Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.91 KB, 12 trang )

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang : Luận văn
ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05 /
Diêm Đăng Việt ; Nghd. : TS. Trần
Đức Vui
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam. DNVVN được coi như chiếc đệm giảm sốc, tạo đà tăng tốc phát
triển nền kinh tế và là chìa khóa cho sự ổn định về kinh tế, tài chính trong
tương lai. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang trong giai đoạn hiện nay, từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp cụ thể
nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN địa phương là việc làm cấp thiết, có vai trò
quan trọng không chỉ đối với các DNVVN trên địa bàn tỉnh, mà còn có ý nghĩa
lớn đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang nói riêng và
kinh tế quốc gia nói chung. Xuất phát từ sự cần thiết đó, đề tài: "Phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" được lựa chọn làm
chủ đề nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Hệ thống hóa và vận dụng những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn
về DNVVN trong điều kiện Việt Nam; (2) Khảo sát thực tế để đánh giá thực
trạng phát triển các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; (3) Đề xuất phương
hướng và đưa ra những khuyến nghị bằng nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện các
chính sách phù hợp với DNVVN của tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động và năng lực của DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là các giải pháp phát triển DNVVN trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong luận văn này, tác giả có chủ đích tập trung vào các
giải pháp phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.


-1-

- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu một số DNVVN ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng và Thành phố Bắc
Giang.
- Về thời gian: Các vấn đề trên được nghiên cứu có tính hệ thống trong
thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2008, đề xuất phương hướng và đưa ra những
khuyến nghị bằng nhóm các giải pháp chủ yếu để phát triển các DNVVN trên
địa bàn tỉnh đến năm 2015.
- Mẫu khảo sát: Giới hạn phạm vi khảo sát thực trạng 30 DNVVN trên
địa bàn huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng và Thành phố Bắc Giang thuộc các
ngành nghề kinh doanh TM&DV, sản xuất và xây lắp.
4. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn
(1) Làm rõ thực trạng trong chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN của
tỉnh và thực chất hoạt động của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
trong thời gian qua, từ đó phát hiện ra những mâu thuẫn, hạn chế trong các
chính sách phát triển DNVVN của địa phương nói riêng và của Nhà nước nói
chung, cũng như những ngăn trở nội tại từ bên trong các DN; (2) Đề xuất một
số giải pháp chủ yếu trong việc hoạch định và hoàn thiện các chính sách phát triển
DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ nay đến năm 2015; (3) Cung cấp thông tin
khoa học về phát triển DNVVN nói chung và phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang nói riêng cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân của tỉnh
Bắc Giang và những người quan tâm.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Khái niệm, cách tiếp cận và phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ở nước ta, thuật ngữ DNVVN được sử dụng rộng rãi trong khoa học kinh

tế và quản lý từ khi thực hiện cải cách kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung
sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc đưa ra một khái niệm
chuẩn xác về DNVVN có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đó là cơ sở để xác định cơ
chế quản lý với những chính sách ưu tiên thích hợp và xây dựng cơ cấu tổ
chức, quản lý hiệu quả đối với hệ thống các DN này.
Trong cuốn sách “Giải pháp phát triển DNVVN ở Việt Nam”, GS,TS.
Nguyễn Đình Hương đã đưa ra một khái niệm DNVVN tương đối toàn diện:
"DNVVN là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh
-2-


kinh doanh; (4) Khả năng tiếp cận thị trường của các DNVVN còn yếu, đặc
biệt là thị trường nước ngoài; (5) Hành lang pháp lý và các chính sách trợ giúp
phát triển đối với DNVVN còn chưa hoàn thiện và chậm triển khai; (6) Hệ
thống giáo dục, đào tạo nghề chưa theo sát với cơ cấu phát triển kinh tế chung
của đất nước và nhu cầu đòi hỏi của DN; (7) Sự phân biệt đối xử giữa DNVVN
với tập đoàn lớn, công ty nhà nước trong chính sách về mặt bằng sản xuất kinh
doanh, ưu đãi thuế; (8) Việc kinh doanh thiếu ổn định, chụp dựt, chốn thuế của
phần đông các DNVVN đã làm giảm sự ghi nhận của xã hội đối với những
đóng góp tích cực của các DN làm ăn chân chính,...

vì mục đích lợi nhuận, có quy mô DN trong những giới hạn nhất định tính theo
các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng
thời kỳ theo quy định của từng quốc gia".
Tuy nhiên, định nghĩa có tính pháp lý về DNVVN ở Việt Nam đang thực
hiện theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ:
"DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp
luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung
bình hàng năm không quá 300 người".
DNVVN không chỉ là phạm trù phản ánh độ lớn của DN, mà còn là một

phạm trù bao hàm nội dung tổng hợp của nhiều yếu tố về kinh tế, về tổ chức và
quản lý sản xuất hay về tiến bộ khoa học công nghệ… Vì vậy, trong các nghiên
cứu, có nhiều quan điểm khác nhau về DNVVN, mỗi quan điểm có thể tiếp cận
khái niệm dưới những góc độ khác nhau, phù hợp với mục đích nghiên cứu của
mình. Các quan điểm đó không hoàn toàn giống nhau ở mỗi một quốc gia, mỗi
ngành và thay đổi trong quá trình phát triển của lịch sử. Sự khác nhau đó chủ
yếu là do sự khác nhau trong tiêu chí dùng để đánh giá qui mô DNVVN và
việc lượng hóa từng chỉ tiêu cụ thể đó. Tuy nhiên, không có tiêu chí thống nhất
để phân loại DNVVN cho tất cả các nước vì điều kiện KTXH của mỗi quốc gia
không giống nhau. Tiêu chí xác định DNNVV phụ thuộc vào định hướng chính
sách, khả năng hỗ trợ của Chính phủ ở từng thời kỳ, cũng như tùy thuộc vào
chiến lược phát triển của Chính phủ tập trung hỗ trợ ngành nào hoặc DN có
quy mô nào trong một giai đoạn cụ thể. Thông thường có hai tiêu chí phổ biến
để phân loại DNVVN, tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
Tóm lại, việc xác định khái niệm cũng như tiêu chí phân loại DNVVN ở
các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và có cả yếu tố chủ quan
trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước. Các nước khác nhau sử dụng
các tiêu chí khác nhau, thậm chí nếu có cùng một tiêu chí thì độ lớn của các
tiêu chí đó cũng không giống nhau. Song nhìn chung, các tiêu chí được sử
dụng phổ biến nhất ở nhiều nước là số lượng lao động thường xuyên và vốn
làm tiêu thức phân loại DNVVN.
1.1.2. Thế mạnh và hạn chế theo quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thế mạnh theo quy mô: (1) Dễ khởi sự; (2) Tính linh hoạt cao; (3) Có
lợi thế trong việc duy trì và phát huy các ngành nghề truyền thống; (4) Dễ phát
huy bản chất hợp tác sản xuất; (5) Mối quan hệ gắn kết giữa chủ DN và người
lao động,...
- Hạn chế từ quy mô: (1) Hạn chế đầu tiên và lớn nhất là vấn đề vốn,
thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất; (2) Trình độ quản lý của chủ DN và
tay nghề của người lao động còn thấp; (3) Thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin


1.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam
Các DNVVN ngày càng đóng vai tròng quan trọng hơn trong tổng thể
nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển với tốc độ nhanh như
Việt Nam, biểu hiện cụ thể ở một số điểm chính sau:
- Về mặt kinh tế: (1) Góp phần làm tăng GDP, tăng thu nhập cho người
lao động và giá trị xuất khẩu cho nền kinh tế; (2) Góp phần làm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế; (3) Nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả hơn; (4) Thu hút vốn
trong khu vực dân cư; (5) Tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất;
(6) Tạo cơ sở hình thành các DN lớn,…
- Về mặt xã hội: (1) Tạo công ăn việc làm, giảm sức ép thất nghiệp; (2)
Nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần ổn định xã hội; (3) Tạo điều kiện phát
triển các tài năng kinh doanh,…
1.3. Xu thế phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Tính đến tháng 6/2008, tổng số các DN trong cả nước là 349.300 DN,
chủ yếu là DNVVN, ước tính cứ 243 người có 1 DN đăng ký kinh doanh. So
với các quốc gia khác trong khu vực, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp. Sự phát triển
của các DNVVN trong những năm qua có một số đặc điểm sau:
- Số lượng DNVVN ngoài quốc doanh tăng nhanh, doanh nghiệp tư nhân
có tốc độ tăng nhanh nhất, trong khi khu vực kinh tế tập thể và DN nhà nước
đang được sắp xếp lại theo xu hướng giảm về số lượng.
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của khu vực DNVVN ngoài quốc
doanh cao hơn mức trung bình của cả nước.
- Các nhà đầu tư chủ yếu tập trung đầu tư vào các ngành ít vốn, thu hồi
vốn nhanh như thương mại, dịch vụ nhà hàng, du lịch. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây đã có sự chuyển dịch đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản và
công nghiệp chế biến do chính sách đầu tư mạnh của Nhà nước vào xây dựng
cơ sở hạ tầng.

-3-


-4-


thành hệ thống bảo lãnh tín dụng và hệ thống bảo hiểm tín dụng nhằm hạn chế
tình trạng khó khăn về vốn của khu vực DNVVN hiện nay,…

- Thủ tục thành lập DN đơn giản, qui mô vốn đăng ký của DN mới thành
lập giảm đi, số lượng DN ngoài quốc doanh mới thành lập ngày càng lớn.
- Hỗ trợ DNVVN phát triển được coi là một yêu cầu cấp thiết, vì điều này
không chỉ có lợi cho DN, mà còn mang lại lợi ích cho nhà nước và toàn xã hội.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.4.1. Các yếu tố bên trong: (1) Yếu tố vốn; (2) Qui mô lao động. Ngoài hai
yếu tố nội sinh cơ bản kể trên, quá trình tồn tại và phát triển của các DNVVN
còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác như năng lực kinh doanh của chủ
DN, tình hình trang bị công nghệ, văn hóa kinh doanh, mối quan hệ với bên
ngoài, tinh thần hợp tác trong kinh doanh v.v…
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài: (1) Chính sách phát triển DNVVN; (2) Cơ sở hạ
tầng và các khuôn khổ pháp lý trong quá trình đầu tư đối với các DNVVN vẫn
còn hạn chế; (3) Các yếu tố cạnh tranh, thị trường, lĩnh vực kinh doanh còn nhỏ
hẹp và yếu kém; (4) Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý,…
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để đánh giá, có thể dựa vào các chỉ tiêu: (1) Đánh giá quy mô hoạt động
kinh doanh gồm: Quy mô vốn, số lao động làm việc, giá trị tổng sản lượng sản
xuất ra trong một năm,…; (2) Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh gồm:
Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí,
mức lợi nhuận bình quân trên một lao động, thu nhập bình quân của người lao
động,…
Các chỉ tiêu sử dụng trong luận văn: (1) Các chỉ tiêu đánh giá năng lực
sản xuất: Số lao động, vốn kinh doanh; (2) Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản

xuất: Tổng giá trị sản xuất, tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận; (3) Các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: Hiệu suất chi phí (Doanh thu / chi phí; Lợi
nhuận / chi phí); Hiệu quả sử dụng vốn (Doanh thu / vốn; Lợi nhuận / vốn).
1.6. Những bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
của một số nước trên thế giới
Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DNVVN của một số nước
như: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật bản, Cộng hòa liên bang
Đức. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: (1) Việc định
nghĩa và phân loại các DNVVN phải dựa trên mục tiêu hỗ trợ theo ngành, lĩnh
vực, loại hình; (2) Việc hỗ trợ các DNVVN phải dựa trên nguyên tắc tự hỗ trợ
là chính; (3) Cần có những qui định rõ ràng, các chính sách hỗ trợ cụ thể và các
cơ quan chuyên trách thực thi các quy định, chính sách hỗ trợ cho các
DNVVN; (4) Tạo điều kiện về tín dụng, đất đai… cho DNVVN thông qua các
chính sách cụ thể để hạn chế những khó khăn do qui mô nhỏ đem lại. Hình

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
2.1. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội
của tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng
Bắc Bộ và trung du miền núi phía Bắc, địa hình đa dạng với cả 3 vùng, miền
núi, trung du và đồng bằng xen kẽ. So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc
Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi. Bắc Giang cách không xa các trung
tâm công nghiệp, đô thị lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và “Tam
giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi tập trung tiềm
lực, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước,
với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản và các
hàng hoá tiêu dùng khác. Các nguồn tài nguyên chính như: (1) Tài nguyên đất:
có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha

đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở. Hơn 20 nghìn
ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các DN, nhà đầu tư liên
doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản; (2) Tài nguyên rừng: với 129.164
ha đất lâm nghiệp đã có rừng và gần 30.000 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm
nghiệp; (3) Tài nguyên khoáng sản: đã phát hiện và đăng ký được 73 mỏ với
15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm: than, kim loại, khoáng chất công
nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khoáng sản này đã được
đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo. Tuy không có nhiều mỏ
khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để
phát triển công nghiệp của tỉnh.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2007-2008
Trong những năm gần đây, Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
năm 2007 lần đầu đạt ở hai con số 10,2%; năm 2008 ước đạt 9,1%, trong đó:
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,6%, công nghiệp- xây dựng 17,4%, dịch vụ
9,8%. Các lĩnh vực văn hoá xã hội chuyển biến tiến bộ; đời sống của đại bộ
phận nhân dân cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
được bảo đảm.
2.2. Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2.2.1. Khái quát các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Bắc Giang

-5-

-6-


2.2.1.1. Tình hình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ về mặt số lượng
Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2006 đến nay, số lượng các
DNVVN đăng ký thành lập tăng nhanh. Năm 2006 chỉ mới có 1.027 DN, thì
đến năm 2008 số lượng DNVVN đã lên tới 1.521 DN, tốc độ tăng bình quân

đạt 122%/năm. Tuy nhiên, so với số lượng DNVVN cả nước thì DNVVN Bắc
Giang chỉ chiếm 0,44% (số liệu năm 2008: 1.521/349.300 DN) và cứ 1.052
người dân mới có một DN, trong khi mức bình quân của cả nước là 243 người
có một DN (xem Bảng 1).
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bắc Giang giai đoạn 2006-2008
Năm 2006
T
T

Chỉ tiêu

I. Theo loại hình
Công ty TNHH
DNTN
Công ty CP
HTX
II. Theo lĩnh vực
Sản xuất
Xây dựng
TM&DV
Ngành khác

cơ sở
1.027
563
97
214
153
1.027
305

211
414
97

%
100
55
9
21
15
100
30
21
40
9

Năm 2007
cơ sở
1.271
674
118
285
194
1.271
364
254
510
137

%

100
53
9
22
15
100
29
20
40
11

Năm 2008
cơ sở
1.521
720
179
344
278
1.521
395
360
592
174

%
100
47
12
23
18

100
26
24
39
11

Tăng
trưởng BQ
(%)
122
113
137
127
135
122
114
131
120
134

Chỉ tiêu
1. Tổng giá trị SX của tỉnh
2. Giá trị SX của DNVVN

Năm 2006
Tỷ.đ
%
16.984,3
100
2.340,4 13,8


Năm 2008
Tỷ.đ
%
23.164,4
100
3.287,3 14,2

So sánh 08/06
Tỷ.đ
%
6.180,1 36,38
946,9 40,45

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2008)
Giá trị sản xuất của các DNVVN trong những năm qua có chiều hướng
tăng và ổn định qua các năm.
2.2.1.3. Lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cùng với sự gia tăng về số lượng các DNVVN, lực lượng lao động trong
loại hình DN này cũng có sự tăng lên nhanh chóng (xem Bảng 2.3)
Bảng 2.3. Số lượng lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chỉ tiêu
1. Tổng LĐ của tỉnh
2. Tổng LĐ trong các DN
3. LĐ trong các DNVVN

