Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CHO CÔNG TY ĐIỆN LỰC NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.55 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN MINH KHÔI

XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG CHO CÔNG TY ĐIỆN LỰC NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN MINH KHÔI

XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG CHO CÔNG TY ĐIỆN LỰC NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: NGÔ TRẦN ÁNH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết
quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tạc sỹ này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Ngô Trần
Ánh – giảng viên viện Kinh tế và Quản lý
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới TS. Ngô Trần Ánh – Giảng viên viện Kinh tế và Quản lý - Trường đại
học Bách Khoa Hà Nội là người thầy, người hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Viện Đào tạo sau đại học và các
thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo công ty điện lực Ninh
Bình, Anh chị em đồng nghiệp công ty điện lực Ninh Bình nơi tôi đang công tác đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè, những người luôn theo
sát chăm lo, động viên, khích lệ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Người viết báo cáo

Nguyễn Minh Khôi


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................................... ix
1/ Sự cần thiết nghiên cứu đề tài .............................................................................1
2/ Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4/ Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2
CHƯƠNG IMỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNGTRONG
NGÀNH ĐIỆN ........................................................................................................................................................3
1.1. Ngành điện và vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân. ....................3
1.1.1. Đặc điểm chung của ngành điện.................................................................... 3
1.1.2. Vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân. .............................................. 6
1.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất, truyền tải, kinh doanh điện năng hiện nay của
ngành điện. ....................................................................................................................... 8
1.2. Tổn thất điện năng: Khái niệm, phân loại và các chỉ tiêu xá định. .................. 9
1.2.1. Khái niệm và phân loại tổn thất điện năng. ...................................................9
1.2.2. Chỉ tiêu xác định mức tổn thất điện năng. ......................................................... 13
1.2.2.1. Lượng điện năng tổn thất. ................................................................................ 13
1.2.2.2. Tỷ lệ tổn thất điện năng ................................................................................... . 14
1.2.3. Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng .......................................................... 16
1.2.3.1. Ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội ........................ 16
1.2.3.2. Ý nghĩa đối với bản thân ngành điện .............................................................. 17

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng ..............................................18
1.3.1. Các nhân tố về tự nhiên môi trường ................................................................... 18
1.3.2. Các nhân tố về kỹ thuật công nghệ ..................................................................... 19
1.3.3. Các nhân tố về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh ..................... 21
1.3.4. Các nhân tố về khách hàng ................................................................................. 22

iii


1.3.5. Các nhân tố xuất phát từ chính sách và luật pháp của Nhà nước ................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG ......................................................................................................................................24
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI ........................................25
CÔNG TY ĐIỆN LỰC NINH BÌNH .............................................................................................................25
2.1. Giới thiệu chung về công ty điện lực Ninh Bình ............................................25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty điện lực Ninh Bình ............... 25
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình ....... 31
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh
Bình ................................................................................................................................. 33
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của điện lực Ninh Bình trong thời
gian qua ..................................................................................................................41
2.3. Phân tích tình hình tổn thất điện năng tại điện lực Ninh Bình .......................44
2.3.1. Thực trạng tổn thất điện năng ở điện lực Ninh Bình trong thời gian qua ....... 44
2.3.2. Tác động của thực trạng tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của điện lực Ninh Bình. ............................................................................. 54
2.3.3. Các nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất điện năng ở Điện lực Ninh Bình . 61
2.3.3.1. Các nguyên nhân có tính chất kỹ thuật ........................................................... 61
2.3.3.2. Việc thực hiện quy trình kinh doanh điện năng chưa được các đơn vị
trong điệnlực thực hiện một cách ngnhiêm chỉnh, đầy đủ. ......................................... 64
2.3.3.3 Các nguyên nhân xuất phát từ khách hàng ...................................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................................68

