Tải bản đầy đủ (.doc) (366 trang)

tìm hiểu về các loài bướm ở vườn quốc gia Tam Đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.35 MB, 366 trang )

Đặng Thị Đáp ( Chủ biên)
Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hường, Nguyễn Thế Hoàng

HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VỀ CÁC LOÀI
BƯỚM VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO VÀ
GIÁ TRỊ BẢO TỒN CỦA CHÚNG

Hà nội, tháng 12 năm 2008


2

LỜI CẢM ƠN
Để có lòng nhiệt huyết và say sưa soạn thảo cuốn sách này chúng tôi không thể
không nói những lời cảm ơn chân thành nhất, lớn nhất tới tất cả những tập thể cá nhân
sau đây bởi vì nếu không có họ thì không thể có cuốn sách.
Trước hết xin gửi tới Ths.Đỗ Đình Tiến – Giám đốc VQG Tam Đảo lời cảm ơn
chân thành nhất, chính ông đã khích lệ và giúp chúng tôi bùng cháy lên lòng nhiệt tình để
viết sách bướm cho Tam Đảo.
Chúng tôi cũng vô cùng biết hơn và xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Chương
trình Khoa học cơ bản, Hội đồng Khoa học sự sống của Việt Nam đã chắp cánh cho các
nhà khoa học chúng tôi bay lên, tiến tới những chân lý, sự sống cần khám phá và viết nên
những điều kỳ diệu cho cuộc sống hiện thực – đó là những công trình khoa học, những
cuốn sách - là những tinh hoa được chiết xuất từ thiên nhiên.
Không ai có thể làm khoa học một mình vì khoa học chỉ có được giá trị và kết quả
mỹ mãn khi nó có sự kế cận, sáng tạo, liên kết, hợp tác vô tư giữa các nhà khoa học cổ
kim với nhau. Vì vậy, chính ở đây chúng tôi xin được tỏ lòng biết ơn vô bờ bến tới tất cả
các tập thể, cá nhân, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã nghiên cứu và công bố về
các loài bướm vùng Nam và Đông nam châu Á, trong đó có Việt Nam và Tam Đảo. Đó là
các nhà khoa học, các tác giả cùng các công trình của họ đã được liệt kê đầy đủ trong
danh sách tài liệu tham khảo của cuốn sách này.


Chúng tôi cũng xin được cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ khoa học đã cùng
chúng tôi tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản trong những năm qua: CN.Lê
Khương Thúy, KS.Hoàng Vũ Trụ, Ths.Trần Thiếu Dư ( Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật) , Ths.Đỗ Đình Tiến, Ths.Chu Văn Cường, Ths.Đỗ Văn Tuân (VQG Tam Đảo).
Nhờ chương trình khoa học cơ bản này mà ý tưởng viết sách bướm cho VQG Tam Đảo
đã được thể hiện và trở thành sự thật.
Đặc biệt chúng tôi xin vô cùng cảm ơn TS.J.Hess – Cố vấn trưởng dự án Quản lý
VQG Tam Đảo và vùng đệm ( TamDao NP&Buffer zone management Project) –đã giúp
đỡ và tạo điều kiện rất thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình soạn thảo và in ấn cuốn
sách. Đồng thời cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh Vũ Văn Quyết,
Nguyễn Sĩ Hà, Đỗ Vũ Khiêm là các thành viên của dự án cũng đã giúp đỡ chúng tôi rất
nhiều trong thời gian qua để công việc được hoàn thành một cách khẩn trương, đáp ứng
yêu cầu cấp bách của công tác bảo tồn.


3

MỤC LỤC
Lời cảm ơn………………………………………………………………………………..2
Mục lục …………………………………………………………………………………..3
i. Lời giới thiệu……………………………………………………………………..4
ii. Những thành viên tham gia biên soạn sách bướm Vườn Quốc Gia Tam Đảo…...6
iii. Cách sử dụng tài liệu……………………………………………………………..6
Chương I: Khái quát về bướm…………………………………………………………8
I.1. Vài nét chính về bướm……………………………………………………………….8
I.2. Tình hình nghiên cứu bướm ở Việt nam nói chung và ở các Vườn Quốc Gia – Khu
bảo tồn thiên nhiên nói riêng…………………………………………………………….32
I.3 Quan sát, ghi hình bướm ngoài thiên nhiên và ở các bộ sưu tập, phân loại và định tên
bướm…………………………………………………………………………………….39
Chương II. Bướm ở Tam Đảo (Đây là phần chính, dài nhất, cơ bản nhất của cuốn

sách) …………………………………………………………………………………….41
II.1 Danh sách bướm Tam Đảo và mức độ bắt gặp chúng ở các sinh cảnh và độ cao khác
nhau thuộc Vườn Quốc Gia Tam Đảo…………………………………………………..41
II.2. Những thông tin đã biết liên quan đến một số loài bướm………………………….54
Chương III. Giá trị bảo tồn của các loài bướm ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo……..341
III.1. Những loài bướm đẹp, thường gặp ở Tam Đảo và những loài quý hiếm cần bảo vệ
ở Tam Đảo………………………………………………….……………………………
341
III.2. So sánh giá trị của khu hệ bướm Vườn Quốc Gia Tam Đảo với một số Vườn Quốc
Gia khác ở Việt Nam. ………………………………………………….………………348
Chương IV: Đề xuất cho việc xây dựng trang trại nuôi bướm ở Vườn Quốc Gia
Tam Đảo……………………………………………….……………………………….349
IV.1 Những loài bướm được đề xuất nhân nuôi. ……………………………………….349
IV.2. Các loài thực vật là nguồn thức ăn của những loài bướm. ………………………349
IV.3. Những mô hình đề xuất nuôi trồng tổng hợp……………………………………..350
Tài liệu tham khảo………………………………………………….…………………362


4

i. Lời giới thiệu
Trong thế giới đa dạng sinh học ( ĐDSH) Bướm là tên một nhóm động vật mà
người ta ví như “những bông hoa biết bay”. Rất nhiều người biết chúng, từ những con
người nơi thôn dã hay ở thành thị, nhưng để phân biệt các loài giữa chúng với nhau thì
không phải tự dưng ai cũng biết và không phải ai cũng biết chúng có giá trị lớn như thế
nào trong thiên nhiên và trong cuộc sống con người. Muốn biết được những điều này thì
chí ít người ta cần phải có lòng yêu thiên nhiên, ham hiểu biết thế giới bí ẩn mà tạo hóa
đã ban cho và điều không thể thiếu được là phải học, phải có kiến thức và phải có tài liệu
nói về chúng. Hơn thế nữa trong thời đại ngày nay những cái mới mẻ của hiện đại, văn
minh đã và đang lấn át, xóa nhòa thậm chí xóa sạch những gì là hoang sơ, trong đó có tài

