Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THỰC vật đô THỊ (quy hoạch cảnh quan)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 18 trang )

THỰC VẬT ĐÔ THỊ
I/ Nhóm Cây Gỗ
1. Họ Bách tán (Araucariaceae).
1.1. Cây Bách tán - Araucaria excelsa R. Br.

a. Nguồn gốc và phân bố: - Cây nhập nội từ châu úc (đảo Tân Caledoni) Đầu tiên
nhập vào Hà Nội. Hiện nay gặp ở rất nhiều tỉnh và thành phố của Việt Nam như
một cây cảnh.
b. Hình thái và đặc điểm sinh học: - là cây thường xanh ,Cây gỗ trung bình hay
lớn, cao 10-20m. Thân thẳng hình trụ. Tán hình tháp, cành mọc ngang quanh thân
thành từng tầng trông như hàng trăm cái lọng chồng lên nhau nên có cây bách tán.
là Cây thường xanh, sống lâu năm, ưa sáng. Chịu nóng và chịu rét đều khỏe. Hệ rễ
phát triển đâm sâu vào đất nên Bách Tán chịu gió. Có thể trồng ở độ cao 10001500m. Bách tán thường nhân giống bằng hạt. Thường cây bách tán trên 30 tuổi
mới ra quả và theo chu kỳ 3-5 năm mới cho quả một lần.
c. Ứng dụng: -bách tán cho gỗ quý, dùng trong xây dựng.vỏ cây cho tinh dầu
dùng trong công nghiệp và y dược,sử dụng làm cây cảnh ở nhiều nước trên thế
giới.
2. Họ Pơ mu (Cupressaceae).
2.1. Trắc bách diệp - Platycladus orientalis (L.) Franco.


a. Nguồn gốc và phân bố: - Cây có nguồn gốc ôn đới và được trồng phổ biến ở
các vùng có mùa đông lạnh trong năm ,phân bố rộng khắp cả nước.
b. hình thái và đặc điểm sinh học: - Cây nhỏ phân nhiều nhánh xếp theo mặt
phẳng đứng. Lá nhỏ mọc đối, hình vảy dẹp. Nón cái tròn ở gốc cành. Nón quả hình
trứng. Hạt hình trứng nhọn, màu vàng đến nâu nhạt, dài 3-8 mm, nhẵn bóng. Là
cây có tính chịu lạnh rất cao vì vậy chúng sinh trưởng tốt ở nơi có khí hậu mùa
đông lạnh và dài. Những nơi ấm cây có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá không xanh
và hay bị ngả vàng. không yêu cầu nước cao nhưng đòi hỏi ẩm thường xuyên,
không khô hạn.
c. Ứng dụng: - Trắc bá diệp chữa ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam,


xuất huyết tử cung, rong kinh, thuốc lợi tiểu, chữa ho, sốt.
Bá tử nhân dùng chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo
bón, trẻ con khóc đêm, bụng đầy, đi ngoài phân xanh
2.2. Bách xanh – Calocedrus macrolepis Kurz.
a. Nguồn gốc và phân bố: - Việt Nam: Cây phân bố tự nhiên tại Lào Cai( sapa),
Hòa Bình( mai châu) Hà Tây ( Ba vì ), Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đăk Lak, Lâm
Đồng. Đã được đưa trồng và sinh trưởng tốt ở VQG Ba Vì và VQG Cúc Phương.


Thế giới:
Trung Quốc( Vân Nam, Đài Loan), Lào. Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ.

