Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giao dịch thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.84 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỨNG TỪ KÈM
THEO

1


LỜI MỞ ĐẦU

2


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN NAM VIỆT

I. Lịch sử thành lập:

Công ty Cổ Phần Nam Việt được thành lập tháng 10 năm 2002 và chính
thức đi vào hoạt động tháng 6 năm 2003, với số vốn đầu tư nhà máy lên đến
12 tỷ đồng.
II. Trụ sở công ty:

Khối phố 2, phường Phố Cò, thị xã Sông Công, Thái Nguyên, Việt Nam.
3


III. Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm:
a.


b.

Ngành nghề kinh doanh
Chế biến thức ăn chăn nuôi, gia súc.
Mua bán nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Kinh doanh xăng dầu.
Sản phẩm:
Trong tổng số sản lượng hàng hóa công ty bán ra trên thị trường hàng
tháng thì hơn 2/3 là sản phẩm thức ăn dành cho gia súc, còn lại chưa đến
1/3 là thức ăn dành cho gia cầm. Trong số sản phẩm thức ăn dành cho gia
cầm, sản lượng đậm đặc chiếm 25% (chủ yếu dành cho lợn), còn lại là
thức ăn hỗn hợp.

IV. Uy tín công ty:

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần Nam
Việt được đầu tư trang thiết bị , máy móc hiện đại nhập từ Hà Lan, toàn bộ
quy trình sản xuất được điều khiển bằng máy tính. Với công nghệ ứng dụng
sản xuất hiện đại, cộng thêm có những đội ngũ chuyên gia, nhân viên năng
động, nhiều kinh nghiệm nên đã giúp công ty sản xuất và chế biến các loại
thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao và ổn định. Trên thị trường, sản phẩm
của công ty có uy tín và được nhiều người chăn nuôi đánh giá cao. Sản phẩm
công ty phân phối khắp thị trường phía Bắc như Lào Cai Thái Bình, Quảng
Ninh, Thái Nguyên…, ở phía trung như Thanh Hóa, Nghệ An…

PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG
VÀ BỘ CHỨNG TỪ KÈM THEO

CHƯƠNG 2.


I. Thông tin cơ bản hợp đồng và các bên tham gia hợp đồng:
-

Số hiệu hợp đồng: 600012985-10

-

Ngày lập hợp đồng: 21/08/2014

-

Các chủ thể của hợp đồng:
+ Bên Mua: Công ty Cổ phần Nam Việt
Địa chỉ: Khối phố 2, Phường Phố Cò, thị xã Sông Công, Thái Nguyên
4


Điện thoại: 0280.2.222.966 Fax: 0280.3.861.809
Người đại diện: Nguyễn Thị Nụ - Giám đốc Công ty
+ Bên Bán: Công ty trách nhiệm hữu hạn Bunge Agribusiness Singapore
Địa chỉ: 28 Robinson 77, 77 đường Robinson, Singapore
Điện thoại: 6562270090

Fax: 6556277335

Người đại diện:
Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 và Nghị đinh 187/2013 NĐ-CP về
quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là
chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đây
là dạng hợp đồng 1 văn bản, do 2 bên soạn thảo, là dạng hợp đồng ngắn

hạn và là hợp đồng nhập khẩu.

II. Điều khoản được quy định trong hợp đồng

1. Điều khoản tên hàng và số lượng
-

Điều khoản tên hàng: ARGENTINE CORN OR BRAZILIAN CORN
(Ngô Argentina hoặc Ngô Brazil)
Điều khoản tên hàng được sử dụng theo cách: Tên hàng kèm theo tên địa
phương sản xuất.

-

Điều khoản về số lượng: 1000 tấn (mét hệ)
+ Đơn vị tính số lượng: tấn (mét hệ)
+ Phương pháp quy định số lượng: bên bán và bên mua quy định cụ thể số
lượng hàng hóa giao dịch
+ Phương pháp quy định khối lượng: khối lượng
5


-

Điều khoản phẩm chất: dựa vào mô tả hàng hóa
a.

Với ngô Argentina
+ Độ ẩm: Tối đa 14.5%
+ Hàm lượng Aflatoxin: Tối đa 20ppb

+ Hạt hư hỏng: Tối đa 5%
+ Hạt vỡ: Tối đa 3%
+ Tạp chất: Tối đa 1.5%

b.

Với ngô Brazil
+ Độ ẩm: Tối đa 14.5%
+ Hàm lượng Aflatoxin: Tối đa 20ppb
+ Hạt hư hỏng: Tối đa 5% trong đó tối đa 1% hỏng do nhiệt hoặc nảy
mầm.
+ Hạt vỡ: Tối đa 3%
+ Tạp chất: Tối đa 1.5%

2. Điều khoản tính giá:
- Giá bán: 229 USD/ MT(Bằng chữ: Hai tram hai mươi chín đô la Mĩ một mét
-

tấn )
Giá bán được hiểu là giá CFR FO cảng Cái Lan, Việt Nam

3. Điều khoản thanh toán:
-

Thanh toán 100% hóa đơn bằng thư tín dụng không huỷ ngang trả ngay
Người hưởng lợi:
• Công ty TNHH Bunge agribusiness Singapore
• Tên tài khoản: Bunge Agribusiness Singapore Pte, Ltd, 77 Robinson



road, #28-00 Robinson 77, Singapore, 068896
Ngân hàng người bán: Ngân hàng Deutsche, BNP, Paribas, Intesa
Sanpaolo hoặc Nova Scotia
6