nguyên thiên nhiên sinh vật. Đã đến lúc loài người cần khẩn trương nhận thức, tỉnh ngộ,
cứu vớt và giữ lại những gì đang còn và sắp mất đi ấy bởi nếu thiếu chúng thì loài người
cũng sẽ bị diệt vong. Tất cả muôn loài là cơ thể sống cần được sống kể cả những sinh linh
bé nhỏ, nhất lại là những con bươm bướm, mà đại đa số các loài trong số chúng chỉ có
ích cho con người. Bướm (Lepidoptera, Rhopalocera) có ở khắp các lục địa trên trái đất
nhưng ở mỗi nơi lại có thành phần loài khác nhau. Riêng ở Tam Đảo, có nhiều loài ở nơi
khác cũng có, nhưng có những loài chỉ Tam Đảo mới có, hơn thế nữa ở đây lại có những
loài rất có giá trị cả về khoa học lẫn thương mại, ví dụ như loài Bướm phượng đuôi kiếm
răng nhọn -Teinopalpus aureus ( SĐVN,2007), nhưng loài này sẽ không có ở Tam Đảo
nếu thiếu đỉnh Rùng Rình. Nói như vậy, có nghĩa là muôn loài phụ thuộc vào nơi sống và
nhất là côn trùng sống phụ thuộc vào cây làm thức ăn, cây thức ăn ấy lại chỉ có ở một nơi
nào đó nhất định chứ không phải đâu cũng có. Do đó chỉ hiểu về một nhóm sinh vật mà
không hiểu mối quan hệ cơ hữu của chúng là chưa đủ.
Trong cuốn sách mà chúng tôi biên soạn ngoài các điều trên lại phải hội tụ đầy đủ
các yếu tố từ những gì nói về những con bươm bướm đến nơi mà chúng sinh sống. Nơi
đó là VQG Tam Đảo – một địa danh nổi tiếng ở Việt Nam về cảnh đẹp thiên nhiên với
những ngọn núi hùng vĩ chứa đựng trong lòng nó biết bao điều kỳ thú và chưa được
khám phá. Một trong những điều kỳ thú và đặc biệt ở nơi đây là thế giới côn trùng đa
dạng mà nhất là các nhóm côn trùng cánh cứng và cánh vảy, trong nhóm cánh vảy có
những loài bướm. Những loài côn trùng này hết sức đặc sắc làm cho Tam Đảo nổi tiếng
hơn, nên thơ hơn, rực rỡ hơn… Đã từ lâu Tam Đảo nổi tiếng là nơi nghỉ mát lý tưởng thì
nay còn nổi tiếng hơn về du lịch nhất là du lịch sinh thái đang phát triển. Do đó, thiếu
ĐDSH, Tam Đảo sẽ không còn giá trị như nó vốn có nữa.
Đã từ lâu chúng tôi thấy cần phải làm một cái gì đó cho Tam Đảo trong lĩnh vực
chuyên môn của mình. Được sự cầu thị ân cần của ông Đỗ Đình Tiến – Giám Đốc VQG


5
Tam Đảo, mà theo chúng tôi nghĩ thì ông là một con người rất có tâm, có đạo, một vị
giám đốc hết lòng vì sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên mà cụ thể là bảo vệ VQG Tam Đảo

nơi ông trực tiếp quản lý. Ông đã rất tha thiết mong muốn các nhà khoa học trong lĩnh
vực bảo tồn quan tâm viết về thế giới sinh vật của Vườn, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp bảo vệ chúng hữu hiệu. Trên cơ sở các luồng tư tưởng lớn gặp nhau này chúng tôi
thấy có thể viết nhóm bướm cho Tam Đảo. Để viết được chúng trong điều kiện: thời gian,
khả năng đều có hạn, chúng tôi đã dựa vào kết quả nghiên cứu của biết bao nhà khoa học
trong và ngoài nước và các đồng nghiệp, gần, xa, cũ, mới đã công bố những kết quả
nghiên cứu của họ về nhóm côn trùng này. Nếu không có những tài liệu đó thì cuốn sách
không thể thực hiện được. Chúng tôi chỉ là những người tập hợp, tổng hòa lại các kết quả
đó kết hợp với kinh nghiệm cũng như bổ sung thêm một ít công sức của mình để soạn
thảo ra một cuốn sách về các loài bướm có ở Tam Đảo. Nhân đây, chúng tôi xin hết sức
cảm ơn và cũng xin phép tất cả các tác giả đã làm nên những kết quả nghiên cứu vô cùng
giá trị cho chúng tôi tham khảo, cho phép và ủng hộ cho chúng tôi sử dụng những kết quả
đó cho mục đích bảo tồn của chúng ta. Các thông tin, tư liệu mà chúng tôi tham khảo của
các tác giả, đặc biệt là các hình ảnh đểu sẽ được nêu tài liệu nguồn và đưa đầy đủ vào
danh mục Tài liệu tham khảo ( TLTK).
Trong tài liệu này chúng tôi muốn đề cập đến những thông tin cơ bản cho 362 loài
bướm đã được TS.Vũ Văn Liên nêu tên trong luận án tiến sỹ của mình ( Tài liệu tham
khảo), là số liệu mới nhất, đầy đủ nhất từ trước tới nay về thành phần loài khu hệ bướm
Tam Đảo. Mặc dù chúng tôi có tham vọng là làm sao có được đủ các tài liệu về tất cả các
thông tin mà chúng tôi muốn viết cho một loài bướm ở Tam Đảo [ Tên tiếng Việt, tên
khoa học( La tinh), tên tiếng Anh, đặc điểm nhận dạng, đặc điểm sinh học, sinh thái
chung và riêng của mỗi loài ở Tam Đảo, phân bố thế giới, giá trị, tình trạng và biện pháp
bảo vệ ], nhưng cũng vẫn còn một số loài chưa đủ lượng thông tin cần thiết. Vì thời gian
và khả năng có hạn nên chúng tôi đã không thể viết cho một loài đủ các lượng thông tin
như nhau. Do đó, loài thì được viết rất dài, loài thì ngắn hơn hoặc rất ngắn, thậm chí còn
có khoảng trên dưới 10 loài thuộc loại không đủ hoặc hầu như không có thông tin. Tuy
nhiên, chúng tôi vẫn đưa tên vào để có cơ sở bổ sung các thông tin trong những lần soạn
thảo sau này. Đặc biệt, trong cuốn sách chúng tôi có đề cập đến việc nhân nuôi và đưa ra
mô hình trang trại nhân nuôi côn trùng nói chung và bướm nói riêng trong điều kiện bán
tự nhiên ở VQG Tam Đảo.

Có thể nói đây là cuốn sách đầu tiên từ trước đến nay bằng tiếng Việt tập hợp
được tài liệu và nêu đầy đủ nhất về các thông tin có liên quan đến từng loài bướm trong
tổng số 362 loài có mặt ở Tam Đảo và cũng là các loài đã được phát hiện ở Việt Nam.
Nội dung cuốn sách bao gồm các tiêu chí chính sau:


