Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sự khác biệt giữa bảo hiểm dân sự và bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.11 KB, 15 trang )

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể tham gia vào hợp
đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm, theo đó bên mua bảo
hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm
cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong đó bảo hiểm dân sự và
hợp đồng bảo hiểm xã hội là hai loại hình bảo hiểm đều được điều chỉnh bàng các
văn bản pháp luật, theo đó các quan hệ bảo hiểm được giao kết giữa doanh nghiệp
bảo hiểm được giao kết bằng hợp đồng với chủ thể mua bảo hiểm là các cá nhân tổ
chức.

I/ Khái niệm bảo hiểm dấn sự và Bảo hiểm xã hội
1/ Bảo hiểm dân sự
Đây là một loại hình bảo hiểm mà hoạt động của nó như một ngành kinh
doanh dịch vụ và đã xuất hiện từ rất lâu đời trên thế giới, nhưng cho tới nay vẫn
chưa có tên gọi thống nhất. Theo pháp luật Việt Nam thì loại bảo hiểm này được
quy định trong Bộ luật dân sự và hợp đồng bảo hiểm được coi là một trong những
hợp đồng dân sự thông dụng. Mặt khác đa phần các quan hệ của loại bảo hiểm này
đều hình thành từ ý chí tự nguyện cam kết của các chủ thể ( trừ một số trường hợp
nhằm đảm bảo lợi ích và an toàn chung của toàn xã hội ). Tính tự nguyện cam kết
của các bên chủ thể trong loại bảo hiểm này đã được các văn bản pháp luật về bảo
hiểm dân sự của nhà nước ta quy định:
“ Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm
phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho
bên được bảo hiểm khi xảy ra sư kiện bảo hiểm ’’ ( Điều 567 BLDS năm 2005 )
“ Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và bên kinh doanh
bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo


hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường chongười bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm ( Khoản 1 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm )
Khi các bên chủ thể đã tự nguyện thiết lập với nhau một hợp đồng bảo
hiểm, thì từ thời điểm đó có hiệu lực pháp luật sẽ phát sinh quan hệ bảo hiểm.


Theo đó phát sinh giữa các bên các quyền và các nghĩa vụ thuộc về đời sống dân
sự của người tham gia và quan hệ bảo hiểm này là hệ quả của hợp đồng dân sự.
Hay nói cách khác hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng dân sự, là phương tiện
pháp lý, theo đó các chủ thể thiết lập với nhau một quan hệ bảo hiểm.
Tuy nhiên, các nước trên thế giới khi quy định về loại bảo hiểm này đã xác
định theo các tên gọi khác nhau. Trong đó bên nhận bảo hiểm chỉ phải thực hiện
việc chi trả tiền bảo hiểm, khi người được bảo hiểm chịu rủi ro bất thường nên có
một số nước gọi là bảo hiểm rủi ro. Mặt khác bản chất của loại bảo hiểm này như
một ngành kinh doanh và đối tượng của bảo hiểm đa phần là những rủi ro xảy ra
trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại nên có nước gọi là bảo
hiểm kinh doanh hoặc bảo hiểm thương mại.
Xét về bản chất thì loại bảo hiểm này được hình thành một cách tự nguyện,
chỉ bảo hiểm các tổn thất bất thường ( rủi ro ), mang đậm tính kinh doanh, chủ yếu
là bảo hiểm các hoạt đọng rủi ro trong kinh doanh, thương mại. Vì vậy có thể cho
rằng , bảo hiểm dân sự, bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm thương
mại chỉ là một.
Hoạt động bảo hiểm dân sự là một hoạt động kinh doanh, bên cạnh mục
đích kinh doanh, bảo hiểm dân sự còn mang mục đích bảo hiểm xã hội. Hoạt động
bảo hiểm dân sự là sự kết hợp hài hòa giữa tính kinh doanh và tính nhân đạo, tính
cộng đồng hướng tới việc ổn định đời sống xã hội, ổn định sản xuất ngay cả khi
xảy ra các biến cố, rủi ro.


