Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

DE TAI CAP TRUONG SINH VIEN 2015 CA CHACH BUN hoàn chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA THỦY SẢN

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Nghiên cứu ương nuôi cá Chạch bùn (Misgurnus
anguillicaudatus Cantor, 1842) tại Thừa Thiên Huế

Giáo viên hướng dẫn:

Võ Đức Nghĩa

Nhóm thực hiện đề tài:
1. Nguyễn Thị Hoài Thu
2. Nguyễn Thị Hoài Trang
3. Nguyễn Thị Thơm
4. Nguyễn Văn Điển
5. Nguyễn Quốc Huy

Năm 2015


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) phân bố tự nhiên
ở các nước châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt
Nam. Cá Chạch bùn còn gọi là Chạch đồng, là một loài cá kinh tế cỡ nhỏ, sống chủ
yếu ở lớp bùn trong ao, hồ, ruộng lúa, kênh mương… Ở nước ta, Chạch bùn
thường gặp ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Miền Trung. Cá Chạch bùn cũng phân bố
rộng rãi ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc. Do thịt
thơm ngon, hàm lượng đạm cao tới 18,43%, chất béo ít chỉ có 2,69%, là động vật
thủy sản nhiều đạm và ít mỡ, cá Chạch bùn đang là đối tượng được nhiều người ưa


thích.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ thống sông suối, ao hồ khá phong phú, diện
tích trồng lúa nước rộng lớn phân bố ở nhiều xã trên các địa bàn của tỉnh tạo điều
kiện thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt. Với các đối tượng nuôi thủy sản hiện
nay chủ yếu là những đối tượng cá truyền thống (cá Trắm, cá Trôi, cá Chép, cá Mè,
cá Rô phi,…) có giá trị kinh tế không cao, thì cá Chạch bùn là loài thủy sản có giá
trị dinh dưỡng cao. Thịt cá béo, có mùi vị thơm ngon, có giá trị thương phẩm cao.
Cá Chạch bùn là một loại thực phẩm có giá trị thương mại và có vai trò trong y
học, có tác dụng bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, trợ lực, thanh nhiệt..
Tuy nhiên, nguồn cung cấp thực phẩm cá Chạch bùn cho thị trường tỉnh
Thừa Thiên Huế hiện nay chủ yếu là từ khai thác tự nhiên, sức ép khai thác ngày
một lớn, do đó nguồn lợi ngày càng suy giảm.
Lợi ích của cá Chạch bùn với cộng đồng về mặt kinh tế, dinh dưỡng là rất
lớn, song đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về đối tượng này.
Chính vì vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh sản và sản xuất giống cá Chạch bùn là rất
cần thiết, nghiên cứu này nhằm đa dạng đối tượng nuôi và hướng việc sinh sản tự
nhiên vào sinh sản nhân tạo để chủ động con giống cung cấp cho nhu cầu nuôi của
người dân. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự định hướng của giáo viên hướng
dẫn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ương nuôi cá Chạch bùn
(Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) tại Thừa Thiên Huế”
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Bảo tồn, phát triển nguồn giống và chủ động tạo ra con giống cá Chạch bùn cung
cấp cho người nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế


2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁ CHẠCH BÙN
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Một số đặc điểm sinh học
Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) thuộc giống cá
Chạch bùn Misgurnus Lacápède, 1803, họ cá Chạch Cobitidae, bộ cá Chép

Cypriniformes.
Cá Chạch bùn còn được xếp vào nhóm cá có một số điểm đặc biệt có tên
chung là weather fish, weather loach; cá có khả năng phát hiện ra sự thay đổi áp
suất trong không khí nơi chúng sinh sống (khi trời sắp có giông bão) và phản ứng
bằng những hành động khác lạ như bơi lung tung hoặc đứng dựng thẳng bằng đuôi
(Fengyu và Bingxian, 1990) [7].
Cũng như các loài cá được gọi là loach, Chạch bùn có thân hình ống, thuôn
dài giống như thân lươn. Màu sắc của thân thay đổi từ vàng đến xanh lục - oliu,
nâu nhạt hay xám với phần bụng nhạt hơn. Miệng Chạch bùn có 5 đôi râu. Râu
được dùng để đào sâu vào bùn tìm thức ăn và tìm nơi ẩn nấp. Cá Chạch bùn có thể
dài đến 30 cm, thuộc loài cá săn mồi nơi tầng đáy, ăn tạp gồm các sinh vật nhỏ và
các thực phẩm hữu cơ như rong, vi tảo. Cá không săn mồi bằng mắt nhưng bằng
các phản ứng sinh hóa do râu nhận biết. Nhờ cơ thể có khả năng sản xuất một lớp
chất nhờn, giúp thân luôn trơn và nhớt nên chúng có thể sống một thời gian ngắn
trên cạn, và có thể sống tại những vùng nước thiếu dưỡng khí (Fengyu và
Bingxian, 1990) [7].
Cá Chạch bùn thường sống trong hang, hốc bùn dưới đáy, chỉ nhô đầu ra
ngoài. Cá trưởng thành thích những vùng nước tĩnh, hay chảy chậm. Cá ăn động
vật thủy sinh nhỏ ở tầng đáy, chịu được nhiệt độ thay đổi từ 2 - 30 oC (Wang et al.,
2008) [48]. Một số yếu tố môi trường nước thích hợp cho cá sinh sống là: pH từ 6
– 7,5; nhiệt độ từ 18 - 24oC và độ cứng từ 5 - 12oH (Fengyu và Bingxian, 1990) [7].
Theo Fujimoto và CTV (2006), cá Chạch bùn là loài ăn tạp và không phải
là loài kén ăn. Nó có thể ăn được nhiều loại thức ăn như: thức ăn cắt thành miếng
và chìm, thức ăn viên, thức ăn xay nhỏ, và tảo. Có thể cho cá ăn ấu trùng muỗi,
tôm, trùn chỉ, daphnia, và thức ăn có nguồn gốc thực vật như tảo. Chạch bùn còn
có thể ăn ốc và kiểm soát sự phát triển của ốc. Chạch bùn thích hợp với bể có thể


