi QHTD
Không biết
Khác
Tổng cộng
Khi bạn bị nhiễm HIV
Xa lánh
Đưa đi ở riêng
Động viên, an ủi
Chăm sóc
Báo cho người khác biết
Không biết
Khác

Số người

Tỷ lệ %

4
13
395
32

6
450

0.9
2.9
87.8
7.1
1.3
100.0

2
10
416
212
2
11
6

0.4
2.2
92.4
47.1
0.4
2.4
1.3

87,8% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu có thái độ đúng khi vợ/chồng mình bị nhiễm
HIV/AIDS, vẫn sống chung và dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Còn 3,1% lại cho rằng sẽ ly dị,
ly hôn hoặc không gần gũi, không bao giờ quan hệ tình dục nữa nếu vợ chồng mình bị nhiễm HIV.
92,4% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu động viên, an ủi và nếu bạn thân mình bị

nhiễm HIV. 47,1% chăm sóc khi chẳng may bạn mình bị nhiễm HIV. Vẫn còn 3,0% có thái độ không
đúng khi bạn mình bị nhiễm HIV/AIDS trong số đó 0,4% sẽ xa lánh, không chơi chung nữa, 2,2% đề
nghị đưa bạn mình đi ở riêng một nơi xa để tránh lây lan cho người khác. Đặc biệt 0,4% có ý tưởng sẽ
báo cho nhiều người khác biết để phòng tránh lây lan cho mọi người.
Bảng 5: Lịch sử quan hệ tình dục
Lịch sử QHTD
ĐTNC đã có QHTD
QHTD trước hôn nhân của người độc thân
Sử dụng BCS khi QHTD 6 tháng qua

Số người
370
233
270

Tỷ lệ %
82,2
74,7
87,1

Có đến 74,7% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu còn độc thân, chưa có gia đình
nhưng đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân. 2,5% đã quan hệ tình dục lần đầu tiên khi chưa đến 18
tuổi. Trong 6 tháng qua, khi quan hệ tình dục có đến 12,9% số đối tượng nghiên cứu không sử dụng
bao cao su.
Bảng 6: Tuổi lần đầu sử dụng ma túy
Tuổi lần dầu tiên SD ma tuý
< 13 tuổi
13 – 19
20 -29
30 -39

40-49
> 49
Tổng cộng

Số người
8
234
179
21
7
1
450

Tỷ lệ %
1.8
52.0
39.7
4.7
1.6
0.2
100.0

Hơn 90,0% đối tượng nghiên cứu bắt đầu sử dụng khi chưa đến 30 tuổi. Có đến 53,8% đối tượng
nghiên cứu đã bắt đầu sử dụng ma túy khi chưa đến 20 tuổi, có 1,8% sử dụng ma túy lần đầu khi chưa
đến 13 tuổi.

75


Bảng 7: Lý do sử dụng ma túy

Lý do sử dụng ma tuý
Bạn bè rủ rê
Ham vui
Thử cho biết
Buồn gia đình
Buồn tình duyên
Tương lai bế tắc
Khác

Số người
313
168
146
93
30
11
3

Tỷ lệ %
69.6
37.3
32.4
20.7
6.7
2.4
0.7

69,6% đối tượng nghiên cứu sử dụng ma túy là do bạn bè rủ rê, 37,3% do ham vui, đua đòi bạn bè
nên lao vào ma túy. 32,4% sử dụng ma túy vì tính tò mò, muốn thử cho bieest nên dẫn đến nghiện
nghập. Vẫn còn 24,6% vì buồn gia đình, buồn tình duyên nên đã lao vào con đường ma túy.

Bảng 8: Hình thức sử dụng ma túy lần đầu
Sử dụng ma tuý lần đầu
Hít, ngửi
Hút
Tiêm chích
Tổng cộng

Số người
60
165
225
450

Tỷ lệ %
13,3
36,7
50,0
100.0

50,0% đối tượng nghiên cứu tiêm chích ngay từ lần đầu tiên sử dụng ma túy, 36,7% trải qua giai
đoạn hút trước rồi mới chuyển sang tiêm chích.
Bảng 9: Số năm sử dụng ma túy
Số năm sử dụng ma túy
Dưới 1 năm
1 – 2 năm
3 – 4 năm
5 – 6 năm
7 – 8 năm
9 – 10 năm
Hơn 10 năm

Tổng cộng

Số người
40
110
66
49
58
61
66
450

Tỷ lệ %
8.9
24.4
14.7
10.9
12.8
13.6
14.7
100.0

14,7% đối tượng nghiên cứu đã sử dụng ma túy hơn 10 năm, hiện nay vẫn còn tiếp tục sử dụng
chưa cai nghiện được. 37,3% người đã sử dụng từ 5 – 10 năm. Số rất ít, chỉ có 8,9% sử dụng ma túy
chưa đến 1 năm.
Bảng 10: Số đối tượng chuyển từ hút, hít sang tiêm chích
Sử dụng ma tuý
Thời gian chuyển từ hút, hít sang tiêm chích
Dưới 1 năm
1 – 2 năm

3 – 4 năm
5 – 6 năm
7 – 8 năm
9 – 10 năm
Hơn 10 năm
Tổng cộng
Lý do chuyển từ hút, hít sang chích
Rẻ hơn
Cảm hứng nhanh hơn
Hút không đủ phê
Do tò mò
Ma túy bị hạn chế
Bị người khác khuyến khích
Khác
Bị áp lực của nhóm GDĐĐ

