Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Hiện trạng và giá trị sử dụng tài nguyên của một số loài cây thuốc ở Vườn quốc gia Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Cơ sở cho bảo tồn và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 93 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các Vườn quốc gia (VQG) và các Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) nói
chung là những trung tâm đa dạng sinh học với các hệ sinh thái và hệ động
thực vật phong phú và tiêu biểu cho vùng hệ sinh thái. Vì vậy mục tiêu chính
của công tác bảo tồn trong mỗi khu Vườn quốc gia là phải bảo vệ tốt hệ sinh
thái rừng. Nhưng việc “đóng cửa rừng” đã gây ra rất nhiều khó khăn đối với
cuộc sống của người dân vùng đệm. Những người đã sống gắn bó với rừng từ
hàng ngàn năm nay và nguồn sống chủ yếu của họ cũng dựa vào tài nguyên
của rừng. Vì vậy, không thể tách rời người dân với rừng được, nhưng việc
đảm bảo người dân sống chung với rừng và không phá rừng là một bài toán
khó. Một trong những giải pháp vừa để bảo vệ được rừng vừa nâng cao đời
sống cho người dân vùng đệm là hướng họ vào việc gây trồng cây lâm sản
ngoài gỗ, đặc biệt là trồng cây thuốc vì:
Cây thuốc là cây có giá trị kinh tế cao và có thị trường rộng.
Cây thuốc có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ sức khoẻ cho
nhân dân vùng đệm.
Cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc là một phần văn hoá của người
dân tộc thiểu số.
Để tiến hành được hoạt động vận động người dân tham gia vào công tác
bảo tồn loại tài nguyên này, yêu cầu trước mắt phải có được những thông tin
về hiện trạng khai thác và giá trị của các loại sản phẩm mà người dân thu hái.
Trong nguồn lâm sản ngoài gỗ ở VQG Tam Đảo, cây thuốc chiếm một vị
trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử dụng và kinh tế.
Trong số đó, trên 80% tổng số loài thuốc là mọc tự nhiên, chủ yếu trong các
quần hệ rừng. Rừng cũng là nơi tập trung hầu hết các cây thuốc quí có giá trị
sử dụng và kinh tế cao, nguyên nhân khác là nguồn gốc thuốc mọc tự nhiên ở
VQG Tam Đảo đã bị giảm sút nghiêm trọng.
Vì vậy, bảo vệ tài nguyên cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng đã trở thành yêu
cầu cấp bách, nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế – xã hội hiện tại và
tương lai.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng và


giá trị sử dụng tài nguyên của một số loài cây thuốc ở Vườn quốc gia Tam
Đảo – Vĩnh Phúc. Cơ sở cho bảo tồn và phát triển”.
1
2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu cây thuốc trên thế giới
Việc sử dụng cây thuốc gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Ngay
từ khi xuất hiện trên trái đất, con người đã biết sử dụng các loài thực vật để
duy trì cuộc sống. Trong quá trình đó, người ta đã phát hiện các loài thực vật
có khả năng phòng và chữa bệnh. Dần dần các kinh nghiệm được tích luỹ,
phổ biến Đó là cơ sở quá trình hình thành và sử dụng cây thuốc trong y học
truyền thống của các dân tộc. Càng ngày tri thức của nhân loại càng được
nâng cao, nhất là khoa học đã phát triển, việc sử dụng cây thuốc càng được
mở rộng hơn và mang lại hiệu quả to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ con
người.
Và từ đó, mỗi châu lục, mỗi dân tộc hình thành nên một nền y học cổ
truyền mang đặc trưng riêng.
Nghiên cứu lịch sử các cây làm thuốc của các dân tộc, vùng lãnh thổ
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra nhiều bằng chứng xác thực.
Trong cuốn “Lịch sử liên đại cây cỏ” ấn hành năm 1878, Charles Pikering đã
chỉ rõ: Ngay từ năm 4271 trước Công nguyên (TCN) người dân khu vực
Trung Cận Đông đã sử dụng nhiều loài cây để làm lương thực và chữa bệnh.
Dựa trên các bằng chứng khảo cổ, Borisova B.(1960) chỉ ra rằng, vào
khoảng 5000 năm TCN, cây thuốc đã được sử dụng rộng rãi và vì vậy là mục
tiêu chiếm đoạt (cùng với phụ nữ, các cây lương thực, cây có hoa đẹp) trong
các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc. Như vậy, tầm quan trọng của các cây
làm thuốc được loài người nhận thức rất sớm; việc thu thập, nhập nội các
giống cây thuốc quý được thực hiện ngay từ thời cổ đại bởi các chiến binh.
Châu Úc được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh cổ xưa nhất thế

