Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

THỰC TRẠNG TRẺ TIẾP XÚC VỚI NHẠC CỤ DÂN TỘC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG TRẺ TIẾP XÚC VỚI
NHẠC CỤ DÂN TỘC Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: ThS. NGUYỄN ANH TRƯỜNG
SVTH: TĂNG TƯỜNG PHƯỢNG HOÀNG
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 5 Năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy
Nguyễn Anh Trường đã chỉ bảo em hoàn thành luận văn này. Trong suốt thời
gian thực hiện luận văn, mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng thầy vẫn
giành nhiều thời gian và tâm huyết trong việc hướng dẫn em. Nhờ vậy mà em
có thêm nhiều hiểu biết về một lĩnh vực mới khi em mới bắt đầu bước vào
thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn thầy luôn định hướng,
góp ý và sửa chữa những chỗ sai giúp em.
Em xin được gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu cùng tập thể giáo viên
khối lá của các trường:
 Trường Mầm non Hồng Nhung _ Quận Gò Vấp.
 Trường Mầm non Bàu Cát _ Quận Tân Bình.
 Trường Mầm non Hoa Mai _ Quận 3.
Cô Nguyễn Thị Lộc _ Cựu phó hiệu trưởng trường mầm non
Hoa Mai
Đã tạo điều kiện cho em thực hiện tốt công tác khảo sát và cung cấp cho em
nhiều điều bổ ích về luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục


mầm non đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong suốt 4 năm học qua.
Chính các thầy cô đã xây dựng cho chúng em những kiến thức nền tảng và
những kiến thức chuyên môn để em có thể hoàn thành luận văn này cũng như
những công việc của mình sau này.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2014
Tăng Tường Phượng Hoàng
Khoa Giáo dục mầm non K36
MỤC LỤC
Trang 2
Trang 3
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh, tiết tấu để diễn đạt tư
tưởng tình cảm của con người. Nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ
làm cho con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm
vui lạc quan, yêu đời và nâng con người đến với những tình cảm cao thượng.
Âm nhạc trực tiếp tác động vào tâm hồn, chiếm lĩnh ý thức con người, được
con người cảm thụ tinh tế theo từng hoàn cảnh, từng lứa tuổi. Nó tồn tại trong
suốt quá trình phát triển xã hội, nó gắn bó với con người từ khi chào đời cho
đến khi đi về cõi vĩnh hằng.
Với trẻ em, âm nhạc như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tinh thần, như nhịp
cầu nối tâm thức trẻ với mọi bài học về cuộc sống. Trẻ cảm nhận sự kì diệu
của âm nhạc như cảm nhận sự ngọt ngào, âu yếm của người mẹ. Thông qua
âm nhạc, trẻ tiếp cận và tiếp nhận các bài học dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Âm
nhạc cũng chính là phương tiện giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình
cảm, trí tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển óc tưởng tượng, phát triển ngôn
ngữ và bồi dưỡng khả năng thẩm mĩ
Nhà sư phạm Vxu - khôm - linxki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo
dục toàn diện của âm nhạc “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà
trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt

động của nhà trường đó”.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non góp phần cho sự phát triển
toàn diện của trẻ, giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông
qua các hoạt động như: Ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Ngoài
ra, ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc
dạy trẻ hát, vận động đơn giản mà bên cạnh đó còn giáo dục trẻ tình yêu bản
Trang 4
sắc dân tộc thông qua những bài hát dân ca, các nhạc cụ dân tộc. Việc cho trẻ
mầm non tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc sẽ mang lại cho trẻ sự hứng thú, sự
mới lạ, phát triển tốt cảm giác nhịp điệu, tai nghe và tình yêu bản sắc dân tộc,
giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay, trẻ em được tiếp xúc với nhiều nguồn
văn hóa ngoại lai, nhất là ở phương Tây, trẻ dần lãng quên bản sắc văn hoá
dân tộc. Phần lớn trẻ em hiện nay không biết các trò chơi dân gian, các làn
điệu dân ca, các nhạc cụ dân tộc vốn rất phong phú và đa dạng mà ông cha ta
đã để lại. Trên thực tế, đa phần lớp trẻ ngày nay thích nghe và hát những bài
nhạc trẻ trung, sôi động, thích tiếp xúc với các loại nhạc cụ phương tây như
piano, organg, … hơn là thưởng thức các làn điệu dân ca hay chơi các nhạc cụ
dân tộc.
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, việc tiếp xúc với
nhạc cụ dân tộc của trẻ còn nhiều hạn chế. Nhạc cụ dân tộc trong trường cũng
chưa đa dạng, có trường có, có trường không, nếu có thì chỉ qua mô hình, sản
phẩm tự tạo của giáo viên hoặc tranh ảnh, những bài hát dân ca cho trẻ nghe
không nhiều. Chính vì thế, bản sắc văn hoá dân tộc dần bị nhạt phai trong
lòng giới trẻ.
Đó là lý do tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ
Chí Minh” với mong muốn mang lại một cái nhìn mới mẻ về dân ca, nhạc cụ
dân tộc cho giới trẻ ngày nay và hình thành ở trẻ tình yêu quê hương đất