76

Số người

Tỷ lệ %

11
33
34
26
37
49
35
225


4.9
14.7
15.1
11.6
16.4
21.8
15.6
100.0

119
112
91
43
19
13
1
0

52.9
49.8
40.4
19.1
8.4
5.8
0.4
0.0


50,0% đối tượng nghiên cứu đã chuyển từ hút, hít sang tiêm chích. 4,9% chuyển sang tiêm chích

chưa đầy 1 năm. 15,6% đối tượng nghiên cứu sau hơn 10 năm hút, hít mới chuyển sang tiêm chích.
Lý do chuyển sang tiêm chích 52,9% đối tượng nghiên cứu cho rằn là vì tiêm chích rẻ hơn cho với
hút, hít. 49,8% cho rằng khi tiêm chích cảm hứng sẽ nhanh hơn và 40,4% cho rằn tiếp tục hút, hít cảm
giác không đủ phê nên phải chuyển sang đừng chích cho phê hơn.
Bảng 11: Số lần tiêm chích ma túy trong 01 ngày
Số lần tiêm chích ma túy hiện tại trong 01 ngày
0 lần nào
1 lần
2 lần
3 lần
Hơn 3 lần
Tổng cộng

Số người
0
286
133
28
3
450

Tỷ lệ %
0,0
63.5
29.6
6.2
0.7
100.0

63,6% đối tượng nghiên cứu tiêm chích ma túy 1 lần trong ngày, 29,6% tiêm chích 2 lần trong ngày.

Trong thời điểm điều tra, tất cả đối tượng nghiên cứu đều đã sử dụng ma túy theo đường tiêm chích.
Bảng 12: Sử dụng BKT người khác đã dùng
Sử dụng ma tuý
SD BKT người khác đã dùng trong 6 tháng qua
Luôn luôn
Hầu hết các lần
Khoảng nữa số lần
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Tổng cộng
Lý do dùng chung BKT
Chích tụ điểm
Chích với bạn thân
Ko có điều kiện
Ko quan tâm
Khác
Tổng cộng

Số người

Tỷ lệ %

1
5
3
36
405
450

0.2

1.1
0.7
8.0
90.0
100.0

2
11
25
4
3
45

4,4
24,4
55,6
8,9
6,7
100,0

10,0% đối tượng nghiên cứu trong 6 tháng vừa qua vẫn dùng chung bơm kim tiêm người khác đã sử
dụng.
Hơn 50,0% dùng chung bơm kim tiêm vì không có điều kiện, có đến 24,4% dùng chung bơm kim
tiêm vì chích chung với bạn thân.
44,4% đối tượng nghiên cứu sử dụng chung bơm kim tiêm nhưng không hề làm sạch bơm kim tiêm
trước khi dùng.
100,0% đối tượng nghiên cứu dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích với bạn chích chung và bạn
tình thường xuyên của mình.
Bảng 13: Thực hiện hành vi xăm mình
Hành vi xăm mình

Thực hiện hành vi xăm mình
SD chung DC khi xăm mình
Làm sạch DC khi xăm mình

Số người
166
61
33

Tỷ lệ %
36,9
36,7
54,1

36,9% đối tượng nghiên cứu đã từng xăm mình, trong số họ 36,7% đã dùng chung dụng cụ khi xăm
mình. Khi sử dụng chung dụng cụ có đến 45,9% không làm sạch dụng cụ khi xăm mình.
Bảng 14: Mối liên quan vê giới tính, nhóm tuổi, trình độ văn hoá của đối tượng nghiên cứu
trong nhóm nhiễm HIV và không nhiễm HIV.
Kết quả XN
Đặc điểm
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng cộng

HIV (+)

HIV (-)

So sánh


n

%

n

%

48
8
56

10,9
1,9
12,8

363
20
383

82,6
4,6
87,2

P = 0,02

77



Nhóm tuổi
20 – 29 tuổi
Nhóm tuổi khác
Tổng cộng
Trình độ văn hoá
Chưa đến THCS (lớp 9)
TH cơ sở (lớp 6-9)
Sau trung học cơ sở
Tổng cộng

P = 0,002
38
18
56

8,7
4,1
12,8

172
211
383

39,2
48,1
87,2

13
24
19

56

3,0
5,5
4,3
12,8

70
203
110
383

15,9
46,2
25,1
87,2

P = 0,35

Trong số 450 đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu, khi tư vấn đã có 439 người đồng ý làm
xét nghiệm. Trong số họ đã phát hiện 56 trường hợp nhiễm HIV chiếm 12,8%. Trong đó đa số là nam
giới chiếm tỷ 85,7%. Số đối tượng nghiên cứu nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 20 – 29, chiếm
tỷ lệ 67,9%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu nhiễm HIV trong nhóm nghiên cứu là 29 tuổi.
66,1% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu nhiễm HIV trình độ văn hóa chỉ từ lớp 9 trở xuống.
Có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu bị nhiễm HIV và nhóm không phát hiện nhiễm
HIV về giới tính, nhóm tuổi . ( P < 0,05)
Không có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu bị nhiễm HIV và nhóm không phát hiện
nhiễm HIV về trình độ văn hoá. ( P > 0,05)
Bảng 15: Mối liên quan về tình trạng hôn nhân và thời gian tiêm chích của đối tượng nghiên
cứu trong nhóm nhiễm HIV và không nhiễm HIV.

