Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

DẠY HỌC MỘT TIẾT SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.44 KB, 16 trang )

CHUYÊN ĐỀ SỐ 3. (NĂM HỌC 2015-2016)

DẠY HỌC MỘT TIẾT SINH HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
1. Thảo luận xây dựng kế hoạch:
Đ/C Nụ báo cáo trước các đồng trí trong tổ KHTN về các nội dung:
+ Một số vấn đề chung về năng lực và phẩm chất.
+ Định hướng đổi mới trong giáo dục phổ thông.
+ Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.
+ Kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực.
+ Một số chú ý khi viết mục tiêu.
2. Tiến hành thảo luận lần 1:
+ Dựa trên những căn cứ định hướng của đồng chí Nụ, các đồng trí trong tổ cùng nhau lựa chọn chủ đề: Bệnh và tật di truyền
ở người (Sinh học 9)
+ Thảo luận các nội dung sau:
* Mục tiêu ( Kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất).
* Bảng mô tả các cấp độ nhận thức của từng chủ đề.
* Xây dựng câu hỏi và bài tập minh họa cho từng cấp độ nhận thức.
* Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.
* Định hướng về phương pháp dạy học.
+ Cùng nhau xây dựng 1 giáo án minh họa cho chủ đề: Bệnh và tật di truyền ở người (Sinh học 9)
3. Rút kinh nghiệm:
1


+ Khi viết mục tiêu phải rất cụ thể sao cho có thể đo đạc được, quan sát được, đánh giá được hoặc lượng hóa được.
+ Mục tiêu cần nêu cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS cần đạt được sau mỗi bài học.
+ Chú ý tránh cách viết một cách chung chung rất khó đánh giá như: “ Nắm được” hoặc “ Hiểu được” …
+ Cần chỉ rõ những năng lực và phẩm chất HS cần rèn trong bài học.
+ Việc thực hiện kĩ thuật các mảnh ghép cần đánh số PHT cụ thể để HS nhận thức rõ nhiệm vụ của mình.
+ Cần cho HS trình bày các nội dung trước lớp và tự phản biện để rèn năng lực giao tiếp.


+ Cần cho HS bày tỏ thái độ cụ thể hơn để chia sẻ cảm xúc, hình thành phẩm chất sống yêu thương và trách nhiệm.
4. Thực hiện lần 2:
Qua các ý kiến rút kinh nghiệm các đồng chí trong tổ cùng nhau xây dựng hoàn thiện chủ đề đã lựa chọn. Sau đó dự 1 giờ
đồng chí Nụ thực hiện và rút kinh nghiệm giờ dạy.

TRƯỜNG THCS ĐỨC HỢP
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CHUYÊN ĐỀ SỐ 3. (NĂM HỌC 2015-2016)

DẠY HỌC MỘT TIẾT SINH HỌC
2


THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
I. Lí do chọn chuyên đề
Việc dạy học sáo rỗng và làm theo lối mòn đã khiến cho một bộ phận không nhỏ học sinh trong xã hội ngày nay trở
thành những con mọt sách không có kĩ năng sống, xúc cảm không rõ ràng. Cùng với những mặt trái trong sự phát triển quá
mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại, lớp trẻ có biểu hiện mất cân bằng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức xã hội có nguy
cơ bị suy thoái. Vì thế, việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh một cách đúng hướng đang là nhiệm vụ cấp bách
đặt ra cho những người thấy.
Để phát huy được năng lực và hình thành phẩm chất cho học sinh, người giáo viên trước tiên phải hiểu rõ mặt mạnh,
mặt yếu và năng khiếu của học sinh cũng như xúc cảm tâm lí của các em để lựa chọn nội dung và có phương pháp dạy học
phù hợp. Giáo viên phải có khả năng hiểu rõ cần giúp đỡ như thế nào cho sự phát triển năng lực của học sinh trong một số
lĩnh vực như xã hội, thể chất, xúc cảm, cũng như nhận thức của học sinh.
Một giờ dạy hiệu quả đòi hỏi kế hoạch dạy của giáo viên phải phù hợp với hoạt động học của học sinh, đồng thời việc
dạy phải đảm bảo cho mọi học sinh đều học được, đều có sự gia tăng về tri thức và năng lực sau từng giờ học. Điều này đòi
hỏi giáo viên không chỉ hiểu được cách học của học sinh để tổ chức hoạt động học phù hợp với từng nhóm và cá nhân học
sinh. Nói cách khác giáo viên cần có năng lực dạy học phân hóa không chỉ về mức độ khó của nhiệm vụ học tập, mà còn về
cách sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp.
II. Thiết kế bài dạy theo cách tiếp cận năng lực và phẩm chất

