Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn lựa chọn một số bài tập bổ trợ thể lực (chuyên môn) nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.86 KB, 18 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1.

Họ và tên:

Trần Thị Tình

2.

Ngày tháng năm sinh:

3.

Nam, nữ:

4.

Địa chỉ:

5.

Điện thoại:

6.

Fax:



7.

Chức vụ:

8.

Nhiệm vụ được giao:

9.

Đơn vị công tác:

II.

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

24-09-1980

Nữ
Trường THPT Tân Phú
0984212831
E-mail:
Tổ Trưởng
Dạy môn Thể dục lớp 10,12
Trường THPT Tân Phú

-

Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân


-

Năm nhận bằng:2007

-

Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất

III.
-

KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo dục thể chất
Số năm có kinh nghiệm:

14 năm

Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:



Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập sức nhanh trong chạy 100m cho Hs lớp 10.



Ứng dụng một số bài tập thể lực giúp học sinh học tốt môn cầu lông.


Ứng dụng một số bài tập sức mạnh giúp học sinh lớp 10 học tốt môn nhảy

cao kiểu nằm nghiêng.

1


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị Trường THPT TÂN PHÚ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Định Quán, ngày 25 tháng 0 9 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016-2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Lựa chọn một số bài tập bổ trợ thể lực nhằm nâng
cao thành tích chạy 60m cho nữ học sinh lớp 10 Trường THPT Tân Phú- Định
Quán-Đồng nai”
Họ và tên tác giả: Trần Thị Tình . Chức vụ: tổ trưởng
Đơn vị: Trường THPT Tân Phú
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp giáo dục 


- Phương pháp dạy học bộ môn: ...................
- Lĩnh vực khác: .......................................... 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng:
Tại đơn vị 

Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học,đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu
quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
2



- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ
sở GD&ĐT 

Trong ngành 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm
vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành

Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá 

Đạt 

Không xếp loại



Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài
liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ
của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh

nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường
xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại
nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến
kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

(Ký tên và ghi rõ họ
tên)

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

(Ký tên, ghi rõ họ
tên và đóng dấu)

3


I. ĐẶT VẤN ĐỂ
Đất nước ta đang từng bước hội nhập và phát triển cùng thế giới. Xã hội càng phát
triển thì giáo dục thể chất cho con người cũng được quan tâm bởi vì giáo dục thể
chất là phương tiện để hoàn thiện và phát triển thể chất. Trong xã hội ngày nay, mức

sống của người dân ngày càng được nâng cao, công nghệ thông tin phát triển nhanh
chóng, kinh tế tri thức đang chiếm lĩnh thị trường, nên sức khoẻ là mối quan tâm
hàng đầu của đời sống cộng đồng. Chính vì những lí do trên nên vai trò của TDTT
ngày càng được phát triển, phong trào TDTT càng được lan rộng. Do đó công tác
giáo dục thể chất trong trường học là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Sự quan tâm
đến công tác giáo dục thể chất thực chất đó là chăm lo và đem lại sức khỏe cho con
người và đó cũng là nền tảng cho sự thành công. Và từ công tác giáo dục thể chất ở
các trường phổ thông, thông qua các hội thao trường học, điền kinh trong đó có nội
dung chạy cự li ngắn chiếm một vị trí quan trọng trong thể thao học đường. Là một
giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất trong nhà trường luôn thôi thúc không
ngừng tìm tòi những phương pháp giảng dạy, ứng dụng một số bài tập sức mạnh,
nhanh, sức mạnh tốc độ nhằm từng bước cải thiện, nâng cao thành tích trong chạy
cự li ngắn. Xét thấy thành tích chạy cự li ngắn của học sinh Trường THPT Tân Phú
thời gian qua còn hạn chế được thể hiện qua kết quả học tập và thi đấu HKPĐ cấp
Tỉnh. Chính vì vậy, đề tài “Lựa chọn một số bài tập bổ trợ thể lực (chuyên môn)
nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh nữ lớp 10 Trường THPT
Tân Phú, Thị trấn Định Quán, tỉnh Đồng Nai” nhằm điều tra hiệu quả việc sử
dụng các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn như: sức mạnh tốc độ, sức mạnh nhanh
để cải thiện thành tích chạy cự li ngắn cho học sinh, đặc biệt là học sinh nữ.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1. Vài nét chung :
Các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn chưa được khai thác triệt để và chưa phù hợp
với lượng vận động và tâm sinh lý của học sinh nên chưa gây được hứng thú cho các
em trong quá trình tập luyện, các bài tập nâng cao kĩ năng, kĩ xảo vận động còn mang
4


tính hình thức, chưa chú trọng đến tố chất sức nhanh và sức mạnh chân. Một số trò
chơi và bài tập phát triển sức nhanh truyền thống như: giành cờ; đội nào nhanh hơn;

