Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.25 KB, 32 trang )

HĐND TỈNH HÀ TĨNH
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 7 năm 2012
ĐỀ ÁN
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG
GIAI ĐOẠN 2012-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/2012/NQ-HĐND
ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà Tĩnh có 362.740,9 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 60,2% diện tích
tự nhiên của tỉnh, trong đó có 173.281,0 ha quy hoạch sản xuất, đây là tiềm
năng, lợi thế to lớn cần được phát huy, khai thác có hiệu quả. Trong những năm
qua, mặc dầu trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư của Nhà
nước còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, nhưng lâm nghiệp Hà Tĩnh
vẫn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Diện tích rừng tăng nhanh qua các
năm, độ che phủ rừng năm 2011 đạt 53,23%, lợi ích kinh tế từ rừng được khẳng
định, giá trị sản xuất và xuất khẩu tăng nhanh. Công tác bảo vệ, phát triển rừng
ngày càng được xã hội hóa, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần
xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Rừng đã và đang giữ vai trò
to lớn cho phòng hộ, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.
Tuy vậy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn bộc lộ nhiều vấn
đề hạn chế; rừng vẫn tiếp tục bị khai thác trái phép và diễn biến phức tạp, chất
lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm; công tác giao, khoán rừng, đất rừng
còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng kỹ thuật của lâm nghiệp vẫn còn thấp kém; hiệu
quả sản xuất lâm nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh;
việc sắp xếp tổ chức sản xuất và quản lý bảo vệ rừng còn chưa hợp lý...
Với tình hình thực trạng hiện nay, đòi hỏi sự quan tâm của cấp ủy chính
quyền các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo ra


những chuyển biến mới cho hoạt động lâm nghiệp của tỉnh, đóng góp nhiều hơn
nữa cho phát triển kinh tế, xã hội và phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban chấp hành
Ðảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 -
2015 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày
16/7/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số
08-NQ/TU của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xây dựng Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn
2012-2015 và định hướng đến 2020 với những nội dung chính sau:
1
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ẤN
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH, ngày 03/12/2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc thi
hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Nghị định số 200/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc
sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách phát triển rừng sản xuất đoạn 2007 - 2015;
- Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành quy chế quản lý rừng;
- Thông tư 86/2005/TTBNV ngày 22/8/2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn
biên chế ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng khi thực hiện đề án sắp xếp đổi
mới và phát triển lâm trường quốc doanh;
- Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng;
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2011 của Chính phủ về tổ
chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

- Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ
về quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
- Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLB-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ
NN&PTNT và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và
phát triển nông thôn;
- Quyết định số 3209/QĐ-UBND, ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng ở Hà Tĩnh;
- Quyết định số 176/QĐ-UBND, ngày 16/01/2009 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn 2008 - 2020;
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban chấp hành Ðảng bộ
tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và
định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND tỉnh về việc
ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy;
- Quyết định số 57/QD-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ,
phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;
2
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 17/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước;
- Quyết định số 07/2012/QD-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính
phủ, ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ
NN&PTNT về quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
- Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp, Ban quản lý dự án và tổ chức hội.
3

Phần 1
THỰC TRẠNG VỀ
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 5 NĂM QUA
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Diện tích rừng tăng nhanh, độ che phủ rừng đạt 53,23%; giá trị,
hiệu quả kinh tế từ rừng tăng rõ rệt, đã giải quyết việc làm cho hàng vạn
lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo
Trong những năm qua nhiều chương trình, dự án và phong trào trồng rừng
của nhân dân đã triển khai trồng mới, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng,
đặc biệt là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và một số dự án trồng rừng kinh tế
như dự án trồng rừng nguyên liệu của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, dự
án trồng rừng nguyên liệu Hanviha…vv. Hàng năm trồng mới bình quân từ
7.000 – 8.000 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ hàng chục nghìn ha nhờ
đó mà diện tích rừng tăng nhanh, đặc biệt đã trồng thêm hơn 38.000 ha rừng sản
xuất, đưa độ che phủ rừng từ 47,7% năm 2006 lên 53,23% năm 2011 (bình quân
cả nước 40,0 %), góp phần to lớn cho phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái của
tỉnh.
Giá trị kinh tế từ rừng ngày càng được khẳng định. Giá trị sản xuất và
xuất khẩu tăng nhanh, năm 2006 giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt 187 tỷ
đồng, xuất khẩu đạt 10,2 triệu USD thì đến năm 2010 giá trị sản xuất đạt 210,43
tỷ đồng (chiếm 9,5 % giá trị SX Nông nghiệp và bằng 1,4 % GDP của tỉnh), giá
trị xuất khẩu đạt 32,3 triệu USD, chiếm 51,7 % tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh.
Hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đã giải quyết việc làm cho hơn 40.000
lao động, tăng thu nhập cho nhân dân vùng rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo,
ổn định đời sống, từ đó góp phần làm giảm áp lực xâm hại rừng.
2. Quy hoạch 3 loại rừng được xác lập đáp ứng yêu cầu chiến lược
phát triển lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cũng đã được
xây dựng từ cấp tỉnh đến tất cả các huyện, đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy
phát triển lâm nghiệp của tỉnh
Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng

Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên của
cả nước được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1404/QĐ-TTg
ngày 30/10/2006. Đến nay sau 5 năm thực hiện, quy hoạch đã được đánh giá có
tầm chiến lược, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, phục vụ tốt cho
việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Quy hoạch 3 loại rừng đã xác
lập được các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ cảnh quan
môi trường, chắn sóng chắn cát ven biển và phòng hộ chắn sóng ven sông; rừng
được giao cho các Ban quản lý rừng và các tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển
góp phần to lớn bảo vệ môi tường sinh thái, hạn chế thiên tai. Rừng sản xuất
tăng nhanh đã tạo thành các khu rừng liền vùng, liền khoảnh; các tổ chức hộ gia
đình đã tích cực thuê và nhận đất nhận rừng để đầu tư phát triển sản xuất.
4
Trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng, đã xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng cấp tỉnh, cấp huyện giai đoạn 2008 – 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt. Các quy hoạch được phê duyệt là cơ sở pháp lý và là cẩm nang phục
vụ cho các cấp trong quản lý, điều hành, chỉ đạo về bảo vệ, phát triển rừng của
Tỉnh trong những năm qua. Quá trình thực hiện quy hoạch đã góp phần quan
trọng trong việc khai thác tiềm năng lợi thế về rừng, đất rừng cho mục tiêu tăng
trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, hạn chế thiên tai, giải quyết việc làm, xóa đói
giảm nghèo ở nông thôn, miền núi, cung cấp lâm sản đáp ứng nhu cầu dân sinh
và xuất khẩu…vv.
3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý được xác lập từ tỉnh đến huyện,
xã và chủ rừng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ phát triển rừng
trong những năm qua
Ở cấp tỉnh Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan tham mưu cho UBND
tỉnh quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp, tham mưu cho Giám đốc Sở có 2 chi cục
là Lâm nghiệp và Kiểm lâm với đầy đủ phòng ban chuyên môn, Chi cục Kiểm
lâm còn có một đội kiểm lâm cơ động và PCCCR hoạt động kiểm tra, kiểm soát
lâm sản và PCCCR. Ở cấp huyện có Hạt Kiểm lâm và Phòng Nông
nghiệp&PTNT tham mưu cho UBND huyện quản lý Nhà nước về lâm nghiệp

trên địa bàn huyện, các hạt Kiểm lâm có các trạm Kiểm lâm địa bàn để kiểm tra,
giám sát hoạt động bảo vệ rừng. Ở cấp xã có cán bộ Kiểm lâm địa bàn tham
mưu cho Chủ tịch UBND xã quản lý Nhà nước về lâm nghiệp.
Cơ bản các khu rừng phòng hộ, đặc dụng tập trung đều có Ban quản lý
rừng, với các phòng chuyên môn để quản lý rừng, các trạm bảo vệ rừng chốt giữ
ở những vị trí trọng yếu để bảo vệ rừng, các Ban còn bố trí lực lượng hoạt động
sản xuất cung ứng cây giống cho phát triển rừng và tham gia thực hiện các
chương trình, dự án. Các khu rừng sản xuất tập trung do các Công ty quản lý đã
bố trí đầy đủ phòng, ban làm công tác quản lý, chỉ đạo và bố trí các trạm bảo vệ
cửa rừng. Ngoài ra còn có các đơn vị, tổ chức khác như Quân đội, Đoàn thanh
niên, hợp tác xã,...được giao đất, giao rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển.
Như vậy, cơ bản hệ thống tổ chức bộ máy về quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng của tỉnh đã phủ kín, không còn bỏ trống nhiệm vụ. Các ban quản lý rừng,
các công ty vừa thực hiện chức năng chính còn có vai trò là các đầu mối để tiến
hành chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về lâm nghiệp, hoạt
động dịch vụ kỹ thuật, vật tư, giống, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân
trong phát triển rừng, phát triển kinh tế trang trại. Hệ thống bộ máy quản lý trên
đã phát huy vai trò, đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng
của tỉnh.
4. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được quan tâm làm
thường xuyên, có chất lượng
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được các cấp, các
ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm với
nội dung, hình thức đa dạng, nên thu hút được nhiều thành phần, đối tượng tham
gia.
5
Từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2011 đã tổ chức được 2.817 cuộc tuyên
truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trên đài phát thanh truyền hình
tỉnh, huyện, truyền thanh các xã và tuyên truyền lưu động tại các thôn, xóm; tổ
chức nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu và ký 367.254 bản cam kết về BVR-

