Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

trò chơi cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.41 KB, 6 trang )

Tổ Hóa - Sinh Trường THPT Chuyên Tiền Giang
tổ chức chuyên đề tháng bộ môn Sinh
Nhằm củng cố và vận dụng kiến thức môn Sinh học vào thực tế cuộc sống, vào 2 buổi chào cờ
sáng và chiều ngày 16-4-2012, được sự cho phép của Ban Giám Hiệu, nhóm giáo viên bộ môn Sinh
học và tập thể học sinh các lớp 10, 11, 12 chuyên Sinh đã giới thiệu đến toàn trường chuyên đề
“SINH HỌC VÀ CUỘC SỐNG”.
Chương trình sinh hoạt chuyên đề thông qua trò chơi “CHUNG SỨC” gồm 2 phần:
Phần I: Trò chơi “chung sức”


MC thông qua thể lệ trò chơi.



MC hướng dẫn bốc thăm và phân chia 2 đội chơi.



Hai đội tham gia thi đấu với 3 vòng thi:
 Vòng 1: 2 câu hỏi
 Vòng 2: 1 câu hỏi
 Vòng 3: 1 câu hỏi

Phần II: Đố vui
Trong thời gian thi đấu, 2 đội chơi được sự ủng hộ nhiệt tình với những tràn pháo tay giòn giã
làm cho không khí buổi sinh hoạt chuyên đề thêm phần hấp dẫn. Cuối buổi chuyên đề là phần đố vui
với 6 câu hỏi dành cho khán giả. Hầu hết các câu hỏi đều được các em giải đáp đúng và được nhận
một phần quà nhỏ từ ban tổ chức.

Hoàng Bảo - Tuyết Mai



TRÒ CHƠI CHUNG SỨC
CHỦ ĐỀ “SINH HỌC VÀ ĐỜI SỐNG”
Luật chơi
Hai đội chơi mỗi đội bảy người (buổi sáng), năm người (buổi chiều) sẽ có bốn câu
hỏi với luật chơi tương tự nhau là các câu hỏi được khảo sát trên 100 người. Có tối đa
8 đáp án trên bảng là các ý kiến được nhiều người đồng tình nhất, các thí sinh sẽ trả
lời câu hỏi và nếu trùng với đáp án sẽ được số điểm bằng với số người đồng tình với
đáp án đó.
Hai đội chọn đại diện trong mỗi câu hỏi để ra bấm chuông nhanh để giành quyền
trả lời câu hỏi, sau vòng bấm chuông nhanh, ai cao điểm hơn thì đội của người đó
thắng và có quyền trả lời và kiểm soát bảng điểm. Đội thắng chỉ được trả lời sai ba
lần, tới lần trả lời sai thứ hai, đội thua bên kia có quyền hội ý chọn một câu trả lời
chung của đội. Khi đội thắng trả lời sai lần thứ ba, đội thua có quyền trả lời và nếu
đúng sẽ giành toàn bộ số điểm đội thắng đang chiếm được trong câu hỏi đó, nếu sai
đội thắng sẽ lấy số điểm này.
Ở mỗi câu hỏi sẽ có một đáp án may mắn xuất hiện. Nếu trả lời trùng đáp án may
mắn thì thành viên đó nhận ngay 1 phần quà.


CÂU HỎI DÀNH CHO HỌC SINH BUỔI SÁNG

PHẦN I: TRÒ CHƠI CHUNG SỨC
Câu 1: Trong sản xuất, người ta thường dùng loài động vật nào (thiên địch) để
diệt trừ sinh vật gây hại mà tránh được ô nhiễm môi trường?
1. Ong mắt đỏ: 23.
5. Rắn: 11.
2. Chim: 20.
6. Kiến vống: 8.
3. Mèo: 17.

7. Bọ rùa: 5.
4. Trăn: 13.
8. Cóc: 3.
Câu 2: Vitamin A có vai trò giữ giác mạc mắt tốt, chúng ta cần ăn thực phẩm
nào để có nhiều vitamin A?
1. Quả gấc: 19.
5. Ớt chín: 12.
2. Càrôt: 18.
6. Lòng đỏ trứng: 10.
3. Bí đỏ: 17.
7. Lêkima: 5.
4. Dầu cá: 16.
8. Đậu hạt: 3.
Câu 3: Loài động vật nào có cánh nhưng không thể bay được hoặc bay được
nhưng không thể bay xa?
1. Chim cánh cụt: 22.
5. Ngỗng: 10.
2. Đà điểu: 20.
6. Ngan: 9.
3. Gà: 15.
7. Chim cút: 6.
4. Vịt: 14.
8. Chim kiwi: 4.
Câu 4: Vào mùa hè nóng bức, người ta thường hay sử dụng loại nước uống nào
để giải nhiệt?
1. Nước dừa: 25.
5. Chanh dây: 8.
2. Rau má: 21.
6. Mủ trôm: 7.
3. Đậu xanh: 17.