Kết quả XN
Hôn nhân, TCMT
hôn nhân
Độc thân
Có gia đình
Tổng cộng
Thời gian TCMT
Từ 4 năm về trước
Hơn 4 năm
Tổng cộng

HIV (+)

HIV (-)

So sánh

n

%

n

%

28
28
56

6,4

6,4
12,8

274
109
383

62,4
24,8
87,2

12
44
56

2,8
10,0
12,8

208
175
383

47,3
39,9
87,2

P = 0,001

P = 0,00009


Trong số người nhiễm HIV phát hiện trong nhóm đối tượng nghiên cứu, 50,0% còn độc thân chưa
có gia đình.
78,6% người nhiễm HIV phát hiện được đã tiêm chích ma túy hơn 4 năm.
Có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê về thời gian tiêm chích ma túy giữa hai nhóm đối tượng
nghiên cứu bị nhiễm HIV và nhóm không phát hiện nhiễm HIV. (P < 0,05 )
IV/ KẾT LUẬN:
100,0% đối tượng nghiên cứu đã nghe, biết về HIV/AIDS. 100,0% biết HIV có thể lây truyền từ
người này qua người khác. 97,6% biết đúng cả 3 đường lây truyền HIV. 100,0% đối tượng nghiên cứu
biết HIV có thể phòng tránh lây nhiễm từ người này sang người khác. 96,4% biết đúng cả 3 cách
phòng lây nhiễm HIV
30,4% đối tượng nghiên cứu có hiểu biêt về điều trị thay thế bằng methadone, 81,0% biết được lợi
ích của phương pháp này là uống, không tiêm. 67,2% cho rằng dùng methadone sẽ giảm tái nghiện.
87,8% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu có thái độ đúng khi vợ/chồng mình bị nhiễm
HIV/AIDS. 92,4% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu động viên, an ủi nếu bạn thân mình bị
nhiễm HIV
74,7% đối tượng nghiên cứu còn độc thân nhưng đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân. 2,5% đã
quan hệ tình dục lần đầu tiên khi chưa đến 18 tuổi. Trong 6 tháng qua, khi quan hệ tình dục có đến
12,9% không sử dụng bao cao su.
53,8% đối tượng nghiên cứu đã bắt đầu sử dụng ma túy khi chưa đến 20 tuổi. 69,6% đối tượng
nghiên cứu sử dụng ma túy là do bạn bè rủ rê, 36,7% trải qua giai đoạn hút trước rồi mới chuyển sang
tiêm chích. 14,7% đối tượng nghiên cứu đã sử dụng ma túy hơn 10 năm. 29,6% tiêm chích 2 lần trong
ngày. 10,0% trong 6 tháng vừa qua vẫn dùng chung bơm kim tiêm người khác đã sử dụng.
36,9% đối tượng nghiên cứu đã từng xăm mình. 36,7% đã dùng chung dụng cụ khi xăm mình.
45,9% không làm sạch dụng cụ khi xăm mình.

78


Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là 12,8%. 67,9% ở nhóm tuổi 20 – 29. 66,1%

nhiễm HIV trình độ văn hóa chỉ từ lớp 9 trở xuống. 50,0% người nhiễm HIV còn độc thân chưa có gia
đình. 78,6% người nhiễm HIV phát hiện được đã tiêm chích ma túy hơn 4 năm. 100,0% đều biết đúng
3 đường lây và cách phòng lây nhiễm từ người này qua người khác. 4,9% đối tượng nghiên cứu trong
nhóm nhiễm HIV chưa bao giờ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. 12,5% đối tượng nghiên cứu
trong nhóm nhiễm HIV đã dùng chung bơm kim tiêmkhi tiêm chích ma túy. 45,5% đã từng dùng
chung dụng cụ khi xăm mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Sỹ Hiền, Đỗ Thái Hùng (1996), Nhận định hoạt động TGT phòng chống HIV/AIDS qua
phân tích kết quả các cuộc điều tra KABP năm 1995 – 1996 ở miền Trung, Khánh Hoà.
2. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa (2009), Báo cáo hoạt động phòng chống
HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa năm 2008 và kế hoạch hành động năm 2009. Khánh Hòa.
3. Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng Thành Phố Hồ Chí Minh (1998), Phương pháp thống kê dịch tễ
học và phần mềm EPI-INFO 6.04, Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. Vũ Thị Minh Hạnh và CS (2000), “ Nhận thức, thái độ, lòng tin và thực hành của các nhóm dân
cư tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Bình Định, Cần Thôư đối với việc phòng chống HIV/AIDS ”, Y học thực
hành-Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS từ năm 1997-1999.
5. Christina P.Linda, Peter Lurie, Jeffrey S.Mandel et al (1997), Rising HIV infection rates in Ho
Chi Minh City herald emerging AIDS epidemic in Vietnam, Viet Nam.
6. WHO (1999), STI, HIV/AIDS Surveillance report, Manila.

ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ PHÒNG CHỐNG
HIV/AIDS VÀ ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ NHIỄM HIV/AIDS TRÊN
NHÓM GÁI MẠI DÂM TẠI KHÁNH HÒA
Trương Tấn Minh *
Trần Văn Tin, Nguyễn Vũ Quốc Bình, Trần Thị Kim Dung **
* Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa.
** Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu khoa học:"Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS
và đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên nhóm gái mại dâm tại Khánh Hòa" được thực hiện tại tỉnh