b. Hình thái và đặc điểm sinh học: - Cây Bách xanh là cây thân gỗ to, thường
xanh, cao đến 20 - 25m hay hơn, thân cây có đường kính đến 2 m. nhưng khi cao
trên 10m thường bị vặn. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cây Bách xanh phân cành sớm,
cành to mọc gần ngang, cành con mang các nhánh nhỏ nằm trong cùng một mặt
phẳng. Tán cây hình tháp rộng.
- Lá cây Bách xanh hình vảy, xếp áp sát trên cành thành từng đốt mỗi đốt có 2 lá
lưng bụng to hơn và 2 lá bên nhỏ hơn.
- Cây bách xanh mọc trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh ở núi thấp, Cây bách
xanh ưa khí hậu mát mẻ (nhiệt độ dưới 160C) và ẩm ướt lượng mưa trên
2000mm/năm, độ ẩm không khí cao. Thích hợp với loại đất vàng alít, đất alít mùn
phát triển trên đá phiến cát kết hay granít, tầng mỏng đến trung bình, thảm mục dày
- Cây bách xanh cho hạt tháng 10 - 12 (Đà Lạt). Tái sinh bằng hạt tốt, đặc biệt ở
nơi có nhiều ánh sáng. Cây con mọc nhiều như mạ nhưng chỉ một số rất ít phát
triển thành cây trưởng thành.
c. Ứng dụng: - Gỗ cây bách xanh có thớ thẳng, khá min, khi khô ít nứt nẻ và
không bị biến dạng, không bị mối mọt và mục, dễ gia công. Dùng để xây dựng nhà
cửa, đóng đồ gỗ cao cấp, tiện đồ mỹ nghệ và làm đồ dùng văn phòng. Do gỗ có mùi



thơm dịu nên còn được dùng làm bột hương. Ngoài ra cây có dáng đẹp, có thể trồng
làm cảnh.
3. Họ Thông (Pinaceae)
3.1. Thông nhựa - Pinus merkusii Junghuhn & de Vriese

a. Nguồn gốc và phân bố: -tên gọi khác là Thông nhựa, thông ta, thông hai lá
hay thông Tenasserim, đây là loài thông hai lá duy nhất hiện nay đươc biết đến là
loài cây bản địa của việt nam.
-Loài thông này là bản địa của khu vực Đông Nam Á, trong khu vực miền núi ở
đông nam Myanma, miền bắc Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, và các
tỉnh Quảng Đông,Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốccủa việt nam
b. Hình thái và đặc điểm sinh học: - Là cây thường xanh gỗ lớn, cao 25–45 m,
tán hình trứng, phân cành thấp, vỏ cây màu xám nâu ở dưới, đỏ cam ở trên, thường
nứt dọc sâu ở sát gốc, nhưng phần trên của thân cây thì nhẵn và dễ bong ra. Đường
kính thân cây tới 1,5 m. Trong thân có nhiều nhựa, nhựa thơm hắc.
- Lá hình kim, có hai lá mọc cụm trên một đấu cành ngắn, lá có chiều dài 20–
25 cm, dày trên 1 mm, có màu xanh đậm. Cành ngắn đính lá thường dài 1-1,5 cm,
đính vòng xoắn ốc vào cành lớn.
-nón cái: hình trứng, mọc đơn độc hay thành cặp, không rụng sau khi giải hạt,dài
từ 8-13cm, đường kính 3-4cm, vẩy lớn với mấu rộng, chín trong 2 năm.
-hạt: nhỏ, màu nâu đỏ nhạt, có cánh dài 2cm, Phát tán hạt nhờ gió..


- Thông nhựa có thể chịu nóng, đất khô cằn, khí hậu gần biển.

c. Ứng dụng: - Chủ yếu trồng để lấy nhựa, có thể lấy gỗ phục vụ xây dựng,
đóng đồ dùng gia dụng. Có thể là cây tiên phong trồng rừng ở những nơi đất khô
cằn. Nhựa thông được lấy từ câu thông được tinh chế để thu được tinh dầu thông,
và phần còn lại là colophan được xà phòng hóa để làm xà phòng và sử dụng làm

keo trong sản xuất giấy (keo nhựa thông) và một số ứng dụng trong công nghiệp
điện, làm chất đốt...
3.2. Thông caribê - Pinus caribaea Morelet

a. Nguồn gốc và phân bố:


- Thông caribê gồm 3 biến chủng caribaea, honderensis và bahamensis đều phân
bố tự nhiên ở vùng Trung Mỹ.
- là cây bản địa khu vực Trung Mỹ,Cuba, Bahamas và quần đảo Turks và
Caicos. là loài cây được nhập và gây trồng ở Việt Nam khoảng từ thập niên 1980
trở lại đây. Hiện nay cây được trồng phổ biến ở khu vực miền trung(Quảng
Bình,Huế,Đà Nẳng),Lâm Đồng, Đăk Lắk… làm cây công trình, trồng thành rừng.
b. Hình thái và đặc điểm sinh học:
- Thông caribê là loài lá kim, thường xanh, cây gỗ lớn, cao tới 30-45m, đường
kính đạt tới 60-80 cm.
- Thân tròn, thẳng, vỏ nứt sâu. Cành màu nâu – da cam, sau chuyển thành nâu
xám. Gỗ có màu nâu và có nhựa
- Mỗi bẹ lá chứa 3 lá kim (đôi khi có 2 hoặc 4-5 lá kim), dài 15-25cm, tập trung
ở đầu cành và thường rụng vào năm thứ hai.
-Nón cái mọc đơn độc, dạng hình trứng, dài 4-14cm. Trọng lượng 1000 hạt
khoảng 14-19g.
- Cây Thông Caribe là cây lâu năm. Đây là loài thông nhiệt đới, một trong
những loài cây lá kim có tốc độ tăng trưởng năng suất cao và sinh trưởng rất phù
hợp với khí hậu Việt Nam.
c. Ứng dụng:
- Gỗ của cây lớn nên thường được sử dụng để làm gỗ lạng, ván, đóng đồ mộc,
dùng trong xây dựng.
- Gỗ nhỏ thì sử dụng để làm giấy dăn, ván ép sợi.
- Nhựa dùng trong công nghiệp sơn, giấy.

- Ngoài ra, cây còn được lựa chọn làm cây trông trình đẹp, tạo cảnh quan thẩm
mỹ cho đường phố.
- Trồng thành rừng chống xói mòn đất.

4. Họ Kim giao (Podocarpaceae)


4.1. Kim giao- Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.

a. Nguồn gốc và phân bố:
- Loài ưa phát triển trên đất đá vôi có độ dày tầng đất lớn, thoát nước tốt. Ngoại
trừ trường hợp đặc biệt về quần hợp đơn loài ở Vườn quốc gia Cát Bà của Việt
Nam thì Kim giao là loài thường phân bố hỗn giao với các loài Sến, Táu và Dẻ ở
các khu rừng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới thường xanh, có độ cao từ 200 - 1000m.
- Kim giao được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân
Nam), Lào, Campuchia, Việt Nam (tại các tỉnh Hà giang, Tuyên quang, Vĩnh phú,
Lạng sơn, Hà bắc, Hải hưng, Nam hà, Ninh bình qua Nghệ an, Quảng bình, Thừa
thiên - Huế, tới Khánh hoà, Bình thuận)
b. Hình thái và đặc điểm sinh học:
-là cây gỗ thường xanh, cao từ 15-25m,cành mọc ngang với ngọn rủ xuống,lá mọc
đối chéo chữ thập,dạng bản(gần giống hạt kín) hình khuôn, kích thước cở 8-18 x 45 dạng da,chóp có mũi nhọn, mép nguyên, gốc hình nêm, mặt dưới có nhiều lổ
khí,gân chính nhiều và mờ,cuống lá dẹp,dài 5-7mm. nón đơn tính, khác gốc.
-nón đực đơn độc hay mọc thành cụm 3-5 nón,ở nách lá,hình trụ,dài 2-3cm
-nón cái mọc đơn độc ở nách lá, mỗi nón mang nhiều hạt(trông giống cụm hoa quả
ở hạt kín) cuống hạt dài cỡ 2cm.
-hạt gần hình cầu,màu xanh, đường kính 1.5-1.7cm,vỏ hóa gỗ
-Tốc độ sinh trưởng trung bình, là Cây Ưa sáng,thích hợp với khí hậu nhiệt đới.


c. Ứng dụng:

- Gỗ của Kim giao có màu trắng sáng rất đẹp và bền, gỗ kim giao nhẹ, tỷ trọng
0,48. Gỗ mịn có nhiều vân đẹp, không mọt, dùng làm các đồ mỹ nghệ, làm đũa(có
khả năng chất độc trộn lẫn trong thức ăn), làm tượng.
- Lá Kim giao cũng được Đông y sử dụng như là một phương thuốc chữa ho, chữa
cảm. Thường trồng kim giao làm cảnh, trồng trong các vườn SƯU tập.
4.2. Thông tre lá ngắn- Podocarpus pilgeri Foxworthy

a. Nguồn gốc và phân bố:
-Thông tre lá ngắn sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 800 – 1.400m trên sườn và
dông núi đá vôi.
-Thông tre lá ngắn là loài cây hiếm được tìm thấy ở một số tỉnh phía bắc như Lào
Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Hoà Bình, Quảng Ninh.