đổi chỗ nhanh; xuất phát nhanh; chạy lặp lại các đoạn ngắn…chưa được sắp xếp hệ
thống và chỉ áp dụng trong một số trò chơi ở cuối buổi học và chưa được vận dụng một
cách sáng tạo và hợp lý.
Điều kiện cơ sở vật chất cũng như sân bãi và trang thiết bị phục vụ cho quá trình tập
luyện còn hạn chế, kích thước đường chạy không đảm bảo yêu cầu nên cũng ít nhiều
làm ảnh hưởng đến kết quả tập luyện của học sinh.
Giáo dục thể chất đem lại sức khỏe hữu hiệu cho mọi người. Dựa trên quan điểm đúng
đắn của Đảng và Nhà nước ta về công tác giáo dục thể chất đối với học sinh thì sự
quan tâm đến giáo dục thể chất là quan tâm đến con người mà con người là vốn quý
của xã hội, là tài sản vô giá của quốc gia. Để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và
kích thích sự ham thích, phấn đấu học tập của học sinh trong môn chạy cự li ngắn, giáo
viên cần nắm chính xác một cách khoa học các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn
nhằm nâng cao thành tích để góp phần vào việc đề ra nội dung chương trình và
phương pháp tập luyện hiệu quả hơn.
Chạy cự li ngắn gồm các cự li từ 60m đến 400m đây là một môn thể thao không đòi hỏi nhiều
về trang thiết bị, kỹ thuật tương đối đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và giới tính của học sinh
phổ thông. Do đó chạy cự li ngắn là một nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục thể chất
trong nhà trường. Thông qua giảng dạy và tập luyện, môn học này góp phần phát triển sức
nhanh, sức mạnh chân và sự khéo léo, nâng cao thể chất học sinh, trang bị những kỹ năng, kỹ
xảo cần thiết cho cuộc sống, nó vừa có lợi cho sức khoẻ và có lợi cho cả học tập, lao động sản
xuất.Việc giảng dạy các môn học này trong nhiều năm qua đã được chú trọng và đạt được kết
quả nhất định, song còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được với phong trào thể
thao học đường phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.
2. Đặc điểm tâm lý:
Trong quá trình giảng dạy thể dục giáo viên cần lưu ý quá trình tăng trưởng cơ thể của các
em nữ lứa tuổi 16 đang phát triển, hoạt động thần kinh cao cấp ở các em cũng chưa toàn diện,
quá trình tư duy còn non nớt, chưa được sâu, tỉ mỉ và toàn diện.

