Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

NGHIÊN CỨU TƯ DUY TRỰC QUAN SƠ ĐỒ CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 49 trang )

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2007

Tên công trình:

NGHIÊN CỨU TƢ DUY TRỰC QUAN SƠ ĐỒ CỦA
TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thuộc nhóm ngành: XH1a


CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2007

Tên công trình:

NGHIÊN CỨU TƢ DUY TRỰC QUAN SƠ ĐỒ CỦA
TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thuộc nhóm ngành: XH1a


TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

1. Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu và làm rõ một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản có liên quan đến đề tài như:
Tư duy, tư duy trực quan hình tượng, tư duy trực quan sơ đồ, sơ đồ, hình ảnh, biểu tượng,


biểu tượng không gian, trực quan, mô hình trực quan.
2. Điều tra thực trạng
Công trình sử dụng trắc nghiệm L.A. Venger để đo mức độ tư duy trực quan sơ đồ
của trẻ và được tiến hành trên 100 trẻ 5 - 6 tuổi được chọn ngẫu nhiên từ hai trường mầm non
Bông Sen,quận Tân Phú và trường mầm non bán công Bến Thành, quận I, thành phố Hồ Chí
Minh.
Điều tra 13 giáo viên (trong đó có 2 hiệu phó chuyên môn), phỏng vấn 17 phụ huynh
học sinh và tìm hiểu môi trường, điều kiện học tập của trẻ để tìm ra nguyên nhân thực trạng.
3. Thực nghiệm hình thành
Sau khi tiến hành cho 100 trẻ được chọn làm mẫu nghiên cứu thực trạng tư duy trực
quan sơ đồ làm trắc nghiệm L.A. Venger và thu, xử lý kết quả, người nghiên cứu đã chọn 30
trẻ để tiến hành thực nghiệm hình thành bằng hệ thống bài tập thực nghiệm do người nghiên
cứu tự biên soạn được tiến hành dưới hình thức trò chơi cho trẻ.


1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối tượng nghiên cứu: TDTQSĐ của trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại
TP.HCM.
Vấn đề tư duy của trẻ đã được nhiều nhà tâm lý học trong và ngoài nước quan tâm và
đã tạo dựng nên được một nền tâm lý học trẻ em đồ sộ. Riêng vấn đề tư duy trực quan sơ đồ
cũng được nhiều tác giả đề cập đến ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng nghiên cứu chuyên
biệt về vấn đề này thì chỉ có công trình của L.A. Venger. Và sau này, Trần Xuân Hương cũng
dựa trên nền tảng của công trình nghiên cứu của L.A. Venger để tiến hành nghiên cứu. Và
trong công trình nghiên cứu về tư duy trực quan sơ đồ mới nhất của Trần Xuân Hương vào
năm 1994, tác giả chủ yếu nghiên cứu về "con đường hình thành tư duy trực quan sơ đồ của
trẻ". Vì vậy mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn là một ẩn số.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Mục tiêu của công trình

Nghiên cứu TDTQSĐ của trẻ 5- 6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP.HCM, từ đó
đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển TDTQSĐ cho trẻ.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích tài liệu và tổng hợp tài liệu.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:


2
* Phương pháp chính:
- Trắc nghiệm: Dùng bài tập trắc nghiệm L.A. Venger để đánh giá mức độ phát triển
TDTQSĐ của trẻ.
- Thực nghiệm hình thành: xây dựng một hệ thống bài tập gồm 3 bài tập cho trẻ nhằm
thực nghiệm hình thành theo 2 hướng thao tác sơ đồ hóa và đọc hiểu sơ đồ. Sau đó, dùng bài
đo nghiệm để đánh giá số liệu định lượng cho các vấn đề định tính mà bài đo nghiệm đặt ra.
* Phương pháp hỗ trợ:
- Quan sát:
+ Quan sát trong lúc trẻ làm trắc nghiệm và trong giờ học của trẻ nhằm giúp việc đánh
giá được khách quan và chính xác.
+ Quan sát trẻ trong quá trình thực nghiệm để góp phần đánh giá tính phù hợp của bài
thực nghiệm.
- Điều tra:
+ Phỏng vấn trẻ để kiểm tra độ chính xác của bài trắc nghiệm.
+ Dùng bảng câu hỏi cho giáo viên.
+ Phỏng vấn phụ huynh học sinh.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows 11.5.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
2.3.2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
2.3.2.1. Sự phát triển tư duy của trẻ em
2.3.2.2. Tư duy trực quan hình tượng của trẻ 5 - 6 tuổi