6
Khái quát về bướm
Bướm ở VQG Tam Đảo
Giá trị bảo tồn các loài bướm ở VQG Tam Đảo và đề xuất cho việc
xây dựng trang trại nuôi bướm ở VQG Tam Đảo.
Chúng tôi soạn thảo cuốn sách này với mục đích chính là cung cấp cho VQG Tam
Đảo một tài liệu khá chuyên sâu về một nhóm động vật nhỏ - đó là các loài bướm có ở
VQG cùng các vấn đề cơ bản liên quan đến chúng: giá trị chính của tài liệu là nhằm phục
vụ cho việc bảo tồn thiên nhiên trong đó có các loài bướm tại VQG Tam Đảo. Ngoài ra,
nó còn là tài liệu hướng dẫn tham khảo cho nhiều đối tượng khác như: các cán bộ kiểm
lâm, các nhà khoa học, các nhà bảo tồn, các em học sinh, sinh viên, cùng nhiều người yêu
thiên nhiên khác…
Vì khả năng của các tác giả và thời gian có hạn nên cuốn sách không thể tránh
khỏi những khiếm khuyết và nhiều điều chưa thỏa mãn được mong muốn của độc giả.
Do đó, chúng tôi rất cần và sẵn sàng đón nhận những góp ý quý báu của các bạn đọc
gần xa để những lần soạn thảo sau này được tốt hơn.
ii. Những thành viên tham gia biên soạn sách bướm Vườn Quốc Gia Tam Đảo
1-Tiến sỹ sinh học Đặng Thị Đáp – Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật –
Chủ biên.
2- Tiến sỹ sinh học Vũ Văn Liên – Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga.
3- Thạc sỹ môi trường Đặng Thị Hường.
4- Kiến trúc sư Nguyễn Vũ Hoàng.
iii. Cách sử dụng tài liệu
Các ý tưởng và nội dung được thể hiện trong cuốn sách này sẽ rất dễ hiểu nếu như

độc giả chịu khó kiên trì đọc và suy ngẫm bởi vì các tác giả thể hiện công việc tường
thuật từ xa đến gần,từ chung đến riêng về nhóm Bướm ( Lepidoptera, Rhopalocera) đã và
đang hiện hữu ở mọi nơi nói chung và mỗi loài nói riêng ở VQG Tam Đảo.Việc cố gắng
đưa mọi thông tin cơ bản cho mỗi loài bướm cụ thể hầu như đều được đưa tên tiếng Việt
trước, loài nào trước đây chưa có tên thì được đặt tên, tên có thể dịch nghĩa từ tiếng Anh
hoặc theo đặc điểm hình thái, màu sắc… của chúng; sau tiếng Việt là tên khoa học (La
tinh), tên tiếng Anh cũng hầu hết có ở các loài. Ngoài các đặc điểm cơ bản, cho đa số loài
chúng tôi còn quan tâm đưa cả kích thước của chúng vào sau cùng của mục “Đặc điểm
nhận dạng” để người đọc có thể biết con bướm đó to, nhỏ ra sao. Một điều khác ở những
cuốn sách trước đây là chúng tôi quan tâm đến vấn đề làm sao để bảo tồn được các loài
bướm cho Tam Đảo sau khi đã biết được sự tồn tại của chúng ở nơi đây. Nên chương
cuối cùng của cuốn sách chúng tôi đề xuất việc xây dựng trang trại nuôi côn trùng trong


7
đó có nuôi bướm bán tự nhiên ngay tại VQG Tam Đảo, trong đó có đưa ra danh sách các
loài có giá trị nên nuôi trước mắt vì mục đích bảo tồn và các mô hình hợp lý để từ đó có
thể nhân ra thêm nhiều nơi khác vì mục đích kinh tế, dân sinh…
Đây là cuốn sách nói về Bướm của VQG Tam Đảo nhưng điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của VQG không cần đề cập nữa vì điều này đã được nêu đầy đủ trong cuốn
“Vườn Quốc Gia Tam Đảo”, 2001 (tài liệu tham khảo), vả lại nội dung cuốn sách đã gồm
quá nhiều vấn đề và quá dầy.


8

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BƯỚM
I.1. Vài nét chính về bướm
Bướm thuộc ngành Chân khớp ( Arthropoda), lớp Côn trùng ( Insecta), Bộ Cánh
vảy ( Lepidoptera), bộ phụ Râu hình chuỳ ( Rhopalocera).

Bướm là tên gọi của tổng họ bướm thực sự - bướm ngày ( true butterflies), tổng
họ bướm nhảy và ngài. Trong tài liệu thuật ngữ bướm được sử dụng để chỉ các loại bướm
ngày. Ngài là dạng bướm hoạt động ban đêm, phân biệt với bướm ở chót râu không phù
ra.
Giống như tất cả các nhóm cánh vảy khác, nó đặc biệt ở vòng đời, sự khác biệt
giữa sâu non và con trưởng thành, giai đoạn nhộng không hoạt động gì và sau đó là sự
biến đổi ngoạn mục trở thành một dạng rất quen thuộc, là những con trưởng thành với
những chiếc cánh có màu sắc sặc sỡ. Hầu hết các loài đều bay ban ngày, vì thế chúng đã
thu hút được sự chú ý. Sự phong phú do sự thay đổi màu sắc cánh đã tạo ra thú xem
bướm ngày càng mở rộng và được yêu thích.
Bướm phô bày ra những hình thái của chúng, bắt chước các loài khác và biến thái
theo mùa. Một vài loài di cư tới những miền đất rất xa. Một số loài bướm khác sống cộng
sinh và sống ký sinh với một số loài côn trùng khác như kiến. Bướm có vai trò lớn trong
nền kinh tế vì nó là một trong những loài chính giúp cho quá trình thụ phấn. Thức ăn của
chúng ở giai đoạn sâu non là thực vật, tuy nhiên không có loài nào gây hại đến mức có
thể tàn phá mùa màng, cây cối.
Về phương diện văn hoá, nó là một yếu tố trong nghệ thuật chiêm ngưỡng và văn
học
Đặc điểm sinh học
Cấu tạo và hình thái
Cấu tạo bướm gồm có ba phần chính: Đầu, ngực và bụng.


9

Cấu tạo bên ngoài bướm (Nguồn : http//:www.en.wikipedia.com) [209]
Đầu: có một đôi râu hình chuỳ, nằm trên một đôi mắt kép lớn nổi bật, phía dưới
là hai mảnh môi sờ ( cơ quan cảm nhận vị giác), giữa hai mảnh môi sờ là một vòi hình
ống để hút thức ăn mà khi không được sử dụng nó cuộn lại.


Cấu tạo đầu bướm (Nguồn : http//:www.en.wikipedia.com) [209].
Ngực cấu tạo gồm 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân. Đốt giữa và cuối mang theo
nó là một đôi cánh được phủ bằng hàng nghìn vảy nhỏ li ti, có màu sắc sặc sỡ tạo nên
màu sắc của chúng. Đôi khi những vảy này chỉ là một đốm, hoặc có thể biến thành dạng


10
sợi giống như lông. Có vảy có thể khúc xạ ánh sáng mặt trời, làm cho màu sắc của bướm
thay đổi liên tục khi bay.Vảy được xếp rất khít nhau, đôi khi khiến người ta lầm tưởng đó
là màu sắc từ cánh bướm. Bướm mới nở lượng vảy lớn nhìn mướt mát hơn các bướm già,
do các vảy đã bị rụng dần đi. Bướm được miêu tả bằng màu sắc của vảy bao trùm cánh
của nó. Những vảy này có các sắc tố đen làm cho chúng có màu đen và nâu, nhưng màu
xanh da trời, xanh nước biển màu đỏ và ngũ sắc thường được tạo thành không phải bởi
các chất nhuộm mà là các chất vi lượng của cánh. Cấu trúc nhuộm màu này là kết quả của
sự ảnh hưởng của ánh sáng bởi các tinh thể photon tự nhiên của cánh.
Cánh bướm có một hệ thống gân, đôi khi cùng màu
hoặc khác màu với cánh. Trong phân loại học, để phân loại
và miêu tả loài, người ta đánh số các gân này, ngoài ra còn
chia cánh bướm thành nhiều vùng, khoảng rồi đánh số đặt
tên cho chúng. Trong cuốn sách này, chúng tôi cũng sử
dụng những thuật ngữ đó để miêu tả những nét cơ bản của
các loài.
Vảy cánh
bướm