5



Do kích thích của sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể khiến cho các em hay có tâm lý hiếu
thắng, ưa thích phô trương sức mạnh và khả năng trí tuệ của mình, ưa thích so sánh, ưa thích
vận động. Đặc biệt ở các em nữ sự phát triển mất cân đối đồng đều của cơ thể khiến các em có
một số trạng thái khác với tâm lý của nam như dễ xúc cảm, hay ngượng ngùng, rụt rè nên hoạt
động kém tự nhiên, động tác phối hợp không nhịp nhàng; các em ưa thích hoạt động có tổ chức
kỷ luật, ưa thích cái đẹp và thường đánh giá mình thấp hơn hiện có. Vì thế trong quá trình
giảng dạy, giáo viên cần đặc biệt lưu ý bồi dưỡng cho các em về lòng ham thích và những thói
quen tốt trong tập luyện: Lành mạnh, khẩn trương, nề nếp trật tự, nghiêm túc, tự giác, tập luyện
có có suy nghĩ, hướng dẫn các em tập luyện toàn diện đồng thời chú ý khai thác và bồi dưỡng
những em có năng khiếu đặc biệt. Đối với các em có thể chất yếu cần khuyến kích, động viên
để phát huy hết khả năng sức lực của các em.
3. Đặc điểm của tố chất thể lực ở học sinh nữ lứa tuổi 15-16:
Tố chất thể lực là năng lực cơ bản về khả năng vận động của cơ thể con người như sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, sự phát triển các tố chất thể lực thay đổi theo lứa tuổi.
- Sức nhanh phát triển sớm chủ yếu là lứa tuổi trung học .
- Sức mạnh lớn hay bé phụ thuộc vào thiết diện của cơ, lứa tuổi 12 ở nữ sức mạnh thể hiện
chưa rõ rệt, đến tuổi 14, 15 thì ở nữ sức mạnh hơn nam, 16, 17 tuổi thì nam lại phát triển hơn
nữ.
- Sức bền trong giai đoạn đầu của sự phát dục sinh trưởng của thiếu niên nhi đồng công
năng tim, phổi còn yếu dẫn đến trao đổi khí yếu, khả năng yếm khí khá kém, khả năng chịu
đựng lượng sức bền không cao.
- Khéo léo và mềm dẻo không phải sinh ra là có ngay, mà phải qua một quá trình học tập
và rèn luyện mới có được, có quan hệ mật thiết với khớp xương, sự đàn hồi của dây chằng và
sự linh hoạt của cơ khớp dưới sự chi phối của dây thần kinh cũng là giai đoạn phát triển tốt
nhất.
 Tố chất nhanh:
Là năng lực thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất, sức nhanh được thể hiện ở hai hình
thức, đơn giản và tổng hợp.Để phát triển phản ứng nhanh phức tạp tập thực hiện một số phản
ứng khác nhau đáp lại tương ứng các tính hiệu bất ngờ xảy ra.


6


Ví dụ : Chạy nhanh, chạy chậm , chạy đổi hướng theo tiếng còi hoặc tiếng hô của người điều
khiển các bài tập trên để tập nhanh theo thời gian tiềm phục của phản ứng.
 Tố chất mạnh:
Sức mạnh là khả năng của cơ thể làm xuất hiện một lực nhất định do sự gắng sức của cơ.
Nói cách khác có thể xác định sức mạnh là khả năng của con người thắng được trở lực bên
ngoài tạo ra lực phản tác dụng chống lại nó do sự cố gắng của cơ bắp. Trong trường hợp hoạt
động để thắng lực chống đối bên ngoài, lực có hướng ngược chiều với chuyển động, trong hoạt
động nhượng bộ lực tác động trên đường đi của chuyển động, sức mạnh phân thành ba hình
thức chính.
- Năng lực sức mạnh tối đa: Là sức mạnh mà vận động viên có thể thực hiện khi co cơ tối
đa và theo ý muốn năng lực này được áp dụng cho các môn thể thao cử tạ, vật,..
- Năng lực sức mạnh nhanh là khả năng của hệ thần kinh cơ khắc phục các lực cản với tốc
độ co cơ cao, sức mạnh nhanh xác định thành tích các môn thể thao không chu kỳ. Sức mạnh
nhanh cũng có ý nghĩa đối với việc đạt tốc độ như khi giậm nhảy trong nhảy xa, đối với khả
năng tăng tốc của vận động viên chạy ngắn.
- Năng lực sức mạnh bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của vận động viên khi vận động
với thời gian kéo dài trong khi sử dụng sức mạnh.
 Tố chất bền:
Sức bền là năng lực của cơ thể duy trì thực hiện động tác với cường độ không giảm
trong thời gian kéo dài. Hay nói cách khác sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi
trong hoạt động nào đó.
Theo các tài liệu thì: “Bài tập thể lực là một trong những biện pháp giảng dạy bao gồm các bài
tập mang tính chuẩn bị cho vận động viên mang tính dẫn dắt, chuyển đổi và bài tập tăng cường
tố chất thể lực”. ( Từ điển TDTT Trung Quốc trang 17 xuất bản 1993).
Vai trò tác dụng của bài tập thể lực:
Theo các nhà khoa học và các chuyên gia thể thao thì các bài tập thể lực là biện pháp