3
2.3.2.3. Tư duy trực quan sơ đồ 2.3.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.3.1. Nghiên cứu về lý luận
2.3.3.2. Điều tra thực trạng
2.3.3.3. Thực nghiệm tác động sư phạm
2.4. Kết quả nghiên cứu
2.4.1. Kết quả nghiên cứu lý luận:
Đến giai đoạn 5-6 tuổi, ở trẻ xuất hiện một loại hình tư duy trực quan hình tượng mới
- đó chính là tư duy trực quan sơ đồ. Tư duy trực quan sơ đồ là một quá trình tư duy trong đó
nhiệm vụ trí tuệ được thực hiện bằng các thao tác bên trong với các sơ đồ hình thành các
chức năng kí hiệu tượng trưng, phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan của sự vật
hiện tượng trong không gian.
Tư duy trực quan sơ đồ là loại tư duy trung gian để chuyển từ tư duy trực quan hình
tượng lên kiểu tư duy mới khác về chất - tư duy logic.
2.4.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ phát triển tư duy trực quan sơ đồ của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MNBS và trường MNBCBT, TP.HCM
2.4.2.1. Kết quả mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ 5 - 6 tuổi tại trường MNBS và
trường MNBCBT, TP.HCM
Sau khi cho trẻ thực hiện trắc nghiệm L.A. Venger và quan sát, phỏng vấn trẻ trong
quá trình làm trắc nghiệm để loại bỏ những đáp án mang tính chọn lựa ngẫu nhiên của trẻ
(Những đáp án được xem là chọn lựa ngẫu nhiên của trẻ là những đáp án mà trẻ có được là
do chọn đại,


4
chọn theo bạn mà không hề dựa vào "chìa khóa" của sơ đồ hoặc chỉ dựa vào mốc định hướng
cuối cùng của "chìa khóa". Ví dụ như ở bài tập số 5, hễ trẻ thấy ở ngôi nhà nào có hàng rào là
trẻ chọn hoặc bài tập 6, trẻ thấy ngôi nhà nào có trái táo là trẻ chọn chứ trẻ không bắt đầu từ

mốc định hướng đầu tiên của "chìa khóa"), người nghiên cứu thu được kết quả sau:
Bảng 2.4.1: Điểm TB 10 bài trắc nghiệm của mỗi trẻ

Tổng

N

Điểm TB

ĐLTC

100

25.91

8.91

Theo bảng 2.4.1, ta thấy điểm TB 10 bài tập của mỗi trẻ là 25.91. Như vậy, trẻ 5 - 6
tuổi ở trường MN có tư duy trực quan sơ đồ ở đầu mức độ 4 nghĩa là trẻ chỉ có thể dựa vào 1
dấu hiệu để giải quyết bài tập tư duy trực quan sơ đồ chứ chưa có khả năng định hướng được
theo hai dấu hiệu, trẻ giải quyết được các bài tập từ 1 đến 6, còn các bài tập còn lại trẻ chỉ
làm được phần đầu và chỉ tính được một hoặc hai phần của mỗi sơ đồ khóa, nhưng đến cuối
thì trẻ cũng chỉ dựa vào một dấu hiệu. Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu của người
nghiên cứu. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy trực quan sơ đồ của trẻ
từ phía giáo viên, người nghiên cứu nhận thấy hầu hết giáo viên ở hai trường này chưa có cơ
sở lý luận về tư duy trực quan sơ đồ của trẻ và chưa đưa sự phát triển tư duy trực quan sơ đồ
của trẻ vào mục tiêu dạy học nên trong bài dạy không chú ý đến vấn đề phát triển tư duy trực
quan sơ đồ cho trẻ . Chính vì vậy mà trong các tiết học của trẻ mà người nghiên cứu đã tham
dự, thay vì có thể lồng ghép nội dung phát triển TDTQSĐ cho trẻ thì các giáo viên đã bỏ qua.
Điển hình như trong bài "Cả nhà thương nhau", giáo



5
viên có thể lồng ghép nội dung TDTQSĐ bằng cách xây dựng các biểu tượng và vẽ một sơ đồ
chỉ dẫn đường đến nhà "tiến sĩ mặt trời"... Và sự thiếu hụt tri thức về TDTQSĐ của các giáo
viên ở trường mầm non còn được thể hiện rõ qua các câu trả lời của giáo viên khi được phỏng
vấn như: "Tư duy trực quan sơ đồ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố nào?" thì một số
giáo viên trả lời là "phụ thuộc vào tư duy của trẻ", có người lại cho rằng tư duy trực quan sơ
đồ của trẻ "phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố ghi nhớ có chủ định của trẻ" và còn có giáo viên trả
lời rằng "tư duy trực quan sơ đồ của trẻ phụ thuộc vào chính năng lực của đứa trẻ"; "phụ
thuộc vào yếu tố thi đua"... hoặc khi được hỏi về "những biện pháp mà nhà trường đã sử dụng
để phát triển tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ?" thì câu trả lời là "cung cấp kiến thức để trẻ tiếp
thu tự nhiên qua hoạt động chung và hoạt động vui chơi"; có giáo viên lại trả lời là "Những
câu hỏi mở" và một số giáo viên thì trả lời rằng "thông qua các hoạt động vui chơi của trẻ"
mà trẻ có thể phát triển tư duy trực quan sơ đồ... Và khi được đề nghị đề xuất ý kiến nhằm
giúp trẻ phát triển TDTQSĐ thì các giáo viên cũng thừa nhận rằng: do các chương trình giáo
dục mầm non chưa thực sự đưa nội dung này (TDTQSĐ) vào chương trình nên giáo viên ít
có hiểu biết và nghèo nàn về các bài tập, trò chơi do vậy cần bồi dưỡng thêm cho giáo viên và
cung cấp một số bài tập cho giáo viên để họ có cơ sở thực hiện. Mặc dù vậy, nhưng ngẫu
nhiên trong các trò chơi mà người nghiên cứu quan sát được ở các góc hoạt động của trẻ lại
có thể giúp trẻ phát triển tư duy trực quan sơ đồ như trò chơi "bàn cờ thông minh", "tìm
đường ngắn nhất" hoặc trò chơi xây dựng chẳng hạn (xem phụ lục 1.5) cho