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CHO
CÔNG TY ĐIỆN LỰC NINH BÌNH ............................................................................................................. 69
3.1. Các giải pháp về mặt tổ chức ......................................................................... 69
3.1.1. Tăng cường hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy làm công tác tổn thất điện
năng. ................................................................................................................................ 69
3.1.2. Thực hiện đào tạo bồi huấn nâng cao nghiệp vụ công tác giảm tổn thất điện
năng. ................................................................................................................................ 72
3.2. Các giải pháp giảm tổn thất kỹ thuật. .............................................................73
3.2.1. Công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện. ................................................. 73
3.2.2. Đảm bảo công tác cải tao, đầu tư xây dựng, mới lưới điện.............................. 77

iv


3.2.3. Tăng cường kiểm tra, đảm bảo chất lượng các thiết bị điện trước khi đưa lên
lưới .................................................................................................................................. 83
3.3. Các giải pháp về giảm tổn thất kinh doạnh. ...................................................83
3.3.1. Tăng cường công tác kiểm tra và sử lý vi phạm sử dụng điện. ........................ 83
3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đo đếm điện năng, giao chỉ tiêu tổn
thất điên năng cho các điện lực chi nhánh. .................................................................. 86
3.3.3. Tổ chức đánh giá việc thực hiện giảm tổn thất .................................................. 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................................89
KẾT LUẬN CHUNG ..........................................................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nội dung

TS

Thạc sỹ

EVN

Tập đoàn điện lực Việt Nam

EVN CPC

Tổng công ty điện điện lực Trung

EVN NPC

Tổng công ty điện điện lực Miền Bắc

EVN SPC

Tổng công ty điện điện lực Miền Nam

EVN HCMC

Tổng công ty điện điện lực thành phố Hồ Chí Minh

EVN HANOI

Tổng công ty điện điện lực thành phố Hà Nội


EVN NPT

Tổng công ty truyền tải điện quốc gia

TP

Thành Phố

CTĐNB

Công ty điện Ninh Bình

TNCSHCM

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

CB

Cán bộ

CNV


Công nhân viên

P

Phòng

XD

Xây dựng

&



KH

Kế hoạch

ĐT

Đầu tư

QLXD

Quản lý xây dựng

VT

Văn thư


XNK

Xuất nhập khẩu

CNTT

Công nghệ thông tin

TTBV

Thanh tra bảo vệ

KTGS

Kiểm tra giám sat
vi


TCKT

Tài chính kế toán

TCNS

Tổ chức nhân sự

KD

Kinh doanh


TTĐN

Tổn thất điện năng

ĐL

Điện lực

MBĐ

Mua bán điện

SXKD

Sản xuất kinh doanh

XDCB

Xây dựng cơ bản

ĐLNB

Điện lực Ninh Bình

ĐVT

Đơn vị tính




Hợp đồng

ĐZ

Đường đây

TBA

Trạm biến áp

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng ...................4
Hình 2: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của tập đoàn điện lực ........................9
Việt Nam .................................................................................................................... 9
Hình 3: Phân loại tổn thất điện năng theo các nhân tố............................................. 10
Hình 4. Sơ đồ bộ máy tổ chức .................................................................................33
Hình 5: Đồ thị tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty ĐLNB 2011-2015 .................. 40
Hình 6: Cơ cấu thành phần phụ tải điện Ninh Bình ................................................43
Hình 7: Tình hình phát triển khách hang trong các năm 2011-2015 của Điện lực
Ninh Bình. ................................................................................................................ 43
Hình 8: Kết quả thực hiện kế hoạch tổn thất điện năng 2011 – 2015 ......................46
Hình 9: Các Thành phần tổn thất điện năng trong các năm 2011 đến 2015 ............47
Hình 10: Cơ cấu điện thương phẩm khu vực đê tính tổn thất điện lực Ninh Bình
năm 2015 ..................................................................................................................52
Hình 11 : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý, theo dõi tổn thất điện năng .................. 71


viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1: Tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty ĐLNB 2011 – 2015.......................... 39
Biểu 2 :Tình hình kinh doanh điện năng của điện lực Ninh Bình trong các năm 2011
-2015......................................................................................................................... 41
Biểu 3: Tình hình tổn thất điện năng của công ty ..................................................45
điện lực Ninh Bình giai đoạn ...................................................................................45
Biểu 4: Tình hình tổn thất điện năng của các điện lực chi nhánh trong công ty điện
lực Ninh Bình ...........................................................................................................48
Biểu 5: Sản lượng điện thương phẩm tính tổn thất của các điện lực chi nhánh trong
các năm 2011 đến 2015 ............................................................................................ 50
Biểu 6: Tổn thất điện năng năm 2015 của các điện lực chi nhánh thuộc công ty điện
lực Ninh Bình ........................................................................................................... 53
Biểu 7:Tác động của điện năng đến hoạt động SXKD Trong các năm 2011-2015 ..56
Biểu 8: Kết quả hoạt động SXKD của điện lực Ninh Bình ..................................... 58
chỉ tiêu năm 2015 hoạt động SXKD của công ty TNHH MTV điện lực Ninh Bình
...................................................................................................................................58
Biểu 9: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của điện lực Ninh Bình năm
2015 .......................................................................................................................... 61
Biểu 10 : Tình hình sự cố lưới điện của điện lực ninh bình Năm 2011 đến năm 2015
...................................................................................................................................63