Như vậy chúng ta có thể đưa ra khái niệm về bảo hiểm dân sự như sau: Bảo
hiểm dân sự là tổng hợp các hoạt động kinh doanh về lĩnh vực bảo hiểm được nhà
nước xác định và điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật, theo đó các quan hệ bảo
hiểm được hình thành từ các hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa doanh nghiệp
bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm với mục đích bên nhận bảo hiểm bù đắp
những tổn thất tài chính khi họ gặp rủi ro.
Là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự mà

người được bảo hiểm phải thực hiện theo luật dân sự. Tổ chức bảo hiểm nhân danh
người được bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường cho người bị tổn thất. Người
được bồi thường không phải là người được bảo hiểm, không phải là một trong hai
bên hợp đồng bảo hiểm, mà là người thứ ba được ghi nhận trong hợp đồng bảo
hiểm. Người được bảo hiểm trách nhiệm dân sự đáng lẽ phải được bồi thường tổn
thất, nhưng được tổ chức bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường thay, nên không
phải bồi thường bất cứ tổn thất nào, mà chỉ bồi thường theo luật định hoặc theo
phán quyết của toà án.
Ví dụ : Trong bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự của người kinh doanh
vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa thì người thứ ba là những
người bị thiệt hại về thân thể, tài sản do phương tiện thủy nội địa gây ra, trừ những
người sau: Chủ phương tiện, người lái phương tiện, hoa tiêu và thuyền viên của
phương tiện ,hành khách

2/ bảo hiểm xã hội
Về mặt học thuật đã có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm về bảo hiểm xã
hội, cụ thể là:


“ Bảo hiểm xã hội là một chế định pháp định, bảo vệ người lao động, sử dụng
nguồn tiền đóng góp của người lao động nếu có và được sự tài trợ, bảo hộ của nhà
nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường
hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật
hoặc chết ’’
“ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với
người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao
động hoặc mất việc làm bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập
trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, nhằm đảm
bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần vào đảm bảo

an toàn xã hội ’’
“ Dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm xã hội là tổng hợp các quy định của nhà
nước để điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội hình thành trong lĩnh vực bảo đảm
trợ cấp nhằm ổn định đời sống cho người lao động khi họ gặp những rủi ro, hiểm
nghèo trong quá trình lao động hoặc khi già yếu không có khả năng lao động ’’
“ Bảo hiểm xã hội là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung
được tồn tích dần do sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động
dưới sự điều tiết của nhà nước nhằm đảm bảo phần thu nhập thỏa mãn những nhu
cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi gặp những biến cố làm giảm
hoặc mất thu nhập theo lao động ’’
Dưới góc độ pháp lý, thì bảo hiểm xã hội là hệ thống các chế độ bảo hiểm
do nhà nước quy định mà người lao động hoặc gia đình họ được hưởng khi gặp các
biến cố làm mất hoặc giảm thu nhập từ lao động. “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc


mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ’’
( Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội).
Tóm lại, nếu căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của
nước ta về bảo hiểm xã hội và nhìn nhận một cách tổng quan nhất: Bảo hiểm xã
hội là một quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quan hệ pháp luật tạo thành một
chế định pháp luật về bảo hiểm, nhằm đảm bảo an toàn về đời sống cho người lao
động và gia đình của họ bằng cách cơ quan bảo hiểm dùng nguồn tài chính là quỹ
bảo hiểm xã hội, bao gồm một phần từ nguồn thu phí bảo hiểm, một phần từ nguồn
ngân sách nhà nước để trợ cấp vật chất cho người lao động và gia đình của họ
trong những trường hợp người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường từ
lao động.

II. Sự khác biệt giữa bảo hiểm dân sự và bảo hiểm xã hội

1. Về nội dung, tính chất giữa bảo hiểm dân sự và bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm dân sự bù đắp tất cả các tổn thất do tài sản, thân thể, tính mạng bị
thiệt hại cho người được bảo hiểm, thậm chí đảm nhận cả trách nhiệm dân sự thay
cho người tham gia bảo hiểm nếu các tổn thất hoặc trách nhiệm dân sự là rủi ro
được bảo hiểm. Vì vậy, nội dung bảo hiểm của bảo hiểm dân sự rất rộng, đa dạng
và thường được xác định theo từng hợp đồng bảo hiểm cụ thể. Trong khi đó bảo
hiểm xã hội chỉ bảo hiểm các nội dung theo các chế độ bảo hiểm đã được pháp luật
xác định trước ( ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,tử tuất,
hưu trí, thất nghiệp).
Bảo hiểm dân sự chủ yếu mang tính thỏa thuận thương lượng giữa các chủ thể
tham gia vào hợp đồng bảo hiểm, bên cạnh đó thì vẫn có những hợp đồng bảo hiểm


