Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

TỔNG QUAN VỀ THỦY ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 21 trang )

THUỶ ĐIỆN

A.

Dẫn nhập

Năng lượng là vô tận ?. Khi chúng ta nhìn một dòng sông cuồn
cuộn chảy, thật khó để tưởng tượng ra được năng lượng mà nó mang lại.
Nếu bạn đã từng đi bè vượt những con thác tung bọt nước trắng xóa thì bạn
có thể cảm nhận thấy một phần nhỏ năng lượng của con sông. Những thác
nước trắng xóa được tạo ra bởi dòng sông, mang theo một số lượng lớn
nước đổ xuống dốc thông qua một lối nhỏ. Khi dòng sông buộc phải chảy
thông qua lối hẹp này này, dòng chảy của nó trở nên nhanh hơn tạo ra
nguồn năng lượng cực lớn. Nguồn năng lượng này được gọi là thủy năng.
B.

Tiềm năng thuỷ điện

Thuỷ năng là năng lượ ng tiề m tàng trong nước. Nước trong thiên
nhiên mang năng lượ ng ở 3 dạng: hoá năng, nhiệt năng, cơ năng.
Hoá năng của nước thể hiện chủ yế u trong việc tạo thành các dung dich
̣
muố i và hoà tan các loại đấ t đồ i núi trong nước sông. Nhiệt năng của nước
thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp nước trên mặt và dưới đáy
sông, giữa nước trên mặt đấ t và nước ngầ m. Hai dạng năng lượ ng của nước
nói trên có trữ lượ ng lớn, song phân tán, khó khai thác, kỹ thuật sử dụng
còn nhiề u khó khăn.
Cơ năng của nước thiên nhiên thể hiện trong mưa rơi, trong dòng chảy
của sông suố i, trong dòng nước và thuỷ triề u. Dạng năng lượ ng này rấ t lớn,
ta có khả năng và điề u kiện sử dụng. Trong đó các dòng sông có nguồ n
năng lượ ng rấ t lớn và khai thác dễ dàng hơn cả. Năng lượ ng tiề m tàng đó


thường ngày bi ̣ tiêu hao một cách vô ić h vào việc khắ c phục những trở lự c
trên đường chuyể n động, ma sát nội bộ, bào mòn xói lở bờ sông và lòng
sông, vận chuyể n phù sa bùn cát và các vật rắ n.
Việc đánh giá tiềm năng thủy điện dựa trên sự hiểu biết về vòng tuần
hoàn nước :

1


THUỶ ĐIỆN

Tiềm năng năng lượng thủy điện được đánh giá dựa vào khối lượng
nước sông đổ ra biển, khoảng cách và độ cao trước khi chúng đổ ra biển.
Chính do tổng lượng nước sông đổ ra biển không được phân bố đồng đều
trên các lục địa, việc tính toán giá trị lý thuyết tiềm năng thủy điện dựa vào
giá trị trung bình của độ cao địa hình dẫn đến sai số lớn. Sự dao động theo
mùa của lượng nước sông đổ ra biển cũng tác động đến tiềm năng lý thuyết.

2


THUỶ ĐIỆN

Giá trị ước tính tiềm năng trên thế giới dao động trong khoảng 36.00044.000 TWh. Tuy nhiên giá trị này lớn hơn rất nhiều so với khả năng khai
thác lý thuyết theo các tính toán kỹ thuật, và giá trị thật sự của tiềm năng còn
nhỏ hơn nhiều lần. Sự bất ổn về tiềm năng kinh tế tăng lên cao khi tính đến
các yếu tố như hạn chế về địa chất và các yếu tố về môi trường và môi sinh
.
C. Lịch sử phát triển và tầm quang trọng của thủy điện
Khoảng 2000 năm trước những bánh xe nước đơn giản sử dụng động năng của

dòng chảy. Cho tới nay lịch sử chưa xác định được ai là người đầu tiên phát minh ra
bánh xe nước. Người ta biết rằng hàng nghìn năm trước công nguyên ở Ai Cập, Ấn
Độ và Trung Quốc đã sử dụng bánh xe nước dưới dạng thiết bị biến đổi năng lượng.
Đến nay ở nước ta bánh xe nước vẫn còn được sử dụng trên các suối vùng núi và
trung du.

