Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TỔNG HỢP NHỮNG CÂU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN HAY VÀ CỰC KỲ HIỆU QUẢ CHO CÁC BẠN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.85 KB, 8 trang )

CÁC MẸO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN HAY VÀ CỰC
KỲ HIỆU QUẢ CHO CÁC BẠN NAM

Trong thời buổi kinh tế ngày càng khó khăn hiện nay nhất là các bạn nam
để xin được một công việc phù hợp như mong muốn không phải là điều đơn
giản.Để thành công đòi hỏi các bạn rất nhiều yếu tố.Dưới đây là các câu hỏi
thường gặp khi phỏng vấn xin việc và cách trả lời được gợi ý từ các chuyên gia
tuyển dụng giàu kinh nghiệm giúp bạn ghi điểm khi phỏng vấn xin việc.
Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn?
Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của
bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công
việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá
nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.
Câu hỏi 2: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
Đây là 1 trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc nhiều nhất.Cách xử
lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê
mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội
đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù
bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.

Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng
hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự
tin tưởng với khách hàng".
Câu hỏi 3: Điểm yếu của bạn là gì?
Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của
mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là
chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên
nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc


tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời


khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.
Câu hỏi 4: Điểm mạnh của bạn là gì?
Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với
công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem
lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở
công việc trước đó.
Câu hỏi 5: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu
thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì
càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.
Câu hỏi 6: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang
tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc
phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai
khác
Câu hỏi 7: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất cả
mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và nếu cần sẵn
sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.
Câu hỏi 8: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận
việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế.
Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn
hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc
sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 9: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?


Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà
tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ làm cho công

ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả
hai”…

Câu hỏi 10: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi?
Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là người xin việc và đang cần một công
việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về năng lực của
bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.
Câu hỏi 11: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
Cách xử lý: Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con người (cấp cao) hoặc quản
lý công việc (cấp thấp) của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và quản lý của bạn
một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý, sắp xếp và phối hợp với đồng
nghiệp hiệu quả.
Câu hỏi 12: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
Cách trả lời: Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị cho
câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công như thế nào khi làm việc
theo nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty, giúp tăng hiệu quả cho dự
án B…
Câu hỏi 13: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án X của chúng
tôi?
Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là người linh hoạt và
trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là hiệu quả cuối
cùng.
Câu hỏi 14: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?


Cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công việc
và khả năng cũng như kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn tương tự bạn đã
từng trải qua.
Câu hỏi 15: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?
Cách trả lời: Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó. Hãy

cho họ biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có được thành quả tốt cho công ty.
Câu hỏi 16: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?
Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách bạn
xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của sếp cũ, hãy cho nhà
tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.
Câu hỏi 17: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
Cách trả lời: Để tránh bị vặn nếu bạn trả lời không tốt, hãy trả lời theo hướng: “áp
lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa”, cho họ biết là bạn có thể làm việc có áp
lực, nhưng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc và sẽ càng tuyệt nếu bạn có ví dụ
về công việc trước đó.
Câu hỏi 18: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?
Cách xử lý: Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự tin
cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho công việc hiện nay,
kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết)
Câu hỏi 19: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
Cách trả lời: Tránh những câu trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”… thay vào
đó hãy nói về môi trường làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ hội học hỏi…
Câu hỏi 20: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
Cách trả lời: Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: “Khi tôi hoàn
thành được yêu cầu công việc cả về chất cũng như lượng, đồng thời được sự khẳng định
của cấp trên là đã hoàn thành trên mức tốt”.


Câu hỏi 21: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không?
Cách xử lý: Tất nhiên là CÓ. Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự sẵn
sàng cố gắng vì công ty hay không. Nếu có thể hãy giải thích vì sao quyền lợi công ty lại
quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.
Câu hỏi 22: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn?
Cách trả lời: Bạn không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính người
phỏng vấn lại là sếp sau này của bạn. Hãy đưa ra những câu trả lời mà sếp thường có, ví

dụ giỏi giang, tế nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân viên làm việc…
Câu hỏi 23: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?
Cách xử lý: Hãy gắn câu trả lời phù hợp với Hồ sơ xin việc của bạn và cho thấy
bạn có những tiến bộ thế nào. Đừng quên cho họ thấy bạn là người biết vươn lên và có
động lực tốt.
Câu hỏi 24: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?
Cách xử lý: Hãy cho họ biết rằng bạn đang bước đầu làm quen với công việc, do
vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến khích sự phát triển
đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công việc khiến bạn phấn
khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 25: Bạn có cần hỏi tôi điều gì không?
Cách hỏi: hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi ở nhà và tương đối thẳng thắn hỏi về các
vấn đề xung quanh công việc bạn đang nộp đơn. Hãy tỏ ra lắng nghe và hiểu rõ ràng câu
trả lời, đừng phản ứng hấp tấp vội vàng nếu như cảm thấy câu trả lời có những điểm chưa
hợp ý bạn.
Câu hỏi 26: Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?
Cách trả lời: Hãy giải thích là chắc chắn sẽ thành công dựa vào những yếu tố phù
hợp giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.
Câu hỏi 27: Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc như thế nào?