quan trọng trong giảng dạy và huấn luyện thể thao.
Chúng ta đã biết một số kỹ thuật có cấu trúc các chuỗi động tác gắn kết có trình tự, có sự
phối hợp, có liên quan, có tác động lẫn nhau, thúc đẩy hoặc hạn chế nhau để cùng thực hiện
một yếu lĩnh kỹ thuật động tác nào đó, một kỹ thuật khó thường gồm nhiều khâu, nhiều giai
đoạn, nhiều cử động nên cùng một lúc người học không thể tiếp thu hình thành ngay các khái
7


niệm cũng như tạo ra được các đường mòn liên hệ trên võ đại não. Do vậy người ta phân nhỏ
kỹ thuật, nhất là các động tác kỹ thuật phức tạp.
Ví dụ: Kỹ thuật chạy 60m người ta chia ra các giai đoạn: xuất phát, chạy lao, chạy giữa
quãng và về đích.
Trên cơ sở người học nắm biết từng phần sau đó liên kết lại thành kỹ thuật hoàn chỉnh.
Ở mỗi giai đoạn kỹ thuật để giúp người học hình thành được kỹ thuật người ta sử dụng
các bài tập:
+ Mang tính chuẩn bị, nhằm đưa người tập vào trạng thái tâm lý, sinh lý thích hợp với
việc tiếp thu kỹ thuật.
+ Mang tính chuyển đổi, từ động tác này sang động tác khác với các không gian và thời
gian khác nhau nhằm tạo ra sự lợi dụng các kỹ năng phối hợp cần thiết cho thành tích thể thao
ở các môn chuyên sâu, cũng như nhằm hoàn thiện kỹ thuật, chiến thuật trong mối quan hệ với
giáo dục đạo đức, trí tuệ và chuẩn bị về tâm lý.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.
1. Thực trạng của vấn đề
Các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn chưa được khai thác triệt để và chưa phù hợp
với lượng vận động và tâm sinh lý của học sinh nên chưa gây được hứng thú cho các
em trong quá trình tập luyện, các bài tập nâng cao kĩ năng, kĩ xảo vận động còn mang
tính hình thức, chưa chú trọng đến tố chất sức nhanh và sức mạnh chân. Một số trò
chơi và bài tập phát triển sức nhanh truyền thống như: giành cờ; đội nào nhanh hơn;
đổi chổ nhanh; xuất phát nhanh; chạy lặp lại các đoạn ngắn…chưa được sắp xếp hệ
thống và chỉ áp dụng trong một số trò chơi ở cuối buổi học và chưa được vận dụng

sáng tạo.
Điều kiện cơ sở vật chất cũng như sân bãi và trang thiết bị phục vụ cho quá trình tập
luyện còn hạn chế, kích thước đường chạy không đảm bảo yêu cầu nên cũng ít nhiều
làm ảnh hưởng đến kết quả tập luyện của học sinh.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Qua khảo sát về chỉ số thể lực ban đầu của học sinh nữ khối 10, tôi nhận thấy kết quả chỉ số thể
lực của học sinh nữ lớp 10A1 và 10A 2 gần tương đương . Chính vì vậy tôi đã chọn hai lớp này là đối
tượng để tiến hành so sánh khi tiến hành thực nghiệm.
8


Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp nữ lớp 10A1 và 10A2 trường THPT Tân Phú
được chia thành 2 nhóm:


Nhóm TN: 20 học sinh lớp 10A1 tiến hành giảng dạy theo phân phối chương

trình do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định có kết hợp các bài tập bổ trợ thể lực đã lựa chọn.


Nhóm ĐC: 20 học sinh lớp 10A2 tiến hành dạy theo chương trình do Bộ Giáo dục - Đào tạo

quy định.
*Thời gian tiến hành thực nghiệm: Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016
*Địa điểm:

Sân thể dục Trường THPT Tân Phú

3.Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu là xác định một số bài tập bài tập bổ trợ thể lực nhằm nâng cao

thành tích chạy 60m cho học sinh nữ lớp 10 Trường THPT Tân Phú, góp phần cải tiến
thành tích chạy cự li ngắn cho học sinh của trường nói riêng, và thúc đẩy phong trào
phát triển thể chất của tỉnh Đồng Nai nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu:
.4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu:
Phương pháp tham khảo tài liệu nhằm giúp đề tài thu thập thông tin qua việc
đọc, ghi chép, phân tích tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến chạy cự ly 60m.
Đó là cơ sở cho phép định hướng giải quyết, đưa ra các phương pháp đánh giá và xây
dựng đề tài nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp phỏng vấn được dùng để thu thập những ý kiến chung, trên cơ sở
tổng hợp tài liệu và thực tiễn giảng dạy, từ đó chọn lọc các bài tập để tiến hành thực
nghiệm nhằm xác định hiệu quả của các bài tập thể lực nâng cao thành tích chạy 60m
cho học sinh nữ lớp 10 như sau:
Kết quả phỏng vấn