Cối giã gạo bằng sức nước ở Tây Bắc
Vào cuối những năm 1820, con người đã biến bánh xe thành tuabin và 50 năm
sau, con người đã gắn nó với một máy phát điện ở hạ lưu của một đập giữ nước hồ.

3


THUỶ ĐIỆN

Mô hình máy phát điện thuở sơ khai
Ngày nay, có khoảng 45000 con đập rải rác trên địa cầu, cung cấp khoảng 1/5
lượng điện tiêu thụ trên toàn thế giới, tức khoảng 2,4 triệu mêga oát.
Na Uy sản xuất toàn bộ lượng điện của mình bằng sức nước, trong khi Iceland sản
xuất tới 83% nhu cầu của họ (2004), Áo sản xuất 67% số điện quốc gia bằng sức
nước (hơn 70% nhu cầu của họ). Canada là nước sản xuất điện từ năng lượng nước
lớn nhất thế giới và lượng điện này chiếm hơn 70% tổng lượng sản xuất của họ.
Thủy điện không phải là một sự lựa chọn chủ chốt tại các nước phát triển bởi vì
đa số các địa điểm chính tại các nước đó có tiềm năng khai thác thủy điện theo cách
đó đã bị khai thác rồi hay không thể khai thác được vì các lý do khác như môi trường.

D.

Nhà máy thuỷ điện (NMTĐ)


Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước (thủy năng) thành điện
năng.

4


THUỶ ĐIỆN

I.

Nguyên lý hoạt động.



Nước được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn.



Dưới tác dụng của trọng lực, nước đổ từ trên cao xuống thấp (thế
năng) sẽ làm quay các lưỡi turbin



Các lưỡi turbin này được kết nối với một bộ máy phát điện



Điện tạo ra từ các turbin quay được đưa qua trạm biến thế và kết nối
vào mạng luới phân phối điện.


* Lượng điện năng tạo ra được xác định bởi nhiều yếu tố. Hai trong số
những yếu tố này là khối lượng của dòng chảy và áp suất thủy lực. Áp suất
này có liên quan đến khoảng cách giữa mặt nước – tua bin và phụ thuộc
vào lượng nước trong hồ chứa.
II.
Cấu tạo
Nhà máy thủy điện là một tổ hợp phức tạp, gồm 3 tuyến chính:
 Tuyến áp lực (tuyến đầu mối)
 Tuyến năng lượng.
 Tuyến hạ lưu.
5


THUỶ ĐIỆN

Sơ đồ các tuyến của nhà máy thủy điện • Các thiết bị chính
trong nhà máy thủy điện.

6


THUỶ ĐIỆN

Đây là những thiết bị chính của một nhà máy thủy điện thông thường:

1. Đập (Dam)– Hầu hết các nhà máy thủy điện dựa vào một con đập
chứa nước lại, tạo ra một hồ chứa lớn. Thông thường, hồ chứa này được
sử dụng như một hồ giải trí như hồ Roosevelt tại đập Grand Coulee tại tiểu
bang Washington.
2. Ống dẫn nước (Penstock)– Cửa trên đập mở và lực hấp dẫn đẩy

nước chảy qua các đường ống chịu áp. Đường ống dẫn nước đến tuabin.
Nước làm tăng dần áp lực khi nó chảy qua đường ống này.
3. Tua bin (Turbine) – Nước hướng về và làm quay các cánh lớn của
tuabin, tuabin này gắn liền với máy phát điện ở phía trên nó nhờ một trục.
Loại phổ biến nhất của tua bin dùng cho nhà máy thủy điện là Turbine
Francis, trông nó giống như một đĩa lớn có những cánh cong. Một tua bin có
thể cân nặng khoảng 172 tấn và quay với tốc độ 90 vòng mỗi phút .

