Chủ đề thảo luận: Vận dụng hai phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư để nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay.
Mục đích của sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, tư bản là gì, là để
sinh ra lợi nhuận theo hình thức T-H-T. Đầu tư tiền hay tư bản vào một
hay nhiều loại hàng hóa nào đó để sau khi họ áp dụng các phương thức
kinh doanh, họ sẽ lấy lại được cho mình lợi nhuận cao hơn là tiền hay tư
bản dôi ra sau chi phí. Đích cuối cùng vẫn là có lợi nhuận. Ta có cách gọi
khác là giá trị thặng dư cho lợi nhuận. Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy
luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bởi giá
trị thặng dư chính là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, là
mục đích động cơ thúc đẩy mọi hoạt động của các nhà tư bản, và là phương
tiện thủ đoạn để nhà tư bản bóc lội sức lao động thuê, nhưng hơn hết, giá
trị thặng dư chính là cái mà nhà tư bản có được để cho thấy hiệu quả sxkd
của họ. Để làm rõ những điều trên, chúng ta sẽ đi sâu vào một ngành quen
thuộc và rất phát triển ở Việt Nam, dệt may.
I) Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Dệt may đã trở thành một trong những ngành kinh tế lớn nhất về quy mô và tầm vóc
với 4.000 doanh nghiệp, doanh thu đạt 20 tỷ USD, chiếm 15% GDP và trở thành
ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu: có sản phẩm xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ
lớn, đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Thành công lớn nhất của
Dệt may đó là duy trì được việc làm cho 2,2 triệu lao động trong cả , đưa Việt Nam
vào top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Trên thị trường quốc tế, tính đến nay hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt
tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chinh phục được những thị trường khó
tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Dệt may là ngành đứng đầu về xuất khẩu của cả nước, nhưng đấy chỉ là chiếc vương
miện ảo, bởi lợi nhuận thực sự thu về rất thấp so với kim ngạch xuất khẩu.[/h]Năm
2012, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) ước tính ngành dệt may xuất khẩu đạt 17,1
tỉ USD, tăng gần 8% so với năm 2011. Đây là năm thứ 4 liên tiếp ngành dệt may dẫn
đầu về xuất khẩu của cả nước. Thế nhưng, các doanh nghiệp (DN) dệt may vẫn không
vui bởi lợi nhuận của họ đang teo tóp đi. Theo Vitas, giá trị thặng dư của toàn ngành
thu về năm 2012 ước đạt 8,4 tỉ USD (lấy tổng kim ngạch xuất khẩu trừ đi kim ngạch
nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho xuất khẩu), tăng so với năm 2011 dù chưa
nhiều. Nhưng theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì thặng dư chỉ bằng một nửa. Cụ
thể, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 15,09 tỉ USD, kim ngạch nhập
khẩu gần 11 tỉ USD, giá trị thặng dư chỉ còn 4,09 tỉ USD.
*Đặc điểm của ngành:
-Là ngành may mặc, đặc thù của người lao động có xuất phát điểm thường rất thấp:
Văn hóa đầu vào thấp.Họ không được học cao, thích làm theo thói quen, không muốn
vận hành loại máy móc hiện đại,và đặc biệt là ngại học hỏi cái mới.
- Tuy nhiên không thể không thấy rõ những mặt hạn chế khi công nghệ của Việt Nam
dù đã được cải tiến rất nhiều nhưng vẫn còn thua kém rất nhiều so với các nước phát
triển, do phần lớn các công nghệ này vẫn còn là công nghệ đã không còn được sử
dụng ở nước ngoài mà được bán lại với giá thành rẻ. Và với những doanh nghiệp có
nguồn lực hạn hẹp, thì sau khi đổi mới công nghệ một lần thì họ phải chờ một quãng
thời gian khá dài mới có thể huy động tiền để tiếp tục đổi mới công nghệ trong khi
khoa học kĩ thuật đang biến đổi từng ngày.