Khánh Hoà. Với mục đích mô tả kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống HIV/AIDS AIDS và đánh
giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm gái mại dâm tại tỉnh Khánh Hoà từ đó đưa ra những kiến nghị
nhằm nâng cao ý thức phòng chống nhiễm HIV/AIDS trong nhóm gái mại dâm tại địa phương. Tiến
hành điều tra trong vòng 6 tháng (từ tháng 7/2008 đến tháng 12-2008). Đối tượng nghiên cứu gồm
470 người. Số liệu được phân tích và xử lý trên phần mềm EPI-INF0 2002. Kết quả thu được: 100,0%
đối tượng nghiên cứu đã được nghe, biết về HIV/AIDS. 95,5% biết đúng cả 3 đường lây truyền HIV.
93,0% biết đúng 3 cách phòng lây nhiễm HIV. 86,8% dùng BCS khi quan hệ tình dục khi chồng bị
nhiễm HIV và 93,4% động viên, an ủi khi bạn bè bị nhiễm HIV. 100,0 gái mại dâm sử dụng bao cao su
khi quan hệ tình dục trong 6 tháng qua. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiên cứu là 1,1%.
SUMMARY
The research:” Description the Knowledge, Attitude, Behavior about HIV/AIDS and evaluation of
HIV/AIDS in the FSWs group in Khanh Hoa province” was conducted in Khanh Hoa. In order to
describe the knowledge, attitude, behavior about HIV/AIDS, after there to provide them knowledge
about HIV/AIDS and to guide how to prevention HIV transmission themselve. Cross-section survey
has been implemented with 470 FSWs from July to December 2008. They were interviewed. The
analysis of data was displayed by EPI-INFO 2002 software program. This study showed that 100,0%
have heard about HIV/AIDS, 95,5% knew three ways to transmit HIV and 93,0% three ways to prevent
HIV infection. Almost of them were discrimination and stigmatization with the HIV infected persons.
86.8% used condom when having sex with HIV-infected husbands and 93.4% encouraged friends who
infected with HIV. 100.0% of FSWs always use condom when having sex in the last six months. HIV
prevalence in the study group is 1.1%
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

79


Từ những trượng hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên phát hiện tại Việt nam, mặc dù đã có nhiều cố
gắng trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS những đến nay dịch HIV vẫn chưa có dấu hiệu dừng
lại. Hình thái dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn trong giai đoạn dịch tập trung, các trường hợp nhiễm
HIV/AIDS chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma tuý, mại dâm.

Tại Khánh Hoà trường hợp nhiễm HIV đầu tiên dược phát hiện vào tháng 04/1993 tại Trung tâm
phòng chống lạm dụng ma tuý Tỉnh. Đến nay dịchHIV/AIDS ở Khánh Hoà đã chuyển sang giai đoạn
II, giai đoạn phát hiện nhiều bệnh nhân AIDS và có người tử vong do AIDS. Theo thống kê của Trung
tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa đến 31/12/2008 toàn tỉnh đã phát hiện 2210 người nhiễm
HIV, 1089 đã tiến triển đến giai đoạn AIDS và đã có 818 người tử vong. Nhiễm HIV không còn chỉ ở
những người nghiện chích ma tuý mà dịch đã lây sang nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ thấp như
Tân binh, vợ/chồng, con của người nhiễm . . .
Trước thực trạng tình hình nhiễm HIV/AIDS của Tỉnh Khánh Hoà như vậy, nhằm đánh giá kiến
thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS nhóm đối tượng nghiện chích ma túy tại cộng
đồng tỉnh Khánh Hòa, Sở y tế tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Điều tra
kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS và đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV trên
nhóm gái mại dâm tại tỉnh Khánh Hòa” .
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ và hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS/STI trên nhóm gái mại
dâm tại tỉnh Khánh Hòa.
2. Đánh giá hiệu quả các nội dung và hình thức truyền thông phòng lây nhiễm HIV/AIDS/STI đang
triển khai thực hiện đối với nhóm gái mại dâm tại tỉnh Khánh Hòa.
3. Mô tả các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và bệnh LTQĐTD trên nhóm gái mại dâm tại tỉnh
Khánh Hòa.
4. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV và Giang mai trên nhóm gái mại dâm tại tỉnh Khánh Hòa.
Từ đó đưa ra những kiến thức kiến nghị nhằm nâng cao ý thức phòng chống nhiễm HIV/AIDS và đề
xuất mô hình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS/STI phù hợp cho nhóm gái mại dâm tại tỉnh
Khánh Hòa
II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Gái mại dâm tại các huyện, thị, thành phố tỉnh Khánh Hòa. Thời gian thực hiện 06 tháng (từ tháng
7-2008 đến tháng 12-2008)
Thiết kế nghiên cứu : Đề tài được thực hiện theo thiết kế nghiên cứu mô tả có phân tích với cuộc
điều tra cắt ngang.
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Cỡ mẫu là 470 người. Chọn mẫu theo phương pháp mẫu
chùm nhiều giai đoạn (multi-stage cluster sampling).

Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu: Điều tra viên gặp từng đối tượng để phỏng vấn
bằng bảng hỏi và tiến hành lấy máu xét nghiệm HIV. Các phiếu điều tra đều được xử lý thô, loại bỏ các
phiếu không đạt yêu cầu, sau đó nhập và xử lý phiếu theo chương trình phần mềm EPI-INFO 2002.
III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN:
Bảng 1: Nghe, biết về HIV/AIDS
Nghe, biết về HIV/AIDS
Nghe, biết về HIV/AIDS
Nguồn nhận thông tin về HIV/AIDS
IEC trực tiếp nhóm nhỏ
Tivi
Cán bộ y tế
Tờ rơi, sách nhỏ
Bạn bè
Đài phát thanh
Pano
Tranh, áp phích
Báo, tạp chí

Số người
470

Tỷ lệ %
100,0

394
371
276
208
156
153

114
109
88

83.8
78.9
58.7
44.3
33.2
32.6
24.3
23.2
18.7

100,0% đối tượng trong nhóm nghiên cứu đã nghe, biết về HIV/AIDS, kiến thức về HIV/AIDS họ
có được chủ yếu nhận qua các kênh truyền thông là Tivi, Đài, báo, tạp chí. Thông tin họ nhận nhiều