7


THUỶ ĐIỆN

4. Máy phát điện (generator) – Khi các cánh tua-bin quay, một loạt các
nam châm trong các máy phát điện cũng quay theo. Những nam châm khổng
lồ này quay quanh cuộn dây đồng, sản sinh ra dòng điện xoay chiều (AC).
5. Biến áp (Transformer)– Máy biến áp được đặt bên trong nhà máy
điện tạo ra dòng điện xoay chiều AC và chuyển đổi nó thành dòng điện có
điện áp cao hơn.
6. Đường dây điện (Power Lines) – Trong mỗi nhà máy điện có đến bốn
dây : ba dây pha của năng lượng điện được sản xuất đồng thời với một dây
trung tính.
7. Cống xả (Outflow) – Đưa nước chảy qua các đường ống – gọi là kênh
, và chảy vào hạ lưu sông .
III.

Turbin thuỷ lực

Có thể nói tuabin nước chính là trái tim của nhà máy thủy điện. Nước được đưa từ
trên cao xuống, năng lượng chảy của nước sẽ làm quay tuabin. Tuabin nước chính

là cơ cấu biến đổi năng lượng của nước thành năng lượng quay của chính nó.
Vì điều kiện thiên nhiên của các nhà máy thủy điện rất khác nhau nên cột nước, lưu
lượng nước cũng rất khác nhau, vì vậy turbin cũng có nbhieefu kiểu, nhiều cở khác
nhau.

8


THUỶ ĐIỆN

Các turbin hiện đại được chia thành hai dạng chính: turbin xung lực (impulse) và
turbin phản lực (reaction).

a) Turbin xung lực (Impulse Turbin)
Nguyên lý hoạt động: bánh xe công tác của turbin xung lực nhận động năng từ dòng
chảy của nước làm quay tuabin.
 Tuabin gáo (Pelton)
- Tuabin gáo là loại tuabin xung lực được sử dụng nhiều nhất.
- Phần dẫn dòng của nó gồm bánh công tác và vòi phun. Bánh công tác gồm
nhiều cánh hình gáo được gắn chặt lên bánh công tác. Bánh công tác gắn liền
trên trục tuabin, trục này nối với trục máy phát. Vòi phun gồm có ống hình
côn nối với ống dẫn, trong ống hình côn có kim điều chỉnh lưu lượng ra của
vòi phun.
- Vì sử dụng tốc độ dòng nước với lực rất lớn để phát điện nên Tuabin gáo làm
việc với cột nước rất cao, lưu lượng nhỏ.
- Ưu điểm của loại tuabin này là nhỏ gọn, dể tháo lắp giúp giảm giá thành.

Turbin gáo
Ở nước ta trạm thuỷ điện Đa Nhim dùng tuabin gáo có công suất một tổ máy N =
40MW.

 Tuabin phun xiên (Turgo)
- Tuabin này có hình dạng giống turbin gáo chỉ khác ở kết cấu bánh công tác
và hướng của vòi phun.

9


THUỶ ĐIỆN

- Bánh công tác gồm các cánh cong gắn chặt lên hai đĩa bên bánh công tác có
hình dạng đơn giản hơn dạng gáo nên dễ chế tạo, cho phép sản xuất hàng loạt.
- Tuabin tia nghiêng được lắp cho những trạm thuỷ điện nhỏ. Hiệu suất của
tuabin này thường nhỏ hơn hiệu suất của tuabin gáo.

 Tuabin tác dụng kép (Banki ):
- Dòng chảy từ vòi phun tác dụng lên bánh công tác hai lần : dòng chảy đi từ
ngoài vào tâm sau đó lại hướng từ tâm ra ngoài, nên gọi loại này là tuabin tác
dụng kép.
- Vòi phun của tuabin này có tiết diện chữ nhật chứ không phải tiết diện tròn.
Ở đây thay đổi lưu lượng bằng cách thay đổi một thành trong để thay đổi tiết
diện vòi phun.

Turbin tác dụng kép
- Tuabin tác dụng kép còn có tên gọi là tuabin xung kích hai lần, hay tuabin
Banki. Nó được dùng cho các trạm thuỷ điện cỡ nhỏ N = 5-100KW.

