Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Những câu hỏi chuẩn ôn tập Môn Triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.46 KB, 21 trang )

Made by Cu Tý – 0968999823

Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lê Nin? Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận!


Quan điểm về vật chất trước Mác:

+ Các nhà duy vật thời cổ đại đưa ra quan niệm rằng vật chất là những
dạng vật thể cụ thể, đã đồng nhất vật chất với những vật thể cụ thể ấy.
Đó là nước, là lửa, là nguyên tử hay như người phương đông coi vật chất
là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ
+ Vào thời cận đại: thì nhiều quan niệm cho rằng vật chất là những phần
tử nhỏ bé nhất không thể phân chia được




Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào cuối
thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, thì những quan niệm về vật chất cuả các
nhà duy vật trước Mác lại tiềm ẩn nguy cơ của một sự khủng
hoảng về quan niệm vật chất. Mặt khác cũng trong hoàn cảnh đấy,
các nhà duy tâm đã đưa ra quan niệm “ vật chất tiêu tan” để chống
lại chủ nghĩa duy vật. Thực tế đó nảy sinh một nhu cầu khách
quan, đòi hỏi cần phải có một quan niệm mới đúng đắn, đầy đủ,
khoa học về vật chất để bảo vệ chủ nghĩa duy vật, chống lại những
luận điệu xuyên tạc của chủ nghĩa duy tâm. Trong hoàn cảnh đấy,
trên cơ sở tổng kết những quan niệm về vật chất trước đó, tổng kết
những thành tựu của khoa học tự nhiên, lúc bấy giờ Lê Nin đã đưa
ra định nghĩa kinh điển về vật chất: ”Vật chất là phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con


người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Phân tích định nghĩa
- Theo định nghĩa của Lê Nin
+ Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “vật chất” với tư cách là
phạm trù triết học (tức phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản
nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất và được xác định từ


Made by Cu Tý – 0968999823

góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học) với khái niệm vật
chất được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành (tức là khái
niệm dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính; những
biểu hiện cụ thể của giới vật chất tự nhiên hay xã hội)
+ Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại
vật chất được khái quát trong phạm trù vật chất của chủ nghĩa
duy vật là thuộc tính tồn tại khách quan (thực tại khách
quan),tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ
thuộc vào ý tức của con người cho dù con người có nhận thức
được hay không nhận thức được nó.
+ Thứ ba, vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người
khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con
người; ý thức của con người là cái phản ánh đối với vật chất còn
vật chất là cái được ý thức phản ánh

Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
Thứ nhất, thông qua định nghĩa về vật chất, Lê Nin đã giúp giải
quyết triệt để hai mặt của triết học (bản thể luận và nhận thức
luận) từ đó bác bỏ chủ nghĩa duy tâm, khắc phục chủ nghĩa duy

vật siêu hình
Thứ hai, tạo điều kiện cho các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu
thế gới vĩ mô, vi mô, về các mặt yếu tố vật chất
Thứ ba, tạo cơ sở lí luận giải quyết triệt để trong lĩnh vực xã hội
đó là sự thay đổi xã hội là do sự thay đổi của phương thức sản
xuất.
Câu 2: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức
Như chúng ta đã biết, trước hết ta cần hiểu:
VẬT CHẤT: là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại
khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được


Made by Cu Tý – 0968999823

cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác
Ý THỨC: là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan
Mối
quan
hệ
giữa
vật
chất