b. Hình thái và đặc điểm sinh học:


- Cây gỗ nhỏ đến trung bình cao từ 5m – 15m, đường kính ngang ngực tới 20cm.
- Cây phân cành thấp, cành thưa, thường mọc thành vòng 5 cành. Vỏ màu đỏ hay
nâu, nứt nông, bóc tách dọc thành các mảnh, vỏ bên trong màu nâu nhạt.
- Lá hình dải mác hay bầu dục, thường mọc cụm ở cuối cành, dài 1,5 - 8cm, rộng
1,2 cm, đỉnh lá tròn, đôi khi có mấu, thường có màu xanh ở mặt dưới.
- chồi mới có màu đỏ. Chồi ngọn hình trứng, 3-4 mm x 4 mm, có lá bắc hình tam
giác, cành nhỏ dạng ống (4 mặt).
- Cây phân tính khác gốc. Nón mang hạt đơn độc ở nách lá, cuống dài 0,3 – 1,3 cm,
đế màu tím đỏ. Hạt màu tím lục, hình trứng bầu dục, 0,8-0,9 x 0,6 cm.

-Cành mang quả (a) và quả (b) Thông tre lá ngắn.
c. Ứng dụng:
- Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thẳng, mịn, hơi cứng, vòng sinh trưởng có vân hoa khá
đẹp.

5. Họ Bụt mọc (Taxodiaceae)
5.1. Cây Bụt mọc - Taxodium distichum (L.) Rich.
a. Nguồn gốc và phân bố:
- Bụt mọc là loài cây sống phổ biến ở vùng đông nam Hoa Kỳ, từ Delaware cho tới
Texas kéo dài cho tới tận con sông Missisippi và miền nam Indiana.


b. Hình thái và đặc điểm sinh học:
- Thân: Thân cây gỗ lớn có thể cao tới 50m, lá rụng cùng v ới cành. Cành xòe r ộng, tán
có hình trụ tròn. Vỏ cây rạn nứt theo chi ều dọc và có màu nâu nh ạt.
-Rễ: Rễ sinh nổi rõ trên mặt đất.


-Lá: Lá mọc so le với nhau xếp thành hai dãy nằm trên cùng m ột m ặt ph ẳng, lá có hình
dải. Còn lá bắc thì không rõ.
-Nón Quả ( Conus Taxodii): Nón m ọc đơn tính cùng g ốc, nón đực hình thành c ụm thùy
ở đầu cành rủ xuống và làm nhiệm vụ phát tán phấn hoa vào đầu mùa xuân. Nón cái thì
mọc riêng lẻ ở đầu những cành có tuổi khoảng 2 n ăm. Nón qu ả có hình c ầu, hình tr ứng
đường kính từ 2 – 3.5 cm, , vẩy của nón quả có hình khiên, khi già s ẽ hóa g ỗ, v ảy nón
quả dày. Với mỗi nón gồm từ 10 – 25 v ảy. M ỗi v ảy mang theo hai h ạt d ẹp có hình 3
cạnh và có 3 cánh dày.

c. Ứng dụng:
- gổ khả năng chống chịu mối mọt rất cao,cây có thể bị rỗng ruột do một loài nấm
ký sinh (Stereum taxodii)
- Nón quả có tính lợi tiểu có thể sử dụng để trị bệnh thấp khớp.
-dùng làm cây cảnh.
6. Họ Tô hạp (Altingiaceae)
6.1. Sau sau - Liquidambar formosana Hance



a. Nguồn gốc và phân bố: - Sau sau còn gọi sau trắng, phong hương, bạch giao
hương, cây thau, cổ yếm.
- Sau sau phân bố tại Hàn Quốc, Trung Quốc (Hoa Trung, Hoa Nam), Đài Loan,
bắc Việt Nam, Lào.
- Tại Việt Nam, sau sau có ở các tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây,
Hòa Bình...

