Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

nhà nước tư sản Anh thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.07 KB, 4 trang )

Câu 5: Điều kiện kinh tế xã hội, quá trình xuất hiện, bản chất, chức

năng, tổ chức bộ máy, hình thức chính thể của nhà nước tư sản Anh thời
kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

I-

Điều kiện kinh tế xã hội:
Trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nước Anh có nền
kinh tế phát triển nhất, trở thành công xưởng của thế giới. Anh cũng là
đế quốc xâm chiếm nhiều thuộc địa nhất. Đến năm 1990, đế quốc
“Mặt trời không bao giờ lặn” đó có đất đai thuộc địa rộng tới 33 triệu
km2 với số dân 370 triệu người. Tư bản Anh là trung tâm áp bức, bóc
lột nhân dân Anh và nhân dân thế giới.

IIQuá trình xuất hiện
• Quá trình cách mạng tư sản Anh diễn ra qua hai cuộc nội chiến: 1. (16421646), 2. (1648-1648)
- 1642, nội chiến nổ ra giữa hai phe: lực lượng chuyên chế phong kiến và
nhân dân. 22/8/1642, vua Sác-lơ I chính thức tuyên chiến với lực lượng cách
mạng (lực lượng tư sản tiến bộ và quần chúng nhân dân). Xuất phát từ quyền
lợi, nội bộ nghị viện phân hóa thành hai phái: phái trưởng lão ( đa số, đại
diện cho tầng lớp đại tư sản, chủ trương thỏa hiệp với vua, coi chiến tranh là
phương tiện để ép vua nhượng bộ một số quyền lợi), phái độc lập (thiểu số,
đại biểu tâng lớp tư sản bậc trung, được sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp
nhân dân, thái độ kiên quyết với nhà vua hơn)
- 1646, dưới sự lãnh đạo của Crôm Oem phe Nghị viện đã giành được thắng
lợi, nhà vua Sác-lơ I tìm cách chống lại. Sác-lơ I trốn khỏi nhà giam và tập
hợp lực lượng phản kích lại quân cách mạng.
- 8/1648, nội chiến kết thúc, nhà vua bị bắt lại và bị xử tử.



- Nghị viện cử ra toà án tối cao gồm 135 uỷ viên, phụ trách xét xử
nhà vua. 30/1/1649 Sác-lơ I phải lên đoạn đầu đài.
. - 19/5/1649, nền cộng hoà được tuyên bố thành lập, Hạ nghị viện
nắm quyền lập pháp, Thượng nghị viện bị giải tán. Quyền hành pháp được
giao cho nội các do nghị viện bầu ra.
- 4/1/1649, Nghị viện thông qua nghị quyết khẳng định quyền tối
cao của Hạ nghị viện trong bộ máy nhà nước, cụ thể:
+ 1. Nhân dân, dưới quyền lực của thượng đế, là gốc rễ của mọi
chính quyền chân chính.
+ 2. Hạ nghị viện do nhân dân bầu ra, có quyền lực tối cao trong
quốc gia trong quốc gia
+ 3. Những gì Hạ viện tuyên bố là pháp luật thì nó có hiệu lực, dù
cho các thượng nghị sĩ, nhà vua có phản bác. lực, dù cho các
thượng nghị sĩ, nhà vua có phản bác.

• Nhà nước sau Cách mạng tư sản. Sự thiết lập chính thể quân chủ nghị
viện
- Sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản Anh phải xóa bỏ hình thức nhà
nước cộng hòa nghị viện và thay vào đó là chính thể quân chủ nghị
viện
- Sau khi được xác lập vào những năm tiếp theo ( từ cuối thế kỉ XVII
đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ) thể chế của nền quân chủ lập
hiến ở Anh được hoàn thiện và định hình từng bước. Đó cũng là quá
trình hình thành hiến pháp không thành văn của Anh.

III-

Bản chất: là công cụ thiết lập và bảo vệ chế độ dân chủ tư sản – chế
độ dân chủ về mặt pháp lý các quyền lợi hợp pháp của mọi công dân
thông qua cơ quan đại diện hoặc các biện pháp dân chủ trực tiếp.