7. Hột é: 6.
4. Lá sâm: 11.
8. Nước cam ép:5.
PHẦN II: ĐỐ VUI
Câu 1: Hai câu thơ sau đây cho biết dạng cấy ghép mô nào đã được thực hiện ở
người?
“ Ta về ta cắm da ta.
Dù sâu, dù cạn da nhà đã quen ”.
Trả lời: Tự ghép (ghép cho mình mô và cơ quan lấy ngay trên cơ thể mình).
Câu 2: Trong mùa thi, có lời khuyên sau thời gian học tập nên có xen ít thời
gian thư giản. Bạn có biết tại sao không?
Trả lời: Sau khi hoạt động tích cực một thời gian dài, tính hưng phấn của tế
bào thần kinh trong não giảm xuống → khả năng tiếp thu bài giảm → do đó
cần nghỉ ngơi để khôi phục tính hưng phấn của tế bào thần kinh → tiếp thu bài
tốt hơn.
Câu 3: Thời gian ngủ trung bình trong ngày của mỗi người là bao nhiêu để cân
bằng nhịp sinh học?


Trả lời: 1/3 giờ (7 – 8 g) trong ngày.
Câu 4: Chiều cao của mỗi người do những yếu tố nào quyết định?
Trả lời: Di truyền (40%), dinh dưỡng (30%), thể chất-luyện tập TDTT(20%),
chất kích thích tố sinh trưởng: 10%.
Câu 5: Vì sao chúng ta cần phải thường xuyên bổ sung rau quả vào bữa ăn
hằng ngày?
Trả lời: Rau quả có chất xơ giúp hoà loãng chất gây ung thư, thải phân nhanh,
cung cấp vi sinh vật có lợi, cung cấp nhiều vitamin.
Câu 6: Bạn hiểu như thế nào về câu nói “Nhai kĩ no lâu”?
Trả lời: Khi nhai kĩ → thức ăn được nghiền nhỏ, tăng khả năng tiết dịch tiêu
hoá (tăng enzim) → khả năng tiếp xúc giữa thức ăn (cơ chất) và enzim tăng →

thức ăn được tiêu hoá nhanh, hấp thụ được nhiều → no lâu.


CÂU HỎI DÀNH CHO HỌC SINH BUỔI CHIỀU

PHẦN I: TRÒ CHƠI CHUNG SỨC
Câu 1: Ngoài lớp chim thì loài động vật có xương sống nào đẻ trứng?
1. Cá: 24.
5. Thú mỏ vịt: 11.
2. Ếch nhái: 20.
6. Cá sấu: 7.
3. Rắn: 16.
7. Trăn: 5.
4. Thằn lằn: 13.
8. Rùa: 4.
Câu 2: Những bệnh nào ở người do virut gây ra ?
1. AIDS: 23.
5. SARS: 12.
2. Cúm: 21.
6. Thủy đậu: 8.
3. Sốt xuất huyết: 15.
7. Sởi: 4.
4. Dại: 14.
8. rubella: 3.
Câu 3: Dựa vào tập tính học được của động vật, người ta đã huấn luyện con vật
nào để biểu diễn xiếc?
1. Khỉ: 26.
5. Gấu: 10.
2. Chó: 22.
6. Hổ: 6.

3. Ngựa: 15.
7. Sư tử: 5.
4. Voi: 13.
8. Chim: 3.
Câu 4: Hãy kể loại thực phẩm được chế biến từ quá trình lên men của vi sinh
vật.
1. Sữa chua: 25.
5. Dưa kiệu: 11.
2. Dưa cải: 19.
6. Giấm: 10.
3. Rượu: 15.
7. Bánh bò: 4.
4. Bia: 13.
8. Bánh mì: 3.
PHẦN II: ĐỐ VUI
Câu 1: Tại sao khi trời mưa to, giun thường chui lên khỏi mặt đất?
Trả lời: Giun trao đổi khí qua da nên khi bị ngập nước giun thiếu oxy để hô
hấp.
Câu 2: Vào mùa hè, loài động vật nguyên sinh nào bám vào ao hồ tạo váng
màu xanh?
Trả lời: Trùng roi xanh.
Câu 3: Chúng ta cần phải làm gì để giữ được rau củ tươi ngon trong vài ngày?
Trả lời: - Để rau củ nơi râm mát có độ ẩm của không khí cao, rau củ ít bị bốc
hơi.
- Không nên dồn rau củ lại một chỗ, nên trải rộng rau củ để chúng dễ
thoát nhiệt và hơi nước.
- Rửa rau củ thật sạch cho vào túi nylon, cột chặt túi và cho vào ngăn
dưới cùng của tủ lạnh).
Câu 4: Bộ phận nào trong cơ thể của cóc có chứa độc tố gây bệnh cho người
(nôn, suy thận, thần kinh,…)?

Trả lời: Gan, trứng, mắt, da.


Câu 5: Ở động vật, tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường
nước?
Trả lời: Vì nước là môi trường để tinh trùng có thể bơi đến gặp trứng để thụ
tinh.
Câu 6: Khi uống rượu nhiều thì tế bào của cơ quan nào và bộ phận nào của cơ
quan đó hoạt động mạnh để cơ thể không bị độc?
Trả lời: Tế bào gan - Bộ máy Golgi.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×