-

L/C được mở tại một ngân hàng quốc tế hạng nhất chấp nhận vơi bên bán

-

muộn nhất vào ngày 10 tháng 11 năm 2014.
Nếu người mua không mở L/C đúng thời hạn, người bán có quyền nới rộng
thời gian giao hàng cũng cùng số ngày chậm mở L/C hoặc hủy hợp đồng với

-

tất cả chi phí, tiền bồi thường và thiệt hại, hậu quả do bên mua chịu.
Chứng từ thanh toán yêu cầu: Hóa đơn thương mại, Vận đơn đường biển
sạch, Giấy chứng nhận khối lượng, Giấy chứng nhận chất lượng, Giấy chứng
nhận dịch tễ, Phiếu đóng gói.
Bộ chứng từ thực tế bao gồm








Hóa đơn giá trị gia tăng ngày 20/11/2014
Biên bản kết toán hàng với tàu, tại cảng dỡ Quảng Ninh, ngày đến
17/02/2014
Biên bản hàng hóa hư hỏng trước khi xếp, dỡ hàng tại cảng dỡ Cái
Lân, ngày lập: 08/02/2015
Bảng phân chia hàng rời chung theo chủ vận đơn. Tàu được sử dụng:
Tàu chợ
Tổng hợp giao hàng ngô của tàu- Tàu CONTI SAPHIR ngày 06 và
07/02/2015
Thông báo chứng từ đến và kiểm tra chứng từ L/C nhập khẩu:

L/C số: 222101400041
Ngày: 19/01/2015
Từ: Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Sông Công
Kết luận: Bộ chứng từ phù hợp với L/C, ngân hàng chấp nhận thanh toán.

Các giấy tờ khác phục vụ cho việc thanh toán:



Giấy nhận nợ của Ngân hàng Vietinbank cho công ty Nam Việt để mở
L/C ngày 12/11/2014
Giấy nhận nợ Ngân hàng Vietinbank cho công ty Nam Việt ngày
23/01/2015
7









Hợp đồng ngày 21/08/2014
L/C 41
Giấy đề nghị mua ngoại tệ ngày 23/01/2015, để thanh toán L/C số
222101400041, chuyển khoản từ tiền vay.
Giấy mua ngoại tệ kí quỹ ngày 12/11/2015 để mở L/C số
222101400041
Tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận tờ khai: Cảng Cái Lân,
ngày khai: 06/02/2015

4. Điều khoản giao hàng:
4.1. Dỡ

hàng tại cảng Cailan, Việt Nam: (CQD) dỡ hàng nhanh theo tập quánNgười mua sẽ cung cấp đủ phương tiện vận tải để nhận hàng ở khu vực tàu
có thể giao hàng. Tàu không có cẩu trên tàu có thể chấp nhận được trong
trường hợp trách nhiệm thuê cẩu ở cảng phát sinh được giao cho người bán.


-


-

-

Phương thức giao nhận hàng : CFR FO
Ngày giao: 27/12/2014
Cảng bốc hàng: Sao Francisco Do Sul, Brazil

Cảng dỡ hàng: Cảng Cái Lân, Việt Nam
Nghĩa vụ bên bán
Kí kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến
cảng đích
Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu
Giao hàng lên tàu
Cung cấp cho bên mua hoá đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo
Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu
Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước.
Nghĩa vụ bên mua
Nhận hàng khi hoá đơn và vận đơn được giao cho mình
Do “Free out - Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp
hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng họ được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ
hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng” nên người mua chịu trách nhiệm dỡ hàng và
trả chi phí dỡ hàng nếu chưa được tính trong hợp đồng chuyên chở.
Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng qua hẳn lan can tàu ở
cảng bốc.
8


-

Cung cấp đủ phương tiện vận tải để nhận hàng ở khu vực tàu có thể giao
hàng

 Theo thông lệ hàng hải quốc tế cho dù các bên thỏa thuận xếp dỡ

hàng theo điều kiện CQD thì người thuê ( trường hợp này là bên bán) vẫn
phải:
1- Có nghĩa vụ thuê công nhân cùng phương tiện xếp dỡ sẵn sàng để

khi tàu cập cầu là có thể làm hàng ngay;
2- Chỉ định cầu bến để khi tàu đến có thể cập mạn an toàn và làm
hàng ngay không bị vướng mắc trở ngại gì cả;
3- Bố trí đủ công nhân làm hàng cho từng ca, từng hầm, từng máng để
tàu có thể làm hàng liên tục không bị gián đoạn;
4- Giao hoặc nhận hàng theo tốc độ mà cẩu tàu hoặc cẩu bờ có thể xếp
hoặc dỡ;
5- Hoàn thiện mọi thủ tục giấy tờ về hàng theo quy định để tàu làm
thủ tục đi hoặc đến kịp thời.
4.2. Dỡ

