Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quy luật giá trị và sự biểu hiện của một trong ba tác động của quy luật này ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.39 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang ngày một phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng
với nền kinh tế của các nước khác trong khu vực và trên thế giới song so với
mặt bằng chung, nước ta vẫn còn là một trong những nước có nền kinh tế
chậm phát triển, nghèo nàn và lạc hậu. Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản
lí lạc hậu, khoa học kĩ thuật kém phát triển thêm vào đó là nạn tham nhũng,
thất nghiệp, thiên tai,… đã và đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Có rất nhiều quy luật ảnh hưởng đến sự phát triển của một nền kinh tế
trong đó quy luật đóng vai trò cơ bản nhất đó chính là quy luật giá trị. Để tìm
hiểu sâu hơn về nội dung của quy luật này và sự tác động của nó đến nền kinh
tế Việt Nam hiện nay, nhóm 3, lớp N03.TL3 xin chọn đề tài số 4 : “Quy luật

1


giá trị và sự biểu hiện của một trong ba tác động của quy luật này ở Việt
Nam hiện nay” làm nội dung cho bài tập nhóm của chúng em.
NỘI DUNG
1.Nội dung và tác động của quy luật giá trị.
Sản xuất và lưu thông hàng hóa chịu sự tác động của nhiều quy luật
kinh tế như: quy luật giá trị; quy luật cung – cầu; quy luật lưu thông tiền tệ;
quy luật cạnh tranh;….Nhưng vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hang
hóa thuộc về quy luật giá trị. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó
có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
1.1 Nội dung quy luật giá trị.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy
định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của
sản xuất hàng hóa.
Nội dung của quy luật giá trị là: Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên


cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm
sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao
động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được; còn trong trao
đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa
được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc
trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. Cơ chế tác
động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả
trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị, ở đây, giá trị như cái
trục của giá cả.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng
hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.
Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Trên thị
trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung
2


cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả
hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá
trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị
của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.Thông qua sự vậnđộng
của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
1.2 Tác động của quy luật giá trị.
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá trị thông
qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy
luật cung cầu. Qúa trình đó được thể hiện trong hai trường hợp sau:
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai
trường hợp sau:

+ Thứ nhất, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị,
hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản
xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản
xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư
liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng
được mở rộng.
+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ
bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt
hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất
và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên.
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có
thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản
xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của
xã hội.

3


Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở
chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn,
và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến
động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao
động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó,
có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng
hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy
người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao

phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng
lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp
lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng
suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh
mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến
toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã
hội không ngừng giảm xuống.
Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt
thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức
hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên,
có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí
thuê lao động trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá
biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi
vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động
làm thuê.
4


Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu
cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà
nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
2. Sự biểu hiện của tác động đến sự phân hóa giàu, nghèo của quy luật
giá trị ở trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam

2.1. Viettel và Sfone : hai con đường, hai số phận.
Sfone ra đời năm 2003, trong lúc thị trường viễn thông Việt Nam bị
thống trị độc quyền bởi hai nhà mạng VNPT: Mobifone và Vinaphone.
Viettel mobile ra đời sau Sfone 1 năm theo quyết định của thủ tướng Phan
Văn Khải và Bộ Quốc Phòng. Hai nhà mạng này ra đời ở thời điểm mạng di
động Việt Nam còn sơ khai với chỉ 3 triệu thuê bao trên tổng số 60 triệu
khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, chọn hai con đường đi khác nhau, hai công
ty đã quyết định hai số phận của mình. Sfone nộp giấy báo tử năm 2009,
Viettel hiện là nhà mạng số 1 Việt Nam và nằm trong top 10 thương hiệu viễn
thông giá trị nhất ASEAN năm 2016 với giá trị thương hiệu gần 1 tỷ USD.
Câu chuyện về sự thất bại của Sfone và sự thành công của Viettel là
một trong những biểu hiện của quy luật giá trị đến sự phân hóa giàu nghèo.
2.2. Sự biểu hiện tác động của quy luật giá trị đến sự phân hóa giàu nghèo
qua câu chuyện của Sfone và Viettel.
* Với Sfone.
Nhà mạng Sfone ra đời trước cả nhà mạng Viettel, họ nắm giữ trong
tay dịch vụ di động theo công nghệ mới CDMA (một nền tảng công nghệ có
thể xem là tiên tiến nhất thời bấy giờ), đầu số 095 cùng tổng số vốn đầu tư hạ
tầng lên đến 543 triệu USD, với mạng 3G phủ khắp đất nước cộng thêm vào

5


đó là một nguồn lực tài chính mạnh từ việc liên doanh với nước ngoài. Nhưng
chính những sai lầm trong kinh doanh đã khiến họ phải trả giá đắt.
Thứ nhất, thiết bị đầu cuối chạy trên mạng CDMA khá hạn chế, trong
khi người dùng mạng GSM có thể lựa chọn giữa hàng trăm mẫu điện thoại
mới với nhiều tính năng trên thị trường thì những khác hàng sử dụng CDMA
có rất ít lựa chọn, cho đến thời điểm hiện tại các thiết bị chạy CDMA tại Việt
Nam vẫn do nhà mạng nhập về chứ các chãng lớn như Samsung, Nokia,

