Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

NƯỚC VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: THỬ THÁCH CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỔNG HỢP Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.31 KB, 11 trang )

Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NƯỚC VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU:
THỬ THÁCH CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỔNG HỢP
Ở VIỆT NAM
Lê Anh Tuấn
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
E-mail:
---oOo---

Tóm tắt
Việt Nam là một quốc gia có nhiều thử thách khi đối mặt với các vấn đề liên quan
đến nguồn nước và các tổn thương do biến đổi khí hậu. Trên 70% người Việt Nam
sinh sống ở các vùng châu thổ, vùng tập trung nước và các vùng ven biển. Nhiều
bằng chứng khoa học của biến đổi khí hậu như nhiệt độ gia tăng, mưa bất thường,
nước biển dâng và hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng thể hiện rõ. Điều này
dẫn đến sự phá vỡ cán cân và chu trình nước hiện tại của từng khu vực. Sự tái
phân bố lượng nước, bao gồm số lượng, chất lượng và động thái, sẽ tác động mạnh
mẽ lên sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, tính đa dạng sinh học khu vực, hệ
sinh thái rừng cũng như các tổn thất về kinh tế - xã hội – văn hoá nhân văn trong
tương lai.
Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện việc quản lý tổng hợp tài nguyên
nước với việc lấy lưu vực sông làm cơ sở để nâng cao việc điều phối hiệu quả của
việc sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Tuy nhiên, bài toán này có
nhiều trở ngại do các nguyên do: (i) hơn 60% nguồn nước ở Việt Nam là từ nước
ngoài đổ xuống; (ii) sự phân bố tài nguyên nước không đều khi xét cả về không gian
lẫn thời gian; (iii) thiên tai và biến đổi khí hậu đang đe dọa tài nguyên nước; (iv) chất


lượng nước đang bị suy giảm nghiêm trọng; và (v) nhu cầu sử dụng nước ngày
càng cao.
Để giải quyết các thử thách trên, cần thiết phải có nhiều nổ lực lớn kết hợp từ phía
các quan chức chính quyền, nhà khoa học, cơ quan quản lý tài nguyên địa phương
và cộng đồng những người dùng nước. Việc thành lập các Ủy ban Quản lý Lưu vực
có thể là bước đầu tiên cho việc thống nhất đầu mối điều phối việc quản lý tài
nguyên nước lưu vực. Các hoạt động khác cần thiết hành bao gồm hình thành mạng
lưới quan trắc thủy văn và chất lượng nước; nâng cao nhận thức, cả việc phát hành
cẩm nang khai thác và bảo vệ nguồn nước cho cộng đồng; quy hoạch thủy lợi dài
hạn có xem xét các yếu tố biến đổi khí hậu và các vấn đề nước xuyên biên giới; và
tiến hành liên tục dự án trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Từ khóa:
Nguồn nước; biến đổi khí hậu; quản lý tổng hợp tài nguyên nước; quy hoạch.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)


Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

WATER AND CLIMATE CHANGE:
CHALLENGES TO INTEGRATED WATER RESOURCES MANAGEMENT
IN VIETNAM
Le Anh Tuan
College of Environment and Natural Resources
Reserach Institute for Climate Change – CanTho University
E-mail:

---oOo---

Abstract
Vietnam is a nation having many challenges on facing to the problems of water
resources concerned and the vulnerabilities due to climate change. More than 70%
of Vietnamese population are living in the delta regions, the concentrated water
areas and the coastal zones. Many scientific proofs of climate changes as higher
temperature, abnormal precipitation, sea level rise and extreme weather phenomena
were expressed more clearly. This is going to lead the collapse of the current
regional water balance and cycle. The re-distribution of water amount available,
including quality, quantity and dynamic, will impact strongly on agricultural and
industrial production, regional biodiversity, forestry eco-system as well as socioeconomic and human cultural losses in the future.
Currently, Vietnam is in the ways to carry out the integrated water resources
management based on the river basins for raising the efficiency coordination of the
utilisation, the protection and the development of water resources. However, these
issues are being met many roadblocks due to the causes: (i) more than 60% of water
sources in Vietnam is come from the neighbouring countries flowing down; (ii) the
water resources distribution are unequal both spatial and temporal considerations;
(iii) the natural disasters and climate change are threating the water resources; (iv)
water qualities are degradating seriously; and (v) water requirement is increasing
more and more.
For solving about challeges, it is neccessary having many efforts greatly combined
among governmental authorities, scientists, local natural resources management
agencies and water-users communities. The establishment of the Committee for
River Basin Management may be the first step for the clue unity of coordination in
the basin water resources management. Other activities needed are as setting up a
hydrological and water quality monitoring network; raising the awareness including
publishing the manual for exploitation and protection the water sources for
communities; planning long-term water conservation with the impacts consideration
of climate change and transboundary water problems; and implementing continuing

the riverhead re-forestation and forestry protection projects.
Key words:
Water sources; climate change; integrated water resources management; planning.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)


Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.

TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng Châu Á nhiệt đới gió mùa. Nước là một yếu tố
quan trọng trong sinh hoạt, sản xuất và văn hóa của người Việt Nam. Trong ngôn
ngữ tiếng Việt, “nước” vừa dùng để chỉ nguồn tài nguyên trong “thủy quyển” và cũng
để chỉ “quốc gia”. Quá trình hình thành và mở rộng quốc gia, người Việt vẫn có xu
hướng di chuyển dọc theo các vùng sông nước và ven biển. Sản xuất chính của
người Việt Nam vẫn là nông nghiệp và thủy sản là hai ngành sử dụng tài nguyên
nước nhiều nhất. Trên bản đồ phân bố dân cư, chúng ta dễ dàng nhận thấy người
Việt sống chủ yếu ở những vùng tập trung nước, chủ yếu là những vùng có cao độ
dưới 10 m so bới mực nước biển (Hình 1).

Hình 1: Bản đồ phân bố mật độ dân cư ở Việt Nam trong và ngoài vùng ven biển có
cao độ dưới 10 m (Nguồn: CIESIN, Columbia University, 2007)
Với tổng diện tích tự nhiên là 331,690 km2 (đứng hàng thứ 65 về diện tích trên thế

giới) và chiều dài đường biên giới với các quốc gia lân cận là 4.510 km và chiều dài
vùng ven biển là 3.260 km, Việt Nam có trên 200 con sông lớn nhỏ phân bố trên
khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam, trong đó có 89 sông có dòng chảy liên tục và chiều
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)


Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

dài trên 10 km. Mỗi năm Việt nam nhận một lượng mưa trung bình dao động từ
1.900 – 2.000 mm/năm. Trữ lượng nước ngầm có thể khai thác được ở Việt Nam
cũng khá lớn, ước tính vào khoảng 60 tỷ m3/năm nhưng hiện mới khai thác được
chừng 13% (tương đương 8 tỷ m3/năm). Tổng lượng nước mặt luân chuyển qua
lãnh thổ Việt Nam trung bình 310 tỷ m3/năm, tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long và vùng Đồng bằng sông Hồng. Theo báo cáo của Kellogg Brown
and Root Pty Ltd. (2008) trung bình một người Việt Nam có khoảng 9,856 m3 nước
mặt trên mỗi đầu người mỗi năm, nhiều gấp khoảng 1,5 lần lượng nước trung bình
cho mỗi đầu người trên thế giới. Tuy nhiên, nếu xem xét về lượng nước đang được
khai thác thì mỗi người Việt Nam chỉ mới sử dụng được xấp xỉ khoảng 5.000
m3/năm (Kellogg Brown and Root Pty Ltd., 2008). Ở mức này thì Việt Nam là một
quốc gia có lượng nước cho mỗi người ở mức trung bình so với toàn thế giới (Theo
chuẩn của Hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), thì quốc gia nào có lượng nước
khai thác dưới 4000 m3/năm thì quốc gia đó nằm ở mức thiếu nước). Với mức độ
gia tăng dân số và phát triển kinh tế hiện nay, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước sạch
trong một số tháng trong năm ở Việt Nam đang và sẽ là điều hiện hữu.