Năm 2006
lao động
%
847.350 100

39.247
4,6
28.424
3,3

Năm 2008
lao động
%
888.160 100
77.483
8,7
41.302
4,6

So sánh 08/06
lao động
%
+ 40.810
+5
+ 38.236 + 97
+ 12.878 + 45

(Nguồn: Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh 2006-2008)
Để thấy rõ hơn về tình hình lao động trong các DNVVN trên địa bàn, ta
xem xét số lượng lao động phân theo lĩnh vực hoạt động qua bảng 2.4 sau đây.
Bảng 2.4. Tình hình lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo lĩnh vực
T
T

Chỉ tiêu


I
1
2
3
4

Tổng số LĐ
Sản xuất
Xây dựng
TM&DV
Ngành khác

Năm 2006

%
28.424 100
12.827
45
3.165
11
9.522
34
2.910
10

Năm 2007

%
32.778 100

15.412
47
3.810
12
10.170
31
3.386
10

Năm 2008

%
41.302 100
18.279
44
5.760
14
12.043
29
5.220
13

Tăng trưởng
bình quân (%)

(Nguồn: Số liệu thống kê DNVVN Bắc Giang của Sở KH&ĐT tỉnh 2006-2008)
Thực trạng trên chứng tỏ sự nhanh nhạy, linh hoạt của các DNVVN để
thay đổi, nắm bắt cơ hội, ra nhập thị trường đang có nhu cầu lớn và xu hướng
phát triển tốt ngay trên địa bàn tỉnh. Sự tăng nhanh về số lượng của loại hình
DNVVN có thể lý giải là do hành lang pháp lý đối với loại hình DN này ngày

càng được Nhà nước hoàn thiện với sự ra đời của Luật DN và các văn bản,
chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển DNVVN; kết hợp với đó là sự tăng
trưởng nhanh về kinh tế của tỉnh trong thời gian qua đã thúc đẩy sự ra đời của
các DNVVN.
2.2.1.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất
Quá trình phát triển KTXH của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2008 có sự
đóng góp tích cực của các DNVVN. Bảng 2.2 cho ta thấy giá trị sản xuất và cơ
cấu giá trị sản xuất của các DNVVN so với tổng giá trị sản xuất của tỉnh.
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất

(Nguồn: Sở KH&ĐT và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh 2006-2008)
Từ số liệu ở bảng 2.4 có thể thấy rằng: Số lượng lao động trong các
DNVVN tuy chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng lao động toàn tỉnh, song tốc
độ tăng nhanh, bình quân 121%/năm.
2.2.1.4. Quy mô vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Từ năm 2006 đến nay, cùng với sự tăng nhanh về số lượng DNVVN, số
vốn đăng ký của các DNVVN không ngừng tăng lên (xem Bảng 2.5)
Bảng 2.5. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

-7-

-8-

121
119
136
113
135



Chỉ tiêu
I. Theo loại hình SH
1. Công ty CP
2. Công ty TNHH
3. DNTN, HTX
II. Theo lĩnh vực HĐ
1. Sản xuất
2. Xây dựng
3. TM&DV
4. Ngành khác

Năm 2006
Tỷ.đ
%
2.607,484
100
1.267,460 48,6
1.193,774 45,8
146,250
5,6
2.607,484
100
1.005,980 38,6
484,878 18,6
959,001 36,8
157,625
6,0

Năm 2008
Tỷ.đ

%
4.188,615
100
2.198,160 52,5
1.654,560 39,5
335,895
8,0
4.188,615
100
1.517,595 36,2
858,600 20,5
1.546,896 36,9
265,524
6,3

So sánh 08/06
Tỷ.đ
%
1.581,131
160
930,700
173
460,786
139
189,645
230
1.581,131
160
511,615
151

373,722
177
587,895
161
107,899
168

(Nguồn: Số liệu thống kê DN đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT tỉnh 2006-2008)
Tổng số vốn đăng ký năm 2008 tăng 160% so với năm 2006, bình quân
một DN đạt 2,8 tỷ đồng. Đi vào xem xét cụ thể quy mô vốn kinh doanh của các
DNVVN trên địa bàn năm 2008 ở 03 mức qua bảng 2.6 sau đây:
Bảng 2.6. Quy mô vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008
> 1 tỷ
Chỉ tiêu
I. Loại hình
1. C.ty CP
2. C.ty TNHH
3.DNTN,HTX
II. Lĩnh vực
1. Sản xuất
2. Xây dựng
3. TM&DV
4. Ngành khác

1 tỷ - 5 tỷ

> 5 tỷ

Tổng cộng
số

vốn bq
DN

vốn bq

số
DN

315,285

513

1.635,590

696

2.237,740

312

4.188,615

1.521

0

0

568,280


128

1.629,880

216

2.198,160

344

105,932

142

963,252

486

585,376

92

1.654,560

720

209,353

371


104,058

82

22,484

4

335,895

457

315,285

513

1.635,590

696

2.237,740

312

4.188,615

1.521

42,732


49

437,252

199

1.037,611

147

1.517,595

395

19,240

40

405,483

251

433,877

69

858,600

360


186,285

286

637,563

214

723,048

92

1.546,896

592

67,028

138

155,292

32

43,204

4

265,524


174

Vốn bq

số
DN

vốn bq

số
DN

(Nguồn: Số liệu thống kê DN đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT tỉnh năm 2008)
Việc phân quy mô vốn theo loại hình và theo lĩnh vực giúp cho việc lựa
chọn các giải pháp phát triển DNVVN phù hợp, theo phương châm liên kết và
hợp tác kinh tế giữa các loại hình DN có quy mô nhỏ với quy mô lớn, giữa các
DN cùng quy mô, cùng ngành nghề, khắc phục những bất lợi về quy mô, tạo ra
sức mạnh của các nhóm ngành cùng sản xuất kinh doanh những sản phẩm nhất
định bằng các hình thức liên kết phù hợp.
2.2.1.5. Đánh giá về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2006 - 2008
-9-

* Tình hình các doanh nghiệp điều tra
- Đặc điểm các DN điều tra: Hoạt động chủ yếu trên địa bàn thành phố
Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng; hình thức sở hữu là các DN ngoài
quốc doanh ở 03 loại hình là DNTN, CTCP, Công ty TNHH; các DNVVN
thành lập muộn, chủ yếu từ năm 2000 trở lại đây (xem Bảng 2.7).
Bảng 2.7. Đặc điểm chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ điều tra
T

T

Chỉ tiêu

1

Giới tính
- Nam
- Nữ
Tuổi trung bình (tuổi)
Kinh nghiệm SX (năm)
Trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Chưa qua đào tạo

2
3
4

Sản xuất
9
6
2
45
10,8

Lĩnh vực hoạt động
Xây dựng

TM&DV
12
9
11
6
1
3
51
41
16,6
6,7

5
0
3
1

2
0
3
7

BQ chung
30
23
6
45
11,3

3

0
1
5

10
0
7
13

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2009)
Tỷ lệ chủ DN chưa qua đào tạo chiếm 43% trong tổng số DN điều tra; độ
tuổi trung bình của chủ DN vào khoảng 45 tuổi; kinh nghiệm sản xuất của các
chủ DN đều khá cao, bình quân có 11,3 năm kinh nghiệm. Điều này thể hiện
các chủ DN sau một thời gian làm nghề, tích luỹ được vốn và kiến thức nhất
định thì họ chuyển sang kinh doanh, trực tiếp quản lý điều hành DN của mình.
- Cơ cấu lao động của các DN điều tra: (xem Bảng 2.8).
Bảng 2.8. Đặc điểm về lao động của các doanh nghiệp điều tra
(Tính bình quân cho một DN và đã làm tròn số)
TT

1.

