Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập cá nhân Môn Luật quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.69 KB, 4 trang )

Đề 7: Hai quốc gia A và B kí kết một điều ước quốc tế, theo đó, A và B thuê hoàn đảo M
thuộc lãnh thổ của A làm căn cứ quân sự với mục đích hợp tác về quân sự và bảo vệ lãnh thổ
của nhau. Do C tiến hành tài trợ cho những kẻ khủng bố vào một số sân bay quân sự của B, vi
phạm công ước năm 1999 của liên hợp quốc về trấn áp tài trợ cho hoạt động khủng bố mà A,
B, C đều là thành viên, B đã tăng cường thêm vũ khí và quân đội tại căn cứ quân sự tại đảo M
và điều động máy bay chiến đấu xuất phát từ đảo M tiến hành công kích thủ đô của C. Trước
hành động này, C đã tiến hành phản đối hành vi của B đồng thời yêu cầu A chấm dứt ngay
điều ước quốc tế đã kí kết với B. Hay cho biết:
-Tính hợp pháp của các hành vi do quốc gia A, B và C thực hiện, cụ thể:
+ Hành vi ký kết điều ước quốc tế giữa A và B cho thuê hoàn đảo M
+Hành vi của C tài trợ khủng bố tấn công vào sân bay quân sự của B
+Hành vi của B tiến hành công kích thủ đô của C
-A có thể chấm dứt điều ước quốc tế đã ký kết với B về cho thuê đảo M hay không? Vì sao?


Bài làm
1. Tính hợp pháp của các hành vi A, B và C thực hiện, cụ thể:
*Hành vi kí kết điều ước quốc tế giữa A và B cho thuê đảo M là hợp pháp.
ĐƯQT song phương là điều ước quốc tế được kí kết giữa hai chủ thể của Luật quốc tế, như
vậy hành vi kí kết điều ước quốc tế giữa hai quốc gia A và quốc gia B là hành vi kí kết điều
ĐƯQT song phương. Hành vi kí kết điều ước giữa A và B cho thuê đảo M là hợp pháp dựa
trên những căn cứ sau:
+Thứ nhất, Theo điều 6-Phần II-Công ước viên 1969: “ Mọi quốc gia đều có tư cách để ký
kết các điều ước”. Như vậy về tư cách thì A và B là hai quốc gia độc lập với nhau nên quốc
gia A và quốc gia B đều có đầy đủ tư cách để kí kết các ĐƯQT.
+Thứ hai, dựa vào nội dung của các chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ thì mỗi quốc gia có
chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối với lãnh thổ của mình, do đó quốc gia A hoàn toàn
có quyền cho B thuê hòn đảo M thuộc lãnh thổ của A.
+Thứ ba, dựa vào nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác, để thực hiện tôn chỉ mục đích
của Liên hợp quốc…, sự hợp tác giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực không phụ thuộc
vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hòa bình an ninh quốc tế. Vì vậy A kí kết


với B điều ước cho B thuê hoàn đảo M thuộc lãnh thổ của A làm căn cứ quân sự với mục đích
hợp tác về quân sự và bảo vệ lãnh thổ của nhau hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc này.
Kết luận:Hành vi kí kết điều ước quốc tế giữa A và B cho thuê đảo M là hợp pháp.
* Hành vi của C tài trợ khủng bố tấn công vào sân bay quân sự của B là bất hợp pháp
+Thứ nhất, theo nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc
tếtrong đó có nội dungkhông được tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay
các hành vi khủng bố quốc gia khác. Nhưng C lại tiến hành tài trợ cho những kẻ khủng bố vào
một số sân bay quân sự của B, việc làm của C là hành vi giúp đỡ các hành vi của những kẻ
tiến hành khủng bố quốc vào quốc gia B.
+Thứ hai,theonguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, có nội
dung cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền
quốc gia khác. Với tình huống này, C đã tiến hành tài trợ khủng bố, đây là hành vi khuyến
khích, giúp đỡ những kẻ khủng bố tiến hành các hoạt động khủng bố vào sân bay của quốc gia
B.
+Thứ ba,Trong tình huống cũng đưa ra căn cứ khẳng định C đã vi phạm công ước năm 1999
của liên hợp quốc về trấn áp tài trợ cho hoạt động khủng bố mà A, B, C đều là thành viên nên
C hoàn toàn chịu sự ràng buộc khi vi phạm các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được quy
định trong Công ước này.
Kết luận: với các căn cứ trên có thể thấy hành vicủa C tài trợ khủng bố tấn công vào
sân bay quân sự của B là bất hợp pháp.