80


nhất qua nghe truyền thông trực tiếp nhóm nhỏ (Chiếm tỷ lệ 83,8%) và qua tivi chiếm tỷ lệ 78,9%. Các
kênh truyền thông HIV/AIDS ngày càng phong phú, đa dạng nên thông tin về HIV/AIDS đã đến với
đối tượng nghiên cứu ngày càng nhiều hơn, qua cán bộ y tế, tiếp cận tờ rơi, áp phích, pano đối tượng
nghiên cứu đã nhận được nhiều thông tin về HIV/AIDS.
Bảng 2: Biết các đường lây truyền HIV.
Đường lây truyền HIV
Biết HIV có lây truyền
Nhận thức về đường lây truyền
Biết đúng 03 đường
Biết đúng 02 đường

Biết đúng 01 đường
Không biết, biết sai
Nhận thức cụ thể về đường lây truyền
Sử dụng chung BKT
QHTD không dùng BCS
Mẹ nhiễm HIV truyền cho con
Nhận thức về đường không lây truyền
Không lây qua muỗi đốt
Không lây qua ăn uống chung
Ko lây qua giao tiếp thông thường

Số người
470

Tỷ lệ %
100,0

449
465
469
1

95.5
98.9
99.8
0,2

464
461
458


98.7
98.1
97.4

374
456
455

79.6
97.0
96.8

100,0% số đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu biết HIV có thể lây truyền từ người này
qua người khác. Trong số họ 95,5% biết đúng cả 3 đường lây truyền HIV qua đó là qua đường máu,
quan hệ tình dục và mẹ nhiễm HIV truyền cho con. Lây truyền qua đường máu được nhiều đối tượng
nghiên cứu biết nhất (98,7%), 98,1% biết HIV có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục và 97,4%
biết HIV có thể do mẹ bị nhiễm truyền cho con.
Hơn 79,0% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu đã biết đúng các đường không lây truyền
HIV, tuy nhiên vẫn còn đến 20,6% không biết hoặc biết sai rằng muỗi đốt vẫn có thể lây truyền HIV,
đặc biệt một kiến thức rất cơ bản về HIV/AIDS nhưng có đến 3,2% đối tượng nghiên cứu lại không
nắm rõ, họ hoàn toàn không biết hoặc cho rằng HIV có thể lây qua các giao tiếp thông thường hàng
ngày như bắt tay, ôm hôn.
Bảng 3: Biết các cách phòng lây nhiễm HIV
Cách phòng nhiễm HIV/AIDS
Biết cách phòng nhiễm HIV
Nhận thức về cách phòng nhiễm
Biết đúng 03 cách
Biết đúng 02 cách
Biết đúng 01 cách

Biết sai
Nhận thức cụ thể về cách phòng lây nhiễm
Không dùng chung BKT
Luôn luôn SD BCS khi QHTD với người khác
Người nữ nhiễm HIV/AIDS không nên mang thai, sinh con
Nhận thức sai về cách phòng lây nhiễm HIV
Nằm màn tránh muỗi đốt
Không sống chung với người nhiễm HIV/AIDS

Số người
469

Tỷ lệ %
99,8

437
465
469
1

93.0
98.9
99.8
0.2

468
463
440

99.8

98.7
93.8

98
68

20.9
14.5

99,8% gái mại dâm trong nhóm nghiên cứu biết HIV có thể phòng tránh lây nhiễm từ người này
sang người khác. Trong số họ 93,0% biết đúng cả 3 cách phòng lây nhiễm HIV, 98,9% biết đúng ít
nhất một cách phòng nhiễm HIV, 99,8% biết đúng dùng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể phòng
nhiễm HIV, liên quan đến hành vi nguy cơ mà đối tượng nghiên cứu có thể thực hiện, 99,8% biết đúng
không dùng chung bơm kim tiêm để phòng nhiễm HIV và 93,8% biết đúng nguời mẹ nhiễm HIV
không nên mang thai, sinh con để phòng lây nhiễm cho con. Chỉ có 0,2% hoàn toàn không biết hoặc
biết sai về các cách phòng tránh lây nhiễm HIV từ người này sang người khác.

81


Tuy nhiên vẫn còn đến 20,9% đối tượng nghiên cứu cho rằng nằm màn tránh muỗi đốt có thể hòng
lây truyền HIV từ người này qua người khác và 14,5% phòng lây nhiễm HIV bằng cách không sống
chung với người nhiễm HIV/AIDS.
Bảng 4: Thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ đối với người nhiễm
Khi vơ/chồng bị nhiễm HIV
Ly hôn
Ly thân
Dùng BCS khi QHTD
Không biết

Khác
Tổng cộng
Khi bạn bị nhiễm HIV
Xa lánh
Đưa đi ở riêng
Động viên, an ủi
Chăm sóc
Báo cho người khác biết
Không biết
Khác

Số người

Tỷ lệ %

19
14
408
18
11
470

4.0
3.0
86.8
3.8
2.3
100.0

7

15
439
209
3
10
1

1.5
3.2
93.4
44.5
0.6
2.1
0.2

86,8% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu có thái độ đúng khi vợ/chồng mình bị nhiễm
HIV/AIDS, vẫn sống chung và dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Có đến 7,0% lại cho rằng sẽ ly
dị, ly hôn hoặc không gần gủi, không bao giờ quan hệ tình dục nữa nếu vợ chồng mình bị nhiễm HIV.
93,4% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu động viên, an ủi nếu bạn thân mình bị nhiễm
HIV. 44,5% chăm sóc khi chẳng may bạn mình bị nhiễm HIV. Vẫn còn 5,3% có thái độ không đúng
khi bạn mình bị nhiễm HIV/AIDS trong số đó 1,5% sẽ xa lánh, không chơi chung nữa, 3,2% đề nghị
đưa bạn mình đi ở riêng một nơi xa để tránh lây lan cho người khác. Đặc biệt có đến 2,1% có ý tưởng
sẽ báo cho nhiều người khác biết để phòng tránh lây lan cho mọi người.
Bảng 5: Lịch sử quan hệ tình dục
Lịch sử QHTD
Tuổi lần đầu tiên QHTD
Dưới 16 tuổi
16 tuổi
17 tuổi
Trên 17 tuổi