2.

Chỉ tiêu
Tổng số
Theo tính chất SX
- Quản lý, gián tiếp SX
- Trực tiếp SX
Theo trình độ

- Đại học, cao đẳng
- Trung cấp, CNKT
- Chưa qua đào tạo

Sản xuất

%
49
100

Xây dựng

%
24
100

TM&DV

%
20
100

11
38

22
78

13
11


54
46

7
13

35
65

5
13
31

10
27
63

4
9
11

17
38
46

3
7
10


15
35
50

- 10 -


(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2009)
+ Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của DN điều tra: (xem Bảng 2.9)
Bảng 2.9. Quy mô và cơ cấu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp điều tra
(Tính bình quân cho một DN)
T
T

Chỉ tiêu
Nguồn vốn KD
- Vốn chủ sở hữu
- Nợ phải trả

Sản xuất
tr.đ
%
3.777,39
100
2.432,06 64.4
1.345,33 35.6

Xây dựng
tr.đ
%

4.643,49
100
2.001,80 43.1
2.641,69 56.9

TM&DV
tr.đ
%
3.440,74
100
1.602,04
46.6
1.838,70
53.4

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2009)
- Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN điều tra: Kết quả
và hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là điều quan tâm hàng đầu của các
chủ DN, mà còn thể hiện trình độ năng lực quản lý điều hành trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của chủ DN và các nhà quản trị (xem Bảng 2.10).
Bảng 2.10. Kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN điều tra
(Tính bình quân cho một DN)
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.

Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí SXKD
- Chiếm trong d.thu
Lợi nhuận
Doanh thu / Chi phí
Lợi nhuận / Chi phí
Doanh thu / Vốn
Lợi nhuận / Vốn
Lợi nhuận/Vốn CSH

ĐVT
tr.đ
tr.đ
%
tr.đ
lần
lần
%
%
%

Sản xuất
4.224,561
4.092,013
96,9
132,528
1,032

0,032
111,84
3,51
5,45

Xây dựng
3.752,373
3.661,205
97,6
91,168
1,025
0,025
80,81
1,96
4,55

TM&DV
5.847,890
5.811,445
99,4
36,445
1,006
0,006
169,96
1,06
2,27

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2009)
* Đánh giá chung tình hình các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Bắc Giang là một địa bàn có số lượng DNVVN không nhiều so với quy

mô và tiềm năng kinh tế, song hoạt động tương đối đồng đều trên các lĩnh vực;
cơ cấu ngành nghề của các DNVVN cơ bản phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế theo các lĩnh vực của tỉnh đến 2015. DNVVN đã thu hút một lượng vốn
đáng kể trong dân cư vào sản xuất kinh doanh, đóng góp vào quá trình phát
triển kinh tế của tỉnh.
- Thời gian qua việc phát triển các DNVVN trên địa bàn chưa được quan
tâm đúng mức. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN còn mang tính
- 11 -

tự phát, mạnh ai lấy làm, quy mô vốn đăng ký bình quân của các DNVVN đạt
thấp so với mức bình quân chung của cả nước, song chưa có những giải pháp
hỗ trợ DN vượt qua những khó khăn này.
- Các DNVVN trên địa bàn mới giải quyết được một lượng lao động
khiêm tốn tại địa phương (đến năm 2008 giải quyết được 4,6% lao động của
tỉnh); giá trị sản xuất của các DNVVN tạo ra còn thấp so với tổng giá trị sản
xuất của tỉnh.
Để có cơ sở đề ra phương hướng, biện pháp thiết thực cho phát triển
DNVVN trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang cần quan tâm đẩy mạnh những
ngành mũi nhọn, những loại hình DN có lợi thế và triển vọng phát triển khi mở
rộng quy mô, tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư tham gia, thu hút nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn phải chú trọng
đến loại hình DN có tính chất cầu nối cho khu vực hộ kinh doanh cá thể
chuyển sang hoạt động theo mô hình DN, để tạo ra sự ổn định và tăng trưởng
đồng bộ, góp phần chuyển dịch kinh tế một cách vững chắc.
2.2.2. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hướng đến việc phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2.2.2.1. Công tác quản lý và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Việc triển khai các văn bản trợ giúp phát triển DNVVN của Chính phủ,
bộ ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn chậm, thiếu hệ thống các chính sách
riêng, đồng bộ hỗ trợ DNVVN phù hợp với quy định của Chính phủ và đặc thù

từng ngành sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Các trung tâm, hiệp hội tư vấn và
hỗ trợ phát triển DNVVN được thành lập tương đối sớm, song hoạt động chưa
hiệu quả, phạm vi tư vấn, hỗ trợ còn bó hẹp.
- Cơ chế một cửa vẫn còn bất cập nhất là trong việc xin cấp phép đầu tư,
xin thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Các quy định về thuế, hải quan
tương đối phức tạp, đặc biệt là đối với DNVVN huyện miền núi.
2.2.2.2. Lựa chọn loại hình kinh doanh
Việc tư vấn, định hướng cho DNVVN lựa chon loại hình DN, lĩnh vực
kinh doanh khi khởi nghiệp còn bị bỏ ngỏ; các DNVVN vẫn phát triển tự phát,
mạnh ai nấy làm, thiếu vắng quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược của tỉnh
cho các DNVVN phát triển sát hợp với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế,
vùng kinh tế từ nay đến năm 2015.
2.2.2.3. Chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất
Một trong những khó khăn là quy hoạch sử dụng đất ở một số huyện, xã
chưa công khai rõ ràng; thủ tục lập dự án thuê đất không phức tạp nhưng phiền
hà và có nhiều chi phí không chính thức, vượt quá khả năng của nhiều
DNVVN. Công tác giải phóng mặt bằng đang là vấn đề thời sự, gây trở ngại
- 12 -


cho việc thu hồi đất làm các dự án phát triển DN ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và
cả nước nói chung.
2.2.2.4. Chính sách tài chính tín dụng
Việc tiếp cận với các nguồn vốn chính thức khó khăn bởi một số nguyên
nhân như: (1) Điều kiện vay vốn ; (2) Chi phí vốn vay ; (3) Thời hạn vay vốn ;
(4) Chính sách thuế. Vì vậy, việc cần thiết phải tháo gỡ những khó khăn, xây
dựng biện pháp hỗ trợ về tín dụng cho các DNVVN trong thời gian đến là một
thành tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của loại hình DN này.
2.2.2.5. Tiếp cận thông tin thị trường
Các DNVVN Bắc Giang chưa nắm bắt và sử dụng có hiệu quả những

