Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CẤU PHẦN XDCB DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THCS II (VỐN VAY ADB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----[\[\-----

LÊ TRUNG THÀNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CẤU PHẦN XDCB DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THCS II (VỐN VAY ADB).

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh

HÀ NỘI – 2010


MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC

1

TỪ VIẾT TẮT

4

PHẦN MỞ ĐẦU

6



1. Lý do chọn đề tài

6

2. Mục đích nghiên cứu

7

3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu

7

4. Phương pháp nghiên cứu

8

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

8

6. Kết cấu luận văn

9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ
ÁN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU CHO CÁC DỰ ÁN ODA

10


1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB

10

1.1.1. Khái niệm cơ bản về dự án đầu tư

10

1.1.2. Các nội dung của công tác quản lý Dự án

11

1.2 QUẢN LÝ CẤU PHẦN XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG DỰ ÁN ODA

15

1.2.1 Khái niệm về Dự án ODA

15

1.2.2. Các dự án ODA về giáo dục đã và đang triển khai ở Việt Nam.

16

1.2.3. Các quy định chung của Chính phủ Việt nam và ADB về quản lý

17

Dự án nguồn vốn ODA
1.2.4. Thực hiện dự án


20

1.3. NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN ĐỂ PHỤC VỤ VIỆC PHÂN TÍCH

25

ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ODA
1


1.3.1 Khái niệm, lý luận về giám sát và đánh giá dự án

26

1.3.2. Khung thiết kế và giám sát - đánh giá về xây dựng cơ bản

30

1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ VIỆC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ
ÁN

36

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN

37

LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THCS II.
2.1. Tình hình thực hiện các Dự án THCS bằng nguồn vốn ADB


37

giai đoạn 1998 - 2003.
2.2. Giới thiệu về Dự án Phát triển GD THCS II

37

2.3. Giới thiệu tóm tắt nội dung XDCB của Dự án THCS II

40

2.4 Phân tích thực trạng công tác quản lý XDCB Dự án Phát triển

41

GD THCS II
2.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện XDCB Dự án

42

2.4.2. Nhận định đánh giá về hình thức “Tổ chức bộ máy quản lý thực
hiện XDCB Dự án”

43

2.4.3. Nhận định về Đặc điểm nổi bật của Dự án THCS II

43


2.4.4. Nhận định đánh giá về thuận lợi

44

2.4.5. Nhận định đánh giá về những khó khăn trong quản lý Dự án

44

2.4.6. Về tình hình thực hiện qui trình thủ tục quản lý XDCB

45

2.4.7. Đánh giá các chỉ tiêu thực hiện Dự án phát triển GD THCS II

47

2.4.8. Phân tích giai đoạn chuẩn bị đầu tư
2.4.9. Phân tích công tác Lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật

50
51

2.4.10. Phân tích công tác thẩm định, phê duyệt.

53

2.4.11. Phân tích giai đoạn thực hiện

55


2.4.12. Quản lý thực hiện Dự án trong giai đoạn thi công công trình

59

2.4.13. Tạm ứng, thanh toán và giải ngân

61

2.4.14. Công tác lập báo cáo quyết toán XDCB hoàn thành

62

2


2.4.15. Chế độ báo cáo của Ban Thực hiện Dự án Tỉnh

62

2.4.16. Đánh giá chung và những vấn đề còn tồn tại

65

2.5.17 Các kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác quản lý XDCB dự án
THCS II.

67

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CẤU PHẦN

XDCB DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GD THCS II

71

3.1 Định hướng tiếp theo của Dự án Phát triển GD THCS II

71

3.2. Đánh giá chung về cơ hội và thách thức của dự án

72

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thực hiện
cấu phần XDCB dự án THCS II

73

3.3.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện và nâng cao năng lực của bộ máy làm
công tác quản lý Dự án THCS II

73

3.3.2 Giải pháp 2: Kiện toàn công tác Giám sát và đánh giá dự án

81

3.3.3 Giải pháp 3: Bố trí các nguồn vốn và lập kế hoạch thực hiện Dự
án một cách hợp lý.

83


3.3.4 Giải pháp 4: Điều chỉnh, bổ sung một số các quy định: về quản
lý, thực hiện XDCB của Dự án với quy định của ADB, về thủ tục
thanh toán ở địa phương

87

3.3.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện công tác thực hiện Dự án đối với các

88

trường thụ hưởng Dự án bằng giải pháp huy động các nguồn lực khác.
KẾT LUẬN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3

92
93
95


TỪ VIẾT TẮT

ADB
AM
AMT
BĐH
Ban QLDA

BTH
Bộ KHĐT
Bộ TC
Bộ TNMT
CĐC
CĐSP
COBP
CSVC
CQCQ
CSP
DA
DMC
DTNT
ĐCCTDA
EA
FS
GD&ĐT
GSCĐ
GV
HĐKV
HSDT
HSMT
HTKT
KSXD
KLPS
KTXH
NĐ-CP
NHNNVN
ODA