6
nên tư duy trực quan sơ đồ của trẻ đạt ở đầu mức độ 4. Thiết nghĩ, nếu giáo viên chú ý phát
triển tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ thì có thể trẻ sẽ giải quyết được tất cả các bài tập, tức trẻ
có thể dựa vào hai dấu hiệu để giải quyết bài tập tư duy trực quan sơ đồ.
Sự phân phối điểm TB của trẻ được thể hiện ở biểu đồ 2.4.1 sau:
Điểm TB


Biểu đồ 2.4.1: Biểu đồ phân phối điểm TB 10 bài trắc nghiệm của trẻ

Theo biểu đồ 2.4.1, ta thấy: điểm số của tất cả các bài tập từ 1 đến 8 đều trên TB. Các
bài tập 3, 4, 5 có điểm trung bình cao hơn bài tập 1 và 2. Điều này cho phép chúng ta khẳng
định rằng trẻ 5 - 6 tuổi ở hai trường này vẫn chưa có khả năng định hướng trong không gian
một cách chính xác và khả năng sử dụng các mốc định hướng của trẻ tốt hơn khả năng định
hướng trong không gian. Ở bài tập 6 và 7, điểm TB của trẻ thấp là do trẻ đã xác định được
hướng đi và mốc đầu tiên trong sơ đồ nhưng trẻ chưa có cái nhìn bao quát để thấy được sự
luân chuyển từ vật định mốc này sang vật định mốc kia, đâu là mốc định hướng chính, đâu là
mốc định


7
hướng phụ như đã xác định ở trên khóa. Bài tập 9 và 10 có điểm TB thấp là do phần lớn trẻ
chưa nhận ra sự tương quan một cách chi tiết giữa sơ đồ lớn và chìa khóa dựa trên hai dấu
hiệu: Mốc và hướng.
Bảng 2.4.2: Phân tích mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ ở hai trường MNBS và MNBCBT

Điểm

Mức độ

N

%

Từ 0 đến 5

1


0

0

Từ 6 đến 14

2

14

14

Từ 15 đến 24

3

23

23

Từ 25 đến 34

4

46

46

Từ 35 đến 44


5

17

17

100

100

Tổng N

Sự phân phối mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ được thể hiện ở biểu đồ 2.4.2
sau:

Biểu đồ 2.4.2: Biểu đồ phân phối mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ

Theo bảng 2.4.2 và biểu đồ 2.4.2, ta thấy: không có trẻ nào có tư


8
duy trực quan sơ đồ ở mức độ 1. Như vậy, tất cả các trẻ đều đã có thể xác định được hướng.
Có 14 trẻ, chiếm 14% có tư duy trực quan sơ đồ ở mức độ 2 nghĩa là trẻ đã có khả
năng giải quyết bài tập theo một dấu hiệu, trẻ đã biết phân bài tập ra từng giai đoạn. Ở mỗi
chỗ rẽ, trẻ đã biết chú ý đến dấu hiệu của hướng đi, mốc định hướng đã có sẵn trong chìa
khóa. Tuy nhiên, trẻ chỉ sử dụng phương thức này ở giai đoạn đầu của bài tập chứ chưa có
khả năng duy trì đến cuối bài tập. Trẻ ở nhóm này đã xuất hiện khả năng xác định sự tương
quan giữa chìa khóa và sơ đồ nhưng còn rời rạc, hỗn đồng.
Có 23 trẻ, chiếm 23% có tư duy trực quan sơ đồ ở mức độ 3 nghĩa là trẻ có khả năng