10


THUỶ ĐIỆN


b) Turbin phản lực (Reaction Turbin)
- Nguyên lý hoạt động: nhận động năng từ dòng chảy của nước và thế năng
(chủ yếu) của cột nước sinh ra moment làm quay tuabin, áp lực nước là chủ
yếu.
- Turbin phản lực tận dụng sự kết hợp của áp lực lẫn dòng chảy. Turbin phản
lực thường được sử dụng ở những địa điểm có mực nước thấp và lưu lượng
cao hơn so với turbin xung lực.
- Tùy thuộc vào hướng dòng chảy của dòng nước đi qua cánh bánh xe công tác
mà chia tuabin phản lực thành nhiều loại: tuabin hướng trục, tuabin tâm trục,
tuabin hướng chéo.
 Tuabin hướng trục (Kaplan):
Tuabin hướng trục là loại tuabin trong đó hướng chuyển động của dòng chảy
trong phạm vi bánh xe công tác song song với trục quay tuabin .
Tuabin hướng trục thường dung cho các nhà máy cột nước thấp, lưu lượng
lớn.
Có hai loại:
- Cánh không điều chỉnh được góc nghiêng
- Cách điều chỉnh được góc nghiêng ( để đạt hiệu suất tốt nhất tại mọi cột
nước và lưu lượng phát điện)
Tuabin này có hiệu suất thấp hơn Turbin Francis, tuy nhiên do cấu tạo đơn giản,
yêu cầu công nghệ không cao nên giá thành rẻ hơn và cũng phổ biến hơn.

Tuabin hướng trục
 Tuabin tâm trục (Francis):
- Trong tuabin tâm trục, hướng của dòng chảy ở vùng bánh công tác ban
đầu theo phương hướng tâm, sau đó chuyển sang phương song song với

11



THUỶ ĐIỆN

trục. Tuabin này còn gọi là tuabin Francis. Nó được sử dụng rộng rãi
trong các trạm có cột nước cao : H = 30-600m.
- Bánh công tác gồm hệ thống cánh gắn chặt với hai vành đĩa trên và dưới
thành một khối cứng. Cánh có dạng cong không gian và số cánh có từ 12
đến 22.
- Tuabin tâm trục có hiệu suất cao nhưng cánh cố định nên chỉ thích hợp
với trạm có cột nước ít thay đổi.
Tuabin tâm trục có cột nước cao nhất thế giới H = 620m ở Khot-xenvan (Đức).
Ở nước ta các nhà máy thuỷ điện: Trị An, Hoà Bình, YaLy, Thác Mơ dùng
tuabin tâm trục cỡ lớn và trung bình, còn trạm Ta Sa, Na Ngần, Suối
Cùn…dùng tuabin tâm trục cỡ nhỏ.

Tuabin tâm trục
 Tuabin hướng chéo:
- Tuabin hướng chéo kết hợp ưu điểm của cả hai loại tuabin tâm trục
và hướng trục cánh điều chỉnh dòng chảy qua vùng bánh xe công
tác của tuabin này có hướng tạo với trục quay một góc nào đó
(thường 45-60 độ). Bầu cánh là hình nón. Bầu cánh chứa toàn bộ
cơ cấu điều chỉnh cánh như bầu cánh của tuabin hướng trục cánh
điều chỉnh.
- Loại tuabin này làm việc trong phạm vi cột nước H = 30-150m.
Nó có thể điều chỉnh cánh nên phạm vi điều chỉnh công suất có
hiệu suất cao tương đối rộng so với tuabin tâm trục.