IV-

Chức năng:

V-

Tổ chức bộ máy

Chính thể quân chủ nghị viện Anh được định hình như sau: chính thể
này gồm 3 bộ phận cơ bản:
- Hoàng đế: Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia, nhưng hoàng đế chỉ nặng
về vai trò tượng trưng. Mọi hoạt động của hoàng đế chỉ nhằm một
mục đích chính thức hóa về mặt nhà các hoạt động của nghị viện, của
chính phủ. Mọi quyết định của hoàng đế chỉ có hiệu lực thực thi khi
có chữ kĩ kèm theo của thủ tướng. Tóm lại hoàng đế không có thực
quyền và đúng như câu ngạn ngữ “nhà vua trị vì, nhưng không cai trị”
- Nghị viện: thời kì tư bản cạnh tranh là thời hoàng kim của nghị viện.
Nghị viện có những quyền hạn:
+ Quyền lập pháp
+ Quyền quyết định ngân sách và thuế
+ Quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu hoặc bãi nhiệm các
thành viên của nội các.
 Hạn chế quyền hạn của nhà vua, làm cho ngai vàng trở thành hư
vị.
Nước Anh cũng là nước cơ cấu hai viện vào loại sớm nhất.
+) Thượng nghị viện: gồm đại quý tộc mới do tầng lớp đại tư sản
quý tộc cử ra. Vai trò kiềm chế và đối trọng: khi có thượng nghị
viện, ít nhất trong công đoạn làm luật, làm cho việc thông qua các

quyết định phải được tiến hành dài hơn, với những thủ tục rườm rà,
để ngăn chặn sự quá tả, vội vàng của hạ nghị viện. Thượng sĩ nghị
viện được hình thành từ 4 nguồn:
_Những quý tộc có phẩm hàm (từ bá tước trở lên thì cha truyền
con nối)


_Các thủ lính tôn giáo đương nhiệm
_Các thu tướng Anh hết nhiệm kì
_Một số khác do đích thân hoàng đế bổ nhiệm
+) Hạ nghị viện: đại diện cho các tầng lớp trong cư dân, do nhân
dân bầu ra, nên còn được gọi là viện dân biểu. Chế độ đa đảng ở
Anh là hai đảng. Thông qua việc giới thiệu các ứng cử viên của
đảng để bầu vào hạ viện, hai đảng thay nhau khống chế nghị viện.
- Chính phủ: hạ nghị viện cử ra thủ tướng. Sau khi được hoàng đế bổ
nhiệm, thủ tướng đứng ra thành lập chính phủ. Đó là chính phủ của
đảng chiếm đa số trong hạ viện. Ở Anh lập pháp và hành pháp cùng
nằm trong tay một đảng. Vì vậy không mấy khi hạ viện bị giải tán. Hạ
viện chỉ có thể bị giải tán nếu chính phủ thấy đảng của mình có đa số
mỏng manh trong hạ viện, muốn có đa số vững chắc hơn, thì yêu cầu
hoàng đế giải tán hạ nghị viện để bầu ra hạ nghị viện mới, với hi vọng
sẽ có sự ủng hộ của đa số nhiều hơn, nhằm kéo dài thời gian cầm
quyền đảng của mình.
 Như vậy, thực chất cơ chế chính trị ở Anh là hai đảng tư sản thay
nhau nắm chính quyền nhà nước.
VI-

Hình thức chính thể :
- Lúc đầu nhà nước tư sản Anh mang chính thể Cộng hòa nghị viện
và chính thể này chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn.

- Là sản phẩm của cuộc nội chiến cách mạng không triệt để, nhà
nước Anh điển hình cho chính thể quân chủ nghị viện. Đạo luật về
quyền hành và những thỏa hiệp của liên mình tư sản với quý tộc
trở thành cơ sở pháp lý và sự bền vững của nền quân chủ lập hiến,
là một trong những nguồn của hiến pháp không thành văn bản ở
Anh. Từ đây, chính thể quân chủ nghị viện đã được xác lập.



×