Ngân hàng Phát triển châu Á
Biên bản ghi nhớ
Công cụ theo dõi thống nhất
Ban điều hành
Ban Quản lý dự án
Ban thực hiện
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Tài chính
Bộ Tài nguyên Môi trường
Chủ đầu tư
Cao đẳng sư phạm
Kế hoạch hoạt động quốc gia
Cơ sở vật chất
Cơ quan Chủ quản
Chiến lược và Chương trình quốc gia
Dự án
Nước thành viên đang phát triển
Dân tộc nội trú
Đề cương chi tiết dự án
Cơ quan điều hành dự án
Nghiên cứu khả thi
Giáo dục và Đào tạo
Giám sát cộng đồng
Giáo viên
Hiệp định khoản vay
Hồ sơ dự thầu
Hồ sơ mời thầu
Hỗ trợ kỹ thuật
Khảo sát xây dựng
Khối lượng phát sinh

Kinh tế xã hội
Nghị định Chính phủ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hỗ trợ Phát triển Chính thức
4


PAM
PCP
PPMS
PPR
PPTA
PPU
PT

QĐĐT
RRP
TA
THCS
THPT
TTCP
TOR
TTg
TW
UBND
UNICEF
USD
VAT
VPCP
VRM

XDCB

Tài liệu quản lý dự án
Báo cáo ý tưởng dự án
Hệ thống quản lý dự án theo kết quả hoạt động
Báo cáo tiến độ thực hiện dự án
Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án
Đơn vị chuẩn bị dự án
Phát triển
Quyết định
Quyết định đầu tư
Báo cáo và kiến nghị lên Chủ tịch
Hỗ trợ kỹ thuật
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thủ tướng Chính phủ
Điều khoản tham chiếu
Thủ tướng Chính phủ
Trung ương
Uỷ ban nhân dân
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Đô la Mỹ
Giá trị gia tăng
Văn phòng Chính phủ
Văn phòng đại diện tại Việt Nam (ADB)
Xây dựng cơ bản

5



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự cần thiết phải tăng cường hiệu quả và hiệu suất của việc cung cấp vốn
ODA tại Việt Nam ngày càng trở thành mối quan tâm trọng điểm của Chính
phủ và cộng đồng các nhà tài trợ. Mặc dù đã có tiến triển nhưng tỷ lệ tiếp nhận
ODA của Việt Nam vẫn còn thua các nước khác trong khu vực Đông Á và do
đó gây nên sự lo ngại về khả năng tiếp nhận thêm các nguồn lực mà Việt Nam
đã kêu gọi để đạt được các mục tiêu xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế
đã nêu trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. Xác định
các trở ngại thường gặp trong hoạt động thực hiện các dự án đầu tư từ đó hoàn
thiện công tác quản lý đầu tư, sẽ đảm bảo Dự án Phát triển GD THCS II thực
hiện đúng tiến độ và có hiệu quả nhất.
Việc áp dụng các thành tựu trong nghiên cứu và kinh nghiệm trong thực
tiễn để tổ chức, điều phối các nguồn lực hữu hạn một cách có hiệu quả nhất,
trong một giới hạn nhất định về không gian và thời gian nhằm đạt được các
mục tiêu của dự án đã được xác định. Chính vì vậy việc quản lý hiệu quả các
dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng có ý
nghĩa rất lớn, không chỉ đối với cơ quan quản lý mà còn tác động đến nhiều
mặt của đời sống xã hội.
Một trong những yếu tố kết tinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
THCS là việc cải thiện kết quả thực hiện và tác động của các dự án trong đó
kết quả của thành phần đầu tư cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng. Kết quả
thực hiện muốn được cải thiện thì cần phải có những giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý, thực hiện đầu tư về xây dựng cơ bản. Đây chính là lý do chọn đề
tài của luận văn.
Đề tài sẽ giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo chung cũng như công tác thực
hiện đầu tư kiện toàn cơ sở vật chất kỹ thuật các trường trong thời gian tới. Cơ
sở vật chất kỹ thuật trường học là nhân tố quan trọng, là điều kiện phương tiện
không thể thiếu trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục đổi mới.


6


Dự án Phát triển giáo dục THCS pha I (từ 1998 đến 2004) và Dự án Phát
triển Giáo dục THCS pha II (từ 2004 đến 2011) đã thực hiện trong 6 năm, và
tôi đã tham gia công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của cả 2 giai đoạn dự
án. Qua thực tế công tác đã tổng kết được một số kinh nghiệm về quản lý đầu
tư dự án. Kiện toàn kiến thức quản lý thực hiện dự án của mình để phục vụ
việc triển khai giai đoạn tiếp theo của Dự án. Đồng thời hy vọng một số kết
quả nghiên cứu trong luận văn sẽ hỗ trợ công tác quản lý của các Dự án khác.
Với các ý nghĩa nêu trên chính là lý do để tôi chọn đề tài: Một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý thực hiện cấu phần XDCB Dự án phát
triển giáo dục THCS II (vốn vay ADB).
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ cơ sở lý thuyết về quản lý đã được
trang bị trong khoá đào tạo thạc sỹ về Quản trị kinh doanh của Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội, từ phân tích thực trạng tình hình quản lý thực hiện cấu
phần XDCB, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý
thực hiện cấu phần XDCB dự án Phát triển GD THCS II.
- Việc hoàn thiện công tác quản lý thực hiện cấu phần XDCB dự án Phát triển
GD THCSII được luận văn nghiên cứu, đề xuất để tăng cường tính thống nhất
trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu suất quản lý và năng lực của
các Ban QLDA địa phương.
- Thông qua đề tài Luận văn giúp nhà quản lý có thể thấy được khái quát về
quản lý thực hiện cấu phần XDCB dự án Phát triển GD THCS II nói riêng và
các Dự án THCS vốn vay ADB nói chung. Qua đó có sự điều chỉnh phù hợp
trong quá trình triển khai thực hiện đảm bảo Dự án thực hiện đúng tiến độ và
có hiệu quả nhất.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Thành phần XDCB các Dự án Phát triển GD THCS nói chung và Dự án