hàng tại cảng Haiphong, Vietnam: Người mua sẽ cam đoan một tỷ lệ dỡ hàng
trên 500 tấn( hệ mét) / khoang/1 ngày làm việc thời tiết tốt trong 24 giờ liên tục,
không kể Chủ nhật và ngày lễ, dù có làm cũng không được tính vào thời hạn làm
hàng. Tàu phải có cẩu với sức nâng tối thiểu 10 tấn. Mặt khác, chi phí cẩu cảng sẽ
được tính cho người bán, nhưng tối đa là 0.50 USD/ tấn. Tàu không có cẩu có thể
chấp nhận được trong trường hợp trách nhiệm thuê cẩu cảng phát sinh thuộc về
người mua.
a.(NOR) Thông báo sẵn sàng sẽ được chuyển tới những người mua/ thông
báo và/ hoặc nhân viên của họ bằng điện tín/telex/fax bằng văn bản tại cảng dỡ
hàng trong suốt giờ hành chính, 08:00 giờ đến 17:00 giờ vào ngày làm việc và tối
đa 1200 giờ vào thứ bảy. Thời gian làm hàng vẫn tính dù tàu vào cảng hay
chưa( WIPON), dù vào cầu cảng hay chưa( WIBON), dù tàu làm thủ tục vệ sinh
dịch tễ hay chưa( WICCON),dù tàu đã được cấp giấy phép vào cảng ( sau khi
hoàn thành thủ tục kiểm dịch) hay chưa ( WIFPON);
Thời gian làm hàng sẽ bắt đầu tính từ 13:00 giờ trong cùng ngày nếu tàu gửi Thông
báo sẵn sàng tới trước buổi trưa hay từ 08:00 ngày làm việc tiếp theo nếu Thông
báo sẵn sàng được gửi sau buổi trưa.
9



b.Thời gian tiêu phí vào tiến hành khảo sát nghiên cứu phác thảo tại cảng
dỡ và đợi tàu vào cầu cảng ở cảng dỡ cũng được tính vào thời gian làm hàng.
c.Giá Giữ tàu quá hạn/ dỡ hàng theo như bên thuê tàu. Việc trả chi phí giữ
tàu quá hạn /dỡ hàng sẽ được thực hiện trong vòng 30 ngày đưa ra bản tính toán
thời gian làm hàng đã được thông qua và hóa đơn.
d.Người mua sẽ cam đoan tầm nước (độ sâu của tàu sau khi bốc hàng lên
tàu) tối thiểu mét . Chuyển tải (nếu đã được quy định) do bên mua chịu nếu tầm
nước tàu không vượt quá 10 m. Chuyển tải , nếu được quy định bởi vì tầm nước
tàu vượt quá 10m thì do bên bán chịu.
4.3. Thời

gian sử dụng vào việc hun trùng tại cảng dỡ sẽ tính như thời gian làm
hàng/ vào thời gian giữ tàu quá hạn/ bị tạm giữ. Trong trường hợp,phía đại
diện bên bán công nhận việc hun trùng đã được quy định, thời gian đã tốn sẽ
không tính vào thời gian làm hàng và chi phí hun trùng sẽ do bên bán chịu.
 Hun trùng đã được làm :
o
o
o
4.4. Xoay
4.5. Đại

thời gian phơi 10 ngày
ngày 27/12/2014
tại cảng bốc và đã tính vào thời gian làm hàng
vòng cảng dỡ hàng là ở quyền bên bán.

lý tàu sẽ được đề cử bởi người bán/ người chủ.


4.6. Chủ

tàu sẽ đưa ra thông báo hàng tới nơi trước 7/5/3/2/1 tới bên mua/ báo tin
hoặc địa lý của bên mua

4.7. Không

giới hạn loại tàu thực hiện chuyên chở.

4.8. Giá

giữ tàu quá hạn/ dỡ hàng theo như bên thuê tàu. Việc trả chi phí giữ tàu
quá hạn /dỡ hàng sẽ được thực hiện trong vòng 30 ngày đưa ra bản tính toán
thời gian làm hàng đã được thông qua và hóa đơn. Bất cứ đòi bồi thường nào
cho việc giữ tàu quá hạn/ dỡ hàng phải được gửi lên trên và tiếp nhận bởi
bên bán/ bên mua trong vòng 90 ngày kể từ ngày cuối cùng dỡ hàng, nếu
không có khiếu nại có thời hiệu vĩnh viễn, thì vô hiệu, không có hiệu lực .

4.9. Tuổi

tàu lên đến 30 năm có thể chấp nhận được. Phí tàu già( OPA) cho tàu
trên 15 năm sẽ được trả bởi bên bán trong vòng 14 ngày theo biên lai hóa
đơn của bên mua và tài liệu bổ sung gốc từ những người bảo hiểm của họ
chỉ rõ biên lai của phí bảo hiểm và không quá những tỉ lệ dưới đây:
10







16-20 năm, 0.185%X110% giá trị hóa đơn
21-25 năm, 0.375%X110% giá trị hóa đơn
26-30 năm, 0.500%X110% giá trị hóa đơn
Bên bán được quyền bù đắp bất kỳ khoản nợ chưa thanh toán nào trong có lợi cho
người bán từ khoản trả phí OPA. Khiếu nại cho Phí tàu già phải được gửi lên trên
và tiếp nhận bởi bên bán trong vòng 60 ngày kể từ ngày viết B/L, nếu không có
khiếu nại có thời hiệu vĩnh viễn, thì vô hiệu, không có hiệu lực .
Người bán cam đoan tàu sẽ phân loại Lloyds 100A 1 hoặc tương đương, đầy đủ
PNI, thân
tàu, máy móc được bảo hiểm.
Cho phép giao hàng từng phần / chuyển tải
 Giao hàng từng phần được chấp nhận .(Bảng phân chia hàng rời chung chủ theo
vận đơn)
4.10.