-Các dây chuyền sản xuất liên quan đến nhau chặt chẽ, các khâu quản lý phải đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật và phát hiện kịp thời các sai lỗi. Nhưng thực tế tại các doanh nghiệp
dệt may vẫn thiếu đồng bộ trong sản xuất
- Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ
mới (các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh
nghiệm và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới
(thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và
luật pháp quốc tế). Tiếp đến, sự tràn vào của hàng hóa các nước khác, đặc biệt là hàng
Trung Quốc giá rẻ đã tạo nên một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Áp
lực này buộc họ phải đổi mới công nghệ nhằm tăng sức cạnh tranh để có thể tồn tại và
đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
- Ông Phạm Xuân Hồng - Phó chủ tịch Vitas - khẳng định các loại vải chính để sản
xuất hàng xuất khẩu đa số vẫn phải nhập khẩu. Nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ
đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất của ngành dệt may nên giá trị thặng dư
của ngành khó được cải thiện. Việt Nam hiện giữ vị trí thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu
hàng dệt may, nhưng thực tế là ngành dệt may Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu
khá nhiều nguồn nguyên liệu do đó giá trị thặng dư không xứng với tiềm năng của
ngành.
Một số DN cho biết giá trị xuất khẩu của Việt Nam chưa sát thực tế vì nhiều đơn hàng
gia công nhưng khi xuất khẩu vẫn được ghi thành giá FOB (chủ động mua nguyên
liệu để sản xuất rồi bán thành phẩm) theo yêu cầu của phía nhập khẩu. Điều này làm
tăng giá trị xuất khẩu nhưng giá trị thu về thật sự vẫn ở mức thấp. Ví dụ: đơn giá gia
công tại Việt Nam cho áo sơ mi từ 1,5 - 2 USD/áo, nếu kê khai thành FOB thì giá lên
khoảng 5 - 6 USD/áo nhưng trong đó, có tới 4 - 5 USD chỉ là “số ảo”. Thực tế, số DN
sản xuất theo mô hình FOB chỉ chiếm dưới 30% trong tổng số hơn 4.000 DN dệt may
cả nước. Đó là chưa kể, trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
thì các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm đến 55%. Như vậy các DN trong
nước chỉ còn thu về số tiền nhỏ.
- năng suất lao động thấp. Mặc dù công tác quản lý năng suất chất lượng tại các
doanh nghiệp dệt may đã được đầu tư quan tâm và cũng đã mang lại hiệu quả hơn so
với phương pháp quản lý trước đây, tuy nhiên năng suất lao động đạt được vẫn thấp so
với một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và chỉ bằng 1/3 so với Hồng Kông,
bằng 1/4 so với Trung Quốc và bằng 1/8 so với Hàn Quốc. Điều này ảnh hưởng rất
nhiều đến giá thành, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Nếu năng suất lao động
được cải thiện 20% thì không cần đầu tư thêm về chiều rộng nhưng vẫn khai thác hiệu
quả năng suất lao động trên nguồn vốn đã đầu tư.
=> Với tình hình, đặc điểm ngành dệt may hiện nay, việc nâng cao giá trị thặng dư
của ngành hay nói cách khác là nâng cao hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp dệt
may là rất quan trọng. Để đạt được kết quả đó theo quan điểm chủ nghĩa Mac có hai
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất
giá trị thặng dư tương đối.
II)Khái niệm và cách áp dụng 2 phương pháp sản xuất thặng dư vào sản xuất
của các doanh nghiệp dệt may
1)K/n:giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
2) Hai phương pháp tạo ra giá trị thặng dư: sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và
sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Giá trị thặng dư tuyệt đối: tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời
gian lao động tất yếu trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động
và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Ví dụ: Giả sử thời gian lao động một ngày là 8h, thời gian lao động tất yếu là 4h,
thời gian lao động thặng dư là 4h.