tích bằng hoặc lớn hơn 30 gallons (tương đương khoảng bằng hoặc lớn hơn 114
lít), với nền đáy là đá, sỏi, hay rễ cây. Chúng thích hợp với ánh sáng dịu. Nó sống

tốt trong môi trường chỉ cần thay nước 10% trong vòng 1 tuần. Cá Chạch hầu hết
cư trú ở đáy bể, nhưng thỉnh thoảng vẫn bơi ở tầng giữa và tầng mặt. Con đực
trưởng thành có thể phân biệt với con cái nhờ vây ngực thứ hai dài và dày hơn, và
giống hình tam giác hơn là hình cung tròn [6]. Theo Department of Primary
Industries thì những cá thể có chiều dài >8 cm có thể phân biệt đực cái bằng vây
ngực [14].
Fujimoto và CTV (2006) đã mô tả sự phát triển của phôi cá Chạch bùn, trải
qua nhiều giai đoạn và nở ra thành cá bột vào khoảng 48 giờ sau khi thụ tinh. Sau
đó, cá bột trải qua 4 giai đoạn (khoảng 120 giờ sau khi thụ tinh), và bắt đầu sử
dụng thức ăn từ 132 - 144 giờ sau khi thụ tinh [6].
Theo Waterwatch Victoria (2011), cá Chạch bùn thành thục sinh dục ở chiều
dài 100 mm. Chúng là loài đẻ nhiều lần trong năm, và đẻ trứng dính. Mỗi lần đẻ có
thể từ 4.000 - 16.000 trứng/cá thể tùy thuộc vào tuổi và kích thước thành thục của
cá Chạch bùn. Cá Chạch là loài ăn tạp, phổ thức ăn rộng, bao gồm ấu trùng côn
trùng, giáp xác, tảo và mùn bã hữu cơ [11].
2.1.2. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo
Theo Fengyu và Bingxian (1990), tuổi thành thục lần đầu của cá Chạch bùn
cái là từ 1+ - 2 năm và cá đực là 1 năm. Đặc điểm phát triển của tuyến sinh dục và
các giai đoạn thành thục của tế bào trứng giống như cá Chép. Cá Chạch có thể đẻ
nhiều lần trong năm. Sức sinh sản của cá Chạch tỷ lệ thuận với kích thước của cơ
thể cá. Mùa sinh sản kéo dài từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 10 hàng năm. Cá Chạch
đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều dài trong năm thứ nhất và thứ hai nhưng
tăng trưởng cao nhất về khối lượng thì xảy ra trong năm thứ hai. Đối với hình thức
nuôi thâm canh, cá Chạch đạt kích thước thương phẩm vào tuổi thứ 2, khi chiều dài
cá >11 cm [7].
Wang và CTV (2009) đã sử dụng GnRHa (liều đơn) và kết hợp với DOM
để kích thích sự rụng trứng cá Chạch bùn cái được thu thập từ tự nhiên. Liều lượng
các chất kích thích rụng trứng như sau: 2 mg/kg cá đối với não thùy thể khi tiêm
liều sơ bộ. GnRHa tiêm liều đơn với liều lượng 10 µg (G10), 20 µg (G20), 40 µg
(G40) và 60 µg (G60) /kg cá và phối hợp giữa GnRHa và DOM với liều