4.11.

Hàng hóa hỗn hợp/ kết hợp có thể chấp nhận được

Nếu việc chuyển tàu có hiệu lực, vận đơn sẽ được đưa ra ở cảng Phú
Mỹ, VN bởi việc bốc dỡ hàng cho việc trung chuyển là ở cảng Hải Phòng.
4.13.
Tất cả những điều khoản và điều kiện vận tải đường biển khác nếu
không mâu thuẫn với những điều khoản ở trên thì sẽ được đưa vào hợp đồng
thuê tàu.
4.12.

5. Điều khoản về bảo hiểm:
- GAFTA 72 là hợp lý do hợp đồng mua bán ngô hạt .

- Bên mua- công ty Nam Việt chọn bảo hiểm Bảo Việt , chi nhánh Thái
Nguyên của Việt Nam:
o Ưu điểm : là bảo hiểm nhà nước có độ tin cậy nhất định
o Nhược điểm: Là hợp đồng có giá trị lớn, nếu xảy ra rủi ro thì Bảo Việt
có chi trả được giá trị hợp đồng không.

6. Điều khoản về xử lí tranh chấp.
Mọi việc tranh chấp hay những nảy sinh giữa các bên liên quan đến hợp đồng bao
gồm ý hiểu, quy trình thực hiện hay hiệu lực của hợp đồng hay việc vi phạm hợp
đồng sẽ được phân xử bởi trọng tài theo điều luật số 125 của HIỆP HỘI NGŨ
CỐC VÀ CHĂN NUÔI THƯƠNG MẠI - GAFTA mà các bên đã đồng ý gia nhập.
11




Điều này hợp lí vì nó tuân theo tập quán mua bán ngũ cốc quốc tế.

Bất kì điều khoản nào không bao gồm trong Hợp đồng này, kể cả những điều luật
không được đưa vào hợp đồng này của GAFTA sẽ ngăn các bên khỏi việc cố gằng
giàng được đảm bảo nhất là về những việc đòi bồi thường hay việc đòi bồi thường
ngược lại của các bên theo tố tụng hợp pháp ở bất kỳ phạm vi hiệu lực pháp lí nào
với điều kiện những thủ tục tố tụng pháp lí sẽ bị hạn chế việc xin và/hoặc giành
đảm bảo cho cho một khiếu nại hay đòi bồi thường ngược lại, điều này được hiểu
và đồng ý rằng đồng ý rằng các giá trị nội dung của bất kỳ tranh chấp hoặc khiếu
nại chỉ được xác định bởi bằng trọng tài theo quy định của điều khoản này và
những yêu cầu bồi thường sẽ bị hạn chế. Để tránh việc nghi ngờ, quyền tự do theo
khoản này sẽ giành được đảm bảo bao gồm bất cứ bước nào được thực hiện để bảo
vệ và/ hay duy trì quyền lợi hoặc lợi ích của một bên ở một phần hoặc toàn bộ
hàng hóa và/ hoặc bất cứ hợp đồng liên quan nào.

7. Luật áp dụng: Luật Anh Quốc.
8. Điều khoản về chế tài xử phạt
Công ty tuân thủ những điều luật về xử phạt kinh tế việc tuân thủ hợp đồng của
Hoa Kì, Anh, Liên Minh Châu Âu liên quan đến các giao dịch với các nước, cá
nhân hay tổ chức bị hạn chế bao gồm cả việc chuyển tiền của những giao dịch và
hạn chế giao dịch đối với những cá nhân bị cấm ( theo luật xử phạt kinh tế) .
Người mua hiểu rằng hàng hóa sẽ không được bán lại hoặc vận chuyển tới những
vùng, cá nhân hay tổ chức bị cấm vận, hay vận chuyển bằng tàu thủy hoặc những
phương tiện mà cá nhân khác làm chủ sở hữu, vận hành, treo cờ, hưởng đặc quyền
của bất kì quốc gia, cá nhân hay tổ chức hoặc thực hiện thanh toán thông qua
những quốc gia, cá nhân hay tổ chức đó có thể khiến người bán hoặc những người
thuộc phạm vi pháp luật của Hợp chủng quốc hoa kì sẽ coi như là vi phạm pháp
luật và sẽ chịu phạt theo luật xử phạt kinh tế. Người mua có quyền từ chối bất kì
thời điểm nào đối với bất kì quốc gia, tàu, cá nhân, tổ chức hay ngân hàng bị cấm
vận. Kết quả là người mua sẽ phải chịu trách nhiệm đối với người bán về mọi chi
phí, thiệt và những chậm trễ phát sinh. Thông tin chi tiết sẽ phụ thuộc vào yêu cầu
của người bán.
9. Điều khoản về chống tẩy chay
Công ty sẽ không đồng ý, tham gia hay tuân theo bất kì điều kiện hay yêu cầu, bao
gồm cả những chứng từ bị cấm theo như luật và những quy định chống tẩy chay.
12


10.









