Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.44 KB, 12 trang )

MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ GẮN VỚI DU LỊCH
VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo công văn số :

/SNN-PTNT ngày

tháng 01 năm 2016)

1. Tên dự án: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch và xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Cẩm Nhượng huyện Cẩm Xuyên, giai đoạn
2016-2017.
2. Sự cần thiết
Trong những năm gần đây, phát triển làng nghề đang được nhiều địa
phương quan tâm. Đây là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, bảo tồn các giá
trị văn hóa của mỗi địa phương. Các làng nghề phát triển có khả năng kết hợp
với các ngành kinh tế, trong đó có du lịch và xây dựng nông thôn mới nhằm thu
hút nhiều lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp,
tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, đây là ngành dựa vào
lợi thế so sánh của từng địa phương, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn tự
nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải thiện cuộc
sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế, làng nghề ở Hà Tĩnh nói chung và nghề truyền
thống Cẩm Nhượng nói riêng với các sản phẩm là các mặt hàng chế biến thủy
sản,... đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tạo chỗ đứng trên thị
trường trong nước.
Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch và xây dựng nông thôn mới chính
là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính
sách quảng bá và phát triển. Những lợi ích to lớn của việc phát triển làng nghề
gắn với du lịch không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế,


ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách
thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Cùng với đó, làng
nghề truyền thống được khẳng định là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm
trong đó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể. Vừa là hình thức để phát triển
thương hiệu, vừa là “cánh cửa” để phát huy những tiềm năng cũng như phát huy
“nội lực” của làng nghề, đồng thời nhằm góp phần giữ gìn, quảng bá bản sắc văn
hóa dân tộc, là điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt với những du khách muốn tìm
hiểu về văn hóa, về con người và mãnh đất Hà Tĩnh.
Cẩm Nhượng được mệnh danh là đất có nghề lâu đời. Hàng năm, làng
nghề tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động khu vực nông
thôn. Sản phẩm làng nghề Cẩm Nhượng không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân
dân trong tỉnh mà còn phục vụ nhân dân nhiều vùng miền trong cả nước. Hiện
1


nay, sự phát triển của làng nghề truyền thống ở Cẩm Nhượng đang ngày càng
thu hút du khách. Thế mạnh của làng nghề ở Cẩm Nhượng là nằm trên trục giao
thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường biển nên rất có lợi thế trong việc kết hợp
với phát triển du lịch.Tuy nhiên, ở Cẩm Nhượng cùng với những thế mạnh vốn
có về phát triển làng nghề truyền thống, về gắn kết với các loại hình dịch vụ du
lịch và thực tế đã thu hút được một số lượng khách đáng kể nhưng vẫn là những
nỗ lực tự phát, chưa có quy hoạch, việc khai thác vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tương
xứng với tiềm năng, chưa hình thành được cách làm chuyên nghiệp, còn gặp
nhiều khó khăn, bất cập trong việc liên kết phát triển. Chưa phát huy tối đa vai
trò, thế mạnh trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, chưa phát
huy lợi thế so sánh trong phát triển bền vững, tình hình thực tế chưa phù hợp với
yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng vận động, phát triển của nền
kinh tế. Bởi vậy, vấn đề đi tìm các giải pháp để việc phát triển làng nghề truyền
thống gắn với du lịch, phát huy được tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một

lớn, bền vững hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn
hóa của Cẩm Nhượng được coi là nhiệm vụ cấp thiết, nhất là trong giai đoạn
Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đang từng bước hội nhập toàn diện
với khu vực và thế giới.
3. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/7/2006 về
phát triển ngành nghề nông thôn;
- Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/5/2012 về
Khuyến công;
- Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông
thôn;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020.
- Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định
phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
- Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các
sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 29 tháng 02 năm
2012 Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế- xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu;
2


- Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ ngành nghề nông thôn

theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/7/2006.
- Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp
và PTNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐCP ngày 07/7/2006 của Chính phủ.
- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2030, tầm nhìn 2050;
- Căn cứ Đề án phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2015 và những năm tiếp theo;
- Căn cứ quy hoạch phát triển ngành du lịch….
4. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch và
xây dựng nông thôn mới nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cư dân làng
nghề, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng góp phần xây dựng thành công
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời qua các
hoạt động du lịch góp phần quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa lâu đời của
làng nghề trên địa bàn xã.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đầu tư, hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống chế biến nước mắm và
chế biến thủy sản khác gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới xã
Cẩm Nhượng.
- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng lao động làng nghề, trong đó, chú
trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ngoại ngữ, quản lý điều hành,
phấn đấu đạt 100% lao động được đào tạo qua các nghiệp vụ;
- Hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tham gia các hoạt động
quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm;
- Hỗ trợ và hướng dẫn làng nghề thực hiện việc bảo vệ môi trường làng
nghề theo quy định hiện hành;
- Hàng năm, thu hút trên 250.000 lượt khách du lịch đến với làng nghề
truyền thống trên địa bàn xã;
- Tạo thêm việc làm cho khoảng 1.000 lao động nông thôn làng nghề
truyền thống có gắn với các hoạt động du lịch;

- Nâng mức thu nhập các hộ hoạt động làng nghề, làng nghề truyền thống
gắn với phát triển du lịch từ 01 - 02 lần so với sản xuất thuần nông.

3


5. Phạm vi: Dự án tập trung ưu tiên đầu tư hỗ trợ tại làng nghề truyền
thống chế biến nước mắm xã Cẩm Nhượng huyện Cẩm Xuyên có tiềm năng
phát triển gắn với các điểm, tuyến du lịch trong tỉnh.
I. Thực trạng phát triển làng nghề gắn du lịch và xây dựng nông thôn
mới
1. Tình hình kinh tế - xã hội xã Cẩm Nhượng
Cẩm Nhượng là một xã vùng cửa biển, với diện tích tự nhiên 278,2 ha,
trong đó đất ở chiếm 45,48ha, đất sản xuất diêm nghiệp 10 ha, đất nuôi trồng
thủy sản chiếm 10,6 ha, đất quy hoạch làng nghề 5 ha, còn lại đất xây dựng các
công trình phúc lợi; như trường học, trạm y tế, các công trình văn hóa....
Là một xã có diện tích đất chật bẹp nhưng là nơi tập trung đông dân cư,
toàn xã có trên 2.700 hộ, với số nhân khẩu hơn 10 ngàn người, nghề nghiệp chủ
yếu của cư dân là sản xuất khai thác chế biến hải sản, chiếm tỷ lệ 70%, còn lại là
sản xuất muối, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, Du lịch và buôn bán...
Toàn xã có 158 tàu, thuyền lớn nhỏ đánh bắt hải sản gần bờ, xa bờ, sản
lượng khai thác hải sản hàng năm đạt 3200-3500 tấn hải sản các loại, thu nhập
bình quân lao động đạt từ 3,5-4,0 triệu đồng/tháng.
1.1 Vị trí địa lý và phân bổ dân cư
- Vị trí địa lý: Xã Cẩm Nhượng nằm về phía đông nam huyện Cẩm
Xuyên-tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp Cửa sông đổ ra biển có chiều dài 1,2 km;
Phía nam giáp sông gia hội, gần kề xã Cẩm Lĩnh, phía bắc biển đông với chiều
dài 2,65 km, phía tây giáp thị trấn khu du lịch Thiên Cầm, đây là điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng.
- Phân bố dân cư: Mật độ dân cư sống tập trung, hơn 2.700 hộ được bố trí

trên 11 thôn.
1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu
- Về địa hình: Là một xã cửa biển có bãi biển ngang dài 2,2km, có tuyến
kè biển kiên cố dài 2,4 km, Có Đảo bơơc, Đảo én.
- Về khí hậu
+ Nhiệt độ: Trung bình từ 18-32 độ
+ Mật độ nắng: từ 5%-25%
+ Lượng mưa trung bình: 15 – 35%
1.3. Tài nguyên
- Đất đai: Diện tích đất tự nhiên 278,32ha
- Mặt nước: 124,48 ha
1.4 Nguồn nhân lực
4


