Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Thời cơ và thách thức đối với việc phát triển nền kinh tế bền vững ở VIệt Nam trong những năm tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 65 trang )

Lời mở đầu
Thúc đẩy tăng trởng kinh tế luôn là u tiên hàng đầu trong chính sách phát triển
của mỗi quốc gia. Nhng để đảm bảo cho sự tăng trởng ấy luôn đợc lâu dài, ổn định,
tránh đợc những hệ quả của nó đến cuộc sống của con ngời, môi trờng tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên trong hiện tại và tơng lai lại không phải là điều dễ dàng với bất kỳ
quốc gia nào.
Xuất phát từ thực tế trên khái niệm phát triển kinh tế bền vững đà ra đời.
Theo thời gian, phát triển kinh tế bền vững đà trở thành một vấn đề chung,
mang tính toàn cầu mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm và hớng tới.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến
tích cực. Tốc độ tăng trởng GDP liên tục giữ ở mức độ cao và ổn định, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hớng HĐH, kết cấu hạ tầng KT-XH ngày càng hoàn thiện. Bộ
mặt đất nớc ngày càng khởi sắc.
Song nền kinh tế Việt Nam có thực sự phát triển bền vững khi sự tăng trởng kinh tế vẫn chủ yếu là theo chiều rộng; tập trung đầu t chủ yếu cho những
công trình mang lại lợi ích trực tiếp mà rất ít đầu t cho tái tạo các tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trờng; tỷ lệ đói nghèo, thất nghiệp cao, chất lợng
nguồn nhân lực thấp; ô nhiễm môi trờng
Trong Chiến lợc phát triển kinh tế-xà hội của Việt Nam 2001-2010, Đảng ta
xác định: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ, công bằng xà hội và bảo vệ môi trờng. Nh vậy Phát triển kinh tế
bền vững là con đờng tất yếu mà Việt Nam phải hớng tới.
Vậy Việt Nam có những thời cơ và thách thức gì để phát triển một nền kinh
tế bền vững? Và làm thế nào để nền kinh tế Việt Nam thực sự phát triển bền vững?
Đây thực sự là những câu hỏi khã cho mét vÊn ®Ị mang tÝnh thêi sù hiƯn nay. Xuất
phát từ thực trạng trên tôi đà quyết tâm đi tìm câu trả lời còn đang để ngỏ. Đó cũng
là lý do tôi quyết định chọn đề tài Thời cơ và thách thức đối với việc phát triển
nền kinh tế bền vững ở Việt Nam trong những năm tới.
Mặc dù bản thân đà rất cố gắng nhng đây thực sự là một vấn đề hết sức mới
mẻ mà một sinh viên năm cuối nh tôi rất khó có thể tiếp cận một cách toàn diện đợc. Chính vì vậy với đề tài này tôi chỉ có tham vọng bớc đầu tìm hiểu phần nào
những thời cơ và thách thức về việc phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam và đa ra
một số giải pháp.


Nội dung của khoá luận đợc chia làm 3 chơng:
Chơng 1: Một số vấn đề chung về phát triển nền kinh tế bền v÷ng.
1


Chơng 2: Thực trạng và quan điểm của Đảng, Nhà nớc về phát triển
kinh tế bền vững ở Việt Nam.
Chơng 3: Thời cơ và thách thức đối với việc phát triển nền kinh tế bền
vững ở Việt Nam.
Mặc dù khoá luận của tôi đà nhận đợc sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của
thầy hớng dẫn, sự cố gắng không mệt mỏi của bản thân, nhng do kiến thức và trình
độ của bản thân còn hạn chế, hơn nữa thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh
khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để tôi
có cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về vấn đề này.

2


Chơng 1: một số vấn đề chung về phát triển
nền kinh tế bền Vững
1.1. Bản chất của phát triển kinh tế
1.1.1.Tăng trởng kinh tế
Tăng trởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển
kinh tế.
Tăng trởng kinh tế dới dạng khái quát là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc
dân (GNP) hoặc tỉng s¶n phÈm qc néi (GDP) trong mét thêi kú nhất định (thờng
tính cho một năm).
Nói cách khác, tăng trởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lợng đợc
tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tăng trởng kinh tế có thể
biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trởng) hoặc số tơng đối (tỷ lệ tăng trởng),

đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lợng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức
sản lợng của thời kỳ trớc đó hoặc thời kỳ gốc.
Tăng
trởng kinh tế còn đợc xem xét dới góc độ chất lợng. Chất lợng của tăng trëng kinh
tÕ thĨ hiƯn ë sù ph¸t triĨn nhanh, hiƯu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện
qua các đặc điểm sau đây :
- Tốc độ tăng trởng cao và đợc duy trì trong một thời gian dài.
- Phát triển có hiệu quả, thể hiện qua năng suất lao động, năng suất tài sản
cao và ổn định, hệ số. Hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) phù hợp và đóng góp của nhân
tố năng suất tổng hợp (TFP) cao.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hớng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực
tiễn của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ
- Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao.
- Tăng trởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hoà đời sống xà hội.
- Tăng trởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trờng sinh thái.
1.1.2 Phát triển kinh tế
Tăng trởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nớc trên
thế giới, là thớc đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia. Vì
thế chúng có quan hệ với nhau nhng không đồng nhất với nhau.
Phát triển kinh tế là sự tăng trởng kinh tế đi kèm với sự hoàn chỉnh cơ cấu,
thể chế kinh tế và chất lợng cuộc sống.
Phát triển kinh tế thĨ hiƯn:
3


- Sự tăng lên của GNP, GDP tính theo đầu ngời, tức là sự tăng trởng kinh tế
phải lớn hơn mức tăng dân số.
- Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hớng tỷ trọng của ngành dịch vụ và công
nghiệp trong GDP tăng lên còn tỷ trọng của nông nghiệp giảm xuống nhng giá trị
tuyệt đối của các ngành đều tăng lên. Đó là tính quy luật của quá trình vận động

của nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn, hiện đại.
- Chất lợng của đại bộ phận dân c phải đợc cải thiện, tăng lên. Muốn vậy,
không phải chỉ có GNP (hoặc GDP) theo đầu ngời tăng lên mà còn phải phân phối
hợp lí kết quả tăng trởng, ổn định lạm phát, ngăn ngừa khủng hoảng nhờ cã thĨ chÕ
kinh tÕ tiÕn bé. ChÊt lỵng cc sèng tăng lên còn đợc thể hiện ở chỗ sản phẩm làm
ra có chất lợng ngày càng cao. Ngoài ra việc giữ gìn môi trờng trong sạch cũng
đang là một tiêu chuẩn của chất lợng cuộc sống và là điều kiện quan trọng của sự
phát triển kinh tế bền vững.
Hình 1.1 Tăng trởng kinh tế và phát triển con ngời

Nguồn: Nhập môn về phát triển bền vững, NXB Văn hoá-Thông tin
1.1.3 Phát triển kinh tế bền vững
Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trớc, khi tăng trởng kinh tế của nhiều
nớc trên thế giới đà đạt đợc một tốc độ khá cao, ngời ta bắt đầu có những lo nghĩ
đến ảnh hởng tiêu cực của sự tăng trởng nhanh đó đến tơng lai con ngời và vấn đề
phát triển bề vững đợc đặt ra.Theo thời gian, quan niệm này ngày càng đợc hoàn
thiện. Năm 1987, vấn đề này đợc ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo
đó phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không
làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tơng lai. Quan niệm
này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên và đảm bảo môi trờng sống cho con ngời trong quá trình phát triển. Ngày
nay, quan điểm về vấn đề này đợc đề cập một cách đầy đủ hơn, bên c¹nh yÕu tè
4


môi trờng, tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trờng xà hội đợc đặt ra với ý nghĩa
quan trọng. Hội nghị thợng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesbug (CH Nam Phi) năm 2002 đà xác định: phát triển bền vững là quá trình
phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm:
tăng trởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xà hội và bảo vệ môi trờng.

Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là:
- Sự tăng trởng kinh tế ổn định
- Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xà hội
- Bảo vệ môi trờng và nâng cao chất lợng môi trờng sống
Nh vậy, nền kinh tế phát triển bền vững là nền kinh tế có tốc độ tăng trởng
cao, ổn định và đợc duy trì trong một thời gian dài, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hớng hiện đại hoá, gắn liền với bảo vệ môi trờng sinh thái và tiến bộ xà hội.
Nó đòi hỏi phải đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu tăng trởng kinh tế với phát
triển văn hoá xà hội, cân đối tốc độ tăng trởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện
nguồn lực: tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển
công nghệ sạch.
Nói cách khác, bền vững về kinh tế là phải gắn liền với bền vững về xà hội,
bền vững về tài nguyên và môi trờng. Trong đó bền vững về xà hội là xây dựng đợc
một xà hội có nền kinh tế tăng trởng nhanh và ổn định, đi đôi với dân chủ, công
bằng và tiến bộ xà hội, trong đó giáo dục y tế và phúc lợi xà hội phải đợc chăm lo
đầy đủ, toàn diện cho mọi đối tợng trong xà hội.
Bền vững về tài nguyên và môi trờng nghĩa là các dạng tài nguyên thiên
nhiên cần đợc sử dụng tiết kiệm, hợp lý nhất và một số có thể đợc tái tạo. Môi trờng tự nhiên và môi trờng xà hội nhìn chung không bị các hoạt động của con ngời
làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt
đợc xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trờng đợc đảm bảo, con ngời đợc sống trong
môi trờng trong sạch.
Hình 1.2 Mục tiêu phát triển bền vững

5


Nguồn: Nhập môn về phát triển bền vững, NXB Văn hoá-Thông tin
Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện ở Việt Nam vào những khoảng
cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 ( thế kỷ XX ) và đà có rất nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Đảng cộng sản Việt Nam cũng đà thể hiện rõ

quan điểm về phát triển bền vững trong chiến lợc phát triển kinh tế -xà hội của đất
nớc đến 2010 : Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trởng kinh tế đi đôi
với thực hiện tiến bộ, công bằng xà hội và bảo vệ môi trờng, gắn sự phát triển kinh
tế với giữ vững ổn định chính trị, xà hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
1.1.4 Lựa chọn phát triển kinh tế bền vững
Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia có những u tiên khác nhau
cho chính sách phát triển kinh tế. Nhìn một các tổng thể có thể chia sự lựa chọn ấy
theo 3 con đờng chính sau đây:
- Nhấn mạnh tăng trởng nhanh
- Coi trọng vấn đề bình đẳng, công bằng xà hội
- Phát triển toàn diện
Sự lựa chọn thø nhÊt thêng thc vỊ c¸c níc theo khuynh híng t bản chủ
nghĩa trớc đây. Theo đó, chính phủ tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy
nhanh tốc độ tăng trởng, còn các vấn đề về bình đẳng, công bằng xà hội và nâng
cao chất lợng cuộc sống dân c chỉ đợc đặt ra khi tăng trởng thu nhập đà đạt đợc một
trình độ khá cao. Kết quả là đà làm cho nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng
trởng thu nhập bình quân năm rất cao. Nhng đi liền với nó là không ít những hệ quả
xấu, đó là sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xà hội ngày càng gay gắt, các nội
dung về nâng cao chất lợng cuộc sống thờng không đợc quan tâm, những giá trị văn
6


hoá tinh thần của nhân dân bị phá huỷ, nhanh chóng dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài
nguyên quốc gia, huỷ hoại môi trờng sinh thái, chất lợng tăng trởng kinh tế không
đảm bảo và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này
đà tạo ra lực cản cho sự tăng trởng kinh tế ở giai đoạn sau. Sự phát triển kinh tế của
các nớc Braxin, Mehico, các nớc OPEC và kể cả Philipin, Malaysia, Indonesia đi
theo sự lựa chọn này.
Mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng và công bằng xà hội lại đa ra yêu cầu giải
quyết các vấn đề xà hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng thu nhập ở mức độ

thấp. Đây là mô hình khá nổi bật của các nớc đi theo mô hình Chủ nghĩa xà hội trớc đây, trong đó có Việt Nam. Theo mô hình này, các nớc đà đạt đợc một mức độ
khá tốt về các chỉ tiêu xà hội. Tuy vậy, nền kinh tế thiếu các động lực cần thiết cho
sự tăng trởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu ngời thấp, nền kinh tế lâu khởi
sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế gới. Các chỉ tiêu xà hội
thờng chỉ đạt cao về mặt số lợng mà có thể không đảm bảo về chất lợng.
Hiện nay, nền kinh tÕ më cưa, héi nhËp cho phÐp nhiỊu níc đang phát triển
tận dụng lợi thế lịch sử để thực hiƯn mét sù lùa chän tèi u h¬n b»ng con đờng phát
triển toàn diện. Theo mô hình này, Chính phủ của các nớc, một mặt đa ra các chính
sách thúc đẩy tăng trởng nhanh, khuyến khích dân c làm giàu, phát triển kinh tế t
nhân và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực; mặt khác, cũng
đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng và nâng cao chất lợng cuộc sống dân
c. Hàn Quốc, Đài Loan là những nớc đà thực hiện theo sự lựa chọn này.
Việc hệ thống hoá các con đờng phát triển kinh tế mc dù mang nội dung tơng đối nhng nó là cần thiết để giúp các nớc căn cứ vào điều kiện chính trị trong và
ngoài nớc ở từng giai đoạn cụ thể để có hớng đi thích hợp cho mình. Phát trin
kinh t bền vững cũng là mục tiêu hớng tới và là sự lựa chọn của rất nhiều quốc gia
trên thế giới. Phát triển bền vững đồng nghĩa với việc phát triển liên tục, lâu dài,
cân bằng lợi ích của con ngời trên cả 3 lĩnh vùc quan träng, cã mèi quan hƯ qua l¹i
víi nhau: kinh tế-xà hội và môi trờng. Rõ ràng là việc cân đối nói trên là một thách
thức to lớn với bÊt kú quèc gia nµo nhng nã vÉn lµ sù lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Bởi vì phát triển bền vững nói chung và phát triển kinh tế bền vững nói riêng là đề
cập đến điều kiện dài hạn và phúc lợi đa diện của con ngời.
ở Việt Nam, trong quá trình cải cách i mi nền kinh tế, ng và Chính
phủ đà thể hiện sự lựa chọn theo hớng phát triển toàn diện. Đi đôi với mục tiêu tăng
trởng nhanh, chúng ta đà đa ra mục tiêu giải quyết công bằng xà hội ngay từ đầu và
trong toàn tiến trình phát triển. Theo đó phát triển bền vững cũng đà trở thành quan
điểm phát triển của Đảng và chính phủ Việt Nam trong những năm tới.
7