- Mục tiêu của bài học định hướng vào việc mô tả các năng lực, phẩm chất HS cần đạt, chứ không phải là nội dung
kiến thức được GV truyền thụ.
3


- Năng lực được hình thành ở người học được xác định một cách rõ ràng. Chúng được xem là tiêu chuẩn đánh giá kết
quả (đầu ra).
- Tập trung vào sự tương tác giữa GV- HS và giữa HS - HS.
- Nhấn mạnh vào việc hiểu, khám phá, đặc biệt là vận dụng kiến thức bài học trong những tình huống/ bối cảnh khác
nhau.
Bài giảng nhấn mạnh vào các hoạt động học (thực hành, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tìm kiếm/xử lý thông tin, tự
học...).
- Kế hoạch dạy học của HS phải thể hiện rõ mức độ phù hợp trong chuỗi hoạt động học của HS với hoàn cảnh thực tế
và năng lực hiện có của HS.
- Vai trò GV là làm thay đổi người học ở các góc độ sẵn sàng tiếp thu các khái niệm mới, tích cực thể hiện, tích cực
tương tác, mạnh dạn chia se cảm xúc, nghĩ về cách nghĩ… tăng cường hứng thú, sự tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của
người học.
III. Nội dung, cách thức thực hiện chuyên đề
A. BẢNG MÔ TẢ:
NỘI DUNG

NHẬN BIẾT

1. Một số bệnh di - Nhận biết được bệnh
truyền ở người
nhân Đao và bệnh nhân
Tơcnơ thông qua các
biểu hiện về hình thái và
sinh lí.


THÔNG HIỂU
- So sánh được bệnh Đao
và bệnh Tơcnơ về nguyên
nhân và biểu hiện.

VẬN DỤNG THẤP

VẬN DỤNG CAO
- Tư vấn được cho
người nhà bệnh
nhân về nguyên
nhân và cách xác
định một số bệnh di
4


- Nhận biết được bệnh
nhân bạch tạng và bệnh
nhân câm điếc bẩm sinh
qua đặc điểm hình thái.

truyền cũng như
khả năng di truyền
của bệnh đó.

(1.2)

(1.4)

- Biết được nguyên nhân

của các bệnh trên.
(1.1)
2. Một số tật di - Nhận biết được các tật
truyền ở người
khe hở môi hàm; mất
ngón tay, chân; thừa
ngón tay, chân; xương
chi ngắn… thông qua
đặc điểm hình thái.

- Phân biệt được bệnh và
tật di truyền.
(2.2)

- Giải thích được
nguyên nhân phát sinh
của các tật di truyền.
(2.3)

(2.1)
3. Các biện pháp
hạn chế phát sinh
bệnh và tật di
truyền

- Đề xuất được các biện
pháp hạn chế sự phát
sinh của bệnh và tật di
truyền.
(3.3)


- Tuyên truyền về
bảo vệ môi trường,
tư vấn tiền hôn
nhân…
(3.4)

B. CÂU HỎI/ BÀI TOÁN MINH HỌA:
Câu 1.1. Tìm hiểu thông tin trong SGK, nêu nguyên nhân và biểu hiện của các bệnh di truyền.
Câu 1.2. So sánh bệnh Đao và bệnh Tơcnơ.
5