Tổng số hộ 2.700 hộ, trên 10 ngàn nhân khẩu, tổng số lao động có 5.809
người (chiếm 56,52% %).
- Đánh giá tiềm năng thế mạnh
Cẩm Nhượng là một xã cửa biển, lại gần kề khu du lịch Thiên cầm, đây là
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy hải sản, là
nơi đánh bắt hải sản thuận tiện và ra vào của các loại tàu thuyền lân cận và các
tỉnh bạn đến khai thác, giao lưu buôn bán hàng hóa, cũng là nơi thu hút khách du
lịch về với địa phương hàng năm đông, các ngành nghề được phát triển, nghề
chế biến nước mắm, hải sản cũng đã được nhân dân đâu tư xây dựng phục vụ du
khách.
2. Thực trạng về làng nghề
2.1. Sơ lược về lịch sử làng nghề
Xã Cẩm Nhượng được hình thành từ năm 1276, trước đây gọi là Nhượng
Bạn, và đã gắn liền với truyền thuyết về bà Hoàng Càn lập nên làng Nhượng và
đời sống văn hóa của cư dân làng chài truyền thống. Trước cách mạng tháng 8

năm 1945, Nhượng Bạn hình thành ghề nghiệp gồm: Vạn Xăm, Vạn Rút, Vạn
Te, Vạn Nốc Câu, mỗi vạn có các xóm sinh hoạt thành một vùng. Sau năm 1945
hình thành 18 xóm, đến năm 1956 Nhượng Bạn đổi tên xã Cẩm Nhượng, được
gắn tên xóm đều là tên các anh hùng liệt sỹ, đến nay do biến đổi đất đai và quy
hoạch nông thôn mới còn lại 11 thôn, nhưng tính chất nghề nghiệp không thay
đổi lớn.
Làng nghề đánh bắt và chế biến hải sản là những sản phẩm hải sản đánh
bắt trên biển, đã được gắn với tên đất, tên làng từ xa xưa Nhượng Bạn, từ những
nghề truyền thống như: chạy cá tươi, cá nướng, cá mắm (muối), cá phơi khô,
mắm chập, mắm bôi , mắm ruốc... Đồng thời hình thành riêng các phường, hội
như: phường cá nướng, phường trẩy bằng thuyền buôn để bán nước mắm.
Nghề chế biến nước mắm nổi tiếng Nhượng Bạn đã có từ bao đời nay và
đã lưu truyền cho đến tận hôm nay, Nước mắm Cẩm Nhượng đã có thương hiệu
và đạt được tiêu chuẩn thị trường, nhờ có kinh nghiệm và phương pháp truyền
thống kinh nghiệm của ông cha truyền lại được duy trì và phát triển cho đến
ngày nay.
2.2. Hiện trạng của làng nghề hiện nay
Các nghề trong làng nghề: Toàn xã có 934 hộ đánh bắt và chế biến hải
sản, trong đó có 5 kho cấp đông lạnh, có 65 hộ chế biến hải sản trong đó có 3
HTX và Tổ hợp tác sản xuất nước mắm tập trung 20 hộ, hàng năm tiêu thụ sản
phẩm như mực khô, tươi, cá khô, tươi, ruốc, nước mắm... có giá trị sản xuất
hàng năm đạt từ 65-75 tỷ đồng, sản lượng khai thác và chế biến từ 1.800- 2.200
tấn và doanh thu đạt từ 80-85 tỷ đồng.
5


2.3 ỏnh giỏ hin trng nụng thụn ca lng ngh
- H tng kinh t xó hi: Ton xó cú 1 trng trung hc, 1 trng tiu hc,
1 trng mm non v 1 trm y t ó c cụng nhõn t chun quc gia v c
phong tng Anh hựng lao ng trong thi k i mi .