ý
thức:
Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau,

trong mối quan hệ biện chứng vật chất quyết định ý thức nhưng
ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người
• Vật chất quyết định ý thức:
 Ý thức là sản phẩm của bộ óc người: chỉ khi có con
người, có một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người thì lúc đó ý thức mới ra đời. Mặt khác nếu
không có các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội thì
cũng chưa có sự ra đời của ý thức. Xét về mọi mặt,
vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và vật
chất giữ vai trò quyết định ý thức
 Nội dung của ý thức: Ý thức là sự phản ánh thế giới
khách quan vào trong bộ óc người, thuộc tính, đặc
điểm, quy luật của các sự vật hiện tượng trong thế
giới khách quan được phản ánh trong bộ óc người
làm thành nội dung của ý thức. Điều đó cũng cho
thấy phải có thế giới khách quan, thế giới vật chất
phản ánh vào bộ óc người thì chúng ta mới có ý thức
 Vận động, phát triển của ý thức: cho thấy thế giới
khách quan, thế giới vật chất luôn có sự vận động và
biến đổi, đòi hỏi ý thức của con người phải không
ngừng nâng cao để có thể phản ánh đúng, phản ánh
kịp sự vận động của thế giới khách quan. Mặt khác,


Made by Cu Tý – 0968999823



sự phát triển của các điều kiện tự nhiên, yếu tố xã

hội là các nhân tố khách quan quy định sự phát triển,
hoàn thiện của ý thức con người
Ý thức tác động trở lại vật chất: Theo quan điểm của chủ
nghĩa MLN, ý thức chịu sự quy định của vật chất, nhưng
có tính độc lập tương đối và luôn có sự tác động trở lại
thế giới vật chất
 Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất phải
thông qua hoạt động thực tiễn của con người, tự bản
thân ý thức sẽ không gây ra sự biến đổi nào trong
hiện thực, muốn gây ra sự biến đổi đó phải thông qua
hoạt động thực tiễn của con người
 Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
của con người, thể hiện thông qua việc hình thành
mục đích, phương hướng hoạt động; thông qua việc
lựa chọn phương pháp, biện pháp hoạt động;cuối
cùng bằng ý chí, quyết tâm để thực hiện mục tiêu đặt
ra
 Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hai khuynh
hướng:
1. Đối với những ý thức, tư tưởng tiến bộ, khoa
học, phản ánh đúng hiện thực khách quan thì
tác động theo xu hướng thúc đẩy hiện thực,
đsxh (tích cực)
2. Đối vơi những ý thức, tư tưởng lạc hậu, phản
khoa học, phản ánh không đúng hiện thực
khách quan, thì tác động kìm hãm sự phát triển
của hiện thực, đsxh


Made by Cu Tý – 0968999823


Sự tác động trở lại của Ý THỨC ĐỐI VỚI +thế giới vật chất
còn phụ thuộc vào các điều kiện, lịch sử cụ thể như bản chất của
các mối quan hệ kinh tế, vai trò của những giai cấp có ý thức
đấy, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của ý thức đó,
tư tưởng đó vào quần chúng nhân dân.
Trên cơ sở bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động,
sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xây dựng nên một
nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi
hoạt động nhận thức và thực tiễn của conn người. Ngtắc đó là:
mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người đều phải
xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời
phát huy tính năng động chủ quan (liên hệ vs công tác công an)
Câu 3: Trình bày nguyên lí về sự phát triển
Trước hết ta phải hiểu phát triển là gì: Phát triển là khái niệm
dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi
lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn.
TTTTTT
Tính chất của sự phát triển:
1.

Tính khách quan của sự phát triển: biểu hiện trong
nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình
bắt nguồn từ bản thân sự vật và hiện tượng; là quá trình giải
quyết mâu thuẫn của sự vật hiện tượng đó. Vì vậy, phát


Made by Cu Tý – 0968999823


2.

3.

triển là thuộc tính tất yếu, khách quan và không phụ thuộc
vào ý thức con người.
Tính phổ biến của sự phát triển: được thể hiện ở quá
trình phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá
trình, giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong mỗi quá
trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời
của cái mới, phù hợp với quy luật khách quan
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển: phát triển là
khuynh hướng của mọi sự vật và hiện tượng, song mỗi sự
vật, hiện tượng, mỗi lĩnh vực thực hiện lại có quá trình phát
triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại ở những không
gian và thời gian khác nhau thì sự vật phát triển khác nhau.
Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật và
hiện tượng còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng
hay các quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và các điều
kiện lịch sử cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi
chiều hướng phát triển của các sự vật hiện tượng, thậm chí
có thể làm cho sự vật thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự
phát triển về mặt này và thoái hóa về mặt khác... Đó là
những biểu hiện của tính đa dạng, phong phú của các quá
trình phát triển.