Câu 1.4. Tình huống 1: Ở gần nhà bạn Hà có một người bị bệnh với các biểu hiện lùn, cổ ngắn, thiểu năng trí tuệ. Theo em,
người đó có thể mắc bệnh gì? Muốn biết chắc chắn người đó mắc bệnh gì thì cần làm thêm các điều tra, xét nghiệm nào?
Tình huống 2. Có 1 cặp vợ chồng hoàn toàn bình thường nhưng đều được sinh ra từ gia đình có ngườ bị bạch tạng.
Họ sinh con đầu lòng bị bạch tạng. Em hãy tư vấn cho học thông tin về trường hợp của học và cho học 1 lời khuyên phù hợp.
Câu 2.1. Điền tên các tật di truyền vào các hình tương ứng.
Câu 2.2. Phân biệt bệnh và tật di truyền
Câu 2.3. Giải thích nguyên nhân của các bệnh, tật di truyềnCâu 3.3. Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh của bệnh và
tật di truyền.
Câu 3.4. Hiện nay ở địa phương chúng ta, vấn đề gì liên quan đến nguyên nhân phát sinh các bệnh, tật di truyền là nan giải
nhất? Chúng ta cần phải làm gì?
Khi quan sát đoạn phim về nạn nhân chất độc da cam, em có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc của em?
C. ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT
1. Năng lực:
- NL sử dụng ngôn ngữ
- NL tính toán
- NL tự học
- NL tư duy sáng tạo

- NL hợp tác
- NL giải quyết vấn đề
- NL sử dụng CNTT
6


2. Phẩm chất
- Sống yêu thương
- Sống trách nhiệm
D. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Dạy học theo hướng tích cực, phối hợp các phương pháp sau:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hợp tác nhóm
- Trực quan
- Gợi mở, vấn đáp
E. BÀI DẠY MINH HOẠ.
Ngày soạn: 18/ 2/2016

Ngày dạy: 25 /2/2016

Tiết 32 - BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ (OX) qua các đặc điểm hình thái.
- Trình bày được các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
- Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

3. Thái độ:
- Có thế giới quan khoa học, có thái độ đúng đắn đối với người mắc các bệnh và tật di truyền.
- Có ý thức bảo vệ môi trường góp phần hạn chế phát sinh các bệnh và tật di truyền.
7


4. Năng lực –phẩm chất: - Tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập; trình bày được vấn đề trước cộng đồng, bày tỏ được
quan điểm cá nhân và đưa ra các luận điểm để bapr vệ quan điểm đó; biết tư duy độc lập về biểu hiện của bệnh và phương
pháp chẩn đoán lâm sàng..
- Luôn làm tròn nhiệm vụ của mình trong học tập, bày tỏ được tình cảm và sự trân trọng biết ơn đối
với các nạn nhân chất độc da cam, nhận thức được trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong công tác đền ơn đáp nghĩa và
bảo vệ môi trường..
II.Chuẩn bị
1.GV: * Đồ dùng:
- Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử, phim.
- Phiếu học tập: Tìm hiểu một vài bệnh di truyền (Chuẩn bị cho cá nhân).
- Bảng nhóm, bút dạ
* Phương pháp – kĩ thuật dạy học: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, hỏi – đáp, kĩ thuật các
mảnh ghép.
2. HS:
- Nghiên cứu trước bài mới, ôn tập về cơ chế phát sinh thể dị bội, nguyên nhân phát sinh của các loại đột biến.
- Kẻ bảng “Một vài bệnh di truyền ở người” (PHT số 2) vào vở.
IV.Tiến trình bài học
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

NL - PC

1.Tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ
? Viết sơ đồ cơ chế phát sinh thể dị bội?
* 1HS lên bảng viết
? Nêu các phương pháp nghiên cứu di truyền * 1HS đứng tại chỗ nêu.
học người?
3. Bài mới
Mở bài: Đưa Clip về bệnh và tật di truyền ở người.
8