*Hành vi của B tiến hành công kích thủ đô của C là bất hợp pháp.
Luật quốc tế cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tuy
nhiên, Luật quốc tế không cấm các hành vi sử dụng vũ lực một cách hợp pháp.
+Thứ nhất,các quốc gia có quyền tự vệ khi có sự tấn công vũ trang của quốc gia khác theo
Điều 51Hiến chương Liên hiệp quốc quy định(quyền tự vệ phải tương xứng với hành vi tấn
công). Vì thế quyền tự vệ của quốc gia chỉ có được trong trường hợp quốc gia bị tấn công vũ
trang. Do C tiến hành tài trợ cho những kẻ khủng bố vào một số sân bay quân sự của B, B
hoàn toàn có quyền tự vệ. Nhưng hiểu thế nào là quyền tự vệ tương xứng với hành vi tấn

công.???Theo cách hiểu của em về vấn đề này thì quyền tự vệ được coi là tương xứng với
hành tấn công khi thiệt hại của các hành vi trên là tương xứng với nhau.Nên có thê thấy cái
thiệt hại từ hành vi khi C tài trợ khủng bố cho một số kẻ tiến hành vào một số sân bay quân sự
của B không lớn bằng thiệt hại mà B tiến hành điều động vũ khí và quân đội tấn công vào thủ
đô của C.Nên B đã thực hiện vượt quá quyền tự vệ của mình, vi phạm pháp luật quốc tế
+Thứ hai, việc sử dụng các biện pháp vũ trang và phi vũ trang trên cơ sở nghị quyết của Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc từ điều 39 đến điều 42 hiến chương liên hợp quốc. Nhưng khi bị
tấn công B đã đánh luôn vào thủ đô của C,mà không tuyên bố về sự kiện bị những kẻ khủng
bố do C đã tài trợ tấn công và không thông báo cho Hội đồng bảo an mà đã tiến hành điều
động vũ khí và quân đội tại căn cứ quân sự tiến hành công kích thủ đô của C, nên đây không
được xem là thực hiện quyền tự vệ.
Kết luận: hành vi của B tiến hành công kích vào thủ đô của C là bất hợp pháp.
2. A có thể chấm dứt điều ước quốc tế đã kí kết với B về cho thuê đảo M.
Hiệu lực của điều ước có thể chấm dứt khi một bên đơn phương tuyên bố chấm dứt hiệu lực
của ĐƯQT.Theo Điều 56, Công ước viên 1969, nếu tuyên bố đó được đưa ra phù hợp với quy
định của điều ước quốc tế, có nghĩa là ĐƯQT cho phép các thành viên có quyền đơn phương
tuyên bố từ bỏ hiệu lực của điều ước, thì hành vi này là phù hợp. Nếu trong ĐƯQT không ghi
nhận quyền đơn phương chấm dứt hiệu lực thì tuyên bố là không phù hợp, trừ trường hợp
tuyên bố đó được tất cả các thành viên của điều ước cho phép hoặc có thể suy ra từ bản chất
của điều ước.Trong tình huống này A có thể chấm dứt điều ước đã kí với B về cho thuê đảo M
vì:
+Nếu trong ĐƯQT song phương giữa A và B có ghi nhận quyền đơn phương chấm dứt của
các thành viên hoặc quyền từ bỏ hoặc rút lại điều ước có thể được suy ra từ bản chất của điều
ước thì A có quyền đơn phương tuyên bốchấm dứt điều ước, và phải thông báo cho B ít nhất
12 tháng về ý định từ bỏ hoặc tút khỏi điều ước của mình. Nếu đáp ứng đủ điều kiện trên thì A
có thể chấm dứt ĐƯQT đã kí với B.
+ Còn nếu trong điều ước trên giữa A và B không ghi nhận quyền đơn phương chấm dứt
nhưng với hành vi của B nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng của điều ước, thì A cũng có thể sử
dụng lí do này làm căn cứ để chấm dứt điều ước với B.
Kết luận:A có thể chấm dứt điều ước quốc tế đã kí kết với B về cho thuê đảo M.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật quốc tế,Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân- Ths. Chu Mạnh Hùng (chủ biên), Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.
2.Công ước viên về Luật điều ước quốc tế (1969)
3. Hiến chương Liên hợp quốc (1945)
4. Luật quốc tế Lý luận và thực tiễn, TS Trần văn Thắng-Ths Lê Mai Anh (chủ biên), Nhà xuất
bản giáo dục.
4. Luật điều ước quốc tế, Lê Văn Khương, Khổng Văn Hà, Nhà xuất bản Tư pháp, hà Nội
2005.



×