Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

đề cương NCKH về cây thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 23 trang )

NỘI DUNG BÁO CÁO

 Mở đầu
 Mục tiêu nghiên cứu
 Kết quả dự kiến
 Phương pháp nghiên cứu
 Dụng cụ
 Kế hoạch thực hiện
 Tài liệu tham khảo


I. Đặt vấn đề:

Lý do lựa chọn đề tài:

+ Cây thuốc nam được phân bố rộng rãi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ có nhiều rừng núi thuận lợi cho cây
thuốc nam phát triển. Vì vậy, cây thuốc nam ở đây vô cùng phong phú.

+ Thực vật học là lĩnh vực được nhiều người yêu thích bởi khi nghiên cứu về lĩnh vực này sẽ được tham gia trải nghiệm thực
tế nên sẽ có hiểu biết sâu sắc hơn.

+ Huyện Đồng Hỷ có vị trí gần thành phố Thái Nguyên, thuận tiện cho việc đi lại.


+ Cây thuốc nam được sử dụng khá phổ biến nhưng nhiều người chưa có hiểu biết cụ thể về lĩnh vực này.

+ Trước đây cũng đã có đề tài nghiên cứu về cây thuốc nam nhưng trên địa bàn một huyện miền núi như Đồng Hỷ thì
chưa có nghiên cứu nào.





Ý nghĩa của nghiên cứu:

* Ý nghĩa khoa học:

+ Nghiên cứu góp phần bổ sung cho các nghiên cứu trước về một số đặc điểm của cây thuốc nam như: cấu tạo,
phân loại, giải phẫu, công dụng,…

+ Có thể tìm ra những cây thuốc mới chưa từng có trong sách trước đó

+ Góp phần bảo tồn các nguồn gen quý hiếm

+ Làm phong phú thêm nguồn tài liệu về cây thuốc nam


* Ý nghĩa thực tiễn:

+ Việc nghiên cứu thành công sẽ giúp cho người dân hiểu biết rõ hơn về cây thuốc nam, từ đó có thể phát triển khai thác,
trồng, bảo vệ,…giúp cho kinh tế phát triển

+ Có thể phát triển các khu bảo tồn cây thuốc quý hiếm

+ Giúp mọi người có kiến thức hơn về việc sử dụng cây thuốc nam


II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu chung
Khảo sát sự phân bố các cây thuốc nam nhằm khẳng định tiềm năng, lợi thế của huyện Đồng Hỷ trong sử dụng tài
nguyên cây thuốc và tạo cơ sở cho việc phát triển kinh tế địa phương.



2. Mục tiêu cụ thể

- Điều tra thu thập, hệ thống hóa các loài cây được dùng làm thuốc trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giúp cho việc lựa chọn
nghiên cứu và phát triển trong tương lai.

- Phân tích tính đa dạng của các cây thuốc nam về các mặt: thành phần loài, dạng sống, môi trường sống, các bộ phận
sử dụng và công dụng của chúng.

- Căn cứ vào các bằng chứng khoa học và khả năng ứng dụng của các cây thuốc nam trên thực tế ở huyện Đồng Hỷ,
lựa chọn và giới thiệu một số cây thuốc có giá trị ứng dụng cao cũng như đề xuất phương hướng phát triển các cây
thuốc này.


III.Kết quả dự kiến:
Điều tra thu thập, hệ thống hóa các loài cây được dùng làm thuốc
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giúp cho việc lựa chọn nghiên cứu và
phát triển trong tương lai.
Phân tích tính đa dạng của các cây thuốc nam về các mặt: thành
phần loài, dạng sống, môi trường sống, các bộ phận sử dụng và
công dụng của chúng.
Căn cứ vào các bằng chứng khoa học và khả năng ứng dụng của
các cây thuốc nam trên thực tế ở huyện Đồng Hỷ, lựa chọn và giới
thiệu một số cây thuốc có giá trị ứng dụng cao cũng như đề xuất
phương hướng phát triển các cây thuốc này.


Một số loại thuốc Nam phổ biến trên địa bàn huyện Đồng Hỷ



Diệp Hạ Châu

Cỏ Mực

Hương Nhu

Hoa Ngũ Sắc


Cẩu Tích

Kim Ngân

Bướm Bạc

Thảo Quyết Minh


IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Điều tra tài nguyên cây thuốc
+ Phỏng vấn tại chỗ kinh nghiệm
người nông dân
+ Quan sát thực địa và lấy mẫu
2. Nghiên cứu giá trị cây thuốc
+ Thành phần hàm lượng hoạt chất
( phương pháp sắc ký lớp mỏng-TLC)
+ Tác dụng dược lí, kháng khuẩn


3. Xác định mối đe dọa với tài nguyên cây

thuốc ( phương pháp PRA )
3. Nghiên cứu thành phần lý hóa của đất
+ Độ chua
+ Thành phần đạm, lân, kali
4. Nhân giống và bảo tồn tài nguyên cây thuốc
+ Nhân giống vô tính bằng củ, thân
+Nhân giống hữu tính bằng hạt
5. Tính toán xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS,…


V. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị:
1. Hóa chất
- Nước cất (chiết)
- Cloroform (chiết)
- Sunfat natri ( làm khô)
- Ethanol, focmalin,… (bảo quản mẫu)
2. Dụng cụ
- Phễu thủy tinh
- ống nghiệm
- Cốc thủy tinh chịu nhiệt
- Dao, kéo, cặp ép, thước đo,… (làm
tiêu bản)