TÊN TEST

Đồng

Không đồng

Các test thể lực

ý

ý

1


Nằm ngữa gập bụng 30(s)

X

2
3

Nhảy lò cò 2 lần x 10m (s)
Chạy lặp lại 5m x 5 lần với thời gian

TT

9

X
X


ngắn nhất (s)
4

Chạy xuất phát thấp 30m(s)

X

5

Bật cao tại chỗ (cm)

X


6

Bật xa tại chỗ (cm)
Ngồi xoay lưng về hướng chạy nghe

X

7

tiếng còi nhanh chóng xoay người chạy

X

8

nhanh 10m (s)
Chạy nâng cao đùi tại chỗ 10m (s)

X

9
10
11
12
13

Chạy đạp sau 15m (s)
Chạy lượn vòng qua 4 vòng cự ly 20m
(s)

Nâng cao đùi tại chỗ 10s sau đó chạy
10m (s)
Xuất phát cao tư thế khác nhau (s)
XPT- chạy lao- giữa quãng với tốc độ

X
X
X
X
X

14

cao
Chạy biến hướng (s)

X

15

Chaỵ con thoi 4 x 10m (s)

X

Kết quả phỏng vấn trên đề tài chọn được 7 bài tập sau:
- Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (s)
- Tại chỗ nâng cao đùi nghe tiếng còi chạy nhanh 10m(s)
- Chạy xuất phát thấp 30m (s)
- Chạy đạp sau 15m (s)
- Chạy biến hướng(s)

- Bật xa tại chỗ(m)
- Chạy con thoi 4 x 10(m).
4.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Kiểm tra sư phạm là phương pháp kiểm tra nhằm thu thập thông tin có liên quan đến
bài tập có tác dụng đến thành tích chạy 60m của đối tượng nghiên cứu.
*Test được dùng để kiểm tra là chạy 60m ( s )
Mục đích: Đánh giá sức nhanh.
10


Dụng cụ sân bãi: Sân tập thể dục của trường, đường chạy, đồng hồ bấm giờ điện tử,
cờ, giấy bút ghi chép.
Cách tiến hành kiểm tra được thực hiện như sau:
Nhóm có 2 thành viên:
Một thành viên gọi tên, phát lệnh chạy.
Một thành viên bấm giờ và ghi thành tích
-

Người được kiểm tra đứng sau vạch xuất phát và thực hiện theo hướng dẫn của

người phát lệnh, xuất phát theo 3 khẩu lệnh “Vào chỗ, sẵn sàng, chạy”. Sau khi có tín
hiệu xuất phát (ván phát lệnh), người được kiểm tra nhanh chóng xuất phát chạy
nhanh về đích. Thành tích được tính từ vạch xuất phát đến điểm đích (60m). Kết quả
tính bằng giây, mỗi học sinh chạy 1 lần. Nếu phạm quy thì chạy lần 2
4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Các bài tập được để dùng thực nghiệm là:
-

Tại chỗ nâng cao đùi 10s sau đó chạy 10m (giây):


Mục đích: Đánh giá sức nhanh và sức mạnh của chân.
Dụng cụ đồng hồ bấm giây và 2 mốc cách nhau 10m (vạch xuất phát và vạch đích).
Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Học sinh chuẩn bị xuất phát ở tư thế nâng
cao đùi. Khi có tín hiệu thực hiện nâng cao đùi và hoàn thành cự li càng nhanh càng
tốt. Bấm giờ khi học sinh xuất phát và vượt qua vạch đích.
Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.
-

Chạy biến hướng (giây)

Mục đích: Dùng test này để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh.
Dụng cụ đồng hồ bấm giây và 3 mốc đặt trên đường thẳng, mỗi mốc cách nhau 5m.
Mốc giữa là điểm xuất phát
Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Học sinh chuẩn bị xuất phát ở mốc giữa.
Giáo viên sẽ chỉ định hướng chạy (phải hay trái) sau khi xuất phát. Học sinh nghe hiệu
lệnh, chạy về hướng phải, chạm mốc, chạy về hướng ngược lại, vượt qua mốc giữa,
tiếp tục chạy chạm mốc trái, quay về chạm đích. Giáo viên bấm giờ. Thành tích chạy
được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.
-