11

Hệ thống các gân, vùng và các tên gọi các vùng của cánh bướm
(Nguồn : http//:www.en.wikipedia.com) [209]

Bụng: là phần sau cùng có 11 đốt và cơ quan giao phối ở đốt cuối cùng.
Vòng đời
Không giống nhiều loài côn trùng khác, ở bướm giai đoạn nhộng nằm giữa giai
đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành. Bướm là nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn để
trở thành con bướm hoàn hảo phải qua 4 giai đoạn: trứng, sâu non, nhộng, con trưởng
thành.
Thời gian tồn tại của bướm rất ngắn.Tuy nhiên, bướm ở trong giai đoạn trưởng
thành có thể sống hàng tuần tới gần một năm phụ thuộc vào từng loài. Nhiều loài có giai
đoạn ấu trùng dài, có loài có thể nằm ngủ trong giai đoạn nhộng hoặc trứng để tồn tại qua
mùa đông ( ngủ đông).
Bướm có thể có một hoặc nhiều lứa trong một năm. Số lượng được sinh ra trong
một năm thay đổi từ vùng ôn đới tới nhiệt đới theo xu hướng tăng dần.
Trứng


12
Trứng bướm bao gồm phần vỏ cứng bao bọc ngoài, gọi là màng đệm. Nó nhăn
nheo, có một vỏ bọc bằng sáp chống cho trứng bị khô trước khi trứng đã đủ thời gian
phát triển thành ấu trùng. Mỗi trứng có một số lỗ nhỏ để cho tinh trùng có thể vào thụ
tinh. Trứng có kích thước rất khác nhau giữa các loài, nhưng chúng đều có hình cầu hoặc
hình trứng.
Trứng được đặt vào lá bằng một chất dán đặc biệt rất nhanh khô. Khi khô, nó liên
kết lại, làm biến dạng hình thù của trứng. Loại keo này dễ dàng thấy được xung quanh
gốc của bất kỳ quả trứng nào.
Trứng thường được đẻ trên cây. Mỗi loài bướm có cây chủ riêng của mình, có khi
một vài loài có cùng một loài cây chủ, có khi một loài có nhiều cây chủ, thông thường
bao gồm các loài trong họ common.
Hầu hết ở các loài bướm, giai đoạn trứng chỉ kéo dài vài tuần. Nhưng trứng của
một số loài có thể sẽ ở dạng tiềm sinh( ngủ đông) qua mùa đông rét mướt hoặc môi
trường không thuận lợi như quá khô cằn. Sau đó sẽ nở ra khi gặp điều kiện thuận lợi như

mùa xuân và bắt đầu hoạt động vào mùa hè. Hầu hết chúng là những loài ở vùng ôn đới,
thường nằm ở phía Bắc.
Sâu non
Ấu trùng, hay còn gọi là sâu non, có rất nhiều chân. Nó ăn lá của các cây chủ và
dành toàn bộ thời gian của chúng để kiếm thức ăn. Hầu hết ở giai đoạn sâu non chúng ăn
cây cỏ, nhưng một số loài như Spalgis epius và Lyphyra brassolis thì chúng lại ăn thịt( ăn
các con côn trùng khác). Một vài ấu trùng, đặc biệt họ Lycaenidae hình thành kiểu sống
cộng sinh với kiến. Chúng giao tiếp với kiến thông qua các rung động. Kiến bảo vệ
những ấu trùng này và chúng nhận được mật của ấu trùng. ( Một số buớm như bướm
xanh Maculinea alcon lừa nuôi ấu trùng bướm bằng cách giả dạng bề ngoài của ấu trùng
kiến)
Sâu non trưởng thành trải qua rất nhiều giai đoạn, gọi là lột xác. Đến gần cuối của
một giai đoạn, ấu trùng tạo thành lớp biểu bì mà chất liệu của nó là từ kitin và protein, và
một lớp biểu bì non được tạo ra ở phía dưới lớp đó. Giai đoạn cuối mỗi kỳ lột xác, biểu bì
của ấu trùng bị tách ra và lớp biểu bì mới khô rất nhanh và tạo thành màu sắc luôn. Cánh
bướm bắt đầu phát triển ở giai đoạn đầu của lần lột xác cuối cùng.
Sâu bướm có ba đôi chân chính ở khúc ngực và 6 đôi chân phụ ( hoặc nhiều hơn
6) mọc từ đốt bụng. Những chân phụ này có những cái móc giúp cho chúng bám chặt vào
bề mặt.


13
Ở nhiều loài, sâu có thể làm đầu nó phồng lên như đầu rắn. Nhiều loài có những
đốm mắt giả để tăng cao hiệu quả này. Một số sâu có cấu trúc đặc biệt gọi là tuyến mùi
để tiết ra các chất gây mùi. Những chất này dùng để tự vệ.
Những cây chủ thường có những thành phần chất độc, nhưng sâu non có thể cô
lập những chất độc này dành cho giai đoạn trưởng thành. Nó giúp cho chúng tạo ra những
mùi khó chịu để thoát khỏi chim và những kẻ thù khác. Khả năng gây khó chịu này cảnh
báo bởi các màu đỏ, cam, đen. Những chất độc ở cây chủ thường bao gồm những chất
đặc biệt giúp cho chúng không bị côn trùng ăn. Ấu trùng phát triển khả năng thích nghi

của chúng và tích tụ cho việc tồn tại. Hiện tượng này làm cho sâu và cây chủ của nó cùng
phát triển.
Cánh không thể thấy bên trong ấu trùng, nhưng khi cắt các ấu trùng thấy có cánh
nhỏ ở đốt ngực thứ 2 và thứ 3, chỗ mà lỗ thở được nhìn thấy rõ ràng. Cánh phát triển
trong mối liên hệ với các tế bào ống, loại tế bào chạy dọc theo cánh, và bao quanh bởi
một màng mỏng, liên kết với màng bọc ngoài của ấu trùng bằng ống dẫn nhỏ.
Cánh rất nhỏ cho tới khi kỳ lột xác cuối cùng, chúng đột ngột thay đổi kĩch cỡ lớn
lên, bị xâm chiếm bởi những tế bào hình ống nhìn giống như cành cây từ gốc cánh ( mà
theo thời gian sẽ thành các gân cánh), bắt đầu phát triển hình dạng của nó trong mối liên
hệ với những bước phát triển để hình thành cánh.
Tới gần giai đoạn phát triển thành nhộng, cánh được bọc vào một lớp biểu bì gọi
là hemolymph, và mặc dù ban đầu nó hơi mềm và dễ vỡ, nhưng theo thời gian phát triển
lớp này sẽ vỡ ra, ấu trùng bám chặt vào lớp biểu bì bọc ngoài của nhộng. Trong vài giờ,
cánh hình thành lớp biểu bì cứng và xâm nhập sâu vào cơ thể khi đó nhộng bị bứt ra hoặc
nhấc lên mà cánh vẫn không ảnh hưởng.
Nhộng
Khi ấu trùng đủ lớn, hóc môn như prothoracicotropic được sinh ra. Vào thời điểm
đó ấu trùng ngừng ăn và bắt đầu điều chỉnh mình sao cho phù hợp với kích thước của
nhộng, thường ở dưới mặt lá.
Ấu trùng biến đổi hoàn toàn thành nhộng và lột xác một lần cuối cùng. Nhộng
thường không thể di chuyển được, mặc dù một vài loài có thể di chuyển nhanh các đốt
bụng và phát ra những tiếng động để doạ những con có thể ăn thịt chúng.
Quá trình biến đổi của nhộng tạo thành bướm đã tạo ra một sự ngạc nhiên lớn tới
loài người. Để chuyển từ cánh nhỏ không thấy được ra bên ngoài nhộng thành cấu trúc
lớn để có thể bay được, cánh của nhộng trải qua sự phân bào và hấp thụ nhanh các chất