giới. Người ta cho rằng, các thổ dân châu Úc đã định cư ở đây từ hơn 60000
3
năm về trước và hình thành nên những kiến thức thực tiễn về các loài cây
thuốc bản xứ. Nhiều loài trong số này như cây Bạch đàn xanh (Eucalyptus
globulus) duy nhất chỉ có ở châu Úc, vốn được sử dụng rất hữu hiệu trong
việc chữa bệnh. Tuy nhiên, phần lớn kiến thức về dược thảo của thổ dân đã bị
mất đi khi người châu Âu đến định cư. Ngày nay, đa phần các dược thảo ở
châu Úc bắt nguồn từ phương Tây, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước vùng ven
Thái Bình Dương.
Dược thảo châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y học
truyền thống cổ điển. Người đầu tiên phải kể đến là Galen (131-200 SCN),
một thầy thuốc của Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, có ảnh hưởng sâu sắc
đến sự phát triển của các vị thuốc bào chế từ thảo mộc. Ông đã viết hàng trăm
cuốn sách và đã được áp dụng trong ngành Y ở châu Âu hơn 1500 năm. Ở thế
kỷ I SCN, một thầy thuốc Hy Lạp tên là Dioscorides đã viết một cuốn sách
dược thảo có tên “De material Medica”. Quyển sách này bao gồm 600 loại
thảo mộc, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến y học phương Tây và là sách tham
khảo chính được dùng ở châu Âu cho đến thế kỷ XVII. Cuốn sách còn được
dịch ra nhiều ngôn ngữ như: Tiếng Anh cổ, tiếng Ba Tư và tiếng Hebrew.
Vào thời Trung Cổ, học thuyết “Dấu hiệu” khẳng định có một sự kết nối giữa
vẻ bề ngoài của một loài cây “Dấu hiệu của thần thánh” và công dụng y học
của chúng. Chẳng hạn, những chiếc lá lốm đốm của cây Cỏ phổi (Pulmonaria
officinalis) giống như các mô của phổi, chữa rất hiệu quả các bệnh về phổi.
Ở châu Phi, sự đa dạng của ngành dược thảo cổ truyền lớn hơn bất kỳ
châu lục nào khác. Việc sử dụng liệu pháp điều trị bằng cây thuốc ở châu Phi
đã có từ thời xa xưa. Những bản viết tay đã có từ thời Ai Cập cổ đại (1950
TCN) đã liệt kê hàng chục loài cây thuốc và công dụng của chúng. Trong bản
giấy cói của dân tộc Ebers (khoảng 1500 TCN) ghi lại hơn 870 toa thuốc và
các công thức, 700 loài dược thảo và các chứng bệnh, từ bệnh phổi cho đến
các vết thương do cá Sấu cắn. Việc buôn bán dược thảo giữa các vùng Trung

4
Đông, Ấn Độ và Đông Bắc châu Phi đã có ít nhất từ 3000 năm trước. Từ thế
kỷ V đến thế kỷ XIII SCN, các thầy thuốc Ả Rập là những người có công đầu
trong sự tiến bộ của ngành y. Vào giữa thế kỷ XIII, nhà thực vật học Ibn El
Beitar đã xuất bản cuốn “Các vấn đề y khoa” thống kê chủng loại cây thuốc ở
Bắc Phi.
Nói đến dược thảo châu Á không thể không nhắc đến hai quốc gia có
nền y học cổ truyền lâu đời là Trung Quốc và Ấn Độ. Lịch sử nền Y học
Trung Quốc đầu thế kỷ thứ II, người ta đã biết dùng thuốc là các loài cây cỏ
để chữa bệnh như: Sử dụng nước cây Chè (Thea sinensis) đặc để rửa vết
thương và tắm ghẻ. Trong cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” xuất bản 1985
đã liệt kê một loạt các cây cỏ chữa bệnh như: Rễ gấc (Momordoca
cochinchinensis) chữa nọc độc, viêm tuyến hạch, Hạt gấc trị sưng tấy, đau
khớp, sốt rét, vết thương tụ máu,…
Văn minh của người Ấn Độ cổ đại đã phát triển cách đây 5000 năm dọc
theo bờ sông Indus ở miền Nam Ấn Độ. Trong bộ sử thi Vedas được viết vào
năm 1500 TCN, chứa đựng những kiến thức phong phú về dược thảo thời kỳ
đó. Trong đó, nhiều loài cây được xem là những “cây thiêng” dành cho vị
thần đặc biệt, chẳng hạn như cây Trái nấm (Aegle marmelos) là cây dành cho
thánh thần của người Hindu, thánh Lakshmi (Thánh mang lại sự giàu có và
may mắn), thánh Samhita (Vị thánh của sức khỏe) và cây được trồng gần các
đền thờ.
Ngoài ra, Y học dân tộc Bungari “Đất nước của hoa hồng” đã coi Hoa
hồng là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, người ta dùng cả hoa, lá, rễ để
làm thuốc tan huyết ứ và bệnh phù thũng. Ngày nay, người ta đã chứng minh
rằng trong cánh Hoa hồng có một lượng tanin, glycosid, tinh dầu đáng kể.
Tinh dầu này không chỉ để chế nước hoa mà còn được dùng để chữa nhiều
bệnh.
5
Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới.

Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CIN) đã điều tra
nghiên cứu sàng lọc hơn 40000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc
có khả năng chữa bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có
dược tính mạnh được điều chế từ một loại Hoa hồng (Cantharanthus roseus).
Đặc biệt ở Madagasca, người ta dùng cây này để chữa bệnh máu trắng cho trẻ
em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỷ lệ sống của trẻ em từ 10 lên đến 90%.
Nhận thức rõ giá trị chữa bệnh của các cây thuốc chính là hợp chất tự
nhiên có hoạt tính sinh học chứa trong nguyên liệu, vì vậy nghiên cứu cây
thuốc theo các nhóm hợp chất được tiến hành và đã thu được nhiều kết quả
tốt. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này đòi hỏi kinh phí lớn, trang thiết bị hiện
đại và đội ngũ chuyên gia có trình độ cao. Do vậy, đây là các nghiên cứu
được triển khai ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới - WHO năm 1985, trong số
250000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, có gần 20000 loài
thực vật được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến
thuốc. Trong đó, ở Ấn Độ có khoảng 6000 loài, Trung Quốc trên 5000 loài,
riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là
cây thuốc, vùng nhiệt đới châu Mỹ hơn 1900 loài. Cũng theo WHO thì mức
độ sử dụng cây thuốc ngày càng cao, ở các quốc gia đang phát triển có tới
80% dân số sử dụng thuốc dân tộc. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế
giới, lại có nền y học dân tộc phát triển, nên trong số cây thuốc đã biết hiện
nay có tới 80% số loài được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân
tộc. Điều này chứng tỏ đối với các nước công nghiệp phát triển thì việc sử
dụng cây thuốc phục vụ cho nền y học cổ truyền cũng phát triển mạnh. Cây
thuốc là loài cây kinh tế, nó cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và thuốc hiện
đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe là con người.
6
Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khoẻ con người, cho sự
phát triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y thì cần phải có sự kết hợp
giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại và y học cổ truyền của các dân tộc.