? Xem Clip trên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Khi nghiên cứu về các loại đột biến,chúng ta đã được nghe nói về một số bệnh di truyền ở người. Nhờ
những phươngpháp nghiên cứu di truyền người như: phương pháp nghiên cứu phả hệ, phương pháp
nghiên cứu tế bào… người ta đã tìm ra nguyên nhân của các bệnh tật đó. Cho đến nay, người ta đã
thống kê được khoảng 5000 gen gây ra các bệnh, tật di truyền ở người, trong đó có khoảng 200 gen liên
kết với giới tính. Bài học ngày hôm nay các em sẽ nghiên cứu về một số bệnh và tật di truyền phổ biến
nhất.
Hoạt động 1.Một vài bệnh di truyền ở người
* Đặt vấn đề: Ở phần đột biến, các em đã biết * Kể tên một số bệnh đã biết.
đến những loại bệnh di truyền nào?
* Giới thiệu: Ngoài ra còn có nhiều bệnh di
truyền khác mà phổ biến nhất là các bệnh Đao, * Theo dõi, ghi bài.
Tớcnơ, bạch tạng và câm điếc bẩm sinh → vào
mục I.
Sử dụng kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép”:
* Đưa 1 số hình ảnh về: bộ NST của người bị
bệnh Đao và ảnh bệnh nhân Đao, bộ NST của
người bệnh Tớcnơ và ảnh của bệnh nhân * Quan sát hình ảnh, đối chiếu với thông tin trong
Tớcnơ, ảnh của bệnh nhân bạch tạng cho HS SGK.
quan sát.

* Yêu cầu: Quan sát hình ảnh kết hợp thông tin
trong SGK → tìm thông tin về các bệnh.
Vòng 1:(4phút) BT 1.1
- Chia lớp thành 4 nhóm: A, B, C, D.
- Giao nhiệm vụ: + Nhóm A: thảo luận thông
tin về bệnh Đao
+ Nhóm B: Thảo luận thông * Tập hợp theo nhóm A, B, C, D.
tin về bệnh Tớcnơ (OX)
* Nhận nhiệm vụ vòng 1.
+ Nhóm C: Thảo luận thông
tin về bệnh bạch tạng

- Tự học, giải
quyết vấn đề,
thuyết trình
vấn đề và
phản
biện,đánh giá
vấn đề, chia
sẻ nội dung
trước nhóm.
- Tự chủ,
trung thực

9


+ Nhóm D: Thảo luận thông
tin về bệnh câm điếc bẩm sinh.
- Phát PHT số 1 cho các nhóm để HS điền nội

dung thảo luận được. Thời gian để hoàn thành
là 3 phút.
* Giám sát và chuẩn kiến thức tại nhóm cho HS * Nhận PHT và thảo luận → hoàn thành PHT cá
trong quá trình thảo luận.
nhân khi đã được chuẩn kiến thức.
Vòng 2:(10phút ) BT 1.2
- Yêu cầu tập hợp theo nhóm mới: Các HS có
PHT mã số A – 1, B – 1, C – 1, D – 1 tập hợp
thành nhóm 1. Tương tự như vậy với nhóm 2, * Tập hợp theo nhóm 1, 2, 3, 4 theo hướng dẫn của
nhóm 3 và nhóm 4.
GV.
- Yêu cầu HS chia sẻ thông tin có được ở vòng * Chia sẻ nội dung đã có được ở vòng 1 cho nhau.
1 bằng PHT số 1 đã hoàn thiện và mang về
nhóm trong 2 phút.
- Giao nhiệm vụ mới: 4 nhóm cùng tiến hành * Thảo luận PHT số 2 → ghi vào bảng nhóm.
thảo luận và hoàn thành PHT số 2 → ghi ra
bảng nhóm bằng bút dạ. Thời gian thảo luận là
5 phút.
* Xử lí kết quả: Gọi 1 nhóm lên đăng bảng và * 1 nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo
thuyết trình trước lớp
dõi, nêu ý kiến, nhóm trình bày phản biện.
* Các nhóm khác nêu ý kiến bổ sung, nhóm
trình bày đưa ý kiến phản biện.
* Đưa lại hình ảnh và chốt bảng chuẩn, yêu cầu * Đối chiếu với bảng chuẩn, tự hoàn thiện vào vở.
HS tự hoàn thiện vào vở.
* Liên hệ phần kiểm tra bài cũ với cơ chế hình * Theo dõi, liên hệ kiến thức đã học ở chương IV.
thành bệnh Đao và bệnh Tớcnơ.
Hoạt động 2.Một số tật di truyền ở người.
* Đặt vấn đề: Ngoài các bệnh di truyền thì trên * Theo dõi.
10