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Để thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi

hỏi sự phát triển vượt bậc của tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành
công nghiệp then chốt, trong đó có ngành điệnlực. Sự phát triển của công
nghiệp điện lực có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia, bởi điện năng là một yếu tố đầu vào quan trọng, khó có thể thay thế
đối với hầu hết mọi quá trình sản xuất và hoạt động cung ứng dịch vụ, là vật
phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt của con người trong xã hội hiện đại.
Khoa học công nghệ càng phát triển thì điện năng càng đóng vai trò
quan trọng. Ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới quá trình công nghiệp hóa
, hiện đại hóa đều bắt đầu từ điện khí hóa.
Khác với các hàng hóa thông thường khác, việc sản xuất, truyền tải và
tiêu thụ điện năng diễn ra đồng thời, điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
thụ thôngqua hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp. Trong quá
trình truyền tải, phân phối điện năng, tổn thất điện năng là không thể tránh
khỏi và là một bộ phận quan trọng cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh của
ngành điện. Tuy nhiên, nếu tổn thất điện năng lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh điện và người sử dụng điện, không những thế còn gây
lãng phí các nguồn lực của xã hội. Do đó, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện
năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng là một yêu cầu tất yếu.
Đối với các nhà kinh doanh điện, nhiệm vụ giảm tổn thất điện năng luôn được
đặt là nhiệm vụ hàng đầu và có ý nghĩa sống còn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh cảu mình.
Trong những năm gần đây, cùng với tập đoàn điện lực Việt Nam trong
việc đẩy mạnh chương trình giảm tổn thất điện năng, Điện lực Ninh Bình đã
có những nỗ lực đáng kể nhằm giảm tổn thất điện năng, điện lực Ninh Bình
đã đặc biệt quan tâm

1


Tuy nhiên, do chưa có một nghiên cứu căn bản và có hệ thống về vấn đề

này nên nói chung tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối điện năng
vẫn ở mức cao và không ổn định
Là một cán bộ công tác tại điện lực Ninh Bình , tôi chọn đề tài “ Xây
dựng các giải pháp giảm tổn thất điện năng cho Công ty Điện lực Ninh
Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh . Đây là một vấn đề hết
sức bức xúc và có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển của điện lực Ninh
Bình cũng như tổng công ty điện lực Miền Bắc.
2/ Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là vận dụng những lý luận cơ bản để
phân tích thực trạng tổn thất điện năng, đánh giá tác hại của tổn thất điện năng
, những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất điện năng ở điện lực Ninh Bình, từ
đó xác định các giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở công ty điện lực
Ninh Bình.
3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề về
kinh tế và quản lý nhằm giảm tổn thất điện năng và đặt những vấn đề đó trong
mối quan hệ với những vấn đề về mặt kỹ thuật.
- Phạm vi nghiên cứu: Của luận văn là điện lực Ninh Bình có đặt trong
mối quan hệ chung với Tổng công ty điện lực Miền Bắc và trong hệ thống
truyền tải , phân phối điện năng của tổng công ty điện lực Miền Bắc nói chung.
- Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình tổn thất
điên năng ở điện lực Ninh Bình từ năm 2011 đến nay.
4/ Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử làm nền tảng, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các phương pháp
phân tich, tổng hợp, so sánh và phương pháp điều tra thực tế để giải quyết các
vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
2



CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
TRONG NGÀNH ĐIỆN
1.1. Ngành điện và vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1. Đặc điểm chung của ngành điện.
Điện năng là hàng hóa đặc biệt. Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt
động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước bằng pháp luật, chính
sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển điện lực. Sản xuất kinh doanh điện là
ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Việc đầu tư vào ngành điện đòi hỏi một lượng vốn ban đầu rất lớn, thời
gian đầu tư và thu hồi vốn lâu, địa bàn đầu tư trải rộng. Ngành điện đồng thời
vừa thực hiện mục tiêu kinh tế thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa
thực hiện các mục tiêu xã hội thông qua các chương trình đưa điện về nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện thuộc loại hình doanh
nghiệp có sản phẩm thuần nhất, những tổ chức quá trình sản xuất rất phức tạp
và có những đặc điểm riêng biệt. Sản phẩm của ngành ddiện là điện năng, là
loại sản phẩm tồn tại dưới dạng năng lượng, không có hình thái vật chất cụ
thể. Điện năng không có bán thành phẩm, không có sản phẩm nhập kho hoặc
tồn kho, không có sản phẩm dở dang, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra
đồng thời, liên tục. Khi tiêu thụ, điện năng chuyển hóa thành các dạng năng
lượng khác như: nhiệt năng, cơ năng, quang năng, hóa năng.... thỏa mãn các
nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của con người trong xã hội.
Điện năng trong quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ có
một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
Một là, điện năng sản xuất ra nói chung không tích trữ được (trừ một
vài trường hợp cá biệt với công suất rất nhỏ như pin, ắc quy). Tại mọi thời
điểm luôn luôn phải đảm bảo cân bằng giữa lượng điện sản xuất ra với lượng
điện tiêu thụ kể cả tổn thất do truyền tải.
3



Hai là, các quá trình về điện xảy ra rất nhanh, chẳng hạn như sóng điện
từ lan truyền trên đường dây với tộc độ rất lớn xấp xỉ tốc độ ánh sáng 300.000
m/s; sóng sét lan trên đường dây, sự đóng cắt của các thiết bị điện, tác động
của các bảo vệ v.v... đều xảy ra trong vòng nhỏ hơn một phần mười giây.
Ba là, công nghiệp điện lực có liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành kinh
tế quốc dân như luyện kim, hóa chất, khai thác mỏ, cơ khí, công nghiệp nhẹ,
dân dụng v.v... Nó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và là động lực
tăng năng suất lao động xã hội.
Bốn là, việc sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng luôn
luôn được thực hiện thống nhất trong khuôn khổ hệ thống điện. Hệ thống điện
bao gồm các khâu: phát điện, truyền tải, phân phối, cung cấp điện tới hộ tiêu
thụ và sử dụng điện, chúng được thực hiện bởi các nhà máy điện, trạm phát
điện, mạng lưới điện và các thiết bị dùng điện khác nhau. Quá trình sản xuất,
truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng có thể minh họa một cách đơn giản
hóa qua hình 1.
Nhà máy
phát điện

Máy biến áp
tăng áp

Máy biến áp
giảm áp

Đường dây cao thế

Hộ tiêu thụ
điện

Đ.dây hạ thế

~
Hình 1. Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng

Đây là một quá trình liên tục, thống nhất và có tính đồng bộ cao, nếu có
một bộ phận bị trục trặc, sự cố thì quá trình cung cấp điện sẽ bị gián đoạn hoặc
ngưng trệ. Quá trình này phải đảm bảo và đáp ứng ba yêu cầu cơ bản sau:
+ Đảm bảo tính ổn định cung cấp điện. Điện năng cung cấp cho các hộ
tiêu thụ phải ổn định hay nói cách khác là phải đảm bảo chất lượng. Điều đó
có nghĩa là đảm bảo cho điện áp và tần số của dòng điện luôn ổn định và nằm
trong phạm vi cho phép. Điện áp không được dao động quá ± 5% điện áp định
mức (Uđm = 220V hoặc 380V đối với lưới điện sinh hoạt) và tần số không
được dao động quá ± 0,2 Hz với tần số định mức là 50 Hz.
4


+ Đảm bảo tính an toàn cho người và thiết bị trong quá trình sản xuất,
truyền tải, phân phối điện năng đến hộ tiêu thụ.
+ Đảm bảo tính liên tục cung cấp điện phù hợp với từng loại hộ phụ tải.
Đây là một chỉ tiêu quan trọng của hệ thống điện. Việc gián đoạn cung cấp
điện trong nhiều trường hợp sẽ gây ra nguy hiểm cho tính mạng con người,
làm hư hỏng nặng thiết bị, rối loạn quá trình sản xuất của xí nghiệp, gây ra
hàng loạt phế phẩm, làm ảnh hưởng lớn về chính trị và gây thiệt hại lớn cho
nền kinh tế quốc dân.
Trong quá trình truyền tải điện từ nơi sản xuất đến hộ tiêu thụ thì hiện
tượng tổn thất điện năng xảy ra trên các phần tử của hệ thống điện: đường
dây, máy biến áp, cầu dao, công tơ,... là việc không thể tránh khỏi. Lượng tổn
thất điện năng cao hay thấp thể hiện trình độ quản lý và mức độ hiện đại,
đồng bộ, hợp lý của hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. Đây

cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện.
Năm là, khác với các hàng hóa thông thường, điện năng được khách
hàng tiêu dùng trước, trả tiền sau. Lượng điện năng tiêu thụ của mỗi khách
hàng dùng điện chỉ có thể được ghi nhận và thống kê chính xác vào cuối
tháng, sau khi đã tiêu dùng trước trong cả tháng. Cuối tháng, căn cứ số liệu
ghi được trên công tơ điện để lập hóa đơn và thu tiền sử dụng điện của khách
hàng. Như vậy ngành điện luôn có một số lượng lớn vốn kinh doanh bị khách
hàng chiếm dụng và phải thu về sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh.
Sáu là, đối với các hàng hóa thông thường, người bán và người mua sử
dụng các phương tiện đo lường chung của xã hội như cân, thước đo,... để đo
lường khối lượng, số lượng hàng hóa mua bán giữa hai bên. Đối với điện
năng, việc đo lường được thực hiện thông qua một thiết bị đo chuyên dụng là
công tơ đo điện, mỗi khách hàng phải sử dụng một công tơ đo điện riêng chứ
không thể sử dụng chung được. Do vậy, số lượng các thiết bị đo lường là rất

5


lớn, việc quản lý và đảm bảo chất lượng, độ chính xác tin cậy của hệ thống
các thiết bị đo lường là một việc làm hết sức khó khăn và phức tạp.
Bảy là, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, giá bán sản
phẩm không được quyết định bởi thị trường như những hàng hóa thông
thường khác, mà do Nhà nước định giá và thống nhất quản lý giá, vì điện
năng là loại hàng hóa mang tính chiến lược và là một hàng hóa đặc biệt, nó
vừa là ảnh hưởng quan trọng đến giá cả của hầy hết các hàng hóa khác trên thị
trường và ảnh hưởng đến đời sống của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, Việc
Nhà nước định giá bán điện năng là một thuận lợi nhưng đồng thời cũng là
khó khăn và thử thách đối với ngành điện, nó đòi hỏi ngành điện phải tự mình
vươn lên, hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm và cắt giảm các chi phí không cần

thiết, tổ chức bộ máy khoa học, gọn nhẹ để đảm bảo kinh doanh có lãi.
Tám là, khách hàng của ngành điện hết sức đa dạng, từ khách hàng tiêu
thụ một vài KWh/ tháng đến khách hàng tiêu thụ vài chục triệu KWh/ tháng và
rộng khắp từ các doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể đến mọi tầng lớp dân cư
trong xã hội. Nói chung sản phẩm điện ít có khả năng lựa chọn khách hàng.
Từ những đặc điểm chung của ngành điện cho thấy các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh điện năng muốn quản lý tốt và kinh doanh có hiệu quả
cần xuất phát từ những đặc thù trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của
ngành mình để từ đó đưa ra được các chiến lược kinh doanh đúng đắn.
1.1.2. Vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành điện là một ngành công nghiệp quan trọng thuộc hệ thống kết
cấu hạ tầng, nó tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân cũng như cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần
của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mỗi quốc gia bao giờ cũng
bắt đầu từ điện khí hóa. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển
ngành điện trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, từ nhiều năm
nay Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm và chú trọng đầu tư và tập
6


trung sức phát triển ngành điện. Phát triển năng lượng đi trước một bước, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia.
Sử dụng tốt các nguồn thủy năng (kết hợp với thủy lợi), khí và than để phát
triển cân đối nguồn điện. Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và
khu vực Tây Nam. Xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thủy điện Sơn La. Nghiên
cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử. Đồng bộ hóa, hiện dại hóa
mạng lưới phân phối điện quốc gia. Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh
doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi.
Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.

Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.
Bởi vì điện năng là một dạng năng lượng có nhiều ưu điểm như: dễ dàng
chuyển thành các dạng năng lượng khác ( cơ năng, nhiệt năng, hóa năng,
quang năng...), dễ dàng truyền tải đi xa, hiệu suất cao,.... Trong đó việc dễ
dàng truyền tải điện năng đi xa một cách nhanh chóng mà lại ít tổn hao có
mội ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Nó giải quyết được
vấn đề sử dụng tài nguyên tại chỗ để biến thành năng lượng điện đáp ứng nhu
cầu của các đối tượng sử dụng điện thuộc các ngành kinh tế quốc dân khác
nhau nằm trên khắp mọi miền đất nước.
Điện năng có ảnh hưởng quan trọng và liên quan chặt chẽ đến nhiều
ngành kinh tế quốc dân như luyện kim, khai thác mỏ, cơ khí, hóa chất, sản
xuất vật liệu xây dựng, điện tử, thông tin, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng
tiêu dùng... chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong việc cung cấp điện hat giá bán
điện sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến sản xuất và giá thành sản phẩm của tất cả
những ngành sản xuất này.
Phương hướng quan trọng của sự phát triển kỹ thuật là điện khí hóa
trong nền kinh tế quốc dân. Điện năng ngày càng trở lên quan trọng, manmg
tính phổ biến, hiện đại cho mọi quá trình sản xuất. Nó có tác dụng vô cùng to
lớn đối với người lao động, giải phóng họ khỏi những lao động nặng nhọc, tự

7


động hóa và cơ khí hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất
lao động xã hội.
Đối với các ngành dịch vụ, văn hóa, xã hội, giải trí công cộng, điện
năng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tạo ra giá trị
gia tăng cho những ngành này.
Hơn nữa, điện năng còn được sử dụng hết sức phổ biến trong cuộc sống
của con người trong xã hội hiện đại. Trong mỗi gia đình, các thiết bị sử dụng

điện thường chiếm đại bộ phận. Chúng ta sẽ không thể hình dung được xã hội
sẽ như thế nào nếu như không có điện. Trên một phương diện nhất định, mức
độ điện khí hóa toàn quốc là một thước đo để đánh giá trình độ phát triển kinh
tế và trình độ văn minh mà mỗi quốc gia đạt được.
1.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất, truyền tải, kinh doanh điện năng hiện nay
của ngành điện.
Hiện nay toàn bộ các hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh
doanh điện năng trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước giao cho Tập đoàn
điện lực Việt Nam (EVN) thống nhất quản lý. Riêng trong lĩnh vực đầu tư và
quản lý nguồn điện ( các nhà máy phát điện), để huy động mọi nguồn lực, đa
dạng hóa các hình Thức đầu tư và thực hiện cạnh tranh bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế, Nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế đầu tư xây
dựng và quản lý vận hành những Nhà máy điện và thực hiện bán điện cho Tập
đoàn điện lực Việt Nam, trên cơ sở có sự thỏa thuận với tập đoàn điện lực
Việt Nam về điểm đấu vào lưới điện quốc gia và giá bán điện.
Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Tập điện lực Việt Nam hiện
nay có thể được đơn giản hóa qua hình 2 .

8


Tập đoàn điện lực
Việt Nam (EVN)

Khối phụ trợ

Tổng công
ty phát điện
GENCO 1;
2; 3


5 Tổng công
ty điệnlực
Kinh doanh
điện

Tổng công ty
truyền tải
điện

3 ban quản
lý dự án

Hình 2: Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của tập đoàn điện lực
Việt Nam
EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực
sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách
hàng là Tổng côngty Điện lực miền Bắc (EVN NPC),Tổng công ty Điện lực
miền Trung (EVN CPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC),
Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực
TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia
(EVN NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công
ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án
1.2. Tổn thất điện năng: Khái niệm, phân loại và các chỉ tiêu xá định.
1.2.1. Khái niệm và phân loại tổn thất điện năng.
Điện năng sau khi được sản xuất ra tại các nhà máy điện được đưa đến
các đối tượng sử dụng điện thông qua một hệ thống đường dây tải điện và các

9



trạm biến áp. Trong quá trình đó, có một lượng nhất định điện năng bị tiêu
hao và thất thoát, hiện tượng đó được gọi là tổn thất điện năng.
Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa tổn thất điện năng là sự tiêu hao và
thất thoát điện năng trong quá trình đưa điện năng từ nơi sản xuất đến hộ tiêu thụ.
Tùy theo phương pháp và mục đích phân loại và tổn thất điện năng được
phân loại theo nhiều cách khác nhau, điều này được minh họa qua hình 3.
Tổn thất điện năng