nước, tự hào bản sắc dân tộc thông qua nhạc cụ dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Trang 5
Tìm hiểu mức độ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc của trẻ mẫu giáo lớn
trong trường mầm non hiện nay, từ đó đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao
khả năng âm nhạc của trẻ về nhạc cụ dân tộc, phát triển cảm giác nhịp điệu và
tai nghe ở trẻ, bên cạnh đó góp phần giáo dục trẻ về văn hóa dân gian.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong các cuộc hội thảo về bảo tồn âm nhạc truyền thống, nhiều nhà
nghiên cứu đều chung mối lo ngại là sự phát triển của khoa học công nghệ
kèm theo xuất hiện những cái mới sẽ làm mất dần bản sắc văn hoá dân tộc,
trong đó có lĩnh vực âm nhạc. Vì vậy, họ đã đưa ra biện pháp hữu hiệu để gìn
giữ kho tàng âm nhạc dân tộc của quốc gia mình.
Đối với Việt Nam, trước kia, chúng ta chưa có một hình thức hay
chương trình nào để bảo tồn âm nhạc dân tộc, nhưng vài năm trở lại đây, Nhà
nước đã bắt đầu quan tâm đến việc bảo tồn nguồn tư liệu quý này.
Giáo sư Trần Văn Khê là người đầu tiên áp dụng thử nghiệm đưa âm
nhạc dân tộc vào chương trình giáo dục tiểu học nhằm giúp bảo tồn, giữa gìn
và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ triển khai chuyên đề
“Tổ chức giáo dục âm nhạc dân tộc trong trường Tiểu học” đến tất cả các
trường tiểu học, cán bộ quản lý, giáo viên dạy âm nhạc và giáo viên tiểu học
trên địa bàn thành phố vào tháng 12/ 2013.
Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của âm nhạc đối
với sự phát triển của trẻ mầm non cũng như những biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục âm nhạc trong trường mầm non. Tuy nhiên vấn đề cho trẻ
tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc ở trường mầm non chưa được cá nhân hay tập
thể nào nghiên cứu.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1Đối tượng nghiên cứu

Việc sử dụng nhạc cụ dân tộc cho trẻ mẫu giáo lớn.
Trang 6
4.2Khách thể nghiên cứu
Ban giám hiệu, giáo viên, trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Nội dung nghiên cứu
Điều tra thực trạng trẻ mẫu giáo lớn tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc.
5.2 Địa bàn nghiên cứu
Một số trường mầm non tại Thành Phố Hồ Chí Minh
• Trường Mầm non Hoa mai (41 Tú Xương, Phường 7, Quận 3)
• Trường Mầm non Hồng Nhung (27 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4,
Quận Gò Vấp)
• Trường Mầm non Bàu Cát (13 Đồng Đen, Phường 14, Quận Tân
Bình)
6. Giả thuyết khoa học
Nhạc cụ dân tộc sẽ là một xu hướng mới trong thời gian sắp tới, việc
cho trẻ làm quen và tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc là rất cần thiết. Nếu cho trẻ
tiếp xúc nhạc cụ dân tộc một cách có hiệu quả sẽ giúp tăng hứng thú của trẻ,
phát triển tốt cảm giác nhịp điệu và tai nghe đồng thời trẻ sẽ có cảm xúc về
âm nhạc dân tộc, kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc trong thời đại ngày nay.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng việc cho trẻ mẫu giáo lớn tiếp xúc với nhạc cụ dân
tộc ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm đưa nhạc cụ dân
tộc tiếp xúc trực tiếp với trẻ thông qua nhiều hình thức khác nhau.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp quan sát sư phạm.
Trang 7
Thông qua hoạt động dự giờ, quan sát góc âm nhạc, phòng âm nhạc và

hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ tại trường.
8.2 Phương pháp điều tra
Điều tra ankét (kẻ bảng) để đánh giá kiến thức của giáo viên về nhạc cụ
dân tộc.
Điều tra mức độ hứng thú của trẻ về nhạc cụ dân tộc.
8.3 Phương pháp thống kê toán học.
Sau khi phát phiếu điều tra, tiến hành xử lý số liệu khách quan, thống
kê và rút ra kết quả.
8.4 Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích phỏng vấn: Tìm hiểu mức độ quan tâm của nhà trường về
việc cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ dân tộc. Mức độ hứng thú và khả năng
phân biệt các loại nhạc cụ của trẻ.
- Đối tượng phỏng vấn: Hiệu phó chuyên môn, giáo viên đứng lớp và trẻ
mẫu giáo lớn.
9. Đóng góp của khoá luận
- Về mặt lý luận: Đề tài xây dựng hệ thống lý luận về việc cho trẻ tiếp xúc
với nhạc cụ dân tộc.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài khảo sát được mức độ tiếp xúc với nhạc cụ dân
tộc của trẻ, đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cảm thụ âm
nhạc ở trẻ.
10.Cấu trúc của khoá luận
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Trang 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Khách thể nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu

5.1 Nội dung nghiên cứu
5.2 Địa bàn nghiên cứu
6. Giả thuyết khoa học
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Đóng góp đề tài
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tên đề tài
Chương 2: Thực trạng việc cho trẻ tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc trong
trường mầm non
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp giúp giáo viên tổ chức cho trẻ tiếp
xúc với nhạc cụ dân tộc. Kết luận và kiến nghị.
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Trang 9
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TIẾP XÚC VỚI NHẠC
CỤ DÂN TỘC CỦA TRẺ MẪU GIÁO.
1. Vai trò của âm nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ
mẫu giáo
1.1 Vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
1.1.1 Vai trò của âm nhạc trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách trẻ
Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ.
Lời ca giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên
cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những
ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ.
Trong giáo dục âm nhạc, điều quan trọng không phải là dạy trẻ hát
chuẩn xác, rõ ràng một cách đơn giản mà trẻ phải được tham gia các hoạt