2.


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

Carbon dioxide (CO2) được xem là “thủ phạm” chính trong các loại khí nhà kinh gây
nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Theo So sánh với nồng độ mức thải CO2 toàn
cầu trong bầu khí quyển đã gia tăng từ 280 ppmv (phần tỷ theo thể tích) vào thời kỳ
tiền công nghiệp (trước 1850) lên 383 ppmv như hiện nay (NASA, 2009), vượt
ngưỡng mong muốn cho mức chấp nhận nồng độ CO2 là 350 ppmv. Sự gia tăng
này khiến nhiệt độ không khí trung bình đã gia tăng hầu hết các nơi trên thế giới.
Điều này dẫn đến hệ quả băng tan nhiều ở hai cực và các rặng núi cao, nước biển
dâng lên và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần số và cường độ lớn hơn
và bất thường hơn.
Nhiều báo cáo và dẫn chứng khoa học đã chỉ ra Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, là một trong các “điểm nóng” về biến đổi khí hậu và nước biển
dâng trên thế giới tạo nên nhiều tổn thương cho sinh kế của người dân (Peter and
Greet, 2008; Dasgupta et al., 2009; IPCC, 2007; UNDP, 2007; ADB, 1994). Báo cáo
tổng hợp của Viện nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi trường (2009) đã chỉ ra
nhiều bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu đã tác động đến Việt Nam. Trong
khoảng thời gian 50 năm (1951 – 2000) nhiệt độ trung bình của Việt Nam đã gia
tăng vào khoảng 0,7 °C, đặc biệt là trong vài thập niên gần đây, mức độ gia tăng
nhiệt độ cao hơn nhiều thập niên về trước. Cũng trong thời gian trên, mực nước
biển đo tại Hòn Dấu đã gia tăng khoảng 20 cm. Ngoài ra, nhiều báo cáo của các tỉnh
thành cũng đã ghi nhận các thiên tai và thời tiết bất thường đã xảy ra với số lượng
nhiều hơn và mạnh mẽ hơn so với vài chục năm trước đó.
Dựa vào các kết quả của mô hình luân chuyển khí quyển toàn cầu (Global
Circulation Models - GCMs) kết hợp với mô hình khí hậu vùng đã chi tiết hóa
PRECIS, cho thấy trong tương lai (thập niên 2070) so với hiện nay (thập niên 1980),
nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trung bình các vùng đồng bằng ven biển ở Việt Nam
sẽ tăng lên từ 1- 3 °C (Hình 2 và Hình 3). Nếu nồng độ khí CO2 gia tăng gấp đôi so
với mức hiện nay, lượng mưa theo tháng ở Việt Nam sẽ có nhiều biến động, mùa

khô sẽ khốc liệt hơn và lượng mưa rơi có xu thế giảm vào đầu mùa nhưng sẽ gia
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)


Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tăng vào cuối mùa cùng với sự bất thường trong thời đoạn mưa bão ở Biển Đông
(Hình 4). Tất cả sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng lớn đến tài nguyên nước ở Việt Nam.

Hình 2: Sự thay đổi theo mô phỏng nhiệt độ ngày lớn nhất trung bình từ thập niên
1980 đến thập niên 2070 (Nguồn: TTK & SEA START RC, 2009)

Hình 3: Sự thay đổi theo mô phỏng nhiệt độ ngày nhỏ nhất trung bình từ thập niên
1980 đến thập niên 2070 (Nguồn: TTK & SEA START RC, 2009)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)


Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 4: Sự sai biệt về lượng mưa tháng ở Việt Nam và
các vùng lân cận, so sánh lượng mưa trong khu vực khi
nồng độ khí CO2 như hiện nay và giả thiết khi nồng độ

CO2 tăng gấp đôi trong tương lai.
(Nguồn: Supparkorn, 2008)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)


Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.