12



THUỶ ĐIỆN

Tuabin hướng chéo
IV. Các dạng nhà máy thuỷ điện.
1. Theo công suất.
Phân loại theo cách này chỉ mang tinh tương đối vì nó phụ thuộc vào mức
độ phát triển kinh tế- kỹ thuật của từng quốc gia và từng thời kỳ phát triển.
Thông thường, được phân ra một cách tương đối như sau:





NMTĐ nhỏ ( công suất lắp Nlm<5000kw)
NMTĐ trung binh (Nlm=5000kw-50.000kw)
NMTĐ lớn (Nlm=50.000kw-1.000.000kw)
NMTĐ rất lớn ( Nlm>1.000.000kw)

2. Theo chiều cao cột nước.
 NMTĐ cột nước thấp, khi Hmax < 40m
Loại nhà máy này thông thường gặp ở khu vực hạ lưu sông.
Lưu lượng nước: 500 => 1800 m3/s
Độ dốc: 0.5 => 1 m/km
 NMTĐ cột nước trung bình, khi 50m <= Hmax <= 200m
Lưu lượng nước: 50 => 500 m3/s
Độ dốc: 1=> 5 m/km
Các nhà máy ở Việt Nam: Song Bung 4, Song Bung 2, Hòa Bình, Trị An,…
 NMTĐ cột nước cao, khi Hmax > 200m
Thích hợp ở vùng thượng nguồn.
Lưu lượng nước: 1 => 15 m3/s

Độ dốc: 5=> 50 m/km

13


THUỶ ĐIỆN

Các nhà máy ở Việt nam: Đa Nhim (Hmax<=700m), Bản Vẽ (Hmax>900m),
A Lưới (Hmax>400m)
3. Theo phương pháp tập trung năng lượng.
Có ba loại chính :
 Nhà máy thuỷ điện kiểu đập
 Nhà máy thuỷ điện kiểu kênh dẫn
 Nhà máy thủy điện kiểu hổn hợp
Ngoài ra còn có NMTĐ tích năng, NMTĐ thuỷ triều,....
1.
Nhà máy thủy điện kiể u đập:
Xây dự ng bằ ng cách xây các đập chắ n ngang sông làm cho mức nư ớc
trư ớc đập dâng cao tạo ra cột nư ớc H có chiề u cao khoảng 30 – 45m cho
tới 250 – 300m. Nhà máy đư ợ c bố trí ngay sau đập. Đập càng cao thì công
suấ t NMTĐ càng lớn.


Ưu điể m:
 Có thể tạo ra những NMTĐ có công suấ t lớn, có khả năng tận
dụng toàn bộ lư u lư ợ ng của dòng sông.
 Có hồ chứa nư ớc, mà hồ chứa nư ớc là một công cụ hế t sức hiệu
quả để điề u tiế t nư ớc và vận hành tố i ư u NMTĐ, điề u tiế t lũ, phục vụ
tư ới tiêu và nhiề u lợ i ić h khác.
14



THUỶ ĐIỆN

dân,


Như ợ c điể m:
 Vố n đầ u tư lớn, thời gian xây dự ng lâu
 Vùng ngập nư ớc có thể ảnh hư ởng đế n sinh thái môi trư ờng (di
 thay đổ i khí hậu)

2.
Nhà máy thủy điện kiể u kênh dẫn:
Thay vì phải xây một đập cao như với NMTĐ kiể u đập, trong NMTĐ kiể u
kênh dẫn nư ớc sẽ đư ợ c đư a xuố ng nhà máy bởi một hệ thố ng kênh,
máng, ố ng dẫn...
Kênh gồm 2 phần: Phần đầu xây dựng dưới dạng kênh dẫn hở (kênh
dẫn không áp).
Phần này có nhiệm vụ dẫn nước tù nơi mà ḍng chảy có mức nước cao
đến nơi mà ḍng chảy có mực nước thấp (vị trí xây dựng nhà máy thủy điện)
nhưng giữ nguyên mực nước (kênh có độ dốc nhỏ).
Phần cuối là các ống dẫn kín (kênh dẫn có áp), phần này có nhiệm vụ
đưa nước từ trên cao xuống để chạy tuabin.