1.2. Các nhân tố ảnh hởng đến phát triển nền kinh tế bn vng

Phát triển kinh tế bền vững biểu hiện rõ rệt nhất ở sự tăng trởng kinh tế ổn
định và duy trì trong một thời gian dài. Vì vậy mọi nhân tố tăng trởng kinh tế cũng
đồng thời là nhân tố phát triển kinh tế bền vững, nh : vốn, lao động, tiến bộ công
nghệ, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá xà hội, thể chế chính trị, pháp luật, dân tộc,
tôn giáo Nhng phát triển kinh tế bền vững có nội dung rộng hơn tăng trởng kinh
tế. Do đó ngoài các nhân tố tăng trởng kinh tế còn có các yếu tố khác tác động đến
sự phát triển kinh tế bền vững. Dới dạng khái quát, sự phát triển kinh tế bền vững
chịu ảnh hởng của các yếu tố sau:
1.2.1. Các nhân tố thuộc lực lợng sản xuất
Các nhân tố thuộc lực lợng sản xuất tạo thành các yếu tố đầu vào của sản
xuất. Số lợng và chất lợng của yếu tố đầu vào quyết định đến số lợng và chất lợng
của hàng hoá dịch vụ, ảnh hởng trực tiếp đến phát triển kinh tế. Trong lực lợng sản
xuất, ngoài các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thì yếu tố con ngời và
khoa học công nghệ trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc
gia. Công nghệ tiên tiến, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao nếu đợc vận dụng phù
hợp sẽ sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, tăng năng suất lao động, tạo ra hàng
hoá có chất lợng cao và bảo vệ môi trờng sinh thái. Đây là yếu tố quan trọng để
phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Tuy nhiên nhân tố hàng đầu của lực lợng sản xuất luôn luôn là con ngời, đặc
biệt trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Chỉ con ngời mới là
nhân tố năng động, sáng tạo ra công nghệ mới và sử dụng công nghệ để tạo ra của
cải vật chất. Vì vậy, đầu t vào các lĩnh vực để phát huy nhân tố con ngời chính là
đầu t vào phát triển kinh tế.
1.2.2. Những nhân tè thc vỊ quan hƯ s¶n xt
Quan hƯ s¶n xt ảnh hởng đến phát triển kinh tế theo 2 hớng : một là, thúc
đẩy phát triển kinh tế khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lợng sản xuất ; hai là : ngợc lại quan hệ sản xuất kìm hÃm sự phát triển
kinh tế nếu không có sự phù hợp. Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất
và trình độ phát triển của lực lợng sản xuất, tức là có chế độ và các hình thức sở
hữu t liệu sản xuất phù hợp, các hình thức tổ chức kinh tế năng động, hiệu quả, các

hình thức phân phối thu nhập công bằng, hợp lý, kích thích tính tích cực, sáng tạo
của ngời lao động làm cho các nguồn lực của nền kinh tế đợc khai thác, sử dụng
có hiệu quả, thì quan hệ sản xuất ấy thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.2.3. Những nhân tố thuộc kiến trúc thợng tầng
8


Kiến trúc thợng tầng có tác động đến sự phát triển kinh tế. Sự tác động này có đặc
điểm:
Một là, các yếu tố khác nhau của kiến trúc thợng tầng có mức độ tác động
khác nhau đến sự phát triển kinh tế. Chẳng hạn các yếu tố nh t tởng, đạo đức, tác
động gián tiếp đến phát triển kinh tế, còn các yếu tố nh chính trị, pháp luật, thể chế,
lại tác động trực tiếp hơn và mạnh mẽ hơn.
Hai là , tác động của kiến trúc thợng tầng ®Õn sù ph¸t triĨn cịng cã thĨ diƠn
ra theo hai hớng : thúc đẩy sự phát triển kinh tế nếu nó phù hợp hoặc kìm hÃm sự
phát triển nếu nó không phù hợp với hạ tầng cơ sở, với những yêu cầu khách quan
của cuộc sống.
1.3. Nguồn lực cho phát triển nền kinh tế bền vững
1.3.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của một quốc gia là tổng thể năng lực và tiềm lực lao động
biểu hiện bằng số lợng và chất lợng lao động của quốc gia đó. Nó bao gồm cả lực lợng lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Nguồn nhân lực thể hiện ở số lợng lao động (những ngời trong độ tuổi lao
động và có khả năng lao động ) và ở chất lợng lao động (chủ yếu ở trình độ giáo
dục, trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động, sức khoẻ của con ngời ). Chất lợng
nguồn nhân lực là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với các nguồn lực của một
quốc gia, lµ yÕu tè vËt chÊt quan träng nhÊt, quyÕt định nhất của lực lợng sản xuất,
của nền kinh tế và của cả xà hội.
1.3.2. Nguồn lực vốn
Nguồn lực vốn (ngn tµi lùc) cđa mét qc gia lµ tỉng thĨ các nguồn vốn :
vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân, vốn nớc ngoài có thể

huy động cho ph¸t triĨn kinh tÕ x· héi cđa mét qc gia đó.
Nguồn lực vốn luôn là nguồn lực rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên nguồn lực vốn và nhu cầu về vốn ở mỗi quốc gia có sự
khác nhau, thậm chí rất kh¸c nhau.
ë c¸c níc ph¸t triĨn, ngn vèn kh¸ dåi dào và phần lớn các nớc này đều tìm
kiếm thị trờng đầu t ra nớc ngoài và thực hiện xuất khẩu t bản. ở các nớc đang phát
triển thì ngợc lại, do nguồn vốn hạn hẹp nên các nớc này chú trọng thu hút vốn đầu
t của nớc ngoài, bao gồm vốn đầu t trực tiếp của nớc ngoài (FDI), vốn vay và tài trợ
đầu t từ các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, trong đó nguồn vèn FDI cã vai
trß rÊt quan träng.
1.3.3. Nguån lùc khoa học và công nghệ

9


Thành tựu khoa học và công nghệ đợc vật chất hoá và đợc chuyển giao ứng
dụng vào các lĩnh vực sản xuất, trở thành bộ phận lực lợng sản xuất quan trọng, có
ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiƯu qu¶ trong s¶n xt.
Trong mÊy thËp kû qua, sù phát triển nhanh chóng của khoa học và công
nghệ đà giúp cho nhiều quốc gia không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật và công
nghệ nền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lợng sản phẩm, hạ giá
thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Mỗi năm trên thế giơi có khoảng một triệu phát minh, làm xuất hiện 30 vạn
mặt hàng mới. Có thể nói khoa học và công nghệ đà mở đờng cho kinh tế phát
triển. Nó có khả năng tạo ra những ngành kinh tế mới, nhữnh cách thức sáng tạo ra
của cải mới, những đối tợng lao động mới cũng nh những cơ hội mới cho sự phát
triển của mỗi con ngời ở mỗi quốc gia.
Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, ở các nớc phát triển, sự
tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới là nhân tố có ý nghĩa quyết định sự
tăng trởng và phát triển kinh tế. Đối với các nớc đang phát triển, để đạt đợc tăng trởng và phát triển ổn định, đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới công nghệ, thực hiện