5 µg + 2,5 mg (GD5), 10 µg + 5 mg (GD10), 20 µg + 10 mg (GD20) và
40 µg + 20 mg (GD40)/kg cá. Sự kết hợp giữa GnRHa và DOM với liều
20 µg + 10 mg (GD20) and 40 µg + 20 mg (GD40)/kg cá cái cho kết quả là tỷ lệ
rụng trứng cao và có giai đoạn từ liều sơ bộ đến liều quyết định ngắn nhất so với
các thí nghiệm khác. Cũng như các loài khác trong họ cá Chép, nên kết hợp giữa
DOM và GnRHa để kích thích sự rụng trứng của cá Chạch bùn [9].
Zhimin và Xiaozhu (2009) đã cho sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn ở tỉnh
Henan, Trung Quốc. Kết quả cho thấy khi dùng kết hợp LRH - A2 và (DOM) thì
cho kết quả tốt hơn là dùng HCG và LRH - A2. Nếu với môi trường nước chảy và
nhiệt độ từ 21 - 24oC, độ mặn khoảng 5 ‰ thì thu được số lượng lớn cá bột Chạch
bùn có chiều dài từ 3,5 - 4,8 mm, với thời gian nở sau 25 giờ [12].
Suzuki (1983), chỉ ra rằng cá cái sau khi đẻ lần thứ nhất có thể đẻ tiếp trong
vòng 20 ngày. Thí nghiệm cho sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn được sử dụng chất
kích thích rụng trứng là HCG (thí nghiệm tiến hành từng tháng) được tiến hành
trong 28 tháng. Có tối thiểu 70% cá cái tham gia sinh sản cho đến tháng thứ 13.
Phần trăm cá tham gia sinh sản dao động từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 20, và
giảm sút nhanh chóng vào những tháng sau đó. Không có cá cái đẻ vào tháng thứ
27 và 28. Số lượng trứng trung bình mỗi lần đẻ của cá cái giảm nhẹ hay không đổi
cho đến tháng thứ 15, sau đó thay đổi mạnh [8].
Wang và CTV (2008) đã nghiên cứu nhịp độ bắt mồi của cá bột Chạch bùn
từ khi mới nở cho đến 40 ngày tuổi tính từ khi nở. Thức ăn sử dụng là Daphnia còn
sống (Moina micrura). Cá bột có thể bắt mồi từ 3 - 4 ngày sau khi nở ở nhiệt độ
23 ± 0,5 oC. Cá bột ngày thứ 4 tăng cường bắt mồi vào lúc 10:00 và 16:00. Cường
độ và tỷ lệ bắt mồi cao nhất của cá bột ngày thứ 12 là vào lúc 8:00, 12:00 và 18:00.
Vào ngày 20, khi cá bột biến thái, cường độ và tỷ lệ bắt mồi cao nhất của cá bột
vào lúc 6:00; 18:00 và 24:00. Cường độ bắt mồi cao nhất của cá con 30 ngày tuổi
vào lúc 5:00 và 20:00, sau từ 1 - 2 giờ khi cá đạt tỷ lệ bắt mồi cao nhất. Nhịp độ
bắt mồi của cá con ngày 40 giống như ngày 30. Dự đoán tỷ lệ thức ăn tối đa trên

khối lượng đàn cá là 43,1%, 33,4%, 19,0%, 12,8%, và 5,8% vào các ngày tuổi
tương ứng là 4, 12, 20, 30 và 40. Nhịp độ bắt mồi của cá con cũng khác nhau ở giai
đoạn trước và sau khi biến thái. Hoạt động bắt mồi của cá bột cá Chạch bùn trước
khi biến thái tập trung vào ban ngày (khi này cá bột ở trạng thái sống nổi), và tập


trung vào ban đêm sau khi trải qua giai đoạn biến thái (khi này cá con ở trạng thái
sống đáy). Kích thước và hình dạng của cá bột và cá con ở các ngày 4, 12, 20, 30
và 40 cũng được mô tả trong báo cáo này [10].
2.2. Ở Việt Nam
Cá Chạch bùn là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, giàu
dinh dưỡng, được nhân dân ta ưa thích, loài cá này hứa hẹn sẽ mang lại một nguồn
lợi to lớn cho sự phát triển nghề cá của nước nhà. Tuy nhiên, sự hiểu biết về loài cá
này còn rất ít nên đến nay cá Chạch bùn chưa được nuôi phổ biến và số lượng của
loài này đang khan hiếm dần do khai thác không hợp lý. Hiện nay, trong nước chưa
có nhiều công trình nghiên cứu về đối tượng cá Chạch bùn, chủ yếu là nghiên cứu
về phân loại còn nghiên cứu về sinh học, sinh sản và nuôi thương phẩm cá Chạch
bùn rất hạn chế.
Vì vậy, việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thử nghiệm thương phẩm
cá Chạch bùn trở nên cấp thiết và quan trọng, góp phần bảo vệ nguồn lợi cá Chạch
bùn tự nhiên, đa dạng hóa đối tượng nuôi, thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản
theo hướng bền vững.
2.2.1. Một số đặc điểm sinh học
Tác giả Võ Văn Chi (1999) có mô tả loài Chạch bùn như sau: cá Chạch bùn
có phần thân trước hình trụ tròn, phần đuôi dẹp một bên, dài 5 - 18 cm. Đầu cá
nhọn, hơi tròn. Mắt nhỏ nằm ở hai bên đầu, khoảng cách giữa hai mắt rất ngắn. Có
5 đôi râu miệng trong đó 2 đôi ở đầu mõm, 2 đôi ở dưới mõm và 1 đôi ở góc
miệng. Da mỏng và dưới da có nhiều tuyến tiết chất nhờn nên rất trơn. Màu sắc của
cá thay đổi theo màu nước nơi chúng sinh sống: toàn thân màu nâu, lưng màu nâu
đen xậm hơn bụng, bụng màu vàng nhạt. Trên thân có nhiều chấm nhỏ, đôi khi tụ