PCCCR với học sinh của 1.618 trường; tổ chức ký 286.459 bản cam kết bảo vệ
rừng ở 2.618 thôn; tổ chức diễn tập 101 cuộc PCCCR (tỉnh 5 cuộc; huyện, xã 96
cuộc); 135 cuộc tập huấn nghiệp vụ cho các đối tượng là lãnh đạo, cán bộ các
huyện, xã và lực lượng bảo vệ rừng, với trên 10.000 người tham gia; xây dựng,
tu sữa 1.200 biển tường, biển báo, 5.000 pa nô, áp phích, in ấn 40.000 tờ rơi, tờ
bướm các loại.
Ngoài ra, trong những ngày nắng nóng, khả năng cháy rừng cao đã xây
dựng các bản tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng để phát trên truyền hình tỉnh,
huyện và truyền thanh các xã nhằm cảnh báo cho chủ rừng, chính quyền địa
phương, các hộ gia đình có biện pháp phòng ngừa, chủ động phương án huy
động lực lượng, phương tiện ứng cứu khi xảy ra cháy rừng.
Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhận thức
về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư đã được nâng lên rõ rệt,
góp phần xã hội hóa công tác lâm nghiệp.
5. Việc xử lý các vụ việc vi phạm đảm bảo kịp thời, đúng pháp luật,
không để xảy ra khiếu kiện
Từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2011 các cấp, các ngành đã phát hiện xử lý
4.431 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó khởi tố hình
sự 13 vụ với 17 bị can, tịch thu trên 7.649 m
3
gỗ các loại và 8.071 kg động vật
rừng, 145 phương tiện các loại. Việc xử lý các hành vi vi phạm được thực hiện
đảm bảo kịp thời, đúng người, đúng hành vi, đúng pháp luật, không để xảy ra sai
sót dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện. Nhiều đối tượng sau khi bị xử lý đã từ bỏ
hành vi xâm hại rừng, chuyển sang việc làm mới, tham gia bảo vệ rừng, qua đây
có tác dụng giáo dục, răn đe các đối tượng khác.
6. Cơ bản diện tích rừng và đất rừng đã có chủ quản lý, đã được cấp
giấy chứng nhận QSDD và đóng mốc ranh giới quản lý
Thực hiện chủ trương giao đất gắn với giao rừng, đến nay toàn tỉnh đã
giao 312.153 ha/362.740,9 ha rừng và đất lâm nghiệp, đạt 86%, trong đó 9 ban

quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng quản lý 174.894 ha; 2 đơn vị sản xuất kinh
doanh rừng tự nhiên quản lý 60.665 ha; 10 đơn vị và tổ chức kinh doanh quản lý
43.469 ha và 13.999 hộ gia đình, cá nhân quản lý 33.125 ha. Số diện tích còn lại
đang do UBND các xã quản lý là 50.450 ha. Hầu hết các tổ chức, hộ gia đình
được giao đất, thuê đất gắn với giao rừng, thuê rừng đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; các chủ rừng Nhà nước được đóng mốc ranh giới trên
thực địa.
7. Đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật lâm sinh, ứng dụng có hiệu
quả khoa học công nghệ trong sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc, khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh rừng...vv, nhằm nâng cao độ che phủ cũng như chất
lượng rừng
6
Trong trồng rừng đã lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp với từng điều kiện
lập địa của từng vùng, từng lô, khoảnh cụ thể. Các giống mới được tạo từ mô,
hom có chất lượng như cây Keo lai, Bạch đàn lai đã được đưa vào trồng rừng
nguyên liệu, qua thực tiễn cho thấy rừng sinh trưởng nhanh, đồng đều, sinh khối
tương đối khá, năng suất rừng trồng từ chổ 5 - 7 m
3
/ha/năm đã tăng lên 10-15
m
3
/ha/năm; cây cao su đã được đưa vào trồng trên đất lâm nghiệp với diện tích
trên 5.000 ha góp phần to lớn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả
kinh tế cao; các loài cây bản địa như Lim, De, Cồng…vv đã được đưa vào trồng
nâng cấp rừng phòng hộ, trồng làm giàu rừng và tra dặm trong khoanh nuôi góp
phần tăng độ tàn che, nâng cao tính bền vững, tăng giá trị và đa dạng sinh học
cho rừng. Qua các mô hình trồng rừng bằng các loài cây bản địa như: Mô hình
trồng 21 ha cây Lim xanh, cây Dó Trầm ở Truông Bát; 28 ha rừng Dó Trầm,
Trám Trắng ở huyện Hương Sơn; 250 ha mô hình trồng bổ sung cây bản địa
dưới tán rừng trồng của các hộ dân xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn; mô hình

trồng nâng cấp rừng phòng hộ bằng các loài cây bản địa ở Ban quản lý KBTN
Kẻ Gỗ (770 ha) cho thấy việc trồng rừng, trồng nâng cấp rừng bằng các loài cây
bản địa đã làm thay đổi cấu trúc tầng tán, tăng khả năng phòng hộ bền vững của
rừng và đây là hướng đi đúng cần thực hiện trong thời gian tới.
Trong Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng đã áp dụng việc luỗng phát dây
leo, bụi rậm, kết hợp trồng bổ sung cây bản địa, điều tiết mật độ cây tái sinh…
vv, góp phần nâng cao chất lượng rừng, đây là một giải pháp lâm sinh đã mang
lại hiệu quả cao trong nâng cao chất lượng rừng và duy trì đa dạng sinh học.
Công tác giống đã được quan tâm tích cực, đã lựa chọn được tập đoàn
giống đảm bảo chất lượng bao gồm cả cây bản địa và cây nhập nội cho trồng,
khoanh nuôi, làm giàu rừng và thực hiện quản lý giống theo chuỗi hành trình,
cấp chứng chỉ lô giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Một số loài giống năng suất cao đã được trồng và nhân rộng ở Hà Tĩnh
như Keo lai BV10, BV 16, Bạch đàn Urô… gần đây đã đưa một số loài giống
mới vào trồng mô hình như Keo lai BV33, Keo chịu hạn, Tràm bán ngập
nước…
II. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM
1. Rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm cả về diện tích, chất lượng và đa
dạng sinh học
Năm 2006 toàn tỉnh có 214.958 ha rừng tự nhiên, chiếm 71,74 % diện tích
có rừng. Từ đó đến nay nhờ áp dụng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh, làm giàu rừng nên đã có trên 7.800 ha rừng tự nhiên mới được hình thành.
Tuy nhiên, trong thời gian qua do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nên có một
số diện tích rừng tự nhiên phải chuyển đổi mục đích sử dụng sang làm thủy điện,
thủy lợi, khu tái định cư, đường tuần tra biên giới… và chuyển rừng tự nhiên
nghèo sang trồng cao su. Đến hết năm 2010 toàn tỉnh còn 210.083 ha rừng tự
nhiên, giảm 4.875 ha so với năm 2006.
Trước đây trong rừng tự nhiên các loài gỗ quí như Lim, Sến, Dổi … đủ điều
kiện khai thác còn tương đối nhiều, nhưng hiện nay còn lại rất ít, chất lượng
rừng đã giảm sút đáng kể, diện tích rừng giàu còn lại ít và ở vùng cao, sâu,