CNH -HĐH đất nớc; việc nghiên cứu học hỏi và lựa chọn công nghệ tiến bộ và
thích hợp có ý nghĩa quyết định đối với tăng trởng và phát triển kinh tế của các nớc
này.
1.3.4. Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên
Nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên là các nguồn cung cấp điều kiện và
nguyên liệu cho phát triển sản xuất. Bao gồm : đất, nớc, rừng, biển, tài nguyên
trong lòng đất, nguồn nớc, khí hậu Ngoài ra, vị trí địa lý cũng có ảnh hởng rõ nét
đến sự phát triển của nền kinh tế và trong một chừng mực nào đó, có thể xem đây
nh một nguồn lực tự nhiên của đất nớc.
Tài nguyên thiên nhiên là mét ngn lùc rÊt quan träng trong ph¸t triĨn kinh
tÕ. Những quốc gia giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ có những điều kiện đặc
biệt thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên trên thế giới cũng có
những nớc nghèo tài nguyên khoáng sản ( Nhật Bản, Xingapo), nhng do biết phát
huy tốt các nguồn lực khác, nhất là nguồn lực con ngời, thì vẫn có thể đạt đợc tốc
độ tăng trởng và phát triển kinh tế nhanh chóng.
Các quốc gia cần tập trung đầu t để khai thác và tận dụng tối đa các nguồn
lực tài nguyên thiên nhiên.
1.3.5. Các nguồn lực khác
Các nguồn lực khác bao gồm : các lợi thế của đất nớc, sự ổn định về chính
trị, truyền thống lịch sử và văn hoá, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật C¸c
10


nguồn lực này sẽ tác động tích cực đến xu thế và mức độ phát triển nếu đợc khai
thác hợp lý.
Biết khai thác tốt các nguồn lực nói trên sẽ giúp các nớc đẩy nhanh quá trình
phát triển kinh tế vµ híng tíi mét nỊn kinh tÕ thùc sù bỊn v÷ng.

11



CHƯƠNG 2: thực trạng và QUAN điểm của đảng, nhà nớc về
phát triển kinh tế bền vững ở việt nam
2.1. Thực trạng phát triển nền kinh tế bền vững ở Việt Nam trong những năm
qua.
2.1.1. Thành tựu
- Trong những năm qua nỊn kinh tÕ VN ®· tõng bíc chun ®ỉi từ kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trờng theo định hớng xà hội chủ nghĩa. Nền
kinh tế tăng trởng với tốc độ cao và tơng đối ổn định. Trong những năm của thập kỷ
90 ( thế kỷ XX ), tổng sản phẩm trong nớc (GDP) tăng bình quân 7,5%/năm, GDP
năm 2000 đà gấp hơn 2 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trởng kinh tế trong 2 năm
2005 và 2006 lần lợt là 8,0 và 8,4%.
Hình 2.1:Biểu đồ Tc tng trng GDP ca kinh t Vit Nam
t 1984 n 2008

Nguồn:
Tốc độ tăng trởng kinh tế năm 2008 đạt 6,23%, trong đó khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu
vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trởng chung của nền kinh tế, khu vực nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng
góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng
sản phẩm trong nớc năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục
tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7%, nhng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng
hoảng, kinh tế của nhiều nớc suy giảm mà nền kinh tế nớc ta vẫn đạt tốc độ tăng tơng
đối cao nh trên là một thành tựu lớn, tạo điều kiện thuận lợi để giữ vững ổn định chính
trị, bảo đảm trật tự an toµn x· héi.
12


- Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, tạo cơ sở cho các ngành khác

phát triển, góp phần quan trọng cho xà hội ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994 ớc tính tăng 5,6% so với năm
2007, bao gồm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 2,2%; thuỷ
sản tăng 6,7%.
Sản lợng lúa cả năm 2008 ớc tính đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn (tăng
7,5%) so với năm 2007 do diện tích gieo trồng tăng 200,5 nghìn ha và năng suất
tăng 2,3 tạ/ha. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đang từng bớc đợc khôi phục sau những
thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh. Diện tích rừng trồng tập trung năm 2008 ớc tính
đạt 210,8 nghìn ha, tăng 6,6% so với năm 2007; sản lợng gỗ khai thác đạt 3562,3
nghìn m3, tăng 2,9%. Sản lợng thuỷ sản năm 2008 ớc tính đạt 4582,9 nghìn tấn, tăng
9,2% so với năm 2007, trong đó nuôi trồng đạt 2448,9 nghìn tấn và tăng 15,3%; khai
thác 2134 nghìn tấn, tăng 2,9% (Riêng khai thác biển 1938 nghìn tấn, tăng 3,3%).
- Sản xuất công nghiệp: Công nghiệp đà đợc cơ cấu lại và dần tăng trởng ổn
định. Trong thời gian gần đây, tuy gặp nhiều khó khăn lớn do giá cả đầu vào tăng
nhanh, đặc biệt giá dầu không ổn định và giảm thấp vào các tháng cuối năm nhng
sản xuất công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh 1994 ớc tính vẫn tăng 14,6% so
với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nớc tăng 4%; khu vực kinh tế ngoài
Nhà nớc tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu t nớc ngoài tăng 18,6%, trong đó dầu khí
giảm 4,3%. Trong giá trị sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến chiếm
tỷ trọng 88,9% và tăng 16% so với năm 2007; sản xuất và phân phối điện, ga, nớc
chiếm 5,7% và tăng 13,4%; công nghiệp khai thác chiếm 5,4% và giảm 3,5%, do lợng dầu thô và than sạch khai thác đều giảm so với năm trớc.
- Các ngành dịch vụ đà đợc mở rộng và chất lợng phục vụ đà đợc nâng lên,
đáp ứng nhu cầu tăng trởng kinh tế và phục vụ đời sống dân c. Tổng mức bán lẻ
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ớc tính tăng
31% so với năm 2007, trong đó khu vực kinh tế Nhà nớc tăng 20,4%; kinh tế cá thể
tăng 32,2%; kinh tế t nhân tăng 34,3%; kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài tăng 20,9%.
Xét theo ngành kinh doanh, thơng nghiệp tăng 31,5%; khách sạn, nhà hàng tăng
26,2%; dịch vụ tăng 31,3% và du lịch tăng 41,8%.
Vận chuyển hành khách năm 2008 ớc tính đạt 1932,3 triệu lợt hành khách
với 81,7 tỷ lợt hành khách/km, tăng 8,1% về khối lợng vận chuyển và tăng 7,6% về

khối lợng luân chuyển so với năm 2007. Vận chuyển hàng hoá năm 2008 ớc tính
đạt 604 triệu tấn với 174,3 tỷ tấn/km, tăng 8,9% về tấn và tăng 40,5% về tấn.km so
với năm 2007.
Hoạt động bu chính, viễn thông tiếp tục phát triển trong năm 2008, nhất là
dịch vụ viễn thông. Tổng số điện thoại di động của cả nớc tính ®Õn hÕt th¸ng 12
13