Tổng cộng
Có QHTD 6 tháng qua

Không
Tổng cộng
Sử dụng BCS QHTD 6 qua

Không
Tổng cộng

Số người

Tỷ lệ %

6
9
18
437
470

1.3
1.9
3.8
93.0
100.0

470
0
470


100.0
0.0
100.0

470
0
470

100.0
0.0
100.0

7,0% đã quan hệ tình dục lần đầu tiên khi chưa đến 18 tuổi. Trong 6 tháng qua, khi quan hệ tình dục
100,0% số đối tượng nghiên cứu đều sử dụng bao cao su.
Bảng 6: Tiền sử mắc bệnh LTQĐTD
Mắc bệnh LTQĐTD
Mắc bệnh 6 tháng vừa qua
Nơi khám và chữa bệnh
PK miễn phí do DA DFID/MFA hỗ trợ
Cơ sở y tế nhà nước
Phòng mạch tư
Nha thuốc tây (Tự mua thuốc)

82

Số người
320

Tỷ lệ %
68.1


202
145
100
82

63.1
45.3
31.3
25.6


68,1% đối tượng nghiên cứu đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 6 tháng vừa qua, khi
mắc bệnh đa số đến khám và chữa bệnh tại phòng khám miễn phí do dự án DFID/MFA hỗ trợ (Chiếm
tỷ lệ 63,1%). Vẫn còn 25,6% tự đến quầy thuốc tây để mua thuốc uống, không đi khám để chẩn đoán
chính xác bệnh của mình.
Bảng 7: Hành vi tiêm chích ma túy và xăm mình.
SD ma tuý, xăm mình
Có sử dụng ma túy
TCMT ngay từ đầu
SD chung BKT
Tuổi lần đầu SDMT
13 – 19
20 - 29
Lý do SDMT
Buồn gia đình
Bạn bè rủ rê
Thử cho biết
Tương lai bế tắc
Số lần TCMT trong 1 ngày

1 lần
2 lần
Có xăm mình

Số người
5
5
0

Tỷ lệ %
1,1
100,0
0,0

1
4

20,0
80,0

3
1
1
1

60,0
20,0
20,0
20,0


3
2
21

60,0
40,0
4,5

1,1% gái mại dâm trong nhóm nghiên cứu có sử dụng ma túy. 20,0% đối tượng nghiên cứu bắt đầu
sử dụng khi chưa đến 20 tuổi. 80,0% bát đầu sử dụng ma túy khi chưa đến 30 tuổi.
60,0% vì buồn gia đình nên đối tượng nghiên cứu đã tìm đến ma túy. 20,0% đối tượng nghiên cứu sử
dụng ma túy là do bạn bè rủ rê, vì tính tò mò, muốn thử cho biết hoặc vì tương lai bế tắt nên tìm đến ma
túy để giải sầu.
100,0% đối tượng nghiên cứu tiêm chích ngay từ lần đầu tiên sử dụng ma túy không trải qua giai đoạn
hút, hít, ngửi trước khi chuyển sang tiêm chích.
60,0% đối tượng nghiên cứu tiêm chích ma túy 1 lần trong ngày, 40,0% còn lại đã tiêm chích 2 lần
trong ngày.
100,0% đối tượng nghiên cứu chưa bao giờ sử dụng chung bơm kim tiêm chung với người khác khi
tiêm chích.
4,5% đối tượng nghiên cứu đã từng xăm mình.
Bảng 8: Thông tin về 03 khách gần nhất
Đặc điểm
Gặp khách lúc nào
Hôm nay
Hôm qua
Cách đây hơn 2 ngày
Tổng cộng
Tuổi của khách
Khoảng dưới 18 tuổi
Khoảng 18 - 35 tuổi

Khoảng 36 - 50 tuổi
Trên 50 tuổi
Tổng cộng
Khách có quen không
Khách quen
Khách lạ
Tổng cộng
Khách thế nào
Tỉnh táo
Hơi say
Say mềm
Phê thuốc

Khách thứ nhất
n
%
24
5.1
228
48.5
218
46.4
470
100

Khách thứ hai
n
%
14
3.0

198
42.1
258
54.9
470
100

Khách thứ ba
n
%
31
6.6
171
36.4
268
57.0
470
100

5
187
229
49
470

1.1
39.8
48.7
10.4
100


2
178
230
60
470

0.4
37.9
48.9
12.8
100

5
156
237
72
470

1.1
33.2
50.4
15.3
100

221
249
470

47.0

53.0
100

164
306
470

34.9
65.1
100

164
306
470

34.9
65.1
100

189
252
26
3

40.2
53.6
5.5
0.6

123

291
56
0

26.2
61.9
11.9
0.0

132
276
62
0

28.1
58.7
13.2
0.0

83


Đặc điểm
Tổng cộng
Dịch vụ khách muốn
Âm đạo
Miệng
Hậu môn
Thủ dâm
Tổng cộng

Thoa thêm chất nhờn

Không
Tổng cộng
Số tiền trả một lần
Dưới 50.000
50.000 – 10000
101.000 – 200.000
201000 - 300000
301.000 – 400.000
401000 - 500000
Hơn 500.000
Tổng cộng
Số tiền TB 01 lần
Số tiền cao nhất 01 lần
Số tiền thấp nhất 01 lần