thành những chấm lớn. Ở gốc vây đuôi có một chấm to màu đen. Cá sinh sản vào
các tháng 4 - 7. Cá cái có thể đẻ mỗi đợt khoảng 2.000 trứng. Mức sinh sản trung
bình, mật độ cá có thể tăng gấp đôi sau từ 1 đến 4 năm. Cá ăn động vật thủy sinh
nhỏ ở tầng đáy, chịu được nhiệt độ thay đổi từ 2 oC đến 30oC. Cá Chạch bùn thường
sống trong hang, hốc bùn dưới đáy, chỉ nhô phần đầu ra ngoài. Cá trưởng thành
thích những vùng nước tĩnh hay chảy chậm [13].


Tác giả Kim Văn Vạn (2012) có viết về Chạch bùn như sau: Chạch bùn là
một loài cá sống đáy, sống ở khu vực nông của sông, hồ, ao, ruộng, kênh mương.
Ở nước ta, Chạch bùn thường gặp ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Miền Trung. Chạch
bùn cũng phân bố rộng rãi ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung
Quốc. Do thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao tới 18,43%, chất béo ít chỉ có
2,69%, là động vật thủy sản nhiều đạm và ít mỡ, Chạch bùn cũng đang là mặt hàng
xuất khẩu. Bởi vậy Chạch bùn sớm trở thành một đối tượng nuôi (Kim Văn Vạn,
2012) [15].
Cá mình dài, đoạn trước vây bụng hình ống tròn, đoạn sau dẹt dần, cuống
đuôi dẹt mỏng. Đầu tương đối nhọn, mắt nhỏ có da che phủ. Độ xiên của mõm lớn.
Miệng ở phía dưới hình móng ngựa. Có 5 đôi râu, khe mang nằm ở chân vây ngực.
Hậu môn ở gần vây hậu môn. Vây đuôi hình tròn, tuyến bên hoàn chỉnh. Hai bên
lưng màu tro đậm, có con có đốm đen xen kẽ (Kim Văn Vạn, 2012) [15].
Cá Chạch là một loài cá sống đáy, sống ở khu vực nông của sông, hồ, ao,
ruộng, kênh mương. Cá Chạch có sức thích nghi nhanh ở môi trường xấu. Khi
nhiệt độ nước quá cao, hoặc quá thấp cá Chạch rúc xuống bùn. Khi thời tiết thay
đổi bất thường hay khi có triệu chứng bệnh, cá Chạch nổi lên mặt nước. Ngoài hô
hấp bằng da, mang, cá Chạch còn có thể thở bằng ruột, khi nước thiếu ôxy cá
Chạch ngoi lên trực tiếp mặt nước để đớp không khí, thực hiện trao đổi khí ở trong
ruột sau đó khí được thải qua hậu môn ra ngoài (Kim Văn Vạn, 2012) [15].
Cá Chạch ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính, về sau chuyển dần sang ăn
tạp. Giai đoạn trưởng thành cá Chạch ăn thực vật là chủ yếu. Cá Chạch cỡ dưới 5cm

chủ yếu ăn luân trùng, râu ngành, chân chèo và các động vật phù du khác. Cỡ 5 8cm ngoài thức ăn động vật phù du, cá Chạch còn ăn giun nhỏ và ấu trùng muỗi
lắc. Cỡ 8 - 9 cm cá Chạch còn ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non và hạt ngũ cốc, cỡ
trên 9 cm cá Chạch chuyển sang ăn thức ăn là thực vật là chính. Nuôi trong ao cá
Chạch còn ăn các thức ăn tinh.
Nhiệt độ phù hợp cho cá Chạch sinh trưởng từ 15 - 30 oC, thích hợp nhất
từ 25 - 27oC. Ở nhiệt độ này cá Chạch ăn khỏe và mau lớn. Cá Chạch mới nở chỉ
to bằng đầu kim khâu, sau 1 tháng có chiều dài 2 - 3 cm, sau nửa năm được 4 - 6
cm, cá Chạch trưởng thành nặng 30 - 60 g, con to nhất nặng 100 g dài 20 cm.