động âm nhạc như nghe nhạc, vân động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc.
Được tiếp xúc với âm nhạc, ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao
đổi… đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ.
Bài hát là phương tiện để giáo dục trẻ nhiều mặt. Do đó các bài hát giản
dị, có tính nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ở trẻ thị hiếu âm
nhạc trong sáng, lành mạnh, là cơ sở của tình cảm thẩm mỹ, đạo đức tốt đẹp.
Ví dụ bài Đàn gà con- nhạc Philipencô, lời Việt Anh, đã tạo dựng hình ảnh
“Đàn gà con lông vàng đi theo mẹ tìm ăn trong vườn, cùng tìm mồi ăn ngon”.
Lời ca trên giai điệu bay bổng như nhắn gửi, nhắc nhở các em biết vâng lời
mẹ, biết yêu thương mẹ và cùng chăm chỉ làm việc… những hình ảnh biểu
trưng về cái đẹp được thể hiện rõ trong các bài Con chim non, Cá vàng bơi,
Trang 10
Búp bê, Cháu yêu bà… Những hình ảnh đó đã nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ
những nhận thức về cái đẹp.
Vì vậy, giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động âm
nhạc trong trường mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ,
giúp trẻ cảm thụ cái đẹp, tạo niềm tin tưởng cho các cháu.
“Để sử dụng âm nhạc như một phương tiện giáo dục đạo đức: khi tác
động đến con người, nó thức tỉnh một cách đặc biệt mạnh mẽ trong người ấy
tất cả những gì là tốt đẹp, tìm được sự hưởng ứng trong những khía cạnh ưu
tú nhất của tâm hồn người ấy. Chính khả năng ấy của âm nhạc làm cho tính
tình dịu hơn và tốt hơn, làm con người cao đẹp hơn, trong sạch hơn và nhân
hậu hơn”
(1)
.
Lời ca của âm nhạc giàu tính biểu hiện và chất trữ tình… Nội dung lời
ca phong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự
ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn
bè, lòng yêu nước…, từ đó gợi cho các cháu về cách ứng xử, giáo dục các
cháu đạo đức làm người.

Những bài dân ca, đồng dao khác nhau của các dân tộc Việt Nam
phong phú về âm điệu, tiết tấu, phương thức diễn xướng, phong tục tập quán
sẽ cho trẻ hiểu biết về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt nam… từ đó các cháu có
lòng tự hào về văn hóa dân tộc.
Khi trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành
tính tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động
phù hợp với âm nhạc, biết nhường nhịn giúp đỡ nhau… Những cái đó giáo
dục cho trẻ văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thể, tạo điệu kiện
hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ.
Trang 11
[1]
Trích vai trò giáo dục của âm nhạc. A.Xookhor. NXB Văn hóa. Hà Nội, 1974- (trang 51). Vũ Tự
lân dịch.
Âm nhạc không chỉ đơn thuần là để vui chơi, giải trí mà còn thúc đẩy
sự phát triển của trẻ.
Ở trẻ mẫu giáo, các hình thức tư duy trực quan hành động, trực quan
hình tượng và tư duy trìu tượng được biểu hiện trong bất kỳ hoạt động nào,
trong đó có âm nhạc. Tiếp xúc với âm nhạc, đứa trẻ dần dần có khả năng tổng
hợp cùng với tư duy logic. Ví dụ, khi nghe được các thể loại âm nhạc khác
nhau như hát ru có tính êm dịu tình cảm, còn hành khúc có tính mạnh mẽ…
Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu
nhận và ghi nhớ. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là ghi nhớ âm nhạc bằng tai nghe
dựa vào nhạc cảm. Vì vậy khi tập hát, giáo viên nên gợi mở, giúp trẻ nhận
thức và trên cơ sở ấy trí nhớ ngày càng phát triển.
Tính tích cực và sự tập trung chú ý trong giờ học hát giữ vai trò quan
trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Trẻ hát là cùng lúc ghi nhớ lời
ca, giai điệu, tiết tấu… điều này có tác dụng rèn luyện đôi tai nhạy bén cho
trẻ, đồng thời tăng cường sự nhận thức của trẻ với thế giới xung quanh.
Âm thanh là ngôn ngữ đặc thù của âm nhạc để tạo dựng hình tượng âm
nhạc. Hình tượng âm nhạc là loại hình tượng biểu hiện mang tính khái quát và

ước lệ cao. Chính vì điều này mà hình tượng âm nhạc không mang tính xác
định cụ thể nhưng làm thức dậy ở trẻ mơ ước và tưởng tượng. Ví dụ: Người
lớn khuyến khích trẻ làm động tác múa minh họa một bài hát, trẻ sẽ suy nghĩ,
tổng hợp những chi tiết quen thuộc và chi tiết mới trong động tác… Vì vậy trí
tuệ phải hoạt động tích cực.
Như vậy, giáo dục âm nhạc thực hiện nhiều nhiêm vụ thúc đẩy hoạt
động trí tuệ.
1.1.2 Âm nhạc tác động đến sự phát triển sinh lý của trẻ.
Trang 12
Từ cuối thế kỷ XI, hai nhà sinh lý học Nga I.M. Do Ghen và I.R
Tackhanốp đã nghiên cứu thí nghiệm xác nhận điều mà trong thực hành hàng
ngày mọi người đều biết: “Âm nhạc rõ ràng ảnh hưởng đến hô hấp, đến tuần
hoàn của máu và các quá trình sinh lý khác”.
Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi, chạy,
nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Vận động toàn thân khi có nhạc kèm
theo tạo cho trẻ sự mềm dẻo nhịp nhàng, có ảnh hưởng tốt đến tim mạch và
sự phát triển cơ. Nếu nghe nhạc đúng mức và phù hợp sẽ làm thư giãn thần
kinh, kích thích óc sáng tạo.
Hát cũng liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ, giúp trẻ
củng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, đẩy mạnh chức năng hoạt
động của cơ quan phát thanh, hô hấp, hình thành giọng hát ở trẻ…Hát còn ảnh
hưởng đến tư thế của trẻ: khi học hát, trẻ luôn được nhắc nhở phải ngồi thẳng,
không gù, đó là điều quan trọng để tạo tư thế đúng.
“Tai âm nhạc” phát triển cùng với sự nhạy cảm sẽ giúp trẻ hưởng ứng
những tình cảm và hành vi tốt đẹp, hoàn thiện mọi vận động thể chất ở trẻ.
Có thể nói, giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện
đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể lực. Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tác dụng
giáo dục toàn diện của âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo là điều cần thiết đầu tiên
để tiến hành tốt việc giáo dục âm nhạc cho các cháu. Bước đầu cho các cháu
làm quen, tiếp xúc với âm nhạc để các cháu bộc lộ rõ năng khiếu âm nhạc.