thông tin thu được khi tìm hiểu thị trường cho sản phẩm sản xuất kinh doanh,
hệ quả kéo theo là các DN cũng chưa thể chủ động được trong việc lập kế
hoạch sản xuất và thường gặp khó khăn khi có sự biến động thị trường.
Hầu hết các kênh thông tin đều được cung cấp bởi các nguồn kênh không
chính thống, dẫn đến phát triển DNVVN theo hướng chủ yếu là cố gắng tạo ra
các mối quan hệ xã hội với các quan chức, cơ quan công quyền để thu thập
thông tin có độ chính xác cao, chứ chưa thật sự hướng các DN vào phát triển
kỹ năng xử lý thông tin để nắm bắt cơ hội, phát triển trí tuệ, cạnh tranh lành
mạnh.
2.2.2.6. Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh
Hệ thống giao thông còn chưa tốt gây khó khăn cho việc vận chuyển
hàng hoá. Hệ thống xử lý nước, rác thải hầu như chưa có. Mạng lưới cung cấp
điện đã được đầu tư nhưng vẫn còn hiện tượng chắp vá,... Nguyên nhân cơ bản
là thiếu vốn đầu tư, huy động sức dân có hạn, công tác quản lý các công trình
yếu kém dẫn đến thất thoát, làm cho nhiều công trình xuống cấp nhanh sau khi
đưa vào sử dụng.
2.2.2.7. Năng lực nội tại của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hầu hết các DNVVN hoạt động mang tính thời vụ, thiếu chiến lược trong
kinh doanh, thiếu năng lực quản trị DN,… Thị trường nhỏ hẹp và phân tán, sản
phẩm còn đơn điệu về mẫu mã, giá thành cao, năng lực cạnh tranh và hội nhập
kém. Từ đó dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp, hiệu quả sử dụng vốn vay kém, khả
năng hấp thụ vốn tín dụng rất hạn chế. Điều này thể hiện qua thực trạng và một
số ảnh hưởng của chỉ tiêu lao động và vốn qua điều tra đã nêu ở phần trên.
Mặc dù còn có nhiều điểm hạn chế nhưng xét một cách tổng quát, sự tồn
tại và phát triển của các DNVVN trên địa bàn trong những năm qua đã đóng
góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, giải quyết vấn đề việc làm
cho người lao động, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2015
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển
3.1.1.1. Quan điểm phát triển: (1) Huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc
độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; (2) Tập trung cao vào
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; (3) Phát
triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
3.1.1.2. Mục tiêu kinh tế chủ yếu: Đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân
hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 12%; phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng
ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 44,7%; dịch vụ chiếm 35,1%; nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản chiếm 20,3%.
3.1.2. Phương hướng phát triển
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây
dựng đạt 18%, ngành nông nghiệp đạt 3,8%/năm, ngành dịch vụ đạt khoảng
12% trong giai đoạn 2011 – 2015. Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa trên
cơ sở phát triển nhóm cây, con có thế mạnh; hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa nông nghiệp sinh thái sạch, công nghệ cao, phục vụ tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu; ưu tiên phát triển các ngành thương mại, vận tải, bưu chính viễn
thông, ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm, bất động sản và du lịch.
- Xây dựng các vùng trọng điểm: (1) Vùng động lực phát triển: Xây dựng
hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ thuận lợi cho việc giao
lưu và phát triển thương mại với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, Thủ
đô Hà Nội, Trung Quốc và các nước ASEAN; (2) Vùng kinh tế nông, lâm, công
nghiệp Lục Ngạn: Phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm nghiệp gắn với chế
biến nông sản và du lịch sinh thái; (3) Khu trọng điểm kinh tế Hiệp Hoà: Quy
hoạch xây dựng một số khu, cụm công nghiệp để thu hút các DN đầu tư từ Hà
Nội và đón việc di dời một số nhà máy nằm trong nội thành Hà Nội.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Nâng cấp đường quốc lộ, tỉnh lộ, hệ
thống đường sông, đường sắt để lưu thông hàng hóa thuận lợi; nâng cấp hệ
thống bến bãi, cảng sông, hạ tầng bưu chính viễn thông, du lịch, thương mại

phục vụ cho phát triển kinh tế; mở rộng xã hội hóa xây dựng chợ nông thôn
phục vụ phát triển thương mại; nâng cấp các bệnh viện, trạm xá, trường học và
các cơ sở nghiên cứu phát triển giống cây, giống con, các công trình phúc lợi.
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu cơ bản phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2015

- 13 -

- 14 -

Chỉ tiêu

2010

2015

Nhịp độ tăng trưởng (%)


(Nguồn: Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Giang khóa XVI)
3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2015
3.2.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
3.2.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
(1) Coi phát triển DN là đường trục chính trong chiến lược phát triển kinh
tế của tỉnh; (2) Phát triển DNVVN gắn với các mục tiêu phát triển KTXH phù
hợp với điều kiện của tỉnh; (3) Mở rộng các hình thức tín dụng để từng bước
giải quyết bớt khó khăn về vốn cho các DNVVN; (4) Nhà nước tạo môi trường
về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNVVN thuộc mọi thành
phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.
3.2.1.2. Phương hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

* Định hướng về qui mô
Phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các DNVVN. Phát triển nhanh số lượng DN trong các thành phần kinh tế,
đa dạng về quy mô và hình thức sở hữu. Ưu tiên thu hút DN có quy mô lớn,
công nghệ cao; đồng thời, khuyến khích phát triển các DNVVN.
* Định hướng theo cơ cấu kinh tế
Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các DNVVN sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề khu vực nông thôn; phát triển
các DNVVN thuộc ngành nghề có lợi thế, có tính chất hỗ trợ và phục vụ trực
tiếp nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên phát triển công nghệ thông tin, công nghệ
tri thức, đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của các
DNVVN trên địa bàn.
* Định hướng theo loại hình sở hữu
Loại hình Công ty TNHH sẽ có xu hướng tăng mạnh trong tương lai, vì
nó rất phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các hộ kinh doanh cá thể liên kết lại

thành lập DN, với lợi thế về điều kiện thành lập cũng như ràng buộc trách
nhiệm hữu hạn trong phần vốn điều lệ. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển
nhanh của thị trường tài chính Việt Nam, loại hình CTCP sẽ là một lựa chọn
khôn ngoan để nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ quy mô và có cơ hội gia nhập
thị trường chứng khoán để huy động vốn đầu tư một cách linh hoạt.
3.2.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
3.2.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của tỉnh Bắc Giang
* Cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích thành lập các doanh
nghiệp vừa và nhỏ
- Xây dựng cơ chế “Một cửa liên thông”: Bản chất của cơ chế một cửa
liên thông là tổ chức, cá nhân khi cần thành lập DN hoặc giao dịch với cơ quan
nhà nước thì chỉ cần liên hệ với một địa chỉ do Nhà nước quy định. Tại địa chỉ
đó, đại diện cơ quan chức năng của nhà nước sẽ hướng dẫn và thực hiện đầy đủ
các thủ tục cho tổ chức, các nhân. Các hồ sơ sẽ được nhận và trả kết quả tại đầu

mối này. Áp dụng “Một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh thành lập
DN là coi công dân, DN là trọng tâm. Cơ chế này đảm bảo các nguyên tắc đơn
giản, rõ ràng, minh bạch, công khai các thủ tục hành chính và thời gian giải
quyết công việc theo đúng luật.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Là việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào vận hành cơ chế một cửa trong đăng ký kinh doanh và thành lập DN, nhằm
rút ngắn thời gian, giảm bớt việc đi lại cho công dân và DN, đẩy mạnh hơn nữa
tiến trình cải cách hành chính. Việc nộp, nhận và xử lý hồ sơ có thể được tiến
hành trực tuyến giữa các chuyên viên chức năng và người thành lập DN. Như
vậy, người thành lập DN sẽ truy cập vào trang chủ của cơ quan đăng ký kinh
doanh để tìm hiểu, yêu cầu hướng dẫn thông tin, chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ.
Sau khi tất cả hồ sơ được xử lý xong, DN sẽ nhận kết quả đăng ký kinh doanh
và đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Mở rộng tuyên truyền, phổ biến Luật doanh nghiệp: Thiếu hiểu biết về
Luật DN là rào cản cho việc thành lập mới DN và chuyển mô hình từ hộ kinh
doanh cá thể sang các loại hình DN theo Luật DN. Sẽ hiệu quả hơn khi hoạt
động tuyên truyền Luật DN được mở rộng đến các đối tượng ở khu vực nông
thôn và các hộ kinh doanh cá thể, trong đó tập trung giải thích sự khác nhau về
bản chất, đối tượng điều chỉnh và đặc biệt là những lợi thế của mỗi loại hình
DN phù hợp cho từng đối tượng và ngành nghề kinh doanh.
- Đổi mới công tác thanh, kiểm tra: Thanh tra, kiểm tra là chức năng thiết
yếu của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, công
tác thanh, kiểm tra đang tạo sức ép rất lớn cho các DNVVN. Điều căn bản để
giải quyết vấn đề này đỏi hỏi rất lớn từ việc phối hợp, thực thi nghiêm các quy