sử dụng mốc định hướng và duy trì từ đầu đến cuối mối tương quan giữa chìa khóa và sơ đồ,
trẻ chỉ giải quyết được các bài tập từ 1 đến 6, các bài tập còn lại trẻ chưa thể giải quyết. Trẻ ở
nhóm này chưa giải quyết được những bài tập đòi hỏi phải dựa vào hai tham số.
Trẻ có tư duy trực quan sơ đồ ở mức độ 4 chiếm tần suất rất cao: có đến 46 trẻ, chiếm
46%, nghĩa là trẻ vẫn chưa có khả năng định hướng được theo hai dấu hiệu, trẻ giải quyết tốt
các bài tập từ 1 đến 6, còn các bài tập còn lại trẻ chỉ làm được phần đầu và chỉ tính được một
hoặc hai phần của mỗi sơ đồ khóa, nhưng đến cuối thì trẻ cũng chỉ dựa vào một dấu hiệu.
Có 17 trẻ, chiếm 17% có tư duy trực quan sơ đồ ở mức độ 5: nghĩa là trẻ đã nhận ra
sự tương quan một cách chi tiết giữa sơ đồ lớn và chìa khóa dựa trên hai dấu hiệu: Mốc và
hướng. Trẻ giải quyết được tất cả các


9
bài tập. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tư duy trực quan sơ đồ của 17 trẻ này từ phía phụ
huynh trẻ thì hầu hết đều trả lời là không có nhiều thời gian để chơi với bé nhưng mua rất
nhiều đồ chơi cho bé đại loại như banh, ghép hình, dụng cụ vẽ tranh... để bé chơi mà thời
gian chơi của bé cũng rất ít, khoảng 15 đến 30 phút, chủ yếu là các bé chơi ở trên trường.
Như vậy, tư duy trực quan sơ đồ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào môi trường, điều kiện vui
chơi và học tập.
Từ kết quả trên cho ta rút ra kết luận: Hầu hết trẻ chưa thể dựa vào 2 dấu hiệu để giải
quyết bài tập tư duy trực quan sơ đồ mà chỉ dựa vào một dấu hiệu để giải quyết được bài tập
tư duy trực quan sơ đồ. Tuy nhiên, từ kết quả trên cũng cho ta thấy, trẻ đã manh nha khả năng
dựa vào 2 kí hiệu để giải quyết bài tập tư duy trực quan sơ đồ vì vậy nếu nhà trường tổ chức
để phát triển tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ một cách khoa học thì trẻ sẽ có thể dựa vào 2 dấu
hiệu để giải quyết bài tập tư duy trực quan sơ đồ.
2.4.2.2. Kết quả đo nghiệm mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ theo trường (trường
MNBS và trường MNBCBT)
Bảng 2.4.3. Điểm TB 10 bài trắc nghiệm của trẻ theo trường

Trường

Tổng

N

Điểm TB

ĐLTC

Bông Sen

50

22.00

8.30

Bến Thành

50

29.82

7.76

Chú thích: (*): Có ý nghĩa ở mức α = 0,05

t
-4.86

Sig

< 0,001(*)


10
Theo bảng 2.4.4, ta thấy: Điểm trung bình về mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ ở
hai trường có sự chênh lệch rõ rệch: trẻ ở trường MNBS có điểm trung bình là 22 ở mức độ 3
tức trẻ có khả năng sử dụng mốc định hướng và duy trì từ đầu đến cuối mối tương quan giữa
chìa khóa và sơ đồ, trẻ chưa giải quyết được các bài tập từ 7 đến 10. Trẻ ở nhóm này chưa
giải quyết được những bài tập đòi hỏi phải dựa vào hai tham số.
Và trẻ ở trường MNBCBT có điểm trung bình là 29.82 ở mức độ 4 tức trẻ ở nhóm này
vẫn chưa có khả năng định hướng được theo hai dấu hiệu, trẻ giải quyết tốt các bài tập từ 1
đến 6, còn các bài tập còn lại trẻ chỉ làm được phần đầu và chỉ tính được một hoặc hai phần
của mỗi sơ đồ khóa, nhưng đến cuối thì trẻ cũng chỉ dựa vào một dấu hiệu.
ĐLTC tiêu chuẩn ở điểm số của trẻ trường MNBS cũng cao hơn ĐLTC tiêu chuẩn ở
điểm số của trẻ trường MNBCBT. Sự chênh lệch này có ý nghĩa gì? Ta thấy sig < 0.001.
Điều này chứng tỏ sự khác biệt trên là có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả này phù hợp với
giả thuyết ban đầu của người nghiên cứu. Nghiên cứu thực tế, người nghiên cứu nhận thấy
rằng sự khác biệt này là có nguyên nhân. Thứ nhất, trẻ ở trường MNBCBT được học tập cũng
như vui chơi trong điều kiện tốt hơn như: cơ sở vật chất tốt, đồ chơi nhiều, có các góc hoạt
động rộng rãi và có thư viện riêng để đọc sách...được học và chơi một số môn mà ở trường
MNBS không có như bơi lội, nhịp điệu, kidsmart... Thứ hai, gia đình của các em hầu hết đều
khá giả và ở trung tâm TP.HCM nên điều kiện học tập của các em cũng được trang bị tốt hơn.
Thứ ba, ở trường MNBCBT, các em học trên tầng 3 mà qua mỗi bậc cầu thang thì có dán
(hoặc xây)


