Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập cá nhân môn luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.69 KB, 5 trang )

 Bài tập cá nhân môn luật hành chính 

A. Mở đầu
Vi phạm pháp luật hiện nay xảy ra trên nhiều lĩnh vực: hành chính, dân sự, hình
sự, kinh tế, lao động,…Giữa các loại vi phạm pháp luật việc phân biệt chúng dựa vào
đặc điểm và các yếu tố cấu thành của từng loại vi phạm. Trong các loại vi phạm pháp
luật này thì vi phạm hành chính và tội phạm là 2 dạng phổ biến nhất của vi phạm pháp
luật.Dưới góc độ là một sinh viên luật bài viết này em xin tìm hiểu đề tài: “phân biệt vi
phạm hành chính với tội phạm, cho ví dụ”.
B. Nội dung
Trước hết chúng ta tiếp cận từ khái niệm vi phạm pháp luật. Theo đó vi phạm
phạm luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (theo giáo trình lí
luận nhà nước và pháp luật, trường đại học luật Hà Nội,2010).
I. Khái niệm và ví dụ minh hoạ
1. Vi phạm pháp luật hành chính (VPHC) và ví dụ 1
Theo điều 1 pháp lệnh xử lí VPHC năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008 (sau
đây gọi tắt là pháp lệnh xử lí VPHC) thì VPHC là hành vi do “cá nhân, cơ quan, tổ
chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Ví dụ 1: Ngày 20/10/2011 anh sinh viên A (20 tuổi, có năng lực hành vi dân
sự) trên đường từ trường về nhà trọ, anh đi xe máy không chấp hành tín hiệu đèn giao
thông nên đâm vào anh B (B đang đi đúng luật giao thông) làm B bị thương, tỉ lệ
thương tích là 6%. Sau đó A bị cảnh sát giao thông chặn bắt.
2. Tội phạm và ví dụ 2
Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009( sau đây viết tắt là
BLHS) đã định nghĩa về tội phạm như sau: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

 Sinh viên: Đinh Thị Lê 
1




 Bài tập cá nhân môn luật hành chính 

đựợc quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
các cố ý hoặc vô ý…”.
Để tìm hiểu sự khác biệt giữa tội phạm với VPHC thì ta tìm hiểu ví dụ 2 có tình
tiết tương tự ví dụ 1 nhưng A đâm xe vào B làm B chết tại chỗ do chấn thương sọ não.
Sau đó A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ và bị kết án theo khoản 1 Điều 202 BLHS.
II. Những điểm khác nhau cơ bản giữa VPHC với tội phạm
1. Về mặt hình thức pháp lí
VPHC được quy định tại Pháp lệnh xử lí VPHC và các văn bản liên quan như luật,
pháp lệnh, nghị định, thông tư…. Cụ thể VPHC trong ví dụ 1 được quy định tại pháp
lệnh xử lí VPHC và nghị định 34/2010/ NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tội phạm là vi phạm pháp luật nặng nhất được quy định trong BLHS và chỉ có
Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt. Hành vi chỉ có
thể coi là tội phạm nếu được quy định trong BLHS.Cụ thể ở ví dụ 2 hành vi của A
được quy định tại Điều 202 BLHS.
2. Về mặt nội dung chính trị xã hội ( Tính nguy hiểm cho xã hội)
Về đại thể, VPHC có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự.
VPHC cũng có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng còn ở mức độ “chưa đáng kể” còn tội
phạm thì ở mức độ “đáng kể”. Mức nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được
đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này được ghi nhận trong các văn
bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như 2 ví dụ đã nêu thì rõ ràng ta
dễ nhận thấy hành vi của A trong ví dụ 2 có tính nguy hiểm cao hơn hành vi ở ví dụ 1.
3.

Về các yếu tố cấu thành vi phạm


Thứ nhất: Mặt khách quan
- Tính nguy hiểm cho xã hội và mức gây thiệt hại cho xã hội của hành vi VPHC thấp
hơn so với tính nguy hiểm của tội phạm như đã phân tích ở trên
 Sinh viên: Đinh Thị Lê 
2