b. Hình thái và đặc điểm sinh học:
-Cây to cao 20-25 (30)m.
- Lá mọc so le, có cuống dài, lá non màu hồng; phiến lá xẻ 3 thuỳ, có khi 5 thuỳ
hình tam giác, dài 6-12cm, rộng 9-17cm ở gốc; gân lá chân vịt, mép có răng cưa
nhỏ, lá kèm hình dải.
-Hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực họp thành đầu tập họp thành chuỳ ở ngọn; hoa cái
đơn độc hình cầu, có cuống dài thòng xuống.
- Quả phức hình cầu đường kính 3cm, gồm nhiều quả nang, nằm đầu một cuống dài
3-9cm. Hạt hình bầu dục có cánh, lởm chởm những vòi nhuỵ cùng lớn và hoá gỗ.
c. Ứng dụng:
- Ngọn lá non có mùi thơm dễ chịu được dùng làm thực phẩm ăn sống, xào nấu và
nhuộm xôi.
- Hầu hết các bộ phận của cây sau sau đều là thuốc(Chữa sâu răng, đau răng, Chữa
nổi mẩn, mề đay, lở ngứa, Chữa phong thấp, lưng gối đau, chân tay co quắp, toàn
thân tê buốt, Chữa cảm mạo, Chữa lỵ, say nắng)
7. Họ Xoài (Anacardiaceae)
7.1. Xoài - Mangifera indica L.
a. Nguồn gốc và phân bố: -Gốc ở Ấn Độ, được trồng nhiều ở các xứ nhiệt đới.
b. Hình thái và đặc điểm sinh học:
-Cây gỗ lớn, cao 10-20m, có tán rậm.
-Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá hình thuôn mũi mác, nhẵn, thơm.
-cây thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới.



-Hoa họp thành chùm kép ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng, có 5 lá đài nhỏ, có
lông ở mặt ngoài, 5 cánh hoa có tuyến mật, 5 nhị nhưng chỉ có 1-2 nhị sinh sản.
Bầu trên, thường chỉ có một lá noãn chứa 1 noãn.
-Quả hạch chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm, nhân có xơ. Hạt rất to.

c. Ứng dụng:
- là cây ăn quả lớn nhất thế giới, có khả năng đạt chiều cao một trăm mét và có
chu vi trung bình 12–14 feet, đôi khi đạt hai mươi.
7.2. Sấu - Dracontomelon duperreanum Pierre.
a. Nguồn gốc và phân bố:
-cây sấu còn có tên gọi khác là: Sấu trắng, Long cóc
- Khu vực phân bố: Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc, các đảo trên Thái
Bình Dương giáp với Philippines, Indonesia.
b. Hình thái và đặc điểm sinh học:
- Cây to, có thể cao tới 30m, thường xanh; cành nhỏ có cạnh và có lông nhung
mào tro.


-Lá mọc so le, kép lông chim dài 30-45cm, mang 11-17 lá chét mọc so le. Phiến lá
chét hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn, dài 6-10cm, rộng 2,5-4cm, dai, nhẵn, mặt
dưới có gân nổi rõ.
-Cụm hoa chùm ở ngọn hay gần ngọn; hoa nhỏ, màu xanh trắng, có lông mềm.
Quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính độ 2cm, khi chín màu vàng sẫm; hạt 1.
-Ra hoa mùa xuân - hè và có quả vào mùa hè thu.

c.Ứng dụng:
- thuộc loại cây ăn quả, quả này tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu
thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô

khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa rất
tốt.
7.3 Giâu gia xoan - Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf.
a. Nguồn gốc và phân bố:
- Cây dâu gia xoan phân bố ở Trung Quốc (Hải Nam), Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Tại Việt Nam, loài này phân bố từ Hà Giang đếnĐăk Lăk và được trồng ở nhiều
nơi khác
-Phân bố ở các rừng thứ sinh của rừng mưa nhiệt đới, ở độ cao dưới 600m. Cây
mọc rải rác hay thành từng đám nhỏ. Ưa ẩm và ưa sáng. Cây tái sinh tốt bằng hạt
và chồi. Tăng trưởng nhanh.