CÁC HẠN CHẾ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM

Nếu chỉ nhìn con số tổng lượng nước theo năm ở Việt Nam thì dễ cảm tưởng là Việt
Nma không có khó khăn về nguồn nước. Thực sự có 5 vấn đề lớn ảnh hưởng đến
việc khai thác và sử dụng nước:
3.1. Phần lớn (2/3) dòng chảy mặt ở Việt Nam có nguồn từ nước ngoài
Việt Nam có tổng cộng chừng 208 con sông lớn nhỏ, trong đó có 126 con sông có
nguồn từ nước ngoài chảy vào nội địa, 76 con sông từ trong nước chảy qua nước
khác và 4 con sông chảy vào nhưng sau đó lại chảy ra. Trong tất cả lưu vực sông có
ở Việt Nam thì 8 lưu vực sông là lưu vực liên quốc gia, phần diện tích lưu vực ở
nước ngoài chiếm khoảng 70% diện tích lưu vực, đặc biệt là các hệ thống sông lớn
như sông Mekong, sông Hồng, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả,
sông Đồng Nai. Về tổng lượng dòng chảy năm thì có đến 60% (Trần Thanh Xuân,
2004) là từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Lào và
Campuchia chảy vào Việt Nam. Quá trình công nghiệp hóa, mở rộng diện tích tưới
cho nông nghiệp và khai thác năng lượng dòng chảy của những nước này đang gây

cho Việt Nam nhiều khó khăn.
3.2. Sự phân phối nguồn nước không đồng đều theo không gian và thời gian
Tổng lượng mưa trung bình năm của cả nước là cao nhưng phân bố không đều
theo không gian, có những nơi lượng mưa cực kỳ cao như vùng Bạch Mã (Thừa
Thiên – Huế) lên đến 8.000 mm/năm, trong khi đó có những vùng như Phan Rang,
(Ninh Thuận), Phan Rí (Bình Thuận) lượng mưa rất thấp chỉ từ 400 – 700 mm/năm.
Sự phân bố lượng mưa theo thời gian cũng bất tương xứng, vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long chỉ có 2 mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa mùa khô không đến 10% kéo
dài gần 7 tháng so với 90% tập trung vào 5 tháng mùa mưa.
Tổng lượng dòng chảy mặt thay đổi rõ rệt giữa các mùa trong năm, phổ biến chiếm
75 – 85% cho mùa mưa lũ, phần còn lại chia cho các tháng mùa khô. Sông Mekong
là hệ thống sông lớn ở Việt nam (chiếm 57% tổng lượng nước quốc gia), nhiều gấp
54 lần lượng nước vùng Đông Bắc. Lưu lượng mùa lũ của sông Mekong đổ về đồng
bằng có thể lên đến 39.000 – 40.000 m3/s nhưng trong mùa không số lượng có năm
này tụt thấp đến 1.200 – 1.700 m3/s tạo nên tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn
kéo dài nhiều tháng (Tuan et al., 2008). Có nhiều con sông ở Tây Nguyên gần như
không có nước chảy trong mùa khô.
Nhiều vùng ở Việt nam cũng cho thấy chênh lênh mực nước ngầm khai thác được
giữa mùa khô và mùa mưa dao động từ vài mét đến hàng chục mét, nhất là các
vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên.
3.3. Thiên tai và biến đổi khí hậu đang đe dọa tài nguyên nước
Các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng
đến cán cân nguồn nước. Bão lũ được xem là thiên tai gây thiệt hại lớn nhất ở Việt
Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Bắc. Lũ lớn gây nên nhiều thiệt hại về
nhân mạng và tài sản, còn làm cho môi trường xấu đi như gây ra các hiện tượng sạt
đất, lở núi, xói mòn mạnh vùng dốc và xâm thực ven biển. Trong khi xu thế thiếu
nước nhưng năm gần đây gây khô hạn đang đe dọa vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và vùng Tây Nguyên. Hiện tượng nắng nóng kéo dài và lượng mưa suy giảm
khiến tình hình sử dụng nước thêm khó khăn. Điều kiện thiếu nước và nhiệt độ cao
đe dọa tình hình cháy rừng. Rừng bị hủy hoại sẽ khiến cho việc điều tiết nguồn