mang tính chất bắt buộc như hợp đồng bào hiểm trách nhiệm dân sự như việc tham
gia bảo hiểm cho cơ giới – nguồn nguy hiểm cao độ, không chỉ cho riêng người
điều khiển xe cơ giớimà còn gây ra thiệt hạivề người và tài sản cho người thứ ba.
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại do xe
cơ giới gây ra. Nhưng trên thực tế nhiều nạn nhân, nhiều gia đình nạn nhân không
được bồi thường thiệt hại do chủ xe cơ giới không đủ khả năng về tài chính hoặc
người gây thiệt hại bị chết trong tai nạn. Để đảm bảo mọi người dân bị thiệt hại do
xe cơ giới gây ra đều được bồi thường thỏa đáng, Nhà nước quy định bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới. Trong khi đó bảo hiểm xã hội là
bảo hiểm thì có tới ba loại hình bảo hiểm đó là bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm xã hội
tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, tuy vậy phạm vi bảo hiểm bắt buộc của bảo hiểm
xã hội rộng hơn bao gồm các chế độ đối với người lao động: ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Chế độ bảo hiểm tự nguyện của
bảo hiểm xã hội thì phạp vi thấp hơn nhiều trong khi bảo hiểm dân sự đa phần
mang tính chất tự nguyện thì phạm vi tự nguyện tham gia vào hoạt động bảo hiểm
của bảo hiểm xã hội chỉ được gói gọn lại trong chế độ hưu trí và tử tuất. loại hình
hoạt động bảo hiểm xã hội nữa là bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: trợ cấp thất

nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.
2.Về mục đích
Bảo hiểm dân sự được thực hiện thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm
của các doanh nghiệp bảo hiểm với nguyên tắc hạch toán kinh tế lấy thu bù chi,
nên mục đích thể hiện rõ nét nhất tính kinh doanh, hướng tới lợi nhuận.
Trong khi đa số bảo hiểm dân sự mang tính chất lợi nhuận của các bên chủ
thể tham gia vào hợp đồng bảo hiểm giữa bên bán và bên mua bảo hiểm khi có sự
kiện bảo hiểm xảy ra thì trong trường hợp đối với bảo hiểm bắt buộc đối với các


phương tiện tham gia giao thông - nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây ra thiệt hại
về tài sản và tính mạng đối với bên thứ ba thì trong loại hợp đồng bảo hiểm này
khi có sụ kiện bảo hiểm xảy ra thì Nhà nước còn hướng tới việc bồi thường thiệt
hại cho nạn nhân – bên thứ ba vì thực tế chứng minh trong nhiều trường hợp chủ
phương tiện tham gia giao thông chết hoặc không đủ khả năng bồi thường thiệt hại
cho bên bị hại, nhằm đảm bảo cho việc khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra phải có ít
nhất một bên chủ thể đủ khả năng bồi thường thiệt hại.
Trong khi bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội của Nhà nước nhằm đảm
bảo an toàn xã hội nói chung của một quốc gia, nên mục đích chính là là đảm bảo
bình ổn cho cuộc sống của người lao động và không hướng tới mục đích lợi nhuận.
Điều này thể hiện ở chỗ quỹ của bảo hiểm xã hội một phần là từ nguồn thu phí bảo
hiểm, phần còn lại là hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc
được sử dụng vào mục đích cụ thể sau đây:1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho
người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; cấp tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hàng tháng; Chi phí quản lý; Chi khen thưởng từ quỹ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ đối với người sủ dụng lao động
thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định của Luật Bảo hiểm
xã hội.


3. Về người tham gia bảo hiểm và được bảo hiểm
Trong bảo hiểm dân sự, “ người ’’ được bảo hiểm là bất kỳ được xác định trong
một hợp đồng bảo hiểm cụ thể, có thể đó là một cá nhân có hoặc không có năng
lực hành vi dân sự hoặc mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có thể là một tổ
chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Mọi cá nhân, tổ chức
đều có thể trở thành người được bảo hiểm nếu tổn thất xảy ra đối với họ là sự kiện
bảo hiểm đã được xác định trong hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia bảo


hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người tham
gia bảo hiểm chỉ là người lao động và phải là một công dân Việt Nam và người
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao
động.