Đây cũng là điểm phát hiện, bồi dưỡng những cháu có năng khiếu để khi có
điều kiện có thể cho học chuyên nghiệp.
1.2 Khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ mẫu giáo
1.2.1 Thế nào là cảm nhận âm nhạc?
[2]
Trang 13
Cảm nhận âm nhạc – đó là quá trình hiểu một tác phẩm âm nhạc một
cách toàn diện, hình tượng và mang đậm sắc thái cảm xúc. Những cơ chế tâm
lý của việc cảm nhận âm nhạc bao gồm: sự nhạy cảm với âm nhạc, thính giác
phát triển tốt (“có tai nghe nhạc” – cảm thụ nhạc tốt), trí nhớ, tư duy âm nhạc,
khả năng sáng tạo.
Thuật ngữ “cảm nhận âm nhạc” trong việc giáo dục âm nhạc mang hai
ý nghĩa chính. Theo nghĩa rộng, “cảm nhận âm nhạc” có thể hiểu như việc trẻ
lĩnh hội (nắm vững) những dạng hoạt động âm nhạc khác nhau (hát, múa, trò
chơi âm nhạc) trong giờ học. Theo nghĩa hẹp, “cảm nhận âm nhạc” được hiểu
như quá trình nghe nhạc: làm quen với các tác phẩm âm nhạc thuộc các thể
loại khác nhau. Nói theo ngôn ngữ của phương pháp dạy âm nhạc thì: cảm
nhận âm nhạc” và “nghe nhạc” gần như đồng nghĩa với nhau.
Thế nhưng mục đích của việc nghe nhạc không chỉ nằm ở chỗ làm quen
với các tác phẩm âm nhạc. “Cảm nhận âm nhạc” mang ý nghĩa rộng hơn là
“nghe nhạc” một cách đơn giản. “Cảm nhận âm nhạc” không chỉ có nghĩa là
hưởng ứng âm nhạc một cách nồng nhiệt, trực tiếp, mà còn có nghĩa là hiểu
và trải nghiệm nội dung của tác phẩm âm nhạc cũng như ghi nhớ những hình
tượng của tác phẩm.
1.2.2 Trẻ từ 3 - 4 tuổi:
- Xuất hiện tính tự chủ, thích hoạt động.
- Biết bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc
gần gũi.
- Trẻ nói và hát trong mọi hoạt động, biết đáp ứng lại và hay bắt chước.
- Hát được cả câu (ngắn hoặc dài).

- Nhận biết được gia điệu quen thuộc.
- Thích thêm từ vào bài hát.
- Thích làm quen với nhạc cụ, biết vỗ tay nhanh chậm theo nhịp điệu bài
hát
1.2.3 Trẻ từ 4 - 5 tuổi:
- Biết nhận xét về tính chất âm nhạc, phân biệt được âm sắc.
Trang 14
[2]

TS. Nguyễn Minh Anh, Âm nhạc đối với bé không chỉ là giải trí, Thư viện trường Cao đẳng Sư
phạm Trung Ương Tp. Hồ Chí Minh, 4/11/2012.
- Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, biết biểu hiện
theo yêu cầu bài hát.
- Trong các động tác vận động, trò chơi trẻ biết mô phỏng hình tượng,
thích phân vai
- Thêm bớt từ hoặc tạo nhịp điệu mới.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp và theo tiết tấu chậm.
1.2.4 Trẻ từ 5 – 6 tuổi:
- Biết chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu.
- Thể hiện được thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài
hát, bản nhạc.
- Biết vận động toàn than với một trình tự tương đối phức tạp.
- Sử dụng bàn phím ở mức độ đơn giản.
- Có nhu cầu hoạt động âm nhạc, biết thể hiện nhạc cảm.
- Sự nhạy cảm về âm nhạc giảm dần.
- Có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc, biết so sánh.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu (nhanh, chậm, phối
hợp).
Trẻ ở nhóm tuổi này có khả năng phân biệt một số phương tiện biểu
hiện âm nhạc, mối quan hệ giữa chúng và tính chất âm nhạc của tác phẩm. Trẻ