14
dinh dưỡng. Khi một cái cánh được cắt ra khỏi thì ba cánh sau sẽ phát triển có kĩch cỡ lớn
hơn thông thường. Ở trong nhộng, cánh hình thành cấu trúc gọn nhỏ, xếp lại từ gốc tới

phần cuối trong quá trình phát triển, do vậy khi duỗi ra nó thành kích cỡ cánh của con
trưởng thành. Một vài đường viền của con trưởng thành được trang trí các màu sắc do sự
thay đổi của một số yếu tố trong giai đoạn đầu của nhộng.
Con trưởng thành
Con trưởng thành là con đã thuần thục về sinh dục và kết thúc quá trình biến đổi.
Bướm có bốn cánh được bao phủ bởi những vảy nhỏ. Con trưởng thành có 6 chân, nhưng
ở bướm giáp, đôi chân đầu tiên bị teo nhỏ. Sau khi chui ra khỏi nhộng, bướm không thể
bay được ngay cho đến khi cánh của nó được mở ra. Cánh mới cần phải được thổi phồng
ra nhờ máu của nó và đợi cho khô, đây là lúc nó rất dễ bị các con ăn thịt tấn công. Một
vài loài bướm cần tới ba tiếng để khô, trong khi những loài khác chỉ cần 1 tiếng. Hầu hết
các loài sẽ bài tiết ra nhiều chất lưu có màu sau khi nở. Chất lưu này có thể là màu trắng,
đỏ, cam, hoặc đôi khi là màu xanh.
3, Tập tính sinh học
Di cư
Nhiều loài di cư trên những quãng đường rất xa. Đặc biệt những trường hợp di cư
nổi tiếng là bướm Monarch, từ Mê hi cô tới Bắc Mỹ, khoảng cách khoảng từ 4,000 tới
4,800km. Những loài di cư nổi tiếng khác là Painted lady, và một số loài thuộc họ
Danaidae. Những chuyến di cư hùng vĩ và lớn liên quan tới gió mùa được quan sát ở bán
đảo của Ấn Độ. Nghiên cứu về sự di cư gần đây thông qua việc gắn nhãn các cánh bướm
bằng đồng vị của Hidro.
Nghiên cứu chỉ ra rằng buớm định vị sử dụng thời gian theo vòng quay mặt trời.
Chúng có thể thấy các ánh sáng bị phân cực và do đó có thể định hướng ngay trong điều
kiện gió to. Ánh sáng phân cực gần với ánh sáng tử ngoại được cho là rất quan trọng.
Người ta cho rằng sự di cư của bướm còn để thoát khỏi những vùng khô cằn khi
thiếu thức ăn. Đời sống của cây chủ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tập
tính của bướm.
Tự vệ
Giai đoạn trước trưởng thành bướm bị đe doạ bởi các ký sinh trùng, và ở tất cả
các giai đoạn đều bị đe doạ bởi động vật ăn thịt, bệnh tật và môi trường sống. Nó bảo vệ
mình bằng rất nhiều cách.



15
Các chất độc được sử dụng rộng rãi và hầu hết là xuất phát điểm là các chất độc
từ cây chủ. Trong nhiều trường hợp, những chất này là chất độc mà cây chủ dùng để
chống lại những động vật ăn cỏ. Bướm đã tập hợp các chất độc này từ cây chủ, phân tách
ra và sử dụng chúng làm chất bảo vệ cho chính mình. Những chất độc này chỉ có tác
dụng nếu như chúng được kèm theo các dấu hiệu cảnh báo từ các diốt phát sáng thành
màu cảnh báo ở bướm. Tín hiệu này có thể được một số loài bắt chước. Những dạng bắt
chước này thường giới hạn ở những con cái.
Một số yếu tố nhuộm màu bí ẩn được thấy ở một số loài. Một số giống như những
chiếc lá khô. Khi là sâu, nhiều con tự vệ bằng việc đóng băng và nhìn như que củi hoặc
cành cây khô. Một số sâu bướm giống như phân chim ở giai đoạn lột xác đầu tiên. Một số
sâu có lông và lông cứng để bảo vệ trong khi những loài khác sống thành đàn và hình
thành các đoàn lớn. Một số loài nhìn giống như kiến để bảo vệ mình.
Thói quen tự vệ còn bao gồm đậu ở trên cao và vị trí của cánh để tránh bị phát
hiện. Một vài loài bướm cái của Bướm giáp được biết tới đã bảo vệ trứng của mình khỏi
các côn trùng kí sinh.
Đốm mắt và đuôi được thấy ở nhiều loài lycaenid, đánh lạc hướng sự chú ý của
các con ăn thịt bằng cách tưởng đầu ở vùng khác. Sự thay thế làm cho những con vật ăn
thịt mai phục như nhện đưa ra kế hoạch sai trong việc tấn công con mồi.
Biến dạng theo mùa
Nhiều loài bướm có dạng theo mùa. Hiện tượng này gọi là biến thái theo mùa và
gọi là dạng mùa khô và dạng mùa mưa. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm bằng
cách thay đổi liều lượng hooc môn đã chứng minh rằng có thể điều khiển các áp lực tới
khả năng thay đổi của dạng mùa mưa và dạng mùa khô. Dạng mùa khô thường biểu hiện
khá bí ẩn để thích nghi với môi trường. Một vài loài có màu tối ở dạng mùa mưa, để có
thể hấp thụ tốt hơn các bức xạ.
Các giác quan
Khả năng quan sát phát triển tốt ở một số loài bướm và hầu hết các loài nhạy cảm

với vùng ánh sáng tử ngoại. Nhiều loài thể hiện dạng lưỡng hình giới trong ánh sáng tử
ngoại. Khả năng thấy màu mới chỉ chứng minh được một số loài.
Một số bướm có cơ quan có thể nghe và một số loài khác phát ra những tiếng kêu
lách cách hoặc inh tai. Một số nhộng cũng có thể phát ra âm thanh để đe doạ những con
vật có thể sẽ ăn thịt chúng.