Căn cứ theo tính chất của
tổn thất điện năng

Căn cứ theo giai đoạn phát sinh
tổn thất điện năng

Tổn thất
điện năng
trong quá
trình sản
xuất

Tổn thất
điện năng
trong quá
trình
truyền tải,
phân phối

Tổn thất

điện năng
trong quá
trình tiêu
thụ

Tổn
thất
kỹ
thuật

Tổn
thất
thương
mại

Hình 3: Phân loại tổn thất điện năng theo các nhân tố
*) Căn cứ vào giai đoạn phát sinh tổn thất: Tổn thất điện năng được
chia thành 3 loại sau:
- Tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất : Đây là lượng điện năng
tiêu hao ngay tại nhà máy điện, nó được xác định bởi lượng chênh lệch giữa
điện năng phát ra tại đầu cực máy phát điện với điện năng đưa lên lưới truyền
tải và điện năng phục vụ quá trình sản xuất điện. Loại tổn thất điện năng này

10


phát sinh ra là do quá trình truyền dẫn điện trong nhà máy phát điện và do
việc điều độ hệ thống điện không đồng bộ, hợp lý...
- Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối: đây là lượng
điện năng tiêu hao và thất thoát trong quá trình đưa điện năng từ nhà máy điện

đến hộ dùng điện. Nó do các nguyên nhân khách quan (các yếu tố tự nhiên,
môi trường, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ) và chủ quan (trình độ quản lý) gây
nên. Trong phạm vi luận văn này sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu và phân tích
loại tổn thất điện năng này.
Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối có thể được
chia thành hai loại nhỏ sauy:
+ Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải là tổn thất điện năng xảy
ra ở lưới điện có điện áp từ 110KV - 500KV.
+ Tổn thất điện năng trong quá trình phân phối là tổn thất điện năng
xảy ra ở lưới điện có điện áp < 110 KV.
- Tổn thất điện năng ở khâu tiêu thụ: đây là lượng điện năng tiêu hao và
thất thoát trong quá trình sử dụng các thiết bị điện của khách hàng. Điều đó được
quyết định bởi mức độ hiện đại, tiên tiến và công nghệ của các thiết bị điện, cũng
như trình độ vận hành, sử dụng các trang thiết bị điện đó của khách hàng.
*) Căn cứ vào tính chất của tổn thất: Tổn thất điện năng được chia
thành hai loại sau:
- Tổn thất kỹ thuật: là tổn thất điện năng do các nguyên nhân về mặt kỹ
thuật, công nghệ gây ra trong quá trình truyền tải, phân phối điện năng từ nơi
sản xuất đến hộ tiêu thụ.
Tổn thất kỹ thuật trong các mạng điện là đặc biệt quan trọng bởi vì nó
dẫn đến tăng vốn đầu tư để sản xuất và truyền tải điện năng cũng như chi phí
về nhiên liệu. Tổn thất kỹ thuật được xác định theo các thông số chế độ và
thông số của các phần tưr trong mạng điện.
Tổn thất kỹ thuật bao gồm:

11


+ Tổn thất điện năng do đốt nóng các dây dẫn trong mạng điện. Lượng
tổn thất điện năng này có thể tính toán được một cách tương đối chính xác

thông qua công thức sau:

2
ρ .1

3
2
S
m
=
∆A
3.I . R=
.τ .10
.
.τ .10 − 3 ( KVh)
dd
U2 s
Trong đó:
∆Add Là tổn thất điện năng do đốt nóng các dây dẫn trong mạng điện (KWh)

S
I= m
3.U
Là dòng điện chạy trên đường dây khi phụ tải là cực đại (A)

R=

Sm

Là công suất cực đại truyền tải trên đường dây (KVA)


U

Là điện áp dây định mức của mạng điện (KV)

ρ .ι
s

Là điện trở của đường dây ( Ω)

ρ

Là điện trở suất của đường dây (Ω mm2/km)

ι

Là chiều dài đường dây (km)

s

Là tiết điện của đường dây (mm2)

τ

Là thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất (h)

+ Tổn thất điện năng trong các máy biến áp. Lượng tổn thất điện năng
này được xác định như sau:
 S pt max
∆A =∆Po .1+ ∆Pn .

