Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tổ chức một buổi sinh hoạt câu lạc bộ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.95 KB, 8 trang )

Tổ chức một buổi sinh hoạt câu lạc bộ sinh học
Chuyên đề tháng 3: “Biến đổi khí hậu”
I.

Mục tiêu
• Cung cấp phương pháp ghi nhớ lâu và bền vững
• Trao đổi thảo luận về biến đổi khí hậu và đề xuất
biện pháp khắc phục.
• Giao lưu văn nghệ và chơi trò chơi giải ô chữ, tạo
không khí thân thiết giữa các thành viên trong câu
lạc bộ.

II.

Thời gian, địa điểm
1. Thời gian
• 14h ngày 30/3/2016

2. Địa điểm
• Phòng 204 giảng đường B4

III.Nội dung kế hoạch
Tổ chức

Nội dung

Thời gian

Học sinh

Văn nghệ giao lưu



14h14h20p

Hát: xuân quê em
Nhảy hiện đại: Timber


Giáo viên
và học sinh

Phương pháp ghi nhớ nhanh
1. Hoạt động 1: giáo viên đưa
ra một đoạn nội dung về quá
trình quang hợp ở cây xanh
và để học sinh tự ghi nhớ theo
cách của mình.
“ Quang hợp là quá trình thu
nhận năng lượng ánh sáng mặt
trời của thực vật, tảo và một số vi
khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ
phục vụ bản thân cũng như làm
nguồn thức ăn cho hầu hết các
sinh vật trên Trái Đất”
Cho học sinh nêu lại nội dung đó
theo như đã đọc.
Giáo viên chỉ ra cách để ghi nhớ
nhanh là tìm những từ khóa quan
trọng: thu nhận, ánh sáng mặt
trời, thực vật…
Cho học sinh làm theo cách được

hướng dẫn và nêu lại nội dung trên.
2. Hoạt động 2: giáo viên đưa
ra 7 kĩ năng đơn giản giúp
học sinh học bài nhanh thuộc
nhớ lâu.
• Hiểu rõ nội dung vấn đề
cần học thuộc

Giao viên
thuyết trình

• Trước khi học hãy đọc
một lượt nội dung từ trên
xuống dưới, gạch những
từ quan trọng.
• Chia nội dung bài học

14h20p15h


thành những mục nhỏ
• Vừa học vừa liên hệ
thực tế để khắc sâu kiến.
• Kết hợp vừa học vừa
ghi.
• Tưởng tưởng lại nội
dung sau khi học xong.
• Không gian học vô cùng
quan trọng: tập trung,
không quá ồn ào, đủ ánh

sáng…
Bài tập áp dụng: cho học sinh đọc
đoạn sau và ghi nhớ theo phương pháp
trên.
nằm trong não, tủy, gồm những
tế bào thần kinh gọi là nơ-ron và
các tế bào thần kinh đệm (còn
gọi là thần kinh giao). Phần
ngoại biên có các hạch thần kinh,
các dây thần kinh và các cơ quan
thụ cảm. Nơ-ron gồm có thân
chứa nhân, từ thân phát đi nhiều
tua ngắn gọi là sợi nhánh và một
tua dài gọi là sợi trục. Diện tích
tiếp xúc giữa đầu mút của sợi
trục của nơ-ron này và nơ-ron kế
tiếp hoặc cơ quan phản ứng gọi
là cúc xi-náp.
Các từ gạch chân ở trên là các từ
khóa giúp cho học sinh ghi nhớ.


Giáo viên
và học sinh

Tiến hành tổ chức chơi trò chơi giải ô
chữ ( gửi file kèm theo sau)

16h16h30p


Giáo viên
và học sinh

Nói về chủ đề “ Biến đổi khí hậu”

15h- 16h

1. Cho học sinh nêu một số hiện
tượng tự nhiên do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu gây ra.
Trả lời: hạn hán, lũ lụt, băng tan, hiệu
ứng nhà kính…
2. Giáo viên thuyết trình

Giáo viên
thuyết trình

• Khái niệm biến đổi
khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ
thống khí hậu gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại
và trong tương lai bởi các nguyên nhân
tự nhiên và nhân tạo.
 Nguyên nhân:
• Tự nhiên:


 Sự thay đổi cường
độ ánh sáng mặt

trời.
 Núi lửa phun trào
thải ra các khí thải.
 Sự thay đổi quỹ
đạo của Trái đất
 Sự thay đổi hướng
di chuyển của các
dòng hải lưu.
• Hoạt động của con
người: sự gia tăng các
hoạt động tạo ra các chất
thải khí nhà kính như
C02, CH4, N20, HFCs,
PFCs và SF6, các hoạt
động khai thác quá mức
các bể hấp thụ khí nhà
kính. Những điều này
bắt nguồn từ khí thải quá
mức từ các hoạt động
của các nhà máy xí
nghiệp, khí thải giao
thông và khí thải sinh
hoạt…
 Thực trạng biến
đổi khí hậu ở
Việt Nam
Việt Nam là nước chịu rủi ro cao từ
biến đổi khí hậu, nhất là từ lũ lụt và
bão tố


• Giai đoạn 2001-2010 thiên
tai kể cả lũ lụt, lở đất, hạn


hán đã khiên GDP giảm
1.5% theo website của
chính phủ.

• Đồng bằng sông Cửu Long
đặc biệt dễ tổn thương trước
hiện tượng nước biển tăng.
Chính phủ dự báo nếu mực
nước biển tăng 1m thì hơn
20% diện tích TPHCM sẽ bị
lụt.

• Đề xuất biện pháp khắc
phục
- Nâng cao nhận thức về
biến đổi khí hậu.
- Xử lý khí thải từ các nhà
máy một cách hợp lý.
- Tuyên truyền nâng cao ý
thức bảo về môi trường
cho người dân: trồng cây
gây rừng, phủ xanh đồi
trọc, giảm thiểu sử dụng
nguyên liệu đốt có khí
thải độc hại….
3. Vấn đề môi trường quanh em và

giải đáp.
- Câu 1: Hiện tượng băng
tan ở Bắc cực có ảnh
hưởng như thế nào đối
với sinh vật ở đó? Cho ví
dụ.
Trả lời: Hiện tượng băng tan gây
ảnh hưởng đên điều kiện sống của sinh
vật như nguồn thức ăn, nơi ở,… ví du:


gấu trắng ở bắc cực kiếm thức ăn vào
mùa xuân, nếu băng tan thì sẽ gây ảnh
hưởng đến hoạt kiếm thức ăn của nó
( không săn được hải cẩu)
- Câu 2: Biến đổi khí
hậu có lợi ích gì
không?

Giáo viên
đưa ra câu
hỏi thảo
luận trao
đổi cùng
học sinh

Trả lời: Nhiệt độ tăng lên ở một mức
độ phù hợp sẽ thuận lợi cho hoạt dộng
nông nghiệp ở các nước ôn đới. Dùng
năng lượng ánh sáng mặt trời thay thế

cho các nguyên liệu hóa thạch như dầu
mỏ than đá.
- Câu 3: Một số bệnh
do biến đổi khí hậu
gây ra.
Trả lời: Suy sinh dưỡng, sốt rét, tiêu
chảy và căng thẳng do nắng nóng.
Bệnh hô hấp như hen xuyễn.


Giáo viên

Tổng kết buổi sinh hoạt của
câu lạc bộ.
Cám ơn các thành viên đã tham gia
buổi sinh hoạt, tuyên dương các thành
viên nhiệt tình tham gia. Rút kinh
nghiệm và nêu chủ đề sinh hoạt của
tháng sau để chuẩn bị.

16h30p16h45p



×