Trờn a bn xó cú 2 ch ang hot ng thng xuyờn, ú l ch ún v
ch u mi hi sn l ni tp trung giao thng, kinh doanh buụn bỏn cỏc mt
hng hi sn gia cỏc vựng xó lõn cn.
- Giao thụng: H thng trc ng liờn xó c bờ tụng nha v bờ tụng
húa t tiờu chun 4,1 km chim t l 23,17%, cũn li cha t chun nụng thụn
mi.
- H thng nh ca ca lng ngh mt s h dõn c kiờn c húa khang
trang, cũn li ang ci to v nh tm, cnh quan mụi trng cha sch s, cn
phi chnh trang.
3. Tỡnh hỡnh du lch ti lng ngh
Về phát triển du lịch: Gn khu du lch Thiờn Cm c thiờn nhiờn u
ói, cú bãi biển trong xanh, sch, thu hút nhiều khách du lịch đến nghỉ dng, cơ
sở hạ tầng c u t nh: khách sạn, nhà hàng, hệ thống giao thông, khu vui
chơi giải trí tng đối hoàn chỉnh. Kt ni vi du lch, hng nm xó Cm
Nhng thu hút gn 200.000 du khách đến tham quan, mua sắm v khong 30%
sn phm c bỏn trc tip cho khỏch du lch hoc thụng qua khỏch du lch t
hng a ti cỏc ni trong c nc.
4. Tim nng phỏt trin du lch gn vi lng ngh truyn thng v xõy
dng NTM
C hi vic u t xõy dng lng ngh truyn thng gn vi Du lch l
mt trong nhng ni dung phỏt trin kinh t xó hi, cú sc thu hỳt du khỏch n
vi a phng. Hin nay, xó ó hon thnh 10/20 tiờu chớ, gm: quy hoch,
thy li, in, Bu in, T l lao ng cú vic lm, Hỡnh thc t chc sn
xut, giỏo dc, y t, vn húa, An ninh, trt t XH; xó ang chn khu dõn c thụn
Kiờn Thnh xõy dng kiu mu, phn u n nm 2017 hon thnh cỏc tiờu chớ
cũn li.
PHN TH II
Ni dung v gii phỏp phỏt trin lng ngh gn du lch
v xõy dng nụng thụn mi
1. Ni dung thc hin

- Xõy dng c s h tng: Xõy dng, nõng cp, m rng ng giao
thụng lng ngh, xõy dng kố bo v lng ngh, h thng cp thoỏt nc, ci to
6


cảnh quan môi trường, hệ thống điện chiếu sáng, cổng chào du lịch làng nghề,
nhà vệ sinh công cộng; sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý môi trường.
- Hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu; hỗ trợ trang thiết bị máy móc; xây
dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới; xúc tiến thương
mại (hội chợ, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng phòng trưng bày, giới
thiệu sản phẩm); xây dựng bản đồ và tập gấp giới thiệu làng nghề gắn với điểm,
tuyến du lịch; đào tạo tập huấn...
2. Các giải pháp thực hiện
a)Về quy hoạch
- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có nội
dung quy hoạch làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với các điểm, tuyến du
lịch, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, theo hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển làng nghề một cách bền vững, trong đó chú trọng công tác
bảo vệ môi trường;
- Tiếp tục triển khai và rà soát lại quy hoạch, thực hiện việc di dời các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường đến khu, cụm công nghiệp, cụm làng nghề đã được
quy hoạch.
- Bố trí các cửa hàng, phòng trưng bày để giới thiệu sản phẩm tại các làng
nghề.
b) Về đào tạo nguồn nhân lực, lao động
Mở các lớp truyền nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956/QĐTTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020”. Đào tạo, tập huấn kỹ năng làm du lịch, kỹ năng
quản lý kinh doanh, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm, kỹ năng ngoại ngữ, giao
tiếp, kỹ năng đón tiếp và phục vụ khách du lịch... cho các hộ làng nghề và cơ sở
sản xuất kinh doanh.