thực tế chúng ta còn gặp rất nhiều các tật di
truyền → giới thiệu mục II.
* Đưa hình ảnh các tật di truyền được đánh số
theo thứ tự.
* Yêu cầu hoạt động theo cặp đôi:
(BT2.1) Điền tên các tật vào các hình tương
ứng.
* Xử lí kết quả: Đưa đáp án và yêu cầu các cặp
chấm chéo; báo cáo kết quả bằng cách giơ tay.

* Quan sát hình ảnh, đối chiếu với các thông tin
trong SGK.
* Liệt kê các tật di truyền:
- Khe – hở môi hàm
- Mất ngón tay
- Mất và dính ngón chân
- Tự học, giải
- 6 ngón tay
quyết vấn đề,
- Nhiều ngón chân
đánh giá vấn
- Xương chi ngắn
đề, chia sẻ nội
BT 2.3 ? Qua nghiên cứu thông tin SGK, em * Nêu nguyên nhân: Do đột biến NST, đột biến gen
dung trước
hãy cho biết nguyên nhân của các tật di truyền trội gây nên.
tập thể.
đó?

- Tự chủ,
* Chốt các tật di truyền thường gặp và nguyên * Tự kết luận vào vở.
trung thực
nhân của chúng.
* Phân biệt bệnh di truyền và tật di truyền dựa vào
* BT 2.2: Yêu cầu phân biệt bệnh di truyền và biểu hiện bệnh.
tật di truyền.
Hoạt động 3.Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
* Đặt vấn đề: Các tật và bệnh di truyền nói trên
gây ra hậu quả rất nặng nề. Vậy chúng ta cần
làm gì để hạn chế sự phát sinh các bệnh và tật
đó? → Gới thiệu vào mục III.
? Em hãy đánh giá nguyên nhân chung của các
bệnh và tật di truyền?
* Đánh giá được: Do đột biến.
? Nguyên nhân của đột biến là gì?
* Nêu lại nguyên nhân phát sinh các đột biến là do
các tác nhân lí, hóa đến từ môi trường hoặc do rối
loạn trao đổi chất nội bào.

- Tự học, giải
quyết vấn đề,
11


* Quan sát hình ảnh.
* Đưa hình ảnh giới thiệu một số nguồn tác
nhân gây đột biến.
* BT 3.3 Yêu cầu đề xuất các biện pháp hạn chế
phát sinh bệnh và tật di truyền.