Apple đều không phân phối ở Việt Nam. Tất nhiên, nếu như Sfone có tiềm
năng tài chính họ đều có thể làm như Verizon, Sprint: thuê các hãng làm
phiên bản riêng cho CDMA. Tuy nhiên với thị trường nhỏ bé như Việt Nam
thì điều đó quả thực khó xảy ra và chi phí cũng sẽ rất lớn. Ngoài ra, CDMA ra
đời ở Việt Nam quá sớm khi mà các ưu điểm về công nghệ chưa thể phát huy
được, ngay đến thời điểm hiện tại mạng 3G của GSM vẫn đáp ứng tốt các
dịch vụ yêu cầu lượng dự liệu lớn như xem phim, nghe nhạc, chơi game…
chứ chưa nói đến việc 9 năm trước khi CDMA ra đời, nhu cầu của người
dùng lẫn thiết bị đầu cuối cũng chỉ phục vụ cho nhu cầu nghe gọi cơ bản.
Thứ hai, sai lầm trong tư duy. Trong liên doanh Sfone giữa PST và đối
tác Hàn Quốc, tư duy của Hàn Quốc là người giàu ở thành phố, và làm với
người giàu trước, người nghèo sau. Để thuyết phục được Hàn Quốc làm
ngược lại điều này là rất khó. Nhưng ở Việt Nam thì Mobifone, Vinaphone
đều đã làm ở thành phố rồi, nên tiếp tục làm ở thành phố nữa thì gặp phải sự
cạnh tranh lớn từ hai ông lớn này.
Chính vì vậy, những sản phẩm, dịch vụ của Sfone nhanh chóng gặp
phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà mạng khác và sự thiếu tầm nhìn trong
chiến lược kinh doanh đã khiến cho Sfone sụp đổ. Điều quan trọng và sống
còn đối với một nhà mạng đó chính là phát triển được thuê bao mới nhưng
Sfone đã không làm được điều này, thêm vào đó là việc giá cả các dịch vụ do
họ cung cấp đều khá cao kèm theo đó là chất lượng mạng không ổn định đã
khiến Sfone thất thế trên thị trường Việt Nam.
6


Tức là, mức hao phí lao động cá biệt mà Sfone tạo ra cao hơn so với
mức lao động xã hội cần thiết, điều này dẫn đến tình trạng thua lỗ trong kinh
doanh của Sfone và hậu quả là doanh nghiệp bị phá sản. Đây chính là biểu
hiện tiêu cực sự tác động của quy luật giá trị đến sự phân hóa giàu nghèo.
* Với Viettel

Nhà mạng Viettel ra đời sau Sfone một năm nhưng những thành tựu mà
Viettel đạt được cho đến bây giờ vẫn là một kì tích. Sự xuất hiện của Viettel
đã tạo nên một cuộc “cách mạng” trên thị trường viễn thông Việt Nam.Thay
vì hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài thì Viettel chọn cho họ một con
đường khác đó là đi lên từ chính tiềm lực mà họ có. Thêm vào đó là tầm nhìn
chiến lược trong kinh doanh, với ý tưởng mà nghe qua có vẻ “đi ngược thời
đại” đó là chiến lược “nông thôn bao vây thành thị”. Khi mọi người làm thành
phố thì Viettel về nông thôn. Khi mọi người về nông thôn thì Viettel ra thành
phố. Viettel có thể tránh được cạnh tranh trực diện với các đối thủ lớn nhất.
Về mặt chiến lược, chiến lược nông thôn bao vây thành thị xây dựng
cho Viettel một thị trường riêng và trở thành thương hiệu mạnh trên thị
trường đó. Thứ nhất, nhờ chiến lược mà điện thoại di động đã trở thành thứ
bình dân. Mà ở nước mình, giới bình dân có tới 70% ở nông thôn. Thứ hai, ở
thành phố người dùng không phân biệt được sự khác biệt giữa các nhà mạng.
Ví dụ : Mobifone đã làm mười mấy năm tại thành phố, Viettel có làm khác
biệt, làm tốt tại thành phố cũng không ai nhận ra. Về nông thôn thì hoàn toàn
khác hẳn.Ở nông thôn không có sóng Mobifone, Viettel lại có. Người dân sẽ
cảm nhận rằng “A, ông này ở đây còn có sóng thì chắc hẳn ở thành phố còn
tốt hơn”. Vậy là người ta có ấn tượng về Viettel rất tốt, từ đó mà Viettel đã rất
thành công.
Sau khi Viettel đã thành công tại nông thôn rồi thì các nhà mạng khác
đã quay về nông thôn để làm. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ một năm rưỡi
đến hai năm. Sau khi các nhà mạng khác về nông thôn thì Viettel lại không