Ta có công thức tính tỉ suất giá trị thặng dư:
m=
Thoigianlaodongthangdu
x100%
thoigianlaodongtatyeu
Khi đó tỉ suất giá trị thặng dư có kết quả là 4/4*100%=100%. Tuy nhiên, người
lao động tăng thời gian lao động thặng dư thêm 2h, thì khi đó tỉ suất thặng dư là
m'=150%, vẫn theo công thức trên.
Vậy các nhà tư bản làm gì để tạo ra giá trị tuyệt đối này? Có hai biện pháp căn
bản là: Kéo dài ngày lao động và Tăng cường độ lao động.
Tuy vậy, hạn chế của các biện pháp này là chúng sẽ khiến sự đấu tranh trong
việc đòi tăng lương, giảm giờ làm của những người công nhân gia tăng. Bởi kéo
dài thời gian lao động trong một ngày và tăng cường độ lao động sẽ ảnh hưởng
tới sức khỏe và tinh thần người lao động, trong khi cái mà họ làm dôi ra nhiều
hơn lại thuộc về tay nhà tư bản. Rõ ràng các biện pháp này rất lộ liễu trong các
thực hiện và sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Cụ thể, khi công nhân bị những nhà
tư bản bóc lột sức lao động, khi vượt quá giới hạn có lợi cho họ, họ sẽ đứng lên
đấu tranh. Ví dụ như sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mĩ, phong
trào đòi làm việc 8h phát triển mạnh ở nước Mĩ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự
nảy nở và phát triển của phong trào công đoàn. Cho dù năm 1868 giới cầm
quyền Mĩ đã buộc phải thong qua đạo luật ấn định ngày làm 8h nhưng các xí
nghiệp tư nhân vẫn giữ nguyên ngày làm việc 11-12h. Đó là sự kiện nổi bật lịch
sự phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Với ngành may mặc, chúng ta
không thể không nhắc đên sự kiện "cừu ăn thịt người" ở Anh thế kỉ 15-16. Cụ
thể là cuối thế kỉ 15, đầu thế kỉ 16, do buôn bán với người nước ngoài tăng
trưởng khiến ngành len dạ phát triển, nhu cầu về lông cừu tăng mạnh và đẩy giá
tăng cao. Đất đai đều nằm trong tay quý tộc nên họ đã đuổi người nông dân để
lấy đất nuôi cừu. Những người này bị đuổi đi, lang thang phiêu bạt cuộc sống trở
nên khổ sở. Họ sẵn sàng làm không công trên mảnh đất của mình. Nói chung tôi
nhắc đến sự kiện này để thấy rằng, tính chất bóc lột của tư sản rất ác liệt. Và
những biện pháp trên có thể đem lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản, nhưng chỉ
là trong ngắn hạn, không phải là dài hạn.
Giá trị thặng dư tương đối: tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu
bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động
thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ.
Ví dụ: Giả sử độ dài lao động là 8h, trong đó thời gian lao động tất yếu là 4h, thời
gian lao động thặng dư là 4h, ta có m'=100%. Nếu độ dài lao động vẫn là 8h,
trong khi thời gian lao động tất yêu rút ngắn lại ví dụ lfa 3h, thời gian lao động
thặng dư sẽ tăng lên tương ứng, khi đó: m'=5/3.100%=166%. Ta so sánh sản
xuất ra giá trị thặng dư tương đối với việc sẩn xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối,
ta nhận thấy rằng việc sản xuất giá trị thặng dư tương đối cho lợi ích cao hơn.
Vậy để sản xuất ra GTTD tương đối, ta phải làm sao?
Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu, phải hạ thấp giá trị sức lao động
của công nhân làm thuê bằng cách giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết
trong phạm vi tiêu dùng của người công nhân và vợ con anh ta.