2.2.2. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo
Bùi Huy Cộng và nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu NTTS I đã tiến
hành nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn trong 2 năm từ tháng
7/2009 đến tháng 9/2010 đã tạo ra được 3000 con cá Chạch bùn giống cỡ 2 - 3
g/con. Nghiên cứu này đã sử dụng cá Chạch bùn bố mẹ cỡ 8 - 15 g/con, nuôi vỗ ở
mật độ 20 con/m3, trong điều kiện bể xi măng có diện tích 30 m 2, độ sâu 1,5 m, cho
ăn bằng thức ăn viên 28 - 35% protein của hãng CP, có kích thích nước chảy 1 - 2
giờ/tuần. Não thùy, HCG (Human Chrionic Gonadotropin), LHRH-A (Luteinising
Hormone - Releasing Hormone Analogue), DOM (Domperidon) đã được sử dụng
để gây kích thích sinh sản cho cá. Kết quả thăm dò sinh sản cá Chạch bùn qua 2
đợt năm 2009 cho thấy sử dụng não thùy cho tỷ lệ cá đẻ 47 - 100%, tỷ lệ thụ tinh
đạt 80% và tỷ lệ nở đạt 70% và ra được 3000 cá bột, còn sử dụng DOM + LHRHA không có hiệu quả. Kết quả năm 2010 thăm dò sinh sản cá Chạch bùn cho thấy
sử dụng HCG + não thùy mặc dù có tỷ lệ cá đẻ 13%, tỷ lệ thụ tinh 40% và tỷ lệ
nở 50% nhưng cá bột bị chết. Chỉ sử dụng não thùy để tiêm cho sinh sản nhân tạo
cá Chạch bùn cho kết quả tốt, có tỷ lệ đẻ đạt 47 - 100%, tỷ lệ thụ tinh 70 - 75%, tỷ
lệ nở 60 - 70%, ra được 14400 cá bột (Bùi Huy Cộng, 2011) .
Sau khi nở, cá bột được đưa vào ương trong bể xi măng có diện tích 2 m2/bể,
độ sâu 1,2 m ở các mật độ 100 con/m2, 150 con/m2, 200 con/m2 mỗi mật độ được lặp
lại 3 lần, thức ăn là lòng đỏ trứng gà luộc chín nghiền mịn và động vật phù du đã
được lọc sạch, rửa bằng nước muối loãng 2%. Kết quả ương cá Chạch bùn từ cá bột

cỡ 0,6 cm, sau 21 ngày tuổi cho thấy ương ở mật độ 100 con/m2 có kết quả tốt nhất,
chiều dài trung bình 2,5 cm và tỷ lệ sống 60%.
Kết quả ương cá Chạch bùn trong 3 bể xi măng (lập lại 3 lần) từ giai đoạn cá
hương lên cá giống ở mật độ 100 con/m2. Cá thả có khối lượng trung bình 0,146
g/con, sau 43 ngày nuôi bằng thức ăn viên 35% protein cá đạt khối lượng trung bình
2,6 g/con. Kết quả tốc độ sinh trưởng trung bình của cá chạch bùn đạt 0,057
g/con/ngày; tỷ lệ sống dao động ở các bể 60 - 68%; hệ số chuyển hóa thức ăn trung
bình là 1,5.
Kết quả nghiên cứu của Võ Ngọc Thám (2012) thuộc khoa Nuôi trồng thủy
sản trường đại học Nha Trang về công nghệ sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn ở
Khánh Hòa cho thấy khi kích thích cá đẻ bằng kích dục tố LHRH_A + DOM với


liều lượng: 120µg LRH-A3 + 10mg Dom thì tỷ lệ cá đẻ đạt 100 %, tỷ lệ thụ tinh đạt
88,55%, tỷ lệ nở đạt 62,67 %, tổng số cá bột thu được 94.700 con. Kết quả ương cá
giống từ cá bột lên cá hương đạt tỷ lệ sống thấp, dao động từ 5,3 – 10,1 %. Ương
từ cá hương lên cá giống tỷ lệ sống đạt cao hơn 26,3 – 37,7 % (Võ Ngọc Thám,
2012) .
Nghiên cứu của Đặng Thị Thắng (2013) thuộc trường Đại học Tây
Nguyên cho kết quả: Cá Chạch bùn bố mẹ có thể thành thục sinh dục trong điều
kiện nuôi nhốt trong bể lót bạt. Kích thích sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn thành
công với LHRH-A + DOM với tỷ lệ đẻ của cá cái từ 66 - 72%. Ương cá bột từ
giai đoạn bột lên hương với thức ăn gồm: trứng, bột đậu, kết hợp với vitamin và
men vi sinh tổng hợp trong thời gian 21 - 22 ngày đạt kích cỡ bình quân 1,25 1,7 cm, tỷ lệ sống khoảng 50%. Ương cá hương lên giống với thức ăn gồm cám
tổng hợp, trứng, bột đậu, kết hợp với vitamin và men vi sinh tổng hợp trong thời
gian 35 - 40 ngày đạt kích thước từ 2,2 - 3,7 cm, tỷ lệ sống đạt khoảng 60%
(Đặng Thị Thắng, 2013) .


3. ĐỐI TƯỢNG – THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)
* Hệ thống phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cobitidae
Giống: Misgurnus
Loài: Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842
Tên tiếng việt: Chạch bùn, Chạch đồng
Tên địa phương: cá zét
Tên tiếng anh: Pond loach, weather loach,..

Hình 1. Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 01/2015 đến 07/2015.
- Địa điểm nghiên cứu:
+Tiến hành tại phòng thí nghiệm khoa Thủy Sản trường Đại học Nông Lâm Huế.
+Trại cá Hương Chữ_Hương Trà_Thừa Thiên Huế.