THCS II nói riêng được phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 15
tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Báo cáo nghiên
cứu khả thi “Dự án Phát triển giáo dục trung học cơ sở II”

7


4. Phương pháp nghiên cứu
- Tra cứu tài liệu về quản lý dự án có tham khảo thêm các tài liệu trong và
ngoài nước trong lĩnh vực quản lý dự án nguồn vốn ODA do ADB tài trợ.
- Sử dụng kiến thức đã được học trong chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị
kinh doanh của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Tiếp cận và thu thập số liệu về kết quả thực hiện xây dựng cơ bản Dự án
THCS II.
- Phương pháp thu thập số liệu là thông qua việc điều tra, khảo sát: bằng
phiếu khảo sát, phỏng vấn điều tra thực tế kết quả ở địa phương tỉnh, và từ tài
liệu lưu trữ các báo cáo của Dự án.
- Thống kê toán học: tổng hợp, phân tích số liệu.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các TS hướng dẫn, các
chuyên gia quốc tế và trong nước, lãnh đạo trực tiếp quản lý về XDCB của Dự
án và các chuyên gia khác trong lĩnh vực quản lý Dự án nguồn vốn ODA do
ADB tài trợ.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Kết quả đề tài luận văn hỗ trợ các cơ quan quản lý có thể thấy được khái
quát về quản lý thực hiện cấu phần XDCB dự án Phát triển GD THCS II nói
riêng và các Dự án THCS vốn vay ADB nói chung.
- Việc đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án là
cơ sở để điều chỉnh phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện đảm bảo Dự
án thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả nhất.
- Giúp cho Ban thực hiện Dự án tỉnh nắm được qui trình thực hiện QLDA

một cách sâu sắc hơn, tăng cường nâng cao năng lực quản lý dự án.

8


6. Kết cấu luận văn
Để thể hiện được mục tiêu của đề tài, bản luận văn này được chia thành 3
Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thực hiện Dự án đầu tư nghiên cứu cho
các dự án ODA.
Chương 2: Phân tích hiện trạng công tác quản lý thực hiện cấu phần
XDCB dự án Phát triển GD THCS II.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện trong công tác quản lý thực
hiện cấu phần XDCB dự án Phát triển GD THCS II .

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NGHIÊN CỨU CHO CÁC DỰ ÁN ODA
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB
1.1.1. Khái niệm cơ bản về Dự án đầu tư:
Theo định nghĩa của qui chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức (ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ- CP ngày 09/11/2006
của Chính phủ): Dự án là tập hợp liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc
một số mục tiêu xác định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng
thời gian xác định, dựa trên những nguồn lực xác định. Dự án bao gồm dự án
đầu tư và Dự án hỗ trợ kỹ thuật.
Dù được xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì dự án đầu tư cũng bao gồm

các thành phần chính như sau:
- Các mục tiêu cần đạt đựoc khi thực hiện dự án:
Cụ thể là khi thực hiện, dự án sẽ mang lại những lợi ích gì cho chủ đầu tư.
Những mục tiêu này cần được biểu hiện bằng kết quả cụ thể, mang tính định
lượng rõ ràng.
- Các hoạt động của dự án:
Dự án phải nêu rõ những hoạt động cụ thể phải tiến hành, địa điểm diễn ra
các hoạt động của dự án, thời gian cần thiết để hoàn thành, và các bộ phận có
trách nhiệm thực hiện những hoạt động đó. Cần lưu ý rằng các hoạt động đó
có mối quan hệ với nhau vì tất cả đề hướng tới sự thành công của dự án và các
mối quan hệ đó diễn ra trong một môi trường không chắc chắn. Bởi vì môi
trường dự án không phải là môi trường hiện tại mà là môi trường tương lai.
- Các nguồn lực:

10


Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về
vật chất, tài chính, con người… Vì vậy, phải nêu rõ các nguồn lực cần thiết
cho dự án. Tổng hợp các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.
Mỗi dự án bao giờ cũng được xây dựng và thực hiện trong sự giới hạn về
nguồn lực.
1.1.2. Các nội dung của công tác quản lý Dự án:
a. Phương diện thời gian: Chu trình của một dự án bao gồm nhiều giai
đoạn khác nhau, thường bao gồm ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn xác định, nghiên cứu và lập dự án. Đây là giai đoạn quyết định
hành động hay không hành động , triển khai hay không triển khai dự án. Giai
đoạn này mang tính chất nghiên cứu. Từ ý tưởng xuất hiện do một nhu cầu nào
đó đến việc luận chứng về mọi khía cạnh để biến ý tưởng thành thực tế là cả
một công việc khó khăn phức tạp. Đối với những dự án đầu tư lớn, giai đoạn

này giữ vị trí then chốt, đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia giỏi, làm việc có trách
nhiệm. Trong giai đoạn xác định, nghiên cứu và lập dự án, các công việc cần
được tiến hành một cách thận trọng.
Đối với các dự án đầu tư, giai đoạn một là giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm
nghiên cứu đánh giá cơ hội đầu tư; Nghiên cứu và lập dự án tiền khả thi và khả
thi và thẩm định và phê duyệt dự án ở các cấp quản lý. Sản phẩm của giai đoạn
này là một bản dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đầu tư, đó
là luận chứng kinh tế – kỹ thuật hay dự án khả thi.
- Giai đoạn triển khai thực hiện dự án. Trong giai đoạn này các nguồn lực
được sử dụng, các chi phí phát sinh, đối tượng dự án được từng bước hình
thành. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn này là tiến hành công việc nhanh, đảm
bảo chất lượng công việc và chi phí trong khuôn khổ đã được xác định bởi vì