4.Về nguồn vốn
Nguồn vốn của bảo hiểm dân sự bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo
hiểm, phí bảo hiểm thu được từ người tham gia bảo hiểm và lãi thu được trong các
hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy nguồn vốn dự trữ
để chi trả bảo hiểm dân sự là quỹ tài chính độc lập của từng doanh nghiệp, do
doanh nghiệp đó độc lập quản lý và sử dụng. Nguồn vốn này phụ thuộc vào quy
mô và hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong bảo hiểm xã hội nguồn vốn chủ yếu được hình thành từ nguông thu
phí bảo hiểm, mà mức phí bảo hiểm gần như cố định nên nguồn vốn bảo hiểm xã
hội gần như cố định nên nguồn vốn trong bảo hiểm xã hội mang tính ổn định cao.
Nguồn vốn của bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ do nhà nước thống nhất quản lý
thông qua cơ quan chức năng là hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam

5.Mức phí bảo hiểm
Mức phí bảo hiểm được quy định: Khoản 11, Điều 3, Luật kinh doanh bảo
hiểm quy định;

“ Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp
bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm ’’. Như vậy để xây dựng quỹ bảo hiểm trong bảo hiểm dân sự thì bên mua
bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố sau


- Giá trị của hợp đồng bảo hiểm ( số tiền chi trả bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm )
- Điều kiện bảo hiểm mức độ xảy ra rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm;
- Thời gian đóng phí bảo hiểm ….
Mức phí bảo hiểm do các bên thỏa thuận nhưng thông thường do doanh
nghiệp bảo hiểm ấn định. Mức phí bảo hiểm dân sự do doanh nghiệp bảo hiểm
tính toán, xác định trên cơ sở xác suất phát sinh rủi ro, giá trị của đối tượng bảo
hiểm chi phí quản lý ( trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì mức phí
do pháp luật xác định ở mức độ tối thiểu, nhưng các bên trong hợp đồng vẫn có
quyền chọn mức phí cao hơn để có thể có mức trách niệm cao hơn ). Vì vậy mức
phí trong bảo hiểm dân sự không được xác định cụ thể trước mà hoàn toàn phụ
thuộc vào từng hợp đồng cụ thể. Trong bảo hiểm xã hội mức phí bảo hiểm luôn
luôn xác định:
“ Mức đóng bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền
lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ
sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp
hơn mức lương tối thiểu chung ( Khoản 2 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội ). Ngoài ra
mức phí bảo hiểm mà người lao động phải đóng đã được quy định cụ thể và cố
định theo Điều 91 Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn chi tiết theo Điều 42
và 43 Nghị định số 152/2006/ NĐ – CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng
dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc

6. Mức tiền bù đắp
Mức tiền bù đắp trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự được gọi là mức trách

nhiệm. Trong bảo hiểm dân sự, mức tiền bù đắp đối với các tổn thất từ rủi ro được


bảo hiểm không mang tính cố định mà tùy thuộc vào từng hợp đồng bảo hiểm cụ
thể và được xác định trên cơ sở dựa vào giá triị bảo hiểm, tổn thất thực tế và mức
độ thiệt hại, mức phí bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm đã chọn mua. Vì vậy
mức tiền bù đắp cho những người được bảo hiểm không đồng đều, mà hoàn toàn
phụ thuộc vào nội dung của từng hợp đồng cụ thể.
Trong bảo hiểm xã hội mức tiền bù đắp cho thu nhập bị mất, bị giảm sút của
người lao động cũng như mức tiền bù đắp cho gia đình người lao động theo chế đổ
tử tuất khi người lao động chết là cố định theo từng trường hợp đã được pháp luật
về bảo hiểm xã hội xác định trước. Vì vậy mỗi người lao động đều được hưởng
ngang nhau về mức chi bảo hiểm theo từng chế độ bảo hiểm nhất định.

7. Người thực hiện chi trả bảo hiểm
Quan hệ bảo hiểm dân sự muốn được hình thành đều phải thông qua việc
ký kết một hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia
bảo hiểm. Hay nói cách khác quan hệ bảo hiểm dân sự chính là quann hệ giữa một
doanh nghiệp bảo hiểm với người được bảo hiểm mà căn cứ phát sinh quan hệ này
là một hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, người thực hiện việc chi trả bảo hiểm là doanh
nghiệp đã nhận bảo hiểm. Đó là các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn và điều kiện và
được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài
có hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Trong bảo hội cơ quan được nhà
nước giao nhiệm vụ thực hiện việc chi trả bảo hiểm là các cơ quan nằm trong hệ
thống bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và
tương đương; cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện và tương đương. Các cơ quan
này có thể trực tiếp thực hiện việc chi trả các chế độ bảo hiểm hoặc thông qua hợp
đồng đối với các đơn vị sử dụng lao động



8. Thời hạn của bảo hiểm
Bảo hiểm dân sự vốn là một quan hệ dân sự phát sinh từ một hợp đồng, nên
thời hạn dài hay ngắn đều phụ thuộc vào từng hợp đồng cụ thể. Khi hợp đồng bảo
hiểm chấm dứt hiệu lực, thì bảo hiểm cũng đương nhiên hết thời hạn.
Trong khi đó, thời hạn của bảo hiểm xã hội được tính từ khi người lao động
đóng phí bảo hiểm lần đầu và tồn tại trong suốt cuộc đời ( trừ những trường hợp
mà pháp luật có quy định khác ).