Ý nghĩa của phương pháp luận:
Cần quán triệt nguyên lí về sự phát triển trong hoạt động

nhận thức và thực tiễn:


Made by Cu Tý – 0968999823

Theo nguyên lí này, trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn
cần phải có quan điểm phát triển: Đòi hỏi phải khắc phục tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển. Khi
nhận thức và giải quyết một vấn đề nào đó, cần đặt chúng trong
trạng thái động, với xu thế chung là phát triển. Do sự phát triển
lại là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy
mâu thuẫn, vì vậy phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp
của sự vật và hiện tượng trong quá trình phát triển của nó, tức là
cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và thực
tiễn, phù hợp với tính chất đa dạng, phức tạp, phong phú của nó.
Trong nhận thức và thực tiễn, ta cũng nên nắm chắc thực tại,
đồng thời phải thấy rõ khuynh hướng phát triển của sự vật trong
tương lai, dự báo được tương lai. Luôn có thái độ đấu tranh với
sự bảo thủ, trì trệ, bảo vệ cái đúng, cái tích cực, luôn tin tưởng
vào thắng lợi của cái mới.
Câu 4: Phân tích hai phạm trù bản chất và hiện tượng
Khái niệm:
1.

2.

Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những
mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên
trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng đó

Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của những
mặt, những mối liên hệ của bản chất trong những điều kiện
xác định

Quan hệ biện chứng:


Made by Cu Tý – 0968999823
1.

2.

Sự thống nhất:
+ Bản chất được bộc lộ thông qua hiện tượng, còn hiện
tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất ở một mức
độ nào đó.
+ Bản chất, hiện tượng căn bản phù hợp với nhau, bản chất
nào thì hiện tượng ấy, bản chất khác nhau thì hiện tượng
khác nhau, bản chất thay đổi thì hiện tượng thay đổi, bản
chất biến mất thì hiện tượng biến mất.
Sự đối lập
+ Không phải hiện tượng nào cũng phản ánh một cách
trung thực và khăng khít với bản chất. Có những hiện
tượng xuyên tạc bản chất và nó được gọi là cái giả tượng
+ Bản chất là cái ổn định (tương đối ổn định), biến đổi
chậm, hiện tượng là cái không ổn định, thường xuyên biến
đổi và biến đổi nhanh hơn so với bản chất
+Hiện tượng là cái phong phú, đa dạng còn bản chất là cái
sâu sắc, cái chung, cái tất yếu.
Ý nghĩa của phương pháp luận

+ Nhận thức và cải tạo sự vật để hướng tới nhận thức và cải
tạo bản chất của sự vật
+ Để hiểu bản chất thì phải thông qua nghiên cứu hiện
tượng, cần phải quan tâm hiện tượng điển hình trong hoàn
cảnh điển hình
+ Trong công tác chuyên môn, cần phải phát hiện kịp thời
những hiện tưởng giả, sai với bản chất.
LIÊN HỆ THỰC TẾ