7
những vùng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh chủ yếu còn lại rừng nghèo và
trung bình có giá trị kinh tế không cao.
Cùng với việc khai thác gỗ trái phép thì tình trạng săn bắt động vật rừng
trái phép và khai thác dược liệu, lâm sản ngoài gỗ quá mức, tùy tiện, thiếu kiểm
soát đã làm cho hệ sinh thái rừng bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài động,
thực vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng.
2. Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện quy hoạch chưa đáp ứng yêu
cầu
Nhiều quy hoạch về phát triển lâm nghiệp đã được phê duyệt nhưng khi
có nhu cầu phát triển trên các lĩnh vực khác thì phải điều chỉnh, làm cho quy
hoạch lâm nghiệp bị xáo trộn, trở thành thứ yếu so với quy hoạch các ngành
khác. Mặt khác quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ, phát triển
rừng ở các cấp vẫn còn chưa theo sát mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đặt ra.
Nhiều chương trình, nhiệm vụ, giải pháp đã đưa ra trong quy hoạch nhưng chưa
cụ thể hóa bằng các hoạt động cụ thể, thiếu sự quan tâm chỉ đạo thực hiện và
thiếu nguồn lực đầu tư nên kết quả thực hiện chưa đạt mục tiêu đề ra ban đầu.
Bên cạnh đó hàng năm chưa xây dựng kế hoạch để thực hiện việc giám sát đánh
giá tình hình thực hiện quy hoạch nhằm có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo kịp
thời.
3. Việc giao, cho thuê, khoán rừng, đất rừng vẫn còn nhiều bất cập,
hạn chế
Việc giao đất, giao rừng trước đây còn có sự chồng chéo, trùng lặp giữa
hộ gia đình với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức, hồ sơ giao đất cho hộ thiếu rõ
ràng, khó nhận biết trên thực địa (bản đồ không có tọa độ, không mô tả rõ ràng),
rừng được giao nhưng chưa đánh giá chất lượng, trữ lượng và giá trị nên gây
khó khăn cho công tác quản lý, đầu tư phát triển rừng.
Phần lớn rừng và đất rừng đang do các chủ rừng Nhà nước quản lý sử
dụng với 279.028 ha, chiếm 77% tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp, thực tế
này là chưa phù hợp với chủ trương xã hội hóa lâm nghiệp. Trong khi chỉ giao

được cho 13.999 hộ gia đình với 33.125 ha (bình quân 2,36 ha/hộ), chỉ chiếm
9,1% tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp, diện tích giao cho các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh là chưa đáng kể.
Sau khi rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CT-TTg đã phát
sinh bất cập về cơ cấu diện tích sử dụng rừng, đất rừng:
Các đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng được giao quản lý nhiều rừng
phòng hộ (như ở Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và dịch vụ Hương
Sơn trên 24.000 ha, Chúc A trên 9.000 ha). Diện tích rừng phòng hộ được giao
lớn không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thiếu sự đầu tư của Nhà nước,
doanh nghiệp phải lấy từ hiệu quả sản xuất kinh doanh để bảo vệ rừng tạo nên
gánh nặng cho DN, từ đó công tác bảo vệ rừng có phần hạn chế và làm giảm vai
trò, hiệu quả SXKD.
Các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng được giao quản lý đất rừng sản
xuất lớn (như Ban QL khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ 5.403 ha, Ban quản lý
8
rừng Phòng hộ Ngàn Sâu 7.616 ha, Nam Hà Tĩnh 11.625 ha,...). Diện tích rừng
sản xuất được giao lớn, không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lại thiếu nguồn
lực đầu tư nên chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của rừng, đất rừng và có
phần làm giảm vai trò quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng.
Trong khi các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu được giao,
thuê đất, rừng để sản xuất, kinh doanh, nhưng việc tổ chức giao rừng cho hộ gia
đình cá nhân quá chậm, hiện nay vẫn còn khoảng 50.450 ha rừng và đất lâm
nghiệp đang do UBND các xã quản lý, chiếm 14 % tổng diện tích đất lâm
nghiệp (trong đó có 39.746 ha quy hoạch sản xuất), tập trung chủ yếu ở huyện
Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh và Vũ Quang.
Việc khoán rừng và đất lâm nghiệp ở một số đơn vị chủ rừng còn chưa
thực hiện đúng quy định, công tác quản lý hồ sơ còn thiếu chặt chẽ; quyền,
nghĩa vụ và chính sách hưởng lợi giữa bên giao khoán và bên nhận khoán chưa
được xác lập rõ ràng, nên hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng chưa cao.
4. Việc điều tra, kiểm kê, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng số liệu còn thiếu độ tin cậy
Công tác kiểm kê, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng mới chỉ
dừng lại ở việc thống kê, báo cáo, chưa có chương trình điều tra, kiểm kê, ứng
dụng các phần mềm vào thống kê, theo dõi diễn biến rừng hàng năm.
Các cấp, các ngành chưa quan tâm đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho công
tác kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng nên công tác theo dõi diễn biến rừng hàng
năm đang dừng lại ở mức độ thống kê, báo cáo nên số liệu thiếu tin cậy. Năm
2005, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt dự án theo dõi diễn biến rừng và đất
lâm nghiệp trên địa bàn (Quyết định số 2605/QĐ/UBND- NL2) với tổng kinh
phí 1,73 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được vì thiếu kinh phí.
Số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng đến nay sau 12 năm chưa được kiểm
kê lại nên phải kế thừa từ số liệu gốc kiểm kê năm 1999, hàng năm có bổ sung,
cập nhật ở những vùng có biến động lớn và vùng có đầu tư khảo sát xây dựng
phương án, đề án, dự án nhưng độ tin cậy không cao. Do vậy, các cơ quan quản
lý, các chủ rừng không nắm chắc chất lượng, trữ lượng rừng được giao quản lý,
gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quản lý của các cấp.
5. Tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản trái
phép và lấn chiếm rừng, đất rừng vẫn xảy ra thường xuyên, có nơi nghiêm
trọng
Nhìn chung, tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế lâm sản trái
phép diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, với nhiều hình thức, mức độ khác nhau.
Từ 2006 đến tháng 8 năm 2011 trên địa bàn toàn tỉnh đã xử lý 4.431 vụ vi phạm,
tịch thu 7.649 m
3
gỗ các loại và 8.071 kg động vật rừng, trong đó số vụ vi phạm
trong tỉnh 4.226 vụ, chiếm 95,4 %, gồm: vi phạm về khai thác, vận chuyển
3.914 vụ, chế biến 312 vụ. Các huyện có số vụ vi phạm nhiều là Hương Sơn
(Sơn Hồng, Sơn Kim I), Hương Khê (Hương Lâm, Phú Gia) và Vũ Quang
(Hương Quang), Kỳ Anh (Kỳ Sơn, Kỳ Thượng). Một số vụ vi phạm có tính chất
nghiêm trọng, như vụ tập kết gỗ trái phép có số lượng lớn tại xã Kỳ Sơn, huyện