16
Bướm cảm nhận được mùi thơm của không khí, gió và mật thông qua râu của nó.
Râu của nó hình thành rất nhiều dạng và màu sắc. Họ Hesperids có một mấu ở râu hoặc
râu hình móc, khi tất cả các loài khác là râu với núm trên đỉnh. Râu được bao phủ bằng
rất nhiều các sensillae. Khả năng cảm nhận hương vị của bướm được kết hợp bởi cả phần
chân của nó, để xác định nơi mà nó có thể đẻ trứng. Nhiều loài bướm sử dụng các tín
hiệu hoá học, các vảy đặc biệt và những cấu trúc khác cũng được phát triển ở một số loài.
Trí nhớ
Bướm được biết tới là loài có sự thay đổi kỳ lạ về hình thái từng giai đoạn, đặc
biệt là giai đoạn từ nhộng thành bướm trưởng thành. Kèm theo đó là sự thay đổi toàn bộ
về tập tính sinh hoạt, đến thức ăn và các thói quen khác. Người ta cho rằng bướm không
thể nhớ được những gì mà nó đã trải qua trước đây. Nhưng các nhà nghiên cứu của
Georgetown gần đây đã chứng minh được bướm có khả năng nhớ một phần ký ức của nó
khi nó còn là sâu non bằng cách rèn cho sâu non tránh một số hương thơm thì người ta
cũng tìm thấy khi trưởng thành bướm cũng tìm cách tránh các hương thơm đó. Thêm vào
đó, những kết quả có liên quan đến cả sinh thái và tiến hóa như sự lưu giữ ký ức sau sự
biến thái về hình dạng có thể cho phép một bướm cái hoặc một loài côn trùng khác đẻ
trứng lên ổ đã từng sống khi còn là ấu trùng, một hành động thể hiện sự lựa chọn môi
trường sống và cuối cùng dẫn đến sự hình thành một loài mới. ( Khoahoc.com.vn –Tra
my )
Phơi nắng
Vào các buổi sáng lạnh, hoặc ở mùa lạnh, ta sẽ bắt gặp hàng đàn hàng đàn bướm
bay ra khỏi nơi trú ẩn, đậu trên các cành cây để phơi nắng. Có những loài bướm ở vùng

ôn đới, có thể dang hết cánh của mình, thậm chí có loài hướng về phía Đông - hướng mặt
trời, có loài đậu trên rất cao để có thể thu nhận thật nhiều hơi ấm của mặt trời. Nhưng đến
buổi trưa nắng gắt chúng lại trốn dưới tán lá, bóng râm để tránh sức nóng của mặt trời, và
ẩn mình vào những bụi rậm khi trời trở tối.
Đặc điểm sinh thái
Phân bố ở khắp nơi, trừ những vùng lạnh hoặc quá khô cằn thường xuyên. Con
đực của nhiều loài chiếm cứ một vùng lãnh thổ, xua đuổi các loài khác hoặc là những con
lạc vào lãnh thổ của nó. Một số loài sẽ phơi nắng hoặc đậu trên cao ở nơi đã được chọn.
Kiểu bay của bướm thường đặc trưng và một vài loài có kiểu bay biểu diễn để ve vãn các
con cái. Hoạt động tắm nắng là một hoạt động thường xuyên vào những giờ bị lạnh buổi
sáng. Nhiều loài sẽ quay về hướng đông để đón nhận nhiệt của mặt trời. Một số loài còn


17
mở rộng cánh của nó để đón nhận nhiệt của mặt trời, những loài này chủ yếu là ở dãy
alpơ.
Thức ăn của bướm trưởng thành chủ yếu là mật hoa. Ngoài ra, nguồn dinh dưỡng
của chúng có thể là phấn hoa, nhựa cây, hoa quả thối rữa, phân, và các chất khoáng hoà
tan ở các vùng ẩm, nhưng thậm chí mồ hôi người cũng thu hút bướm. Có những nguồn
dinh dưỡng khác có thể là máu và nước mắt.. Con trưởng thành ăn những chất lỏng thông
qua vòi hút. Nó ăn các mật từ những bông hoa và cũng như nhấm nháp các ngụm nước từ
những chỗ ẩm ướt. Nó lấy nước để tạo thành năng lượng từ đường ở phấn hoa, từ natri và
các chất khoáng khác cần cho quá trình sinh sản của mình. Nhiều loài bướm cần nhiều
Natri hơn là được cung cấp từ mật hoa. Nó bị hấp dẫn natri từ các muối và đôi khi từ mồ
hôi của con người. Bên cạnh những vùng ẩm ướt, một số bướm còn ăn phân, hoa quả thối
rữa hoặc xác xúc vật phân huỷ để thu nhận các chất khoáng và dinh dưỡng. Ở nhiều loài,
là hiện tượng quần tụ ở những con đực và những nghiên cứu cho rằng các dinh dưỡng thu
được là một món quà cho con cái trong suốt quá trình giao phối.
Trong tự nhiên, bướm bị đe doạ bởi dịch bệnh và các con vật ăn thịt. Ở giai đoạn
còn non, chúng rất dễ bị các ký sinh trùng hoặc vi sinh vật tấn công và giết chết những

con non, hoặc những con đực. Đôi khi, nó giết hết toàn bộ trứng của con đực. Hiện nay
con người là kẻ thù lớn nhất của bướm. Chặt mất cây chủ, thuốc diệt côn trùng để bảo vệ
thực vật, bắt bướm vì mục đích thương mại, đầu độc môi trường sống là nguyên nhân
chính làm cho số lượng của nhiều loài bướm quý đang bị suy giảm nghiêm trọng thậm
chí bị tuyệt chủng. Thay vào đó, những loài bướm thích hợp sống ở những rừng thứ sinh
hoặc những thảm thực vật thưa lại phát triển.
Ở bướm có một hiện tượng thú vị là nhiều loài bướm khác nhau cùng tập trung ở
những nền đất ẩm, phân và xác chết để lấy dinh dưỡng như muối và amino axit. Hiện
tượng này còn có ở một số côn trùng, đáng chú ý là bọ chét ăn lá. Có thể gọi hện tượng
này là sự quần tụ. Bướm có nhiều cách khác nhau để lấy chất lỏng. Tiêu biểu là việc quần
tụ ở những vùng đất ẩm. Phân cũng là một nơi mà các loài thường quần tụ. Đặc tính này
chỉ giới hạn ở con đực của nhiều loài, như ở một số loài như Battus philenor , sự hội họp
chúng lúc đầu có thể là tác nhân thu hút sự gia nhập của một số loài khác, cùng quần tụ
tạo thành các nhóm bướm lớn. Đôi khi sự quần tụ này còn có tính chất là để tự vệ. Những
chất dinh dưỡng từ quá trình này sẽ được giữ lại truyền cho con cái trong quá trình giao
phối như là một món quà, và sau này là truyền lại cho trứng để tăng thêm sức sống.
Những con bướm đã từng quần tụ sẽ lấy được nhiều chất dinh dưỡng, tạo thành chất lưu
làm cho nó khoẻ hơn những con bướm cái không tham gia quần tụ.
Giá trị và bảo tồn