11
các biểu tượng, hình ảnh về môi trường xung quanh và khi các em đi lên xuống cầu thanh
nhiều lần như vậy sẽ hình thành trong đầu các em một sơ đồ (con đường) lên lớp một cách vô
thức nhưng lại giúp ích cho tư duy sơ đồ của các em. Đặc biệt là trẻ ở trường MNBT được

dạy dỗ, chăm sóc bởi đội ngũ giáo viên đều trên mười năm kinh nghiệm, trong khi đó, đội
ngũ giáo viên khối lớp lá của trường MNBS đều dưới 10 năm kinh nghiệm.
Bảng 2.4.4. Phân phối mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ theo trường

Mức độ

MNBS

MNBCBT

Tổng

Điểm
N

%

N

%

N

%

Từ 0 đến 5

1

0


0

0

0

0

0

Từ 6 đến 14

2

11

11

3

3

14

14

Từ 15 đến 24

3


16

16

7

7

23

23

Từ 25 đến 34

4

20

20

26

26

46

46

Từ 35 đến 44


5

3

3

14

14

17

17

Tổng

50

50

50

50

50

100

100


Sự phân phối mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ ở trường MNBS và trường
MNBCBT được thể hiện ở biểu đồ 2.4.3 và biểu đồ 2.4.4


12

Biểu đồ 2.4.3: Biểu đồ phân phối mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ trường MNBS

Biểu đồ 2.4.4: Biểu đồ phân phối mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ trường MNBCBT.


13
Theo bảng 2.4.4 và hai biểu đồ 2.4.3; 2.4.4, ta thấy trẻ ở trường MNBCBT có xu
hướng vượt trội hơn so với trẻ ở trường MNBS. Ở mức độ 5 nghĩa là trẻ có khả năng giải
quyết bài tập theo 2 dấu hiệu (bài tập 7 đến 10), trường MNBCBT có 14 trẻ trong khi ở
trường MNBS chỉ có 3 trẻ. Ngược lại, ở mức độ 2, trẻ có thể dựa vào một dấu hiệu để giải
quyết bài tập nhưng khả năng xác định sự tương quan giữa chìa khóa và sơ đồ nhưng còn rời
rạc, hỗn đồng thì trường MNBS có đến 11 trẻ trong khi trường MNBCBT chỉ có 3 trẻ. Và có
đến 80% trẻ ở trường MNBCBT có tư duy trực quan sơ đồ ở mức độ 4 và 5, trong khi đó chỉ
có 46% trẻ ở trường MNBS có tư duy trực quan sơ đồ ở hai mức độ này.
2.4.2.3. Kết quả đo nghiệm mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ theo giới (nam và
nữ)
Bảng 2.4.5. Điểm TB 10 bài trắc nghiệm của mỗi trẻ theo giới

Giới

TỔng

N


Điểm TB

ĐLTC

Nam

47

25.06

9.29

Nữ

53

26.66

8.75

t

Sig

- 0.89

0.374

Mức ý nghĩa α = 0,05

Theo bảng 2.4.5, ta thấy: Điểm trung bình về mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ
nam và nữ chênh lệch không đáng kể và mức độ tư duy của cả hai phái đều nằm ở đầu mức
độ 4, tức trẻ ở nhóm này vẫn chưa có khả năng định hướng được theo hai dấu hiệu, trẻ giải
quyết tốt các bài tập từ 1 đến 6 còn các bài tập còn lại trẻ chỉ có thể làm được phần đầu và chỉ
tính được một phần của mỗi sơ đồ khóa. ĐLTC tiêu chuẩn của điểm TB ở mỗi phái cũng
không có sự chênh lệch nhiều. Ở cột sig, ta cũng thấy sự


14
khác biệt này là không có ý nghĩa về mặt thống kê (sig = 0.374). Kết quả này không phù hợp
với giả thuyết ban đầu của người nghiên cứu nhưng nó phù hợp với lý luận nghiên cứu. Vì
tìm hiểu thực tế, ta thấy, trẻ 5 - 6 tuổi về mặt cấu trúc sinh học của não bộ mặc dù đã có đầy
đủ các chức năng sinh lý của người nhưng nó vẫn chưa phát triển đến mức cao nhất và sự
khác biệt về các yếu tố tâm lý cũng chưa nhiều, các em chưa đi vào từng lĩnh vực riêng biệt
mà lại có chung một môi trường học tập và vui chơi nên không có sự chênh lệch nhiều về
mức độ tư duy trực quan sơ đồ là hợp lý.
Bảng 2.4.6: Phân phối mức độ tư duy trực quan sơ đồ của trẻ theo giới