9. Về rủi ro được bảo hiểm
Trong bảo hiểm dân sự, chỉ bảo hiểm các tổn thất do rủi ro mang đến và chỉ được
coi là rủi ro khi hội tụ đủ ba yếu tố như: Hiểm họa, tiềm ẩn, tổn thất bất thường.
Đối tượng của bảo hiểm có thể bị thiệt hại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy
nhiên không phải bao giờ thiệt hại xảy ra với đối tượng bảo hiểm thì bên bảo hiểm
cũng thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm. Chỉ những thiệt
hại xảy ra với đối tượng bảo hiểm mà thiệt hại đó do sự kiện bảo hiểm gây ra thì
bên bảo hiểm mới thực hiện việc trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm
Điều 571 BLDS năm 2005 quy định: “ Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do
các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo
hiểm phải trả tiền cho bên được bảo hiểm,trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 346 của Bộ luật này ’’
Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm dân sự phải đáp ứng các yêu cầu sau
- Phải là sự kiện mang tính khách quan. Yếu tố khách quan đòi hỏi sự kiện
bảo hiểm phải là một rủi ro, có nghĩa là thiệt hại xảy ra phải là các tai biến


bất ngờ mà hoàn toàn không phải do hành vi cố ý của người tham gia bảo
hiểm hoặc người được bảo hiểm gây ra, đồng thời không phải là các thiệt hại
biết chắc chắn trước là sẽ xảy ra. Ngoài ra một thiệt hại xảy ra trước hoặc
trùng với thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm cũng không được coi là sự
kiện bảo hiểm

- Thứ hai, phải trong giới hạn của phạm vi bảo hiểm. Theo quy định của pháp
luật về kinh doanh bảo hiểm chỉ được tiến hành bảo hiểm đối với các sản
phẩm bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp đó được
phép kinh doanh theo Giấy phép chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh
doanh bảo hiểm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đồng thời khi khai
thác bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm dân sự phải đăng ký các quy tắc, điều khoản, biểu phí đối với các sản
phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp tiến hành bảo hiểm. Một nghiệp vụ bảo
hiểm thường chỉ nhận bảo hiểm rủi ro do một số nguyên nhân nhất định và
bên bảo hiểm chỉ bồi thường khi đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại do những
nguyên nhân đó gây ra
- Sự kiện đó phải xảy ra trong thời hạn bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm hay còn
gọi là thời gian bảo hiểm được xác định theo từng hợp đồng bảo hiểm và nếu
có thiệt hại phát sinh từ sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn đó sẽ thuộc
trách nhiệm của bên bảo hiểm
- Sự kiện bảo hiểm phải không nằm trong các giới hạn mà các bên thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định. Nói cách khác, sự kiện bảo hiểm không nằm
trong những “ điểm loại trừ ’’ mà các bên trong hợp đồng thỏa thuận hoặc
pháp luật quy định


Tuy nhiên với mục đích cơ bản của bảo hiểm xã hội là nhằm cân bằng, lập
lại sự bình ổn đời sống cho người lao động khi đời sống của họ bị xáo trộn do một
biến cố nhất định làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động nên đòi hỏi các yếu tố
của biến cố trong bảo hiểm xã hội không khắt khe như bảo hiểm dân sự. Vì vậy rủi
ro được bảo hiểm trong bảo hiểm xã hội còn bao gồm các sự kiện vốn là quy luật
của đời người và tất yếu sẽ xảy ra, chẳng hạn: Hết tuổi lao động, nghỉ hưu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm – NXB TƯ PHÁP
2. Luật kinh doanh bảo hiểm 2010
3. Bộ luật dân sự năm 2005
4. Nghị định số 152/2006/ NĐ – CP ngày 22/12/2006


Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể tham gia vào hợp
đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm, theo đó bên mua bảo
hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm
cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong đó bảo hiểm dân sự và
hợp đồng bảo hiểm xã hội là hai loại hình bảo hiểm đều được điều chỉnh bàng các
văn bản pháp luật, theo đó các quan hệ bảo hiểm được giao kết giữa doanh nghiệp
bảo hiểm được giao kết bằng hợp đồng với chủ thể mua bảo hiểm là các cá nhân tổ
chức.



×