11


các chi phí chủ yếu diễn ra ở giai đoạn này, chất lượng dự án phụ thuộc vào
kết quả hoạt động trong giai đoạn này và đây là giai đoạn quyết định việc đưa
dự án vào khai thác sử dụng để thực hiện mục tiêu dự án.
Đối với các dự án đầu tư, giai đoạn này được gọi là giai đoạn thực hiện đầu
tư. Nội dung giai đoạn này bao gồm:
- Xin giao hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước (nếu có xây dựng)
- Chuẩn bị mặt bằng xây dưng (nếu có xây dựng)
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn, khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất
lượng công trình (đấu thầu tuyển chọn tư vấn).
- Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Thẩm định thiết kế công trình
- Tổ chức đấu thầu, mua sắm thiết bị, thi công xây lắp
- Xin giấy phép xây dựng
- Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án

- Thi công xây lắp công trình
- Nghiệm thu công trình và thanh quyết toán
Triển khai thực hiện dự án là kết quả một quá trình chuẩn bị và phân tích
kỹ lưỡng, song thực tế rất ít khi dự án được tiến hành đúng như kế hoạch.
Nhiều dự án đã không đảm bảo tiến độ thời gian và chi phí dự kiến, thậm chí
một số dự án đã phải thay đổi thiết kế ban đầu do giải pháp kỹ thuật không
thích hợp, do thiếu vốn, do những biến động về môi trường dự án, đặc biệt là
do hạn chế về mặt quản lý mà phổ biến là thiếu cán bộ quản lý dự án, cơ cấu tổ
chức, phân công trách nhiệm không rõ ràng, sự phối hợp kém hiệu quả giữa
các cơ quan tham gia vào dự án. Những yếu kém trong quản lý thường gây ra
tình trạng chậm trễ thực hiện và chi phí vượt mức, giám sát thiếu chặt chẽ và

12


kém linh hoạt, phản ứng chậm trước những thay đổi trong môi trường kinh tế
– xã hội.
- Giai đoạn khai thác dự án. Đây là giai đoạn hoạt động dự án. Giai đoạn
này được bắt đầu từ khi kết thúc thực hiện dự án đến hết thời kỳ hoạt động của
dự án. Trong giai đoạn hoạt động, dự án bắt đầu phát huy hiệu quả. Lợi ích của
dự án chỉ được thực hiện ở giai đoạn này.
Về phương diện thời gian, dự án cần xem như một quá trình gồm ba giai
đoạn kế tiếp và chi phối lẫn nhau. Mỗi giai đoạn đều có vị trí quan trọng và
đều diễn ra trong một thời gian xác định. Xuất phát từ yêu cầu về kết quả cuối
cùng của dự án, giai đoạn đầu cần tiến hành một cách thận trọng vì đây là việc
đưa ra một quyết định quản lý quan trọng. Giai đoạn hai cần được triển khai
nhanh nhằm rút ngắn thời gian thực hiện, đưa dự án vào khai thác đem lại hiệu
quả.
b. Phương diện kinh phí của dự án: Kinh phí của dự án là biểu hiện bằng
tiền của các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án. Đối với các dự án

đầu tư, phương diện kinh phí của dự án là phương diện tài chính mà trung tâm
là vấn đề vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Vốn đầu tư cần được tính
chính xác và quản lý chặt chẽ. Đủ kinh phí dự án mới được thực hiện và hoạt
động theo tiến độ đã đề ra. Kinh phí của dự án luôn luôn là thành tố quan trọng
tạo nên hiệu quả kinh tế các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư. Đối với mỗi
dự án, điều quan trọng không chỉ xác định chính xác lượng kinh phí cần thiết
mà còn cần xác định nguồn kinh phí của nó. Mỗi dự án có thể được đảm bảo
bằng một, một số hoặc nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Cơ cấu nguồn kinh
phí là một nhân tố phản ánh khả năng an toàn của dự án. Phương diện kinh phí
của dự án cần được xem xét ở cả ba giai đoạn. Giai đoạn đầu xác định số

