Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập học kỳ luật bảo vệ người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.17 KB, 5 trang )

Đề bài số 7: Cho ý kiến của anh chị về những khẳng định sau:
a. Tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng
hóa dịch vụ chỉ được giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án nếu như tranh
chấp đó gây hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng
b. Thời hạn tối đa để giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng bằng
phương pháp thương lượng là 07 ngày làm việc.


a. Tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng
hóa dịch vụ chỉ được giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án nếu như
tranh chấp đó gây hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng.
1. Đánh giá khẳng định.
Khẳng định trên là sai.
2. Cơ sở pháp lý:
Điều 30 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy
định các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ
chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ:
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được giải quyết thông qua:
a) Thương lượng;
b) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hoà giải trong trường hợp tranh chấp
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu
dùng, lợi ích công cộng.
Theo quy định trên, ngoài những tranh chấp gây hại đến lợi ích
của nhiều người tiêu dùng còn có thêm các tranh chấp giữa người tiêu
dùng với tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ gây thiệt hại
đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng đều phải được giải quyết
thông qua trọng tài hoặc tòa án.


Tại sao không được thương lượng, hòa giải khi giải quyết tranh
chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người
tiêu dùng, lợi ích công cộng?


Giải quyết bằng thương lượng và hòa giải không phù hợp với
các tranh chấp gây thiệt hại như trên. Việc thực thi các kết quả đạt
được trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng phương pháp thương
lượng và hòa giải phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên có
nghĩa vụ thi hành. Thỏa thuận thương lượng và hòa giải không được
đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Nếu một bên không tự
nguyện thi hành thì kết quả thương lượng và hòa giải chỉ tồn tại trên
giấy tờ mà không có một cơ chế pháp lí trực tiếp nào bắt buộc thi
hành đối với kết quả thương lượng, hòa giải của các bên.
Đối với giải quyết thông qua trọng tài và tòa án, quyết định của
trọng tài và tòa án có hiệu lực khiến các bên phải thi hành ( phán
quyết của Tòa án có thể kèm theo các biện pháp cưỡng chế thi hành,
với quyết định của trọng tài có sự hỗ trợ, bảo đảm về mặt pháp lý của
tòa án đối với việc công nhận và thi hành quyết định đấy ). Vì vậy đối
với các tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích nhiều
người, lợi ích công cộng là những thiệt hại mang tính chất phức tạp,
mức độ xâm phạm cao hơn và cần thiết phải xử lý kịp thời thì giải
quyết thông qua trọng tài, tòa án đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so
với giải quyết bằng thương lượng và hòa giải.
b. Thời hạn tối đa để giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng bằng
phương pháp thương lượng là 07 ngày làm việc.
1. Đánh giá khẳng định.
Khẳng định trên là đúng.
2. Cơ sở pháp lý:
Khoản 2 điều 31 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về

phương pháp thương lượng trong giải quyết tranh chấp quy định thì:
“2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm


tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn
không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu”.
Theo đó, thời hạn tối đa để giải quyết tranh chấp của người tiêu
dùng bằng phương pháp thương lượng là 7 ngày làm việc.
Trong thực tế, nhiều trường hợp tranh chấp được giải quyết
nhanh chóng giữa hai bên nhưng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 đã quy định thời hạn tối
đa 7 ngày làm việc để buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa
dịch vụ phải tiếp nhận và tiến hành thương lượng với người tiêu dùng.
Khi thời hạn nói trên đã hết, sẽ xảy ra tình huống hoặc tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ không tiếp nhận, tiến hành thương
lượng hoặc có tiếp nhận, tiến hành thương lượng nhưng kết quả không
đạt như người tiêu dùng mong muốn. Tùy từng trường hợp cụ thể,
người tiêu dùng có thể gia hạn để tiếp tục thương lượng hoặc sử dụng
các phương thức giải quyết tranh chấp khác như hòa giải, trọng tài
hoặc tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010



×