năm 2008 là 13,1 triệu thuê bao, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trớc. Số thuê bao
Internet mới trong năm 2008 ớc tính đạt 1,5 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao
Internet có đến cuối tháng 12 năm 2008 lên 6,7 triệu thuê bao, tăng 28,4% so với
thời điểm cuối năm trớc.
Số khách quốc tế đến nớc ta năm 2008 ớc tính đạt 4,3 triệu lợt ngời, tăng
0,6% so với năm trớc. Trong đó, khách đến từ Trung Quốc đạt 650,1 nghìn lợt ngời,
tăng 13,1%; Hoa Kỳ 417,2 nghìn lợt ngời, tăng 2,2%; Thái Lan 183,1 nghìn lợt ngời, tăng 9,6%; Xin-ga-po 158,4 nghìn lợt ngời, tăng 14,6%.
- Xuất, nhập khẩu tăng có yếu tố giá. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm
2008 ớc tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Tuy kim ngạch hàng
hoá xuất khẩu năm nay tăng khá cao so với năm 2007 nhng nếu loại trừ trị giá tái
xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá,
gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ
tăng 13,5%.
Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 ớc tính đạt 80,4 tỷ USD, tăng
28,3% so với năm 2007. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, t
liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%. Nếu loại trừ yếu tố tăng
giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với
năm 2007.
Nhập siêu hàng hoá năm 2008 ớc tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm
2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đà giảm nhiều so với
dự báo những tháng trớc đây nhng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó
châu á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trờng Trung Quốc với 10,8 tỷ

USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007.
Cùng với xuất, nhập khẩu hàng hoá, năm 2008 còn đẩy mạnh xuất, nhập
khẩu dịch vụ. Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ớc tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng
9,8% so với năm 2007. Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ớc tính đạt 7,9 tỷ
USD, tăng 10,3% so với năm 2007.
- Thu, chi ngân sách nhà nớc vợt dự toán năm. Theo báo cáo của Bộ Tài
chính, tổng thu ngân sách Nhà nớc năm 2008 ớc tính tăng 26,3% so với năm 2007
và bằng 123,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa bằng 110,9%; thu từ dầu thô
bằng 143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 141,1%.
Tổng chi ngân sách Nhà nớc năm 2008 ớc tính tăng 22,3% so với năm 2007
và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu t phát triển bằng 118,3% (riêng chi
đầu t xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xà hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý Nhà nớc, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng
14


100%. Bội chi ngân sách Nhà nớc năm 2008 bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm
đà đợc Quốc hội thông qua đầu năm.
- Thu hút vốn đầu t nớc ngoài tăng kỷ lục. Trong tháng 12/2008, cả nớc có
112 dự án đầu t nớc ngoài đợc cấp phép mới với tổng số vốn đăng ký 1254 triệu
USD, nâng tổng số dự án cấp phép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với
tổng vốn đăng ký 60,3 tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhng gấp 3,2 lần về vốn đăng
ký so với năm 2007. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án đợc
cấp phép từ các năm trớc thì năm 2008 cả nớc đà thu hút đợc 64 tỷ USD vốn đăng ký,
gấp gần 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trớc tới nay. Vốn đầu t trực tiếp nớc
ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Vốn đầu t toàn xà hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ớc tính đạt 637,3
nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm vốn khu
vực Nhà nớc 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực
ngoài Nhà nớc 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu

t trực tiếp nớc ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%.
Hình 2.2 Biểu đồ biến động vốn FDI v số dự án đầu t qua các năm

Ngun: Tng cc Thng kờ
2.1.2 Tồn tại
Cuộc khủng hoảng nhà đất có thơng hiệu Made in USA đà kéo theo khủng
hoảng tín dụng lan tràn rồi khủng hoảng tài chính toàn cầu, và hậu quả nghiêm trọng
nhất là hàng loạt các quốc gia phát triển cho đến những nền kinh tế mới nổi trong tam
giác kinh tế tài chính á- Âu- Mỹ đà và đang nối tiếp nhau rơi vào suy thoái- cuộc
suy thoái đợc nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ nghiêm trọng và kéo dài nhất kể từ thời
kỳ Đại khủng hoảng.
15


Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nói trên, nền kinh tế Việt Nam đà và đang
gặp nhiều khó khăn do nằm giữa hai gọng kìm là những vấn đề kinh tế vĩ mô trong
nớc và tác động xấu của kinh tế toàn cầu. Dới đây là tóm tắt những vấn đề kinh tế
Việt Nam năm 2008 đợc lấy ra từ các báo cáo nghiên cứu về Việt Nam.
- Tăng trởng kinh tế suy giảm
Kinh tế Việt Nam năm 2008 đà không tiếp tục đợc đà tăng trởng cao của các
năm trớc đó. Quý I/2008, tốc độ tăng trởng GDP là 7,38%, thấp hơn tốc độ 7,8%
của quý I/2007 kèm theo t×nh h×nh kinh tÕ trong níc cã nhiỊu diƠn biến bất lợi nh
lạm phát và nhập siêu tăng cao bất thờng. Đến quý II/2008, tốc độ lạm phát và nhập
siêu của quý này đà giảm nhẹ, song tốc độ tăng trởng GDP của quý cũng giảm và
chỉ đạt 5,85%. Quý III/2008, kinh tế thế giới đứng trớc nguy cơ suy thoái, giá cả
trên thị trờng thế giới về nguyên liệu, nhiên liệu và lơng thực thực phẩm xoay chiều
giảm mạnh , Việt Nam bắt đầu nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ và tốc độ tăng
trởng GDP của quý đạt 6,55%.
Quý IV/2008, HSBC nhận xét Việt Nam đà nhanh chóng chuyển từ chính
sách đấu tranh với lạm phát trong vài tháng trớc thành nới lỏng để hỗ trợ kinh tế

phát triển. Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam đà tiến hành những biện pháp nới lỏng
mạnh nhằm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng và tạo điều kiện tiếp cËn vèn vay
cho doanh nghiÖp. HSBC kÕt luËn GDP ViÖt Nam năm 2008 có thể đạt 6.4%. Trong
khi đó, trong báo cáo Chuyên đề Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009
mà Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xà hội Quốc gia đa ra gần đây, nhóm
các nhà phân tích ớc tính tốc độ tăng trởng kinh tế năm 2008 chỉ khoảng 6,7%,
thấp hơn tốc độ 8,48% của năm 2007 và thấp hơn so với kế hoạch của năm 2008 là
từ 8-8,5%.
Theo báo cáo chuyên đề này, kinh tế Việt Nam suy giảm xét từ hai phía: phía
cầu và tăng trởng của các ngành kinh tế. Về phía cầu gồm có tiêu dùng t nhân tăng
chậm, chi tiêu Chính phủ giảm, vốn đầu t giảm, nhập siêu có xu hớng gia tăng và
kim ngạch xuất khẩu có xu hớng chững lại. Còn về phía các ngành kinh tế, báo cáo
cũng đa ra các số liệu cả năm 2008, ớc tăng trởng tổng sản phẩm quốc nội là 6,7%,
trong đó khu vực nông-lâm-thuỷ sản tăng 3,6%; khu vực công nghiệp-xây dựng
tăng 7,5% và khu vực dịch vụ tăng 7,3%. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng tốc độ tăng
của khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đều giảm, chỉ có tốc độ tăng trởng
của khu vực nông-lâm-thuỷ sản là cao hơn so với các năm trớc.
- Giải ngân vốn đầu t thấp
Thứ nhất, giải ngân đầu t từ ngân sách nhà nớc giảm. Tính đến hết tháng
11/2008, vốn đầu t thực hiện từ ngân sách nhà nớc là 88,3 nghìn tỷ đồng, đạt 90%
kế hoạch cả năm 2008 (là 98,1 nghìn tỷ đồng) %, trong khi tỷ lệ đó ở cùng kỳ các
16