* BT3.4 Yêu cầu liên hệ: Hiện nay ở địa
phương chúng ta, vấn đề gì liên quan đến
nguyên nhân phát sinh các bệnh, tật di truyền là
nan giải nhất? Chúng ta cần phải làm gì?
? Khi quan sát đoạn phim về nạn nhân chất độc
da cam, em có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm
xúc của em?
* Giáo dục HS thái độ cư xử đối với những
người mắc các bệnh tật di truyền, đặc biệt là các
nạn nhân chất độc da cam và trách nhiệm của
xã hội trước các nạn nhân da cam.
4. Củng cố.
* BT 1.4
Tình huống 1: Ở gần nhà bạn Hà có một người
bị bệnh với các biểu hiện lùn, cổ ngắn, thiểu
năng trí tuệ. Theo em, người đó có thể mắc
bệnh gì? Muốn biết chắc chắn người đó mắc
bệnh gì thì cần làm thêm các điều tra, xét
nghiệm nào?
Tình huống 2. Có 1 cặp vợ chồng hoàn toàn
bình thường nhưng đều được sinh ra từ gia đình
có ngườ bị bạch tạng. Họ sinh con đầu lòng bị
bạch tạng. Em hãy tư vấn cho học thông tin về

* Các cá nhân lần lượt nêu ý kiến.
* Theo dõi và tự kết luận vào vở.
* Nêu được vấn đề nan giải nhất ở địa phương hiện đánh giá vấn
nay là vấn đề sử dung các hóa chất bảo vệ thực vật đề, chia sẻ nội
chưa đúng quy cách và đề xuất các biện pháp giải
dung trước

quyết vấn đề đó.
cộng đồng.
* Bày tỏ quan điểm thái độ của mình.
- Tự chủ,
trung thực,
yêu thương và
* Rút ra được điều cần ghi nhớ: không kì thị những trách nhiệm
người mắc bệnh, tật di truyền mà phải luôn quan tâm,
giúp đỡ họ, đặc biệt là các nạn nhân chất độc da cam.
Xã hội cần có trách nhiệm đấu tranh vì nạn nhân chất
độc da cam và tri ân những người đã hi sinh cho tự
do của Tổ quốc.
* Lần lượt giải quyết các tình huống:
* Cần nêu được:
- Người đó có thể bị Đao hoặc Tơcnơ.
- Muốn biết chính xác cần điều tra giới tính của bệnh
nhân.
- Nếu bệnh nhân là nữ cần xét nghiệm tế bào để đếm
NST.
* Cần nêu được:
- Bệnh do ĐBG lặn, 2 vợ chồng đều mạng gen lặn
đột biến.
- Xác suất sinh con bị bạch tạng là 25%, số con bình

- Tự học, giải
quyết vấn đề,
thuyết trình
vấn đề và
12



trường hợp của học và cho học 1 lời khuyên
phù hợp.
Yêu cầu HS khái quát lại nội dung bài học.
* Giới thiệu: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ
trong SGK/85.
* Nhắc nhở: Sau bài học, các em phải nhận biết
được các bệnh và tật di truyền trên thông qua
đặc điểm bên ngoài và giải thích được nguyên
nhân các bệnh tật đó.
5. Hướng dẫn về nhà.
* Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Lưu ý: Trong những biện pháp hạn chế phát
sinh bệnh và tật di truyền có biện pháp hạn chế
kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen
gây các bệnh, tật di truyền hoặc hạn chế sinh
con giữa các cặp vợ chồng đó.
Vậy làm thế nào để biết được một người có
nguy cơ mang gen bệnh hay không? Nhà nước
có quy định cụ thể gì để hạn chế sự phát sinh
của các bệnh và tật di truyền?
Để trả lời câu hỏi trên thì các em về nghiên cứu
trước bài tiếp theo “Di truyền học với con
người”.

thường mang gen bệnh là 50%.
* 1 HS khái quát lại nội dung bài học.
* Đánh dấu phần ghi nhớ.


phản
biện,đánh giá
vấn đề, chia
sẻ nội dung
trước tập thể.
- Tự chủ,
trách nhiệm

* Ghi nhớ nội dung về nhà.