9
Kỳ Anh (năm 2009), tại xã Sơn Hồng, huyện hương Sơn năm 2011, năm
2012...nhưng chủ rừng, chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã không biết;
việc buôn bán, chế biến gỗ không rõ nguồn gốc xảy ra tại một số nơi như: xã
Hương Lâm huyện Hương Khê, Thái Yên ở Đức Thọ,... Hầu hết các vụ việc nêu
trên khi các cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện, các phương tiện thông tin đại
chúng đưa tin, khi đó chủ rừng và chính quyền địa phương các xã mới vào cuộc.
Nhiều nơi người dân xem việc khai thác gỗ trái phép như là một nghề làm ăn và
thậm chí tổ chức cả một số đông để thực hiện, nhưng chính quyền xã thiếu kiểm
soát và không có biện pháp chấn chỉnh. Bên cạnh đó, tình hình chống người thi
hành công vụ xảy ra nhiều và ngày càng nghiêm trọng. Hành vi chống đối của
lâm tặc ngày càng côn đồ và có tính chất nghiêm trọng hơn như tổ chức đông
người để bao vây cướp tang vật, tấn công, đe dọa tính mạng người làm công tác
bảo vệ rừng (chém lực lượng bảo vệ rừng, ném mìn đe dọa tính mạng gia đình
cán bộ như ở Khu BTTN Kẻ Gỗ, Vườn Quốc Gia Vũ Quang; phá hoại phương
tiện của các lực lượng bảo vệ rừng tại Sơn Lĩnh, Sơn Hồng,...).
Những năm gần đây, do sức ép về nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng,
nên nhân dân đã tự ý xâm hại, lấn chiếm rừng, đất rừng để phát triển kinh tế.
Toàn tỉnh đã xảy ra 180 vụ xâm hại, lấn chiếm rừng, đất rừng trái phép với diện
tích 87 ha để trồng rừng, trồng cây nguyên liệu làm thiệt hại đến tài nguyên rừng
(chủ yếu tại huyện Kỳ Anh). Song do chủ động nắm bắt tình hình, các cấp, các
ngành, chủ rừng đã phát hiện và xử lý kịp thời nên đến nay tình hình lấn chiếm
rừng, đất rừng cơ bản đã được chấn chỉnh.
6. Việc huy động nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo
vệ, phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn còn nhiều hạn chế
Việc đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng chưa được các cấp chính quyền
quan tâm đúng mức theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, chủ yếu
đang dựa vào nguồn ngân sách Trung ương từ dự án 661 và huy động nguồn lực
trong dân đầu tư trồng rừng sản xuất. Ngân sách tỉnh đầu tư hàng năm quá ít,
ngân sách huyện, xã hầu như không có. Chưa có cơ chế thu hút các nguồn vốn