BA
 S
dm


Trong đó:

2


 .τ



( KWh)

∆ABA Là tổn thất điện năng trong các máy biến áp ( KWh)
∆ P0

Là tổn thất công suất khi không tải của máy biến áp ( KW)

∆PN

Là tổn thất công suất khi ngắn mạch của máy biến áp (KW)

Sptmax Là công suất cực đại của phụ tải ( KVA)
Sdm

Là công suất định mức của máy biến áp ( KVA)


12


t

Là thời gian tính tổn thất điện năng (h)

τ

Là thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất (h)

+ Tổn thất khác ( tiếp xúc, dò điện,....) ký hiệu là ∆Akh.
Tổn thất kỹ thuật là một tất yếu khách quan, chúng ta chỉ có thể giảm
thiểu tổn thất kỹ thuật chứ không bao giờ loại bỏ được hoàn toàn tổn thất kỹ
thuật. Tổn thất kỹ thuật cao hay thấp do mức độ hiện đại, đồng bộ, hợp lý của
hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng và trình độ quản lý, vận
hành hệ thống này quyết định.
- Tổn thất thương mại: là tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải,
phân phối điện năng do sự không hoàn thiện của hệ thống đo đếm điện năng,
sai số của các thiết bị dùng để tính điện năng, do công tác quản lý còn sơ hở
dẫn đến thất thu tiền điện và do khách hàng gian lận, vi phạm quy chế sử
dụng điện.
Tổn thất thương mại phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh điện, trình độ quản lý càng cao thì tổn thất thương mại càng
thấp. Mục tiêu của các doanh nghiệp này là phấn đấu đưa tổn thất thương mại
dần bằng không.
1.2.2. Chỉ tiêu xác định mức tổn thất điện năng.
Để xác định mức độ tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân
phối điện năng, người ta sử dụng kết hợp một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm:
1.2.2.1. Lượng điện năng tổn thất.

Lượng điện năng tổn thất là chỉ tiêu xác định mức độ tổn thất điện năng
dưới dạng số tuyệt đối. Nó được xác định bằng số KWh điện chênh lệch giữa
tổng sản lượng điện nhận có tổn thất và tổng sản lượng điện thương phẩm có
tổn thất, bán cho các khách hàng dùng điện trong cùng một khoảng thời gian
nhất định (tháng, quý, năm).
Công thức tính:

∆Att = Ađn - Atp

(KWh)

∆Att Là lượng điện năng tổn thất ( KWh).

13


Ađn

Là tổng sản lượng điện nhận có tổn thất (KWh), còn được gọi là

sản lượng điện nhận khu vực. Đây là sản lượng điện do các nhà máy điện sản
xuất ra cung cấp cho lưới điện (sau khi đã trừ đi sản lượng điện bán thẳng) và
được xác định trên công tơ đầu nguồn của các Công ty truyền tải điện hay các
Công ty điện lực.
Atp

Là tổng sản lượng điện thương phẩm có tổn thất bán ra cho các

khách hàng dùng điện (KWh), còn được gọi là sản lượng điện thương phẩm khu
vực. Sản lượng này được xác định trên công tơ của các khách hàng dùng điện.

∆Att = ∆Attkt + ∆Atttm

(KWh)

Trong đó:
∆Attkt = ∆Add + ∆ ABA + ∆ Akh
Cách xác định các thành phần của lượng tổn thất điện năng kỹ thuật
như đã nêu ở phần trên. Như vậy, ta có thể xác định lượng tổn thất điện năng
thương mại như sau:
∆Atttm = Ađn - Atp - ∆Attkt

( KWh)

Lượng điện năng tổn thất cho chúng ta thấy được quy mô của tổn thất
điện năng và là cơ sở để xác định giá trị tổn thất điện năng.
Giá trị tổn thất điện năng được xác định bằng lượng điện năng tổn thất
nhân với giá mua 1 KWh điện đầu nguồn trong khoảng thời gian tính tổn thất đó.
Công thức tính:

L = ∆Att. P (đồng)

Trong đó:
L

là giá trị tổn thất điện năng (đồng)

∆Att là lượng điện năng tổn thất (KWh)
P

là giá mua 1 KWh điện đầu nguồn (đồng/ KWh)


1.2.2.2. Tỷ lệ tổn thất điện năng.
Tỷ lệ tổn thất điện năng là chỉ tiêu xác định mức độ tổn thất điện năng
dưới dạng số tương đối. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa lượng
điện năng tổn thất và tổng sản lượng điện nhận có tổn thất trong cùng một
khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm).
14


×