Muốn vậy, cần phải tăng năng suất lao động xã hội; trước tiên là tăng năng
suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt, rồi đến các ngành
sản xuất tư liệu sản xuất cung cấp cho các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt...
Rõ ràng lợi ích nó đem lại lớn hơn giá trị thặng dư tuyệt đối, vậy hạn chế của nó
thì sao? Sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối sẽ khiến tình trạng thất nghiệp
gia tăng, bởi việc tăng năng suất lao động bằng cách cải tiến kĩ thuật, máy móc
vào sản xuất. Chính bởi có sự hỗ trợ của máy móc, vai trò của con người trong
lao động, đặc biệt là lao động chân tay giảm.
Đó là hai cách thức phương pháp cơ bản để tạo ra giá trị thặng dư cho việc sản
xuất kinh doanh với các nhà kinh tế, nhà kinh doanh. Vậy với ngành mà chúng
ta đang xét cụ thể-may mặc việc áp dụng thực tiễn sẽ như thế nào để gia tăng
hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay?
3)Cách áp dụng:
Tuy nhiên, Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nên phương thức tạo ra giá
trị thặng dư tuyệt đối không được sử dụng, thời gian lao động không bị kéo quá 8
tiếng một ngày hay 48 tiếng một tuần theo điều 68 của bộ luật Lao Động. Gạt bỏ đi
mục đích và tính chất của tư bản thì có thể áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư tương đối và biến tấu của nó – giá trị thặng dư siêu ngạch (phần giá trị thặng dư
thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp
hơn giá trị thị trường của nó) vào sản xuất của các doanh nghiệp. Cụ thể:
- Cải tiến kĩ thuật:
Để tạo ra được nhiều giá trị thặng dư, các doanh nghiệp bắt đầu chuyên môn hóa trong
việc sản xuất sản phẩm, phân chia công đoạn chi tiết, đầu tư vào việc mua lại công
nghệ và máy móc, áp dụng các phương thức quản lí mới. Ban đầu, với lượng kinh phí
còn hạn hẹp, họ mua lại những công nghệ và máy móc cũ đã lỗi thời ở các nước phát
triển với giá thành rẻ, rồi dần dần chuyển đổi sang những công nghệ mới hiện đại hơn.
Đồng thời, khi Việt Nam còn chưa có nguồn nhân lực tri thức cao, các chuyên gia
nước ngoài cũng được mời về để chuyển giao công nghệ.
->việc đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trở thành nhu cầu cấp bách khi
cạnh tranh để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn.
Không thể hiện rõ như chạy đua về công nghệ, việc đào tạo và tìm kiếm những nhà
quản lí, những nhà chiến lược tài ba cũng là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp.
Không ít những doanh nghiệp Việt Nam hiện nay sẵn sàng trả cho nhân viên của mình
hàng chục ngàn Euro mỗi năm để có được những chiến lược mới giúp doanh nghiệp
tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn bởi ngày nay lao động trí tuệ, lao động quản lý đã trở
thành những hình thức lao động có vai trò lớn. Khu vực dịch vụ, các hàng hóa phi vật
thể, vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.
Các doanh nghiệp trong nước cần cố gắng hơn nữa trong việc thay đổi công nghệ.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiến hành hợp tác với các doanh
nghiệp nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi, vừa giúp doanh nghiệp nước ngoài
làm quen nhanh chóng hơn với nền kinh tế trong nước, vừa tạo điều kiện giúp doanh
nghiệp trong nước có được những công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất. Vấn đề
nguồn lực vẫn là vấn đề cần được trọng tâm trong thời gian tới. Việc nâng cao chất
lượng dạy và học, giảm dần khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là vô cùng cần thiết
để tránh hiện trạng có cầu mà không có cung như hiện nay.