tín dụng, vốn vay ưu đãi đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng trên diện tích được
giao, khoán, cho thuê.
Việc huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bảo vệ và phát triển
rừng còn nhiều hạn chế. Thời gian qua trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 2 doanh
nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam đầu tư trồng cây cao su, 2
Doanh nghiệp là Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh và Công ty HAVIHA đầu tư
trồng rừng nguyên liệu, hiện tại chưa thu hút được nhiều Doanh nghiệp đầu tư
cho lĩnh vực lâm nghiệp. 5 năm qua bằng các nguồn vốn khác nhau, cả tỉnh chỉ
huy động được hơn 437 tỷ đồng để đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng, trong
đó vốn từ tập đoàn CN cao su hơn 227 tỷ đồng.
Việc đầu tư bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên, chỉ mới dừng lại ở khâu bảo
vệ là chính và tập trung cho rừng phòng hộ, đặc dung. Chưa thu hút được các
thành phần kinh tế, nhất là các Doanh nghiệp đầu tư vào chiều sâu sản xuất kinh
doanh tổng hợp theo hướng bền vững, lâu dài, đặc biệt là làm giàu rừng tự nhiên
sản xuất, trồng cây gỗ lớn, cây lâm sản phi gỗ gắn với chế biến các sản phẩm đồ
10
gỗ cao cấp. Hiện tại mới chỉ có 2 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và dịch vụ
Hương Sơn, Chúc A sản xuất kinh doanh gỗ lớn, nhưng chủ yếu đang tổ chức
khai thác chính gỗ rừng theo kế hoạch hàng năm và trích một phần kinh phí đầu
tư cho công tác bảo vệ rừng.
7. Việc phát triển rừng sản xuất chưa thực sự đi theo hướng thâm
canh, tăng năng suất và giá trị; tình trạng trồng rừng quảng canh, thiếu kỹ
thuật của các hộ dân vẫn còn phổ biến
Việc phát triển rừng sản xuất từ trước đến nay chủ yếu do các hộ gia đình
và một số công ty lớn tự bỏ vốn đầu tư, ngân sách hỗ trợ còn hạn chế, người dân
miền núi điều kiện đang còn khó khăn, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên chưa có
điều kiện đầu tư trồng rừng thâm canh mà chủ yếu đang tự phát, quảng canh,
nên năng suất rừng trồng chưa cao. Các chính sách khuyến khích phát triển một
số loài cây chủ lực, cây bản địa quý hiếm như Lim, Gõ, Sến, Táu, Giổi,…phục
vụ nhu cầu gia dụng và xuất khẩu chưa được quan tâm, chậm ban hành. Các