Made by Cu Tý – 0968999823

Câu 5: Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn?
THỰC TIỄN:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích của
con người, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm
cải biến tự nhiên và xã hội.
Bao gồm các hoạt động: Hoạt động sản xuất vật chất
(SẢN XUẤT RA CỦA CẢI VẬT CHẤT), hoạt động chính
trị - xã hội (HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ HOẶC CẢI BIẾN XÃ
HỘI) và thực nghiệm khoa học (HOẠT ĐỘNG NHẰM
XÁC ĐỊNH NHỮNG QUY LUẬT BIẾN ĐỔI, PHÁT
TRIỂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU)
VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC:
Thực tiễn là cơ sở, động lực, là mục đích của nhận thức:
Là vì nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh
hướng vận động và phát triển của nhận thức, mặt khác vì
nhờ hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người
ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgích không
ngừng được củng cố và phát triển; phương thức nhận thức

ngày càng hiện đại, có tác dụng nối dài các “giác quan” của
con người trong việc nhận thức thế giới.
Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lí, kiểm tra tính chân lí của
quá trình nhận thức: Điều này có nghĩa thực tiễn là thước


Made by Cu Tý – 0968999823

đo giá trị của những trí thức đạt được trong nhận thức.
Đồng thời, thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sữa
chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
LIÊN HỆ BẢN THÂN, CÔNG TÁC CÔNG AN, HỌC
TẬP: QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN.
Câu 6: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Thứ nhất, lực lượng sản xuất chính là toàn bộ các nhân tố
vật chất, kĩ thuật của quá trình sản xuất, chúng có mqh biện
chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối
tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiễn
làm biến đổi các đối tượng vật chất trong quá trình tự nhiên
theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Còn quan
hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất. ( quan hệ sở hữu đối vs tư liệu sản xuất,
quan hệ tổ chức – quản lí quá trình sản xuất, quản hệ phân
phối kết quả sản xuất)
Thứ hai, mối quan hệ:
I.
MỐI QUAN HỆ THỐNG NHẤT BIỆN CHỨNG
1. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố của quá

trình sản xuất, vì vậy lực lượng sản xuất là nội dung của
quá trình sản xuất. Mặt khác, quan hệ sản xuất là cách thức,
tổ chức, kết cấu của quá trình sản xuất vì vậy quan hệ sản


Made by Cu Tý – 0968999823

xuất là hình thức của quá trình sản xuất. Vì nội dung quyết
định hình thức nên llsx qđ qhsx
2. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất:
+Lực lượng sản xuất phát triển tới một trình độ nào đó
thì đòi hỏi các quan hệ sản xuất phải được xác định, điều
chỉnh phù hợp với nó: LLSX là phương diện về kĩ thuật
– xã hội của sản xuất, còn QHSX là phương diện kinh tế
- xã hội của sản xuất vì vậy QHSX luôn có khả năng tác
động trở lại sự vận động và phát triển của LLSX
+ Quan hệ sản xuất quy định mục đích sản xuất, đụng
chạm đến lợi ích của người lao động, vì vậy khi các
chính sách kinh tế thỏa mãn được nhu cầu, đòi hỏi của
người lao động thì có tác động kích thích và đẩy mạnh
LLSX phát triển.
+ Khi quan hệ sản xuất mà đặc biệt là các chính sách
kinh tế bộc lộ những hạn chế dẫn đến kìm hãm LLSX do
đó cần phải điều chỉnh và thay đổi
II.

MỐI QUAN HỆ THỐNG NHẤT CÓ BAO HÀM KHẢ
NĂNG CHUYỂN HÓA THÀNH CÁC MẶT ĐỐI LẬP
VÀ PHÁT SINH MÂU THUẪN
............... Sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực

lượng sản xuất mang tính biện chứng và ngầm chứa khả
năng chuyển hóa từ thống nhất tới đối lập và mâu thuẫn.
Điều này bắt nguồn từ tốc độ vận động, phát triển của
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là không đồng
cấp vì LLSX thường xuyên biến đổi và biến đổi nhanh