Ta đã biết giá trị thặng dư đang được tạo ra như thế nào, vậy phần giá trị thặng dư
ấy được phân chia như thế nào ? Nếu coi ΔT = m thì ta có thể phân tách m thành m =
m1 + m2 + m3 + m4 + m5 + m6 + m7 + …
- Để gia tăng giá trị xuất khẩu, các DN chỉ có thể thay đổi phương thức sản xuất từ gia
công sang FOB: các DN chỉ có thể thay đổi phương thức sản xuất từ gia công sang
FOB, đồng bộ hóa các khâu sản xuất từ nguyên liệu, thiết kế, công đoan cắt, may, là
hấp, đóng gói, nhập kho
- Hợp lí hóa sản xuất:ngành dệt may thế giới hiện đã hình thành nên nhiều chuỗi cung
ứng dệt may và đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Trung Quốc là một ví dụ điển hình, sự
liên kết chặt chẽ của chuỗi cung ứng dệt may trong sản xuất đã góp phần quan trọng
đưa Trung Quốc vươn lên chiếm vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu hàng may mặc
-> các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên tham gia vào SAFSA (Chuỗi cung ứng
dệt may ASEAN (SAFSA) được hình thành trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp dệt
và doanh nghiệp may của khu vực thành một nhóm để nâng cao chất lượng và uy tín
các sản phẩm của ngành dệt may toàn khu vực khi gia nhập vào thị trường dệt may
hiện đại của thế giới.)
- Nâng cao năng suất:
Năng suất được hiểu khái quát là quan hệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào. Tùy theo các
đầu ra, đầu vào khác nhau sẽ có các chỉ số năng suất khác nhau. Để cải tiến năng suất
không nhất thiết phải tăng vốn hay tăng lao động mà kết quả đầu ra vẫn có thể khả quan
hơn nếu khai thác, sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn đầu tư bằng việc tăng cường
phối hợp sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, kết hợp với cải tiến tổ chức sản xuất, đổi
mới nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới... sẽ tạo nên
một nhân tố mới đóng vai trò tích cực tạo ra giá trị gia tăng cao.
nâng cao hiệu quả của sản xuất trong doanh nghiệp do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
và lao động (nhân tố hữu hình) bằng tác động của việc đổi mới công nghệ, hợp lý hóa
sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động...
Để có tăng trưởng sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, doanh nghiệp
cần khai thác triệt để sự tăng giá trị năng suất các yếu tố tổng hợp. Đây là yếu tố làm
tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp, Theo phân tích, đánh giá của nhiều chuyên
gia kinh tế, nguồn lực hữu hình về cơ bản đã được khai thác triệt để, bao gồm vốn đã
được huy động sử dụng trong khi lãi suất ngân hàng cao nên lợi nhuận thấp, chi phí lao
động đã giảm tối đa với chi phí nhân công thấp.
Khai thác hiệu quả hành lang pháp lý
Về lý thuyết một số mô hình tính toán và phân tích thực hiện dựa trên hàm sản xuất
Cobb - Douglas được tính như sau: Y = A x Kα x Lβ, trong đó A chính là năng suất các
yếu tố tổng hợp, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp tức là nâng cao hơn kết quả
sản xuất với cùng đầu vào. Đối với người lao động, nâng cao năng suất các yếu tố tổng
hợp sẽ góp phần nâng lương, thưởng, điều kiện lao động được cải thiện. Còn đối với
doanh nghiệp, khả năng mở rộng tái sản xuất, đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh
tranh, nâng cao phúc lợi xã hội.
c xây dựng mô hình phân tích năng suất phù hợp với thực tiễn; chú trọng nâng cao năng
suất yếu tố tổng hợp đối với việc tiết kiệm các chi phí sản xuất; sự biến động của các
yếu tố trong sự so sánh trong nước, khu vực và quốc tế.
"Quản trị tốt nhất, máy móc thiết bị tốt nhất, nhân lực tốt nhất để tạo ra những sản
phẩm tốt nhất. Trong đó, đầu tư về con người sẽ là hiệu quả nhất".