Cách trả lời: Hãy tự tin trả lời rằng những rắc rối trong công việc chính là cơ sở để
con người tiến bộ bởi giải quyết thành công sẽ trở thành bài học kinh nghiệm tốt. Bạn
cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không xử lý rắc rối theo cách cá nhân và hiểu
rằng các xử lý quá cứng nhắc có thể không tốt. Bạn hãy cho họ biết bạn đã từng giải
quyết rắc rối thế nào và rút ra bài học kinh nghiệm gì, đó là cách thuyết phục tốt nhất.
Câu hỏi 28: Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?
Cách trả lời: Bạn có thể trả lời một cách tự nhiên về những lúc ngoài công việc, sẽ
là tuyệt hơn nếu đó là những công việc xã hội giúp bạn gắn kết mọi người.


6 kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cần chú y
Để có được công việc như mong muốn, bằng cấp không phải yếu tố quan trọng
nhất mà chính là kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc là yếu tố quyết định. Rất nhiều
người, trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải trải qua nhiều lần phỏng
vấn và không ít lần thất bại. Vậy làm thế nào tăng khả năng thành công khi xin
việc, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây!
Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả trong tất cả các kỹ năng, đó là năng lực của
chính bạn. Dù bạn có bao nhiêu cách thức để lấy lòng nhà tuyển dụng thì điều họ
quan tâm nhất vẫn chính là phẩm chất năng lực của bạn. Chính vì thế để có được
công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính mình trong
mắt nhà tuyển dụng.


1. Chú trọng trang phục
Ngoại hình là một trong những yếu tố tác động khá lớn đến kết quả buổi phỏng vấn. Tác
phong, suy nghĩ và cách hiểu của bạn về văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua cách lựa
chọn trang phục của bạn. Một ngoại hình chỉnh chu sẽ giúp bạn tự tin và ghi những điểm
số đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng nhân sự
2. Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Yếu tố thứ 2 tác động đến kết quả của cuộc phỏng vấn chính là cử chỉ, lời nói. Một
lời khuyên hữu ích dành cho bạn là khi chào nhà tuyển dụng, hãy mỉm cười thật
tươi với ánh mắt biết nói, bạn nên nhìn vào phần giao giữa mũi và lông mày,
không nên nhìn chằm chằm vào trán, môi và miệng của người đối diện.
Bạn nên ngồi thẳng lưng, vai không lệch, ngồi nghiêm túc trên ghế, ánh mắt nhìn
thẳng… những cử chỉ thể hiện sự tự tin và bình tĩnh. Chỉ một hành động nhỏ mà
bạn vô tình thể hiện cũng có thể minh chứng cho một thái độ tiêu cực đối với nhà
tuyển dụng.
3. Thái độ tự tin
Đừng úp mở, vòng vo trong quá trình phỏng vấn. Hãy đặt vấn đề của mình một
cách mạch lạc và rõ ràng. Hãy chuẩn bị một tinh thần thoải mái để hoàn thành

cuộc phỏng vấn một cách nhẹ nhàng. Nếu gặp một vấn đề bạn chưa từng nghe qua,
đừng vội vàng nói “Tôi không làm được”, hãy bình tĩnh trả lời “Tôi sẽ tìm hiểu
thêm về vấn đề này” để chứng tỏ bạn là người ham học hỏi và cầu tiến.
4. Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ
Nếu bạn là người từng có kinh nghiệm làm việc, một trong những câu hỏi mà nhà tuyển
dụng muốn đặt ra là “Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?”. Trong trường hợp đó, hãy nói
về sự mong mỏi được trải nghiệm với một thử thách mới. Sẽ là điểm trừ nếu bạn nói
những điều tiêu cực về công ty và đồng nghiệp cũ. Trong cv xin việc theo mẫu thường có
phần lý do muốn chuyển việc và đây không có chỗ bạn nói xấu công ty cũ đâu nhé.
5. Chủ động đặt câu hỏi
Nếu bạn chỉ thụ động trả lời những câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra thì buổi
phỏng vấn có lẽ rất nặng nề. Hãy khéo léo đặt những câu hỏi về công việc để biến
cuộc phỏng vấn như một buổi trò chuyện thân mật. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng trong
việc đưa ra câu hỏi vì những câu hỏi về đặc điểm, tính chất, phương thức kinh
doanh… của công ty sẽ chỉ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn hoàn toàn
chưa tìm hiểu gì về họ.


6. Tìm hiểu thông tin về công ty
Trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về
công ty bạn sắp ứng tuyển. Đó là sự chuẩn bị tốt nhất cho câu hỏi “Bạn biết gì về
công ty chúng tôi?”. Đây còn là cơ sở để bạn giải thích cụ thể vì sao bạn muốn
được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp muốn được nâng cao chuyên
môn, thử sức mình với những lĩnh vực mới mẻ.
Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả trong tất cả các kỹ năng, đó là năng lực của
chính bạn. Dù bạn có bao nhiêu cách thức để lấy lòng nhà tuyển dụng thì điều họ
quan tâm nhất vẫn chính là phẩm chất năng lực của bạn. Chính vì thế để có được
công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính mình trong
mắt nhà tuyển dụng.




×