có thể phân biệt được độ cao thấp, to nhỏ, mạnh nhẹ của âm thanh. Cảm giác
tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng được tích lũy dần lên, cảm
thụ âm nhạc có định hướng, nhiều trẻ biết nhận xét đánh giá một cách đơn
giản về bài hát điệu múa theo ý kiến của riêng mình. Giọng của trẻ ở độ tuổi
này đã vang hơn, âm sắc ổn định hơn, tầm cữ giọng cũng được mở rộng, sự
phối hợp giữa nghe và hát đã tốt hơn, trẻ biết thể hiện vận động mềm dẻo
nhanh nhẹn, biết di chuyển đội hình, biết định hướng không gian. Những bài
hát điệu múa, trò chơi âm nhạc đã được trẻ tự thể hiện diễn cảm và đã có yếu
tố sáng tạo. Một số trẻ đã thể hiện rõ năng khiếu âm nhạc ở chính độ tuổi này.
Tóm lại: Từ 4 – 6 tuổi là thời kỳ ở trẻ có nhiều bước tiến mới về khả năng
nghe và phân biệt các loại âm thanh, khả năng tri giác âm thanh nhanh nhạy
và khả năng phát âm mềm dẻo tự nhiên của trẻ được phát triển.
Trang 15
2. Vai trò của nhạc cụ dân tộc đối với hoạt động nhận thức về âm
nhạc dân gian.
Với bề dày lịch sử gần 4,000 năm dựng nước, Việt Nam có 54 dân tộc
sinh sống trong một không gian đa dạng, có núi đồi, đồng bằng và sông biển.
Cũng do những điều kiện sinh sống đa dạng ấy, Việt Nam rất phong phú về
các thể loại âm nhạc và nhạc khí truyền thống.
2.1 Nhạc cụ dân tộc là gì? Một số loại nhạc cụ dân tộc tiêu biểu
2.1.1 Khái niệm
Nhạc cụ là những dụng cụ chuyên dùng để khai thác những âm
thanh âm nhạc và tạo tiếng động tiết tấu, được sử dụng cho việc biểu diễn âm
nhạc. Mỗi nhạc cụ có âm sắc riêng biệt về âm vang, có cường độ âm thanh
riêng và âm vực khác nhau.
Mỗi dân tộc đều có một nét văn hóa riêng, một loại nhạc cụ đặc trưng
riêng, vì vậy Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức
phong phú và đa dạng. Kho tàng nhạc cụ ấy đã được hình thành trong suốt
hành trình cuộc sống và được phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng
nước và giữ nước; có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng

bản địa; có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã
được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm
nhạc dân tộc. Kho tàng ấy có tới vài trǎm chi loài nhạc cụ khác nhau hiện
đang được trưng bày một cách hệ thống và khoa học tại Phòng trưng bày nhạc
cụ Việt Nam Viện Âm nhạc.
Không phải chuyên khảo về nhạc cụ học nên không nhất thiết tất cả
các nhạc cụ đều phải mô tả đầy đủ các tính năng theo thứ tự quen thuộc. Tuy
nhiên, trong phân loại, dựa theo tiêu chí phân loại nhạc cụ đang được một số
nhà nghiên cứu Dân tộc nhạc học Việt Nam sử dụng, là căn cứ nguồn vật chất
Trang 16
chuyển động tạo ra âm thanh để chia thành các họ; và căn cứ phương pháp
kích âm để chia các nhạc cụ trong họ thành các chi.
2.1.2 Một số loại nhạc cụ dân tộc tiêu bểu
Căn cứ vào nguồn âm, có thể chia nhạc cụ thành 5 họ: họ dây, họ hơi,
họ màng rung, họ tự thân vang và họ điện tử. Tiếp theo, căn cứ vào cách tác
động để sinh âm, có thể chia các nhạc cụ trong một họ thành các chi, thí dụ
các chi dây có gẩy, cần kéo, gõ.
Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến
nhất, đa dạng nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng
chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng ). Bộ hơi phổ biến là sáo khèn, còn bộ
dây độc đáo nhất có đàn bầu và đàn đáy.
2.1.2.1 Đàn bầu
Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm là nhạc cụ họ dây chi gẩy của dân
tộc Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo
cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp
gỗ.
Đàn thân tre: là đàn của những người hát Xẩm. Thân đàn làm bằng 1
đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ
đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.
Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến sau này, dùng cho các nghệ sĩ chuyên

nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Loại phổ biến
nhất là loại hình thang có chiều dài khoảng 115 cm. Đầu lớn rộng 10 cm, cao
9 cm, đầu nhỏ rộng 8 cm, cao 7 cm. Mặt đàn cong làm bằng loại gỗ nhẹ, xốp
như gỗ Ngô Đồng, gỗ Vông. Đáy đàn phẳng cũng làm bằng gỗ nhẹ, xốp có lỗ
thoát âm. Thành đàn làm bằng một loại gỗ cứng như gỗ Trắc, Mun.
Trang 17
Về hình dáng và chất liệu của hộp cộng hưởng (tức Thân đàn) của hai
loại đàn có khác nhau, nhưng về cấu tạo, hai đàn hoàn toàn giống nhau.
Dây đàn có chiều dài chạy suốt thân đàn. Thuở xưa dây đàn làm bằng
tơ tằm se thành sợi, về sau thay bằng dây sắt. Bầu đàn làm bằng 1/2 vỏ quả
bầu nậm (lấy đoạn núm thắt cổ bồng). Bầu đàn lồng vào giữa vòi đàn nơi
buộc dây đàn. Bầu đàn có tác dụng tǎng thêm âm lượng cho đàn. Ngày nay
người ta tiện bầu đàn bằng gỗ và chỉ có tác dụng tạo dáng mà thôi. Trục lên
dây làm bằng tre (ở đàn tre) hoặc bằng gỗ (ở đàn gỗ). Trục lên dây nằm ở
cạnh trong sát phía dưới thân đàn. Dây đàn luồn qua một lỗ nhỏ ở mặt đàn rồi
sâu vào trục lên dây. Phía trước lỗ nhỏ có một ngựa đàn đỡ dây đàn.
Âm hưởng của Đàn Bầu nhỏ chỉ thích hợp với không gian yên tĩnh.
Thủa xưa Đàn Bầu là nhạc cụ của những người hát rong (hát Xẩm). Về sau
này Đàn Bầu đã tham gia trong các dàn nhạc Chèo, Tài Tử, Ngâm Thơ, tốp
nhạc, nhóm nhạc và độc tấu. Rất nhiều tác phẩm sáng tác cho Đàn Bầu độc
tấu như : Vũ Khúc Tây Nguyên - Đức Nhuận, Dòng Kênh Trong - Hoàng
Đạm, Vì Miền Nam - Huy Thục
Trong số những cây đàn một dây của các nước trên thế giới như đàn
Tuntina của ấn Độ, Đàn Cung ở vùng Đông Phi, đàn TushuenKin (độc huyền
cầm) của Trung Quốc. Không có cây đàn một dây nào phát ra cả một hệ thống
âm bồi vừa có tính phổ cập, vừa có tính nghệ thuật cao như cây Đàn Bầu của
Việt Nam.
2.1.2.2 Đàn đá
Đàn đá (các dân tộc ở Tây Nguyên, Việt Nam gọi là goong lu, đọc
là goòng lú, tức "đá kêu như tiếng cồng") là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt

Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Đàn được
làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh
Trang 18
đá dài, to, dày có âm vực trầm trong
khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì
tiếng thanh. Người xưa sử dụng vài
loại đá có sẵn ở vùng núi Nam Trung
Bộ và Đông Nam Bộ để tạo ra nhạc
cụ này. Đàn đá đã được UNESCO xếp
vào danh sách các nhạc cụ
trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
Nhạc khí tự thân vang, thuộc loại xylophone, metallophone. Mỗi nhạc
cụ là một bộ gồm nhiều thanh đá hợp thành. Mỗi thanh đá có kích thước và
hình dáng khác nhau, được chế tác bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ. Vật liệu
để làm đàn là những loại đá sẵn có ở vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam
Bộ.
Căn cứ vào bộ đàn tìm được ở di chỉ khảo cổ học Bình Đa (Đồng Nai )
được biết rằng việc chế tác những thanh đá này đã xuất hiện từ
trên dưới 3000 năm trước. Cho tới những năm đầu thập kỉ 90 đã
tìm được gần 200 thanh đàn đá rải rác ở các tỉnh Đắc Lắc, Khánh
Hoà, Đồng Nai, Ninh Thuận, Sông Bé, Lâm Đồng, Phú Yên. Số lượng thanh
ở mỗi tập hợp được phát hiện là 3 - 15. Bộ đầu tiên tìm được tại Ndut Lieng
Krak (Đắc Lắc) vào năm 1949 hiện được bảo quản tại viện bảo tàng " con
người" ở Paris. Nhiều bộ khác đang được bảo quản tại Việt Nam. Một số dân
tộc ở Tây Nguyên coi những thanh đá được phát hiện như những vật thiêng và
giữ gìn như của gia bảo. Có tộc dùng chúng trong những lễ hội lớn để cúng
thần, có tộc lại dùng làm đàn đá giữ rẫy.
2.1.2.3 Đàn nguyệt
Đàn nguyệt (nguyệt cầm) là nhạc cụ họ dây chi gẩy của người Việt, đàn
còn có các tên gọi khác: Đàn Kìm, Vọng Nguyệt Cầm hoặc Quân Tử Cầm.

Trang 19
Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn
nguyệt".
Mặt đàn hình tròn đường kính 30 cm bằng gỗ nhẹ, xốp để mộc. Trên
mặt đàn có gắn một bộ phận để mắc dây, gọi là Thú. Thành đàn mỏng làm
bằng gỗ cứng cao khoảng 6 cm, đáy bịt gỗ, không có lỗ thoát âm. Cần đàn dài
khoảng 100 cm có gắn 10 phím theo thang 5 âm (7 phím gắn ở cần đàn, 3
phím gắn ở mặt đàn). Thủ đàn lắp 4 trục lên dây nhưng chỉ mắc 2 dây bằng tơ
xe nay đã thay bằng dây nilon).
Hai dây Đàn nguyệt lên cách nhau một quãng 5 đúng: Fa - Đô1; Sol -
Rê1 hoặc quãng 4 đúng G - C1 ; D1 - G1 Ngày xưa nhạc công gẩy đàn bằng
móng tay, ngày nay bằng miếng gẩy nhựa hoặc đồi mồi.
Nhờ có cần tương đối dài và những phím cao, nhạc công có thể tạo
được những âm nhấn nhá uyển chuyển, mềm mại. Tiếng đàn trong, vang, khả
năng biểu hiện phong phú- khi thì sôi nổi ròn rã, lúc lại nỉ non sâu lắng, do đó
đàn nguyệt có mặt cả trong những cuộc hoà tấu nhạc lễ trang nghiêm, những
cuộc hát văn lôi cuốn, những lễ tang bùi ngùi xúc động cũng như những cuộc
hoà tấu thính phòng thanh nhã với những hình thức diễn tấu khác nhau: đệm
cho hát, hoà tấu và độc tấu.
Đàn Nguyệt thường được sử dụng đệm cho Hát Vǎn, Ca Huế, Ca Tài
Tử, nhạc Bát Âm, Nhạc Lễ, và dàn nhạc sân khấu truyền thống.
2.1.2.4 Đàn Nhị
Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây
nên gọi là đàn nhị (二). Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ 10.
Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử
dụng rộng rãi nhạc cụ này
(Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giấy, H’Mông v.v.).
Trang 20
Tuy phổ biến tên gọi "đàn nhị", nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn
bằng tên khác nhau. Người Kinh gọi là "líu" (hay "nhị líu" để phân biệt với