Những điều kiện khác:
Phí ngân hàng đối với bên bán/ bên mua sẽ được thanh toán bằng tài
khoản người bán/ người mua.
Nghĩa vụ nhập khẩu, thuế.. thuộc về người mua- Công ty Nam Việt. Mọi
thay đổi trong tương lai đều thuộc nghĩa vụ của của người mua và không
được phản kháng với bất kì lí do nào
Mọi nghĩa vụ xuất khẩu, thuế ở hiện tại hay tương lai đều thuộc về phía
bên bán.
Tất cả những điều kiện khác nếu không mâu thuẫn với những điều khoản
và điều kiện ở hợp đồng này sẽ được coi như là hợp đồng GAFTA số 8
hiện nay vẫn còn hiệu lực. Bên bán và bên mua sẽ cùng đồng ý với
những nội dung ở hợp đồng nói trên.
Nếu người mua không gửi trả bản sao có chữ ký của xác nhận này cho
người bán trong vòng mười ngày kể từ ngày kể trên, người bán sẽ có
quyền lựa chọn hủy hợp đồng này bằng cách gửi văn bản thông báo đến
người mua trong vòng mười bốn ngày kể từ ngày nêu trên. Nếu như
người bán không đưa ra văn bản thông báo như vậy, hợp đồng này sẽ giữ
nguyên hoàn toàn hiệu lực và ảnh hưởng. Việc người mua không thông
báo cho người bán bằng văn bản bất cứ sự không thống nhất, sự phản đối
hoặc không đồng tình với các thời hạn và điều kiện của bản xác nhận này
trong vòng mười ngày kể từ ngày nêu trên sẽ được hiểu như là sự chấp
nhận của những thời hạn và điều kiện ấy.

13


CHƯƠNG 3.


CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
GIAO DỊCH

1. Xin giấy phép nhập khẩu.

Căn cứ theo Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT, ngô là hàng hóa được nhập
khẩu và không chịu sự điều chỉnh của giấy phép nhập khẩu. Do đó, công ty cổ
phần Nam Việt chỉ phải làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Các thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán

Phương thức thanh toán: Tín dụng thư không thể hủy ngang (L/C):
-

Công ty Cổ phần Nam Việt đến ngân hàng TMCP Công thương Việt nam
Vietinbank, chi nhánh Sông Công, Thái Nguyên mở L/C cho bên bán là
công ty Bunge Agribusiness Singapore Pte Ltd (Ngày 12/11/2014) hưởng



lợi.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương mở L/C và chuyển L/C đến ngân



hàng BNP Paribas, chi nhánh Singapore.
ngân hàng BNP Paribas, chi nhánh Singapore thông báo và chuyển bản gốc L/C



cho công ty Bunge Agribusiness Singapore Pte Ltd

Công ty Bunge Agribusiness Singapore Pte Ltd xem xét L/C so với hợp đồng để đề
nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc chấp nhận giao hàng. L/C đưa những yêu
cầu mà bên bán phải thực hiện đúng mới nhận được tiền. Vì vậy công ty Bunge
Agribusiness Singapore Pte Ltd phải xem xét kĩ L/C trước khi lập bộ chứng từ,



kiểm tra L/C chuyển đến so với hợp đồng là bước cực kì quan trọng.
Công ty Bunge Agribusiness Singapore Pte Ltd lập bộ chứng từ thanh toán theo
đúng quy định của L/C sau khi giao hàng và gửi đến ngân hàng BNP Paribas, chi
nhánh Singapore, ngân hàng này tiến hành kiểm tra sơ bộ xem bộ chứng từ đã
đúng với quy định L/C chưa .
14




Ngân hàng BNP Paribas, chi nhánh Singapore.chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ( sau khi kiểm tra bộ chứng từ hợp



lệ).
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tiến hành kiểm tra bộ
chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán cho ngân hàng
BNP Paribas. Nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì từ chối thanh toán và trả
lại bộ chứng từ. Ngày 19/01/2015, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã
gửi thông báo chứng từ kiêm phiếu kiểm tra chứng từ L/C nhập khẩu đến công ty
cổ phần Nam Việt để thông báo đã nhận được bộ chứng từ L/C và kết quả kiểm
tra bộ chứng từ phù hợp với L/C, chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng BNP




Paribas muộn nhất vào ngày 23/01/2015.
Ngân hàng BNP Paribas, chi nhánh Singapore gui giấy báo có cho công ty Bunge
Agribusiness Singapore Pte Ltd. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương



Việt Nam trích tài khoản và báo nợ cho Công ty Cổ phần Nam Việt.
Công ty Cổ phần Nam Việt xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng thương mại



cổ phần Công thương Việt Nam.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trao bộ chứng từ cho Công
ty Cổ phần Nam Việt để nhận hàng
Phương thức thanh toán L/C có ưu điểm là an toàn vì đảm bảo quyền lợi của tất
cả các bên tham gia (kể cả Ngân hàng). Bên xuất khẩu sẽ được ngân hàng thực
hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc bên nhập khẩu là
Công ty Cổ phần Nam Việt có muốn trả tiền hay không. Hơn nữa Bên xuất khẩu là
công ty Bunge Agribusiness Singapore Pte Ltd có thể đề nghị chiết khấu L/C để có
trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. Bên nhập khẩu là Công
ty Cổ phần Nam Việt phải trả tiền chỉ khi hàng hóa thực sự được giao. Người nhập
khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định
trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền. Ngân hàng
được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ và mở rộng
15



quan hệ thương mại quốc tế). Vì vậy rủi ro người mua “từ chối nhận hàng và trả
tiền” được loại bỏ.
Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất
tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra
chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là
nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành là ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ
cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.
3. Thuê tàu/ lưu cước.
-

Tên tàu: CONTI SAPHIR.
Cảng xếp hàng: SANTOS, BRAZIL.
Thời gian thực tế cập cầu: 06/02/2014.
Thời gian kết thúc: 17/02/2014.
Cảng dỡ:
Dỡ hàng tại cảng Cái Lân, Việt Nam: dỡ hàng nhanh theo tập quán, người

mua sẽ cung cấp đủ phương tiện vận tải để nhận hàng ở khu vực tàu có thể giao
hàng. Tàu không có cẩu trên tàu có thể chấp nhận được trong trường hợp trách
nhiệm thuê cẩu ở cảng phát sinh được giao cho người bán.
Dỡ hàng tại cảng Hải Phòng, Việtnam: Người mua sẽ cam đoan một tỷ lệ dỡ
hàng trên 500 tấn (hệmét)/khoang/ 1 ngày làm việc trong 24 giờ trong điều kiện
thời tiết tốt (trừ chủ nhật vàn gày lễ, dù có làm cũng không được tính vào thời hạn
làm hàng đã được tính toán. Tàu phải có cẩu với sức nâng tối thiểu 10 tấn. Mặt
khác, chi phí cẩu cảng sẽ được tính cho người bán, nhưng tối đa là 0.50 USD/ tấn.
Tàu không có cẩu có thể chấp nhận được trong trường hợp trách nhiệm thuê cẩu
cảng phát sinh thuộc về người mua.
- Đặc điểm của tàu: Tuổi tàu lên đến 30 năm có thể chấp nhận được. Người
bán cam đoan tàu sẽ phân loại Lloyds 100A 1 hoặc tương đương, đầy đủ

PNI, thân tàu, máy móc được bảo hiểm.
16


-

Cho phép: giao hàng từng phần/ chuyển tàu.
4. Bảo hiểm.

-

Hợp đồng bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm: Bên mua
Bên mua – công ty cổ phần Nam Việt chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho

-

bên bán – Công ty TNHH Bunge agribusiness Singapore
Công ty bảo hiểm: công ty hàng đầu về bảo hiểm, ưu đãi không thấp hơn

-

những điều khoản bảo hiểm GAFTA 72.
Điều kiện bảo hiểm: chịu mọi rủi ro về vận chuyển hàng hóa: chiến tranh,



va đập, bạo loạn, nóng, hấp hơi hay tự bốc cháy.
Điều khoản về bảo hiểm không nói rõ công ty nào là công ty bảo hiểm, trụ
sở thanh toán bảo hiểm, đồng tiền thanh toán, giá trị thanh toán. Nên còn

nhiều thiếu sót trong khâu về bảo hiểm này.
5. Thông quan nhập khẩu hàng hóa

Khi hàng hóa nhập khẩu về đến cửa khẩu thì bên phía nhập khẩu là Công ty cổ
phần Nam Việt tiến hành làm thủ tục hải quan như sau:
1.1.

Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp và xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ




hải quan:
Tờ khai hải quan (dành cho hàng nhập khẩu) : 02 bản chính
Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương



hợp đồng: 01 bản sao.
Hóa đơn thương mại : 01 bản chính và 01 bản sao
o Người phát hành: Công ty TNHH Bunge Agribusiness Singapore
o Mục đích: yêu cầu công ty cổ phần Nam Việt phải trả số tiền hàng ghi
trên hóa đơn. Khi công ty cổ phần Nam Việt nhận được hóa đơn này
thì phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng đối với công ty
TNHH Bunge Agribusiness Singapore với tổng số tiền được ghi trên
hóa đơn là 217.550,00 USD.
o Ngày phát hành hóa đơn: 09/01/2015.
Số hóa đơn: 5305002527.
17



Hóa đơn cũng miêu tả rõ đặc điểm hàng hóa giống trong hợp đồng gồm:


Tên hàng hóa: Brazilian corn
• Chất lượng: Độ ẩm tối đa: 14,5%; Độc tố nấm độc tối đa:
20ppb; Hạt hư tối đa: 5,0% ; Hạt vỡ tối đa: 3,0%; Tạp chất tối

đa: 1,5%
 Số lượng: 950.000MT
 Đơn giá: 229.00USD/MT
 Tổng giá thành: 217,500.00 USD
 Điều kiện giao hàng: CFR FO cảng Cailan Việt Nam
 Số LC: 222101400041
Hóa đơn có ghi rõ thêm nơi đi:cảng Sao Francisco Do Sul, Brazil.
Vận tải đơn: bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn
có ghi chữ copy hoặc chứng từ có giá trị tương đương: 01 bản sao
-

Phiếu đóng gói bản kê chi tiết hàng hóa: 01 bản sao:
Người phát hành: Công ty Bunge Agribusiness Singapore Pte



Ltd
Mục đích: kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện



hàng.