Khách thứ nhất
470
100

Khách thứ hai
470
100

Khách thứ ba
470
100

420

49
1
0
470

89.4
10.4
0.2
0.0
100

411
55
4
0
470

87.4
11.7
0.9
0.0
100

407
61
2
0
470

86.6

13.0
0.4
0.0
100

27
443
470

5.7
94.3
100

17
453
470

3.6
96.4
100

19
451
470

4.0
96.0
100

4

238
187
32
4
4
1
470

0.9
50.6
39.8
6.8
0.9
0.9
0.2
100

4
211
200
46
7
2
0
470

0.9
44.9
42.6
9.8

1.5
0.4
0.0
100
140.000
500.000
30.000

4
221
185
46
9
3
2
470

0.9
47.0
39.4
9.8
1.9
0.6
0.4
100

135.000
700.000
20.000


144.000
700.000
30.000

Đa số gái mại dâm trong nhóm điều tra đã gặp khách hôm qua hoặc cách 2 ngày.
Hơn 50,0% khách ở nhóm tuổi khoảng 36- 50 tuổi.
Hơn 50,0% khách đến mua dâm là khách lạ, khoảng 40,0% là khách quen của gái mại dâm .
Khoảng 60,0% khách đến với tâm trạng hơi say.
Quan hệ tình dục theo nhu cầu của khách vẫn là đường âm đạo, khoảng 10,0% có nhu cầu quan hệ
tình dục theo đường miệng và khoảng 0,5% có nhu cầu quan hệ tình dục theo đường hậu môn.
Khoảng 5,0% khách có nhu cầu thoa thêm chất nhờn khi quan hệ tình dục.
Giá tiền mỗi lần đi khách khoảng 150.000 đ, thấp nhất là 20.000 đ và cao nhất lên đến 700.000 đ
Bảng 9: Thái độ về bao cao su
Thái độ về bao cao su
Bao cao su dễ sử dụng
Mua bao cao su là việc ngượng ngùng
Bao cao dễ mua, nhận được ở nhiều nơi
Luôn luôn SD BCS đúng cách khi QHTD thì có thể phòng lây nhiễm
HIV/AIDS
Nếu bạn tình không chịu sử dụng BCS thì không cách nào thuyết phục anh ta
được
Bao cao su làm giảm hứng thú khi QHTD
Phải ngừng để mang bao cao su thì sẽ giảm hứng thú trước cuộc giao hợp
BCS cũng chưa đáng tin cậy, chắc chắn trong phòng lây nhiễm
HIV/AIDS/STIs, vì dễ bị tuột, rách
Giá bao cao su quá mắc để dùng thường xuyên

Số người
469
112

461

Tỷ lệ %
99.8
23.8
98.1

452

96.2

44

9.4

117
147

24.9
31.3

69

14.7

18

3.8

99,8% đối tượng nghiên cứu đồng ý bao cao su dễ dùng. 23,8% cho rằng đi mua, nhận bao cao su là

việc ngượng ngùng.
98,1% đồng ý bao cao su hiện nay dễ mua và dễ nhận ở nhiều nơi.
96,2% đồng ý dùng bao cao su đúng cách có thể phòng được lây truyền HIV/AIDS từ người này sang
người khác.
86,4% không đồng ý là không có cách nào thuyết phục được khách sử dụng bao cao su, khi khách
không đồng ý thì cố gắng thuyết phục khách sẽ chấp nhận sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để
phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS/STI.
24,9% cho rằng bao cao su làm giảm hứng thú khi quan hệ tình dục.

84


14,7% cho rằng bao cao su cũng chưa đáng tin cậy, chắc chắn trong phòng lây nhiễm
HIV/AIDS/STIs, vì dễ bị tuột, rách
95,5% bác bở quan điểm là bao cao su quá mắc để dùng thường xuyên khi quan hệ tình dục.
Bảng 10: Mối liên quan vê nhóm tuổi, trình độ văn hoá của ĐTNC nhóm nhiễm và không
nhiễm HIV.
Kết quả XN
Đặc điểm
Nhóm tuổi
20 – 29 tuổi
Nhóm tuổi khác
Tổng cộng
Trình độ VH
Chưa đến THCS (lớp 5)
TH cơ sở (lớp 6-9)
Sau trung học cơ sở
Tổng cộng

HIV (+)


HIV (-)

So sánh

n

%

n

%

3
2
5

60.0
40.0
100

173
281
454

38.1
61.9
100

2

2
1
5

40.0
40.0
20.0
100

139
245
70
454

30.6
54.0
15.4
100

P = 0,31

P = 0,82

Trong số 470 đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu, khi tư vấn đã có 439 người đồng ý làm
xét nghiệm. Trong số họ đã phát hiện 5 trường hợp nhiễm HIV chiếm 1,1%. Số đối tượng nghiên cứu
nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 20 – 29, chiếm tỷ lệ 60,0%. Tuổi trung bình của đối tượng
nghiên cứu nhiễm HIV trong nhóm nghiên cứu là 28 tuổi. 80,0% đối tượng nghiên cứu trong nhóm
nghiên cứu nhiễm HIV trình độ văn hóa chỉ từ lớp 9 trở xuống.
Không có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu bị nhiễm HIV và nhóm không phát hiện
nhiễm HIV về nhóm tuổi . ( P > 0,05)

Không có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu bị nhiễm HIV và nhóm không phát hiện
nhiễm HIV về trình độ văn hoá. ( P > 0,05)
Bảng 11: Mối liên quan về nhận thức đường lây truyền và cách phòng nhiễm HIV của đối tượng
nghiên cứu trong nhóm nhiễm HIV và nhóm không nhiễm HIV.
Kết quả XN
Đặc điểm
Về đường lây
Biết đúng 3 đường
Không biết, biết sai 3 đường
Tổng cộng
Về cách phòng
Biết đúng 3 cách
Không biết, biết sai 3 cách
Tổng cộng

HIV (+)

HIV (-)

So sánh

n

%

n

%

4

1
5

80.0
20.0
100.