Chính từ những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám
phá những loại thuốc có ích cho tương lai.
1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích là 330541km, trải dài suốt bờ biển Đông
Nam lục địa châu Á trên 15 vĩ độ. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi đồng bằng.
Đồng bằng châu thổ Miền Bắc và Miền Nam sang Mê Công nối nhau ở miền
trung ven biển, nhiều núi và hẹp, do nằm ở mỏm chóp Đông Nam lục địa Âu-
Á nên lãnh thổ Việt Nam đồng thời chịu nhiều tác động phức tạp của hai hệ
thống hoàn lưu: Gió mùa Tây Nam và Đông Bắc. Cho nên Việt Nam mang
kiểu khí hậu nhiệt đới điển hình nóng ẩm và mưa nhiều.
Với nhiều đặc trưng phong phú và kiểu khí hậu, Việt Nam khá giàu về
thành phần loài thực vật học, hệ thực vật Việt Nam có khoảng trên 12000 loài
thực vật bậc cao. (Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt
Nam, tập 2). Với hệ thực vật phong phú về thành phần loài, Việt Nam là quốc
gia có tiềm năng lớn về tài nguyên cây thuốc trong khu vực Đông Nam Á.
Đồng thời nền y học cổ truyền qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nên chịu
ảnh hưởng rất lớn của Y học cổ truyền Trung Quốc.
Ngay từ thời Vua Hùng dựng nước (2900 năm TCN), qua các văn tự
Hán Nôm còn sót lại và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ
làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh.
Tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam là “Nam Dược Thần Hiệu” và
“Hồng nghĩa giác tư y thư” của Tuệ Tĩnh. Trong tài liệu nay mô tả hơn 630 vị
thuốc, 13 đơn thuốc chữa các loại bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương
hàn. Ông được coi là một bậc kỳ tài trong lịch sử y học nước ta, là “Vị thánh
7
7
thuốc Nam”. Ông đã để lại nhiều bộ sách quý cho đời sau như: “Tuệ Tĩnh y
thư”, “Thập tam phương gia giảm”, “Thương hàn tam thập thất trùng pháp”.
Tới thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn
thứ hai “Y tông Tâm tĩnh” cho nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô

tả chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh.
Sau cách mạng Tháng Tám 1945, nhất là sau khi miền Bắc được giải
phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc
sưu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc. Đỗ Tất Lợi người đã dày
công nghiên cứu nhiều năm và đã xuất bản được nhiều tài liệu về sử dụng
cây, con làm thuốc của đồng bào dân tộc. Đáng chú ý nhất là năm 1957, ông
đã biên soạn bộ “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập. Năm
1961 tái bản in thành 2 tập, trong đó tác giả mô tả và nêu nên công dụng của
hơn 100 cây thuốc nam. Từ năn 1962 - 1965, Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ
“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Đến năm 1969 tái bản
thành 2 tập, trong đó tác giả giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo
mộc, động vật và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung liên tục các
loài cây thuốc trong các công trình được tái bản nhiều lần vào các năm 1970,
1977, 1981, 1986, 1995,1999, 2001, 2003. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây
thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là tái bản lần thứ
10 (2005); trong đó, ông đã mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng,
thành phần hóa học, chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhóm bệnh khác
nhau. Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa
khoa học dân gian và khoa học hiện đaị.
Năm 1960, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương cho xuất bản bộ
“Cây cỏ Việt Nam”. Tuy chưa giới thiệu được hết hệ thực vật Việt Nam,
nhưng phần nào cũng đưa ra được công dụng làm thuốc của nhiều loài thực
vật. Đỗ Tất Lợi (1965) đã xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam” và được tái bản vào năm 2000. Công trình liệt kê gần 800 loài cây,
8
con và vị thuốc, trong đó phần lớn mô tả về thực vật, phân bố, thu hái và chế
biến, thành phần hóa học, công dụng và liều dùng.
Năm 1966, để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây
thuốc, dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ
cây thuốc” và được in lần thứ hai vào năm 1976. Năm 1980, Đỗ Huy Bích,

Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”, với 519 loài
cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện.
Võ Văn Chi năm 1976, trong luận văn phó tiến sĩ khoa học của mình,
ông đã thống kê 1360 cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở Miền
Bắc. Đến năm 1991, trong một báo các tham gia hội thảo quốc gia về cây
thuốc lần thứ II tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả giới thiệu một
danh sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2280 loài cây thuốc bậc cao có
mạch, thuộc 254 họ trong tám ngành. Trên cơ sở các nghiên cứu của mình và
các tài liệu đã công bố. Năm 2002 ông đã biên soạn và xuất bản “Từ điển cây
thuốc Việt Nam”. Có thể nói đây là tài liệu giới thiệu số lượng loài cây thuốc
lớn nhất và đầy đủ nhất của nước ta cho tới nay.
Nhóm tác giả của Viện Dược liệu (2003) đã tiến hành biên soạn bộ sách
“Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” với hơn 1000 loài, trong đó
920 cây thuốc và 80 loài động vật được sử dụng làm thuốc.
Các nhà nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã thu
thập, nghiên cứu và công bố một số tài liệu liên quan đến cây thuốc, đáng chú
ý là 2 tập sách “Tài nguyên thực vật có tinh dầu Việt Nam” của tác giả Lã
Đình Mỡi và cộng sự (2001; 2002) các tác giả đã đề cập đến giá trị sử dụng
làm thuốc của nhiều loài thực vật có tinh dầu ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003; 2005) đã công bố sách “Danh lục
các loài thực vật Việt Nam” đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra
cứu hệ thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng.
9
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong những năm qua đã có nhiều
công trình nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về cây thuốc cổ
truyền của dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng,…đã cập nhật và bổ sung cho dữ
liệu về cây thuốc dân tộc Việt Nam.
Mặt khác do sức ép của thị trường tài nguyên cây thuốc bị khai thác quá
mức, nên ngày càng cạn kiệt và đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Chính phủ và

ngành y tế đã có những nỗ lực để bảo tồn tài nguyên sinh vật nói chung và tài
nguyên cây thuốc nói riêng. Nhiều công trình Nhà nước về bảo tồn cây thuốc
hoặc mô hình bảo tồn nguồn gen cây thuốc ở các dự án đầu tư của Nhà nước,
cũng như các dự án của tổ chức phi chính phủ (Bảo tồn cây thuốc của đồng
bào dân tộc Dao tại Ba Vì, Hà Tây - CREDEP), bảo tồn và phát triển cây
thuốc ở Sapa,…
Cây thuốc đã gắn liền với đời sống con người từ lâu và hiện nay thì nhu
cầu sử dụng nguồn tài nguyên này càng cao hơn. Vì vậy mà VQG Tam Đảo
nói riêng và rừng Việt Nam nói chung tài nguyên cây thuốc đang bị suy giảm
nghiêm trọng. Mỗi năm theo ước tính có hàng trăm tấn cây thuốc bị khai thác
từ rừng tự nhiên Tam Đảo, con số này chỉ dựa trên những nghiên cứu còn rất
hạn chế với số lượng nhỏ các xã, thôn nhưng trên thực tế còn cao hơn rất
nhiều.
Vì vậy để bảo tồn nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này đồng thời đảm
bảo cuộc sống cho người dân vùng đệm là một trong những thách thức lớn
đối với các cấp, ban ngành và chính quyền địa phương nơi đây.
10
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Đánh giá được hiện trạng tài nguyên, tình hình khai thác, sử dụng cây
thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm làm cơ sở đề xuất các giải
pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc trong khu vực.
2.2. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là tài nguyên cây thuốc tại các xã thuộc địa bàn
VQG Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
2.3.1. Hiện trạng một số loài cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo
- Điều tra số lượng ngành, họ, chi, loài của các loài cây thuốc phân bố tại

khu vực nghiên cứu.
- Tính đa dạng của cây thuốc về dạng sống
- Phân bố cây thuốc theo nơi sống
2.3.2. Giá trị sử dụng, tri thức cây thuốc tại cộng đồng
- Tình hình sử dụng cây thuốc tại cộng đồng
- Các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc
- Tìm hiểu những nhóm bệnh người dân vùng đệm chữa được
2.3.3. Thực trạng khai thác cây thuốc
- Giá trị cây thuốc tại thị trường địa phương
- Giá trị cây thuốc tại thị trường trong nước
- Tìm hiểu phương pháp thu hái, sơ chế, bảo quản cây thuốc
- Một số bài thuốc truyền thống và cách bào chế
- Nguyên nhân suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc tại Tam Đảo
- Các loài cây thuốc có nguy cơ bị đe doạ ở VQG Tam Đảo
11
2.3.4. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số loài có giá trị cao
2.3.5. Một số đề xuất bảo tồn và phát triển
2.4. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại VQG Tam Đảo. Tuy nhiên đây là khu vực có
diện tích lớn, nên các cuộc điều tra tập trung tại các xã mà ở đó người dân có
truyền thống khai thác, sử dụng cây thuốc nam. Bao gồm 4 xã: Hồ Sơn, Tam
Quan, Đại Đình, Đạo Trù – huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc.
2.5. Thời gian nghiên cứu:
Được tiến hành từ tháng 22/02 đến tháng 14/05 năm 2010.
2.6. Phương pháp nghiên cứu
2.6.1. Phương pháp ngoại nghiệp
Tiến hành nghiên cứu bằng 3 phương pháp sau:
2.6.1.1. Phương pháp điều tra thực địa
Tiến hành điều tra theo tuyến và lập các ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình
đại diện cho khu vực. Để tiến hành phương pháp này dựa vào bản đồ địa hình

và hiện trạng rừng để xác định các tuyến và ô cần lập.
- Tuyến điều tra: Các tuyến điều tra được lập theo hệ thống các tuyến
điển hình. Các tuyến điều tra được bố trí cắt ngang theo các trạng thái, các
sinh cảnh rừng trong khu vực. Khi điều tra theo tuyến cần có sự tham gia của
người dân địa phương (có thể nhờ hoặc thuê người dân đi cùng) để hỏi họ về
những cây mà họ thường sử dụng làm thuốc, tên địa phương và nơi chúng
xuất hiện.
Những cây không xác định được tên thì lấy mẫu về và xác định tên sau.
Các thông tin điều tra được ghi vào Mẫu biểu 2.1.
Mẫu biểu 2.1. Thống kê các loài cây thuốc theo tuyến điều tra
Tuyến số: ………………… Ngày điều tra: …….……
Người điều tra: ………….…
STT
Tên phổ
thông
Tên khoa
học
Dạng sống
Bộ phận
sử dụng
Công dụng
12
- Ô tiêu chuẩn (OTC)
Trong khu vực chọn những vị trí điển hình để lập các OTC, mỗi OTC
với diện tích 1000 m
2
.
Trong OTC cũng điều tra tương tự với điều tra theo tuyến và điều tra tình
hình phân bố của các cây thuốc. Thông tin điều tra từ OTC được ghi vào các
Mẫu biểu sau:

Mẫu biểu 2.2. Điều tra cây gỗ trong OTC
OTC số: …………………… Trạng thái rừng: ………………
Ngày điều tra:……………… Ngươì điều tra: ……………….
STT Tên loài H
vn
(m ) D
1.3
(cm )
Đánh giá sinh
trưởng
Ghi chú
Mẫu biểu 2.3. Điều tra cây tái sinh
OTC số: ………………… Trạng thái rừng: ……………….
Ngày điều tra: ………… Người điều tra: …………
STT ODB Tên loài
Đánh giá sinh trưởng
Ghi chú
> 1m < 1m
Mẫu biểu 2.4. Điều tra cây bụi, thảm tươi
Số OTC:…… Ngày điều tra: ……………
Người điều tra: ………
STT ODB Tên loài Dạng sống Số bụi Ghi chú
Mẫu biểu 2.5. Thống kê các loài cây thuốc trong OTC
Số OTC:…… ………… Ngày điều tra: ………………
Người điều tra: …………
STT
Tên phổ
thông
Tên khoa
học

Dạng
sống
Bộ phận sử
dụng
Công
dụng
13
2.6.1.2. Phương pháp điều tra cộng đồng
Trong quá trình điều tra nghiên cứu cộng đồng sử dụng phương pháp
PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia).
Một số kĩ thuật thường sử dụng trong PRA:
- Phỏng vấn: Sử dụng một số câu hỏi cho những người được lựa chọn
- Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi bất kỳ
câu hỏi nào với những câu hỏi tùy thuộc vầo hoàn cảnh khi đó, thứ tự nội dung
cần hỏi có thể thay đổi tùy ý dựa trên câu trả lời của câu hỏi trước của người
cung cấp thông tin.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một số
câu hỏi có thể thêm vào tùy theo tình huống cụ thể.
- Phỏng vấn có cấu trúc (Phỏng vấn sâu): Là phỏng vấn có sử dụng một
bộ câu hỏi nhất định đối với người cung cấp thông tin có chọn lọc tham gia.
- Phỏng vấn tái diễn (Trình diễn tri thức): Là cuộc phỏng vấn trong đó
chúng ta yêu cầu người dân địa phương diễn giải lại một qui trình sử lý hoặc
chế biến nào đó.
- Phỏng vấn chéo: Là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của người
khác đưa ra trong các lần phỏng vấn trước.
- Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả về bước đầu tri thức và kinh
nghiệm phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm thông tin bổ
sung ta tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận bao gồm cả những người
tham gia và không tham gia thảo luận trước đó. Trong khi thảo luận cán bộ
nghiên cứu lần lượt đưa ra những thông tin đã thu thập để mọi người tranh

luận. Nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý và bổ xung trong quá trình này. Các
thông tin được ghi vào các mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 2.6. Tình hình gây trồng, thu hái, bộ phận sử dụngs
công dụng và giá cả
Người phỏng vấn:….…………… Ngày:………………………….
Stt Tên chủ hộ
Tên
cây
Tình hình
Bộ
phận
Công dụng Giá cả
Gây trồng Thu hái
14
Mẫu biểu 2.7. Mùa thu hái, cách chế biến và bảo quản cây thuốc
Người phỏng vấn:…………… Ngày:……………….
STT Tên chủ hộ Tên cây Bộ phận
Mùa thu
hái
Chế biến Bảoquản
2.6.1.3. Phương pháp kế thừa tài liệu
Thu thập số liệu sẵn có của các nghiên cứu trước đây ở VQG Tam Đảo:
Bản đồ, báo cáo của các dự án có liên quan, các báo cáo khoa học.
2.6.2. Phương pháp nội nghiệp
Từ kết quả thu được ngoài thực địa, tôi tiến hành công tác nội nghiệp như
sau:
- Xác định tên của những mẫu cây thuốc chưa biết bằng cách hỏi những
người có chuyên môn về cây thuốc.
- Tổng hợp số liệu thu được từ thực tế và các tài liệu có liên quan để phân
tích và đưa ra nhận xét những kết quả đạt được.

- Phân loại các loài cây thuốc theo bộ phận, công dụng, giá trị và dạng
sống của chúng.
- Bằng các phương pháp toán học chúng ta xử lý số liệu, viết báo cáo
thực tập.
2.6.3. Đánh giá mức độ đe dọa
Dựa trên các tài liệu đã ban hành về sự nguy cấp của thực vật để đánh
giá mức độ bị đe dọa của các loài thực vật có ích. Các tài liệu đó là: Sách đỏ
Việt Nam năm 1996; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình khai
thác, sử dụng và buôn bán ở địa phương để chỉ ra các loài có nguy cơ bị đe dọa
trong khu vực nghiên cứu.
15
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
Khu vực nghiên cứu là 4 xã thuộc phía Đông của VQG Tam Đảo đó là
các xã: Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù.
• Phía bắc giáp xã Quân Chu.
• Phía nam giáp xã Hướng Đạo.
• Phía đông giáp xã Minh Quang.
• Phía tây giáp xã Ninh Lai.
3.1.1. Địa hình
Địa hình Tam Đảo có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt
sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính. Phía
Đông Bắc các suối chính đều chảy về sông Công tạo nên vùng bồn địa
Đại Từ. Phía Tây Nam, các lưu vực suối đề đổ về sông Phó Đáy. Núi
Tam Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, gồm trên 20 đỉnh
núi được nối với nhau bằng đường dông sắc nhọn.
Nó như một bức bình phong chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng đồng
bằng. Các đỉnh có độ cao trên dưới 1000m. Đỉnh cao nhất là Tam Đảo Bắc