Nội dung PHT số 2 chuẩn.
Tên
bệnh

Đao

Tớcnơ (OX)

bạch tạng

câm điếc bẩm sinh
13


Đặc
điểm di
truyền
Biểu
hiện
bên

ngoài

có 3 NST ở cặp số 21

- Cặp NST số 23 chỉ có 1 Đột biến gen lặn
NST X

Đột biến gen lặn

- Bé, lùn, cổ rụt, má phệ,
miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt
một mí hơi sâu, khoảng cách
giữa hai mắt xa, ngón tay
ngắn.
- Đần độn bẩm sinh, không
có con

- Ở nữ giới, thân lùn, cổ - Da và tóc màu - Câm điếc bẩm
ngắn.
trắng.
sinh.
- Tuyến vú và dạ con không - Mắt màu hồng.
phát triển, thường mất trí,
không có con.

IV. Thảo luận đánh giá hiệu quả chuyên đề
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học.
Ưu điểm
- Phù hợp giữa nội dung và phương pháp


Hạn chế
- PHT cần đánh số chi tiết để HS dễ nhận biết nhiệm vụ của mình.

- Mục tiêu rõ ràng, hợp lí

- Cần đưa cho HS đường link cụ thể của chủ đề để HS có kĩ năng

- Biên soạn các tổ chức các hoạt động học khá hợp khai thác thông tin trên Internet.
lí với trình độ học sinh

2. Tổ chức hoạt động học cho HS.
Ưu điểm
- Tổ chức các hoạt động cặp, nhóm đã đúng quy trình.

Hạn chế
- Việc giao nhiệm vụ và xử lí kết quả còn có chỗ chưa rõ ràng.

- Các biện pháp hỗ trợ khuyến khích HS hợp lí, có hiệu
14


quả.
- Đánh giá và tổ chức đánh giá các kết quả của HS
được chú trọng và thực hiện linh hoạt: GV đánh giá,
HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau.
- Đã tổ chức được cho HS thể hiện bản thân triệt để.
3. Hoạt động học của HS.
Ưu điểm
Hạn chế
- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập và - Còn một số HS chưa thực sự tích cực tham gia hoạt động nhóm,

trao đổi thảo luận

còn ỉ lại cho các bạn trong nhóm.

- Thực hiện đúng các bước trong hoạt động nhóm, cặp.

- Việc mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm và tình cảm ở HS còn hạn

- Biết cách tự kiểm tra và kiểm tra chéo giữa các nhóm. chế.
- Biết vận dụng kiến thức vào làm các dạng bài tập thực - Việc nêu ý kiến để phản biện còn chưa thực sôi nổi.
tế.
- HS thể hiện được bản thân, chia sẻ được kinh nghiệm
và cảm xúc.
- Hình thành được nhiều năng lực và phẩm chất
V. Kết luận về chuyên đề
1. Trong tổ chức các hoạt động học cho HS:
- Xử lí mềm dẻo, linh hoạt khi HS hoạt động chưa hiệu quả, chưa đúng tiến độ.
- Cần giao nhiệm vụ rõ ràng hơn.
15


- Cần hỗ trợ giúp đỡ các nhóm kịp thời hợp lí.
- Trong hoạt động cặp và nhóm, cần hướng dẫn HS biết sử dụng kết quả chuẩn bị ở nhà để thảo luận.
- Hết sức chú ý hoạt động đánh giá và tự đánh giá trong quá trình dạy học.
- Tăng cường bài tập trắc nghiệm có nhiều lựa chọn đúng.
2. Trong quá trình thực hiện, GV trong tổ sẽ áp dụng chuyên đề và tiếp tục rút kinh nghiệm , bổ sung thêm bằng những kinh
nghiệm bản thân để chuyên đề thêm hoàn thiện.
3. Kết luận. Triển khai:
- Tổ chức thực hiện và dạy 1 tiết theo đúng tinh thần tổ đã đặt ra với kết quả tốt.
- Tiếp theo học kì II năm học 2015- 2016 mỗi đồng chí GV phảitiếp tục tự chọn ít nhất 1 chủ đề trong chương trình giảng dạy

của mình báo cáo trước tổ và thực hiện theo nội dung chuyên đề đã triển khai.
Tổ KHTN
Tổ trưởng

Nguyễn Quang Tân

16



×