c) Về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển
- Tiếp tục phát huy một số cơ chế chính sách hiện có của Trung ương, tỉnh
có tác động tích cực đến phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với
phát triển du lịch như: chính sách phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn
tại Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ;
d) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề gắn với các tuyến, điểm du
lịch: Đầu tư mới hoặc nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng du lịch, làng nghề hiện
có và triển khai một số tuyến đường chính dẫn đến các cụm làng nghề tiểu thủ
công nghiệp.
e) Triển khai thực hiện Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 03/3/2014 của
UBND tỉnh về thực hiện phát triển du lịch, thương mại tỉnh Hà Tỉnh năm 20147


2015: Quản lý thương hiệu đối với các sản phẩm tại xã Cẩm nhượng, nhằm giúp
nâng khả năng cạnh tranh của những sản phẩm trên thị trường, tạo niềm tin đối
với khách du lịch muốn mua các sản phẩm của địa phương, tăng tính hấp dẫn
của sản phẩm địa phương đối với khách du lịch khi đến tham quan, nghỉ dưỡng
tại Thiên Cầm.
g) Bảo vệ môi trường: Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
làng nghề, áp dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, xây dựng hệ thống
nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, thực hiện việc thu phí môi trường,
tăng cường áp dụng công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.
h) Các giải pháp khác
- Tăng cường tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho các chủ thể
liên quan đến phát triển nghề truyền thống gắn phát triển du lịch và xây dựng
nông thôn mới;
- Đẩy mạnh quảng bá làng nghề, sản phẩm làng nghề trên các phương tiện
truyền thông, tại các sự kiện du lịch trong và ngoài nước; tổ chức các sự kiện,
chương trình văn hóa gắn với du lịch làng nghề; biên tập và giới thiệu bản đồ du
lịch, sản phẩm làng nghề bằng nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Nhật...;

- Tổ chức hội chợ, lễ hội làng nghề truyền thống với nhiều hoạt động như
triễn lãm, biểu diễn nghề, thi thiết kế sản phẩm, làm quà lưu niệm, thiết kế bao
bì...;
- Thực hiện việc kết nối giữa làng nghề và lữ hành, giới thiệu sản phẩm
mới cho việc xây dựng các tour tham quan du lịch làng nghề;
- Phát triển làng nghề truyền thống gắn với các hình thức tổ chức sản xuất
(HTX, THT) tại xã, nhằm tạo ra sự liên kết sản xuất giữa làng nghề với các
doanh nghiệp, các tổ chức góp phần giải quyết tốt đầu ra sản phẩm cho làng
nghề.
3. Nguồn vốn đầu tư
ĐVT: 1000 đồng
TT

Hạng mục
đầu tư

ĐVT

1

Sưu tầm,
Tài
lưu giữ
liệu
thông tin,
biên tập lịch
sử làng nghề

2


Đào tạo

Người

Số
lượng

Đơn
giá

Nguồn vốn
Tổng
vốn

Ngân
sách

Vốn
khác
10.000

5.000

8

40.000

30.000

25


150

3.750

3.750

Ghi
chú

8


nghề và đào
tạo nâng
cao tay nghề
phục vụ du
lịch
3

Thiết kế, cải Mẫu
tiến các mẫu
mẫu mã sản
phẩm mới,
phù hợp với
yêu cầu của
khách du
lịch.

20


25.000

500.000

400.000

100.000

4

Tập huấn
nâng cao
năng lực về
sản xuất, kỹ
năng bán
hàng phục
vụ khách du
lịch

Lớp

5

8.000

40.000

30.000


10.000

5

Hỗ trợ cho
các cơ sở
tham quan
hội chợ,
triển lãm để
giới thiệu,
quảng bá,
giới thiệu
sản phẩm

Lượt

2

60.000 120.000 100.000

20.000

6

Xây dựng
trang Web,
tập gấp giới
thiệu làng
nghề


Trang

1

7

Đăng ký
nhãn hiệu
các sản
phẩm

Lần

5

8

Đầu tư mới, mét
cải tạo, nâng

20

20.000

20.000

20.000 100.000 100.000

1300m 200.000


2.600.000

2.200.000

400.000

9


cấp các trục
đường giao
thông
9

Trồng hàng Cây
rào, chỉnh
trang vườn
tược, làm
bảng chỉ dẫn
vào làng
nghề.