Made by Cu Tý – 0968999823

để phù hợp vs sự phát triển của sản xuất, còn QHSX biến
đổi chậm chạp, thậm chí còn mang tính bảo thủ do liên
quan đến lợi ích và trình độ nhận thức...). Nếu như
không có sự phát hiện, điều chỉnh kịp thời của LLSX sẽ
xảy ra mâu thuẫn, từ đó quan hệ sản xuất buộc phải thay
đổi với phương thức là tham gia cuộc cách mạng xã hội.
LIÊN HỆ: Đối với VN hiện nay, Đảng và NN cần phải
phát triển cả LLSX và QHSX phù hợp, bằng cách đẩy
mạnh CNH và HĐH nhằm phát triển nguồn lực của con
người, cơ sở VC-KT theo hướng hiện đại. Đồng thời, mở
rộng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp.
Câu 7: Trình bày tính độc lập tương đối của ý thức xã
hội:
Ý thức xã hội: Toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội,
được xây dựng từ tồn tại xã hội (dùng để chỉ phương
diện sh vật chất và các đk shvc của xã hội làm cho xã hội
tồn tại và phát triển), phản ánh tồn tại xã hội.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
1.


Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so vs tồn tại xã
hội
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội thì khi TTXH
thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của YTXH. Tuy nhiên,
không phải trong mọi trường hợp, sự thay đổi TTXH


Made by Cu Tý – 0968999823

dẫn đến sự thay đổi ngay của YTXH, mà nhiều yếu tố
của YTXH có thể tồn tại rất lâu dài ngay cả khi TTXH
đã thay đổi căn bản. Nguyên nhân là:
Do ý thức xã hội là sự phản ánh của TTXH, do đó
YTXH thay đổi chỉ khi TTXH thay đổi, mặt khác TTXH
luôn biến đổi với tốc độ nhanh nên nhiều khi YTXH
phản ánh không kịp
Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán
cũng như do tính bảo thủ, lạc hậu của YTXH
Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những tập đoàn,
những nhóm người, những giai cấp nhất định trong xã
hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được
những LLXH phản tiến bộ lưu giữu và truyền bá nhằm
chống lại các LLXH tiến bộ.
2.

Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Trong những điều kiện nhất định, ý thức – tư tưởng, lý
luận khoa học tiên tiến có thể phát triển vượt trước tồn

tại xã hội, có thể dự báo được tương lai và có giá trị định
hướng, chỉ đạo cho hoạt động thực tiễn của con người.
Nguyên nhân của YTXH có thể vượt trước TTXH là
do những tư tưởng, lí luận đó trong quá trình phản ánh
tồn tại xã hội đã phát hiện ra khuynh hướng của tồn tại
xã hội và phản ánh một cách chính xác khuynh hướng
đó.


Made by Cu Tý – 0968999823
3.

Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển
của nó

Sự phát triển của ý thức xã hội thì không bao giờ nó
xuất phát từ một mảnh đất trống không mà bao giờ cũng
kế thừa những tư tưởng, ý thức của thời đại trước, giai
đoạn trước
Do có tính kế thừa mà xuất các hiện tượng có những
nước, những vùng kinh tế còn lạc hậu, song về mặt tư
tưởng có trình độ cao
Trong xã hội có giai cấp thì tính kế thừa của YTXH gắn
với giai cấp, tùy theo lợi ích của giai cấp mình mà các
giai cấp có sự lựa chọn sự kế thừa khác nhau đối với tư
tưởng, lí luận của thời đại trước.
4.

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
trong sự phát triển của chúng


Trong ý thức xã hội thì bao gồm nhiều hình thái ý thức
cụ thể, giữa những hình thái thì luôn luôn tồn tại trong sự
tác động, liên hệ, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và những
tác động ấy đều có sự ảnh hưởng giữa những mặt ý thức
xã hội.
Sự tác động giữa những hình thái ý thức xã hội có thể
diễn ra theo hai chiều hướng: nếu nó tác động theo cùng
một chiều thì thúc đẩy sự phát triển của nhau, nếu tác


Made by Cu Tý – 0968999823

động theo theo nhiều hướng khác nhau thì kìm hãm, cản
trở nhau.
5.

Ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại
xã hội

Điều này diễn ra theo hai chiều hướng cơ bản: Những ý
thức, tư tưởng tiến bộ, phản ánh đúng quy luật phát triển
khách quan thì nó tác động theo hướng thúc đẩy sự phát
triển xã hội. Và ngược lại, những ý thức, tư tưởng lạc
hậu, phản ánh không đúng quy luật khách quan thì tác
động theo hướng cản trở, kìm hãm sự phát triển của xã
hội.
Mức độ ảnh hưởng của những ý thức, tư tưởng đối với
xã hội còn phụ thuộc vào những điều kiện, lịch sử cụ thể
nhất là phụ thuộc vào tính chất, các mối quan hệ kinh tế

mà tư tưởng đó nảy sinh ra. Phụ thuộc vào vai trò lịch sử
của giai cấp mang tư tưởng ấy; phụ thuộc vào mức độ
thâm nhập, mở rộng của tư tưởng ấy vào trong quần
chúng nhân dân.
LIÊN HỆ: TÍNH KẾ THỪA( YÊU NƯỚC, ĐOÀN KẾT,
CHỊU THƯƠNG, CHỊU KHÓ)
Câu 8: Trình bày vai trò của đấu tranh giai cấp đối với
sự phát triển của xã hội giai cấp
Giai cấp: là những tập đoàn to lớn gồm những người khác
nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối


Made by Cu Tý – 0968999823

với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao
động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng
thụ và về phần của cải xã hội mà ít nhiều họ được hưởng,
Đấu tranh giai cấp: dùng để chỉ cuộc đấu tranh của quần
chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn
đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu
tranh của những công nhân làm thuê hay vô sản chống
những người hữu sản hay giai cấp tư sản.
Các hình thức đấu tranh: đấu tranh kinh tế, đấu tranh
chính trị, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh dân tộc, văn hóa, tôn
giáo.
VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP:
1.

Thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội thông qua việc

giải quyết những mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp
trong xã hội


Made by Cu Tý – 0968999823

Câu 9: Con người là gì? Bản chất của con người?
Như chúng ta đã biết, trong lịch sử cũng đã có nhiều quan niệm
về con người, theo quan niệm của phương tây, con người bao
gồm hai phần: linh hồn và thể xác còn theo phương đông (Theo
Nho Giáo) thì con người có hai loại đó là quân tử và tiểu nhân.
Đó là những quan niệm về con người, còn theo triết học Mác –
Lê-nin, con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội,
có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện: tự nhiên và
xã hội. Hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó
mặt xã hội là đặc trưng của con người. Con người bị chi phối
bởi đồng thời ba hệ thống quy luật : tự nhiên, tâm lí – ý thức, xã
hội.
Bản tính của con người:
1. Bản tính tự nhiên:
+, Con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự
nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh
bằng sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên,
đặc biệt là học thuyết tiến hóa của Đác-uyn
+, Con người là bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời tự nhiên
cũng là “thân thể vô cơ của con người”. Do đó giới tự nhiên và


Made by Cu Tý – 0968999823


các quy luật tự nhiên luôn trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới
con người và xã hội loài người. Ngược lại, các hoạt động của
con người cũng có sự tác động tới giới tự nhiên hoặc các quy
luật của tự nhiên
2. Bản tính xã hội
+, Nguồn gốc ra đời của con người còn có sự góp mặt của nguồn
gốc xã hội. Chính nhờ lao động mà con người có thể vượt qua
các loài động vật khác và có thể tiến hóa để trở thành con người
+, Xét về sự tồn tại và phát triển của con người thì con người
luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và quy luật xã hôi. Xã
hội biến đổi dẫn đến sự biến đổi của con người. Và ngược lại, sự
phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã
hội.


Hai phương diện này tồn tại trong tính thống nhất của nó,
quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn
nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con
người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.

Bản chất con người:
1. Bản chất con người không phải là chung chung, trừu tượng
mà bản chất con người luôn bị chi phối bởi những điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử cụ thể.