Chạy đạp sau 15m (giây):

Mục đích: Để đánh giá sức nhanh và sức mạnh của chân
11


Đối tượng kiểm tra thực hiện trên nền xi măng của trường. Đường chạy có chiều dài ít
nhất 20m, bằng phẳng, chiều rộng ít nhất 2m, cho từng người lần lượt xuất phát. Kẻ
vạch xuất phát (phất cờ) và vạch đích. Sau đích có ít nhất 5 - 10m để giảm tốc độ.
Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Một đợt chạy gồm hai người. Xuất phát

cao, tại chỗ. Hai đối tượng khảo sát đứng trước vạch xuất phát, khi có lệnh “sẵn sàng”
đối tượng khảo sát hạ thấp trọng tâm, thân người hơi ngả về phía trước, ở trong tư thế
chờ lệnh xuất phát. Khi có hiệu lệnh “xuất phát” hoặc tiếng của ván phát lệnh thì đối
tượng khảo sát bật đạp sau người về phía trước thực hiện nhanh về đích và băng qua
đích. Bấm giờ khi học sinh xuất phát và vượt qua vạch đích. Thành tích chạy được xác
định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.
-

Chạy 30m xuất phát thấp (giây):

Mục đích: Để đánh giá sức nhanh và sức mạnh tốc độ.
Đường chạy có chiều dài ít nhất 50m, bằng phẳng, chiều rộng ít nhất 2m, cho từng
người lần lượt xuất phát. Kẻ vạch xuất phát (phất cờ) và vạch đích. Sau đích có ít nhất
10m để giảm tốc độ.
Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Một đợt chạy gồm hai người. Xuất phát
thấp, tại chỗ. Hai đối tượng khảo sát đứng trước vạch xuất phát, khi có lệnh “sẵn sàng”
đối tượng khảo sát hạ thấp trọng tâm, thân người hơi ngả về phía trước, ở trong tư thế
chờ lệnh xuất phát. Khi có hiệu lệnh “xuất phát” hoặc tiếng súng phát lệnh thì đối
tượng khảo sát lao người về phía trước gắng sức chạy thật nhanh về đích và băng qua
đích. Bấm giờ khi học sinh xuất phát và vượt qua vạch đích. Thành tích chạy được xác
định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.
-

Chạy con thoi 4x10m (giây):

Mục đích: Dùng test này để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh.
Đường chạy có kích thước 10 x 1.2m, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu. Đường chạy
bằng phẳng, không trơn, tốt nhất trên nền đất khô. Để an toàn, hai đầu đường chạy có
khoảng trống ít nhất 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn vật chuẩn
để đánh dấu bốn góc.

Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Đối tượng kiểm tra thực hiện theo khẩu
lệnh “vào chỗ - sẳn sàng - chạy”. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần 1 chân chạm vạch,
lập tức nhanh chóng quay ngoắt toàn thân vòng lại, về vạch xuất phát, đến khi một
12


chân chạm vạch thì quay lại. Thực hiện lặp lại cho hết quãng đường, tổng số 2 vòng
với 3 lần quay. Bấm giờ khi học sinh xuất phát và vượt qua vạch đích. Thành tích chạy
được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.
5. Phương pháp toán thống kê.
Sau khi thu thập xử lí số liệu bằng máy vi tính với chương trình phần mềm
Microsoft Excel để tính toán, trong phạm vi đề tài nghiên cứu đề tài thực hiện phép
tính sau :
a. Tính giá trị trung bình :
Trong đó :
: Là giá trị trung bình.
Xi : Là trị số của từng cá thể.
n : Là tổng số các cá thể.
: Kí hiệu tổng.
6. Kế hoạch tập luyện.
Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào kế hoạch giảng dạy.
Chương trình chạy ngắn của lớp 10 theo PPCT là 12 tiết nhưng để đề tài được hiệu
quả tôi xin BGH 16 tiết để có thời gian lấy số liệu và thành tích cho chính xác.
T
T