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)


Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nước trong mùa khô vô cùng hạn chế. Hiện tượng nước biển dâng cũng tham gia
làm tài nguyên nước xấu đi về mặt chất lượng. Nguồn nước ngầm ở Việt Nam cũng
bị ảnh hưởng như một tác động dây chuyền như giảm mực thủy cấp và nhiễm mặn.
3.4. Chất lượng nguồn nước đang suy giảm nghiêm trọng
Dưới áp lực của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, đô thị hóa, nhu cầu sản
xuất lương thực và thực phẩm, thu hẹp diện tích đất đai và diện tích rừng đầu nguồn
khiến tài nguyên nước đang được khai thác triệt để khiến việc suy thoái chất lượng
nước là khó kiểm soát và ngăn chận hiệu quả. Nhiều dòng sông đang bị ô nhiễm
nặng nề, chất lượng nước ngày càng xấu đi do mang nhiều độc chất từ các chất thải
kim loại nặng, chất thải hữu cơ và vô cơ từ sinh hoạt, các dư lượng hóa dược nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước dưới đất cũng bị tụt giảm, nhiều nơi bị
nhiễm mặn, nhiễm asenic hoặc bị thông tầng khiến các chất ô nhiễm trên mặt đất
thấm xuống các vĩa nước ngầm. Nhiều khu công nghiệp, khu dân cư, bệnh viện
không có hệ thống xử lý nước hiệu quả và tất cả đổ vào các kênh mương, sông rạch
lộ thiên và hệ thống cống rãnh công cộng khiến thủy vực bị ô nhiễm vượt gấp hàng
trăm thậm chí hàng chục ngàn mức cho phép của Tiêu chuẩn Quốc gia.
3.5. Nhu cầu sử dụng nước dân dụng và công nghiệp ngày càng cao
Do nhu cầu gia tăng sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống, nhu cầu nước trên
toàn quốc gia tăng nhanh chóng. Nếu năm 1990, nhu cầu nước cho dân dụng và
công nghiệp ở Việt Nam chỉ khoảng 50 tỷ m3/năm thì đến năm 2000, số liệu này là
65 tỷ m3/năm, năm 2010 đã nhảy lên 72 tỷ m3/năm. Dự báo nhu cầu nước đến năm

2020 sẽ là 80 tỷ m3/năm, năm 2030 sẽ là 87 – 90 tỷ m3/năm. Khối lượng này bằng
khoảng 11% tổng tài nguyên nước, hoặc 29% tài nguyên nước nội địa hình thành
trên lãnh thổ quốc gia.
Theo Trần Minh et al. (2003), tổng lượng nước cần cho nền kinh tế quốc dân của
Việt Nam đến năm 2020 sẽ lên đến khoảng 510 - 520 tỷ m3/năm. Nhu cầu nước gia
tăng sẽ là một thử thách lớn cho việc cân đối trong tình hình số lượng và chất lượng
ngày càng suy giảm hiện nay.