"nhị chính"), người Mường gọi là "Cò ke", người miền Nam gọi là "Đờn cò".
Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm đàn nhị cũng khác nhau đôi chút tùy
theo tộc người sử dụng nó. Còn có tên gọi khác là Cò Líu, Cò Lòn hoặc Nhị
Líu, Nhị Lòn, là nhạc khí dây, chi kéo cung vĩ.
Đàn Nhị làm bằng gỗ gụ hay trắc. Bầu cộng hưởng gọi là bát nhị. Bát
nhị hình ống rỗng lòng, dài khoảng 13,8 cm, một đầu bịt da trǎn hay da kỳ đà.
Cần đàn tròn không có phím, đầu dưới cắm xuyên qua bầu đàn, đầu trên gọi
là Thủ đàn. Thủ đàn hình đầu con cò, có gắn hai trục gỗ tròn để lên dây, có
khi trục đàn được chạm khắc cầu kỳ.
Ngựa đàn làm bằng tre hay gỗ dài 1 cm đặt khoảng giữa mặt da.
Khuyết đàn còn gọi là "Cữ đàn" là một sợi tơ xe néo vào 2 dây đàn. Cữ đàn
có tác dụng điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh. Khi đưa cữ đàn xuống là
làm ngắn quãng dây phát âm, đàn có giọng cao. Khi đẩy cữ đàn lên, làm dài
quãng dây phát âm, đàn có giọng trầm.
Cung vĩ làm bằng tre, hoặc gỗ được uốn cong hình cánh cung, người ta
mắc vĩ như dây cung. Vĩ đàn đặt giữa hai dây, khi đàn vĩ cọ xát vào dây phát
ra âm thanh.
Đàn Nhị có 2 dây bằng tơ xe, gần đây đã thay bằng dây kim khí, được
lên theo quãng 5 đúng. Ví dụ muốn đánh những bài Bắc (có tính chất vui)
tương ứng với hai âm G1 - D2, bài Nam (tính chất buồn) F1 - C2, bài Chèo
C1 - G1 Đàn Nhị thường tham gia trong dàn Nhã Nhạc, phường Bát Âm,
ban nhạc Tài Tử, ban nhạc Chầu Vǎn, dàn nhạc sân khấu Tuồng, Chèo
Người dân Nam bộ gọi là "đàn cò" vì hình dáng giống như con cò, trục
dây có đầu quặp xuống như mỏ cò- Cần đờn như cổ cò - thân đờn như con cò
- tiếng đờn nghe lảnh lót như tiếng cò. Trong các dàn nhạc phường bát âm,
Trang 21
ngũ âm, nhã nhạc, chầu văn, sắc bùa, nhạc tài tử, cải lương dàn nhạc dân tộc
tổng hợp, dân ca đều có đàn cò.
2.1.2.5 Đàn tranh
Đàn Tranh là nhạc cụ của người Việt (Kinh). Đàn thuộc họ dây chi gảy.

Vì có 16 dây nên đàn còn có tên chữ là Thập lục.
Đàn Tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều
dài 110 -120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25 - 30 cm là
đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15
- 20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm
bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05cm uốn hình vòm. Ngựa
đàn còn gọi là (con Nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển
để điều chỉnh âm thanh. Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau.
Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng vào ngón cái, trỏ, giữa để gẩy.
Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.
Âm sắc Đàn Tranh trong trẻo, sáng sủa thể hiện tốt các điệu nhạc vui
tươi, trong sáng. Đàn Tranh ít thích hợp với những tính cách trầm hùng, khoẻ
mạnh. Tầm âm Đàn Tranh rộng 3 quãng 8, từ đô tên đô 3.
Đàn Tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm
thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc Tài Tử, phường Bát Âmvà các dàn nhạc
dân tộc tổng hợp. Được hình thành trong ban nhạc từ thế kỷ XI đến thế kỷ thứ
XIV. Thời Lý - Trần đờn tranh chỉ có độ 15 dây, nên bấy giờ gọi là "Thập ngũ
huyền cầm" và được dùng trong ban "Đồng văn, nhã nhạc" (Đời Lê Thánh
Tôn thế kỷ thứ XV). Sau này được dùng trong cả ban nhạc giáo phường. Thời
Nguyễn (thế kỷ thứ XIX) được dùng trong ban "nhạc Huyền" hay "Huyền
nhạc". Lúc bấy giờ được xử dụng với 16 dây nên được gọi là "Thập lục huyền
cầm".
Vì đờn tranh được thiết kế theo hình thức nhiều dây, nên khi tấu nhạc,
đờn tranh phát ra âm thanh đanh tiếng, sắt tiếng hơn khi tấu chữ, đờn thường
Trang 22
là "song thanh", ví dụ khi hết một câu hay hết một đoạn nhạc, hoặc một láy
đờn nào đó thường lặp lại một nốt, một chữ nhạc của láy đờn (hò - líu, xàng -
xang, xề - xê ).
2.1.2.6 Đàn T’rưng
Đàn T'rưng là một nhạc khí "thô" được chế tác