3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo tài liệu thứ cấp: Các thông tin cơ bản về tình hình ương nuôi cá
Chạch bùn ở Việt Nam và trên Thế giới; một số đặc điểm sinh học của cá Chạch
bùn; kỹ thuật ương nuôi cá Chạch bùn…
- Thiết kế thí nghiệm và chuẩn bị các phương án ương nuôi (nguồn nước, con
giống, thức ăn, hệ thống bể ương).
- Theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi, xác định tốc độ tăng trưởng

tỷ lệ sống của cá Chạch bùn.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp của Cargill trong ương nuôi cá
Chạch bùn.
Sơ đồ tiến hành thí nghiệm:
Chọn cá hương từ 2.52.7 cm/con vào các bể đã
chuẩn bị trước để bố trí
thí nghiệm

Cho cá ăn thức ăn
công nghiệp của
Cargill trong quá trình
ương

Nuôi đạt cỡ cá giống
có kích thước từ 4-5
cm/con

Chuyển cá sang nuôi
thương phẩm giai đoạn đầu

Hình 1: Sơ đồ tiến trình thí nghiệm

- Thời gian ương: 60 ngày.
- Thức ăn được sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm là thức ăn công nghiệp của
công ty Cargill với độ đạm là 42%.

Hình 2: Thức ăn công nghiệp


Thành phần nguyên liệu: Bột cá, Bột đậu nành, Bột mì, Bột nội tạng mực,

Dầu cá, Chất hấp dẫn, Lecithin, Vitamin và Khoáng chất.
Mã số thức ăn

No.0

No.1

No.1L

No.2

No.3

No.4

No.5

>=

43

42

42

42

40

38


38

Chất béo (%) >=

6

6

6

6

6

6

6

Chất xơ (%) >=

3

3

3

3

3


3

3

Bột tro (%) >=

14

14

14

14

14

14

14

Độ ẩm (%)

10

10

10

10


10

10

10

2

2

2

2

2

2

2

Đạm (%)

>=

Mức độ tan trong
nước (giờ)
>

(Nguồn: Thức ăn công nghiệp của công ty cargill Việt Nam)


* Các chỉ tiêu môi trường:
- Hàm lượng ôxy hoà tan (DO) trong nước duy trì ở mức 5 mg/l trở lên;
- pH = 7 - 8,5; NH4+ - N : < 2 ppm, NO3-- N : < 0,1 ppm.
- Ðộ trong trên 40 cm, tùy theo điều kiện ta có thể tạo nên sự yên tĩnh trong các bể
ương.
- Hàng ngày phải xi phông đáy bể một lần và mỗi lần chỉ 2 -3 phút, hạn chế khuấy
động, tạo nên sự yên tĩnh và lượng nước mới được bổ sung bằng 20% hàng ngày.
Ðặt máy sục khí tăng ôxy hoà tan trong nước ở chế độ nhất định 6 h/ngày.
Bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm được bố trí trong 2 hình thức:
+ Hình thức 1: Bố trí trong 3 bể xi măng, mỗi bể có thể tích: (Dài x Rộng x Cao =
2m x 2m x 1,5m = 6m 3) tại trại cá Hương Chữ_Hương Trà, các bể có điều kiện
tương tự nhau.
• Mật độ thả: 600 con/bể
+ Hình thức 2: Bố trí trong 3 bể composite, mỗi bể có thể tích 1,5 m 3 tại phòng thí
nghiệm khoa Thủy sản trường Đại học nông lâm Huế.
• Mật độ thả: 300 con/bể
- Trong đó đối với cả 2 hình thức:
• Kích cỡ cá Chạch bùn cỡ cá hương: cỡ 2,5 – 2,7 cm/con.
• Thức ăn được sử dụng là thức ăn công nghiệp hãng Cargill.




Cho ăn lượng thức ăn bằng 5 - 10% trọng lượng cơ thể (thõa mãn nhu cầu
của cá).
* Dụng cụ đo môi trường và tốc độ tăng trưởng:
- Độ kiềm, NH3, DO, pH và NO3- - N được đo bằng Test kit của Thái Lan
- Dùng thước đo milimet để đo chiều dài của cá.

* Xác định các thông số:
Tốc độ tăng trưởng: chiều dài của cá ở các bể thí nghiệm được kiểm tra tại thời
điểm bắt đầu thả nuôi. Định kỳ 15 ngày/lần tiến hành thu mẫu để xác định tốc độ
tăng trưởng của cá. Mỗi lần thu từ 30 con/bể để tính giá trị trung bình của cá và
tính tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá.
Tỷ lệ sống (TLS):
Tổng số cá kết thúc thí nghiệm
Tổng số cá ban đầu thí nghiệm
3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2010.