13


lượng và nguồn kinh phí cần thiết cho các hoạt động của hai giai đoạn còn lại.
Kinh phí cần thiết cho các hoạt động ở giai đoạn một của dự án chiếm tỷ lệ
thấp so với hai giai đoạn sau, nhưng tính chất hoạt động trong giai đoạn này có
ý nghiã quyết định, bởi vậy, không cần quá hạn chế chi phí để ảnh hưởng đến
chất lượng hoạt động. Giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn chủ yếu kinh phí
được đưa vào để hoàn thành các hoạt động thực hiện dự án. Cần đặc biệt quan
tâm đến quản lý kinh phí trong giai đoạn này. Giai đoan ba, kinh phí được biểu
hiện dưới dạng chi phí khai thác dự án. Chi phí khai có tỷ lệ nhiều ít khác nhau
tuỳ thuộc vào từng ngành.
c. Phương diện hoàn thiện của dự án: Phương diện này của dự án đại diện
cho những đầu ra mong muốn (kết quả cần đạt được theo hướng mục tiêu).
Một cách chung nhất, đó là chất lượng hoạt động của dự án. Độ hoàn thiện của
dự án là kết quả tổng hợp của cả ba giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và hoạt
động. Bất cứ một hoạt động yếu kém nào trong ba giai đoạn đều ảnh hưởng
đến kết quả cuối cùng của dự án. Chất lượng hoạt động trong giai đoạn một
được thể hiện ở chất lượng tập hồ sơ về dự án. ở giai đoạn hai là việc đảm bảo

tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của dự án. Còn chất lượng hoạt động trong
giai đoạn ba là kết quả cuối cùng của dự án – mục tiêu dự án.
* Quan hệ giữa ba phương diện chính của dự án: Mối quan hệ giữa ba
phương diện chính của dự án là mối quan hệ biện chứng có mâu thuẫn. Việc
giải quyết mối quan hệ này luôn đặt ra cho các nhà quản lý dự án. Thời điểm,
thời gian, các nguồn lực là những điều kiện quyết định mục tiêu của dự án.
Ngược lại, những đầu ra định hướng cho việc lựa chọn đầu vào. Một dự án với
yêu cầu chất lượng, với những công việc phức tạp không thể thực hiện bằng
đội ngũ những người thiếu kỹ năng và không có trách nhiệm.

14


Dự án thường bị ràng buộc về nguồn lực vì khi nhắc đến dự án, người ta
nhìn thấy ngay các khoản chi phí: tiền bạc, phương tiện, dụng cụ, thời gian,
trí tuệ… Các nguồn lực này ràng buộc chặt chẽ với nhau và tạo nên khuôn
khổ của dự án.
1.2. QUẢN LÝ CẤU PHẦN XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG DỰ ÁN ODA

1.2.1 KHÁI NIỆM VỀ DỰ ÁN ODA
* Khái niệm: Dự án ODA là Dự án hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA là từ
viết tắt của từ 'Official Development Assistance' - gọi tắt là ODA) được hiểu là
hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài
trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ.
Theo định nghĩa của qui chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức (ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ- CP ngày 09/11/2006
của Chính phủ) thì hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) là sự
hợp tác phát triển giữa nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài
trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức

liên quốc gia hoặc liên chính phủ.
* Một số đặc điểm của dự án vốn ODA:
a. Nguồn vốn : Toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn thực hiện dự án ODA là
do các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính
phủ nước ngoài tài trợ. Nguồn vốn là điểm khác biệt lớn nhất giữa dự án ODA
với các dự án khác; kèm theo nó là các yêu cầu, quy định, cơ sở pháp lý về quản
lý và thực hiện của nhà đầu tư và nhà tài trợ;
b. Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng ODA là: (i) cấp phát từ
ngân sách nhà nước; (ii) cho vay lại từ ngân sách nhà nước; (iii) cấp phát một
phần, cho vay lại một phần từ ngân sách Nhà nước;

15


c. Các dự án ODA thường có vốn đối ứng là khoản đóng góp của phía Việt
Nam bằng hiện vật và giá trị để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án
(có thể dưới dạng tiền đuợc cấp từ ngân sách hoặc nhân lực, cơ sở vật chất).
1.2.2. CÁC DỰ ÁN ODA VỀ GIÁO DỤC ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI
Ở VIỆT NAM.
Ngay sau khi thống nhất đất nước năm 1975, trong các nhà tài trợ ODA thì
UNICEF là một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên đến giúp đỡ ngành giáo
dục. Sự hỗ trợ của giai đoạn viện trợ khẩn cấp sau năm 1975 tập trung vào sự
giúp đỡ về cơ sở vật chất cho trường học như: giúp xây dựng 12 xưởng đóng
bàn ghế, 78 trung tâm giáo dục lao động hướng nghiệp, xây dựng 3074 phòng
học, trang thiết bị cho 38 trường cao đẳng sư phạm, 40 trường mẫu giáo, 41
trường trung học sư phạm, 41 trường thực hành. Nhờ có sự giúp đỡ trong giai
đoạn đầu này mà cơ sở vật chất ngành giáo dục được cải thiện đáng kể, làm
tiền đề cho những sự phát triển của giáo dục sau này.
Theo số liệu Bộ GD - ĐT, từ năm 1998 đến nay, đã có 9 dự án được triển
khai bằng nguồn vốn ODA với tổng vốn trên 825 triệu USD và 6 dự án được

thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại với tổng vốn trên 25 triệu
USD đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục và
đào tạo, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất
lượng dạy và học.
Nguồn vốn ODA đầu tư cho giáo dục bắt đầu tăng nhanh từ những năm
1990, với những dự án đầu tư có mục tiêu rất đa dạng, phong phú và kích cỡ
dự án cũng rất khác nhau. Tổng hợp một số Dự án ODA tiêu biểu của ngành
như sau :
DA Đào tạo GV THCS, DA Đào tạo GV tiểu học, DA GD tiểu học trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn (2003-2009) - 245 triệu USD, DA Phát triển THCS2
(2005-2011) - 80 triệu USD, DA Phát triển THCS (1998-2004)- 70 triệu USD,
DA Phát triển GD THPT (2007-2011) - 43 triệu USD, Dự án giáo dục THCS
vùng khó khăn nhất (2008-2014)- 50 triệu USD, Dự án giáo dục đại học (19992004) - 103,7 triệu USD ... Nhờ những dự án quốc tế này mà BGD & ĐT đã
16


thực hiện được các mục tiêu quan trọng, góp phần nghiên cứu tổng thể và
hoạch định chiến lược giáo dục - đào tạo Việt Nam, tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị, tài liệu thông tin khoa học cho các cơ sở, nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo.
Đến nay, nguồn vốn ODA tài trợ cho giáo dục tăng lên nhờ sự tài trợ của
các tổ chức viện trợ đa phương cũng như các nước viện trợ song phương. Nhờ
có nguồn vốn ODA mà không những quy mô giáo dục không ngừng tăng lên
mà chất lượng giáo dục giáo dục cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực, giúp
thực hiện vấn đề xã hội hoá giáo dục cũng như công bằng xã hội trong giáo
dục. Nhờ thế mà vị thế của giáo dục Việt Nam dần được nâng cao trên thế giới.
Như vậy, có thể nói nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng trong việc giải
quyết các khó khăn về vốn đầu tư cho giáo dục trong giai đoạn vừa qua cũng
như trong giai đoạn sắp tới. Vì thế chúng ta phải biết sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn này để nó phát huy tác dụng tốt hơn nữa những vai trò tích cực của

nó đối với ngành giáo dục cũng như đối với toàn thể nền kinh tế nước ta.
1.2.3. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ ADB
VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN NGUỒN VỐN ODA
* Chu trình dự án ODA của Chính phủ Việt nam và ADB
Chu trình dự án của ADB bao gồm năm giai đoạn: (1) xây dựng chiến lược
và chương trình quốc gia ; (2) chuẩn bị dự án; (3) thẩm định và phê duyệt dự
án; (4) thực hiện dự án và (5) đánh giá dự án (Hình 1.1).
Hình 1.1: Chu trình dự án của ADB
1. Chiến lược và Chương
trình quốc gia (CPS)
5. Đánh giá Dự án

2. Chuẩn bịdự án
Chu trình
dự án của
ADB

3. Thẩm định/phê duyệt
DA

4. Thực hiện dự án

17


Chu trình quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ được quy định trong
Nghị định 131/CP bao gồm bốn giai đoạn: (i) xác định dự án; (ii) chuẩn bị và
thẩm định dự án; (iii) thực hiện dự án và (iv) chấp nhận, hoàn thành về mặt tài
chính và bàn giao DA cho người sử dụng và đánh giá sau DA (Hình 1.2).
Hình 1.2: Chu trình dự án của Chính phủ Việt Nam

1. Xác định dự án

4. Chấp nhận, hoàn thành về
mặt tài chính và bàn giao
DA cho người sử dụng và
đánh giá sau DA

Chu trình
dự án của
Chính phủ

2. Chuẩn bị và thẩm
định dự án

3. Thực hiện
dự án

i.

Xác định dự án: Qui trình xác định dự án tương tự như đối với dự án đầu tư;
Đề cương chi tiết dự án (ĐCCTDA) phải được chuẩn bị theo mẫu 2d
ĐCCTDA nêu trong thông tư số 04/2007/TT-BKH.
ii. Chuẩn bị và thẩm định dự án: chưa có qui định về các điểm cần thẩm định
để đảm bảo tính khả thi cho khoản vay phát triển ngành, trong thực tế cơ
quan chủ quản vừa phải chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi giống như dự
án đầu tư thông thường, vừa phải chuẩn bị khung chính sách phát triển
ngành cần cam kết thực hiện; chuẩn bị thư chính sách phát triển của Chính
phủ gửi cho ADB
iii. và trình ”Danh mục yêu cầu tài trợ kèm theo đề cương chi tiết dự án” xây
dựng chiến lược và chương trình quốc gia

Cách chia chu trình dự án thành các giai đoạn của Chính phủ Việt Nam (4)
có khác với các giai đoạn trong chu trình dự án của ADB (5), tuy nhiên, về bản

18


chất Chu trình dự án ODA, như nêu trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP, cũng
tương tự như chu trình dự án của ADB
Hình 1.3. So sánh chu trình dự án của Chính phủ và ADB

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Giai đoạn 4

19


* Khung pháp lý hiện hành về quản lý và sử dụng ODA
của Chính phủ Việt Nam và ADB
Nguyên tắc cơ bản về quản lý và sử dụng ODA được quy
định trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP như sau:
(i)

ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử
dụng để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát
triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.

