Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Truyện kiều, llvh nguyễn đình thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.5 KB, 2 trang )

Đề 6
Nhận định về giá trị tư tưởng trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du, có ý kiến viết: “ Nguyễn Du là một con
người luôn khắc khoải về con người, về lẽ đời”. ( Nguyễn Du toàn tập - Mai Quốc Liên, NXB văn học, 1996)
Qua tác phẩm “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Học sinh phải hiểu được yêu cầu của đề bài, lập được ý cơ bản sau trên cơ sở những hiểu biết về “Truyện Kiều”, từ
đó lấy được những dẫn chứng phù hợp làm sáng tỏ ý kiến:
- Nguyễn Du là một người tài hoa nức tiếng nhưng cũng là người chịu nhiều nỗi thăng trầm trong cuộc đời. Là
người thuộc tầng lớp quý tộc, Nguyễn du luôn quan tâm đến tầng lớp bình dân, những con người cùng khổ trong
xã hội phong kiến. Đọc tác phẩm của ông, trước hết ta thấy tấm lòng yêu thương của nhà thơ dành cho những số
phận con người bất hạnh và ông đã suy tư trăn trở trước nỗi đau của họ như chính nỗi đau của mình.
- Ca ngợi vẻ đẹp tài sắc, đạo đức nhân cách con người: Vẻ đẹp của Thuý Vân, Thuý Kiều….tấm lòng hiếu thảo,
thuỷ chung son sắc của Thuý Kiều, tấm lòng trọng nghĩa của Từ Hải……
- Yêu thương, cảm thông với những con người đau khổ, những bi kịch tài sắc: Nàng Đạm Tiên tài hoa bạc mệnh;
Thuý Kiều phải từ bỏ tình yêu trong sáng dấn thân vào con đường lưu lạc, tủi hờn, cô đơn và bất hạnh
- Vạch trần bản chất tàn bạo và vô nhân tính của giai cấp thống trị , tố cáo bọn lưu manh buôn thịt bán người. Lên
án thế lực đồng tiền, lên án lễ giáo phong kiến.
- Đồng tình với những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người về quyền sống, tình yêu, cuộc sống tự do và
công lý.
-> Tư tưởng nhân đạo sâu sắc là một trong những yếu tố làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm “ Truyện Kiều”
trong các thế hệ bạn đọc.
Đề 7
Bàn về nội dung phản ánh của nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng
xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì
mới mẻ.” (Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, tập hai, tr 12)
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến
Duật để làm rõ nhận định.
I. Yêu cầu chung :
1. Về kỹ năng:
+ Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp về một vấn đề văn học và vận dụng vào việc tìm hiểu một tác
phẩm cụ thể.
+ Bố cục bài viết mạch lạc, diễn đạt lưư loát, văn viết có hình ảnh, có cảm xúc.


2. Về kiến thức:
+ Học sinh hiểu đúng ý nghĩa của nhận đinh.
+ Phân tích bài thơ để làm nổi bật vấn đề cần nghị luận.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Giải thích nhận định:
- Tác phẩm văn học bao giờ cũng lấy chất liệu từ cuộc sống thực tại: Đó là những con người, những số phận,
những cuộc đời, những mảng đời sống gia đình, xã hội được các tác giả dùng làm đề tài trong sáng tác của mình.
Văn học đã trở thành tấm gương phản chiếu hiện thực, qua tác phẩm người đọc có thể hình dung được “sự sống
muôn hình vạn trạng”.
- Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại cái đã có rồi, không chỉ tái hiện cuộc sống mà còn muốn gửi gắm những tư
tưởng, tình cảm, thái độ của mình về cuộc sống. Hơn thế nữa, nhiều tác phẩm văn học có giá trị còn thể hiện những
khát khao, những ý tưởng mới mẻ, những điều chiêm nghiệm và suy ngẫm sâu sắc của nghệ sĩ về cuộc đời, về con
người. Đó chính là những điều mới mẻ nghệ sĩ muốn nói qua tác phẩm của mình.
2. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định:
- Giới thiệu tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật (Hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ
yếu).
- Khẳng định bài thơ đã sử dụng những chất liệu của thực taị:
+ Tái hiện chân thực hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta qua việc khắc
họa hình ảnh những chiếc xe không kính.


+ Miêu tả chân thực và sinh động hình ảnh người lính lái xe với những phẩm chất nổi bật: Yêu nước, dũng cảm,
giàu lý tưởng, lạc quan, hồn nhiên, trẻ trung , ngang tàng tinh nghịch, thắm thiết tình đồng đội (Tái hiện bằng
những hình ảnh độc đáo với ngôn ngữ, giọng điệu tư nhiên, khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ).
- Điều mới mẻ có thể cảm nhận được từ bài thơ đó là:
+ Niềm tự hào , ngợi ca vẻ đẹp của người lính nói riêng và vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc
kháng chiến (Khắc họa hình ảnh người lính với các biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ, đảo ngữ, nhịp thơ…).
+ Khám phá và khảng định sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh tàn khốc và ác liệt.
Dường như không có một kẻ thù nào có thể hủy diệt được sức sống, niềm tin của con người Việt Nam (Tư thế
ngang tàng, bất khuất của người lính. lái xe).

+ Thể hiện một chiều sâu triết lí : Sức mạnh của dân tộc ta không phải chỉ ở những vũ khí tối tân hiện đại mà ở
tinh thần dũng cảm, lạc quan, ý chí chiến đấu vì đồng bào ruột thịt (khổ thơ cuối cùng).
3. Đánh giá:
- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định.
- Liên hệ , rút ra bài học.



×