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả ương nuôi cá Chạch bùn
4.1.1. Kết quả ương nuôi cá Chạch bùn trong bể ximăng
Bảng 1. Biến động của các yếu tố môi trường trong các bể ximăng
Stt
1
2
3
4
5
6

Yếu tố
theo dõi
Nhiệt độ (0C)
pH
DO (mg/l)
Kiềm (mg/l)

Màu nước
Độ trong (cm)

Min
25
6,3
5
50

Giá trị
Max
T.Bình ± SE
30
29 ± 0,16
7,6
7,1 ± 0,02
6,3
5,7 ± 0,12
60
55 ± 1,12
Nước có màu xanh nhạt
40-50

Các yếu tố môi trường: Nhiệt độ, pH, DO, Kiềm… và sự biến động của nó
trong thời gian thí nghiệm đều nằm trong ngưỡng chịu đựng và phù hợp với sinh
trưởng của cá . Điều đó thể hiện một cách rõ rệt trong kết quả tăng trưởng của cá ở
các bể thí nghiệm. Thí nghiệm trong bể ximăng cho thấy: cá khỏe mạnh, bắt mồi
tốt, cá nuôi đều có tăng trưởng đều.
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và tỷ lệ sống khi ương nuôi cá Chạch
bùn trong bể ximăng

ĐVT: Cm/con

Bể ương
Chỉ tiêu
Chiều dài ban đầu
Chiều dài sau 15 ngày
Chiều dài sau 30 ngày
Chiều dài sau 45 ngày
Chiều dài sau 60 ngày
Tỷ lệ sống sau 60 ngày(%)

Bể 1

Bể 2

Bể 3

2,7
2,9
3,2
3,8
4,7±0,32
57,2

2,7
3,0
3,3
3,8
4,8±0,41
56,5


2,6
2,8
3,3
3,7
4,7±0,38
55,3


Kết quả ở bảng 2 cho thấy, cá nuôi ở các bể thí nghiệm đều có sự tăng
trưởng. Tuy nhiên, ở các bể đã cho những kết quả tăng trưởng khác nhau. Cá ở bể
2 cho kết quả tăng trưởng về chiều dài lớn nhất 4,8±0,41 cm/con, tiếp theo đó là cá
nuôi ở bể 1 và bể 3: 4,7 cm/con (Do không đủ điều kiện để bố trí thí nghiệm lặp lại
nên số liệu này chưa so sánh về mặt thống kê).
Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn khi ương nuôi bằng thức ăn công nghiệp ở bể
xi măng sau 60 ngày đạt từ 55,3 – 57,2 %. Kết quả này vẫn thấp hơn so với kết quả
của Bùi Huy Cộng và ctv(2011) cá đạt tỷ lệ sống đến 60 - 68% và Đặng Thị Thắng
(2013) là 61 - 62,5%.
4.1.2. Kết quả ương nuôi cá Chạch bùn trong bể composite
Khi chuyển cá sang nuôi ở bể composite, đã tạo nên một điều kiện sinh tồn
mới cho cá, bề mặt của bể trơn nhẵn, hạn chế được sự xây xát khi cá vận động và
ẩn ấp ở đáy bể. Các điều kiện môi trường, nuôi dưỡng và thức ăn hoàn toàn giống
như ương trong bể xi măng. Kết quả ở bảng 3 cho thấy môi trường và chất lượng
môi trường ương không thay đổi nhiều trong suốt cả quá trình ương.
Bảng 3. Biến động của yếu tố môi trường trong các bể composite
Stt
1
2
3
4

5
6

Yếu tố
0

Nhiệt độ ( C)
pH
DO (mg/l)
Kiềm (mg/l)
Độ trong (cm)
Màu nước

Min
25,5
7,2
5,5
50

Giá trị
Max
T.B ± SE
30,5
29 ± 0,65
7,7
7,5 ± 0,10
6,0
5,7 ± 0,18
60
55 ± 0,33

40-50
Nước có màu xanh nhạt

Các yếu tố môi trường và sự biến động của nó trong thời gian thí nghiệm gây ảnh
hưởng tới sức khỏe của cá nuôi trong bể là không đáng kể.
- Nhiệt độ có sự biến động lớn (từ 25,50C đến 30,50C) điều này cũng gây ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá, nhiệt độ trung bình nằm ở mức 29 0C.


- pH nước ở ao trong suốt thời gian thí nghiệm đều ở mức ổn định (7,2 - 7,7 và
trung bình là 7,5) đây là mức thích hợp cho sự sinh trưởng của cá Chạch bùn.
- Hàm lượng DO trong nước ao biến động từ 5,5 mg/l đến 6,0 mg/l và đạt giá trị
trung bình là 5,7 mg/l. Trong thời gian thí nghiệm chúng tôi cho sục khí liên tục
trong bể nên không phát hiện thấy cá bị ngạt thở và xảy ra hiện tượng nổi đầu của
cá Chạch bùn.
- Độ trong và màu nước đều nằm trong ngưỡng thích hợp.
Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và tỷ lệ sống khi ương nuôi cá Chạch
bùn trong bể composite
ĐVT: Cm/con

Bể ương
Chỉ tiêu
Chiều dài ban đầu
Chiều dài sau 15ngày
Chiều dài sau 30 ngày
Chiều dài sau 45 ngày
Chiều dài sau 60 ngày
Tỷ lệ sống sau 60 ngày(%)