Ngày phát hành phiếu đóng gói: 09/01/2015.

-

Giấy chứng nhận phẩm chất: 01 bản chính.

-

Giấy chứng nhận khối lượng: 01 bản chính.
1.2.

-



Ngoài ra vì tính đặc thù của hàng hóa nhập khẩu của công ty nên cần có

thêm các chứng từ sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO): 01 bản chính.
Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu: 02 bản chính.
Giấy phép nhập khẩu (Nếu có): 01 bản chính.
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông
báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng: 01 bản chính.
18


6. Nhận hàng từ phương tiện vận chuyển đến.
1.1.

Chuẩn bị trước khi tàu tới cảng.


- Trước khi có ETA: Thu nhập thông tin về tàu CONTI SAPHIR và chuẩn bị
chứng từ cần thiết để nhận hàng.
+
+

Địa điểm xếp hàng: Từ bất kỳ cảng Argentina hay Brazilian
Địa điểm bốc dỡ hàng: cảng Cái Lân, Việt Nam hay cảng Hải Phòng, Việt
Nam

- Khi nhận được ETA:
+
+

Chuẩn bị phương tiện lấy hàng
Đăng kí kiểm nghiệm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, giám định.

6.2. Quy trình nhận hàng.
+
+

Đăng kí làm hàng với cảng, thông báo cho hải quan.
Nhận thông báo hàng đến và trao cho cảng chứng từ cần thiết để dỡ

+
+
+
+
+


hàng.
Cầm B/L và giấy giới thiệu đi lấy lệnh giao hàng – D/O
Xác nhận D/O
Nhận container chứa hàng tại bãi CY.
Dỡ hàng ra khỏi container
Trả vỏ container

7. Kiếm tra chất lượng hàng hóa, kiểm dịch và giám định hàng.

Trong quá trình kiểm tra hàng hóa trước khi dỡ hàng, các thanh tra đã phát hiện
ra một số lượng nhỏ hàng bị thiệt hại ( ẩm, dính vào nhau…) Vì vậy nên họ đã lập
biên bản hàng hóa hư hỏng trước khi xếp dỡ hàng.
Nội dung biên bản:
-

Ngày lập biên bản: 08/02/2015.
Tên tàu: Conti Saphir.
Cảng xếp: Brazil.
Cảng dỡ: Cailan.
Thời gian thực tế cập cầu: 06/02/2015.
19


8. Xử lý tranh chấp

Thực hiện một hợp đồng mua bán quốc tế phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều
so với một hợp đồng mua bán trong nước. Do yếu tố phức tạp của hợp đồng mua
bán quốc tế, rất nhiều giao dịch có thể phát sinh những tranh chấp trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Khi có tranh chấp xảy ra, người nhập khẩu trước hết phải
khiếu nại. Khi khiếu nại không thành công thì có thể kiện ra tòa án trọng tài, tùy

hợp đồng quy định.
Trong hợp đồng nhập khẩu được ký giữa Công ty cổ phần Nam Việt và Công
ty trách nhiệm hữu hạn Bunge Agribusiness Singapore thì mọi việc tranh chấp hay
những nảy sinh giữa các bên liên quan đến hợp đồng bao gồm ý hiểu, quy trình
thực hiện hay hiệu lực của hợp đồng hay việc vi phạm hợp đồng sẽ được phân xử
bởi trọng tài theo điều luật số 125 của Hiệp hội Thương mại Ngũ cốc và Thức ăn
Chăn nuôi (GAFTA) mà các bên đã đồng ý gia nhập.
Luật áp dụng : Luật Anh Quốc
• Trình tự tố tụng bằng trọng tài như sau:
a. Chuẩn bị hồ sơ kiện.
- Đơn kiện
- Bản sao hồ sơ khiếu nại
- Các giấy tớ chứng minh vụ khiếu nại không thành công
b. Lựa chọn trọng tài
Được quy định trong hợp đồng hoặc do 2 bên thỏa thuận với nhau (?: Trong
hợp đồng của mình chưa quy định sao đó)
c. Cung cấp tài liệu, chứng từ cho trọng tài
Đây là cơ sở để chứng minh, bảo vệ quyền lợi của mỗi bên.
d. Tham gia tranh luận
e. Thực hiện phán quyết
Khi trọng tài đã đưa ra phán quyết, bên phải thi hành án có nghĩa vụ phải
thực hiện phán quyết của trọng tài.
9. Xử phạt kinh tế việc tuân thủ hợp đồng và chống tẩy chay.
-

Hàng hóa không được bán lại, hoặc vận chuyển tới những vùng, cá nhân hay tổ
chức bị cấm vận. Người mua có quyền từ chối bất kì thời điểm nào đối với bất kì
quốc gia, tàu, cá nhân hay tổ chức đang trong quá trình cấm vận. Người mua sẽ
phải chịu trách nhiệm đối với người bán về mọi chi phí, thiệt và những chậm trễ
phát sinh. Thông tin chi tiết sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của người bán.