3. Thiết bị
- Ðèn tử ngoại, phát các bức xạ có bước sóng
ngắn 254 nm và bước sóng dài 365 nm
- Máy sấy
- Máy xay điện (nghiền mẫu)

- Máy đo pH HiL tek
+ Thang đo pH: -2.00 đến 16.00
+ Độ chính xác: ± 0.01 pH

Máy xay điện (nghiền mẫu)


VI. Kế hoạch thực hiện:

1. Tìm tài liệu:
- Thời gian: 2 tuần (20/3/2016 – 4/4/2016)
- Kết quả đạt được: tìm tất cả tài liệu cần liên quan đến nguồn tài nguyên cây thuốc nam.
2. Đọc và chọn lọc tài liệu:
- Thời gian: 5 tuần (5/4/2016- 10/5/2015)
- Kết quả đạt được: đánh dấu những ý quan trọng, ghi chú, tóm tắt nội dung cần thiết một cách có hệ thống, phù hợp.


3. Viết đề cương nghiên cứu, tổng quan tài liệu:
- Thời gian: 3 tuần(10/5/2015-30/5/2016)

-

Kết quả đạt được:

+ Xác định được mục đích nghiên cứu sự phân bố các cây thuốc nam
+ Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
+ Đối tượng là toàn bộ các cây thuốc nam trên địa bàn huyện Đồng Hỷ)
+ Các phương pháp chuyên ngành sẽ sử dụng:phương pháp PRA, phương pháp sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS,
phương pháp sắc kí lớp mỏng TLC



4. Triển khai nghiên cứu:
- Nội dung 1:
* Thực hiện bước chuẩn bị cho kế hoạch điều tra:
+Thời gian: 2 tuần ( 30/5/2016-15/6/2016)
+Kết quả đạt được:đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi khi tiến hành điều tra.
* Điều tra thực địa cùng tự nhiên:
+Thời gian : 3 tháng
+Kết quả đạt được: thu thập được số liệu, mẫu vật về cây thuốc nam có mặt trên địa bàn huyện
Đồng Hỷ


-Nội dung 2:
* Xử lý số liệu, mẫu vật, cây thuốc sau khi điều tra:
+ Thời gian: 2 tuần (15/6/2016-30/6/2016)
+ Kết quả đạt được: thông tin đầy đủ, chính xác các số liệu
* Lập tiêu bản cây thuốc nam điều tra được :
+ Thời gian: sau mỗi buổi đi thực địa về sẽ tiến hành làm tiêu bản
+ Kết quả đạt được:
Khoảng 30 loài bao gồm mẫu khô(cơ quan sinh trưởng , sinh dưỡng của cây thuốc), tên mẫu (họ, loài, tên
khoa học, địa điểm lấy mẫu, ngày lấy, người lấy hình ảnh…)
* Xác định thành phần hàm lượng hoạt chất, tác dụng dược lí, kháng khuẩn
+ Thời gian: 3 tuần (1/7/2016-25/7/2016)
+ Kết quả đạt được: có số liệu phân tích thành phần hàm lượng hoạt chất chính xác, từ đó biết được giá trị của
cây thuốc nam đó.


- Nội dung 3:
* Định danh cây thuốc :
+ Thời gian: 4 tuần (25/7/2016 -25/8/2016)

+ Kết quả đạt được: tìm hiểu chính xác tên việt nam, tên khoa học, địa danh, công dụng.
* Lập danh lục cây thuốc tìm được:
+ Thời gian: 2 tuần (25/8/2016- 15/9/2016)
+ Kết quả đạt được: danh lục trên phần mềm access, bản in


- Nội dung 4:

* Lập atlas ảnh cây thuốc nam

+ Thời gian: 1 tuần (16/9/2016-23/9/2016)
+ Kết quả đạt được: rõ, đẹp, trên mỗi tấm hình đều có ghi chú tên latin

- Nội dung 5:

Đề xuất khoanh vùng: “vườn thuốc nam” và định hướng trồng, bảo vệ, khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn cây thuốc nam có giá
trị kinh tế ở vùng.
+Thời gian: 1 tuần (23/9/2016-30/10/2016)
+Kết quả đạt được: khả thi, thiết thực


5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu:
+ Thời gian: 5 tuần (1/11/2016-7/12/2016)
+ Kết quả đạt được: phân tích, thảo luận kết quả nghiên cứu , đưa ra kết luận , xác nhận hay bác bỏ những giả thuyết đã đặt
ra. Số liệu đầy đủ , rõ ràng, chính xác, tin cậy.
6. Trình bày, bảo vệ kết quả nghiên cứu


VIII. Tài liệu tham khảo:


1. GS.TS Đỗ Tất Lợi (2014), những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, nhà xuất bản Hồng Đức

2. Võ Văn Chi (1997), từ điển cây thuốc Việt Nam, nhà xuất bản Y Học

3. Lê Quý Ngưu, Trần Như Đức (2009), cây thuốc quanh ta, nhà xuất bản Thành Nghĩa

4. Viện dược liệu (2013), kỹ thuật trồng cây thuốc, nhà xuất bản Nông Nghiệp

5. Viện dược liệu (2008), kỹ thuật chiết xuất dược liệu, nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật



×