(ii) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở tập
trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp,
gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp quản lý,
kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các cấp,
các cơ quan quản lý ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện.
(iii) Thu hút ODA đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo
đảm khả năng trả nợ nước ngoài, phù hợp với năng lực tiếp nhận và
sử dụng ODA của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thực
hiện.
(iv) Bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán của các quy định về quản lý và
sử dụng ODA; bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên
quan; hài hoà qui trình thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ.
(v) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
về ODA mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy
định của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều
ước quốc tế đó.
1.2.4. THỰC HIỆN DỰ ÁN
Do đề tài là “Quản lý thực hiện dự án nên Luận văn sẽ đi sâu vào việc
quản lý thực hiện Dự án trong giai đoạn thực hiện và trong mục 1.2.4 này
sẽ đề cập rõ những qui định, đặc điểm của Dự án vốn ADB bao gồm các
hoạt động thuộc các lĩnh vực (i) lập kế hoạch, (ii) huy động nguồn lực, (iii)
quản lý tài chính, (iv) đấu thầu, (v) giám sát, báo cáo, đánh giá và (vi) quản
lý môi trường, xã hội.
20


Thực hiện dự án được phân chia thành 3 giai đoạn cụ thể là (i) khởi
động dự án (hay chuẩn bị thực hiện dự án), (ii) thực hiện dự án và (iii) hoàn

thành, đóng khoản vay dự án.
* Khởi động Dự án
Bảng 1.1: Công việc và Trách nhiệm của Các bên liên quan
Lĩnh vực
Huy động
Nguồn lực
Quản lý tài
chính

Kế hoạch

Đấu thầu
Quản lý môi
trường và xã
hội

Công việc
Thành lập và tổ chức
Ban QLDA
Mở tài khoản tạm
ứng
Chuẩn bị vốn đối ứng
Chuẩn bị Kế hoạch
thực hiện dự án cập
nhật
Chuẩn bị Kế hoạch
đấu thầu cập nhật
Tuyển chọn tư vấn
QLDA và/hoặc
TKKT

Chuẩn bị Kế hoạch
tổng thể đền bù và tái
định cư.

Ban
QLDA

CDA

CQCQ

+

+++

+

++

++

+

++

+++

+

+++


+++

+

++

+++

+

++

+++

+

++

++

Bộ
KHĐT

++

Bộ
TC

NH

NN

++

+++

UB
ND

++

++

Ghi chú: (+): Cơ quan chuẩn bị; (++): Cơ quan liên quan; (+++): Cơ quan phê
duyệt; Ban QLDA: Ban quản lý Dự án; CDA: Chủ Dự án; CQCQ: Cơ quan chủ quản;
Bộ KHĐT: Bộ Kế hoạch Đầu tư; Bộ TC: Bộ Tài Chính; NHNN: Ngân hàng Nhà
Nước; UBND: UBND: UBND tỉnh.

* Thực hiện Dự án
1. Thiết kế kỹ thuật (TKKT) và lập Tổng dự toán (TDT).
Quy định của ADB
ADB khuyến khích bên vay hoàn thành thiết kế kỹ thuật và dự toán
trước khi đàm phán hiệp định khoản vay. Đối với các dự án đơn giản
thì Nghiên cứu chuẩn bị dự án của ADB (PPTA) có thể bao gồm cả
thiết kế kỹ thuật và lập dự toán. Trong các dự án đầu tư xây dựng công

21


trình Thiết kế kỹ thuật cũng có thể được thực hiện sau khi Ban lãnh đạo

ADB phê duyệt khoản vay. Khi đó tư vấn được tuyển chọn trong giai
đoạn khởi động dự án (chuẩn bị thực hiện dự án) sẽ thực hiện nội dung
thiết kế kỹ thuật công trình.
2. Đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án và các tư vấn khác
Điều 3 Luật đấu thầu Quy định rằng đối với các dự án ODA, việc
đấu thầu sẽ được thực hiện theo điều ước hoặc thoả thuận quốc tế mà
các cơ quan đại diện của Việt Nam đã ký kết. Do đó nếu có khác biệt
giữa Quy định về đấu thầu của Chính phủ và Quy định của ADB nêu
trong điều ước quốc tế cụ thể mà Chính phủ đã ký kết thì thực hiện theo
Quy định của ADB nêu trong điều ước quốc tế đó.
3. Quản lý tài chính
a. Kế hoạch tài chính hàng năm
Quy định của ADB
Vào khoảng cuối tháng 1 hàng năm ADB yêu cầu Ban QLDA chuẩn
bị kế hoạch trao hợp đồng và kế hoạch giải ngân cho năm đó được tách
riêng theo từng quí. Các kế hoạch này cần được trao đổi và thống nhất với
cán bộ theo dõi dự án của ADB trước khi trình chính thức cho ADB. Nội
dung của kế hoạch sẽ được ADB lưu trong hệ thống quản lý và là cơ sở để
ADB theo dõi đánh giá thực hiện dự án.
b. Giải ngân
Quy định của ADB
Thủ tục rút vốn vay ODA được ADB quy định tại Sổ tay giải ngân
của ADB. Trong quá trình chuẩn bị và thẩm định dự án ADB và phía
Chính phủ sẽ trao đổi, thống nhất hình thức rút vốn nào sẽ được áp
dụng cụ thể cho dự án. ADB quy định một số hình thức rút vốn ODA
cho dự án như sau:
(i) Thanh toán trực tiếp (direct payment procedure); (ii) Cam kết rút
vốn (Commitment procedure); (iii) Hoàn trả vốn (Reimbursement
procedure); (iv) Qua Tài khoản tạm ứng (Imprest fund procedure)
c. Quản lý Thuế