doanh nghiệp chưa thực sự trăn trở để đầu tư thâm canh, kinh doanh tổng hợp từ
rừng.
8. Hệ thống chế biến lâm sản phát triển thiếu quy hoạch, thiếu sự
kiểm soát của Nhà nước; công nghệ chế biến chậm đổi mới, sản phẩm thiếu
sức cạnh tranh, giá trị gia tăng chưa cao (đang chủ yếu bán sản phẩm thô,
nhất là nguyên liệu gỗ rừng trồng)
Hầu hết các cơ sở chế biến lâm sản được xây dựng tự phát không theo quy
hoạch, chưa gắn với nguồn nguyên liệu (Thống kê đến 15/8/2011, toàn tỉnh có
289 xưởng cưa xẻ hoạt động, trong đó số xưởng có đăng ký kinh doanh là 118
xưởng, số xưởng không có giấy phép ĐKKD là 171 xưởng, chiếm 59,2% tổng
số xưởng).
Một số ít cơ sở chế biến lớn như: Công ty liên doanh sản xuất dăm giấy
Việt Nhật, Công ty chế biến gỗ xuất khẩu Đại Phát, Công ty trồng rừng và sản
xuất nguyên liệu giấy Hanviha, Công ty Cổ phần Việt Hà, Công ty TNHH Xuân
Lâm, công ty TNHH Hoàng Anh…là xây dựng đúng quy hoạch, số còn lại chủ
yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, phát triển tự phát, phân bố chủ yếu trong các khu dân
cư, không theo quy hoạch và không gắn với nguồn nguyên liệu, sản xuất không
ổn định; công nghệ thiết bị còn lạc hậu, sản phẩm thô, chưa có sức cạnh tranh,
giá trị lâm sản chưa cao.
Việc cấp phép các cơ sở chế biến lâm sản chưa thống nhất và thiếu phối
hợp giữa các cơ quan liên quan, chưa có sự tham gia của ngành lâm nghiệp đây
là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; chưa căn cứ khả năng cung ứng
nguồn nguyên liệu đầu vào và nhu cầu thực tế của các địa phương để cấp phép.
Nguồn nguyên liệu đưa vào chế biến của các cơ sở sản xuất lớn hầu hết có
nguồn gốc, còn các cơ sở sản xuất nhỏ, đặc biệt là làng nghề truyền thống đang
sử dụng nhiều gỗ rừng tự nhiên trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc; thủ
tục về kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra thiếu chặt chẽ
nên việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng khó thực hiện.
11
III. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
1.1. Về khách quan
- Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, địa bàn hoạt động rộng lớn, chia cắt phức
tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp,...
- Hệ thống văn bản pháp luật và chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ,
chưa đáp ứng với chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế kinh tế thị trường,
thậm chí còn có sự chồng chéo, khó thực hiện ở một số văn bản. Chưa bổ sung
kịp thời những cơ chế chính sách mới hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, đặc biệt là
rừng tự nhiên sản xuất chưa đủ trữ lượng khai thác chính nhằm tạo ra những khu
rừng gỗ lớn phục vụ nhu cầu chế biến lâm sản.
- Đời sống nhân dân miền núi gặp rất nhiều khó khăn, thiếu việc làm, thu
nhập không ổn định, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nghề
rừng. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng
của nhân dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.
- Nhu cầu sử dụng lâm sản của xã hội ngày càng tăng, giá trị các sản
phẩm gỗ tăng cao, nhất là gỗ rừng tự nhiên, gỗ quý, trong khi gỗ rừng trồng và
các vật liệu thay thế khác chưa đáp ứng được. Mặt khác hoạt động của "lâm tặc"
ngày càng tinh vi, có tổ chức và ngang ngược.
- Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ngày càng cao
nên một số diện tích rừng tự nhiên phải chuyển mục đích sử dụng ra khỏi lâm
nghiệp phục vụ công trình thủy lợi, thủy điện, khu tái định cư, đường giao
thông…vv.
- Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho hoạt động lâm nghiệp vẫn còn
hạn chế. Một số chủ trương, dự án được phê duyệt, triển khai thực hiện nhưng
lại không được cấp kinh phí như công tác giao rừng, dự án theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng, kiểm kê, trồng khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng...
1.2. Về chủ quan.
- Chính quyền nhiều xã, huyện, một số chủ rừng và cơ quan chuyên môn
chưa ý thức đầy đủ và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình theo quy định
của pháp luật. Một số nơi còn thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý,

thậm chí làm ngơ, bao che cho hành vi vi phạm. Một số cán bộ kiểm lâm và bảo
vệ rừng của chủ rừng thiếu tinh thần trách nhiệm, có biểu hiện thông đồng, tiếp
tay cho các hành vi xâm hại rừng trái phép.
- Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp, của các cơ quan
chuyên môn còn chưa thường xuyên, thiếu kế hoạch cụ thể và chưa quyết liệt,
nhất là việc kiểm tra vận chuyển, chế biến lâm sản, kiểm tra việc chấp hành
nhiệm vụ của cấp dưới. Công tác báo cáo, nắm bắt thông tin, tổ chức dự báo tình
hình chưa đảm bảo nên nhiều việc chưa có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp còn bất cập, nhiều việc còn chồng
chéo không được phân định rõ. Biên chế của lực lượng Kiểm lâm và bảo vệ
rừng còn thiếu 131 người so với tiêu chuẩn quy định, cấp xã thiếu cán bộ chuyên
12

×