 Bài tập cá nhân môn luật hành chính 

- Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm.Đây cũng là một căn cứ
để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Trong xử lí VPHC,
cán bộ có thẩm quyền phải tuân thủ triệt để quy định có tính nguyên tắc liên quan tới
việc xác định ranh giới tội phạm và vi phạm hành chính (Điều 62, 63 pháp lệnh xử lí
VPHC 2002).
Thứ hai: Mặt chủ quan
Trong BLHS nhà làm luật quy định 4 hình thức lỗi là lỗi cố ý trực tiếp, cố ý
gián tiếp, vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả. Còn VPHC chỉ quy định 2 hình thức lỗi
là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Chẳng hạn trong ví dụ 1 ta thấy hình thức lỗi của A là lỗi cố ý
còn ví dụ 2 thì hình thức lỗi ở đây là vô ý vì quá tự tin.
Thứ 3: Mặt chủ thể
Trong BLHS hiện hành thì chủ thể của tội phạm chỉ là cá nhân (Điều 2
BLHS)..Để trở thành chủ thể của tội phạm thì phải có năng lực trách nhiệm hình sự
khi thực hiện một tội phạm cụ thể và đạt độ tuổi luật định.Cụ thể từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng; đủ
16 tuổi trở lên đối với mọi tội phạm(Điều 12 BLHS).
Theo pháp lệnh xử lí VPHC thì chủ thể VPHC có thể là cá nhân hoặc tổ
chức. Chẳng hạn như vụ việc sai phạm của Công ty Đông nam dược Bảo Long với
hành vi sản xuất thuốc không đúng với hồ sơ đăng ký thuốc bị Chi cục Quản lý thị
trường TP. Hà Nội xử phạt 30 triệu đồng thì chủ thể vi phạm ở đây là một tổ chức.

Thứ 4:Về khách thể
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ còn
khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội do luật hành
chính bảo vệ. Khách thể của vi phạm hành chính được phản ánh trong khoản 2 điều 1
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính là “các quy tắc quản lý hành chính nhà nước”.
Trong ví dụ 1 thì khách thể là trật tự an toàn giao thông đường bộ còn trong ví dụ 2 thì
khách thể ở đây là tính mạng của anh B.
 Sinh viên: Đinh Thị Lê 
3


 Bài tập cá nhân môn luật hành chính 

4. Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Trong trường hợp những hành vi khác nhau cùng xâm hại đến 1 khách thể, thì tiêu
chí để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là hành vi đó đã bị xử phạt vi phạm
hành chính hay chưa?Trong BLHS, nhiều loại tội phạm được mô tả là:... “đã bị xử
phạt hành chính”. Vì vậy phải căn cứ vào dấu hiệu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Ngoài ra chúng ta còn thấy, một hành vi dù đã cấu thành tội phạm nhưng chưa bị
xét xử thì hành vi đó vẫn chưa được coi là tội phạm. Chỉ khi hành vi đó bị toà tuyên án
là tội phạm thì từ thời điểm đó hành vi ấy mới gọi là tội phạm. Như ở ví dụ 2 thì hành
vi của A chỉ được coi là tội phạm khi A bị toà tuyên án là tội phạm.
Vi phạm hành chính thì khác, một hành vi đã thoả mãn các cấu thành vi phạm
hành chính thì dù đã bị xử phạt hay chưa thì nó vẫn là hành vi vi phạm hành chính.
Như ví dụ 1 thì từ thời điểm A vượt đèn đỏ thì hành vi ấy đã là hành vi vi phạm hành
chính.
III. Một số ví dụ khác về vi phạm hành chính và tội phạm
- Vi phạm hành chính: Ngày 24-10-2011, ông Phan Văn Đáng, chánh thanh tra
Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết thanh tra Bộ Tài nguyên môi trường vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh gồm một số công ty như:Công ty cổ phần Gạch tuynen số 1 Thừa

Thiên - Huế, Công ty liên doanh Trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu
Huế…
- Hành vi của Nguyễn Đức Nghĩa phạm tội giết người cướp tài sản là hành vi
phạm tội có tính nguy hiểm rất lớn và được dư luận phẫn nổ trong thời gian qua là tội
phạm.
C. KẾT BÀI
Ta có thể thấy ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính là rất nhỏ và khó
nhận biết, đòi hỏi sự nghiên cứu đúng đắn và kĩ lưỡng. Việc phân biệt giữa tội phạm
và vi phạm hành chính thực sự có ý nghĩa rất lớn không chỉ với việc áp dụng pháp luật
mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật.
 Sinh viên: Đinh Thị Lê 
4


 Bài tập cá nhân môn luật hành chính 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.
2. Cưỡng chế hành chính Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội, 1996.
3. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Khoa Luật Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
4. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Đại học luật Hà Nội, 2010.
5. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008.

 Sinh viên: Đinh Thị Lê 
5




×