năm từ 2003 đến 2007 tơng ứng là 102,1%; 102,5%; 100,6%; 100,9% và 90,9%.
Trong tổng vốn đầu t từ ngân sách nhà nớc, vốn do Trung ơng quản lý là 27,8 nghìn
tỷ (đạt 83,8% kế hoạch năm); vốn do địa phơng quản lý là 60,5 nghìn tỷ (93,1% kế
hoạch năm).
Thứ hai, trong khi đầu t trực tiếp nớc ngoài là điểm sáng duy nhất khi 11
tháng đầu năm 2008, đà có 1059 dự án đăng ký mới với tổng số vốn kỷ lục là 59 tỷ

USD thì vốn FDI thực hiện chỉ đạt 10,1 tỷ USD, bằng 15,6% vốn đăng ký, thấp
nhất trong 8 năm trở lại đây. Nhiều dự ¸n ®· cÊp phÐp sÏ d·n tiÕn ®é, thu hĐp quy
mô hoặc không thực hiện đợc.
Thứ ba, là nguồn bốn ODA. Dự báo, tổng vốn ODA ký kết năm 2008 là
4.058 triệu USD. Vốn ODA giải ngân cả năm 2008 dự kiến khoảng 2.200 triệu
USD. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn ODA năm 2008 là 54,2%, thấp hơn tỷ lệ giải
ngân của năm 2006 (63,2%) và 2007 (57,3%).
Nh vậy, xét về con số tuyệt đối thì tổng vốn đầu t toàn xà hội năm 2008 tăng.
Song tỷ lệ vốn đầu t trên GDP giảm so với các năm trớc. Các nguyên nhân chính là
do vốn đầu t của nhà nớc tăng chậm, vốn ngoài nhà nớc giảm xuất phát từ chính
sách sử dụng hiệu quả đầu t công và do khó khăn của khối t nhân. Thu hút vốn FDI,
ODA đạt kết quả khả quan nhng giải ngân còn chậm ngoài các nguyên nhân cũ nh
cơ chế thực hiện giải ngân... còn do tình hình lạm phát của Việt Nam và ảnh hởng
của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tỷ lệ thực hiện vốn đầu t từ ngân sách nhà nớc
cũng tăng chậm gây nên tình trạng giải ngân vốn đầu t thấp.
- Thâm hụt thơng mại tăng cao
Tính đến tháng 11-2008, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 74,5 tỉ USD,
tăng 38,4% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng nhập khẩu tuy đà giảm từ tháng 7-2008,
nhng vẫn cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu (34,0%). Vì vậy, thâm hụt thơng mại 11
tháng đầu năm tiếp tục ở mức cao, khoảng 16,9 tỉ USD, tơng đơng 28,9% kim
ngạch xuất khẩu.
Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xà hội năm 2008 và kế hoạch phát triển
kinh tế - xà hội năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu t, nhập khẩu cả năm 2008 ớc
thực hiện khoảng 83 tỉ USD và xuất khẩu đạt 64 tỉ USD. Nh vậy, thâm hụt thơng
mại sẽ là khoảng 19 tỉ USD, tơng đơng 29,6% kim ngạch xuất khẩu và 21,3% GDP.
Đây là một mức thâm hụt thơng mại ở mức đáng báo động và cao hơn nhiều so với
các năm trớc.
Hình 2.3 Cán cân thơng mại Việt Nam 2000-2008

17



Nguån:
- Lạm phát ở mức cao
Năm 2008, lạm ph¸t cđa Việt Nam ước tính 21%, cao nhất kể từ năm 1992
trở lại đây. Để bình ổn nền kinh tế, Chính phủ đã sử dụng hàng loạt biện pháp mạnh
vào quý II/2008, trong đó có việc điều chỉnh mức tăng trưởng GDP năm 2008 từ
8,5% xuống 7% và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Chỉ
số CPI bắt đầu giảm từ th¸ng 6/2008 và giữ mức tăng thấp, thậm chí giá trị âm đến
tận nhng tháng cuối năm.
Tuy vy, vi vic lm phỏt tng bước được khống chế thì nền kinh tế cũng
xuất hiện những dấu hiệu suy thoái. Tốc độ tăng trưởng giảm (tăng trưởng kinh tế
quý III và IV/2008 chỉ đạt là 6,5 và 6,4%, thấp hơn so với mức 7,3 và 6,5% quý I
và II/2007 và là mức thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 5 năm trở lại đây. Hoạt
động sản xuất bị đình trệ và thu hẹp. Doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ, lợi
nhuận thấp, khơng ít doanh nghiệp phải đối mặt nguy cơ phá sản hoặc "nằm im"
khơng duy trì được hoạt động.
H×nh 2.4: Tăng trưởng GDP thực tế và Lạm ph¸t 1990-2008
(đơn vị: phần trăm)

18


Nguồn: Số liệu thống kê IMF
- Các thị trường chứng khoán và bất động sản co hẹp
Năm 2008 thị trường chứng khốn có nhiều biến động xấu. Chỉ số VN –
Index giảm mạnh, thiết lập đáy của năm tại 285 điểm (ngày 10/12), mức thấp nhất
kể từ năm 2006 tới nay. Sau 8 năm hoạt động kể từ khi khai trương đến nay, năm
2008 là năm thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động khó khăn nhất, chịu ảnh
hưởng trực tiếp và mạnh nhất từ những bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước và bất

ổn của thị trường tài chính tiền tệ thế giới. Thị trường chứng khốn Việt Nam đang
trong giai đoạn trầm lắng.
Những bất ổn của kinh tế vĩ mô trong năm 2008 khiến thị trường chứng
khốn Việt Nam tuy có lúc lên lúc xuống, nhưng về toàn cục là suy giảm mạnh.
Cuối tháng 6, thị trường có dấu hiện phục hồi khi các chính sách nhằm kiỊm chế
lạm phát của Chính phủ bắt đầu có tác dụng. Nhưng sau đó, do sự bất ổn của thị
trường tài chính Mỹ và ảnh hưởng của nó tới thị trường chứng khốn tồn cầu, thị
trường chứng khốn Việt Nam tiếp tục giảm điểm và cắt xuống dưới mốc 300.
Về thị trường bất động sản, trong năm 2008, các ngân hàng thương mại bắt
buộc phải tăng lãi suất huy động vốn, gần như ngừng cho vay bất động sản, khiến
các dự án liên quan đến bất động sản gần như đóng băng.
- Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
19