4.
CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆC QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN
NƯỚC Ở VIỆT NAM

Theo Tổ chức Hợp tác vì Nước Toàn cầu (GWP, 2000): “Quản lý tài nguyên nước
tổng hợp là một quá trình thúc đẩy sự phối hợp phát triển và quản lý nguồn nước,
đất đai và tài nguyên liên quan, nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội
một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái
thiết yếu”.
Do các đe dọa và thử thách ngày càng lớn lên nguồn nước ở Việt Nam, các cơ quan
quản lý tài nguyên và cộng đồng địa phương phải có nhưng mối liên kết tham gia, có
cam kết chính trị và đầu tư tài chính một cách hiệu quả trong việc kiểm kê nguồn
nước, quy hoạch khai thác, phân phối, sử dụng và bảo vệ môi trường nước. Quy
hoạch tài nguyên nước cần làm đồng bộ từ cấp cộng đồng thấp nhất lên trên và
không thể giới hạn trong phạm vi một địa phương mà phải đặt trong bối cảnh lớn
hơn ở cấp liên vùng, lãnh thổ địa lý quốc gia và liên quốc gia. Do đặc điểm trên 2/3
nguồn nước của Việt Nam là xuất pháp từ nước ngoài chảy vào do vậy việc phải có
một cơ chế pháp lý thông quan các đàm phán chính trị nhằm cân đối và giải quyết
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)



Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

các mâu thuẫn giữa nguồn nước giữa các quốc gia thượng lưu và phần lãnh thổ
quốc gia ở hạ lưu. Song song đó, cần củng cố, bổ sung và cụ thể hóa hơn nữa Luật
Tài nguyên Nước và Luật Bảo vệ Môi trường để đáp ứng những tình huống mới
phát sinh ở hiện tại và trong tương lai. Các hành vi làm tổn hại nguồn nước cần phải
được chế tài bằng công cụ luật pháp và tòa án. Các cơ quan quản lý môi trường cần
nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường (Lê Anh
Tuấn và Nguyễn Văn Bé, 2008).Việc khôi phục, trồng và bảo vệ nguồn rừng đầu
nguồn và hai bên bờ sông cần phải đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ hơn. Xuyên suốt
việc quản lý tài nguyên nước hợp lý là việc thường xuyên phải giáo dục, tuyên
truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn môi trường, bảo vệ rừng xanh,
sử dụng nước tiết kiệm và chống các biểu hiệu làm suy thoái nguồn nước. Quan hệ
này khá phức tạp và có thể đề xuất các hoạt động hiện này cho cơ chế quản lý tài
nguyên nước tổng hợp như thể hiện ở lưu đồ hình 5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ADB (Asian Development Bank), 1994. Climate Change in Asia: Vietnam Country
Report, p.27.
CIESIN (Center for International Earth Science Information Network, 2007. Viet
Nam: 10m low elevation coastal zone and population density. Columbia
University, Truy cập từ website:
/>Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping
Yan, 2007. The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A
Comparative Analysis. World Bank Policy Research, Working Paper 4136,
February 2007.
GWP (Global Water Partnership), 2000. Integrated Water Resources Management.
Global Water Partnership Technical Advisory Committee.

Kellogg Brown and Root Pty Ltd., 2008. Vietnam Water Sector Riview Project: Status
Report – Consultation Document (ADB TA 4903-VIE). ABN 91 007 660 317
IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2007. Fourth Assessment
Report, Working Group II report. Impacts, Adaptation and Vulnerability.
MRC (Mekong River Commission), 2009. Adaptation to climate change in the
countries of the Lower Mekong Basin: regional synthesis report. MRC
Technical Paper No. 24. Mekong River Commission, Vientiane. 89 pp.
NASA (National Aeronautics and Space Administration), 2009, Earth Fact Sheet.
Truy cập từ website:
/>Lê Anh Tuấn và Nguyễn Văn Bé, 2008. Các vấn đề môi trường nông thôn vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, Bài báo cáo ở Hội thảo “Các vấn đề môi trường và
phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Đại học Cần Thơ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)


Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lê Anh Tuấn, 2010. Quản lý Đất và Nước. Bài giảng Cao học Quản lý Môi trường,
Đại học Cần Thơ.
Peter Chaudhry and Greet Ruysschaert, 2008. Climate Change & Human
Development in Vietnam: A case study for the Human Development Report
2007/2008. Oxfam and UNDP.
Reiner Wassmann, Nguyen Xuan Hien, Chu Thai Hoanh, and To Phuc Tuong, 2004.
Sea Level Rise Affecting the Vietnamese Mekong Delta: Water Elevation in the
Flood Season and Implications for Rice Production. Climatic Change, 66: 89–
107.