7


đầu tư vào nông thôn nữa mà lại quay lại thành phố để làm. Khi đó thì câu
chuyện đã khác.
Hơn nữa, việc mạnh dạn trong đầu tư về cơ sở hạ tầng viễn thông, đưa

ra nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng cùng với đó nâng cao chất lượng
các dịch vụ nên số lượng thuê bao Viettel liên tục tăng qua các năm.
Sự thành công của Viettel không chỉ ở Việt Nam mà nó còn được
khẳng đinh trên các thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư như : Lào,
Campuchia, Haiti, Peru, Mozambique. Cụ thể, tháng 2/2009, khai trương
mạng di động đầu tiên tại nước ngoài - mạng Metfone ở Campuchia. 8 tháng
sau, Viettel tiếp tục khai trương mạng Unitel tại Lào.Tại Peru và
Mozambique, Viettel đang triển khai xây dựng, lắp đặt hạ tầng. Gần đây nhất,
Viettel trở thành công ty duy nhất cung cấp công nghệ 3G tại Haiti.
Quy luật giá trị đã tác động đến sự thành công của Viettel hay sự thành
công của Viettel chính là biểu hiện của quy luật giá trị đến sự phân hóa giàu
nghèo. Sỡ dĩ Viettel thành công vì họ đã có được những sự lựa chọn đúng đắn
trong kinh doanh, giá cả dịch vụ, sản phẩm của Viettel đều thấp hơn so với
các mạng khác hay nói cách khác, mức hao phí lao động cá biệt mà Viettel
tạo ra thấp hơn so với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, điều đó mang lại
cho họ nhiều lãi, họ trở nên giàu hơn và có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất,
mở rộng sản xuất kinh doanh, thực tế là Viettel đã mở rộng mạng lưới di động
của mình không chỉ trong nước mà ra cả nước ngoài.
3 Giải pháp để giảm sự phân hóa giàu, nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Sự thất bại của Sfone và sự thành công của Viettel chỉ là một trong
những biểu hiện cụ thể cho sự tác động của quy luật giá trị đến sự phân hóa
giàu nghèo ở Việt Nam. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, quy luật giá trị đang
tác động đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp đến sản
xuất công nghiệp, dịch vụ đều đó dẫn đến sự bất công bằng trong xã hội. Từ
đó hình thành nên mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta.
8


Những người nghèo là những người sống những vùng dân cư chịu sự

thiệt thòi tự nhiên và những người bị khiếm khuyết mặt nào đó trong năng lực
cá nhân và do đó thường xuyên có thu nhập thấp đó chủ yếu là người tàn tật,
thương binh, gia đình chính sách, các dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá
thấp; những cá nhân gặp khó khăn về thu nhập không thường xuyên do biến
động của kinh tế, chính trị, chiến tranh và thiên tai, bộ phận này luôn thay đổi
theo tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
Để giải quyết vấn đề này cần xây dựng phát huy các chính sách như:
tạo ra cơ hội có việc làm, mở các trường dạy nghề, giúp đỡ gia đình neo đơn
khó khăn, đóng thuế thu nhập cá nhân, gây dựng quỹ phúc lợi xã hội, thực
hiện an sinh xã hội. Đặc biệt là giải quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội. Có
một thực tế là đa số sinh viên được đào tạo chính quy ra trường đều không tìm
được việc làm, hoặc có tìm được thì cũng là làm trái ngành, trái nghề. Giải
quyết tốt vấn đề thất nghiệp không những giảm khoảng cách giàu nghèo mà
còn là động lực để đưa nền kinh tế phát triển.

KẾT LUẬN
Quy luật giá trị - một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất
hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa. Ở đâu
có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá
trị.Việc tìm hiểu và nắm bắt các tác động quy luật giá trị mà đặc biệt là những
ảnh hưởng của nó đến sự phân hóa giàu nghèo có ý nghĩa hết sức to lớn nhất
là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang xây dựng mô hình kinh tế đó
là : "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Do điều kiện về thời gian cũng như hiểu biết về vấn đề còn chưa sâu kĩ
nên không thể tránh những sai sót vì vậy nhóm rất mong nhận được những
đóng góp từ phía thầy (cô) và các bạn.

9



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2012.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin (dùng cho các
khối ngành không chuyên kinh tế, quản trị kinh doanh trong các trường đại
học, cao đẳng), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008.
3. Hỏi – Đáp môn kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2005.
4. Sfone và cuộc cạnh tranh không cân sức, ngày truy
cập 21/4/2016.
10


5. Viettel, Sfone, hai con đường, hai số phận, ngày truy cập 22/4/2016.
6. Luận văn Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá, và sự vận dụng
quy luật này trong xây dựng kinh tế thị trường, ngày truy cập 22/4/2016.
7. Phân tích ba tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá
trị đến nền kinh tế Việt Nam, tác giả Nguyễn Thu Hà (K34 Đại học
Luật Hà Nội) , ngày truy cập 22/4/2016.

11



×