Bể 1


Bể 2

Bể3

2,5
2,8
3,1
3,7
4,3±0,44
53,2

2,5
2,9
3,3
3,8
4,7±0,39
56,7

2,6
2,8
3,2
3,7
4,8±0,40
57,3

Kết quả ở bảng 4 cho thấy, cá nuôi ở các bể thí nghiệm đều có sự tăng
trưởng. Tuy nhiên, ở các bể đã cho những kết quả tăng trưởng khác nhau. Cá ở bể
3 cho kết quả tăng trưởng về chiều dài lớn nhất 4,8±0,40 cm/con, tiếp theo đó là cá
nuôi ở bể 2: 4,7±0,39 cm/con và sau cùng là bể 1: 4,3±0,44 cm/con (Do không đủ

điều kiện để bố trí thí nghiệm lặp lại nên số liệu này chưa so sánh về mặt thống
kê).
Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn khi ương nuôi bằng thức ăn công nghiệp ở bể
composite sau 60 ngày đạt từ 53,2 – 57,3 %. Kết quả này vẫn thấp hơn so với kết
quả của Bùi Huy Cộng và ctv(2011) cá đạt tỷ lệ sống đến 60 - 68% và Đặng Thị
Thắng (2013) là 61 - 62,5%.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận


- Các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi nằm trong ngưỡng chịu đựng
của cá Chạch bùn và không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.
- Chiều dài trung bình của cá giống sau 60 ngày ương giữa 2 hình thức nuôi cũng
tăng trưởng với mức độ tương đương nhau từ 4,3-4,8 cm/con.
-Tỷ lệ sống của cá tương đương nhau trong cả hai hình thức nuôi. Trong bể xi
măng đạt 55,3 – 57,2 % còn trong bể composite đạt 53,2 – 57,3 % cho thấy sự
chênh lệch không lớn.
5.2. Đề nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu ương nuôi cá Chạch bùn nhằm tìm ra loại thức ăn thích
hợp nhất, nâng cao tỷ lệ sống.
- Xây dựng quy trình ương nuôi phù hợp với điều kiện nông hộ để chuyển giao cho
nông dân thực hiện.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng việt
1. Bùi Huy Cộng (2011). "Nghiên cứu thăm dò sinh sản cá Chạch bùn." Tạp chí
Khoa học và Phát triển 9(5): 787-794.
2. Nguyễn Văn Kiểm (2004). Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Khoa
Thủy Sản Trường Đại học Cần Thơ.

3. Võ Ngọc Thám (2011). "Công nghệ sinh sản thành công cá Chạch (Misgurnus
anguillicaudatus Cantor, 1842) tại Khánh Hòa." Kỷ yếu hội thảo khoa học 2012: 23-27.
4. Đặng Thị Thắng (2013), Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Chạch bùn, Đại học
Tây Nguyên, Luận văn Thạc sỹ.
5. Nguyễn Đình Trung (2004). Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản.
Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng anh
6. Fujimoto T, Kataoka T, Sakao S, Saito T, Yamaha E, and Arai K. (2006).
Developmental stages and germ cell lineage of the loach (Misgurnus anguillicaudatus).
Zoolog Science; 23 (11):977-89.
7. Fengyu L, and Bingxian W. (1990). Studies on reproduction and growth of loach.
Acta hydrobiologica 1990, (1) 60-67
8. Suzuki R. (1983). Multiple spawning of the cyprinid loach, Misgurnus
anguillicaudatus. Aquaculture. Volume 31, Issues 2–4, March 1983, Pages 233–243.
9. Wang Y, Hu M, Wang W, Liu X, Cheung S.G, Shin P.K.S, Song L. (2009).
Effects of GnRHa (D-Ala6, Pro9-NEt) combined with DOMperidone on ovulation
induction in wild loach Misgurnusanguillicaudatus. Aquaculture. Volume 291, Issues 1–
2, 3 June 2009, Pages 136–139.
10. Wang Y, Hu M, Wang W, Cao L, Yang Y, Lü B, and Yao R. (2008).
Transpositional feeding rhythm of loach Misgurnus anguillicaudatus from larvae to
juveniles and its ontogenesis under artificial rearing conditions. Aquaculture
International. Volume 16, Number 6, 539-549.
11. Waterwatch Victoria. 2011. Oriental
anguillicaudatus, Decription and characteristics.

Weather

Loach,

Misgurnus



12. Zhimin L, and Xiaozhu L. (2009). Artificial Breeding and Embryonic
Development of Loaches Misgurnusanguillicaudatus. Journal of Huangshan University,
2009-03.
C. Tài liệu trên các trang web
13. Võ Văn Chi (1999), Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor,
1842).< Bun _ChachDong.htm>
14. Department of Primary Industries. (2008). Freshwater Fish of Victoria:
Weather Loach. and training/fishspecies/freshwater-fish-of-victoria-weather-loach
15. Kim Văn Vạn (2012), Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor,
1842). < ion=
com_content&task=view&id=2346&Itemid=213>


PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Cá Chạch giống đưa vào ương nuôi

Kiểm tra tốc độ tăng trưởng cá Chạch


Bể composite bố trí thí nghiệm

Bể xi măng bố trí thí nghiệm

Sản phẩm cá Chạch bùn trưng bày tại ngày hội việc làm năm 2015




×