cao 1592m. Ba đỉnh núi nổi tiếng của Tam đảo là Thiên Thị (1375m), Thạch
Bàn (1388m), và Phù Nghĩa (1300m). Chiều ngang của khối núi rộng từ 10
-15km, sườn rất dốc và chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 16 - 35
0
nhiều nơi
có độ dốc trên 35
0
. Độ cao của núi giảm nhanh về phía đông bắc xuống lòng
chảo Đại Từ tạo nên những mái dông đứng. Hướng Đông Nam có xu hướng
giảm dần đến giáp địa phận Hà Nội. Khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực sông
Phó Đáy.
16
3.1.2. Địa chất và thổ nhưỡng
Trong quá trình điều tra lập địa có 4 loại đất chính ở Tam đảo đã được
phát hiện (Nguồn số liệu dự án VQG Tam Đảo).
- Đất Feralit mùn vàng nhạt phân bố ở độ cao trên 700m.
- Đất Feralit mùn vàng đỏ phân bố xung quanh sườn núi Tam Đảo ở độ
cao từ 400 - 700m.
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau như đá
Shale, Mica, Phillite và đá cát phân bố trên các đồi cao từ 100 - 400m.
- Đất phù sa và dốc tụ phân bố ven chân núi và thung lũng hẹp giữa núi
và ven sông, suối lở. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng
dày, độ ẩm cao, màu mỡ đã được khai phá trồng lúa và hoa màu.
3.1.3. Khí hậu
Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa vùng núi.
Điều kiện khí tượng thuỷ văn mỗi vùng khác nhau. Có thể coi trạm khí tượng
Tuyên Quang và Vĩnh Yên đặc trưng cho khí hậu sườn phía Tây. Trạm Đại
Từ đặc trưng cho khí hậu sườn phía Đông. Trạm Thị trấn Tam Đảo ở độ cao
900m đặc trưng cho khí hậu vùng cao và khu nghỉ mát.
Bảng 3.1. Khí hậu vùng Tam Đảo

Yếu tố
Trạm
Tuyên
Quang
Trạm
Đại Từ
Trạm
Vĩnh
Yên
Trạm
Tam
Đảo
Nhiệt độ bình quân (
0
C) 22,9 22,9 23,7 18,0
Nhiệt độ tối cao tương đối 41,4 41,3 41,5 33,1
Nhiệt độ tối thấp tương đối 4,0 3,0 3,2 -0,2
Lượng mưa bình quân năm (mm) 1641,4 1906,2 1603,5 2630,3
Số ngày mưa trên năm 143,5 193,4 142,5 193,7
Lượng mưa cực đại trong ngày(mm) 150,0 352,9 284,0 299,5
Độ ẩm trung bình (%) 84,0 82,0 81,0 87,0
Độ ẩm cực tiểu 15,0 16,0 14,0 6,0
Lượng bốc hơi (mm) 760,3 985,5 1040,1 561,5
(Nguồn: Số liệu dự án thành lập VQG Tam Đảo)
17
3.1.4. Thủy văn
Trong khu vực có hai hệ thống sông chính là sông Phó Đáy ở phía Tây
và sông Công ở phía Đông. Đường phân thủy của hai hệ thống sông trên
chính là dông núi Tam Đảo chạy từ Đèo Khế (Sơn Dương) đến Mỹ khê (Bình
Xuyên).

Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống hai sông chính như
chân rết khá dày và ngắn, và cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi,
lưu lượng nước lớn. Khi xuống tới các chân núi, suối thường chảy dọc theo
các chân thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng .
Sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thủy, chỉ có khả
năng làm thủy điện nhỏ. Việc đắp đập tạo hồ có thể thực hiện được ở nhiều
nơi quanh chân núi phục vụ sản xuất. (Nguồn: Số liệu dự án thành lập VQG
Tam Đảo).
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
+ Hệ thực vật rừng Tam Đảo
Tam Đảo nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam, là một trong chín vùng
địa lý sinh học có sự đa dạng cao về thành phần khu và hệ thực vật. Hơn nữa
đây còn là nơi giao lưu của các vùng địa lý sinh học khác như: Hoàng Liên
Sơn, Bắc Trung Bộ. Đặc điểm về địa hình, hướng phơi, độ cao, khí hậu, thủy
văn, tác động của con người kết hợp với đặc tính sinh thái của từng loài cây
làm cho tính đa dạng và phong phú của hệ thực vật VQG Tam Đảo càng cao.
Đến nay thống kê sơ bộ hệ thực vật rừng Tam Đảo (chỉ tính thực vật
bậc cao có mạch) gồm 213 họ 478 chi và 904 loài. Trong đó có 38 loài mang
nguồn gen quí hiếm và nguy cấp được Sách đỏ Việt Nam ghi nhận, cần ưu
tiên trong bảo tồn. Tam Đảo cũng có khá nhiều nhóm cây có giá trị kinh tế
như nhóm cây gỗ, cây thuốc, cây làm rau, cây cung cấp tanin, cây cho hoa
quả và cây cảnh.
18
Bảng 3.2. Phân chia hệ thực vật Tam Đảo dựa vào giá trị kinh tế
Nhóm Giá trị Số loài Tỉ lệ (%)
I Cây gỗ 379 29,40
II Cây cho quả 109 8,41
III Cây cho sợi 158 12,19
VI Cây thuốc 375 28,94
V Cây cho tinh dầu 32 2,47