Made by Cu Tý – 0968999823

Câu 10: Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử?
Quần chúng nhân dân: Là một cộng đồng người, có chung một

lợi ích căn bản, được tổ chức liên kết lại thành một khối, dưới sự
lãnh đạo của những cá nhân hay các tổ chức Chính trị xã hội
nhất định, nhằm giải quyết những nhiệm vụ lịch sử mà xã hội
giao đặt ra.
Vai trò của qcnd
Như chúng ta đã biết, quần chúng nhân dân chính là chủ thể
sáng tạo ra lịch sử, là lực lượng quyết định sự phát triển của lịch
sử. Điều này được thể hiện qua ba lĩnh vực sau đây:
Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế - xã hội: quần chúng nhân dân
là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con
người, của xã hội – đây là nhu cầu quan trọng nhất của mọi xã
hội
Thứ hai, trong lĩnh vực chính trị - xã hội: quần chúng nhân dân
là lực lượng và động lực của mọi cuộc cách mạng và các cuộc
cải cách trong lịch sử. Lịch sử VN cũng như lịch sử thế giới đã
chứng minh rằng: không có một cuộc cách mạng hay một cuộc
cải cách xã hội nào có thể thành công nếu như nó không xuất
phát từ nguyện vọng và lợi ích của quần chúng nhân dân. Với ý
nghĩa như vậy có thể nói: Cách mạng là “ngày hội quần chúng”


Made by Cu Tý – 0968999823

và trong những ngày đó quần chúng nhân dân đã sáng tạo ra lịch
sử với “một ngày bằng hai mươi năm”. (Liên hệ với cách mạng
VN – khởi nghĩa tháng Tám, chiến dịch HCM).
Thứ ba, trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: ngoài vai trò sản xuất
ra của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng thời là lực lượng
trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội;

là lực lực trực tiếp hay gián tiếp kiểm chứng các giá trị tinh thần
đã được các thế hệ sáng tạo ra trong lịch sử điều đó được thể
hiện qua sự gìn giữ và truyền bá của các giá trị tinh thần qua các
thế hệ. Những sáng tạo của quần chúng là cơ sở cho những sáng
tác chuyên nghiệp sau này
.................................................
Tuy nhiên, vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân
không thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là cá
nhân ở vị trí lãnh đạo hay lãnh tụ. Vị lãnh tụ có vai trò thúc đẩy
lịch sử tiến nhanh hay chậm, góp phần vào thắng lợi của các
cuộc cách mạng nhiều hay ít. Đặc biệt vai trò của lãnh tụ thường
được thể hiện rõ nét trong những giai đoạn, bước ngoặt, những
thời điểm quyết định của lịch sử. (Liên hệ với cách mạng VN:
HCM, Võ Nguyên Giáp).
Vai trò sáng tạo ra lịch sử của qcnd còn phụ thuộc vào các đk
khách quan và chủ quan: trình độ PTSX, nhận thức của mỗi cá
nhân,...., trình độ tổ chức xã hội, bản chất xã hội.
Ý nghĩa PPL


Made by Cu Tý – 0968999823

+ Lý giải khoa học về vai trò qcnd trong lịch sử => xóa bỏ sai
lầm của chủ nghĩa duy vật thống trị lâu dài trong lịch sử nhận
thức về động lực và LL Sáng tạo ra lịch sử. Đem lại một PPL
khoa học trong việc nghiên cứu và nhận định lịch sử, cũng như
nghiên cứu và đánh giá vai trò của mỗi cá nhân, lãnh tụ, vĩ nhân
trong cộng đồng xã hội.
+ Cung cấp PPL khoa học để các đảng cộng sản phân tích các
lực lượng xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân

dân trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa: Liên minh công
– nông và đội ngũ trí thức với các tầng lớp khác... dưới sự lãnh
đạo của đảng => tập hợp lực lượng tạo ra động lực cho mọi cuộc
CMXX đi tới thắng lợi cuối cùng.



×