Tốc độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp, theo báo cáo điều tra
của VCCI, đạt 10,9% trong 6 tháng đầu năm 2008, mức tăng trưởng được đánh
giá là khá tốt so với năm 2007 (5%). Tuy nhiên, kết quả này có được chủ yếu là do
thừa hưởng đà tăng trưởng từ năm 2007. Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó
khăn lớn với việc lạm phát trong nước năm 2008 tăng cao, suy thối kinh tế tồn
cầu đang lan rộng. Khoảng giữa năm 2008, doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất
cao, trong khi giá các nguyên vật liệu cơ bản tăng cao. Song gần đây, giá của nhiều
mặt hàng giảm nhanh, khiến họ phải đầu tư với chi phí cao nhưng phải bán sản
phẩm với giá thấp. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng và
khơng tìm được hướng giải quyết đầu ra.
Với những biến động bất thường của kinh tế như năm 2008, các doanh
nghiệp muốn duy trì sản xuất đều phải tự tìm ra hướng giải quyết. Nhiều doanh
nghiệp đã thu hẹp quy mô sản xuất do càng sản xuất càng lỗ để lại hậu quả là phải
cắt giảm hoặc sa thải lao động gây ra những vấn đề không nhỏ về mặt xã hội.
Trong khi đó, giá cả tăng cao, lương cơng nhân khơng có khả năng tăng theo dẫn

đến tình trạng đình cơng và đình trệ kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp sản xuất.
- Thu nhập và mức sống dân cư thấp
GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2008 đạt vào khoảng
17.328.227 VNĐ, qui đổi ra USD là 1032 USD, tăng 197 USD so với năm 2007,
vượt khoảng 80 USD so với kế hoạch năm 2008 và đạt 98% so với mục tiêu kế
hoạch 2006-2010 về GDP bình quân đầu người được Quốc hội phê duyệt.
Tuy vậy nước ta vẫn cịn chưa thốt khỏi nhóm những nước có thu nhập
thấp. Lạm phát cao năm 2008 cũng tác động mạnh đến mức sống dân cư. Bị tác
động mạnh nhất là nông dân, nhất là những người chuyên về nông nghiệp, bị tác
động tiếp theo là nhóm những người làm công ăn lương không được trợ cấp lạm
phát và một nhóm bị tác động nữa là những người làm cơng ăn lương thu nhập
thấp và cán bộ hưu trí.
- Vấn đề điều hành kinh tế chưa đồng bộ kịp thời

20


Báo cáo Chuyên đề “Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2009” đã đưa
ra những bất cập trong điều hành kinh tế như:
+ Điều hành tiền tệ, tín dụng. Lạm phát trong nước tăng cao một phần lý do
là giá cả thế giới tăng, nhưng phần khác là do chính sách điều hành tiền tệ của
Chính phủ cịn chưa phù hợp. Chính sách nới lỏng tiền tệ trong nhiều năm, đặc biệt
là năm 2007, làm tổng phương tiện thanh tốn và tổng dư nợ tín dụng tăng cao, gây
áp lực trực tiếp đến lạm phát. Sang quí III/2008 khủng hoảng tài chính từ Mỹ đã
bắt đầu lan rộng, giá cả trên tồn thế giới suy giảm, góp phần kiềm chế lạm phát
những tháng cuối năm, nhưng Ngân hàng nhà nước vẫn duy trì chính sách thắt chặt
tiền tệ, lãi suất ngân hµng vẫn duy trì q cao, đến tận tháng 10/2008 lãi suất cơ
bản vẫn ở mức 14%/năm và lãi suất cho vay vẫn ở khoảng 19-21%/năm. Chỉ đến
khi nền kinh tế bộc lộ sự phát triển trì trệ, giá tiêu dùng giảm phát vào tháng 10 và
có dấu hiệu tiếp tục giảm phát CPI, Chính phủ mới mạnh dạn nới lỏng hơn chính

sách tiền tệ mạnh tay giảm lãi suất cơ bản 4% xuống còn 10% trong vịng 6 tuần.
+ Chính sách quản lý đầu tư. Đây là vấn đề đã tồn tại nhiều năm nhưng
Chính phủ vẫn chưa có những chính sách thích hợp để sử dụng hiệu quả các nguồn
vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong khu vực nhà nước. Theo Báo cáo của Kiểm tốn
nhà nước thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ hữu ở khối doanh nghiệp nhà nước chỉ
đạt 17,04% trong khi chiếm đến 50% vốn đầu tư nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc
gia và 80% tổng dư nợ tín dụng.
+ Vấn đề ổn định vĩ mơ.Thu chi ngân sách mất cân đối, bội chi ở mức cao,
đầu tư dàn trải... là những vấn đề còn tồn tại. Dự kiến tổng thu ngân sách Nhà nước
năm 2008 đạt 399 nghìn tỷ đồng, vượt 23,5% so với dự tốn và tăng 26,3% so với
kết quả thực hiện năm ngoái chủ yếu là từ chênh lệch giá dầu,các khoản thu về nhà
và đất, và thu từ xuất khẩu . Cả ba yếu tố này đều rất bấp bênh, đặc biệt trong bối
cảnh giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh, xuất khẩu bị đe dọa khi thế giới đối mặt với
nguy cơ suy thối. Sản xuất kinh doanh năm 2008 có biểu hiện chững lại, phát sinh
nhiều khó khăn ở các khu vực kinh tế, khiến thu ngân sách vốn đã lệ thuộc nhiều
vào các yếu tố bên ngoài, càng trở nên bấp bênh, thiếu ổn định. Theo đánh giá của
21


Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội, thực hiện dự toán chi ngân sách chưa
nghiêm, hiệu quả chưa cao, tiết kiệm chưa triệt để. Chi đầu tư phát triển ước cả
năm đạt 118 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với dự toán, chiếm 24,9% tổng chi ngân
sách Nhà nước. Nhưng giải ngân vẫn chậm, đầu tư dàn trải, vi phạm đầu tư xây
dựng cơ bản phổ biến. Tỷ lệ giải ngân vốn xây dựng cơ bản dự tính cả năm chỉ đạt
20 nghìn tỷ đồng, bằng 54% kế hoạch ban đầu và 70% kế hoạch điều chỉnh của
Chính phủ.
+ Cuối cùng là vấn đề yếu kém trong công tác dự báo và thông tin thị
trường. Công tác nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường chưa được coi trọng
đúng mức, năng lực tham mưu tổng hợp về kinh tế vĩ mô chưa đáp ứng kịp yêu cầu
quản lý iu hành. Chẳng hạn cui thỏng 3/2008 giỏ go thế giới tăng cao (khoảng