VI Cây làm rau ăn 86 6,36
VII Cây cảnh 152 11,73
VIII Cây cho tinh bột 5 0,39
(Nguồn: Số liệu dự án thành lập VQG Tam Đảo).
+ Hệ động vật rừng Tam Đảo.
Trong khu vực Tam Đảo đến nay đã phát hiện 840 loài động vật được
phân loại cụ thể theo Bảng 3.3 dưới dây. Trong đó có 39 loài và phân loài đặc
hữu.
Bảng 3.3. Thành phần hệ động vật Tam Đảo
Lớp Số bộ Số họ Số giống Số loài
Thú 8 25 48 64
Chim 15 50 140 239
Bò sát 2 14 46 75
Lưỡng cư 3 7 11 28
Côn trùng 3 48 271 434
Tổng số 36 144 516 840
(Nguồn: Số liệu dự án VQG Tam Đảo)
19
3.2. Tình hình dân sinh – kinh tế xã hội dân cư vùng đệm
3.2.1. Đặc điểm chung của vùng đệm
Vùng đệm VQG Tam Đảo nằm trên địa phận 23 xã, thuộc 6 huyện thị
của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Với diện tích: 35.469 ha
và dân số là: 183.966 người (số liệu năm 2004). Dân bản địa khu vực này
gồm hai thành phần chính là người kinh và nhóm cộng đồng các dân tộc thiểu
số gồm: Dân tộc Sán Dìu, Dao, Nùng, Hoa, Sán Chỉ và Tày.
Đây là vùng tập trung dân cư đông đúc có tác động lớn và liên quan
mật thiết đến sự suy giảm hay phát triển của hệ sinh thái rừng trong VQG
Tam Đảo.
3.2.2. Phong tục tập quán
Khu vực cư trú của người dân bản địa vùng chân núi Tam Đảo là khu

vùng đất bán sơn địa một phần là rừng, một phần là đồi, một phần là soi bãi.
Do vậy, ngoài một số diện tích ruộng nước có được nhờ khai phá vùng sông
bãi, cuộc sống truyền thống của đồng bào nơi đây phải dựa một phần vào
rừng và đất rừng để canh tác nương rẫy. Phương pháp canh tác phổ biến
“phát, đốt, chọc, tỉa” một loại hình khai phá rừng để gieo trồng đơn giản nhất.
Ngoài tập quán canh tác nương rẫy người Sán Dìu và người Dao trong
khu vực núi Tam đảo còn có tập quán truyền thống khác là săn bắt động vật
hoang dã theo mùa vụ.
20
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Hiện trạng các loài cây thuốc tại VQG Tam Đảo
4.1.1. Số lượng ngành, họ, chi, loài của các loài cây thuốc phân bố tại khu
vực nghiên cứu
4.1.1.1. Đa dạng về bậc ngành
Qua kết quả điều tra và tổng hợp các tài liệu đã được nghiên cứu cho thấy tại
vùng đệm VQG Tam Đảo, số loài cây thuốc được người dân ở đây dùng để chữa
bệnh là 461 loài, thuộc 4 ngành thực vật bậc cao và được phân bố cụ thể như sau:
- Ngành Tháp Bút – Equisetophyta: 1 họ, 1 chi, 1 loài
- Ngành Dương Xỉ – Polypodiophyta: 4 họ, 4 chi, 4 loài
- Ngành Hạt Trần – Pinophyta: 2 họ, 2 chi, 2 loài
- Ngành Ngọc Lan – Magnoliopsida: 112 họ, 337 chi, 454 loài
- Từ đó ta thấy thành phần loài cây thuốc ở đây rất đa dạng không chỉ với
số lượng loài mà còn đa dạng trong sự phân bố ở các ngành khác nhau. Kết
quả được thể hiện trong Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1.
Bảng 4.1. Sự phân bố và tỷ lệ cây thuốc trong các ngành khác nhau
Ngành
Họ Chi Loài
Số
lượng

Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ %
Equisetophyta 1 0,84 1 0,29 1 0,22
Polypodiophyta 4 3,36 4 1,16 4 0,87
Pinophyta 2 1,68 2 0,58 2 0,43
Magnoliopsida 112 94,12 337 97,97 454 98,48
Tổng 119 100,00 344 100,00 461 100,00
21
Biểu đồ 4.1. Sự phân bố tỷ lệ cây thuốc trong các nghành
Khi đi sâu nghiên cứu thành phần cây thuốc ở Tam Đảo, ta thấy rằng: Số
loài cây thuốc phân bố ở các ngành không đồng đều nhau, chủ yếu tập trung ở
ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Với 112 họ (chiếm 94,12%), 337 chi
(chiếm 97,97%), 454 loài (chiếm 98,48%). Các ngành còn lại chỉ chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ.Trong ngành Ngọc Lan thì lại phân ra làm 2 lớp: Lớp 2 lá mầm
và lớp 1 lá mầm, lớp 2 lá mầm chiếm số lượng cao hơn lớp 1 lá mầm với số
loài cụ thể như sau:
- Lớp 2 lá mầm: 92 họ, 287 chi, 332 loài
- Lớp 1 lá mầm: 20 họ, 50 chi. 122 loài
Tuy lớp 1 lá mầm chiếm số lượng nhỏ hơn nhưng lớp này lại bao gồm rất
nhiều loài cây có giá trị như: Thiên niên kiện, Hoàng tinh hoa trắng, Mía dò,
Kim tuyến, Râu hùm hoa tía, Bảy lá 1 hoa, Sa nhân,
4.1.1.2. Đa dạng về bậc họ
Qua điều tra, thống kê cho thấy, tại VQG Tam Đảo có 119 họ thực vật bậc
cao có mạch được sử dụng làm thuốc. Để đánh giá sự đa dạng về bậc họ tôi đã
chọn ra 10 họ có số loài nhiều nhất và được thống kê ở Bảng 4.2.