18
Đặc điểm một loài bướm chỉ sống trên một loài cây chủ, hay một vài cây chủ, và
ngược lại nó giúp cho quá trình thụ phấn của các loài thực vật cho thấy mối liên hệ chặt
chẽ giữa bướm với cây cối. Chính vì vậy nó đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh
thái.
Nhờ đặc tính này, có thể coi bướm là một loại chỉ thị sinh học, cho thấy hiện trạng
môi trường khu vực. Sự quá đông đúc của những loài bướm ưa sống ở những thảm thực
vật thứ sinh cho thấy thảm thực vật nguyên sinh đã bị tàn phá, hay tình trạng mất mùa ở
những loài được thụ phấn nhờ bướm do thiếu vắng bóng bướm cho thấy tình trạng môi

trường đang bị huỷ hoại, dư thừa lượng thuốc bảo vệ thực vật…
Cách hình thành màu của bướm đã gây ra cảm hứng cho nghiên cứu công nghệ
nano để sản xuất sơn mà không sử dụng các chất nhuộm màu và trong nghệ thuật trưng
bày mới.
Có nhiều sản phẩm được làm từ bướm rất được yêu chuộng như tranh gắn bướm,
tranh gắn cánh bướm, các đồ trang sức từ bướm đổ nhựa.
Ngoài ra, bướm có vai trò rất quan trọng trong văn hoá.
Nghệ thuật vẽ bướm đã xuất hiện ở nhiều nền văn hoá bao gồm từ thời Aicập
cách đây 3.500 năm. Ngày này, bướm được sử dụng rộng rãi trong nhiều chủ đề nghệ
thuật, và có rất nhiều sự sáng tạo kết hợp với nghệ thuật hư cấu đã tạo ra những chú
bướm mềm mại.
Theo chương bướm trong cuốn Kwaidan: câu chuyện và nghiên cứu về những
điều lạ, bởi Lafcadio Hearn, bướm được nhân cách hoá có linh hồn của con người, khi
chúng sống, chết hay sau khi chết. Người Nhật còn mê tín, cho rằng khi bướm đi vào
phòng khách, đậu sau tấm phong tre thì người mà ta yêu nhất sẽ tới. Tuy nhiên, sự xuất
hiện của một số lượng lớn được xem là điềm xấu. Khi Taira no Masakado chuẩn bị cho
cuộc nổi loạn bí mật của mình, thì ở Kyoto người ta cũng thấy có những đàn bướm lớn và
những người ở đây tin rằng sắp có một chiến tranh xảy ra.
Từ bướm trong tiếng nga được viết là ", бабочка (bábochka), nghĩa là nơ bướm.
Khi đọc nhẹ, nó có âm là baba hoặc babka nghĩa là mẹ, bà, bánh, hoặc theo nghĩa cổ nó
có nghĩa là bà nội.
Trong tiếng Hy lạp cổ, nó được viết là ψύχη (psȳchē), nghĩa là linh hồn, trí tuệ.
Theo bách khoa tôn giáo của Mircea Eliade, một vài Nagas của Manipur xuất phát
từ bướm


19
Trong văn hoá Trung quốc, hai con bướm bay cùng nhau là biểu tượng của tình
yêu. Có một câu chuyện dân gian gọi là tình yêu bướm. Triết gia đạo lão Zhuangzi một
lần đã nằm mơ thấy mình là một con bướm bay mà không cần quan tâm tới con người,

khi ông tỉnh dậy, ông nhận ra đó chỉ là một giấc mơ, ông ấy nghĩ rằng “Có phải ta là một
con người mơ về việc trở thành bướm, hay hiện nay ta là một con bướm đang mơ thấy
mình là một con người”
Trong một vài nền văn hoá cũ bướm là biểu tượng cho sự hoá thân với một cuộc
sống mới sau khi đã nằm trong một nhộng một thời gian.
Một vài người cho rằng khi nó đậu lên người nào nghĩa là người đó sắp có may
mắn.
Tuy nhiên, ở Devonshine, người ta sẽ phải giết con bướm đầu tiên trong năm mà
họ nhìn thấy hoặc là họ sẽ gặp những điều không may mắn trong cả năm trời.
Thành ngữ trong tiếng anh bướm bay vào dạ dày (butterflies in the stomach)
muốn nói lên sự bồn chồn lo lắng.
Phân loại
Nguyên thủy của bướm có thể từ kỷ phấn trắng cách đây 56 triệu năm. Thật không may
là những hoá thạch của chúng lại rất ít. Hoá thạch lâu nhất được ghi nhận không định
được tên có thể là buớm nâu từ trước thời kỳ đầu tiên của kỷ thứ ba ( khoảng 57 triệu
năm trước) ở Fur, Đan Mạch. Một trong những mẫu được bảo quản đẹp nhất là Bướm
ánh kim loại từ 25 triệu năm trước
Bướm bắt đầu xuất hiện từ kỷ phấn trắng khi đại lục với khí hậu khác xa hiện nay. Đó là
khi những cây hạt kín chính được sinh ra. Các chứng cứ được lượm từ phân tích khảo cổ
và khoảng 50 mẫu hoá thạch của bướm được xác định, từ hình thái và nghiên cứu
homologies, từ các gen và so sánh với hoá sinh học, từ so sánh phong tục và từ hình phân
bố địa lý ngày nay và từ các sinh vật. Những nhà nghiên cứu chấp nhận khởi nguyên của
bướm là từ kỷ phấn trắng.
Một số loài bướm mắt rắn sử dụng cây dương xỉ như là cây thức ăn của sâu non và rất có
thể bướm xuất hiện trước những cây hạt kín là thức ăn của chúng ngày nay. Nghiên cứu
hiện đại về phân loại cao hơn bướm bắt đầu là sự phân loại theo ngoại hình của Ehrlich
sử dụng hàng trăm những đặc điểm hình thái đã được bỏ qua trước đó ở các dạng được
trình bày, xuyên suốt các họ và các nhóm chính. Scoble và những nghiên cứu kế tiếp về
những đặc điểm mới, nhưng với những áp dụng của riêng họ tới việc phân loại. Đặc điểm



20
của các bướm non giờ đây thường được mô tả cùng với những con bướm trưởng thành.
Những dữ liệu phân tử cho phép nghiên cứu để phân loại các giống, nòi.
Có hai họ bướm chính ( Papolinoidea và Hesperioidea) với khoảng từ 7 đến 11 họ có mặt
ở Việt Nam ( phụ thuộc vào hệ thống phân loại đã sử dụng). Đối với mục đích nhận dạng,
công việc có thể dễ dàng hơn khi sử dụng hệ thống cũ ( 11 họ).
Các họ đó là:
PAPILIONIDAE – HỌ BƯỚM PHƯỢNG ( Swallowtails, birdwings, dragontails);
PIERIDAE – HỌ BƯỚM PHẤN ( Trắng và vàng);
DANAIDAE – HỌ BƯỚM ĐỐM( Tigers và Crows);
SATYRIDAE – HỌ BƯỚM MẮT RẮN( Browns);
AMATHUSIIDAE – HỌ BƯỚM CHÚA ( amathusiids);
NYMPHALIDAE - HỌ BƯỚM GIÁP ( nymphalids);
ACRAEIDAE ( acraeids);
LIBYTHEIDAE – HỌ BƯỚM MỎ DÀI(beaks);
RIODINIDAE – HỌ BƯỚM NGAO( riodinids);
LYCAENIDAE – HỌ BƯỚM XANH( blues và coppers);
HESPERIIDAE – HỌ BƯỚM NHẢY( skippers);
Đối với phần lớn những họ này thì có thể dễ dàng phân biệt ngoài thực địa ( mặc dù có
một số loài nhất định khó xếp chúng vào đúng nhóm).
Họ bướm phượng – Papilionidae
Họ này bao gồm nhiều bướm lớn, ưa hoạt động và ( thường là) sặc sỡ, phần lớn có màu
sậm ( đen, nâu, xanh đen…) với các đốm màu sáng hơn ( trắng, đỏ, xanh… ) trên cánh.
Chúng có 6 chân dài và đầy đủ, chót râu cong. Những loài thường gặp trong họ này thuộc
vài nhóm khác nhau rất đặc trưng. Các loài trong giống Papilio phần lớn có đuôi rõ rệt,
kích thước lớn. Giống Graphium có kích thước trung bình, gồm vài nhóm khác nhau;
nhóm có đuôi ngắn hoặc không đuôi và nhóm có đuôi rất dài. Một số loài bắt chước các
loài thuộc họ Danainae. Chúng cũng bắt chước cả cách bay của những loài “kiểu mẫu”.
Nhiều loài khi vừa đậu để hút thức ăn lỏng, cánh vẫn đập một lúc. Cây chủ thường là họ