1000USD/tấn), Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ tạm dừng ký hợp đồng
mới xuất khẩu gạo tới hết tháng 6/2008, sau đó mới cho xuất khẩu gạo lại, thì lúc
đó giá gạo thế giới đã xuống thấp (còn khoảng 700USD/tấn vào tháng 7/2008 gây
thiệt hại cho thu ngân sách nhà nước và người nơng dân.
Tóm lại, những báo cáo trên đã cho thấy năm 2008 nền kinh tế nước ta đã
gặp nhiều khó khăn lớn. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát và
nhập siêu tăng cao, tỉ lệ đầu tư trên GDP giảm xuống, thị trường chứng khoán, bất
động sản không ổn định, sản xuất của các doanh nghiệp gặp khó khăn, thu nhập và
mức sống dân cư giảm sút. Phân tích cũng chỉ ra nguyên nhân của những vấn đề
khó khăn đó khơng chỉ do tác động của suy thoái kinh tế thế giới mà chủ yếu do
những yếu kém nội tại đã tích tụ từ nhiều năm nay mà chưa được xử lý một cách
phù hợp. Bên cạnh đó, các biện pháp điều tiết của Chính phủ tuy đã cải thiện được
một phần tình hình nhưng quá trình thực hiện vẫn còn biểu hiện lúng túng, chưa
nhất quán, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng không lợi cho nền kinh tế như các chính sách
hạn chế xuất khẩu gạo, tăng thuế xuất khẩu thép, thắt chặt tiền tệ quá mạnh làm
giảm tính thanh khoản của các ngân hàng.
2.2 Quan ®iĨm của Đảng và Nhà nớc về phát triển kinh tế bỊn v÷ng ë
ViƯt Nam
22


Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình
phát triển của xà hội loài ngời, vì vậy đợc các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây
dựng thành Chơng trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội
nghị thợng đỉnh trái đất về môi trờng và phát triển đợc tổ chức năm 1992 ở Rio de
Janeiro (Braxin), víi 179 níc tham gia, Tuyªn bè Rio de Janeiro về môi trờng và
phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và chơng trình nghị sự 21 (Agenda 21) về
các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21 đà đợc
thông qua. Từ sau hội nghị đến nay đà có hơn 100 trên thế giới xây dựng và thực
hiện chơng trình nghị sự 21.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nớc nh nghị quyết của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX đà đề ra trong chiến lợc phát triển kinh tế xà hội 20012010, đó là :Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ, công bằng xà hội và bảo vệ môi trờng và Phát triển kinh tế - xÃ
hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trờng, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trờng
nhân tạo với môi trừng thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh häc” vµ thùc hiƯn cam kÕt
qc tÕ, ChÝnh phđ ViƯt Nam đà ban hành Định hớng chiến lợc phát triển bền
vững ở Việt Nam ( Chơng trình nghị sự 21 của Việt Nam)
Bao gồm 5 phần sau đây:
Phần 1 : Phát triển bền vững - con đờng tất yếu của Việt Nam
Phần 2: Những lĩnh vực kinh tế cần u tiên nhằm phát triển bền vững
Phần 3: Những lĩnh vực xà hội cần u tiên nhằm phát triển bền vững
Phần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trờng và
kiểm soát ô nhiễm cân u tiên nhằm phát triển bền vững
Phần 5: Tổ chức thực hiện phát triển bền vững
Hình 2.5 Mô hình phát triển bền vững
Mục tiêu
kinh tế

PTBV

Mục tiêu
môi trờng

Mục tiêu
xà hội

Những quan điểm chính về phát triển kinh tế bền vững trong chơng trình
nghị sự 21 của Việt Nam là:
23



2.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát trong Chiến lợc phát triển kinh tế xà hội 2001 - 2010 của
Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCS Việt Nam là:Đa đất nớc ra khỏi tình trạng kém
phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo
nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nớc công nghiệp, kết cấu
hạ tầng, tiềm lc kinh tế, quốc phòng an ninh đợc tăng cờng; thể chế kinh tế thị trờng định hớng xà hội chủ nghĩa đợc hình thành về cơ bản, vị thế của đất nớc trên
trơng quốc tế đợc nâng cao. Quan điểm phát triển trong chiến lợc trên đợc khẳng
định Phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, tăng trởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ, công bằng xà hội và bảo vệ môi trờng ;phát triển kinh tế xà hội gắn chặt
bảo vệ và cải thiện môi trờng, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trờng nhân tạo với môi
trờng thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.
Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt đợc sự đầy đủ về vật chất,
sự giàu có về tinh thần và văn hoá, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận
của xà hội, sự hài hoà giữa con ngời và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hoà đợc 3 mặt là phát triển kinh tế, phát triển xà hội và môi trờng
Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt đợc sự tăng trởng ổn định với cơ
cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng đợc yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh đợc sự
suy thoái hoặc đình trệ trong tơng lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ
mai sau.
2.2.2 Những nguyên tắc chính
Thứ nhất, con ngời là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày
càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng
đất nớc giàu mạnh, xà hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt
nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển.
Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển
sắp tới, bảo đảm an ninh lơng thực, năng lợng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ
sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà với
phát triển xà hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trờng lâu bền. Từng

bớc thực hiên nguyên tắc mọi mặt: kinh tế, xà hội và môi trờng đều cùng có lợi.
Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lợng môi trờng phải đợc coi là một yếu tố
không thể tách rời trong quá trình phát triển. Tích cực và chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trờng do hoạt động của con ngời gây ra.
Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trờng.
Thứ t, quá trình phát triển phải đảm bảo đáp ứng đợc một cách công bằng
nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hƯ t¬ng
24


lai. Tạo lập điều kiện để mọi ngời và mọi cộng đồng trong xà hội có cơ hội bình
đẳng để phát triển, đợc tiếp cận với những nguồn lực chung và đợc phân phối công
bằng những lợi ích xà hội, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp
cho thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo lại đợc, gìn
giữ và cải thiện môi trờng sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với
môi trờng, xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.
Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho CNH-HĐH,
thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nớc. Công nghệ hiện đại sạch và
thân thiện với môi trờng cần đợc u tiên sử dụng rộng rÃi trong các ngành sản xuất
,trớc mắt là ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có
khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác.
Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính
quyền, các bộ, ngành và địa phơng; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xÃ
hội, các cộng đồng dân c và mọi ngời dân.
Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tÕ ®éc lËp tù chđ víi chđ ®éng héi
nhËp kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nớc. Phát triển các quan hệ song
phơng và đa phơng, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực; tiếp thu có chọn lọc
những tiến bộ, khoa học công nghệ, tăng cờng hợp tác quốc tế để phát triển bền
vững. Chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lợng, hiệu quả, năng lực cạnh
tranh. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trờng do

quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra.
Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xà hội và bảo vệ
môi trờng với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xà hội.
2.2.3 Những lĩnh vực kinh tế cần u tiên nhằm phát triển kinh tế bền vững.
a. Duy trì tăng trởng kinh tế nhanh và bền vững:
Trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, Chiến lợc phát triển kinh tế xà hội 20012010 đà nêu quan điểm là phải phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững,
GDP năm 2010 phải tăng gấp đôi năm 2000.
Để có thể duy trì một tốc độ tăng trơng tơng đối nhanh, ổn định và bền vững,
cần thực hiện một số định hớng sau đây:
- Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới kinh tế nhằm hình thành và hoàn thiện cơ chế
kinh tế thị trờng theo định hớng xà hội chủ nghÜa, bao gåm :
+ TiÕp tơc hoµn thiƯn mét sè chính sách vĩ mô nhằm tạo ra môi trờng kinh
doanh bình đẳng, có hiệu quả, thúc đẩy cạnh tranh và tạo lòng tin để các doanh
nghiệp và nhân dân bỏ vốn đầu t phát triển sản xuất. Khuyến khích kinh tế tập thể
và t nhân phát triển lâu dài. Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả sản
xuất của doanh nghiệp nhà nớc. Tích cực thu hút đầu t nớc ngoài.
25


×