Quy định của ADB
ADB không tài trợ cho (i) thuế hải quan và các loại thuế đánh vào
hàng nhập khẩu; (ii) thuế đánh vào hàng hoá bán ra, thuế VAT và bất

22


cứ loại thuế nào bên vay áp dụng làm tăng chi phí của dự án.
4. Chính sách An toàn Môi trường và Xã hội
a. Giải phóng mặt bằng và Tái định cư
Chính sách tái định cư không tự nguyện là một trong các chính sách
an toàn môi trường và xã hội của ADB. Hai chính sách còn lại là
chính sách môi trường và chính sách người bản địa (dân tộc thiểu số).
b. Chính sách Môi trường
Quy định của ADB
Chính sách môi trường của ADB thuộc nhóm chiến lược giảm
nghèo của ADB. ADB yêu cầu đánh giá môi trường đối với tất cả các
dự án và phải được thực hiện sớm ngay từ giai đoạn xác định dự án.
c. Chính sách đối với Người bản địa (Dân tộc Thiểu số)
Các dự án được phân thành nhóm theo tiêu chí mức độ tác động đến
người bản địa khi thực hiện dự án, cụ thể là: (i) Nhóm A: các dự án
có tác động nghiệm trọng, yêu cầu chuẩn bị Kế hoạch Phát triển
Người bản địa (IPDP) và/hoặc Khung kế hoạch Phát triển Người bản
địa (IPDF); (ii) Nhóm B: các dự án có tác động hạn chế đối với người
bản địa, yêu cầu có Hành động cụ thể (specific actions) nêu trong tài
liệu RRP, và (iii) Nhóm C: các dự án không có tác động đối với người
bản địa, không yêu cầu chuẩn bị những tài liệu trên.
5. Theo dõi, giám sát và báo cáo thực hiện dự án
Dưới đây giới thiệu tóm tắt các đoàn giám sát của ADB trong và
sau quá trình thực hiện dự án:

(i) Đoàn khởi động dự án (Inception Mission): Đoàn làm việc với
dự án sau khi ký HĐKV để thống nhất các nội dung dự án, chuyển tài
liệu dự án, các hướng dẫn liên quan của ADB cho cơ quan thực hiện dự
án bên vay.
(ii) Đoàn giám sát dự án định kỳ (Project Review Mission):
thông thường mỗi năm 2 lần ADB cử đoàn đánh giá thực hiện dự án
sang làm việc với các cơ quan thực hiện dự án của Chính phủ để tìm
hiểu, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện dự án.
(iii) Đoàn giám sát đặc biệt (Special Project Administration
Mission): được cử sang làm việc nếu dự án gặp phải các vấn đề trong
quá trình thực hiện do các đoàn đánh giá hoặc báo cáo tiến độ thực hiện
23


nêu ra.
(iv) Đoàn đánh giá giữa kỳ (Midterm Review Mission): đoàn
đánh giá giữa kỳ được thiết kế trong giai đoạn thực hiện dự án hoặc
được yêu cầu nếu dự án có những thay đổi lớn, cần đánh giá toàn diện
để cấu trúc lại. Đây là dịp để các bên trao đổi thống nhất những điều
chỉnh dự án nếu có.
(v) Đoàn thẩm định vốn vay bổ sung (Supplementary Financing
Appraisal Mission): thực hiện khi có yêu cầu bổ sung vốn cho dự án.
b. Báo cáo tiến độ thực hiện
Quy định của ADB
ADB đã thống nhất với Chính phủ sử dụng mẫu báo cáo AMT
(Aligned MonitoringTool) để Ban QLDA báo cáo tiến độ thực hiện dự
án hàng tháng và hàng quí gửi ADB. Căn cứ báo cáo của Ban QLDA,
cán bộ theo dõi dự án của ADB sẽ cập nhật Báo cáo Thực hiện Dự án
(Project Performance Report- PPR) của nội bộ ADB. ADB sử dụng
PPR để theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện từng dự án cụ thể cũng

như đối với danh mục dự án đầu tư.
6. Điều chỉnh nội dung dự án
Quy định của ADB
Bên vay, Cơ quan thực hiện dự án của bên vay hoặc ADB có thể đề
xuất thay đổi nội dung hoặc tổ chức thực hiện dự án. ADB đồng ý xem
xét điều chỉnh nội dung hoặc tổ chức thực hiện dự án do các bên liên
quan đề xuất nếu các thay đổi đó giúp tăng cường mục tiêu phát triển
của dự án.
Một thay đổi nào đó sẽ được ADB xem xét, phân loại thành thay đổi
nhỏ hoặc thay đổi lớn. Các thay đổi lớn là các thay đổi làm ảnh hưởng
đáng kể đến mục tiêu, nội dung các hợp phần, chi phí, lợi ích, công tác
đấu thầu hoặc tổ chức thực hiện dự án. Các thay đổi nhỏ không có các
tác động như vậy.
Giám đốc ngành (Sector director) hoặc Giám đốc cơ quan thường
trú quốc gia phê duyệt các thay đổi nhỏ. Những thay đổi lớn làm thay
đổi hoặc ảnh hưởng đến mục tiêu tổng thể của dự án (mục tiêu trung
hạn) và những thay đổi về qui mô dự án do Ban lãnh đạo ADB quyết
định. Các thay đổi lớn khác do Phó chủ tịch phụ trách quyết định.

24


×