- 15 -

- 16 -

2006-2010

Tốc độ tăng GDP bình quân
GDP/người (triệu đồng, hiện hành)
Cơ cấu sản xuất (hiện hành)
- Công nghiệp – XD
- Nông, lâm, thuỷ sản
- Dịch vụ
* Nhu cầu đầu tư (tỷ đồng)

2006-2015

10,5
12,0
10,0
21,7
10,5
12,0
100,0
100,0
9,3
10,8
35,0
44,7
30,5
20,3
34,5
35,1
- Giai đoạn 2006-2010: khoảng 25.862 tỷ
- Giai đoạn 2011-2015: khoảng 65.370 tỷ



định về công tác thanh, kiểm tra và thay đổi quan điểm, lề lối làm việc của các
cán bộ, cơ quan trực tiếp thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, về phía các DNVVN
cần phải nâng nhận thức tuân thủ pháp luật thành một “chuẩn mực” trong quá
trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích thành lập DN không
những chỉ ở khâu đăng ký kinh doanh thành lập DN mà cả trong đăng ký đầu
tư, các thủ tục về vay vốn, thuê đất...; không chỉ cải cách thủ tục hành chính ở
giai đoạn đầu mà còn cả ở các cơ chế thanh, kiểm tra trong giai đoạn hậu kiểm,
nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNVVN phát triển.
* Trợ giúp thông tin và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hệ thống thông tin này được xây dựng thông qua các phương tiện như
báo chí, văn bản, qua hệ thống lưu trữ thông tin trong máy tính và qua mạng
Internet. Xây dựng một cơ chế phối hợp giữa Sở KH&ĐT và Cục thuế tỉnh
hình thành cơ sở dữ liệu chính thức về DNVVN phục vụ cho công tác hoạch
định, quản lý của Nhà nước và các nhà đầu tư quan tâm; kết hợp với đó, các sở
chuyên ngành và UBND các huyện, thành phố cập nhật và đăng tải công khai trên
trang Website của đơn vị mình, của Sở KH&ĐT và UBND tỉnh về các thủ tục, quy
trình cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, hoàn thuế; quy hoạch
sử dụng đất, thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất,... để đơn giản, thuận
tiện cho các DN và các nhà đầu tư.
- Định kỳ 6 tháng, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức gặp mặt các chủ DNVVN;
Lãnh đạo tỉnh, huyện, thủ trưởng các ngành liên quan thiết lập "đường dây nóng"
để đối thoại, trả lời nhanh, kịp thời, tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu của DN.
- Trong khi Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ
về hỗ trợ pháp lý cho DN cần một thời gian để phát huy được nội dung cốt lõi
của nó “cơ quan nhà nước là người phục vụ - doanh nghiệp là khách hàng –
dịch vụ là miễn phí”, thì với năng lực tài chính của các DNVVN Bắc Giang
hiện nay, một lựa chọn khôn ngoan là thông qua kênh các Hiệp hội DNVVN,
Trung tâm hỗ trợ xúc tiến phát triển DN, Phòng tuyên truyền hỗ trợ pháp luật
của cơ quan thuế, các trang Website của Bộ tài chính, Tổng cục thuế v.v… là

những dịch vụ tài chính công phổ biến, tuyên truyền, giải đáp các vấn đề về
đầu tư, tài chính kế toán, thuế v.v … hoàn toàn miễn phí.
* Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, điều tra nhu cầu, đầu tư cơ sở vật chất,
chuẩn bị nguồn kinh phí; mở rộng hệ thống đào tạo, thực hiện xã hội hoá
chương trình này là một hướng đi hợp lý. Chính quyền địa phương phối hợp
với các DN thực hiện đào tạo đội ngũ quản lý và công nhân lao động bằng kinh
phí tự có của DN, kết hợp với các chương trình đào tạo bằng kinh phí của tỉnh

từ nguồn quỹ khuyến công hàng năm, nguồn kinh phí chương trình mục tiêu
đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tập trung vào hai đối tượng: (1) Đối với
chủ DN: Mở lớp ngắn ngày bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh, quản
trị chiến lược…, để nâng cao năng lực quản trị DN và tiếp cận nền kinh tế tri
thức; (2) Đối với công nhân: Khuyến khích hình thức đào tạo tại chỗ, nâng cao
tay nghề và kỹ thuật lao động; trang bị các kiến thức cần thiết về công nghệ, kỹ
thuật mới để họ có thể tiếp cận, phát huy sáng kiến cải tiến sản xuất.
* Tăng cường liên kết, hợp tác kinh tế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay, đa số các DNVVN của tỉnh đều có quy mô nhỏ, vốn ít; trình độ
học vấn, kiến thức kinh doanh, hiểu biết luật pháp của chủ DN hạn chế; trình
độ tay nghề của người lao động thấp. Để thực hiện chiến lược phát triển
DNVVN của tỉnh trong thời kỳ hội nhập, cần có những lựa chọn khôn ngoan
để nâng cao sức cạnh tranh của khu vực kinh tế nhỏ và vừa. Phương châm liên
kết, hợp tác có thể xem là một lựa chọn sát hợp. Sự liên kết và hợp tác không
phải là phép tính cộng tổng số các DN, mà chính là tạo ra sức mạnh bội phần
của các nhóm cùng sản xuất kinh doanh một (hoặc một số) sản phẩm nhất định
và cùng thực hiện chiến lược thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản
phẩm trên thị trường. Nội dung hợp tác và liên kết rất đa dạng, song có thể lựa
chọn một số hình thức thích hợp đối với các DNVVN ở Bắc Giang như: (1)
Liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn gồm: Hình
thức đấu thầu cho thuê lại các hợp đồng, hình thức các DNVVN sản xuất theo

kiểu “hợp đồng thầu phụ” với các DN lớn; (2) Liên kết theo chiều dọc giữa các
DNVVN với các DN, các nhóm hộ sản xuất nguyên vật liệu; (3) Mô hình liên
kết các DNVVN tại các làng nghề, vùng nguyên liệu mang thương hiệu của
tỉnh; (4) Liên kết giữa các DNVVN với các nhà khoa học.
Để các mô hình liên kết và hợp tác được thực hiện trong điều kiện
DNVVN Bắc Giang, tự thân mỗi DN không thể làm được; sự bắt tay dẫn dắt,
xúc tiến hợp tác của một cơ quan đại diện cho UBND tỉnh sẽ là chìa khóa mở
ra và là mắt xích để gắn kết giữa các bên trong những mô hình này.
* Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý, trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước đối với các DNVVN
trên địa bàn tỉnh: Tỉnh Bắc Giang đã có Trung tâm hỗ trợ xúc tiến đầu tư phát
triển DN thuộc sở Kế hoạch Đầu tư, Trung tâm này được thành lập từ rất sớm
để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ cho DNVVN, song tầm ảnh hưởng và
hiệu quả thật sự còn rất hạn chế, thể hiện qua việc tham mưu triển khai các
chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển DNVVN trên địa bàn rất chậm;
chưa có một kế hoạch dài hạn định hướng hỗ trợ phát triển DNVVN; hoạt động
tư vấn chưa đến được với nhu cầu của các DN, đặc biệt là DN vùng nông thôn.
Nâng tầm Trung tâm này thành một đơn vị trực thuộc trực tiếp UBND tỉnh, để