435
19
454

95.8
4.2
100

5
0
5

100
0.0
100

422
32
454

93.0
7.0
100


P = 0,08

P = 0,53

Trong nhóm những đối tượng nghiên cứu nhiễm HIV, 80,0% đều biết đúng 3 đường lây và 100,0%
biết đúng 3 cách phòng lây nhiễm từ người này qua người khác. Không có sự khác biệt về nhận thức
đúng 3 đường lây truyền và cách phòng lây nhiễm HIV của nhóm đối tượng nghiên cứu nhiễm HIV và
nhóm không bị nhiễm HIV. (P > 0,05)
IV/ KẾT LUẬN
• 100,0% đối tượng trong nhóm nghiên cứu đã nghe, biết về HIV/AIDS.
• 83,8% biết được HIV/AIDS qua nghe truyền thông trực tiếp nhóm nhỏ; 78,9 nhận thông tin về
HIV/AIDS qua Tivi.
• 100,0% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu biết HIV có thể lây truyền từ người này
qua người khác. 95,5% biết đúng cả 3 đường lây truyền HIV.
• 99,8% gái mại dâm trong nhóm nghiên cứu biết HIV có thể phòng tránh lây nhiễm từ người này
sang người khác. 93,0% biết đúng cả 3 cách phòng lây nhiễm HIV.
• 86,8% đối tượng nghiên cứu trong nhóm nghiên cứu có thái độ đúng khi vợ/chồng mình bị nhiễm
HIV/AIDS. 93,4% đối tượng nghiên cứu động viên, an ủi nếu bạn thân mình bị nhiễm HIV.
• 7,0% đã quan hệ tình dục lần đầu tiên khi chưa đến 18 tuổi. Trong 6 tháng qua, khi quan hệ tình
dục 100,0% số đối tượng nghiên cứu đều sử dụng bao cao su.

85


• 68,1% đối tượng nghiên cứu đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục trong 6 tháng vừa qua.
• 63,1% khi mắc bệnh đã đến khám và chữa bệnh tại phòng khám miễn phí do dự án DFID/MFA
hỗ trợ. 25,6% tự đến quầy thuốc tây để mua thuốc uống, không đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh
của mình.
• 1.1% gái mại dâm có sử dụng ma túy. 60,0% vì buồn gia đình nên đối tượng nghiên cứu đã tìm

đến ma túy. 100,0% đối tượng nghiên cứu tiêm chích ngay từ lần đầu tiên sử dụng ma túy.
• 4,5% đối tượng nghiên cứu đã từng xăm mình.
• Thông tin về 03 khách gần nhất: Hơn 50,0% khách đến ở nhóm tuổi khoảng 36 đến 50 tuổi.
50,0% khách đến mua dâm là khách lạ. 55,0% khách đến với tâm trạng hơi say. 10,0% có nhu cầu
quan hệ tình dục theo đường miệng. 5,0% khách có nhu cầu thoa thêm chất nhờn khi quanhệ tình dục.
Giá tiền mỗi lần đi khách khoảng 150.000 đ.
• Thái độ đối với bao cao su: 99,8% đối tượng nghiên cứu đồng ý bao cao su dễ dùng. 23,8% cho
rằng đi mua, nhận bao cao su là việc ngượng ngùng. 98,1% đồng ý bao cao su hiện nay dễ mua và dễ
nhận ở nhiều nơi. 96,2% đồng ý dùng bao cao su đúng cách có thể phòng được lây truyền HIV/AIDS
từ người này sang người khác. 86,4% không đồng ý là không có cách nào thuyết phục được khách sử
dụng bao cao su. 24,9% cho rằng bao cao su làm giảm hứng thú khi quan hệ tình dục. 14,7% cho rằng
bao cao su cũng chưa đáng tin cậy, chắc chắn trong phòng lây nhiễm HIV/AIDS/STIs, vì dễ bị tuột,
rách. 95,5% bác bở quan điểm là bao cao su quá mắc để dùng thường xuyên khi quan hệ tình dục.
• Tỷ lệ nhiễm HIV gái mại dâm trong nhóm nghiên cứu là 1,1%.
• 60,0% gái mại dâm trong nhóm nghiên cứu nhiễm HIV ở nhóm tuổi 20 – 29. Tuổi trung bình là
28 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Sỹ Hiền, Đỗ Thái Hùng (1996), Nhận định hoạt động TGT phòng chống HIV/AIDS qua
phân tích kết quả các cuộc điều tra KABP năm 1995 – 1996 ở miền Trung, Khánh Hoà.
2. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa (2009), Báo cáo hoạt động phòng chống
HIV/AIDS tỉnh Khánh Hòa năm 2008 và kế hoạch hành động năm 2009. Khánh Hòa.
3. Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng Thành Phố Hồ Chí Minh (1998), Phương pháp thống kê dịch tễ
học và phần mềm EPI-INFO 6.04, Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. Vũ Thị Minh Hạnh và CS (2000), “ Nhận thức, thái độ, lòng tin và thực hành của các nhóm dân
cư tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Bình Định, Cần Thôư đối với việc phòng chống HIV/AIDS ”, Y học thực
hành-Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS từ năm 1997-1999.
5. Christina P.Linda, Peter Lurie, Jeffrey S.Mandel et al (1997), Rising HIV infection rates in Ho
Chi Minh City herald emerging AIDS epidemic in Vietnam, Viet Nam.
6. WHO (1999), STI, HIV/AIDS Surveillance report, Manila.


86


×