Điểm

Mức độ

Nam

Nữ

Tổng

N


%

N

%

N

%

Từ 0 đến 5

1

0

0

0

0

0

0

Từ 6 đến 14

2


7

14.9

7

13.2

14

14

Từ 15 đến 24

3

l1

23.4

12

22.6

23

23

Từ 25 đến 34


4

21

44.7

25

47.2

46

46

Từ 35 đến 44

5

8

17

9

16.7

17

17


47

100

53

100

100

100

Tổng N

Theo bảng 2.4.6, ta thấy: Sự khác biệt về tư duy trực quan sơ đồ giữa trẻ nam và trẻ
nữ giữa hai trường MNBS và MNBCBT ở các mức độ là không đáng kể và tư duy trực quan
sơ đồ của trẻ nam và nữ đều tập trung cao nhất ở mức độ 4.


15
Bảng 2.4.7: Điểm TB trắc nghiệm từng bài của trẻ theo giới

Phái

Điểm TB

Nam

2.55


Nữ

2.33

Nam

2.57

Nữ

2.96

Nam

3.04

Nữ

3.24

Nam

2.70

Nữ

3.26

Nam


3.04

Nữ

3.24

Nam

2.43

Nữ

2.75

Nam

2.04

Nữ

2.30

Nam

3.10

Nữ

3.00


Nam

1.91

Nữ

1.81

Nam

1.65

Nữ

1.73

Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

Bài 5

Bài 6

Bài 7


Bài 8

Bài 9

Bài 10

Mức ý nghĩa α = 0,05

Sig
.352

.189

.482

.085

.473

.277

.312

.681

.803

.836



16
Theo bảng 2.4.7, ta thấy điểm TB của từng bài tập của trẻ nam so với trẻ nữ chênh
lệch không nhiều . Ba bài tập mà có sự chênh lệch về điểm TB giữa trẻ nam và nữ nhiều nhất
là bài tập 2, 4 và 6 nhưng số điểm chênh lệch cũng rất nhỏ, lần lượt là 0.39 điểm (nam: 2.57
điểm, nữ: 2.96 điểm) - 0.56 điểm (nam: 2.70 điểm, nữ: 3.26 điểm) - 0.32 điểm (nam: 2.43
điểm, nữ: 2.75 điểm). Các bài tập còn lại điểm số chênh lệch từ 0.1 điểm đến 0.26 điểm. Sự
chênh lệch này, xét về mặt điểm số thì không đáng kể. Quan sát cột sig, ta thấy ở tất cả các
bài tập thì sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê (sig > 0.05).
Từ các kết quả trên, có thể khẳng định, mức độ phát triển tư duy trực quan sơ đồ của
trẻ nam và nữ không có sự khác biệt.
2.4.2.4. Nguyên nhân thực trạng
Từ kết quả quan sát thực tế và điều tra từ phía 13 giáo viên và 17 phụ huynh học sinh
cho phép người nghiên cứu đưa ra những kết luận về nguyên nhân dẫn đến thực trạng tư duy
trực quan sơ đồ của trẻ 5 - 6 tuổi ở hai trường MNBS và MNBCBT như sau:
Phụ huynh của trẻ mầm non đa phần là còn trẻ và rất bận rộn nên không có thời gian
hướng dẫn và vui chơi cùng trẻ cho nên đặt tất cả nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho trẻ vào giáo
viên ở trường mầm non. Điều này được thể hiện khi hỏi: ngoài thời gian trẻ chơi và học ở
trường thì anh/chị thường cho trẻ chơi trò chơi gì? thì có đến 14 phụ huynh bảo là bé thích
chơi cái gì thì để bé chơi, chơi chán thì bé chơi cái khác nhưng thời gian bé chơi ở nhà cũng
rất ít. Những đồ chơi cho bé rất phong phú như banh, xe điện, búp bê, đồ bán hàng, xếp hình,
tập tô màu... Những đồ


17
chơi dành cho bé chưa được các phụ huynh xem xét, lựa chọn để giúp bé phát triển trí tuệ mà
chỉ mua theo sở thích của các bé. Và khi được hỏi, những lúc bé chơi như vậy thì gia đình có
chơi cùng bé không? thì phụ huynh trả lời rằng cũng có lúc chơi với bé nhưng thường thì gia
đình chỉ xem ti vi chung hoặc trò chuyện với bé, nghe bé khoe về những cái học được ở
trường... còn có nhiều thời gian một chút như chủ nhật thì hay dẫn bé đi công viên chơi. Cũng
có trường hợp đặc biệt như trường hợp của bé Tăng N.A (bé đạt được 38 điểm) thì mẹ bé (chị