Ưu điể m:
 Vố n đầ u tư nhỏ

15



THUỶ ĐIỆN

 Công suấ t ổ n đinh
̣ (it́ phụ thuộc vào mức nư ớc)

Như ợ c điể m: không có hồ chứa nư ớc, do đó không có khả
năng điề u tiế t nư ớc và điề u chin
̉ h công suấ t.
3. Nhà máy thủy điện kiể u hỗn hợp:
Với những điạ hin
̀ h thić h hợ p, bằ ng việc kế t hợ p xây dự ng đập với kênh
dẫn có thể tạo ra NMTĐ kiể u hỗn hợ p có công suấ t lớn mà kinh phí nhỏ.
Năng lư ợ ng nư ớc đư ợ c tạo nên nhờ cả đập và kênh dẫn. Tận dụng chênh
lệch độ cao phia
́ dư ới đập có thể nâng công suấ t lên đáng kể trong khi chỉ
cần đầ u tư thêm dàn ố ng dẫn nư ớc từ trên cao xuố ng thấ p.
Nhà máy kiể u này đư ợ c dùng cho các đoạn sông mà ở trên sông có độ
dố c nhỏ thì xây đập ngăn nư ớc và hồ chứa, còn ở dư ới có độ dố c lớn thì xây
dự ng đư ờng dẫn.

Trên đây là 3 loại NMTĐ phổ biế n. Ngoài ra còn có NMTĐ thủy triề u,
NMTĐ tić h năng ,...

16


THUỶ ĐIỆN


4. Nhà máy thuỷ điện tích năng

Thủy điện tích năng là nhà máy thủy điện kiểu bơm tích lũy, là phương
pháp giữ nước lại để dự trữ cho nhu cầu điện năng lúc cao điểm bằng cách
bơm nước đã chảy qua các tuabin trở lại hồ lưu trữ ở phía trên nhà máy
điện tại giờ thấp điểm . Vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn, nước
sẽ được xả từ hồ chứa cao xuống hồ chứa thấp hơn thông qua các tua bin
để phát điện lên lưới.
Hồ chứa nước đóng vai trò giống như một cục pin, dự trữ năng lượng
dưới dạng nước khi nhu cầu sử dụng thấp và sản xuất điện năng tối đa trong
suốt giờ cao điểm hàng ngày và theo mùa.
Nhà máy thủy điện tích năng không sản xuất thêm điện năng mà chỉ góp
phần điều hòa lượng điện theo sự thay đổi nhu cầu sử dụng điện (phụ tải)
trong ngày giữa lúc cao điểm (thường là ban ngày & buổi tối) và lúc thấp
điểm (thường là ban đêm).
 Ưu
 Điều tiết được công suất phù hợp nhu cầu.
 Chi phí xây dựng thấp.
 Nhược
 Tổn thất năng lượng.
V.



Ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực
Tích cực
Là nguồn năng lượng sạch và tái tạo.
17



THUỶ ĐIỆN



Chi phí vận hành thấ p, vận hành đơn giản, dễ dàng tự động



Tuổ i thọ cao

hóa.


Kế t hợ p đư ợ c lợ i ić h phát điện với các lợ i ić h khác ( quản
lý nguồn nước, kiểm soát lũ lụt,...)


Sử dụng nước đa mục tiêu



Không thải ra các khí, hóa chất độc và khí nhà kính



Có tầm hoạt động rộng, ổn định.



Phát triển cơ sở hạ tầng.



Các trạm thủy điện nhỏ và cực nhỏ có thể đáp ứng được
nhu cầu điện năng tại các vùng xa với mức tác động lên môi trường
rất nhỏ.

Chi phí lắp đặt và giá thành điện năng thấp, chỉ bằng 1/5 1/10 nhiệt điện
Với tiêu đề “Thủy điện, phát triển năng lượng phục hồi sạch và quan
trọng nhất”, Chủ tịch Hiệp hội thủy điện Canada, Pierre Portin, đã viết “Trong
thế giới môi trường các bon tăng cao của chúng ta, các dạng năng lượng
phục hồi như thủy điện và năng lượng gió, có tiềm năng để thỏa mãn tiêu
chuẩn kinh tế, xã hội, môi trường và bền vững đòi hỏi ở thời đại chúng ta”.
 Ảnh hưởng tiêu cực

Thời gian xây dự ng lâu, vố n đầ u tư ban đầ u lớn.

Thư ờng ở xa hộ tiêu thụ nên phải xây dự ng hệ thố ng truyề n
tải tố n kém.