- 17 -

- 18 -


nâng cao vị thế, thẩm quyền và sự ảnh hưởng của Trung tâm với các cơ quan
chuyên môn và đặc biệt đối với DNVVN của tỉnh là phương án phù hợp, ít tốn
kém và không làm phình ra bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước. Trung
tâm này thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ chính như: (1) Tổ chức thu thập
thông tin về các DNVVN; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về số lượng, quy mô
và tình hình hoạt động của DNVVN trên địa bàn tỉnh; (2) Hoạch định chiến

lược phát triển DNVVN trên địa bàn trong từng giai đoạn; cung cấp các thông
tin về chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN của nhà nước, của tỉnh, các thông
tin về chính sách tài chính tín dụng, thị trường, công nghệ, lao động cho các
DNVVN; (3) Hỗ trợ tư vấn, đào tạo xây dựng chiến lược, trang bị kiến thức
quản trị kinh doanh cho chủ DNVVN mới khởi nghiệp; (4) Giải quyết trực tiếp
các vướng mắc, khó khăn và kiến nghị của DNVVN với UBND tỉnh về thủ tục
hành chính và các nội dung liên quan đến hoạt động của DN thuộc thẩm quyền
và phạm vi quản lý của UBND tỉnh.
- Khuyến khích mở rộng việc thành lập các tổ chức hiệp hội theo ngành
nghề trên địa bàn của từng vùng: Các hiệp hội này được thành lập nhằm mục
đích bước đầu là giúp nhau phổ biến kinh nghiệm đổi mới kỹ thuật, công nghệ,
giúp nhau về vốn, sau đó sẽ tiến tới việc thỏa thuận về khung mức giá cả và
phân chia phạm vị thị trường tiêu thụ, hạn chế sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
DNVVN với nhau; đại diện cho các DNVVN cùng địa bàn, vùng nguyên liệu
hay cùng làng nghề đứng ra bảo vệ quyền lợi cho tập thể và các thành viên hiệp
hội. Hiệp hội cũng có thể đứng ra bảo lãnh tín chấp vay vốn cho các thành viên
đang cần vốn mà tài sản thế chấp không đủ điều kiện. Tại mỗi một tổ chức hiệp
hội, có thể thành lập một quỹ tín dụng chung để huy động vốn của DN thành
viên cũng như ngoài xã hội và tiến hành cho vay nhằm hỗ trợ bổ sung vốn cho
những hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN thành viên thiếu vốn, với
mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường.
* Quy hoạch cơ sở hạ tầng sản xuất kinh doanh
Việc quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp riêng cho DNVVN
trong điều kiện Bắc Giang là chưa cần thiết. Hướng đi phù hợp đối với chính
sách hỗ trợ mặt bằng cho DNVVN của tỉnh nên theo định hướng cơ cấu kinh tế
và quy hoạch vùng phù hợp, phát huy vai trò vệ tinh của DNVVN đối với các
DN lớn, tạo sự liên kết giữa các DNVVN lĩnh vực chế biến, sản xuất với các
khu, vùng nguyên liệu… Đồng thời, ngoài chính sách ưu đãi chung của nhà
nước, tỉnh có thể quy định những chính sách ưu đãi riêng về giá thuê đất hoặc
thu tiền thuê đất sau một thời gian các DNVVN kinh doanh có lãi.

3.2.2.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp
* Xây dựng chiến lược kinh doanh

Từ trước đến nay, các DNVVN trên địa bàn tỉnh thường hoạt động dựa
trên những tính toán ngắn hạn, các DNVVN đều xác định được những mục tiêu
riêng của mình song thiếu những chiến lược và kế hoạch cụ thể để thực hiện
mục tiêu, không định hướng được sự phát triển cho tương lai.
Để DNVVN Bắc Giang có thể làm quen và xây dựng được chiến lược
kinh doanh cho DN mình trong tương lai gần, cần phát huy vai trò, trách nhiệm
của Trung tâm tư vấn hỗ trợ và phát triển DN tỉnh, các cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành và các Hiệp Hội DNVVN trên địa bàn tỉnh hỗ trợ, hướng
dẫn thông qua các hình thức đào tạo ngắn hạn về xây dựng chiến lược kinh
doanh cho đội ngũ cán bộ quản lý DN.
Xây dựng chiến lược phát triển các DNVVN Bắc Giang không thể tách
rời mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh và chiến lược phát triển của ngành. Đây
là những yếu tố ảnh hưởng đến qui mô đầu tư và mức độ phát triển kinh doanh
của DN. Kết hợp với kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của DN thời gian
qua về doanh thu, chi phí, lợi nhuận để nhận diện năng lực cốt lõi, những điểm
mạnh, điểm yếu của DNVVN..., xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với
khả năng về vốn, năng lực cán bộ và trình độ phát triển, trong đó cần xác định
rõ mục tiêu phát triển, ngành kinh doanh, thị trường, các nguồn lực để tiến
hành sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đều phải
nhằm vào mục tiêu cụ thể của chiến lược.
* Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa có vai trò quan trọng trong sự phát triển, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực phát triển KTXH. Văn hóa DN, nói một cách khái quát là “đạo làm
giàu”, tức là làm giàu một cách có văn hóa: Làm giàu cho bản thân, làm giàu
cho DN, làm giàu cho xã hội và cho đất nước. Sự giàu có về trí tuệ, về của cải
và tính năng động sáng tạo là những giá trị xã hội mà mỗi doanh nhân, mỗi DN
phải có. Vì vậy, xây dựng văn hóa DN tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh,

tích cực luôn là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các
DNVVN Bắc Giang.
3.2.2.3. Một số kiến nghị với Nhà nước
* Chính sách tài chính tín dụng
Kết quả nghiên cứu và khảo sát cho thấy, lý do chủ yếu làm ảnh hưởng
đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNVVN vẫn là tài sản thế chấp, các
thủ tục, cách xác định giá trị tài sản thế chấp để vay vốn. Đây là khó khăn
khách quan xuất phát từ quy mô và tính sở hữu của loại hình DNVVN. Để giải
quyết vấn đề tài sản thế chấp cho DNVVN vay vốn ngân hàng, cần nhanh
chóng hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng, tạo cơ sở tích cực cho việc huy
động vốn:

- 19 -

- 20 -


- Đẩy mạnh việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín
dụng cho DNVVN: Để quỹ này có thể nhanh chóng ra đời trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang thì việc tìm kiếm và huy động các nguồn vốn cho Quỹ là vấn đề tiên
quyết. Trước mắt, cần tranh thủ tối đa sự trợ giúp của Hiệp hội DNVVN I-ta-lia đang có dự án triển khai thí điểm hỗ trợ thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho
DNVVN tại Bắc Giang, kết hợp kêu gọi sự trợ giúp của các tổ chức tài chính
quốc tế khác. Đây là cơ hội lớn cho việc ra đời một Quỹ tài chính đầu tiên có
khả năng trợ giúp giải quyết những khó khăn về vốn tín dụng cho DNNVV ở
Bắc Giang.
- Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua:
Cho thuê tài chính được xem là giai đoạn phát triển cao nhất của tín dụng
thuê mua và được đánh giá là một hình thức hiệu quả để đầu tư vốn vào tư liệu
sản xuất. Với ưu thế nổi bật như hạn chế rủi ro, tiện lợi, không cần tài sản thế
chấp, cho thuê tài chính hiện đang là loại hình dịch vụ được ưa chuộng trên thế

giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam.
Các bước thuê tài chính có thể được minh họa qua mô hình giản lược sau:
DN thuê tài chính
(1)
Nhà cung cấp