Suppakorn Chinvanno, 2008. Information for Sustainable Development in Light of
Climate Change in Mekong River Basin. Southeast Asia START Regional
Centre, Bangkok, Thailand.
TTK & SEA START RC, 2009. Water and Climate Change in the Lower Mekong
Basin: Diagnosis & recommendations for adaptation, Water and Development
Research Group, Helsinky University of Technology (TTK), and Southeast Asia
START Regional Center (SEA START RC), Chulalongkorn University, Water &
Developmement Publications, Helsinky University of Technology, Espoo,
Finland.
Trần Minh, Trần Hoàng Thiện, Nguyễn Thị Tâm, 2003. Tài nguyên nước ở Việt Nam
và định hướng khai thác, sử dụng trong nền kinh tế quốc dân. Tạp chí Địa chất
Thủy văn, số 275, tháng 3-4/2003.
Trần Thanh Xuân, 2004. Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách thức trong
tương lai. Viện Khí tượng – Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Xem từ
website:
/>df
Tuan Le Anh, Chu Thai Hoanh, Fiona Miller, and Bach Tan Sinh, 2008. Floods and
Salinity Management in the Mekong Delta, Vietnam. In: Challenges to
sustainable Development in the Mekong Delta: Regional and National Policy
Issues and Research Needs, T.T. Be, B.T. Sinh and Fiona M. (Eds). The
Sustainable Mekong Research Network (Sumernet)'s publication, Stockholm,
Sweden.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)


Hội thảo về Quản lý Tổng hợp Sông và Rừng đầu nguồn ở Việt Nam
Thành phố Đà Lạt, Việt Nam – 24-25/5/2011


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Q
QU
UẢ
ẢN
NL

ÝT

ÀII N
NG
GU
UY

ÊN
NN

ƯỚ
ỚC
CT
TỔ
ỔN
NG
GH
HỢ
ỢP
P

XÂY DỰNG

CHÍNH SÁCH

KIỂM KÊ
NGUỒN NƯỚC
Cung
ứng
nước

Số lượng
Chất lượng
Động thái

Nhu
cầu
nước

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
• Hồ chứa – Phòng lũ
• Thủy nông – thủy sản
• Cấp thoát nước
• Giao thông thủy
• Dòng chảy môi trường
• Bảo vệ rừng đầu nguồn
và vùng đất ngập nước
• V.v...

HỢP TÁC
QUỐC TẾ

• Luật Tài nguyên nước

• Luật Bảo vệ Môi trường
• Các Luật lệ liên quan

• Chủ quyền quốc gia
• Chia xẻ lợi ích nguồn nước
• Cơ chế hợp tác và tham vấn

QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC
• Quy hoạch nước
• Kiểm soát chất lượng
• Cơ chế tham gia
• Chế tài và xử lý
• Quyền sử dụng nước
• Phân bổ tài chính
• Quản lý đất và nước
• V.v...

ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ
• Đánh giá tổn thương
• Chia xẻ thông tin
• Phối hợp nghiên cứu
• Cơ chế kiểm soát
• Thỏa thuận ràng buộc
• Giải quyết mâu thuẫn
• Ký các cam kết pháp lý
• V.v...

Đường thực thi

Đường phản hồi


Hình 5: Các đề xuất hoạt động chính cho việc quản lý tài nguyên nước tổng hợp ở Việt Nam (Tuấn, 2010)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nước và Biến đổi Khí hậu: Các thử thách cho Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp ở Việt Nam
Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ)



×