1
2

Số tiết tập luyện

BÀI TẬP BỔ TRỢ THỂ
LỰC
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
-Nằm ngửa gập bụng
x
x
x
x
x
30(s)
- Chạy đạp sau 15m (s)
x

3
4

- Chạy chuyển hướng (s)
- Chạy 30m xuất phát
thấp(s)

x
x

x
x

5

x
x


x

x

x

- Chạy con thoi 4x10m
(s)
-Nâng cao đùi tại chỗ 10s
sau đó chạy 10m.

x

x

x x
x

7

x

x

x
x

6


x

Bật xa tại chỗ

x

x

x
x

13

x

x

x

x


8

- Kiểm tra thành tích
60m
x

x


* Thành tích chạy 60m của nữ thực nghiệm và đối chứng trước và sau thời gian
thực nghiệm.
Thời gian tập luyện: Mỗi tuần 2 tiết, mỗi tiết 45 phút, tiến hành tập luyện trong 8 tuần
của học kỳ I.
Trước thực nghiệm cả 2 nhóm đều được kiểm tra để được xác định trình độ ban đầu.
Sau 8 tuần tập luyện, tôi tiến hành kiểm tra thành tích để đánh giá hiệu quả của các bài
tập bổ trợ thể lực chuyên môn và đánh giá sự tăng trưởng thành tích chạy 60m ở nhóm
đối tượng nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ hiệu quả của bài tập đã được lựa chọn.
Bảng 1: BẢNG SỐ LIỆU TRƯỚC THỰC NGHIỆM
Nhóm thực
nghiệm
Nhóm đối chứng
Xtb
S
CV
Sai số
t lq
t dl

12.47
0.66
5.33
0.02

12.49
0.59
4.76
0.02

0.1


7.12

Nhìn vào bảng 1 cho thấy: Giá trị trung bình thành tích chạy 60m của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng là 12.47 giây và 12.49 giây không có sự chênh lệch nhiều,
các chỉ số như: độ lệch chuẩn của mẫu (S); hệ số biến thiên (Cv); sai số tương đối của
GTTB (Epxilon) và chỉ số t cho 2 mẫu độc lập với n<30 (có t tính đều lớn hơn t bảng)
tra bảng t student nằm trong ngưỡng cho phép với p< 0.01

Xtb
S
CV
Sai số
t lq
t dl
W%

Bảng 2: BẢNG SỐ LIỆU SAU THỰC NGHIỆM
Nhóm thực
nghiệm
Nhóm đối chứng
11.09
11.78
0.58
0.49
5.2
4.15
0.02
0.02
4.11

11.71
14

7.12
5.85


Vẽ biểu đồ (hình cột)
Biều đồ 1. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng thành tích chạy 60m
Qua phân tích và từ biểu đồ 1 cho thấy sự tăng trưởng (W%) thành tích chạy
60m của nhóm thực nghiệm là W%=11.71 %, còn sự tăng trưởng của nhóm
đối chứng là W%=5.85% chứng tỏ rằng thành tích chạy 60m của nhóm thực
nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng sác xuất p<0.01 vì đều có t tính lớn hơn t bảng. Cho nên, việc lựa
chọn và sử dụng các bài tập bổ trợ thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy
60m cho học sinh nữ lớp 10 trường.... là hợp lý nhất, mang lại hiệu quả cao.

Bảng 1. So sánh sự gia tăng thành tích chạy 60m cả 2 nhóm nữ thực nghiệm và đối
chứng của học sinh Trường THPT Tân Phú trước và sau thực nghiệm
TT
1

TEST
Thành tích chạy 60m
(s)

Nhóm Nữ
TN
ĐC


X Tr

X SAU

12.5
12.49

11.1
11.8

Căn cứ vào kết quả ở bảng 1cho thấy:
+ Trước thời gian thực nghiệm thì thành tích chạy 60m ở nhóm nữ thực nghiệm ( X TN =
12.5) gần như tương đương với nhóm nữ đối chứng ( X DC = 12.49)
+ Sau thời gian thực nghiệm thì thành tích chạy 60m ở nhóm nữ thực nghiệm ( X TN =
11.1) tăng hơn so với nhóm nữ đối chứng ( X DC = 11.8) và kết quả này cũng thể hiện qua
biểu đồ.