Ảnh hưởng chất lượng nguồn nước.

18


THUỶ ĐIỆN


Khó khăn trong việc tái đinh
̣ cư dân cư trong vùng hồ chứa.

Gây ảnh hư ởng đế n vấ n đề lich
̣ sử, văn hóa của bộ phân dân cư này.

Hơn hết, mặc dù được xem là nguồn năng lượng sạch và
tái tạo, việc phát triển các nhà máy thủy điện có thể gây ra các tác
động lớn về môi trường như:


Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên


Việc thay đổi dòng chảy của sông dẫn tới sự thay đổi môi
trường sống của cá


Ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu.
Thuỷ điện ở Việt Nam

E.

Tiềm năng
Đánh giá trên điều kiện địa hình và khí hậu, Việt Nam có một
tiềm năng rất lớn về thủy điện.

Việt Nam có 2360 con sông với chiều dài 10 km trở lên, trong đó
có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 10.000 km2.
I.


Mật độ sông suối trung bình trên toàn lãnh thổ là 0,6 km/ km2, có

10 hệ thống sông lớn có tiềm năng phát triển thuỷ điện.

Lượng mưa trung bình mỗi năm là 1.861 mm, trong đó ở Bắc Bộ
là 1.842 mm và ở Nam Bộ là 1.880 mm. Một số khu vực có thể có tổng
lượng mưa lên đến 5.000 mm/năm. Do đó, lưu tốc tại các con sông
tương đối cao, dao động từ 10-90 l/s.km2.

Tổng lưu lượng trung bình của toàn bộ hệ thống sông ngòi ở
nước ta là 275.000 m3/giây. Với địa hình đồi núi, các sông ở Bắc Bộ có
sức nước rất lớn, đặc biệt là vào mùa mưa.

Tổng kết các nghiên cứu về quy hoạch thuỷ điện ở nước ta cho
thấy tổng trữ năng lý thuyết của các con sông được đánh giá đạt 300 tỷ
KWh/năm, công suất lắp máy được đánh giá khoảng 34.647 MW.

19


THUỶ ĐIỆN


Trữ năng kinh tế- kĩ thuật được đánh giá khoảng 80 – 84 tỷ
KWh/năm, công suất lắp máy được đánh giá khoảng 19.000 – 21.000 MW.

Hiện tại
Nhận thức đư ợ c tầ m quan trọng của thủy năng cũng như các điề u kiện
thuận lợ i của đấ t nư ớc để phát triể n thủy năng nên từ rấ t sớm nư ớc ta đã
phát triể n về thủy điện. Việt Nam nghiên cứu thủy điện theo phư ơng châm
chỉ đạo “Khai thác thủy năng đư ợ c coi là con đư ờng cơ bản xây dự ng nguồ n
năng lư ợ ng quố c gia”.

Đến năm 2013, tổng số dự án TĐ đã đưa vào vận hành là 268, với tổng
công suất 14.240,5 MW. Hiện có 205 dự án với tổng công suất 6.1988,8 MW
đang xây dựng và dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2015-2017.
Năm 2012, các nhà máy TĐ đóng góp 48,26% (13.000 MW) và 43,9%
(tương ứng 53 tỷ kWh) điện năng cho ngành điện.
Tương lai
“Thủy điện Việt Nam đã khai thác 83% so với tiềm năng năng lượng
thực tế và chỉ 3 năm nữa sẽ hoàn tất việc khai thác tiềm năng kinh tế - kỹ
thuật thực tế của các dòng sông, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình”

20


THUỶ ĐIỆN

Đã tham khảo tại các nguồn:
_Giáo trình tuabin thủy lực – Đại học bách khoa Đà Nẳng
_Hydroelectric technology - www.renewables-made-in-germany.com/
_Tuabin thủy điện – www.thietbimaydien.com
_Wikipedia.com
_123doc.vn
_Nangluongvietnam.vn
_Evn.vn
_Chuyên đề năng lượng – Đỗ Văn Chương
_ Vai trò Thủy năng – Tailieu.vn

Và nhiều tài liệu khác…
Chân thành cảm ơn !!!

21




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×