từ những khúc gỗ bóc vỏ phởi khô hoặc những ống
nứa vót một đàu, chặt theo những độ dài khác nhau để
tạo nên những âm vực ưng ý đem treo lên một cái giá
đủ trở thành một cây đàn gõ " phím" cho một hoặc
hai người diễn tấu bắng cách cầm những dùi tre gõ vào
phím này.
Đàn T'rưng thường được diễn tấu bên trong nhà rông hoặc ngoài trời
vào các dịp lễ hội truyền thống hay trong sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc
người Banah, Jarai, Êđê
T'rưng có khả năng diễn tấu phong phú và đa dạng. Với nguồn âm
thanh bất tận khi êm nhẹ theo giai điệu trữ tình của một khúc hát giao duyên,
khi hoà cùng dàn nhạc tấu lên bản hợp tấu của núi rừng hùng vĩ trong giao
lưu văn hoá, T'rưng cũng xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc hiện đại phụ hoạ
theo tiếng hát rực lửa của những con người Tây Nguyê, nâng canhs cho
những giọng ca vàng vang đến mọi nơi chốn xa xôi.
Là một loại nhạc cụ đặc sắc trong kho tàng nhạc khí của Tây Nguyên,
âm thanh độc đáo của T'rưng ko chỉ lôi cuốn làm say đắm tâm hồn các dân
tộc anh em trên đất Việt, mà còn ra khỏi biên giới ngân vang đến tận những
vùng đất xa xôi và được các bạn bè khắp năm châu, bốn bể nhiệt tình đón
nhận
2.1.2.7 Mõ
Trang 23
Mõ được xếp là một nhạc khí tự thân vang, phổ biến ở Việt Nam. Trên
thực tế Mõ được sử dụng vào các môi trường khác nhau và có những chức
năng khác nhau.
MÕ CHÙA làm từ các loại gỗ chắc, cứng, hình
dạng thường gặp hình cầu dẹt với nhiều kích cỡ to nhỏ khác
nhau: Cỡ to nhất có đường kính khoảng 70 - 80cm, cỡ vừa đường kính 20 -
30cm và cỡ nhỏ đường kính 5 - 7cm. Tất cả ở giữa đều rỗng, khoét theo hình
lòng máng. Dùi gõ mõ cũng làm bằng gỗ, kích cỡ của dùi to nhỏ tương xứng

với kích cỡ của mõ. Âm thanh của mõ gỗ giòn, âm vang sâu lắng. Trong chùa,
mõ được sử dụng khi tụng kinh với vai trò điểm nhịp đều theo lời tụng.
MÕ TRÂU được làm bằng gỗ hoặc gốc tre già hình hộp đứng. Mặt đáy
khoét rỗng thông với mặt trên. Mặt đáy hình chữ nhật với chiều dài từ 20 -
25cm, chiều rộng từ 10 - 15cm. Mặt trên hình chữ nhật
với chiều dài dài hơn chiều dài của mõ và ở giữa buộc 2
đoạn gỗ dài hơn chiều cao của mõ khoảng 1cm. Người ta
buộc mõ vào cổ trâu. Khi trâu chuyển động, đi lại, 2 đoạn
gỗ gõ đều đặn vào thành trong của mõ phát ra âm thanh nghe lách cách vui
tai.
MÕ LÀNG là nhạc cụ họ tự thân vang, chi gõ của dân tộc Việt. Mõ làm
bằng củ tre đực, hình bán nguyệt, có khoét một đường rỗng ở giữa. Khi sử
dụng, một tay để mõ nằm trong lòng bàn tay, một tay cầm dùi gõ lên thân mõ.
Âm sắc của Mõ trầm, ấm. Mõ thường được sử dụng để đánh nhịp một, giữ
nhịp cho người hát hay đàn. Và mõ có thể đánh dồn nhanh trong thi nhịp, đổ
khổ gây không khí. Có loại làm bằng gỗ cứng hình cá trắm dài khoảng 1m, to,
khoét dài rỗng theo bụng cá và thường treo ở điếm làng. Có loại làm bằng gốc
tre già gọt theo hình trăng khuyết, đường kính từ 15 - 20cm, ở giữa có khoét
một rạch rỗng. Trong đời sống nông thôn người Việt xưa, mõ có chức năng
thông tin. Mõ được làng giao cho một người đàn ông phụ trách, thường được
Trang 24
gọi là "thằng mõ", hay "anh mõ". Vào
những dịp có việc làng hoặc những sự
kiện đột xuất cần thông báo "anh mõ" có
nhiệm vụ gõ mõ thông tin cho khắp các
gia đình trong làng
MÕ SỪNG TRÂU Là nhạc cụ họ tự thân vang, chi gõ của dân tộc Việt.
Được làm bằng một đoạn sừng trâu dày, dài 12cm. Người ta phải chọn loại
sừng hình cong tiếng mới đẹp và vang. Khi diễn tấu nhạc công một tay cầm
mõ, còn một tay cầm dùi gõ vào thân mõ. Âm thanh của mõ sừng trâu to,

khoẻ, vang. Mõ tham gia trong dàn nhạc tuồng, dàn nhạc lễ,
dàn đại nhạc của cung đình, hoặc hoà tấu cùng
tù và, ngà voi, vỏ ốc biển…
2.1.2.8 Song Loan
Song loan (Song Lan), nhạc cụ họ tự thân vang chi gõ của dân tộc Việt.
Là một loại mõ nhỏ bằng gỗ cứng hình tròn dẹt, đường kính 7cm, cao 4cm, có
gắng một dùi gõ, Khi sử dụng Song Loan, người ta dùng tay hoặc chân đập
vào dùi gõ, dùi gõ đập vào Song Loan tạo ra âm thành. Âm thanh Song Loan
nghe đanh gọn. Song Loan được sử dụng để cầm nhịp trong ca đàn Tài Tử
Nam Bộ, trong dàn nhạc Sân Khấu Cải Lương và trong Ca Huế.
2.1.2.9 Sáo trúc
Sáo trúc là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi hơi vòm của dân
tộc Việt. Đặc biệt rất được phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.
Sáo được làm bằng một đoạn ống trúc, hoặc nứa có chiều dài
40 - 55 cm, đường kính 1,5 - 2 cm. ở phía đầu ống có một lỗ hình bầu dục đó
là lỗ thổi. Trong lòng ngay gần lỗ thổi được chặn bằng một mẩu nút bấc hoặc
gỗ mềm để điều chỉnh độ cao thấp khi cần thết. Thẳng hàng với lỗ thổi có
khoét 6 lỗ bấm, lỗ bấm thứ nhất cách lỗ thổi 12 cm, các lỗ bấm còn lại cách
Trang 25

×