22
Bảng 4.2. 10 họ có số loài nhiều nhất tại VQG Tam Đảo và 1 số xã vùng
đệm
Stt
Tên Chi Loài
Tên khoa học
Tên phổ
thông
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
1 Euphorbiaceae Thầudầu 25 7,27 39 8,46
2 Asteraceae Cúc 21 6,1 26 5,64
3 Fabaceae Đậu 19 5,52 24 5,21
4 Moraceae Dâu tằm 8 2,33 17 3,69
5 Lamiaceae Bàc hà 13 3,78 16 3,47
6 Apiaceae Hoa tán 10 2,91 11 2,39
7 Lauraceae Longnão 4 1,16 11 2,39
8 Malvaceae Bông 6 1,74 10 2,17
9 Zingiberaceae Gừng 5 1,45 10 2,17
10 Cucurbitaceae Bầu bí 8 2,33 9 1,95
Tổng 119 34,59 173 37,54
Như vậy số loài trong các họ không đều nhau, họ có số lượng loài giàu
nhất là Thầu dầu với 39 loài, có 6 họ có 9 loài nhưng trong bảng thống kê 10
họ có số loài nhiều nhất,s tôi chỉ lấy đại diện 1 loài, 6 họ có 9 loài bao gồm

các họ: Bầu bí (Cucurbitaceae), Ráy (Araceae), Gai (Urticaceae), Cà phê
(Rubiaceae), Vang (Caesalpiniaceae), Ngũ gia bì (Araliaceae).
Để đánh giá mức độ đa dạng về bậc họ tôi sử dụng công thức:
P% =
N
n
x100 (của TolmachoVA.L,1974)
Trong đó:
- P%: Tỷ lệ% tổng số loài trong 10 họ có số lượng loài lớn nhất so với
tổng số loài đã điều tra được.
- n: Tổng số loài trong 10 họ có số loài lớn nhất.
- N: Tổng số loài điều tra được trong khu vực nghiên cứu.
23
Nếu: P% < 50% tổng số loài điều tra được thì kết luận khu vực nghiên
cứu có thành phần cây thuốc đa dạng về họ.
P% > 50% tổng số loài điều tra được thì kết luận khu vực nghiên
cứu có thành phần cây thuốc không đa dạng về họ.
Trong đó tổng số loài của 10 họ có nhiều loài được sử dụng làm thuốc nhất chỉ
chiếm 37,54% < 50 % tổng số loài trong khu hệ. Như vậy ta có thể khẳng
định rằng thành phần loài cây thuốc tại khu vực đa dạng ở bậc họ.
4.1.1.3. Đa dạng về bậc chi
Sự phân bố cây thuốc trong các chi không đều nhau; chi nhiều loài nhất
là chi Ficus chứa 9 loài, chi ít loài nhất có 01 loài.
Để đánh giá tính đa dạng về bậc chi, tôi đã chọn ra 10 chi có số loài nhiều
nhất và được thể hiện trong Bảng 4.3. và Biểu đồ 4.2.
Bảng 4.3. Bảng đánh giá tính đa dạng về bậc chi
Stt Tên chi Tên họ Số loài Tỷ lệ %
1 Ficus Moraceae 9 1,95
2 Euphorbia Euphorbiacea
e

8 1,74
3 Allium Alliaceae 5 1,08
4 Cinnamomum Lauraceae 5 1,08
5 Alpinia Zingiberaceae 4 0,87
6 Brassica Brassicaceae 4 0,87
7 Dendrobium Orchidaceae 4 0,87
8 Lisea Lauraceae 4 0,87
9 Ardisia Myrsinaceae 3 0,65
10 Artemisia Asteraceae 3 0,65
Tổng 49 10,63
24
Biểu đồ 4.2. Sự đa dạng về bậc chi
Theo thống kê, hai chi Ficus và Euphorbia có số loài nhiều nhất (9 và 8)
loài. 10 chi có số loài được sử dụng làm thuốc nhiều nhất là 49 loài chiếm
10,63 % tổng số loài đã điều tra. Như vậy có thể kết luận rằng hệ thực vật ở
VQG Tam Đảo và 1 số xã vùng đệm rất đa dạng về bậc chi.
4.1.1.4. Đa dạng về bậc loài
Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ trên bản đồ Việt Nam, nhưng
thành phần thực vật làm thuốc ở Tam Đảo lại chiếm một tỷ lệ đáng kể trong
thành phần cây thuốc của nước ta là 11,98% (461 so với 3849 loài). Mặc dù
vậy, tôi cho rằng đây mới chỉ là số liệu ban đầu. Trong tương lai số lượng loài
cây thuốc tại VQG Tam Đảo nếu được tiếp tục điều tra chắc chắn sẽ còn tăng
lên.
So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của tôi đã bổ sung thêm 86
loài trong Danh lục cây thuốc của VQG Tam Đảo (Số liệu trước đây là 375
loài).
25

×