b. Hình thái và đặc điểm sinh học:
- Dâu gia xoan là cây gỗ nhỏ đến trung bình, cao 10 m đến 20 m, mọc trong và ven
rừng thường xanh.
-Lá kép có 11-23 đôi lá chét, hình bầu dục không cân xứng, dài 2-4cm, mỏng, lúc
non có l Chuỳ hoa ở nách lá, có lông mềm, màu xám, cao 3-14cm.
- Hoa trắng, đài nhỏ hình chén; cánh hoa hình trứng, dính nhau; nhị 8-10; lá noãn 5.
-Quả hạch xoan, hình cầu cỡ 1cm, màu vàng vàng khi chín màu đỏ 5 ô, mỗi ô một
hạt.ông mềm, gân phụ 8-9 cặp, không có gân mép.
c.Ứng dụng:
- Quả chín có mùi rượu, thơm, vị chua, ăn được. Hạt chứa tới 34% dầu có thể dùng
làm xà phòng. Gỗ tốt dùng làm dụng cụ.
- vỏ, hạt, hạt cây có thể dung làm thuốc(chữa ho,đau nhức,sưng,đầy bụng,khó tiêu)
8. Họ Trúc đào (Apocynaceae).
8.1. Sữa - Alstonia scholaris (L.) R. Br.
a. Nguồn gốc và phân bố:
- Hoa sữa hay còn gọi là mò cua, mù cua, là một loài thực vật nhiệt đới thường
xanhthuộc chi Hoa sữa.



b. Hình thái và đặc điểm sinh học:
- Cây to cao khoảng 10-20m, vỏ nứt nẻ màu xám.
- Cành mọc vòng. Lá mọc vòng 5-8 cái, tập trung ở đầu cành, phiến lá dày hình bầu
dục.
- Hoa nhỏ, màu trắng lục, mọc thành xim tán ở nách lá, mùi thơm hắc, nhất là về
đêm.
- Quả gồm hai đại dài và hẹp, chứa nhiều hạt. Hạt có mào lông ở hai đầu.

c.Ứng dụng:
- được trồng làm cảnh, Vỏ cây và lá Thường dùng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu,
kinh nguyệt không đều, sốt rét cấp và mạn tính, đau bụng ỉa chảy, kiết lỵ, viêm
khớp có sưng nóng đỏ đau, bệnh ngoài da lở ngứa…
8.2. Đại hoa đỏ - Plumeria rubra L.
a. Nguồn gốc và phân bố:
- Đại hoa đỏ, hoa đại hay bông sứ, sứ cùi Cây có nguồn gốc ở México, Trung
Mỹ, Colombia và Venezuela.


-Cây được trồng khắp thế giới, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

b. Hình thái và đặc điểm sinh học:
- Cây đại hoa đỏ (sứ) có thể cao đến 7 m- 8 m, hoa thơm, màu hồng, trắng hay
vàng, nở mùa hè và mùa thu.
- cây có nhánh mập, có mủ trắng. Lá mọc so le, phiến to, hình bầu dục hay xoan
thuôn, có mũi ngắn, không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới, Ngù hoa ở đầu một
cuống dài, mang hoa thơm màu đỏ, thường có tâm vàng; cánh hoa dày; nhị nhiều
dính trên ống tràng.
-Quả đại choãi ra thẳng hàng, dài 10-15cm; hạt có cánh mỏng.
c.Ứng dụng:

- cây được trồng làm cảnh,Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng
tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết. Nhựa mủ có tác dụng tiêu
viêm, sát trùng.
8.3. Thông thiên - Thevetia peruviana (Pers.) K. Schum.
a. Nguồn gốc và phân bố:
- Thông thiên hay huỳnh liên có xuất xứ từ châu Mỹ, và nay được trồng phổ biến ở
khắp nơi.


b. Hình thái và đặc điểm sinh học:
-Cây than gỗ nhỏ, cao 2- 3m. Cành mang nhiều vết sẹo do lá rụng để lại.
-Lá mọc so le, hình mác hẹp, gân chính rõ.
-Hoa to, màu vàng tươi mọc thành xim gồm 2- 3 cái ở kẽ lá gần ngọn.
-Quả hạch, có cạnh nhẵn. Hạt màu nâu. Toàn cây có nhựa mủ trắng.
-Cây có chứa nhiều chất độc ở hoa, lá, quả và hạt. Các độc tố bao gồm: thevetin,
neriin, glucozid...có thể gây tử vongở người.
c.Ứng dụng:
- Cây nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi.
- hạt dùng làm Thuốc trợ tim, chữa suy tim.



×