Hoàng Thị K. N) cho biết bé rất thích vẽ, hầu như ngoài thời gian học và ngủ ra bé dành tất
cả thời gian còn lại để vẽ và xem các chương trình dành cho trẻ em trên tivi như chuyện nhỏ,
những em bé thông minh... hoặc như trường hợp của bé Phạm M. N (bé đạt được 42 điểm)
chẳng hạn, mặc dù mẹ bé (chị Trần T. L) làm nội trợ nhưng cũng ít khi chơi với bé vì theo
như chị kể thì thời gian ở nhà bé thường đi chơi ở "hàng xóm" nhiều hơn, nếu chơi ở nhà thì
bé thường chơi xếp hình nhưng bé rất mau chán, khoảng 20 phút là lại đi chơi ở xóm. Duy
nhất chỉ có trường hợp của bé Phạm Đ. T (là bé duy nhất đạt được tối đa 44 điểm) là phụ
huynh có chú ý đến việc phát triển trí tuệ lẫn nhân cách cho bé. Chị Mai Thị H. T, mẹ của bé
T cho biết là ba bé rất quan tâm đến việc mua đồ chơi cho bé, không bao giờ cho bé xem
hoặc chơi các trò chơi mang tính khích động hay bạo lực như súng, kiếm, xe tăng... mà chỉ
cho bé chơi trò chơi ghép hình và mua các đĩa kidsmart cho bé chơi mỗi lần bé chơi khoảng
30 phút. Ngoài ra thì cho bé xem chương trình "chuyện nhỏ", "bí mật gia đình" và "tam sao
thất bản". Chị còn tiết lộ thêm là bé rất thích "đoán" trong trò chơi "tam sao thất bản". Chủ
nhật


18
thì gia đình cùng bé đi công viên hoặc siêu thị. Bé T rất thích đi như vậy... Tuy nhiên, hầu hết
phụ huynh thì không có thời gian hoặc không biết giúp bé phát triển tư duy. Nhưng vấn đề
quan trọng là khi được hỏi: Trong những trò chơi mà anh/chị cho bé chơi thì anh chị thấy trò
chơi nào sẽ giúp bé phát triển tư duy trực quan sơ đồ thì 100% phụ huynh được phỏng vấn
đều hỏi ngược lại là "Tư duy trực quan sơ đồ là sao?". Nhưng cũng từ thực tế nghiên cứu thì
người nghiên cứu nhận thấy mặc dù có 76,9% giáo viên được phỏng vấn trả lời rằng "cần
thiết" phải phát triển TDTQSĐ cho trẻ và 23,1% giáo viên được phỏng vấn trả lời rằng "rất
cần thiết" phải phát triển TDTQSĐ cho trẻ nhưng trình độ hiểu biết về tư duy trực quan sơ đồ
của các giáo viên ở hai trường này rất ít và nhà trường cũng chưa đưa nội dung phát triển tư
duy trực quan sơ đồ cho trẻ vào mục tiêu dạy học nên chưa lồng ghép nội dung phát triển tư
duy trực quan sơ đồ cho trẻ cũng như chưa đầu tư vào việc trang bị cơ sở vật chất (đồ chơi,
đồ dùng học tập nhằm phát triển tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ) và giáo viên cũng chưa biết
thiết kế các trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy trực quan sơ đồ. Chính vì vậy nên giáo viên

cũng không hướng dẫn phụ huynh học sinh để họ biết lựa chọn đồ chơi cho trẻ và nên cho trẻ
xem gì, chơi trò chơi gì?
Nhưng ngẫu nhiên trong các trò chơi ở hoạt động góc của trẻ lại giúp trẻ phát triển tư
duy trực quan sơ đồ nên tư duy trực quan sơ đồ của trẻ đạt ở đầu mức độ 4. Như trong trò
chơi "bàn cờ thông minh" thì trẻ biết được cách xác định hướng trên, dưới, phải, trái và đi
theo sơ đồ được chỉ dẫn, và cũng trong trò chơi đó, trẻ biết dùng các vật (biểu tượng) tượng
trưng thay thế cho vật thật. Hoặc như trong trò chơi "tìm đường ngắn nhất"