Cam Chanh ( Rutaceae), Na ( Annonaceae). Một số đẻ trứng trên những loại dây leo có
nhựa độc ( các giống Troides, Pachliopta) thuộc họ Phòng kỷ ( Aistolochiaceae). Trứng
có dạng tròn. Sâu đặc trưng bởi phần đầu to, thường có hai dạng ngụy trang, dạng phân
chim lúc còn nhỏ ( giống papilio) và dạng xanh lá lúc vào các tuổi cuối. Nhộng thường
có màu xanh, một số ( ngay cả trong cùng loài) có dạng như dạng một cành cây khô.
Nhiều loài bị thu hút bởi nước ở suối và những vũng nước nhỏ ( đặc biệt là loài
Dragontails Lamproptera). Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 60 loài.


21

Troides helena

Atrophaneura varuna

Papilio paris

Papilio polytes

Papilio memnon

Graphium agamemnon

Lamproptera curius

L.meges

Họ bướm phấn - Pieridae
Họ bướm phấn ( pieridae) phần lớn là những loài có màu sắc trắng và vàng với các
vệt sậm màu hơn ( đen, đỏ…) trên cánh. Bướm không khi nào có đuôi và hầu hết có

kích thước nhỏ và vừa. Loài Pierid lớn nhất ở Cúc Phương là loài đặc biệt “Great
orange tip” Hebomoia glaucippe. Bướm thường tụ tập ở đường đi hoặc tại các vũng
nước nhỏ. Họ này gồm một số những loài thông thường nhất ở Vườn Quốc Gia, như
loài Graa Yellows Eurema ( Một số loài được phân biệt bởi màu đen được trải rộng
bởi màu đen ở trên cánh). Nhiều loài trong họ này bay khá nhanh. Ở các thành phố
lớn, ít khi gặp với số lượng lớn, thường chỉ thấy vài con bay từ bông hoa này sang
bông hoa khác để hút mật hoa, hoặc thấy bướm cái bay chậm gần cây chủ để đẻ
trứng. Với những loài có tập tính di cư như giống Catosilia, có thể gặp hàng đàn bay
từ cây chủ này sang cây chủ khác ( cây muồng, giống Cassia, họ Đậu Fabecea). Trong
rừng có thể gặp một số loài với số lượng rất lớn và theo mùa như các giống Appias,
Cepora…
Các loài bướm phấn chủ yếu đẻ trứng trên những loại cây thuộc họ Cáp ( Capparacea)
họ đậu ( Fabaceae); giống Delias đẻ trứng trên họ tầm gửi ( Loranthaceae). Trứng
dạng dài, hơi nhọn ở đầu, thường được đẻ ở dưới mặt trên lá, đỉnh cành non. Giống
Delias đẻ trứng thành đám. Ấu trùng dạng dài thon, có những lông ngắn hoặc mụn


22
trên thân. Nhộng có dây tơ, thường đeo lên mặt dưới cành hoặc lá của cây chủ, đôi
khi sâu tuổi cuối cũng bò sang một cây khác gần đó để hóa nhộng. Việt Nam có
khoảng 60 loài[22].

Delias hyparete (mặt trên và mặt dưới)

Pieris canidia

Dercas verhuelli

Prioneris philonome (Mặt trên và mặt dưới)


Appias lyncida ( mặt trên và mặt dưới con cái)

Hebomoia glaucippe

Appias nero

Eurema hecabe

Gandaca harina
Eurema blanda

Họ bướm đốm - Danaidae
Họ Danaidae là tất cả những bướm từ trung bình đến lớn thường được đánh dấu nổi bật
bởi màu đen, da cam hoặc trắng. Thân thon dài và thường màu đen cùng với những đốm
trắng. Các chân trước yếu và không có tác dụng ở cả hai giới tính. Hầu hết các loài được


23
tìm thấy ở những môi trường sống thoáng đãng, có ánh nắng nơi chúng tìm thức ăn từ
những bông hoa. Khi còn là ấu trùng, nhiều loài lấy thức ăn từ những cây độc hoặc xấu
và tích lũy các chất độc trong cơ thể để bảo vệ lúc trưởng thành. Các màu sáng có tác
dụng ngăn chặn nhiều động vật ăn thịt như chim. Một số bướm không có hại từ nhiều họ
khác giống hệt họ Danaidae ( Như Hestima nama ( Nymphalidae), Elymnias
hypermnestra ( Satyridae)).

Danaus genutia genutia

Tirumala limniace limniace

Parantica sita


Parantica melaneus

Parantica aglea melanoides

Euploea core


24

Euploea mulciber

Họ bướm mắt rắn - Satyridae
Họ Satyridae chủ yếu là những loài bướm nhỏ màu nâu và xám. Hầu hết cánh đằng sau
có kiểu trang trí hình vỏ sò hoặc răng cưa, và các cánh thường được đánh dấu ở phía trên
hoặc phía dưới bằng những đốm hình con mắt ( eyespots). Một số nhóm rất đa dạng và
phổ biến như giống Ypthima, Mycalesis… nhưng lại rất phức tạp về mặt phân loại. Cả hai
giới tính đều có các chân trước yếu. Chúng không bay khỏe và thường rất gần mặt đất.
Trứng hơi tròn, không có “trang trí” như trứng của họ Nymphalinae hay Danainae. Sâu
chủ yếu ăn lá các cây thuộc nhóm một lá mầm như họ Cỏ ( Poaceae), hoặc lá các loại tre
( giống Bambusa). Sâu thường có hai sừng trên đầu, giống với họ bướm chúa
Amathusiinae.
Ở họ này nhiều loài có dạng mùa khô và mùa ẩm với sự tiêu giảm hoặc biến mất hoàn
toàn các đốm mắt ở dưới cánh vào mùa khô. Việc nhận diện đến cấp loài bằng cách quan
sát ở một số nhóm rất khó khăn và hầu như không thể chắc chắn.
Phần lớn các loài thuộc họ này bay thấp, có thể tìm thấy chúng ở mọi môi trường sống,
bao gồm cả đổng cỏ và rừng, nhiều loài chỉ gặp dưới tán rừng. Vài nhóm phổ biến như
giống Mycaleis, Ypthima… có thể gặp ở chỗ trống, ven đường, kể cả khu dân cư. Một vài
giống có số loài rất lớn trong rừng, nhưng lại ít gặp ở khu dân cư, ví dụ như giống Lethe.
Nhiều loài trong họ này thuộc dạng khó lại gần, khó quan sát. Màu sắc cũng không hấp

dẫn đối với người không chuyên. Hơn nữa nhiều loài phổ biến lại khó định danh. Việt
Nam có hơn 100 loài thuộc họ này.


25

Melanitis leda leda

Elymnias hypermnestra

Lethe confusa, mặt trên con đực

Lethe confusa, mặt dưới con đực

Ypthima baldus, mặt dưới con đực

Ypthima baldus, mặt trên con đực

Mycalesis mineus, mặt dưới con cái

Mycalesis mineus, mặt trên con cái


×