20


-

Công ty sẽ không đồng ý tham gia, tuân theo bất cứ điều kiện hay yêu cầu bị cấm
theo luật và những quy định chống tẩy chay.

CHƯƠNG 4.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA
HỢP ĐỒNG

1. Điều khoản tên hàng và số lượng:

Ưu điểm:
- Tên hàng được ghi chính xác (ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản
xuất ra hàng đó)
Đã quy định rõ đơn vị tính
- Đơn vị tính khối lượng cụ thế: Hệ mét hệ
- Dung sai được quy định cụ thể và rõ ràng (± 5%) và do người bán chọn
2. Điều khoản phẩm chất
-

Đã đầy đủ.

21



3. Điều khoản bao bì:

Được đề cập rõ trong hợp đồng là hàng hóa được để rời
4. Điều khoản về giá

Ưu điểm:
- Sử dụng đồng tiền mạnh, ổn định, tự do chuyển đổi
- Đã thỏa thuận rõ đơn vị đo lường số lượng: MT
- Phương pháp quy định giá cố định phù hợp với đơn hàng này vì giá của
mặt hàng này ít có biến động mạnh trên thị trường.
Nhược điểm:
-

Chưa dẫn chiếu cụ thể Incoterm.
Chưa có tổng giá (cả bằng số và bằng chữ)
Thông thường trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ở phần điều
khoản về giá cần có đủ đơn giá, tổng giá ( cả bằng chữ và số), phải dẫn
chiếu Incoterms cụ thể ( cảng , phiên bản), nên quy định cụ thể giá đã

-

gồm chi phí bao bì hay chưa.
Ngoài ra, đây là đơn hàng có số lượng lớn, vì vậy bên bán nên có ưu đãi
giảm giá cho bên mua để giữ được mối quan hệ hợp tác tốt.

5. Điều khoản thanh toán

Ưu điểm:
- Đã quy định rõ phương thức thanh toán ( thư tín dụng hủy ngang trả ngay
hoặc thư tín dụng UPAS), đồng tiền thanh toán (đô la), thời hạn thanh

toán, các chứng từ thanh toán cần thiết.
Nhược điểm :
-

Chưa ghi rõ tổng giá trị cần thanh toán
Chứng từ kèm theo thiếu giấy chứng nhận phẩm chất, thiếu giấy chứng
nhận xuất xứ, thiếu giấy kiểm tra dịch tễ, ngoài ra chứng từ bên Nam
Việt nhận được còn có sự khác biệt giữa số lượng bản gốc, photo so với
hợp đồng.

6. Điều khoản giao hàng

Ưu điểm:
22


-

Đã quy định rõ khoảng thời gian giao hàng: 1-31/12/2014
Đã đề cập đến cảng dỡ (cảng Cái Lân/ cảng Hải Phòng)
Đã quy định về thông báo giao hàng ( thời hạn thông báo cụ thể, phương
thức thông báo điện tín/ fax bằng văn bản, nội dung thông báo
Đã quy định về thời gian làm hàng trong điều kiện bốc hàng

Nhược điểm
-

Chưa quy định mức phạt cụ thể cho các bên vi phạm

7. Điều khoản về mua bảo hiểm


Ưu điểm:
- Đã quy định ai là người mua bảo hiểm và điều kiện của bảo hiểm cần
mua
8. Điều khoản về xử lí tranh chấp trọng tài

Ưu điểm:
- Đã quy định trọng tài quy chế (GAFTA)
- Đã đề cập đến giá tri pháp lý của phán quyết trọng tài
Nhược điểm:
- Chưa quy định về thương lượng, hòa giải trước
9. Điều khoản về luật áp dụng
-

Đã quy định cụ thể là luật Anh Quốc

10. Điều khoản miễn trách và khiếu nại
-

Thiếu, không được đề cập đến trong hợp đồng.

23


KẾT LUẬN
Thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hoạt động thương mại
quốc tế của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc và đóng góp to lớn vào quá
trình phát triển kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế và tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá cao của thời kỳ đổi mới và mở cửa vừa qua đã làm thay
đổi hẳn diện mạo của đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam, không những giúp cho

nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi tình trạng nước nghèo, mà còn tiếp tục mở ra cơ
hội đưa nước ta sang kỷ nguyên mới của nước có mức thu nhập trung bình trong
thập niên mới.
Thông qua việc tìm hiểu thực tế bộ chứng từ giao dịch giữa Công ty Cổ phần
Nam Việt – đại diện Việt Nam, và Công ty TNHH Bunge Agribusiness Singapore,
chúng em đã hiểu rõ hơn về các bước thực hiện hợp đồng, việc xây dựng các điều
khoản sao cho hợp lý nhất, phân tích và đánh giá những ưu điểm và nhược điểm
cuả Bộ chứng từ này để hiểu sâu hơn về hợp đồng Giao dịch thương mại quốc tế,
để từ đó ngày càng yêu thích môn học này hơn.

24


Nhóm chúng em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Cương đã giúp nhóm hoàn
thiện bài làm và có cái nhìn thực tế hơn về Giao dịch thương mại quốc tế.

25


×