15


Biểu đồ 1.Thành tích chạy 60m của học sinh nữ nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau khi
thực nghiệm.
Nhận xét: Qua thành tích thể hiện ở các bảng và các biểu đồ trên đã chứng minh việc
ứng dụng các bài tập bổ trợ thể lực đã lựa chọn đem lại hiệu quả nhất định.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Qua các kết quả trên cho thấy độ gia tăng ở mọi chỉ tiêu của nhóm thực nghiệm đều
hơn nhóm đối chứng. Hay nói một cách khác, việc ứng dụng các bài tập bỗ trợ thể
lực do đề tài lựa chọn đã thể hiện rõ tính hiệu quả trong việc nâng cao thành tích
chạy cự li ngắn cho học sinh nữ lớp10 Trường THPT Tân Phú, còn ở nhóm đối
chứng thì kết quả sau thực nghiệm cũng có sự tiến triển so với trước thực nghiệm,

nhưng mức độ gia tăng không đáng kể như nhóm thực nghiệm.
Với sáng kiến kinh nghiệm trên đây, bản thân rút ra được bài học kinh nghiệm
trong công tác chuyên môn là: Để đạt được hiểu quả cao trong công tác giảng dạy và
giúp các em nắm được kỹ năng kỹ xảo vận động, thì trong suốt quá trình giảng dạy
giáo viên cần nắm bắt được trạng thái tâm lí, tình hình sức khoẻ và nhu cầu thực tiễn
của học sinh để đưa ra các bài tập bổ trợ phù hợp, giáo viên cũng phải biết đan xen các
bài tập, kết hợp hài hoà giữa tập luyện tại lớp và giao bài tập về nhà cho học sinh, đồng
thời người giáo viên cũng cần khuyến khích, động viên các học sinh đúng thời điểm,
từ đó tạo niềm tin, sự hưng phấn trong quá trình tập luyện và nâng cao được thể lực, trí
lực và đạt thành tích tốt nhất.
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
16


Kết quả nghiên cứu cho các kết luận sau:
1.

Đã lựa chọn được 07 bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho học

sinh nữ lớp lớp10 Trường THPT Tân Phú . Đó là các bài tập sau:
-Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây.
-Tại chỗ nâng cao đùi nghe tiếng còi chạy nhanh 10m.
- Chạy xuất phát thấp 30m.
-Bật xa tại chỗ.
- Chạy đạp sau 15m.
-Chạy biến hướng(s)
- Chạy con thoi 4x100m(s).
KIẾN NGHỊ :
- Đề nghị ban giám hiệu và tổ thể dục cho phép sử dụng các bài tập vừa nghiên
cứu để áp dụng vào chương trình giảng dạy chính khóa cho học sinh khối 10 và huấn

luyện đội tuyển điền kinh giúp nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh của trường.
- Mạnh dạn xin được tiếp tục nghiên cứu đề tài này cho các khối lớp còn lại (nam, nữ)
ở trường THPT Tân Phú nhằm góp phần nâng cao thành tích chạy 60m cho các em HS
toàn truờng.
- Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy giỏi để tạo điều kiện
thuận lợi cho các em học sinh có thể học tập và rèn luyện thân thể thường xuyên và
đạt kết quả cao.
Xin chân thành cảm ơn!

Định quán, ngày 24 tháng 2 năm 2016
Người viết

Trần thị Tình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


1.Vũ Cao Đàm (1995), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, Bộ giáo dục và đào
tạo, viện nghiên cứu phát triển giáo dục, NXB, Hà Nội.
2. Đỗ Ngọc Mạch (2010), “Huấn luyện sức mạnh tốc độ”, NXB TDTT, Hà Nội.
3.Vũ Đức Thu - Trần Dự - Vũ Bích Huệ - Trần Đồng Lâm - Nguyễn Kim Minh - Hồ Đắc
Sơn - Vũ Thị Như - Trần Văn Vinh (2006), “Sách giáo viên khối 1”, NXB, Hà Nội.
4.Nguyễn Thiệt Tình,(1993),“Phương pháp NCKH trong lĩnh vực TDTT”,NXB TDTT,
Hà Nội.
5. Đỗ Vĩnh, Huỳnh Trọng Khải (2008),“Thống kê học trong thể dục thể thao”, NXB
TDTT, Hà Nội.
6. Phạm Viết Vượng (1995), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội.


18



×