10

Hỗ trợ các
hộ làm
nghề mở
rộng khu
sản xuất,
chỉnh trang

nhà cửa,
sân vườn

Hộ

11

Hỗ trợ các
hộ dân
trong làng
chỉnh trang
nhà vườn,
đường
làng, ngõ
xóm khang
trang, vệ
sinh sạch
sẽ, để phục
vụ khách
du lịch

Hộ

5

12

Xây
hệ
thải


dựng Km
nước

1,2km

13

Hộ trợ mua Cái
thiết
bị
máy đóng
chai
Tổng cộng

600

150.000 750.000

5

5

250 150.000 150.000

750.000

50.000 250.000 250.000

150


1.800.000

1.800.000

25.000

125.000

125.000

6.498.750

5.958.750

540.000

IV. Huy động nguồn vốn và phân kỳ đầu tư
10


1. Nguồn vốn đầu tư: 6.498.750 đồng
- Ngân sách nhà nước: 5.958.750 đồng
Trong đó vốn lồng ghép các chương trình: 4.400.000 đồng
- Vốn đóng góp của người dân: 540.000 đồng
2. Phần kỳ đầu tư
- Năm 2016 : 3.098.750 đồng
- Năm 2017: 3.400.000 đồng
3. Thời gian đầu tư: Từ năm 2016 - 2017.
V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, tham mưu UBND tỉnh
điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích để phát triển làng
nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới;
- Xem xét, tổng hợp kế hoạch đầu tư hàng năm của địa phương, gửi Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu phân bổ vốn đầu tư cho địa phương để
triển khai các nội dung của Dự án;
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện; đề xuất và tham
mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Dự án;
- Định hướng quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu
của làng nghề.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch gắn với việc giới thiệu làng
nghề, sản phẩm làng nghề, đầu tư phát triển các tuyến, điểm du lịch hiện có;
phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng tuyến, điểm du lịch mới, trong đó,
gắn kết, lấy làng nghề là sản phẩm du lịch; xây dựng cơ chế quản lý thương hiệu
các sản phẩm làng nghề Cẩm Nhượng; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho
người dân tại làng nghề về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng; tăng cường
công tác quảng bá, xúc tiến du lịch làng nghề và các sản phẩm lưu niệm từ làng
nghề, thu hút khách du lịch.
3. Sở Công thương
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh
phân bổ vốn vay tín dụng ưu đãi hàng năm để xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề;
lồng ghép các nguồn vốn khuyến công để tổ chức thực hiện Dự án.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên
quan nghiên cứu đề xuất cơ chế thu hút các dự án đầu tư phát triển làng nghề
11


gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để

khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết, liên doanh với làng nghề để phát
triển sản xuất và khai thác du lịch; tham mưu nguồn kinh phí đầu tư hạ tầng làng
nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; trong đó, chú trọng đầu tư,
nâng cấp hạ tầng giao thông, hệ thống điện, hệ thống vệ sinh môi trường và các
hạ tầng dịch vụ cho các làng nghề.
5. Sở Tài chính: Cân đối kế hoạch ngân sách, ưu tiên bố trí vốn sự nghiệp
hàng năm để thực hiện Đề án; tham mưu lồng ghép các nguồn vốn của các
chương trình, dự án khác có liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án theo
tiến độ.
6. UBND huyện Cẩm Xuyên: Phân công trách nhiệm, chỉ đạo các Phòng
Ban chuyên môn có liên quan và UBND xã Cẩm Nhượng tổ chức triển khai thực
hiện tốt Dự án tại địa phương;
7. UBND xã Cẩm Nhượng: UBND xã Cẩm Nhượng (là chủ đầu tư, đơn
vị trực tiếp tổ chức thực hiện Dự án) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội
dung đầu tư theo Dự án.

12



×