(3)

(2)
Công ty cho thuê tài chính

(1): DN thuê tài chính trực tiếp đàm phán với nhà cung cấp về các điều
kiện của hợp đồng mua bán như chủng loại tài sản, yêu cầu kỹ thuật, giá cả,
bảo hành …
(2): DN thuê tài chính ký hợp đồng cho thuê tài chính với công ty cho
thuê tài chính.
(3): Công ty cho thuê tài chính sẽ ký hợp đồng mua bán với nhà cung cấp
theo các điều kiện mà nhà cung cấp và DN thuê tài chính đã thoả thuận.
Các DNVVN thiếu vốn có thể lựa chọn giải pháp thuê tài chính, thay vì
mua thiết bị. Thuê tài chính giúp cho DN tiếp cận được với rất nhiều loại thiết
bị, từ những thiết bị văn phòng đơn giản cho tới các dây chuyền sản xuất hiện
đại. Thuê tài chính cũng giúp DNVVN bắt kịp với công nghệ. Nhiều hợp đồng
thuê ngắn hạn có thể sẽ tiết kiệm hơn là việc sau một hai năm lại mua thiết bị
mới. Thuê tài chính đặc biệt có lợi với những công ty có ý định giữ lại thiết bị
sau khi hết thời hạn thuê. Khi DN lựa chọn thuê thiết bị thay vì mua, DN tránh
được một khoản tiền trả ngay lớn. Bằng cách dãn khoản thanh toán ra theo
vòng đời của tài sản, DN có thể bù đắp được chi phí thiết bị với các khoản sinh
lời từ việc đầu tư đó. Thêm vào đó, việc trả các khoản thanh toán cố định hàng
- 21 -


tháng giúp cân đối được các khoản phải trả dự tính, tạo thuận lợi cho việc thu
xếp nguồn vốn. Đại gia dầu lửa của Mỹ - Paul Getty đã có một câu nói rất nổi
tiếng: “Cái gì tăng giá thì hãy mua, cái gì mất giá thì hãy thuê”.
Việc thuê thiết bị cũng có thể sẽ tốn kém hơn việc đi mua, nhưng nếu
dòng tiền là một vấn đề quan trọng, vậy thì thuê tài chính sẽ là một lựa chọn rất
hấp dẫn.
Cho thuê tài chính là hình thức tín dụng khá mới mẻ đối với DNVVN
Việt Nam nói chung và đặc biệt là với các DNVVN tỉnh miền núi Bắc Giang.
Tuy nhiên, từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày
02/05/2001 thì hoạt động cho thuê tài chính ở Việt nam đã thực sự hình thành
và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo xu thế phát triển nhanh của thị trường
tài chính, mở rộng hình thức tín dụng thuê mua là giải pháp sát hợp, giúp các
DNVVN Bắc Giang khắc phục khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, đổi mới công
nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.
* Chính sách thuế
- Thứ nhất: Tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi bổ sung chính sách thuế ngày
một rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và đơn giản về thủ tục kê khai, nộp thuế; mở
rộng đối tượng chịu thuế nhưng giảm dần về thuế suất, đặc biệt giảm thuế
TNDN đối với khu vực DNVVN.
- Thứ hai: Việc ra đời của Luật thuế thu nhập cá nhân với quy định đánh
thuế đối với khoản thu nhập từ lãi do hoạt động đầu tư vào các DN (trừ lãi cho
vay ngân hàng) là một rào cản đối với việc huy động nguồn vốn phi chính
thức, kênh huy động chính của các DNVVN. Để giải quyết vấn đề này thiết
nghĩ, Chính phủ nên có những điều chỉnh trong chính sách thuế thu nhập cá
nhân đối với thu nhập từ khoản đầu tư vốn cho các DNVVN vay để sản xuất
kinh doanh, nhằm giảm bớt khó khăn cho DNVVN trong việc huy động vốn
bằng cách sau: Tính thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ lãi vay
vượt trên tỷ lệ lãi cho vay của ngân hàng nhà nước công bố, công thức:
Thu nhập chịu
Lãi suất cho

Khoản tiền
Lãi suất cho vay
thuế từ lãi do
vay
ngân
hàng
của
khoản
vốn
=
x đầu tư cho
hoạt động đầu tư
nhà nước công
DNVVN
đầu tư cho
vào DNVVN
bố
vay
DNVVN vay
Như vậy mới khuyến khích và tạo sự bình đẳng trong việc huy động vốn của
DNVVN với hệ thông các ngân hàng.
Có thể nói, với những giải pháp thích hợp trên, DNVVN Bắc Giang sẽ
từng bước mở rộng về số lượng và chất lượng, phát huy tối đa các nguồn lực
của DN, của địa phương, khắc phục hạn chế, góp phần thúc đẩy sự phát triển
loại hình DN này trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
- 22 -


KẾT LUẬN
Luận văn đã tiến hành phân tích và tổng kết những vấn đề lý luận chung

về DNVVN ở Việt Nam; nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển
DNVVN ở Bắc Giang trong thời gian qua; tìm ra những khó khăn và nguyên
nhân ảnh hưởng đến việc phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh. Từ đó Luận văn
đề xuất một số giải pháp phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong
thời gian tới. Cụ thể bao gồm các nội dung sau:
1. Đối với các vấn đề chung về DNVVN, Luận văn đã khái quát hóa các
nội dung cơ bản về DNVVN như khái niệm, tiêu chí phân loại, vai trò và xu
thế phát triển của các DNVVN Việt Nam trong quá trình phát triển; những thế
mạnh, hạn chế do quy mô nhỏ mang lại; những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
phát triển của các DNVVN. Trên cơ sở đó đưa ra một số quan điểm cần vận
dụng trong phát triển DNVVN ở Việt Nam.
2. Luận văn đã đề cập đến những nội dung cơ bản trong chính sách phát
triển DNVVN của một số nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có điều
kiện tương đồng với Việt Nam nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
3. Thực trạng phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được Luận
văn phân tích và đánh giá ở Chương 2. Luận văn đã tổng kết, phân tích khái
quát điều kiện tự nhiên, tình hình KTXH của tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở đó đi
vào tìm hiểu đặc điểm, quy mô, năng lực của các DNVVN trên địa bàn tỉnh;
đi sâu phân tích đối với 30 DN được điều tra.
4. Chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN của tỉnh; khả năng tiếp cận với
các nguồn tài chính, tín dụng, thông tin thị trường, pháp luật và năng lực nội
tại (về vốn, lao động) của các DNVNN trên địa bàn là những vấn đề cốt yếu
mà luận văn đi vào phân tích, đánh giá.
- 23 -

5. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh,
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển DNVVN trên
địa bàn tỉnh trong thời gian đến.
6. Phát triển DNVVN là một chủ trương lâu dài và đúng đắn của Đảng và

Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển KTXH
đất nước. Chỉ bằng sự nỗ lực đơn lẻ của các DNVVN thì khó có thể thành
công. Sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, của tỉnh, của các Hiệp hội đối với các
DNVVN…, đặc biệt trong việc giảm thiểu các rủi ro, các rào cản từ phía cơ
chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng, thuận lợi, rõ
ràng và minh bạch sẽ khuyến khích các DNVVN trên địa bàn tỉnh phát triển,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------DIÊM ĐĂNG VIỆT

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60 34 05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐỨC VUI

- 24 -



×