19
chẳng hạn, trong trò chơi này buộc trẻ phải xác định mối quan hệ không gian giữa các con số
với nhau và giữa các con số với vật chuẩn (quà), và khi thực hiện trò chơi là lúc trẻ thiết lập
một con đường (sơ đồ) để đi đến quà và trẻ phải xác định được con số "mốc" phải đi qua.
Chính vì vậy mà nó góp phần giúp cho TDTQSĐ của trẻ phát triển.
Trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MNBCBT có tư duy trực quan sơ đồ tốt hơn trẻ 5 - 6 tuổi ở
trường MNBS phần lớn là do điều kiện vui chơi và học tập của các em tốt hơn trẻ ở trường
MNBS. Ở trường MNBCBT, các bé được chơi ở phòng kidsmart và đồ chơi của các bé cũng
nhiều hơn, không gian chơi rộng rãi nên bé có thể chơi thoả thích trong khi đó, ở trường
MNBS, các bé muốn chơi trò chơi xây dựng nhưng cũng không đủ chỗ mà chơi, mặc dù "góc
chơi" đã được lấn ra hành lang nhưng đang xây nửa chừng thì hết chỗ nên các bé phải "xây"
vòng lại hoặc có khi đang xây thì một bé khác chạy vào là xem như xong. Ngoài ra, ở trường
MNBCBT vì đầy đủ cơ sở vật chất nên môi trường xung quanh của các bé phong phú hơn,
bên cạnh đó, các biểu tượng về các loại trái cây, vật dụng... được để ở các bậc cầu thang
trong trường nên các bé có được nhiều hình ảnh và biểu tượng về những sự vật xung quanh
hơn... chính những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho TDTQSĐ của trẻ ở trường
MNBCBT phát triển.
2.4.3. Kết quả thực nghiệm
2.4.3.1. Kết quả chung về thực nghiệm
Sau khi tiến hành cho 100 trẻ được chọn làm mẫu nghiên cứu thực trạng TDTQSĐ
làm trắc nghiệm L.A. Venger và thu được kết quả như được trình bày ở phần 2.1, người

nghiên cứu đã chọn 30 trẻ để tiến hành


20
thực nghiệm hình thành. Qua gần 3 tháng tiến hành thực nghiệm người nghiên cứu cho 30 trẻ
được chọn làm thực nghiệm thực hiện lại trắc nghiệm LA. Venger. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.4.8: Điểm trắc nghiệm của nhóm ĐC và nhóm TN

ĐC

TN

Nhóm

Điểm trước TN

Điểm sau TN

Điểm TB

28.33

29.13

ĐLTC

1.91

2.36


Điểm TB

28.27

34.93

ĐLTC

1.28

4.67

Sự phân phối điểm TB trắc nghiệm của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau TN
được thể hiện ở biểu đồ 2.4.5 sau:

Biểu đồ 2.4.5: Biểu đồ điểm TB trắc nghiệm của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau TN

Theo bảng 2.4.8 và biểu đồ 2.4.5, ta thấy:
* Trước thực nghiệm:
Căn cứ vào điểm số TB của nhóm ĐC và nhóm TN ta có điểm TB của nhóm ĐC là
28.33 và điểm TB của nhóm TN là 28.27; cũng như


21
ĐLTC tiêu chuẩn giữa 2 nhóm là tương đương nhau, không có sự chênh lệch đáng kể. Điều
này cho thấy việc chọn mẫu TN mang tính khách quan.
* Sau thực nghiệm:
Căn cứ vào điểm số TB của nhóm ĐC và nhóm TN, ta thấy rõ nét sự khác biệt giữa
nhóm ĐC so với nhóm TN. Cụ thể: Mặc dù điểm TB của cả 2 nhóm ĐC và TN sau thực
nghiệm đều tăng nhưng điểm TB của nhóm ĐC sau thực nghiệm chỉ tăng 0.8 điểm (trước

TN: 28.33 điểm; sau TN: 29.13 điểm). Người nghiên cứu cho rằng, sự tăng điểm số ở nhóm
ĐC chỉ là vấn đề ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình học tập và vui chơi của trẻ ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khách quan bên ngoài vì điểm số tăng không đáng kể. Ở nhóm TN thì điểm TB
tăng lên một cách đáng kể từ 28.27 điểm trước TN lên 34.93 điểm sau TN (tăng 6,66 điểm).
Điều này cho ta thấy tính hiệu quả của quá trình TN.
Tính hiệu quả của quá trình TN còn được thể hiện ở sự tương đồng về điểm số của trẻ
đạt được trong quá trình TN với điểm số của trẻ sau TN trong bảng 2.4.9 sau:


22
Bảng 2.4.9: Điểm TB của trẻ trong quá trình TN và điểm sau khi TN

Tên trẻ

Điểm TB trong quá trình TN

Điểm sau khi TN

Nguyễn Thị Kim Y

11

34

Trần Thị Thúy V

12.3

36


Nguyễn Trọng H

13.5

40

Trần Hoàng Đ

8.5

28

Văn Bội H

11

32

Châu Khánh V

12.5

36

Hứa Bảo K

10.5

29


Hoàng Vĩnh Bảo H

12

30

Nguyễn Đỗ Trúc M

13.5

38

Trương Thị Hoài N

13

34

Nguyễn Mai Thành Đ

11.3

31

Lê Trung T

11.8

32


Vũ Thị Thu G

14.3

44

Nguyễn Lê Thu N

13

38

Cao Hoàng D

13

40

Theo bảng 2.4.9, ta thấy: trong quá trình thực nghiệm, trẻ nào đạt được nhiều điểm thì
kết quả bài trắc nghiệm sau thực nghiệm của trẻ càng cao.


×